Xem Nhiều 3/2023 #️ 5 Chữ “Không” Mà Bạn Nên Nhớ Khi Đón Mèo Mới Về Nhà # Top 6 Trend | Iseeacademy.com

Xem Nhiều 3/2023 # 5 Chữ “Không” Mà Bạn Nên Nhớ Khi Đón Mèo Mới Về Nhà # Top 6 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về 5 Chữ “Không” Mà Bạn Nên Nhớ Khi Đón Mèo Mới Về Nhà mới nhất trên website Iseeacademy.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

 

1. Không thay đổi thức ăn đột ngột khi đón mèo mới về nhà

Giữ nguyên “menu” trước đó cho mèo cưng khi về nhà mới (Ảnh: Zooplus)

Bạn nên trao đổi với trại mèo hoặc người bán mèo về những loại thức ăn mèo đang sử dụng tại nhà cũ. Đây không chỉ là điều bạn nên lưu ý khi đón mèo mới về nhà mà còn áp dụng cho cả sau này. Kể cả sống trong một môi trường cố định, việc thay đổi thức ăn một cách đột ngột cho mèo cũng là điều không nên. Mùi thức ăn lạ có thể khiến mèo từ chối ngay lập tức hoặc dễ bị rối loạn tiêu hóa khi thay đổi quá nhanh. Thêm vào đó, di chuyển đến một ngôi nhà mới rất dễ khiến mèo bị căng thẳng. Việc thay đổi luôn thức ăn trong thời gian này sẽ khiến mèo gặp phải tất cả rắc rối về tiêu hóa, không hợp tác do không quen mùi và bị căng thẳng nhiều hơn. 

Bạn vẫn có thể cho mèo ăn một loại thức ăn mới khi chúng đã hòa nhập được với cuộc sống mới. Phương pháp thay đổi thức ăn cho mèo tốt nhất vẫn là trộn thức ăn cũ và thức ăn mới, sau đó giảm dần tỉ lệ thức ăn cũ. Với cách này, bạn sẽ dễ thành công hơn đấy!

2. Không nên thả mèo vào một khu vực quá rộng lớn trong lần đầu tiên về nhà

Để mèo khám phá những khu vực nhỏ trước khi tự do đi khắp nhà (Ảnh: moving)

Mèo con dễ bị choáng ngợp giữa một không gian quá rộng lớn. Chúng sẽ thấy không an toàn ở những nơi như thế này. Đặc biệt là khi nơi này hoàn toàn xa lạ với nó. Tốt nhất, ngay khi đón mèo mới về nhà, bạn nên thả mèo vào một góc nhỏ hoặc phòng nhỏ đã chuẩn bị sẵn đồ đạc cho mèo. Sau khi chúng bình tĩnh hơn, bạn mới cho chúng tự do khám phá những nơi còn lại trong ngôi nhà. Như vậy, mèo sẽ không bị hoảng sợ và hoang mang về ngôi nhà mới của mình.

Những Điều Cần Biết Khi Đón Mèo Về Nhà Mới

03-08-2020, 4:59 pm

0

3350

Mèo mới có những thói quen, tập quán sinh hoạt hình thành từ thời gian sống trong môi trường cũ, chính vì điều này khi nuôi một chú mèo mới, bạn cần trao đổi rõ với người nuôi về những thói quen tốt xấu, thói quen ăn uống và lịch sinh hoạt cũ để chuẩn bị đón mèo.

Mèo cần có thời gian để làm quen ngôi nhà mới 

Chuẩn bị nơi trú ẩn cho mèo mới

Mèo luôn gặp căng thẳng sợ hãi từ sự thay đổi môi trường sống và chúng nhầm lẫn về những gì đang xảy ra. Điều quan trọng nhất phải chuẩn bị trước khi mang mèo về nhà chính là một không gian riêng tư cho mèo. 

Nếu được chuẩn bị sẵn một nơi trú ẩn thoáng mát như chuồng, phòng kín yên tĩnh có diện tích nhỏ vừa, có cửa sổ và cửa ra vào đóng kín thì chú mèo sẽ ổn định tinh thần và cảm thấy an toàn. Trong thời gian một vài ngày khi mèo về nhà mới, những tiếng động, âm thanh và chuyển động nơi mèo ở cần được hạn chế tối đa. Nơi ở của mèo thời điểm này chỉ nên có bát uống nước sạch, bát ăn và chậu cát. Bạn nên tìm hiểu xem mèo thường ăn loại thức ăn khô nào, khẩu vị của mèo ra sao để chuẩn bị sẵn từ trước, tránh cho mèo ăn đồ ăn lạ dễ dẫn đến rối loạn tiêu hóa.

