Cập nhật thông tin chi tiết về 185 Đình La Khê, Đền Bia Bà mới nhất trên website Iseeacademy.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Đình La Khê có từ đầu thế kỷ XVII. Thờ 2 thành hoàng: Hắc Diện đại vương, Thiên Tiên Bảo Hoa công chúa. Xếp hạng: Di tích quốc gia (1989). Vị trí: XQ96+VF, phường La Khê, Q. Hà Đông, TP Hà Nội. Cách BĐX Bờ Hồ: 13km, hướng 7h. Trạm bus lân cận: 405-407 Quang Trung (xe 01, 02, 21a, 27, 33, 37, 57, 62, 78, 105), KĐT An Hưng – Tố Hữu (19, 22c, BRT01).
Lược sử
Đình làng La Khê được xây dựng từ đầu thế kỷ XVII và đại trùng tu vào thế kỷ XVIII. Trong cung cấm có thờ Nhị vị thành hoàng: Hắc Diện đại vương và Thiên Tiên Bảo Hoa công chúa. Tương truyền đó là hai vị thần đã giúp dân trừ ác và đào ngòi nối sông Nhuệ với sông Đáy ở chỗ làng Vạn Phúc để vùng đất này trở nên trù phú. Con ngòi đó về sau được đặt tên là Phúc Khê (suối Phúc) và ngôi chùa xây ven bờ bên kia cũng mang tên Phúc Khê Tự, dân quen gọi là chùa Ngòi.
Tam quan nội đình La Khê. Photo ©NCCong 2014Nội dung bia Bà ghi sự tích một hoàng phi của vua Mạc Thái Tông (1530—1540). Bà tên thật là Trần Thị Hiền, sinh vào mùa xuân năm 1511 tại làng La Ninh [1] xuất thân từ một gia đình nhiều đời có người làm quan trong triều Lê sơ. Thân phụ bà là Đô lực sĩ Thiết sơn bá Trần Chân [2]. Năm 1527 đời vua Mạc Thái Tổ, bà mới 16 tuổi đã được chọn làm phi cho thái tử Mạc Đăng Doanh. Năm 1530, thái tử nối ngôi, bà vào ở Đệ nhị cung.
Xem: Sân đình La Khê. Panorama ©NCCong 2014
Năm 1532 bà sinh được hoàng tử (thứ 5 trong triều). Sau đó bà bị bệnh hậu sản, năm 1538 phải về quê nhà nghỉ dưỡng, tuy có các ngự y chạy chữa tận tình song vẫn không khỏi và qua đời mùa đông năm ấy ở tuổi 28. Vua vô cùng thương tiếc, cho an táng trọng thể tại cánh đồng Đa Bang. Năm 1539 quan Tả Thị lang Bộ Lễ Nguyễn Tiến Thanh và Hiệu lý Viện Hàn lâm Bùi Hoằng đã đồng soạn văn bia cho lăng mộ bà.
Chính điện đền Bia Bà. Photo ©NCCong 2014Bia Bà trải gần bốn thế kỷ đứng ở ngoài đồng, đến mùa xuân 1913 mới bị đổ do đất lún. Một người không rõ tên tuổi đã sao chép văn bia và đưa vào cuốn thần phả của làng. Ít lâu sau bia được dựng như cũ. Đến thập niên 1980 bia lại đổ, dân làng đưa về sân đình. Theo nguyện vọng của nhân dân, Ban quản lý di tích làng La Khê đã hưng công dựng đền thờ Bà ở ngay bên phải sân đình và đặt bia vào trong.
Năm 1989 đình La Khê, chùa Diên Khánh và chùa Phúc Khê nằm trong một quần thể địa chỉ du lịch tâm linh đã được Nhà nước xếp hạng Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.
Kiến trúc
Trải qua nhiều thế kỷ đầy chiến tranh và biến động xã hội, ngôi đình La Khê không còn nguyên vẹn. Hình thức thiết trí xưa kia khá đơn giản, thiên về bào trơn đóng bén đấu vuông, không có nhiều hoa văn. Các bức tường, cột hiên được xây bằng gạch Bát Tràng miết mạch to, đầu hồi bít đốc. Đó là kiểu kiến trúc chủ yếu sử dụng gạch và vôi vữa, thường gặp ở thời Nguyễn.
