Cập nhật thông tin chi tiết về 5 Ngôi Chùa Cầu May Nổi Tiếng Nhất Bình Dương mới nhất trên website Iseeacademy.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
1. Chùa Châu Thới
Tọa lạc trên ngọn núi cùng tên thuộc phường Bình An (thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương), ngôi cổ tự Châu Thới gắn với sự tích hòn đá thần cầu an không thể phá bỏ, kể cả nổ mìn. Đặc biệt, có lời đồn vì hòn đá này mà khu vực quanh chùa không có sóng điện thoại di động. Người dân gọi hòn đá này là “ông Tà”, vị thần giữ cửa chùa.
“Ông Tà”. Ảnh: Pháp luật VN
Ảnh: Youvivu
Theo Pháp luật Việt Nam, đứng từ xa thấy rõ cổ tự với 2 bức tượng phật Quan Âm cao 22,5m, nặng 100 tấn đặt trên đỉnh núi cao. Với 220 bậc thang được xây dựng vào năm 1971 đã tạo nên con đường quanh co uốn lượn lên chùa thật nên thơ.
Ảnh: Youvivu
Đỉnh mái chùa có chín con rồng lớn nhìn ra nhiều hướng với những họa tiết chạm trổ sinh động. Hiện cổ tự Châu Thới đang lưu giữ nhiều pho tượng quý đúc bằng đồng và đá cẩm thạch được các nghệ nhân tận xứ Huế vào chế tác.
Ảnh: Youvivu
Ngoài ra, nhà chùa còn thờ bộ Thập Bát La Hán và Thập Điện Diêm Vương bằng đất nung, là hai bộ tượng xưa và độc đáo cho thấy nghề gốm ở địa phương phát triển khá sớm.
Ảnh: Youvivu
2. Chùa Thái Sơn
Theo Du lịch 24h, chùa Thái Sơn tọa lạc ở xã Định An, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương, trong Khu du lịch sinh thái Núi Cậu – Hồ Dầu Tiếng. Chùa thuộc Hệ phái Bắc tông.
Ảnh: Tripnow
Đầu tiên, du khách sẽ đến thăm chùa Thái Sơn nằm lưng chừng dưới chân núi Cậu có độ cao chừng 50m. Tuổi Trẻ cho biết, chùa do hòa thượng Thích Đạt Phẩm, còn gọi là Thầy Sáu, xây dựng năm 1988, với khuôn viên trên 5ha gồm các hạng mục như cổng tam quan rất bề thế, lợp ngói xanh giả cổ, ngôi Cửu Trùng Đại Tháp cao 36m có 9 tầng, tượng Nam Hải Quán Thế Âm Bồ Tát cao 12m, chánh điện điện ngọc rất hoành tráng được kiến trúc theo phong cách cổ lầu phương Đông.
Ảnh: Tripnow
Sau khi tham quan cảnh chùa, du khách ra phía sau chánh điện. Ở đây có một con đường lên núi với hơn 1.000 bậc tam cấp đá. Lưng chừng núi có quán giải khát bán nước ngọt, nước suối và có võng cho khách nằm nghỉ mệt.
Đỉnh núi có một am miếu nhỏ hai tầng, dưới thờ tượng “Cậu Bảy” mặc áo nhà võ, thủ tấn, đi quyền trông rất oai phong, lẫm liệt.
Ảnh: Thái Sơn
Du khách có thể ngồi chơi ở nhà mát trên đỉnh núi Cậu, cạnh nhà mát có một cây sung cổ thụ 300 năm tuổi. Vùng núi Cậu còn nhiều loại gỗ quý như gõ, căm xe, giáng hương, bằng lăng… Đây còn là nơi sinh sống của nhiều loài động vật như nai, mễn, heo rừng…
Ảnh: Tripnow
Từ Am Cậu trên đỉnh núi, du khách có thể phóng tầm mắt nhìn bao quát hồ Dầu Tiếng trắng xóa, rộng mênh mang xa tít đến tận chân trời.
3. Chùa Hội Khánh
Theo thông tin trên website của tỉnh Bình Dương, ngôi chùa Hội Khánh tọa lạc dưới chân đồi, cách trung tâm thị xã Thủ Dầu Một 500m về hướng Đông, số 35 đường Bác sĩ Yersin, phường Phú Cường, Thị xã Thủ Dầu Một. Đây là một công trình kiến trúc tôn giáo, nhệ thuật lớn nhất tỉnh, được công nhận di tích lịch sử – văn hóa cấp Quốc gia ngày 7/1/1993.
