Xem Nhiều 3/2023 #️ 17 Kinh Nghiệm Giúp Bạn Mở Quán Cafe Thành Công # Top 3 Trend | Iseeacademy.com

Xem Nhiều 3/2023 # 17 Kinh Nghiệm Giúp Bạn Mở Quán Cafe Thành Công # Top 3 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về 17 Kinh Nghiệm Giúp Bạn Mở Quán Cafe Thành Công mới nhất trên website Iseeacademy.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Kinh doanh quán cafe là một trong những công việc hấp dẫn. Nó là sự kết nối giữa đam mê cà phê, yêu thích không gian đẹp và sở thích kinh doanh. Tuy nhiên từ ý tưởng mở quán cafe đến hiện thực là một quá trình đôi khi chúng ta không biết bắt đầu từ đâu. Trong bài viết này, Bonjour Coffee sẽ mách bạn 17 kinh nghiệm mở quán cà phê. Qua đó giúp bạn có định hướng trong hành trình thực hiện đam mê của mình. 

1. Yêu thích và có kiến thức cơ bản về cà phê 

Đơn giản nhất, bạn cần hiểu về đặc tính các dòng cà phê Arabica, Robusta. Hiểu về hương thơm và hàm lượng cafein trong mỗi dòng. Từ đó bạn sẽ biết dùng loại cà phê nào cho phương pháp pha chế nào. Hoặc bạn sẽ có cách phối trộn tạo ra hương vị cà phê đặc trưng cho quán. Hơn nữa, bạn cũng có thể phối trộn theo gu của những khách đặc biệt.

Để làm được điều đó ngoài việc tìm hiểu kiến thức cà phê, bạn nên thưởng thức và tự mình nhận ra cái ngon và nét đặc thù của cà phê từ đó có phương án lựa chọn cà phê ngon cho quán của mình.

Xem bài viết: Tổng quan kiến thức cà phê dành cho bạn muốn mở quán.

2. Hiểu về các dụng cụ pha cà phê cần thiết

Bạn muốn trở thành chủ quán cà phê thì chắc chắn cần phải nắm được quán cà phê của mình cần những dụng cụ pha chế như thế nào để mua sắm cho phù hợp.

Khi bạn có ý định mở quán cà phê hiện đại, một số dụng cụ cần thiết cần phải trang bị: máy xay cà phê, bộ Syphon, bộ pha Pour over,…

Xem bài viết: Cách Chọn Phin Cafe Cho Quán Của Bạn

3. Biết một số phương pháp pha chế cà phê

Để kinh doanh quán cà phê, chắc chắn bạn nên thuê nhân viên pha chế. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của Bonjour Coffee, bạn cần biết các phương pháp pha chế để có thể chọn mô hình kinh doanh và lên menu cho quán. Đồng thời bạn có thể điều hành quán cà phê của mình hoạt động hiệu quả hơn. 

Hiện nay có rất nhiều cách pha chế cà phê nhưng tựu trung lại có 4 phương pháp pha chính: pha cà phê bằng cách đun sôi, pha bằng cách ngâm, pha cà phê bằng áp suất, pha cà phê bằng phin nhỏ giọt.

Pha cà phê bằng cách đun sôi như pha bằng bình Syphon, Moka pot.

Pha cà phê theo kiểu ngâm gồm có: Press French, Aeropress, Cọld Brew. 

Pha cà phê bằng áp suất đặc trưng nhất là Espresso. Từ nguyên lý tách chiết cafe dựa vào nhiệt độ và áp suất, các Barista có thể chế biến ra nhiều loại cà phê khác nhau: Capuchino, Latte, Americano,…

Pha cà phê phin là cách pha truyền thống của Việt Nam. Từ cà phê phin có thể biến tấu thành nhiều loại cà phê như: đen nóng, đen đá, cà phê sữa, thậm chí là cà phê trứng.

4. Nghiên cứu thị trường trước khi kinh doanh cà phê

Đối với nghiên cứu thị trường mở quán cà phê bạn cần quan tâm hai yếu tố chính: khách hàng tiềm năng và đối thủ cạnh tranh.