Tòa đại bái đình La Khê. Photo ©NCCong 2014Năm 1997 dân làng La Khê khởi công trùng tu tòa đại bái 7 gian, năm 2002 lại tiếp tục sửa sang hai tòa trung cung và hậu cung. Tòa đại bái và trung cung xây theo hình chữ “Nhị”, toà hậu cung có kết cấu hình chữ “Đinh”. Tất cả nội thất đều được trang hoàng rực rỡ.
Khuôn viên của đình La Khê ngày nay rộng khoảng 8000m2, các sân đều lát gạch đỏ. Ngôi đình nhìn thẳng qua dải sân về một nguyệt hồ ở hướng nam với hàng lan can đá bao quanh và các tượng linh thú soi bóng trên mặt nước.
Du khách từ đường làng bước vào cổng nghi môn rồi đi theo con ngõ rộng ven hồ này qua phương đình sẽ đến một sân dài, trước mặt là tam quan nội và toà đại bái của đình, bên phải sân có chùa Diên Khánh. Đền bia Bà ở bên trái, toà tiền tế 5 gian được xây kiểu 2 tầng 8 mái, phía trước cũng để mở rất thoáng như kiến trúc chung của hầu hết khu đình. Toà tiền tế, trung cung và hậu cung nằm song song theo hình chữ “Tam”. Cách một khoảng sân ở cả hai phía bên hông ngôi đền là dãy nhà phục vụ du khách và tín đồ tới thăm.
Khám thờ Đại vương ở đình La Khê. Photo ©NCCong 2014Di sản
Hiện tại, đình La Khê lưu giữ được khá nhiều di vật có giá trị nghệ thuật cao như án giang, hương án, kiệu, hoành phi, câu đối v.v.. Trong tòa trung cung đặt hai cỗ long ngai, bài vị của Đức Ông và Đức Bà nhị vị thành hoàng được tạo tác công phu, tỉ mỉ. Ngoài hai tấm bia Bà và bia Thánh sư, còn có 28 đạo sắc phong của vua chúa các triều đại xưa ở Việt Nam, cũng là những chứng tích lịch sử quý hiếm.
Vốn là địa điểm du lịch văn hóa và lịch sử lâu đời, từ khi có tấm bia Bà chuyển đến và được xây dựng thành một ngôi đền thờ thì nơi đây càng nổi tiếng linh thiêng. Hằng ngày có nhiều khách thập phương đến dâng lễ cầu lộc, đặc biệt vào các dịp Tết và Hội đình làng La Khê, được tổ chức từ ngày 14 đến 16 tháng Giêng âm lịch.
Trong sân đình còn có “Bia ghi dấu địa điểm xét xử đầu tiên của Tòa án nhân dân tại Bắc Bộ” để kỷ niệm một sự kiện lịch sử diễn ra tại đây ngay sau khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Công trình ở phía bên phải đền bia Bà và được khởi công xây dựng ngày 05-8-2013. Ngày 20-4-2014, chính quyền trung ương và địa phương đã làm lễ khánh thành Đài kỷ niệm này.
Ban thờ Nhị vị thành hoàng. Photo ©NCCong 2014Di tích lân cận
Chú thích [1] La Ninh xưa thuộc huyện Từ Liêm, trấn Sơn Tây, vì huý kị tên Duy Ninh của vua Lê nên đổi là thôn La Khê. Nay là phường La Khê, thuộc quận Hà Đông, TP Hà Nội. [2] Trần Chân từng giúp cha nuôi là quận công Trịnh Duy Sản cùng đại thần Nguyễn Hoàng Dụ lật đổ vua Lê Tương Dực. Năm 1516 hai cha con Trần Chân, Trần Lực bị giết hại và an táng gần chùa Ngòi. Mấy năm sau lại được minh oan, truy phong tước Dũng quận công cho cha và tước bá cho con.
Văn Khấn Bia Bà Ở La Khê
Đình, Đền, Miếu, Phủ cùng với sự lưu truyền về sự linh diệu của các thần trong nhiều trường hợp đã đi vào trang sử oai hùng của dân tộc Việt Nam góp phần không nhỏ vào việc duy trì tình cảm yêu nước. Nơi thờ tự Đình, Đền, Miếu, Phủ còn là những nơi sinh hoạt tâm linh, tín ngưỡng. Con người hy vọng rằng bằng những hành vi tín ngưỡng, có thể cầu viện tới đấng siêu nhân, siêu trần có thể bù đắp cho những hạn chế trong cuộc sống của mỗi cá nhân. Niềm tin ấy, tâm linh ấy một khi được giải tỏa nó sẽ có những tác dụng không nhỏ trong cuộc sống, nhiều khi còn có tác dụng làm thúc giục cả một cộng đồng người phát triển đi lên.