Ảnh: Youvivu
Nơi đây cũng đón nhận kỷ lục về tượng Phật nhập niết bàn nằm trên mái dài nhất châu Á. Với kích thước dài 52m, cao 12m nằm cách mặt đất 24m.
Ảnh: Youvivu
Đã từ lâu, chùa Hội Khánh là một trung tâm tu học Phật giáo trong vùng. Nhiều thầy đào tạo từ chùa đã ra mở chùa mới và trụ trí ở đó
Ảnh: Youvivu
4. Chùa Tây Tạng
Chùa Tây Tạng là một ngôi chùa Việt Nam, hiện tọa lạc tại 46B Thích Quảng Đức, phường Chánh Nghĩa, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Ngôi chùa này thuộc hệ phái Bắc tông và đã được sách Kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục là “Ngôi chùa có tượng Bồ Đề Đạt Ma bằng tóc lớn nhất”.
Tượng Bồ Đề Đạt Ma. Ảnh: Du lịch Bình Dương
Nằm dưới rừng đại thọ, chùa Tây Tạng đã được nhiều lần trùng tu và ngày thêm trang nghiêm theo lối kiến trúc kết tân, Du lịch 24h cho hay.
Chính điện thiết kế thờ phượng như một pháp hội khi Phật còn tại thế. Ở giữa điện thờ Phật Thích-Ca (tượng cao thiền tọa 2m3). Chung quanh gồm chư Phật ở các vị trí như tầng dưới thờ Địa Tạng, Di Lặc; tầng kế thờ Phổ Hiền, Văn Thù; tầng trên là Quan Âm, Thế Chí…
Ảnh: Du lịch Bình Dương
Sau lần đại trùng tu vào năm 1992, chùa có dáng dấp gần giống như một ngôi chùa Tây Tạng. Chính điện cấu trúc hình khối vuông, chính giữa là ngôi tháp (stupa), tứ giác có chiều cao trên 15 mét.
Cách thiết kế tầng thượng ở mặt bằng nốc chùa… năm điện thờ năm vị gọi là ‘ngũ trí Như Lai.
5. Chùa Bà Thiên Hậu
Tại khu vực trung tâm của Thủ Dầu Một còn có hai địa chỉ kiến trúc rất đẹp nữa chính là Chùa Bà Thiên Hậu.
Ảnh: Du lịch Bình Dương
Ngôi miếu gồm 3 dãy nhà, ở giữa là chính điện đề ba chữ “Thiên Hậu Cung”, trên hai cánh cửa chính đề bốn chữ “Quốc Thái Dân An”, hai bên là hai cặp câu đối ca ngợi công đức của Bà.
Lễ hội chính ở miếu Bà là Lễ hội Chùa Bà được long trọng tổ chức vào đêm ngày 14 đến rạng sáng ngày rằm 15 tháng Giêng âm lịch hàng năm.
Bí Ẩn Trong Ngôi Chùa Cầu Con Nổi Tiếng Sài Gòn
Yên bình giữa lòng phố thị
Theo các tài liệu, ban đầu chùa có tên là Ngọc Hoàng Điện thờ Ngọc Hoàng thượng đế, kiến trúc mang đậm phong cách của người Hoa, với nhiều hoa văn họa tiết độc đáo, được xây dựng bằng gạch xưa, mái lợp ngói lưu ly với nhiều màu sặc sỡ.
Theo sử sách ghi lại, ban đầu ông Lưu Minh (người Quảng Đông) xây dựng để thờ cúng cho việc làm ăn thuận lợi. Đến năm 1982 chùa được hòa thượng Thích Vĩnh Khương tiếp quản. Kể từ đó ngôi chùa đã thuộc quản lý của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam.
Chùa Phước Hải mang một nét độc đáo riêng, khác với những ngôi chùa khác ở Việt Nam thường thờ Phật, chùa Phước Hải lại thờ Ngọc Hoàng. Trong chùa chỉ có duy nhất một điện thờ Phật Dược Sư. Với dân gian Ngọc Hoàng là vị thánh tối cao và cũng là vua trên trời. Chùa Phước Hải ngày nay đã trở thành một di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia.
Du khách khi bước vào ngôi chùa này, sẽ thấy thanh tịnh với hồ nước ở giữa sân, trong làn khói hương mờ ảo khắp sân trên ngôi chùa cổ kính.