Xác định khách hàng tiềm năng là yếu tố đầu tiên mà bạn cần quan tâm khi kinh doanh quán cà phê. Đây cũng chính là yếu tố giúp bạn định hình được hình thức kinh doanh, màu sắc chủ đạo và thiết kế không gian.

Ngoài ra đối tượng khách hàng, thói quen, tần suất đến quán cũng giúp xác định quy mô quán cà phê của bạn.

Đối tượng khách hàng: Phần lớn tập trung vào nam, nữ ở độ tuổi 16-39 tuổi.

Tần suất đến quán cà phê: Khoảng 2 lần/ tuần.

Thói quen chọn quán: Nữ thường chọn các quán cà phê trẻ. Nam giới thường chọn các quán truyền thống, phục vụ cà phê ngon.

Thời điểm uống cà phê: Buổi sáng trước khi đi làm, trưa, buổi tối và những ngày cuối tuần.

Ngoài nghiên cứu khách hàng thì đối thủ cũng là yếu tố bạn cần phải nghiên cứu. Bạn hãy khảo sát xem những quán cafe “hút khách” đang kinh doanh gì? Có gì độc đáo không? Yếu tố nào quán đông khách đến vậy? Từ các thông tin đó, bạn có thể tìm ra thị trường ngách cho riêng mình hoặc làm tốt hơn, khắc phục được những yếu điểm của đối thủ.

5. Kinh nghiệm lập kế hoạch kinh doanh quán cafe

Khi bạn hiểu cơ bản về cà phê, biết được một số phương pháp pha chế, đánh giá được thị trường thì đây là lúc bạn có thể sẵn sàng mở quán cà phê. Tuy nhiên, để khởi động việc mở quán và kinh doanh thành công bạn cần lập kế hoạch kinh doanh. Kế hoạch càng chi tiết sẽ giảm thiểu tối đa rủi ro khi mở quán. 

Theo kinh nghiệm của Bonjour Coffee, để lập kế hoạch kinh doanh quán cafe tốt bạn cần trả lời rõ ràng các câu hỏi sau: 

Tập khách hàng tìm năng của quán: Nhân viên văn phòng, người lao động, sinh viên,… từ đó tìm ra thói quen, sở thích của họ.

Mô hình quán cà phê mà bạn dự định chọn.

Đối thủ cạch tranh của bạn là ai. Bạn có ưu điểm gì, kế hoạch như thế nào để vượt đối thủ.

Loại cà phê mà bạn dự định chọn cho quán của mình có gì khác biệt so với đối thủ. 

Cụ thể các bước để mở quán cà phê: thuê mặt bằng, trang trí, mua dụng cụ, thiết bị.

Dự định nhà cung cấp cà phê và các thực phẩm khác.

Chuẩn bị các thủ tục, giấy phép kinh doanh như thế nào.

Cần bao nhiêu nhân viên.

Cần bao nhiêu vốn để khởi động quán cà phê của bạn.

Ước tính thời gian thu hồi vốn.

6. Chọn mô hình kinh doanh cà phê 

Khi bạn thực sự muốn mở quán cà phê thì việc lựa chọn mô hình quán cà phê chính là yếu tố quyết định đến phong cách và đối tượng khách hàng mà bạn hướng đến.

Hiện nay có rất nhiều kiểu quán cà phê cho bạn lựa chọn khi có ý định mở quán cà phê và kinh doanh mặt hàng này tiêu biểu phải kể đến như:

Quán cà phê Take Away,

Cà phê container,

Quán cà phê thương hiệu,

Cà phê âm nhạc,

Cà phê sân vườn.

Việc xác định rõ mô hình quán cà phê ngay từ đầu sẽ giúp bạn định hướng được chọn địa điểm mở quán thích hợp, khoanh vùng được khách hàng tiềm năng.