Xưa Đức Khổng Tử từng dạy bảo rằng, đối với quỷ thần thì phải “Kính quỷ thần nhi viễn chi” nghĩa là tôn kính quỷ thần nhưng cũng nên giữ một khoảng cách nhất định, không được suồng sã. Có lẽ quá gần quỷ thần thì dễ sinh ra mê tín quỷ thần, phó thác mình cho số phận an bài chăng, xem ra lời dạy của Đức Khổng Tử cũng không phải là không cần thiết đối với người thực hành tín ngưỡng tại những nơi thờ tự Đình, Đền, Miếu, Phủ hiện nay. Người thi hành tín ngưỡng phải là những người có “tâm thành” “tâm động” để quỷ “thần tri” và cũng phải là người trong sạch từ bên trong đến hình thức bên ngoài. Nghiên cứu các bài khấn nôm truyền thống chúng tôi thấy nét nổi bật và được lặp đi lặp lại ở tất cả các bài khấn dù ở bất kỳ Đình, Đền, Miếu, Phủ nào đều là những lời cầu khấn mong cho bản thân, bố mẹ, gia đình, xã hội, đất nước… được “an khang thịnh vượng”, “biến hung thành cát”, “anh em, con cháu thuận hòa”, “được giải trừ tội lỗi”… Và các bài khấn đều thể hiện sự thành kính ngưỡng mộ những tôn thần có công với đất nước. Ấy cũng là nét rất đẹp của con người Việt Nam thể hiện qua các bài văn khấn tại nơi Đình, Đền, Miếu, Phủ.
Đình La Khê hay là Đình Bia Bà là ngôi đình được cho là xây dựng vào đầu thế kỷ 17 và được tu bổ lớn trong thế kỷ 18. Theo truyền thuyết, Đình thờ 2 vị thành hoàng là Hắc Diện Đại Vương và Thiên Tiên Bảo Hoa công chúa (gọi là nhị vị đại vương), được kể là đã giúp dân trừ ác và có nước để cày cấy, chăn nuôi và giúp vùng đất này trở nên trù phú.
Trong khu di tích đình Bia Bà có Bia Bà và Bia Thánh Sư, và trong đình còn lưu giữ được 28 sắc phong của các triều đại Quân chủ Việt Nam.
Bia Bà thờ Bà Trần Thị Hiền – Hoàng phi đời Vua Mạc Thái Tông (Mạc Đăng Doanh). Bà sinh năm 1511 và mất ngày 16 tháng 11 năm 1538 (năm Mậu Tuất). Bà là người hiền đức có công với triều đình nhà Mạc và nhân dân địa phương. Trong đình có văn ghi bia bài điếu của vua Mạc Thái Tông năm 1539.
Bài này dùng để lễ Bia Bà ở La Khê.
Nội dung bài Văn khấn Bia Bà ở La Khê
Na mô A Di Đà Phật!
Na mô A Di Đà Phật!
Na mô A Di Đà Phật!
Kính lạy:
Đức Hạo thiên chí tôn Kim quyết ngọc hoàng Thượng đế.
Đức Đương cảnh Thành hoàng bản thổ Đại Vương.
Đức Đương niên Hành khiển Tôn thần.
Đức Mạc triều Đệ nhị đế Trần quỷ phi Thánh nương.
Hôm nay là ngày……………tháng……………năm……………
Hương tử con là……………
Ngụ tại:……………
Chắp tay kính lễ, khấu đầu vọng bái, lòng con thành khẩn, dạ con thiết tha. Kính dâng lên chút lễ bạc, xin Thánh nương cùng chư vị chính thần, rủ lòng thương xót, phù hộ độ trì cho gia đình chúng con được thịnh vượng khang thái. Tài như nước đến, lộc tựa mây về. Bốn mùa không hạn ách nào xâm, tám tiết có phúc lành thường đến.
Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.
Cẩn tấu
Bài Văn Khấn Đình La Khê Đầy Đủ, Chi Tiết
Do Đình La Khê thuộc Đình nên bài văn khấn Đình La Khê cũng giống với bài văn khấn đình làng khác bao gồm có văn khấn Thành Hoàng, văn khấn ban công đồng, bài văn khấn lễ Tam Tòa Thánh Mẫu ….
