Cập nhật thông tin chi tiết về 3 Cách Nấu Xôi Cúng Ngày Tết Cho Năm Mới Thêm May Mắn mới nhất trên website Iseeacademy.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
3 CÁCH NẤU XÔI CÚNG NGÀY TẾT CHO NĂM MỚI THÊM MAY MẮN
Xôi là một món không thể thiếu trên mâm cúng ngày Tết. Dĩa xôi được đồ đầy ụ trên mâm cúng cùng hương thơm tỏa ra mang ý nghĩa một năm mới đủ đầy và an lành. 3 cách nấu xôi cúng ngày Tết đơn giản và dễ làm này sẽ giúp cho mâm cúng của gia đình bạn thêm xung túc, phong phú hơn.
1. Xôi đậu xanh
Xôi đậu xanh là món xôi cực kì quen thuộc đối với tất cả người dân Việt Nam và là món ăn ưa thích của mọi người. Không chỉ vậy, xôi đậu xanh còn thường dùng trên các mâm cúng trong ngày Tết. Nếp dẻo mềm, đậu xanh bùi bùi, ngọt nhẹ hoà quyện vào nhau tạo nên hương vị ngon khó cưỡng. Cách nấu xôi đậu xanh rất đơn giản nên cúng trong ngày Tết dễ dàng nha.
Nguyên liệu
+ Gạo nếp: 500g
+ Đậu xanh bỏ vỏ: 200g
+ Dầu ăn, muối hạt.
Cách làm:
Bước 1: Gạo nếp chọn gạo ngon, đều hạt, vo sơ cho sạch bớt bụi bẩn và cho vào ngấm nước từ 6-8h cho gạo nở mềm. Đậu xanh chọn loại xanh vỏ ruột vàng, cho vào ngâm nước khoảng 4h cho đậu xanh nở hết, không bị lõi khi nấu.
Bước 2: Sau khi gạo và đậu xanh đã ngâm nở, các bạn vớt gạo và đậu xanh lên, trộn vào với nhau và vo lại vài lần với nước cho thật sạch, để ráo. Trộn đều vào gạo nếp 2 thìa cà phê muối hạt, trộn đều cho gạo và đậu xanh ngấm muối.
Bước 3: Chuẩn bị nồi nước sôi hấp cách thủy, cho gạo nếp trộn đậu xanh vào đồ cho chín trong khoảng 30 phút.
Bước 4: Sau 30 phút, xôi đậu xanh đã chín mềm, các bạn xới đều phần xôi trong nồi lên, dùng 50ml dầu ăn tưới đều vào xôi, đánh tơi ra cho xôi ngấm dầu và tiếp tục đồ xôi thêm khoảng 10 phút nữa cho hạt xôi ngấm dầu, căng mọng.
Bước 5: Xới xôi đậu xanh ra đĩa, có thể dùng thắp hương trong những ngày rằm, mùng 1 hoặc dùng làm đồ ăn sáng cho cả nhà đều rất thơm ngon, có thể dùng kèm với muối vừng.
Thành phẩm: Xôi dẻo dai, đậu xanh bở bùi với cách nấu xôi ngon như trên kể cả khi bạn để xôi qua đêm cũng sẽ không bị rắn, lại gạo mà xôi vẫn giữ được độ dẻo mềm như khi mới nấu.
2. Xôi gấc
Để cầu phúc lộc tàì cho năm mới thêm may mắn, người ta thường hay cũng xôi gấc vào những ngày lễ đầu năm. Sắc đỏ của xôi gấc như 1 lời cầu nguyện bình an và may mắn. Đĩa xôi gấc cũng góp phần giúp mâm cỗ cúng Tết thêm trang trọng và ấm cúng.
Nguyên liệu
– Gạo nếp quê: 2 kg
– Gấc tươi: 1 trái
– Dừa xiêm: 1 trái
– Hành tím: 1 củ
– Đường, muối, dầu ăn và rượu trắng.
Lưu ý chọn nguyên liệu:
– Để cho gấc ngon bạn nên chọn những trái to, chín đỏ, có vỏ mềm và gai đã nở hết. Khi cầm lên thấy chắc tay và cuống hơi héo nhưng vẫn còn dính liền với trái là được.
– Dừa xiêm nên chọn trái bánh tẻ, không quá già hoặc quá non. Dừa già quá nước dừa sẽ chua còn dừa non quá sẽ không thể làm dừa bào ăn kèm xôi được.