Nếu được, bạn nên chuẩn bị ổ đệm nằm có lót chăn được lấy từ nhà cũ để mèo ngửi thấy mùi hương quen thuộc, khay vệ sinh đặt xa chỗ mèo nằm cũng như xa chỗ để bát thức ăn nước uống, một số đồ đạc có gầm chui để mèo có thể ẩn nấp khi sợ hãi, các loại đồ chơi, trụ mài vuốt, … tốt nhất là mang từ nhà cũ đến cho mèo.

Lưu ý trẻ em và các vật nuôi khác 

Nếu nhà bạn đông người, nhất là có trẻ em, hãy cho mọi người biết về sự xuất hiện của thành viên mới trong nhà để mọi người giữ yên tĩnh cho nơi trú ngụ của mèo mới

Nếu nhà bạn có nuôi thú cưng khác, hãy tránh để chúng tiếp xúc với mèo mới trong thời gian đầu, chờ đợi cho đến khi mèo mạnh dạn hơn mới cho chúng làm quen với nhau

Nên nhớ, bạn không thể ép buộc một chú cún hoặc một chú mèo khác thân thiện và chơi đùa cùng mèo mới nếu chúng không thích. Hãy để mọi thứ thuận theo tự nhiên.

Ngày đầu tiên khi đón mèo về

Khi đón mèo về nhà, tốt nhất nên sử dụng lồng vận chuyển. Mèo sẽ cảm thấy an toàn hơn khi nằm trong lồng vận chuyển kín, túi đựng mèo cũng là một giải pháp hay. Trong quá trình đưa mèo về nơi ở mới, mèo đã rất lo sợ, do đó, chúng ta cần phải hạn chế đến mức tối thiểu những nhân tố gây nên lo lắng ngay khi mèo về đến nhà. Đưa mèo đến nơi đã chuẩn bị sẵn, cố gắng giữ yên tĩnh hết mức ở xung quanh đó. Để cho mèo có một thời gian ngắn để tự khám phá chỗ ở mới. Ngồi cạnh đó, giữ yên tĩnh để mèo tự tìm hiểu, đừng cố gắng bắt mèo lại gần mình, chỉ ngồi quan sát, mèo sẽ tự tìm đến bạn khi mèo đã thấy an toàn. Đừng vội vã tiếp cận mèo, cho chúng thời gian làm quen. Nên nhớ, mèo rất cần thời gian để làm quen tất cả và chỉ thân thiện khi mèo cảm thấy thật an toàn với nơi ở mới.

Những ngày tiếp theo

Nếu qua vài ngày đầu, bạn thấy mèo đã bắt đầu quen thuộc và mạnh dạn chơi đùa khi bạn ở trong phòng, đứng gần cửa khi bạn ra vào phòng, hoặc cào móng vào cửa, kêu đòi ra thì có nghĩa mèo đã chán ở trong phòng và muốn ra ngoài tìm hiểu. Khi ấy bạn có thể để mèo làm quen với các thành viên trong gia đình. 

Nếu mèo vẫn còn lẩn trốn mỗi khi bạn vào phòng, hãy cho chúng thêm thời gian cho đến khi chúng thực sự sẵn sàng.

Trong trường hợp chú mèo quá nhút nhát, thi thoảng bạn hãy mở cửa phòng vào ban đêm để mèo tự khám phá căn nhà, khi ấy mèo sẽ yên tâm hơn vì không sợ ai quan sát. Ngoài ra, bạn có thể mang các đồ vật mới vào phòng như gối tựa, chăn đắp, thảm trải,… để chúng làm quen với mùi hương mới.

Các Thủ Tục Nhập Trạch Về Nhà Mới Mà Bạn Nên Biết

Lễ Nhập Trạch hay người ta còn gọi là lễ dọn vào nhà mới. Có thể là nhà tự xây cất hoặc ngôi nhà mới mua. Đây là một trong những nghi lễ quan trọng trong nghi lễ cổ truyền của người Việt.

Khi dọn về nhà mới. Các gia chủ phải tuân theo các quy định định cổ truyền mà ông cha ta để lại là

– Bài văn khấn và lễ vật Cúng Nhập Trạch về nhà mới

– Các gia chủ cần chọn ngày giờ tốt để dọn đến nhà mới.

– Khi chuyển nhà thì đồ đạc của gia chủ phải do người trong nhà tự tay dọn đến ngôi nhà mới.

– Đặc biệt các bài vị cúng Gia Thần, Tổ Tiên phải do gia chủ tự tay cầm đến ngôi nhà mới của mình. Còn những người khác trong gia đình thì đi theo sau, tay cầm tiền lẻ của mình mang đến nhà mới. Chúng ta nên tránh chuyển nhà vào buổi tối mà nên chuyển nhà vào ban ngày.