Chùa Phước Hải hay chùa Ngọc Hoàng
Hiện tại, nếu du khách đến chùa có thể thấy hồ chứa nước rất sạch sẽ, số lượng cá nhiều chủng loại, sống khỏe mạnh. Đặc biệt, trong hồ cá du khách sẽ thích thú khi chiêm ngưỡng chú cá trê màu trắng do người dân phóng sinh, ngoài đời rất hiếm gặp loại cá trê có màu sắc này.
Phía bên phải hồ nước có 1 khu nuôi ba ba hay còn gọi là cua đinh và nuôi rùa. Trong hồ nuôi cua đinh có một chú cua đinh màu trắng. Những chú cua đinh bình thường có màu đen nên việc trong chùa có 1 chú cua đinh màu trắng khiến du khách thích thú.
Rùa tại chùa.
Bên trái hồ nước là nơi được xây dựng một khu chuồng để nuôi rùa cạn. Những chú rùa này được Phật tử nhiều nơi mang đến để phóng sinh. Vì phật tử phóng sinh nhiều nên nhà chùa xây thêm nơi đây để nuôi. Nhiều du khách đến thăm thường mang thức ăn cho những chú rùa này.
Đi qua hồ nước là tháp để phật tử thắp hương trước khi vào chùa. Phía bên phải của tháp này có một hồ nước. Dưới hồ nước này cũng có rất nhiều rùa. Những chú rùa này mang theo những câu chuyện của nhiều người đến chùa cầu may, cầu tự…
Nhìn tổng thể bên ngoài, chùa Phước Hải được bao bọc dưới tán đa cổ thủ trăm tuổi, tạo nên vẻ cổ kính, thanh tịnh. Giữa lòng phố thị ồn ào, bước vào chùa Phước Hải du khách có thể cảm nhận được sự yên bình đến lạ. Nó dường như cách ly con người ta khỏi thế giới xô bồ…
Kiến trúc độc đáo thu hút
Trong chùa có tổng cộng trên 300 tượng thờ, được phân bố trong ba gian thờ, mỗi gian nhà thờ là một tác phẩm kiến trúc mỹ thuật mang nét đặt sắc giữa thiên – địa giao hòa.
Gian lớn nhất là tiền điện nằm ở giữa, sau đó là trung điện và chánh điện. Gian ở giữa là gian thờ các bậc thiên tướng và Ngọc Hoàng, theo thứ tự từ ngoài vào trong gồm có: Thổ địa bên trái cửa vào, Môn Quan bên phải cửa vào và Phật Dược Sư đặt ở giữa chánh điện.
Cung thờ Ngọc Hoàng ở giữa, du khách có thể thấy được vẻ uy nguy, khuôn mặt chữ điền bình thản, hai má cao và rộng, hai tay cầm cầm tịnh liễn, đầu đội mũ bình thiên, có các văn võ đứng hầu, đây là pho tượng lớn nhất trong chùa.
Bên trái là cung thờ Chuẩn Đề Quan Âm với chiếc áo vàng nhiều cánh tay còn bên phải là cung thờ Thái Ất Chân Nhân cưỡi chim hạc ở trên cao và tứ đại kim quang, hòa thượng Đạo Minh, Bắc Phương Trấn Võ. Ngoài ra còn có các tượng thờ khác như: Nam Tào, Bắc Đẩu, Hoa đà tiên sư…
Sau đó, du khách bước vào gian trung điện, hai gian này ngăn cách nhau bởi hành lang nhỏ chỉ đủ một người đi lại. Gian bên trái từ ngoài vào, từ trước ra sau có những hương án với các tượng thờ Kim Hoa thánh mẫu, mười hai bà mụ và các nhũ mẫu chạm trổ tinh tế, họa tiết ấn tượng trong các tư thế nuôi dạy cho trẻ nhỏ.
Mười bức chạm gỗ diễn tả các hình phạt tại địa ngục được chạm khắc trên chất liệu gỗ quý.
Gian tiếp theo là Thập Điện Diêm Vương, gồm có thờ các Nhị Vị song án, Mã tướng quân, Thành Hoàng Lỗ Ban và Thái Tuế, trước đó là mười bức chạm gỗ cảnh mười cửa ngục phân bổ đều trên các bức tường. Mười bức chạm gỗ diễn tả các hình phạt tại địa ngục. Nối liền 2 gian có các tượng thờ: Quan Âm, Kim Đồng, Ngọc Nữ, Địa Tạng Vương bồ tát… Những mảng gỗ sậm từ tường cột đến từng bức tượng tạo cho không gian một vẻ tĩnh mặc.