Bài văn khấn tại chùa, miếu làng, đình làng
Bài văn khấn Đình La Khê * Văn khấn bia bà ở La Khê
Nam mô a di đà phật!
Đức Hạo thiên chí tôn Kim quyết ngọc hoàng Thượng đế.
Đức Đương cảnh Thành hoàng bản thổ Đại Vương.
Đức Đương niên Hành khiển Tôn thần.
Đức Mạc triều Đệ nhị đế Trần quỷ phi Thánh nương.
Hôm nay là ngày……………tháng……………năm……………
Hương tử con là……………
Chắp tay kính lễ, khấu đầu vọng bái, lòng con thành khẩn, dạ con thiết tha. Kính dâng lên chút lễ bạc, xin Thánh nương cùng chư vị chính thần, rủ lòng thương xót, phù hộ độ trì cho gia đình chúng con được thịnh vượng khang thái. Tài như nước đến, lộc tựa mây về. Bốn mùa không hạn ách nào xâm, tám tiết có phúc lành thường đến.
Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.
* Văn khấn Thành Hoàng
Nam mô a di đà phật! (3 lần)
– Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con xin kính lạy ngài Kim Niên Đương cai Thái tuế chí đức Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương.
Hưởng tử con là …………………………………………………… Tuổi ………………………….
Ngụ tại…………………………………………………………………………………………………….
Hôm nay là ngày…… tháng……năm…..( âm lịch)
Đọc bài văn khấn Thành Hoàng làng tại đình làng
Đọc bài văn khấn Thành Hoàng làng tại đình làng
Hương tử con đến nơi ………………………………………….. (Đình hoặc Đền hoặc Miếu) thành tâm kính nghĩ: Đức Đại Vương nhận mệnh Thiên đình giáng lâm ở nước Việt Nam làm Bản cảnh Thành Hoàng chủ tể một phương bấy nay ban phúc lành che chở cho dân. Nay hương tử chúng con thành tâm dâng lên lễ bạc, hiến tế hương hoa, phẩm oản…
Cầu mong đức Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương chứng giám, rủ lòng thương xót, phù hộ che chở cho chúng con sức khoẻ dồi dào, mọi sự tốt lành, lắm tài nhiều lộc, an khang thịnh vượng, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm. Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì. Phục duy cẩn cáo!
Nam mô a di đà phật! (3 lần)
* Văn khấn ban công đồng
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
– Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
– Con lạy đức Vua cha Ngọc Hoàng Thượng đế
– Con lạy Tam Toà Thánh Mẫu
– Con lạy Tam phủ Công Đồng, Tứ phủ Vạn linh
– Con lạy Tứ phủ Khâm sai
– Con lạy Chầu bà Thủ Mệnh
– Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Hoàng
– Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Cô
– Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Cậu
– Con lạy cộng đồng các Giá, các Quan, mười tám cửa rừng, mười hai cửa bể.
– Con lạy quan Chầu gia.
Hương tử (chúng) con là: ………
Cùng đồng gia quyển đẳng, nam nữ tử tôn
Ngụ tại: …………….
Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..
Tín chủ con về đây …… Thành tâm kính lễ, xin Chúa phù hộ độ trì cho gia đình chúng con sức khoẻ dồi dào, phúc thọ khang ninh, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an, vạn sự hanh thông, gặp nhiều may mắn.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
* Văn khấn lễ Tam Tòa Thánh Mẫu
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
– Con kính lạy Đức Hiệu Thiên chí tôn kim quyết Ngọc Hoàng Huyền cung cao Thượng đế.
– Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con xin kính Cửu trùng Thanh Vân lục cung công chúa.
– Con kính lạy Đức thiên tiên Quỳnh Hoa Liễu Hạnh Mã Hoàng Công chúa, sắc phong Chế Thắng Hoà Diệu đại vương, gia phong Tiên Hương Thánh Mấu.
– Con kính lạy Đức đệ nhị đỉnh thượng cao sơn triều mường Sơn tinh công chúa Lê Mại Đại Vương.
– Con kính lạy Đức đệ tứ khâm sai Thánh Mẫu, tứ vi chầu bà, năm tòa quan lớn, mười dinh các quan, mười hai Tiên cô, mười hai Thánh cậu, ngũ hổ Đại tướng, Thanh Hoàng Bạch xà đại tướng.