Xem bài viết: 17 Mô Hình Quán Cà Phê Đẹp Độc Đáo Nhất Hiện Nay

7. Dự trù chi phí cho việc mở quán cà phê

Mở quán cà phê cần bao nhiêu vốn là vấn đề suy nghĩ đối với mỗi người khi chuẩn bị kinh doanh cà phê. Việc dự trù kinh phí chính là việc giúp bạn quản lý chi tiêu hiệu quả, cần đầu tư vốn vào việc gì, những gì nên mua để không bị lãng phí tiền và thời gian mua sắm.

Những khoản chi phí chắc chắn bạn sẽ phải nắm nếu có ý định mở quán cà phê đó chính là các khoản chi phí:

Chi phí thuê mặt bằng.

Chi phí nội thất, trang trí.

Sắm sửa máy móc, trang thiết bị, ly tách cà phê.

Chi phí thuê nhân viên.

Chi phí nguyên vật liệu.

Những khoản dự trù kinh phí này để tính ra con số cụ thể còn phụ thuộc vào mô hình kinh doanh. Từ đó giúp bạn ước tính chi phí chính xác nhất, chủ động nguồn vốn khi mở quán. 

Xem bài viết: Cách tính chi phí mở quán cà phê.

8. Kinh nghiệm chọn mặt bằng mở quán cafe

Thành công trong việc mở quán cà phê còn phụ thuộc rất nhiều vào mặt bằng, vị trí của quán. Nếu bạn mở quán cà phê tại khu vực gần các văn phòng, công ty, doanh nghiệp, trường học… sẽ có nguồn khách lớn, giúp việc kinh doanh hiệu quả.

Kinh nghiệm trong việc tìm và thuê mặt bằng để kinh doanh quán cà phê là chọn mặt bằng rộng rãi, có chỗ cho khách để xe.

Nếu có vốn, bạn nên chọn mặt bằng nơi khách mặc định là khu vực để uống cafe. Ví dụ, bạn nên chọn mặt bằng nơi có nhiều quán cafe, rồi làm tốt hơn đối thủ là bạn thắng. 

Xem bài viết: 9 Nguyên Tắc Chọn Mặt Bằng Quán Cafe

9. Giấy tờ, thủ tục kinh doanh quán cà phê

Việc mở quán cà phê cần phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ theo quy định hiện hành của pháp luật. Tùy theo quy mô quán cà phê của bạn, về cơ bản để mở quán cafe bạn cần chuẩn bị các thủ tục như sau:

Giấy phép kinh doanh đúng lĩnh vực dịch vụ, quán cà phê. 

Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

Xác định những loại thuế phải nộp theo quy định của nhà nước.

Xem bài viết: Hướng dẫn các thủ tục mở quán cà phê

10. Kinh nghiệm trang trí quán cà phê

Trong khâu thiết kế, trang trí quán cà phê bạn cần quan tâm đến việc sắp xếp vị trí, công năng của từng khu vực, lựa chọn màu sắc, ánh sáng, đồ nội thất cho quán, thiết kế, lắp đặt bảng hiệu, trang trí.

Nếu chưa có nhiều kinh nghiệm, bạn có thể thuê dịch vụ thiết kế với giá vào khoảng 5-6 triệu đồng/ m2 để có không gian quán đẹp, thu hút khách.

Để giúp bạn có những ý tưởng ban đầu trong việc trang trí quán cà phê, Bonjour Coffee sẽ gợi ý cho bạn 9 ý tưởng trang trí qua bài viết sau.

Xem bài viết: 9 Phong Cách Trang Trí Quán Cafe Đẹp Thịnh Hành

11. Kinh nghiệm lên thực đơn cho quán cafe

Chắc chắn sự thành công của quán cà phê phụ thuộc rất nhiều vào thực đơn đồ uống. Theo kinh nghiệm của Bonjour Coffee, menu đồ uống tại quán cà phê sẽ được chia thành list đồ uống, cụ thể:

Các loại cà phê truyền thống bao gồm cà phê đen pha phin, cà phê sữa.

Loại cà phê mới lại bắt trào lưu như cà phê dừa, cà phê kem bơ, cà phê trứng.

Cà phê theo phong cách Ý nổi tiếng như Espresso, Latte, Cappuccino.