Trong 300 bức tượng trong chùa thì có đến gần 100 bức tượng được làm hoàn toàn bằng giấy bồi. Chỉ với giấy bồi và nan tre, các nghệ nhân đã đắp nên những bức tượng rất sống động, đầy vẻ oai nghiêm nhưng vẫn ẩn chứa sự hiền hòa, bình an. Gần trăm năm kể từ lúc những bức tượng này ra đời, vẫn còn giữ được nét mới, và hầu như chưa thấy dấu ấn thời gian tác động trên những bức tượng có một không hai này.
Mỗi gian điện thờ gắn liền với những câu chuyện thú vị mà khách thập phương truyền tai nhau. Người đến cầu tài cầu lộc thì qua điện Ngọc Hoàng. Người đến cầu tự thì vào điện Kim Hoa thánh mẫu… Khách đến cũng có những thủ tục và hành động tín ngưỡng nhất định để mong rằng lời khẩn cầu của mình sẽ thành hiện thực. Chính vì vậy, chùa Phước Hải còn được nhiều người truyền tai nhau là nơi cầu tự, cầu duyên linh thiêng bậc nhất Sài Thành.
Chuyện cầu con, cầu duyên
Không phải ngẫu nhiên mà các hồ trong chùa Phước Hải được người dân phóng sinh nhiều cá, nhiều rùa như vậy. Trước đây, hồ nào trong chùa cũng đầy ắp cá, rùa nhiều con to quá cỡ. Hiện tại số cá, số rùa đã được hạn chế hơn rất nhiều so với trước kia.
Sở dĩ có chuyện như vậy là vì nhiều người cho rằng, khi đến chùa khấn nguyện, tùy vào việc xin điều gì mà người ta phóng sinh con vật cho phù hợp. Ví như thả cá chép vàng, chép đỏ thì cầu làm ăn, cầu tài lộc; cá trê cầu sức khỏe, giải hạn; cá rô bí, ba ba là cầu qua tuổi hạn; phóng sinh chim là cầu siêu cho người đã mất… đặc biệt phóng sinh rùa để cầu con cái.
Nói về cầu tự, ngôi chùa Phước Hải được nhiều người dân cho rằng nổi tiếng linh thiêng. Những cặp vợ chồng đến đây thường thả một cặp rùa ghi tên tuổi của mình. Nghe đâu nếu là cặp rùa mang bầu thì càng ứng nghiệm. Nhìn bể rùa đông đúc và các tiệm bán rùa ở ngoài cổng đủ biết số lượng người cầu con đến chùa đông như thế nào.
Nơi các phật tử cầu tự nằm ở phía bên trái chánh điện có treo biển “Kim Hoa thánh mẫu” và 12 bà mụ. Đây là nơi cầu con cái nên thường đông đúc nhất, người ra vào không dứt. Ở những điện khác trong chùa, người đến chùa tự tay thắp nhang khấn nguyện chỉ trừ nơi thờ Ngọc Hoàng ở chánh điện và ở đây có thêm người của nhà chùa giúp đỡ, như một sự kết nối với đấng thần linh.
Theo tìm hiểu từ nhiều người dến cầu tự, họ cho biết Kim Hoa thánh mẫu là vị thánh coi về việc sinh đẻ trên chốn nhân gian. Bên dưới bà là 12 bà mụ, mỗi bên 6 người tư thế khác nhau. Mỗi bà lo một việc, người nắn tay, kẻ nắn chân, người nắn đầu, kẻ nắn mắt, người dạy trẻ tập bước, tập nói… Những người giúp đỡ họ khấn nguyện giải thích như vậy.
Gian thờ Kim Hoa thánh mẫu
Một người phụ nữ kể rằng, khi muốn cầu tự, người trong chùa sẽ cho họ một dây chỉ đỏ đeo vào tay rồi khấn. Nếu cầu con trai thì khấn xong treo vòng chỉ vào các bức tượng bên phải, và ngược lại, muốn sinh con gái thì treo vòng chỉ vào các bức tượng bên trái. Sau đó xoa vào bụng bà mụ 3 cái rồi xoa vào bụng mình 3 cái. Tiếp đến là xoa vào bụng đứa con nít dưới chân bà mụ 3 cái rồi lại xoa vào bụng mình 3 cái nữa.