Hưởng tử (chúng) con là: ……………
Hôm nay là ngày ……. tháng …… năm ……
Hương tử con đến nơi Điện (Phủ, Đền) ……… chắp tay kính lễ khấu đầu vọng bái, lòng con thành khẩn, dạ con thiết tha, kính dâng lễ vật, cúi xin các Ngài xót thương phù hộ độ trì cho gia chung chúng con sức khỏe dồi dào, phúc thọ khang ninh, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an, vạn sự hanh thông, gặp nhiều may mắn.
Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Ngoài chuẩn bị bài văn khấn Đình La Khê, bạn cũng cần chú ý sắm lễ và thực hiện lễ cúng theo đúng trình tự dâng lễ khi đi lễ ở Đình La Khê hay bất cứ đình nào.
https://thuthuat.taimienphi.vn/bai-van-khan-dinh-la-khe-55832n.aspx Vào đầu năm, mọi người cũng thường hay chuẩn bị văn khấn đi chùa để đi chùa cầu bình an, may mắn cũng như thể hiện tấm lòng với thần Phật, hi vọng thần Phật có thể chấp nhận lời thỉnh cầu.
Đình Ứng Thiên, Đền Hậu Thổ
Đình Ứng Thiên. Ảnh © NCCong 2013
Giới thiệu
Đình Ứng Thiên gọi theo địa danh là đình thôn Láng Hạ, bên trong có đền Hậu Thổ còn gọi đền Nhà Bà. Di tích hiện ở trong ngõ 151 Láng Hạ, phía đông cầu vượt Lê Văn Lương, thuộc phường Láng Hạ, quận Đống Đa, TP Hà Nội. Ngôi đình này được trùng tu nhiều lần, mới đây tượng đôi voi phục lại bị xoay lưng về phía người vào để lấy chỗ mở thêm 2 cánh cổng phụ trông rất khác xưa.
Tam quan ngoại đình Ứng Thiên. Ảnh © NCCong 2013Từ lâu, nhiều dân kinh doanh bất động sản đã tin rằng Hậu Thổ là nữ thần cai quản đất đai toàn cõi và được thờ trong đình Ứng Thiên. Vì vậy ngôi đình từng mở cửa tất cả các ngày trong năm. Dịp lễ mùng một, cúng rằm, các ngày “mậu” và hội đình thì khách thập phương càng kéo nhiều về đây cầu lộc, các ban thờ có những lúc không còn chỗ đặt đồ tiến cúng, các mâm lễ thậm chí phải xếp chồng lên nhau.
Mặt ngôi đình nhìn về phía tây-nam thẳng ra bờ sông Tô Lịch qua một con đường khá dài xuyên giữa vườn cổ thụ xưa kia um tùm nhưng nay chỉ còn có bốn cây. Du khách thường đến vãng cảnh từ phía đường Láng (vành đai) rẽ sang ngõ số 528 để vào cổng đình, ngày nay cũng có thể đi tắt từ chân cầu vượt ở phía đường Láng Hạ rẽ qua con ngõ số 426.
Sử sách cho biết từ xa xưa, đình Ứng Thiên cùng chùa Cảm Ứng vốn toạ lạc trên địa phận của trại An Lãng, thuộc huyện Quảng Đức, phủ Phụng Thiên, ở phía nam kinh đô Thăng Long cũ. Đầu đời vua Thành Thái (cuối thế kỷ XIX) trại An Lãng được giao về tổng An Hạ, huyện Hoàn Long, thuộc tỉnh Cầu Đơ, sau đổi tên là tỉnh Hà Đông.
Trong đình có ngôi đền được xây dựng vào khoảng năm 1069-1072 đời vua Lý Thánh Tông để thờ một vị nữ thần. Truyền thuyết kể rằng khi vua đi thuyền chinh nam gặp sóng lớn, thần đã báo mộng giúp vượt qua Cửa Hoàn. Sáng ra vua sai tìm trên bờ thì được một khúc gỗ rất giống hình người trong mơ, liền đặt tên là “Hậu Thổ phu nhân”. Sau khi thắng trận và bắt được vua Champa là Chế Củ, vua đem tượng về kinh đô thờ cúng[1].