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
– Gạo nếp: Vo thật sạch, rồi cho vào một cái chậu nhôm, tiếp tục cho nước ngập mặt gạo ngâm từ 5-6 tiếng, bạn có thể ngâm qua đêm tới. Sau đó, đem xả lại sạch với nước lạnh, để ráo.
– Gấc: Bổ làm 2, lấy hột gấc có thịt đỏ để riêng ra, phần cùi vàng nạo để riêng. Dùng tay bóp cho tan cùi gấc. Sau đó, cho phần gấc thịt đỏ vào chung, bóp tan thịt đỏ gấc cho đều. Lọc lấy hạt gấc để riêng. Trộn phần thịt gấc với 3 thìa rượu trắng, 1/2 thìa muối ướp khoảng 5-6 tiếng như ngâm gạo nếp.
– Dừa xiêm: Bổ lấy nước để riêng, phần cùi dừa chia làm 2:
+ 1 phần: Nạo thành từng sợi dài để ăn kèm với xôi;
+ 1 phần cho vào máy xay nhuyễn, trộn với nước dừa tươi, cho lên bếp đun sôi khoảng 20 phút, lọc lấy 100ml nước cốt dừa, trộn nước cốt dừa với 3 thìa dầu ăn.
Bước 2: Trộn thịt gấc + nếp + ½ muỗng canh muối + hành băm nhuyễn cho thật đều;
Bước 3: Cho hỗn hợp vào xửng, đặt lên bếp hấp khoảng 30 phút, mở nắp xửng ngửa lên, lau khô hết nước đọng trên nắp. Dùng đũa sới xôi lên cho xôi được xốp.
Bước 4: Rưới ½ hỗn hợp nước cốt dừa + dầu ăn lên xôi, đậy nắp xửng lại hấp thêm khoảng 30 phút nữa;
Bước 5: Sau đó, tiếp tục rưới hỗn hợp nước cốt dừa + dầu ăn lên xôi, xới đều
Note: Trường hợp nếu xôi quá khô, bạn có thể rưới thêm một chút nước cốt dừa và dầu ăn rồi hấp thêm 10-15 phút nữa là được.
– Khi xôi đã chín mềm, dẻo, dậy mùi thơm, bạn nhấc xửng ra khỏi bếp
Yêu cầu thành phẩm:
– Món xôi gấc có mùi thơm hấp dẫn, khô vừa, không bị nhão.
– Hạt xôi không bị nở bung, dẻo ngon.
– Gấc trộn đều với xôi cho màu sắc hấp dẫn, không bị lẫn cùi gấc.
3. Xôi đậu phộng
Xôi đậu phộng hoà quyện hương vị thơm ngon giữa nếp dẻo và đậu phộng bùi béo, mềm giòn, ăn vào rất ngon và không tạo cảm giác ngán. Xôi đậu phộng cũng là một trong những loại xôi có trên mâm cúng ngày Tết của nhiều gia đình. Với nguyên liệu dễ tìm, cách làm đơn giản, bạn có thể chọn xôi đậu phộng làm món xôi cúng trong mâm cỗ Tết.
Nguyên liệu
– 500g Gạo nếp
– 250g Đậu phộng
– 1/2 lon Nước cốt dừa
– 100g Dừa nạo
– 4 muỗng Đường trắng
– 2 muỗng Muối
Cách nấu
Bước 1: Ngâm gạo trước khi nấu khoảng 2 tiếng cho xôi mềm và dẻo hơn. Bạn nên chọn loại nếp cái hoa vàng thì món xôi sẽ được dẻo và thơm hơn đấy, sau khi ngâm gạo xong bạn vớt ra cho ráo rồi trộn với chút muối.
Bước 2: Đậu phộng mua về bạn loại bỏ những hạt mốc, đen, sau đó cho vào ngâm với nước nóng để lạc nở (cách làm này sẽ giúp xôi đậu phộng ngon mà không bị nát). Sau khi ngâm xong bạn dùng tay chà để tách bỏ phần vỏ đi.
Bước 3: Cho đậu phộng vào nồi, nấu khoảng 30 phút cho đậu mềm. Trút đậu ra rổ và xả lại nước lạnh cho sạch.