Xong phần nghi thức đó, người giúp đỡ những người cầu tự châm đèn và đọc tên tuổi người cầu con. Theo quan sát, số lượng dây chỉ đỏ ở bên nam nhiều hơn hẳn, những bức tượng cũng láng bóng hơn bên nữ, điều này thể hiện việc cầu quý tử nối dõi vẫn chiếm phần đông.
Không biết chuyện cầu con có linh ứng hay không, nhưng dạo qua một vòng quanh chùa để hỏi han dư luận thì nhiều người cho rằng: “Cầu con ở đây linh nghiệm lắm”.
Một người buôn bán trước cổng chùa cho biết rất nhiều trường hợp hiếm muộn đến đây xin con chỉ hai ba tháng sau đã có thai. Khi hỏi vì sao người bán hàng biết những người này đến cầu là có con như ý muốn vậy? Người này cho hay, bà bán hàng ở đây lâu năm nên việc có người đến cầu tự rồi quay lại để tạ lễ là điều không hiếm gặp. Họ chia sẻ niềm vui và tỏ lòng thành kính với chùa.
Mỗi năm, vào đúng ngày sinh của con mình, họ đều đến đây để làm lễ tạ. Dù xa xôi mấy, trong Nam ngoài Bắc, kể cả Việt kiều cũng đều đặn quay lại tạ lễ. Người có điều kiện hơn thì may áo và tham gia vào lễ thay áo cho 12 bà mụ được tổ chức hàng năm.
Một phụ nữ tên Ngọc chia sẻ câu chuyện của mình về ngôi chùa Ngọc Hoàng trên diễn đàn trẻ thơ. Chị cho biết, hồi chị chưa có gia đình thì cảm thấy lận đận về đường tình duyên, quen ai cũng chẳng đi đâu về đâu cả. Rồi tình cờ chị Ngọc nghe người ta nói về sự linh thiêng trong cầu duyên và cầu con ở chùa Ngọc Hoàng (tên người dân hay gọi chùa Phước Hải) nên đến cầu mong gặp được người hợp với mình. Không lâu sau đó chị tình cờ gặp và nên duyên với ông xã bây giờ.
Sau khi lấy nhau, chị có bầu nhưng không may đứa bé bị chết lưu. Vợ chồng chị đã rất khủng hoảng. Sau đó chị tiếp tục vào chùa khấn xin con và có thai trở lại. Năm nay cháu bé đã 3 tuổi và rất khỏe mạnh.
Tuy nhiên, nhiều người được hỏi có tin vào sự linh ứng ở đây không thì họ chia sẻ thật tình: “Có bệnh thì vái tứ phương em ạ, hiếm muộn khổ lắm. Giờ không nhờ được bác sỹ thì chỉ biết đặt niềm tin vào tâm linh thôi em. Biết đâu đấy lại may mắn có được một đứa con thì sao, sống cần phải có hy vọng em ạ”.
Chia sẻ với phóng viên, một nhà sư cho biết: “Tín ngưỡng tôn giáo vốn là để con người khi khổ đau, tuyệt vọng nhất trao gửi niềm tin và là chỗ dựa. Nhưng tin tưởng không có nghĩa là mê tín, để kẻ xấu lợi dụng moi tiền của. Phật tử hiếm muộn, trước tiên nên nhờ đến y học. Cầu con hay cầu duyên là biện pháp giúp tâm an, tăng thêm sự tin tưởng. Song song đó, Phật tử nên làm nhiều việc thiện, tâm an bình thì phước lành sẽ sớm đến”.
Không chỉ có những đóng góp cho hoạt động tín ngưỡng, văn hóa, trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, hòa thượng Thích Vĩnh Khương của chùa Ngọc Hoàng còn tổ chức nuôi giấu cán bộ cách mạng. Chùa Ngọc Hoàng cũng là một địa điểm giấu quân của quân giải phóng.
Những giá trị về kiến trúc, nghệ thuật của điện thờ, và đặc biệt là những pho tượng bằng giấy bồi độc đáo, chùa Ngọc Hoàng đã được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia vào năm 1994. Hàng năm vào ngày 9 tháng Giêng, chùa tổ chức lễ vía Ngọc Hoàng, đây thật sự là một ngày lễ hội cho người đến chùa trong những ngày đầu năm mới.
Những Ngôi Chùa Cầu Con Nổi Tiếng Linh Thiêng Dịp Đầu Xuân Năm Mới
Chùa Hương, chùa Đô Mỹ, chùa Từ Quang… là những ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng dành cho những ai muốn cầu con cái.