Chính điện đình Ứng Thiên. Ảnh ©2013 NCCongSách “Đại Việt Sử Lược” in năm 1377 cho biết: năm Chính Long Bảo Ứng thứ 9 (1171) vua Lý Anh Tông sai sửa sang đền Hậu Thổ. Đến thời Trần Anh Tông, gặp lúc hạn hán vua bèn dựng đàn cầu đảo, thần báo mộng rằng: “Bản đền có Câu Mang Thần Quân có thể làm mưa được”. Nhà vua tỉnh dậy sai quan hữu ty đến làm lễ. Quả nhiên mưa lớn tràn ruộng, vua bèn ban sắc phong “Ứng Thiên Hậu Thổ phu nhân”. Câu Mang Thần Quân coi về mưa xuân, nên từ đó làm lễ vào mùa xuân, đem trâu đất để dưới đền thờ[2]. Sau lại tôn phong là “Ứng thiên Hoá dục Nguyên trung Hậu Thổ Địa kỳ Nguyên quân”.
Có thuyết cho rằng đó chính là Nữ thần Ponagar của người Champa. Vì là Thần đất cho nên khi tín ngưỡng thờ Mẫu phát triển thì Nữ thần này cũng được coi là Mẫu Địa. Qua các triều Lê, Tây Sơn rồi Nguyễn, Nữ thần đều được gia phong và xếp hạng là “Thượng Đẳng Tối Linh Thần”. Sắc phong sớm nhất còn lưu giữ ghi niên hiệu Vĩnh Khánh nhị niên (1730), sắc phong cuối cùng được vua Khải Định ban cho vào đầu thế kỷ XX.
Kiến trúc
Dáng dấp ngôi đình hiện nay sau trùng tu vẫn mang phong cách nghệ thuật của thời Nguyễn. Du khách đi qua cổng tam quan vào một sân hẹp rồi đến nhà hữu mạc nay là nơi viết sớ, phía bên phải sân có hòn non bộ lớn. Tiếp theo là hai phương đình nhỏ làm nơi sửa lễ ở chếch mé sân trong. Nhà tiền tế rộng 5 gian, kết nối với hậu cung thành hình chữ “Công”.
Nhà tiền tế đình Ứng Thiên. Ảnh © NCCong 2013Di sản
Đình Ứng Thiên được UBND TP Hà Nội xếp hạng Di tich văn hóa vào năm 1984. Có đôi câu đối còn lưu ở đình, phiên âm như sau:Trợ Lý bình Chiêm, thiên cổ tích Phù Trần bái vũ vạn dân an Nghĩa là:Giúp (vua) Lý bình Chiêm lập thiên cổ tích Phò (nhà) Trần làm mưa để vạn dân yên
Một đôi câu đối khác viết:Sơn mộc thê thần, y phục đạm trang kinh đế mộng Hải môn hiển ứng, phong đào tinh thiếp hộ vương sư Tạm dịch là:Gỗ núi tượng thần, trang phục đơn sơ lay mộng đế Cửa biển hiển linh, dẹp yên sóng gió giúp quân vua
Từ thời Lê trung hưng, đền Ứng Thiên được tu sửa, mở rộng và sử dụng như đình làng. Trong đình thờ 3 vị thành hoàng gồm: a) Linh Lang -hoàng tử nhà Lý- được tôn là Trấn Tây Thăng Long, b) Cao Sơn đại vương -thần núi Tản Viên- được tôn là Trấn Nam Thăng Long, c) Công chúa Vĩnh Gia -một tướng của Hai Bà Trưng.
Đình Ứng Thiên. Panorama NCCong ©2014
Hội đình mùa xuân diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 3 (âm lịch) và hội mùa thu thì vào ngày 26 tháng 9. Hội xuân đồng thời diễn ra ở cả 3 làng Láng Thượng, Láng Trung, Láng Hạ. Mồng 6 tháng 3 là chính hội nhưng từ trước đó nhân dân trong làng đã chuẩn bị cờ quạt, đồ tế khí. Các cụ bô lão đi gom hoa bưởi đun nước thơm làm lễ mộc dục. Mồng 8 tháng 3 kết thúc hội rước ban Mẫu, các cụ bà tụng kinh từ sáng sớm, lễ tế tạ cử hành rất trọng thể.
Di tích lân cận
Bản đồ trực tuyến
Chú thích [1] Theo sách “Việt điện u linh tập” do Lý Tế Xuyên biên soạn năm Kỷ Tỵ (1329) đời Trần Minh Tông. [2] Theo sách “Lĩnh Nam chích quái” do Trần Thế Pháp biên soạn vào khoảng cuối thời Trần.
Bạn đang xem bài viết 185 Đình La Khê, Đền Bia Bà trên website Iseeacademy.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!