Thức uống dinh dưỡng, nước ép, sinh tố, sữa chua hoa quả.

Trà trái cây, túi lọc.

Nước uống: nước suối, nước ngọt.

Những món điểm tâm như bánh ngọt, ăn vặt. 

Ngoài ra bạn có thể thiết kế thêm menu bảng đặt trước cửa và những cuốn menu nhỏ đặt trên bàn để khách tiện gọi đồ uống. Hiện nay nhiều quán cà phê áp dụng cho thấy hiệu quả trong việc tạo ấn tượng cho khách.

Xem bài viết: Hướng Dẫn Cách Lập Menu Quán Cafe Từ A-Z

12. Kinh nghiệm tìm địa chỉ cung cấp nguồn cà phê uy tín

Địa điểm, mô hình, thiết kế, trang trí, không gian quán cà phê là vô cùng quan trọng. Đây là những yếu tố ban đầu thu hút khách đến với quán của bạn. Tuy nhiên, bí quyết giữ chân khách đó là chất lượng cà phê. Để có cà phê ngon phục phụ nhu cầu người thưởng thức, bạn nên tìm cho mình một địa chỉ cung cấp uy tín, chất lượng.

Theo kinh nghiệm của Bonjour Coffee, bạn nên liên lạc với nhà cung cấp đề nghị họ gửi cho bạn mẫu cà phê nguyên chất. Trên kinh nghiệm về cách nhận biết cà phê sạch, nguyên chất và khả năng đánh giá chất lượng cà phê của bạn. Chúng tôi tin rằng bạn có thể tự mình nhận ra đâu là mẫu cà phê thích hợp cho quán của mình.

13. Lên danh sách các vật dụng khi mở quán cafe

Tùy theo hình thức kinh doanh, mô hình quán cà phê bạn đang xây dựng mà có cách trang bị vật dụng khác nhau. 

Nếu bạn kinh doanh cà phê hiện đại, bạn nên quan tâm về các máy tạo áp suất, các dụng cụ pha Syphon…

Tuy nhiên khi bạn kinh doanh cà phê truyền thống, bạn chỉ chú ý về phin cafe và các vật dụng đơn giản hơn.

Ngoài việc trang bị các dụng cụ, vật dụng đặc trưng theo mô hình cà phê, những vật dụng sau đây là không thể thiếu.

Tủ lạnh,

Máy xay cà phê,

Máy pha cà phê,

Dàn âm thanh.

Thông thường, bạn cần chuẩn bị từ 30-100 triệu đồng để trang bị các dụng cụ, máy móc cho quán cà phê của mình. Nếu không có đủ tiền, các bạn có thể cân nhắc mua những thiết bị quan trọng trước.

14. Mua sắm, bố trí nội thất cho quán cafe

Bên cạnh việc trang bị các dụng cụ pha chế thì việc mua sắm nội thất bên trong quán không kém phần quan trọng. Tùy theo phong cách quán cà phê mà việc mua sắm nội thất sẽ có những đặc trưng đi cùng.

Tương tự như việc mua sắm vật dụng, bạn cũng cần lập danh sách các hạng mục cần trang bị và chi phí cho việc mở quán cà phê.

15. Kinh nghiệm tuyển nhân viên khi mở quán cà phê

Tùy theo quy mô quán cà phê của bạn mà có các vị trí nhân viên khác nhau. Thông thường các vị trí cần tuyển như sau.

Nhân viên pha chế,

Nhân viên thu ngân,

Nhân viên phục vụ,

Bảo vệ.

Theo kinh nghiệm của Bonjour Coffee, khi tuyển nhân viên cho quán cà phê bạn cần lưu ý:

Với một ngành dịch vụ như quán cafe thì việc lựa chọn ngoại hình là yếu tố khá quá trọng. Nếu nhân viên ăn nói khéo léo, ngoại hình ưa nhìn, có kinh nghiệm, tác phong nhanh nhẹn thì chắc chắn khách sẽ cảm thấy thoải mái.