Chùa Hương
Theo tương truyền, các cặp vợ chồng hiếm muộn cầu con cái thường đến Chùa Hương (nằm ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội) để cầu xin trời phật ban cho một mụn con để khỏi cô quạnh khi tuổi già. Việc này có từ xa xưa và đã tạo thành nếp được học giả Phan Kế Bính chép vào sách “Việt Nam phong tục”.
Trong chùa có một hang đá, thạch nhũ mọc hai bên, tục gọi là núi Cô, núi Cậu.
Những người cầu tự đem vàng, hương, oản, lễ đến chùa, rồi đem quà bánh đến chỗ hang thạch nhũ ấy, coi hòn nào thích mắt thì xoa tay vào đầu mà khấn: “Cậu về ở với vợ chồng nhà tôi nhá”. Ai nhiều con trai rồi muốn cầu con gái thì sang dãy núi Cô cũng nói như vậy.
Khấn xong lúc trở ra về, ăn thì thêm bát thêm đũa, đi đò thì trả thêm một suất tiền cho người lái đò, làm như đã có một người đi theo vậy. Nếu về nhà mà sau vợ có mang sinh con, mỗi năm, người cầu tự phải đem con về chùa lễ tạ ơn Phật.
Chùa Ngọc Hoàng
Chùa Ngọc Hoàng nằm ở số 73 đường Mai Thị Lựu, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Ngôi chùa này được xem là địa chỉ đỏ cho các cặp vô sinh hiếm muộn muốn thành tâm cầu mong có một đứa con.
Những người đến đây cầu con thường mua một đôi rùa rồi viết tên hai vợ chồng lên, thả xuống bể. Nếu cặp rùa này sinh đẻ thì càng linh thiêng. Trong chùa có phòng nhỏ thờ “Kim Hoa thánh mẫu” và 12 bà mụ – đây chính là nơi để các cặp hiếm muộn cầu con.
Kim Hoa thánh mẫu là người trông coi việc sinh đẻ trên nhân gian còn bên dưới là 12 bà mụ nên nếu thành tâm cầu khấn sẽ được như ý. Đến đây, bạn sẽ được lấy một sợi chỉ đỏ treo vào tay rồi thành tâm cầu nguyện. Sau khi cầu nguyện xong, nếu cầu con trai thì buộc chỉ vào bức tượng bên trái, nữ bên phải.
Sau đó, bạn xoa bụng mình ba cái, xoa tiếp bụng đứa con nít dưới chân bà mụ ba cái rồi xoa bụng mình ba cái là xong nghi thức. Người ta khẳng định rằng, 85% người đến cầu nguyện có kết quả như ý muốn và sau khi mang bầu phải quay lại lễ tạ.
Chùa Từ Quang
Chùa Từ Quang nằm ven quốc lộ 1 đoạn đi qua xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh. Vào dịp đầu năm, Chùa Từ Quang đón tiếp hàng nghìn lượt khách một ngày, đều là những người dân tứ xứ ở nhiều vùng miền đến cầu tự…
Những người đến chùa cầu đa phần đều là những bà mẹ hiếm muộn đã qua chạy chữa nhưng mãi không thành, họ đến đây dâng hương và cầu khấn, mong thần linh phù hộ sẽ sớm có cơ hội thụ thai
Ngôi chùa Đô Mỹ này nằm ở địa phận xã Hà Tân, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Chùa được xây dựng từ thời Vua Khải Định. Người dân ở đây quan niệm rằng, ngôi chùa này cực kì linh thiêng đến mức nếu thành tâm cầu nguyện sẽ “cầu được ước thấy”.
Nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn về đường con cái khi tìm về đây để cầu nguyện xin một đứa con, hành lễ, ăn chay niệm phật. Vì sự linh thiêng này mà càng ngày càng có nhiều người đến cầu xin ở đây.
Chùa Quán Sứ
Chùa Quán Sứ không chỉ được biết đến là ngôi chùa linh thiêng nổi tiếng ở Hà Thành, mà còn là trụ sở trung tâm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Vào những dịp đầu năm, mùng 1 hay ngày rằm, nơi đây lại thu hút rất nhiều người dân đến dâng hương để cầu nguyện những điều tốt đẹp nhất: Người muộn con cầu có con cái, người kinh doanh cầu làm ăn phát đạt, có người lại cầu tình duyên, cầu sức khỏe…
Chùa Phúc Khánh
Một ngôi chùa cầu con linh thiêng ở Hà Nội cho các gia đình hiếm muộn nữa là chùa Phúc Khánh nằm ở đường Tây Sơn, quận Đống Đa, Hà Nội. Đây là ngôi chùa lâu đời và còn có tên gọi khác là chùa Thịnh Quang và chùa Sở, hàng năm thu hút được rất nhiều Phật tử và du khách đến bái lễ.