Nếu như gia đình bạn có đông đủ các thành viên chồng vợ và con cái. Thì việc đầu tiên là vợ gia chủ cầm 1 chiếc gương tròn đem vào trước nhà. Lưu ý để mặt gương soi vào nhà. Tiếp đến là gia chủ tự tay bưng bát nhanh thờ tổ tiên gia đình. Sau đó lần lượt các thành viên trong gia đình mới đem vào: Bếp lửa ( Bếp nên để cháy đỏ từ nhà cũ đem qua nhà mới), chăn nệm, gạo, nước, muối, tư trang quý giá…

Nếu như trong gia đình vắng người chồng thì mẹ bưng bát nhang thờ tổ tiên vào trước. Tiếp theo đó là con cái mang bếp, gạo, chăn nệm… vào.

Các gia chủ nên lưu ý chuyển đồ đạc vào nhà trước, dọn đồ cúng sau.

Khi các thành viên trong gia đình đến ngôi nhà mới không để tay không vào nhà. Và những người tuổi dần không được phụ dọn đồ đạc trong gia đình. Và những người phụ nữ có thai không được phụ dọn. Nếu như phụ nữ mang thai muốn phụ dọn. Thì mua một cây chổi mới, dùng chổi quét qua 1 lượt các đồ vật không sao. Trong giờ tốt thì gia chủ tự tay cần tiền bạn, trang sức và các tài sản quý giá cất vào tủ.

Đối với ngôi nhà để trống đã lâu trước khi thuê/ mua và bắt đầu sử dụng, việc xua đi khí xấu, tận dụng trọn vẹn khí tốt cho gia chủ là điều cần được chú ý.

Chúng to nến đốt một cấy nến và đặt ở góc Đông Nam trong nhà. Theo dõi dõi ánh lửa tránh bị gió lùa để dễ dàng theo dõi hướng cháy cửa lửa. Nếu như ngôi nhà để quá lâu, nhiều ẩm mốc, độ ẩm cao, khí độc hại xấu. Thì nên để ánh lửa lập lòe chứ không cháy đứug ngọn lửa. Điều đó giúp xác địn được tình trạng của nhôn nhà cũng như kiểm soát được khí lưu trong nhà.

Xông theo nguyên tắc từ trên xuống dưới và từ trong ra ngoài. Các gia chủ nên chú ý xông kỹ những góc tường hứng nước mưa nhiều, ẩm mốc cao. Khi xông nhà bạn nên bật hết các bóng đèn điện lên. Để thấy rõ hiện trạng ngôi nhà của bạn. Nếu như ngôi nhà chưa có điện nên nhóm bếp lửa và đem chậu cây xanh đặt vào hướng Nam hay Đông Nam trong nhà. Để tăng cường dương khí.

Hãy chọn chuông gió bằng kim loại, phát ra âm vực cao, ứng với cung Thương của ngũ âm cổ. Theo phong thủy, loại chuông gió này thuộc hành Kim, mang ý nghĩa tiền tài theo gió vào nhà. Đồng thời người xưa cũng quan niệm rằng, âm thanh của kim khí có khả năng xua đi tà ma dịch bệnh, mang lại may mắn, báo hiệu đã có người cư ngụ, dương khí đã đến vùng đất này, “người âm” hãy tránh xa.

Thời xưa, lúc nhà còn xây trên nền đất, khi dọn vào nhà mới người ta thường lấy các mẩu vàng găm (đá phong thủy) nhỏ hoặc 8 đồng xu chon ở 4 góc nhà với ngụ ý tiền tài vào tứ phương, đồng thời xua đi tà khí, trấn nhà để được cát tường. Ngày nay, việc đó được gia chủ làm trước lúc lát gạch cho sàn nhà. Nếu căn nhà bạn dọn đến không cần phải sửa lại sàn nhà, hãy bỏ vàng găm và tiền xu vào một cái lọ nhỏ để trong góc nhà, hay góc cửa cũng mang ý nghĩa tài lộc tương tự.

Ngoài ra, cũng có thể để vài mẩu vàng găm vào trong bát nhang địa tài, vì Thổ sinh Kim, sẽ mang lại tài lộc. Nếu có điều kiện, hãy thay vàng găm bằng thạch anh trắng, cũng có ý nghĩa như vậy, nhưng công năng của thạch anh cao hơn, vì từ tính của nó thuộc loại mạnh nhất và ổn định nhất. Dùng thạch anh trong nhà sẽ giúp ổn định từ trường, điều tiết chướng khí, mang lại sự ổn định và tài lộc cho gia chủ.