Để tuyển được nhân viên dễ dàng, bạn nên viết thông báo tuyển dụng rõ ràng về mức lương, ca làm. Có các yêu cầu cụ thể để tìm đúng ứng viên tiềm năng. Bạn đỡ mất thời gian phỏng vấn nhiều lần.

Một chú ý quan trọng, bạn cần tránh tuyển nhân sự ồ ạc. Việc tăng nhân sự cần dựa trên thực tế lượng khách đến quán cafe của bạn. 

Xem bài viết: 9 Kinh Nghiệm Tuyển Nhân Viên Cho Quán Cafe Của Bạn

16. Quảng bá trước khi mở quán cafe 

Bên cạnh đó, hãy tìm cho quán cà phê của bạn một câu Slogan hoặc đặt ra tiêu chí hoạt động. Từ đó, mỗi khi nhắc đến quán cà phê của bạn, khách sẽ nghĩ ngay đến sự riêng biệt mà bạn tạo ra.

Xem bài viết: 9 Chiến Lược Marketing Giúp Quán Cafe Đông Khách

17. Khai trương quán cà phê

Khai trương quán cafe là một hình thức marketing gián tiếp đến tất cả mọi người. Việc khai trương thu hút sẽ định vị được trong tâm trí khách là khu vực này có quán cafe mới. 

Việc khai trương quán bằng chương trình ưu đãi, bằng mini game, give away. Có thể bằng nhiều hoạt động marketing khác sẽ giúp bạn PR thương hiệu tốt hơn. 

Tuy nhiên, để việc khai trương diễn ra thuận lợi và hiệu quả bạn cần chuẩn bị kế hoạch khai trương.

Thời gian khai trương,

Dự trù khách mời,

Ngân sách khai trương.

Một vài lưu ý khi mở quán cafe

Bên cạnh các bước mở quán cafe kể trên, trong bản kế hoạch mở quán cafe của bạn nhất định không bỏ qua một số điểm như:

Thêm một số món ăn nhẹ vào thực đơn: Nếu như là đối tượng học sinh, sinh viên thì các món ăn vặt chính là điểm thu hút. Ngược lại, đối với những người đi làm, trung tuổi thì những món ăn tráng miệng sẽ phù hợp hơn.

Lắp đặt hệ thống wifi cho quán: Khi đến một quán cafe, quán ăn hay nhà hàng thì wifi luôn là điểm đầu tiên khách nghĩ đến. Vì vậy, bạn cần trang bị hệ thống wifi cho quán cafe của mình. 

Lắp đặt hệ thống camera cho quán: Bên cạnh wifi, bạn nên lắp đặt hệ thống camera để tiện quan sát từ xa và giải quyết một số việc khi cần thiết.

Bạn có thể mua cà phê nguyên chất pha phin hoặc pha máy cho quán của mình tại:

BONJOUR COFFEE

Địa chỉ: 22/11 Tô Vĩnh Diện, TP. Đà Lạt

Điện thoại: 0914294686

Email: bonjourcoffee.vn@gmail.com

Website: https://bonjourcoffee.vn

Sản phẩm cà phê: bonjourcoffee.vn/san-pham

Cà phê cho quán: bonjourcoffee.vn/cafe-quan

Fanpage: facebook.com/bonjourcoffee.vn

Kevin Tran

Chia sẻ bài viết:

Kinh Nghiệm Mở Quán Phở Bò

Nồi nấu phở bằng điện – Thương hiệu newsun chia sẻ với các bạn một số kinh nghiệm để mở quán phở hoặc ăn sáng

+ Tuyển người: nếu quy mô nhỏ, bạn cân nhắc việc thuê nhân viên làm bán thời gian với số lượng vừa đủ, tránh có chi phí lớn trong giai đoạn đầu. Trong giai đoạn đầu, cần có các vị trí: nấu và múc nước lèo, phục vụ, rửa chén, thu ngân. Trong đó, đầu bếp đóng vai trò hết sức quan trọng, cần tuyển người nấu ngon và có tâm huyết với nghề. + Quản lý: ban đầu bạn nên là người quản lý để nắm rõ tình hình hoạt động của quán, để có những điều chỉnh thích hợp về khẩu vị, giá bán, dịch vụ…, khi quán đi vào hoạt động ổn định, bạn có thể tuyển Quản lý để thực hiện theo đúng những việc bạn đã thực hiện hiệu quả trước đây.