Chùa tổ chức nhiều khóa lễ lớn, thường diễn ra vào tối 14 tháng Giêng âm lịch đầu năm. Người dân cả nước về đây để cầu an, cầu con, cầu duyên, cầu may mắn, bán khoán và làm lễ dâng sao giải hạn cho bản thân và cả gia đình.
Chùa Trấn Quốc
Chùa Trấn Quốc nằm ở đường Thanh Niên, quận Tây Hồ, Hà Nội là một trong những ngôi chùa đẹp. Thời xưa chùa Trần Quốc là nơi mà các vua chúa thường ngự giá đến vãn cảnh và cúng lễ.
Vào dịp đầu xuân năm mới hay các ngày rằm, lễ tết, mọi người nô nức đến đây để cầu bình an, may mắn. Đây cũng chính là một trong những ngôi chùa xin con linh thiêng ở Hà Nội tiếp theo mà chúng tôi muốn giới thiệu.
Các cặp vợ chồng hiếm muộn truyền tai nhau rằng, nếu đến đây thành tâm cầu khẩn thì cuối cùng họ cũng sinh được con như ý muốn.
Những Ngôi Chùa Cầu Tự Linh Nghiệm
Các ngôi chùa cầu con nổi tiếng ở Việt Nam
Những ngôi chùa cầu tự linh nghiệm
Trong mỗi chúng ta cũng luôn luôn tồn tại nhiều quan điểm tâm linh khác nhau về việc cầu con. Đặc biệt những gia đình hiếm muộn chuyện con cái thì việc lên chùa cầu tự cũng là một trong những giải pháp nhiều gia đình nghĩ đến. Trong bài viết này VnDoc sẽ chia sẻ cho các bạn một số ngôi chùa cầu tự linh nghiệm ở Việt Nam để các bạn cùng tham khảo.
10 ngôi chùa cầu may linh thiêng nhất cho năm mới 4 ngôi chùa cầu duyên cực linh nghiệm ở Hà Nội Bài văn khấn cúng lễ cầu duyên
Nếu như bạn đang hiếm muộn về đường con cái hoặc đã thử nhiều phương pháp mà vẫn chưa có con thì việc lên chùa cầu con cũng là một giải pháp mà bạn nên nghĩ đến. Việc lên chùa cầu tự tuy chưa được khoa học chứng minh, tuy nhiên nếu muốn bạn vẫn có thể đến chùa để cho tinh thần thoải mái hơn biết đâu gia đình bạn lại có thể đón thêm niềm vui mới.
1. Chùa Hương ở Hương Sơn – Hà Nội
Chùa Hương là cách nói trong dân gian, trên thực tế chùa Hương hay Hương Sơn là cả một quần thể văn hóa – tôn giáo Việt Nam, gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật, vài ngôi đền thờ thần, các ngôi đình, thờ tín ngưỡng nông nghiệp. Quần thể di tích danh lam thắng cảnh chùa Hương bao gồm 18 đền chùa, hang động nằm rải rác ở 4 thôn Yến Vĩ, Đục Khê, Hội Xá và Phú Yên thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. Di tích chùa Hương mang đậm nét văn hóa Phật giáo Việt Nam. Nơi đây, từ ngàn xưa đã có câu “Bầu trời cảnh Bụt”. Chùa Hương đang được đề cử là 1 trong Top 10 điểm du lịch tâm linh thu hút du khách nhất ở Việt Nam.
2. Đền Sình ở Hải Dương
Đền Sinh thờ thần Phi Bồng là con của đôi vợ chồng trên vì những chiến công hiển hách. Đền tọa lạc trên sườn núi Ngũ Nhạc, xã Lê Lợi, huyện Chí Linh, Hải Dương.