Bước 4: Nếp sau khi ngâm đem vo sạch, trộn đều với đậu phộng và cho vào nồi cơm điện cùng 600ml nước. Bật điện nấu bình thường.
Bước 5: Trộn đềunước cốt dừa, dừa nạo, đường và muối. Khi xôi vừa chín, bạn mở nắp cho hỗn hợp nước cốt dừa vào, trộn đều. Lưu ý, bạn nên rưới đều nước cốt khắp mặt xôi để xôi được thấm đều. Nấu xôi thêm 15 phút và xôi chín xới đều lên, cho ra dĩa rồi rắc mè và dừa sợi để cúng
Cách Nấu Xôi Chè Ngon Cho Ngày Lễ Tết Nguyên Đán Thêm Trọn Vẹn
Ý nghĩa món xôi chè ngày Tết
Món xôi chè vốn được xem là một nét văn hóa hấp dẫn của ẩm thực Việt nói chung và miền bắc nói riêng ở các đám hiếu hỷ của gia đình trong năm hay vào những ngày tết. Chúng ta đã quá ngán với món thịt thì món xôi chè này sẽ giúp vị giác của bạn được giải tỏa, đổi vị.
Món xôi chè ngày tết trước tiên là để cúng tổ tiên, ông bà. Nó được bắt nguồn chính thức từ lễ cúng tất niên chiều 30 tết, 1 lễ cúng mặn và mâm lễ cúng xong là thưởng thức ngay trong bữa tiệc đoàn viên gia đình cuối năm. Có nhiều nơi như Huế, xôi chè là để chuẩn bị cho lễ cúng giao thừa, kèm theo nhiều loại mứt bánh đồ ngọt khác.
Và thưởng thức xôi chè với vị ngọt của đường, cái dẻo kẹo của gạo nếp và vị bùi của đỗ xanh, hòa quyện khiến mỗi người chúng ta lại lưu luyến mãi không nguôi mỗi độ Tết về.
Cách nấu xôi chè ngon cho ngày lễ Tết Nguyên Đán
Nguyên liệu món xôi chè ngon
– 6kg gạo nếp cái hoa vàng
– 1kg đậu xanh
– 0,3 kg hạt sen
– Bột sắn
– Bột năng
– Đường kính trắng
– Dầu ăn
– Muối
Các bước thực hiện món xôi chè
Để làm được món chè này, bạn cần đem ngâm đậu xanh với nước từ đêm hôm trước để đậu xanh mềm bở, xong đem đãi sạch vỏ nấu chín.
Nếu nấu đậu xanh bằng nồi cơm điện thì không cần phải ngâm. Bạn đem nấu đậu xanh cho bở, còn nguyên hạt và không nhão
Khi tiến hành nấu, hạt sen mua về bạn mua được loại tươi thì càng tốt. Còn nếu không có thể sử dụng hạt sen khô. Sau đó đem rửa sạch và cho vào nồi đun nhỏ lửa, nấu chín cho bở.
Bước tiếp theo của hướng dẫn cách nấu xôi chè ngon là để lại một phần đậu xanh để rắc vào chè. Phần còn lại giã nhuyễn rồi nắm lại thành từng nắm vừa lòng bàn tay.
– Tiếp theo, bạn cho nước vào nồi đun cho sôi rồi cho gạo nếp vào nấu chín như nấu thông thường.
– Khi xôi chín, bạn đổ xôi ra tô to rồi thái nốt phần đậu xanh còn lại vào trộn đều cho tới khi hạt xôi tơi ra. Sau đó mới cho hạt sen vào đảo nhẹ nhàng.
Chỉ với vài bước đơn giản cùng những nguyên liệu quen thuộc, bạn đã có ngay món xôi chè cực kỳ thơm ngon, mát lành và bổ dưỡng để cùng cả nhà bày biện lên mâm cỗ ngày tết rồi. Còn chờ đợi gì nữa mà không cùng CET bắt tay vào thực hiện ngay với hướng dẫn cách làm xôi chè ngon và đảm bảo vệ sinh này phải không nào!
2 Cách Nấu Xôi Đỗ Xanh Cho Mâm Cỗ Ngày Tết
– Nguyên liệu
500g gạo nếp.
300g đỗ xanh có thể dùng loại đã đãi vỏ hoặc chưa đãi vỏ đều được.
Muối.