– Pháp lý: sau khi đã thuê mặt bằng, bạn có thể đến phường, xã nơi bạn dự định mở quán để đăng ký giấy phép kinh doanh. Với hình thức cơ sở kinh doanh bạn sẽ đóng thuế khoán (Cơ quan thuế sẽ đến thu)

+ Nếu bạn có năng khiếu về nấu ăn thì việc kinh doanh quán phở sẽ gặp nhiều thuận lợi. Việc thuê đầu bếp nấu phở, cần phải kỹ lưỡng, vì nó quyết định sự thành bại của bạn. + Địa điểm kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng khi mở quán, nó quyết định giá bán, số lượng khách hàng có thể đạt đến.

– Bạn nên am hiểu về ẩm thực, đặc biệt nghiên cứu kỹ về món Phở; – Kinh doanh Phở bò thì phổ biến hơn, cách nấu Phở bò đòi hỏi nhiều công đoạn và có những bí quyết để nấu một nồi Phở ngon, mang đậm hương vị Phở.

Nấu nước lèo là công đoạn quan trọng nhất, gần như quyết định nhiều nhất để có 1 tô Phở ngon.

Ngoài nước lèo, cách trình bày, bánh phở, rau, giá, nước mắm nêm thêm, chanh, ớt, tỏi… sẽ giúp cho tô phở thơm, ngon hơn. – Có kiến thức về quản lý, tổ chức hoạt động mô hình từ quán nhỏ và có thể phát triển thành chuỗi hoặc quán Phở lớn.

Kinh nghiệm trong lĩnh vực ẩm thực, quản lý nhà hàng, quán ăn… sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn trong quá trình khởi nghiệp.

Đây là yếu tố không phải ai muốn cũng có thể có, tốt nhất là các bạn tự nghiên cứu, học hỏi từ những người đi trước hoặc lắng nghe những nhà tư vấn.

– Học hỏi từ các mô hình kinh doanh quán phở rất thành công như: Phở Lệ, Phở Pasteur, Phở 24, Phở 2000,…

– Có thể học nghề từ các Thầy có kinh nghiệm nấu phở lâu năm

Khâu chuẩn bị.

*Rau: – Hành lá, ngò rí, hành tây, Húng quế, húng chanh, Ngò Gai, Ngò Ôm, CHanh, Ớt Sừng Vàng, cải bẹ xanh.

OKIE !!!! hoàn tất giai đoạn cực khổ đã qua đi, lâý khăn lau mặt đi rồi làm tiếp.

10 lít nước: 1lạng muối, 2lạng bột ngọt, 2 lạng đường phèn

*Bỏ nồi nước vừa lượt xong lên bếp nấu cho xôi nhè nhẹ bỏ những thứ vị nêm trên vào quậy đều cho tan va hoàn thành 1 nồi nước.

Phần còn lại: thì các bạn đi ăn phở thấy quán bày phở và trang trí rồi mình không cần phải nói nữa chứ.

Bài viết trên nhằm mục đích chia sẻ cách nấu 1 tô phở ngon theo đúng liều lượng không bao giờ bị mặn cũng như ngọt điều hòa giữa muối đường bột ngọt. Nhà nào ăn mặn thì nên nêm thêm chút muối.

Nhưng gì mình viết trên đều là những công thức chính cần có cho 1 nồi phở và tâm huyết mình bỏ ra.

Kinh Nghiệm Mở Quán Ăn Sáng Lãi Khủng

Với ước muốn kinh doanh để làm chủ và có thu nhập cao hơn, nhiều người đã suy nghĩ đến việc mở quán bán đồ ăn sáng. Tuy nhiên, bạn đã biết bắt đầu mọi chuyện từ đâu chưa?