Khi chuyển nhà thì bạn nên lựa chọn một số dịch vụ hữu ích như chuyển nhà trọn gói. Hay dịch vụ Taxi tải Hà Nội. Có thể liên hệ theo số điện thoại Phi Long: 0963.63.5767. để được tư vấn thêm.

Cách Cúng Nhập Trạch Khi Dọn Về Nhà Mới Mà Bạn Cần Biết

Lễ nhập trạch là điều rất quan trọng và được xem như là một thủ tục quan trọng nhất khi chuyền về nhà mới. Vậy nên cách cúng nhập trạch khi dọn về nhà mới rất được quan tâm của mỗi người, đặc biệt là khi chuyển về những ngôi nhà chung cư vì diện tích ở đó cũng khá hẹp và họ cũng không nhiều người có kinh nghiệm về vấn đề này.

Cách cúng nhập trạch khi về nhà mới cần thiết

Nếu bạn thuộc trong những người đang có mong muốn tìm hiểu về cách thức này một cách trọn vẹn thì trong bài viết sau đây, chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn một số thông tin cần thiết để bạn tham khảo qua và có sự lựa chọn dành riêng cho mình.

Sắm lễ nhập trạch để cúng khi dọn về nhà mới

Khi sắm lễ thì theo quan niệm dân gian, mâm cúng lễ quả cần có 3 phần chính là ngũ quả, hương hoa và rượu thịt.

Đối với phần ngũ quả, người ta thường cần phải sắm ít nhất là 5 loại quả trở lên để bày lên đĩa cúng. Ví dụ: nải chuối, xoài, đu đủ, mãng cầu, dừa hoặc là dưa hấu… Tất cả các trái phải được lựa chọn kỹ càng, phải to, đẹp, tươi. Sau khi rửa sạch thì cần phải sắp xếp một cách ngay ngắn lên đĩa theo yêu cầu đề ra.

sắm lễ nhập trach phù hợp

Mâm hương hoa sẽ gồm: hoa tươi, nhang, đèn cầy đỏ 1 cặp, 3 miếng trầu cau đã têm, giấy vàng bạc và 1 đĩa chuối, 3 hũ đựng muối, gạo, nước trộn lẫn với nhau. Hoa tươi có thể linh hoạt lựa chọn theo mùa, ví dụ như các loại hoa hồng, hoa ly, hoa cúc…Đều được chấp nhận cả.

Đối với mâm rượu thịt sẽ bao gồm: 1 bộ tam sanh ( 1 miếng thịt luộc, 1 con tôm luộc, 1 trứng vịt luộc), xôi, gà phải luộc nguyên con, 3 chum trà, 3 chum rượu và 3 điếu thuốc.

Nghi lễ nhập trạch khi dọn về nhà mới

Để làm lễ nhập trạch thì trước hết khi đến thì gia chủ cần phải mang theo chiếc chiếu đang dùng của mình ( nếu sử dụng nệm thì lấy nệm), một bếp lửa và một cái chổi mới, lễ vật…Để vào nhà mới. Những thành viên còn lại trong gia đình cần đi phía sau và mang theo tiền của.

Sau đó cần sắp xếp lễ vật lên mâm theo hướng hợp với gia chủ. Phải đích thân gia chủ thắp tạm nén nhang, cắm vào lư để xin nhập trạch vào nhà mới và xin phép Thần linh rước vong linh Gia tiên về nơi ở mới để thờ phụng.

Nghi lễ nhập trạch cần thiết khi về nhà mới

Kế đến thì gia chủ sẽ phải châm bếp và đun nước với mục đích khai bếp và pha trà để dâng lên thần linh và gia tiên. Sau khi khấn thần linh xong thì gia chủ cần làm lễ cáo yết Gia tiên trước, sau đó mới được phép sắp xếp các đồ đạc trong nhà. Khi đã dọn xong đồ đạc cần thiết, để gia trang được bình an thì cả nhà cần phải tổ chức lễ bái tạ Thần Phật, các vị Thánh thần và Tổ tiên…

Đó là một số thông tin cần thiết để bạn có thể hiểu được về cách cúng nhập trạch khi dọn về nhà mới này. Ở đây sẽ còn một phần nữa đó và văn khấn khi về nhà mới, nhưng sẽ được thể hiện rõ ràng hơn trong bài viết sau. Và hy vọng rằng, sau khi đọc bài viết này thì bạn cũng sẽ có thêm kinh nghiệm để chuẩn bị nếu có chuyển về nhà mới một cách hiệu quả.

Bạn đang xem bài viết 5 Chữ “Không” Mà Bạn Nên Nhớ Khi Đón Mèo Mới Về Nhà trên website Iseeacademy.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!