Nếu đậu xanh chưa đãi vỏ, cần ngâm mềm và đãi vỏ hết trước khi nấu.
Đặt xưng hấp và nước lã bên dưới, cho lớp xửng lên và rải lớp gạo nếp đã được trộn đều cùng đỗ xanh. Hấp liên tục với lửa nhỏ trong khoảng 10-15 phút. Trong quá trình hấp nên đảo xôi liên tục để xôi được tơi.
– Trình bày
Khi xôi đã chín, cho vào tô ém chặt và úp sấp lại trong đĩa cho xôi được đều. Thưởng thức khi xôi đang nóng sẽ ngon hơn.
Nếu thích ăn ngọt, ta cũng có thể kết hợp chế biến xôi đỗ xanh ngọt với nước cốt dừa béo ngậy, thơm ngon như sau.
– Nguyên liệu
Số lượng gạo nếp và đỗ xanh tương tự như công thức trên.
Nước cốt dừa.
Đường.
Muối.
– Cách làm
Ngâm xôi và đỗ xanh quá đêm cho đến khi đủ mềm để hấp.
Chắt nước cốt dừa riêng nếu mua phần cùi dừa được gọt riêng. Để nhanh hơn ta có thể dùng nước cốt dừa pha sẵn.
Trộn xôi cùng đỗ xanh, cho lên xửng hấp. Khi hấp xôi được khoảng 5-7 phút, ta trộn nước cốt dừa có pha đường với xôi. Đậy nắp hấp tiếp cho đến khi xôi chín hẳn.
– Trình bày
Khi xôi chín, trộn xôi cùng phần dừa sợi đã chuẩn bị. Cho xôi vào tô vừa và ém chặt, úp xôi ngược vào đĩa cho đẹp mắt.
2. Cách nấu xôi đậu xanh vò
Một kiểu nấu xôi đậu xanh thú vị mà bạn cũng có thể áp dụng để chế biến đó là công thức nấu xôi đậu xanh vò.
– Cách làm
Tương tự như công thức trên. Ta ngâm đỗ xanh qua đêm cho mềm, gạo nếp cũng ngâm mềm.
Gạo nếp ngâm đủ, trộn thêm chút muối và cho lên xửng hấp cho đến khi xôi chín.
Đỗ xanh ngâm mềm, hấp chín và nghiền nhuyễn.
Trộn đều đỗ xanh đã nghiễn nhuyễn với xôi đã nấu chín.
– Trình bày
Cho xôi ra đĩa, ăn khi còn nóng sẽ giúp ta cảm nhận được hương vị ngon hơn.
Theo ngon.online tổng hợp
Gợi Ý Mâm Cỗ Cho Ngày Tết May Mắn
Tết người Việt Nam nhất thiết phải có mâm cỗ, nếu không có cỗ thì không thể gọi là Tết. Mâm cỗ Việt Nam bao giờ cũng thịnh soạn, nhiều màu sắc, với các bát đĩa cao, thấp, đầy, vơi khác nhau. Mâm cơm đầu năm mới trước để cúng thần linh, ông bà tổ tiên để xin lộc của thần linh, tiên tổ. Hết tuần hương, mâm cơm được dọn cho cả nhà cùng ăn, với ý nghĩa hưởng lộc của thần linh, tổ tiên phù hộ, cả năm không ốm đau, con cháu học hành tấn tới, làm ăn phát đạt, gia đình thuận hoà, tránh mọi tai ương.
Từ xưa đến nay, người Việt vẫn luôn cho rằng màu đỏ đem đến sự may mắn. Một đĩa xôi gấc được đơm chỉnh chu, cân đối, đầy đặn trên mâm cúng ông bà tổ tiên ngày Tết không những tạo ra sự dung hòa và thuận lợi cho năm mới mà còn gửi gắm những giá trị tinh thần ngày tết truyền thống của dân tộc. Để có được những đĩa xôi gấc thơm ngon đòi hỏi những giai đoạn chuẩn bị công phu, tỉ mỉ, từ lúc chọn gạo cho đến khi thổi xôi và cuối cùng là đơm sao cho đẹp mắt. Gấc phải đỏ tươi vừa đủ chín và thịt gấc dày, được trộn kỹ lưỡng với gạo nếp thơm đã được ngâm qua một đêm. Khi thổi xôi cần đảo đều vừa phải để gạo chín đều và không bị nát, giữ được độ thơm, dẻo và mềm, màu sắc thì đỏ rực.