Kinh doanh như thế nào để “một đồng vốn” nhanh chóng sinh “bốn đồng lời”? là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ gợi ý một vài kinh nghiệm để mở quán ăn sáng thành công, giúp bạn giảm bớt những bỡ ngỡ khi bắt tay vào công việc kinh doanh gồm: lên ý tưởng kinh doanh, chuẩn bị thực đơn và một vài bước quan trọng khác.

Rất nhiều người có nhu cầu ra ngoài ăn sáng thay vì tự chuẩn bị ở nhà

Lập ý tưởng kinh doanh

Bán đồ ăn sáng có rất nhiều “kiểu” khác nhau. Một chiếc xe bánh mì trước cửa nhà, một cái bàn nhỏ đựng vừa một xửng xôi cũng đã có thể bán được… Tuy nhiên, mở quán lại là câu chuyện khác, đòi hỏi phải có một số vốn nhất định và đầu tư sao cho hiệu quả, nhanh có lời.

Trước hết, bạn cần xác định mặt bằng mình sẽ mở quán ở đâu, gần khu dân cư hay trường học, nằm ở đường lớn hay đường hẻm nhỏ, đã có nhiều quán ăn sáng xung quanh hay chưa. Từ đó mới đi đến quyết định hướng đến đối tượng nào và bán món ăn gì.

Sau khi xác định mặt bằng, bạn mới bắt đầu “vẽ” ra trong đầu những ý tưởng đầu tiên về việc trang trí, chuẩn bị bàn ghế, dụng cụ bao nhiêu, như thế nào để phù hợp với quy mô và đối tượng phục vụ của quán.

Bước lập ý tưởng kinh doanh mang tính định hướng và quyết định cho công việc buôn bán sau này. Bởi lẽ thông thường, một quán ăn sáng chỉ bán 1 – 2 món ăn sáng. Vì thế, cần xác định các yếu tố nếu trên thật kĩ lưỡng để tiến trình kinh doanh có thể diễn ra suôn sẻ, thuận lợi hơn.

Chuẩn bị thực đơn

Trừ những quán xôi có thể bán 7 – 10 loại xôi khác nhau, còn lại đa số các quán ăn sáng chỉ bán 1 – 2 món chính. Vì thế, việc xây dựng thực đơn quán không quá khó khăn. Tuy nhiên, để lên được thực đơn hoàn chỉnh là rất nhiều công việc phía sau gian bếp: từ khâu chọn nguyên vật liệu, công thức nấu ăn ngon, cách bảo quản nguyên liệu hay giá dự tính bán ra, số lời thu được trên mỗi một món bán được…

Món ăn phải ngon phải đi kèm với chi phí hợp lý mới thu hút khách hàng

Để có được công thức nấu ăn ngon, bạn có thể học hỏi từ những người quen có kinh nghiệm hoặc chắn chắn hơn là tham gia một lớp học nấu ăn mở quán chuyên nghiệp để được hướng dẫn cụ thể về bí quyết chế biến món ăn sáng thu hút mọi khách hàng. Tại đây, giảng viên cũng sẽ giới thiệu cách chọn, sử dụng và bảo quản nguyên liệu hiệu quả, những nguồn lấy thực phẩm giá cả hợp lý, an toàn…

Về giá bán, cần căn cứ vào đối tượng chủ yếu sẽ đến quán là ai, giá thành chung của các quán ăn xung quanh như thế nào. Bên cạnh đó, bạn cũng nên dựa vào giá trị, đẳng cấp của món ăn mà mình sẽ phục vụ để định ra một mức giá phù hợp khiến khách hàng cảm thấy xứng đáng và hài lòng.

Một vài bước chuẩn bị khác

Ngoài việc lên ý tưởng, chuẩn bị vốn, có thực đơn vẫn còn khá nhiều công việc khác mà người kinh doanh cần phải chuẩn bị trước khi mở quán. Tùy vào quy mô quán mà bạn quyết định trang trí như thế nào, thuê bao nhiêu nhân viên và dự tính những chương trình khuyến mãi nhằm thu hút khách hàng.