Món gà luộc trong ngày Tết mang ý nghĩa cầu gì được nấy, phúc đức đủ đầy Ngày tết là dịp gia đình sum họp nhưng cũng là dịp để hướng về nguồn cội, ông bà tổ tiên. Món gà luộc để cúng cho ngày cuối và đầu năm là không thể thiếu cho bất cứ mâm cỗ cúng tết nào. Không biết tự bao giờ mà gà luộc đã trở thành món ăn không thể thiếu trong các dịp trọng đại. Có lẽ vì người ta tin rằng món gà luộc sẽ mang đến một khởi đầu thuận lợi, vạn phúc đong đầy.
Nem rán là món ăn đơn giản, dễ chế biến nhưng đã trở thành món ăn quen thuộc và đặc trưng nhất trong các gia đình Việt Nam, đặc biệt là các gia đình ở miền Bắc trong dịp Tết. Cùng với lớp bánh đa nem mỏng bên ngoài, nhân nem rán gồm các nguyên liệu như thịt lợn nạc, nấm hương, mộc nhĩ, hành khô, giá sống, trứng, hạt tiêu, muối, gia vị…
Món rau xào thập cẩm thường gồm nhiều các loại đậu, rau củ xanh tươi. Không những là để cân bằng vị trong mâm cơm mà còn mang ý nghĩa cầu tài, sung túc quanh năm.
Một trong các món ăn ngày Tết không thể thiếu trong mâm cỗ là thịt đông. Trong trẻo vạn niên, tình duyên tốt đẹp là ý nghĩa của món ăn này. Phần thịt trong như thạch thể hiện cho sự an lành, trong trẻ cả một năm. Sự hòa quyện, gắn kết giữa các thành phần của món ăn như một lời chúc may mắn dành cho những ai đang và sẽ yêu.Làm thịt đông khá nhanh mà ăn lại rất ngon nữa; ăn kèm với hành muối và dưa cải chua, chấm kèm nước mắm ớt thì rất hợp.
Theo truyền thống, trên những mâm cỗ Tết thường luôn xuất hiện món canh mọc nấm nóng hổi đậm đà. Tết nay không khí giá lạnh đang tràn về, cho nên một bát canh nóng hổi trên mâm cỗ Tết sẽ giúp cả nhà ấm bụng hơn. Hương vị thanh của cà rốt, su hào kết hợp với những miếng mọc giòn đượm hương thơm của nấm khiến bất cứ ai cũng phải mê mẩn. Món canh này còn tạo ra hiệu quả cảm quan mạnh với màu cam đỏ của cà rốt, màu xanh nhạt của su hào, hồng nhạt của mọc và màu nâu nổi bật của mũ nấm.
Người ta có thể nhìn thấy món ăn này màu trắng trong thanh khiết của su hào bào, màu trắng hồng nhạt của giò lụa thái chỉ – biểu trưng cho sự hoàn mỹ. Màu đỏ của cà rốt và ớt – biểu tượng của nhiệt huyết, sức mạnh và tình yêu. Màu vàng rộm của trứng tráng thái chỉ – màu của ánh nắng mặt trời ấm áp, gắn liền với cảm giác về hạnh phúc. Màu xanh của thiên nhiên bừng lên trong từng lá rau thơm, tượng trưng cho sự phát triển hoà thuận, tươi mát và màu mỡ. Cuối cùng là một vòng tròn nâu của lạc vừng rang thơm nức, tượng trưng cho sự bền vững và chắc chắn.
Mỗi năm có một cái Tết là thời khắc gia đình đoàn tụ, vì vậy người Việt cũng cầu kì hơn trong mâm cỗ Tết, thay cho bữa cơm thanh đạm các ngày thường. Sự xuất hiện của bát canh măng miến như lấy lại sự thăng bằng cho bữa cơm ngày Tết. Những ai đã thưởng thức món ăn này vào ngày Tết, khi có dịp được thưởng thức lại, cho dù không phải là ngày xuân cũng cảm thấy rạo rực như đang ở trong không khí ấm áp của những ngày Tết sum vầy.
Bạn đang xem bài viết 3 Cách Nấu Xôi Cúng Ngày Tết Cho Năm Mới Thêm May Mắn trên website Iseeacademy.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!