Một quán ăn sáng có không gian sang trọng nhưng vẫn ấm áp và gần gũi

Việc vạch ra từng bước đi cụ thể cho “công cuộc” mở quán sẽ giúp bạn chi vốn có kế hoạch và đạt được hiệu quả cao hơn, công việc kinh doanh cũng gặp nhiều thuận lợi hơn. Ngoài số vốn đầu tư vào việc chuẩn bị, chủ kinh doanh cũng cần dự trữ một khoản khác để duy trì hoạt động cho quán trong khoảng 3 tháng đầu. Trong thời gian này, bạn nên giữ giá bán ở mức ổn định để duy trì khách.

Khai Trương Quán Cafe Như Thế Nào, Kinh Nghiệm Ra Sao

KHAI TRƯƠNG QUÁN CAFE NHƯ THẾ NÀO

XÁC ĐỊNH RÕ NGÀY, GIỜ THỰC HIỆN KHAI TRƯƠNG QUÁN CÀ PHÊ

SỐ TIỀN CHI CHO BUỔI KHAI TRƯƠNG PHẢI HỢP LÝ

THUÊ NGƯỜI PHA CHẾ

Một trong những người không thể thiếu và là bộ mặt của quán trong ngày khai trương đó chính là người pha chế hay Barista. Chính vì vậy, bạn phải đảm bảo được sự chuyên nghiệp cùng kĩ thuật pha chế tốt để có được những loại đồ uống ngon nhất phục vụ khách đến tham dự trong ngày khai trương quán cà phê.

CHẠY THỬ

Bạn cũng có thể cho chạy thử quán cà phê của mình trước một tuần so với ngày khai trương chính thức, trong những ngày chạy thử này bạn có thể chỉ mời những người thân, bạn bè, gia đình đến tham dự. Với số lượng người ít, bạn hoàn toàn có được sự thoải mái cũng như ghi chép được những điều cần lưu ý, những kinh nghiệm trước khi đến ngày khai trương chính thức. Thêm vào đó, bạn có thể hỏi cảm nhận của khách tham quan như thế nào về thiết kế, phục vụ, đồ uống…cũng như những góp ý cho quán của bạn.

KINH NGHIỆM KHAI TRƯƠNG QUÁN CAFE

CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN MÃI

ẤN TƯỢNG KHÔNG TỐT DO QUÁ ĐÔNG

CHUẨN BỊ CHƯA TỐT

Trong nhiều trường hợp, vì vài lý do trục trặc mà dù chưa sẵn sàng chuẩn bị đủ mọi thứ nhưng vẫn cố khai trương, chính vì vậy mà dẫn đến các tình huống như chưa xong đồng phục, chưa in cốc, nguyên liệu chưa đủ…Do đó, để không phải rơi vào những tình huống như vậy, khi đã định ngày khai trương quán cà phê, bạn phải phân công và theo dõi tiến độ một cách kĩ lưỡng, sát sao nhất. Thông thường khi xảy ra việc chậm trễ là do các khâu thực hiện không đồng đều nhau bởi do bạn ôm đồm quá nhiều việc hoặc đối tác dịch vụ làm việc không khớp.

DỄ THẤT VỌNG SAU NGÀY KHAI TRƯƠNG

PHẢN HỒI CỦA KHÁCH HÀNG

Phản hồi của khách hàng chính là chìa khóa để việc kinh doanh của quán được cải thiện nhiều hơn. Ngoài ra, đối với những người không có ý định quay lại quán thường xuyên thường sẽ “ngậm bồ hòn”, không đưa ra các phản hồi, góp ý. Tuy nhiên, những khách hàng sẽ quay lại quán ở các lần sau nữa sẽ hay đưa ra các góp ý, phản hồi cho bạn hoặc nhân viên một cách trực tiếp hay trên mạng xã hội. Chính vì vậy tích cực lắng nghe các góp ý và cải thiện mỗi ngày. Đừng để đến khi khách hàng dần dần bỏ đi trong âm thầm.

Bạn đang xem bài viết 17 Kinh Nghiệm Giúp Bạn Mở Quán Cafe Thành Công trên website Iseeacademy.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!