Chuyện kể rằng, xưa có hai vợ chồng Chu Thức và Hoàng Thị Ba hiếm muộn, đã bước sang tuổi ngũ, lục tuần mà vẫn chưa có con nối dõi. Một hôm, hai người hai người ngủ tại chùa thì mộng thấy một vị sứ giả đến ứng mộng nói rằng: “Ta là Sơn Thần, phụng sắc chỉ Ngọc Hoàng giáng trần báo cho vợ chồng ngươi biết là sau này sẽ có sao xuống đầu thai vào nhà ngươi để giúp dân, cứu nước!”. Quả thật sáng hôm sau, họ bước ra khỏi cửa chùa thì thấy một vết chân người rất lớn. Ông Chu ướm thử không vừa, bà Ba ướm vào thì tự nhiên vết chân biến mất, về nhà một thời gian sau, bà Ba có thai, sinh ra một cậu con trai khôi ngô tuấn tú, đặt tên Hiên, hiệu Phúc Uy. Lớn lên, người này làm được rất nhiều việc lớn, phò vua giúp nước… nên được lập đền thờ để tưởng nhớ công ơn, gọi là Phi Bổng.
Nghi thức cầu tự tại đền Sinh bắt nguồn từ thế kỷ thứ VI và được lưu truyền đến tận ngày nay. Theo đó, trong đền có một phiến đá là Đức Thánh mẫu Thạch Bàn, đá cao chừng 3m, rộng khoảng 5m có hình dáng như người phụ nữ đang nằm ngửa lúc lâm bồn. Người vô sinh hiếm muộn đến đây cầu con đều sờ vào phiến đá với mong muốn xin được phước lành.
3. Chùa Đô Mỹ ở Thanh Hóa
Sư thầy Thích Đàm Hưng trụ trì chùa Đô Mỹ (xã Hà Tân, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa) cho hay, nơi đây nhiều điều kỳ lạ nhưng có thật.
Theo thống kê của thầy Hưng thì có rất nhiều vợ chồng hiếm muộn đến nhờ thầy làm lễ, sau đó có con. “Nhiều lắm, tôi chưa thể thống kê hết trong lúc này. Trong tỉnh, ngoài tỉnh đều có cả. Có gia đình không có con do chồng hoặc vợ bị bệnh. Có vợ chồng khỏe mạnh bình thường, nhưng cưới nhau nhiều năm vẫn không có con. Vì thế, họ đã tìm về chùa, nhờ tôi làm lễ để cầu kiếm mụn con”, thầy Hưng cho biết.
Theo thầy Hưng, không phải ai đến cầu cũng có con. Quan trọng họ đến cầu phải chân thành. Những gia đình cầu được con nhờ họ có đức tin lớn. Đặc biệt, họ phải là người có duyên với chùa thì cầu mới được như ý muốn.
4. Chùa Ngọc Hoàng ở TP Hồ Chí Minh
Tại chùa Ngọc Hoàng, phòng thờ ông Tơ, bà Nguyệt, Kim Hoa thánh mẫu là nơi được cúng bái đông đúc nhất nên người ta hay đi chùa Ngọc Hoàng cầu con. Vì theo lời đồn đại, chỉ cần thành tâm và sờ vào tượng ông Tơ, bà Nguyệt, Thánh mẫu sẽ cầu được con, cầu được tình duyên mau tới. Chính vì thế, mỗi dịp lễ, Tết, và cả ngày thường người dân đều đổ về chùa Ngọc Hoàng cầu con rất đông.
Người dân muốn cầu con thì đến phòng thờ Kim Hoa thánh mẫu và 12 bà mụ nằm phía bên trái chánh điện. Ở đây luôn có người của nhà chùa túc trực để hướng dẫn khách thập phương cách cúng bái.
5. Chùa Từ Quang ở TP Hồ Chí Minh
Chùa được xây dựng từ rất lâu đời, hiện do hòa thượng Thích Nhất Hạnh làm trụ trì. Địa chỉ: Ven quốc lộ 1, đoạn đi qua xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh, TP. HCM.
Lễ vật “cầu con” ở chùa cũng khá độc đáo, khi đến cầu con, bạn chỉ cần mang theo những món đồ, vật dụng dành cho trẻ em như: sữa, bánh ngọt, áo quần em bé (tùy theo nếu bạn muốn xin con trai, con gái), đồ chơi trẻ em…
Hòa thượng Thích Nhất Hạnh, trụ trì chùa Từ Quang, cho biết từ năm 2000, chùa bắt đầu thờ hương linh trẻ con vô danh. Đa phần là con của các công nhân gần đó nạo phá. Trước đây, ngày thường có vài người đến cầu siêu, thắp hương nhưng không hiểu sao gần đây Phật tử đến nhiều. Vào ngày rằm lên đên vài ngàn người, đứng kín cả sân.
Chùa Từ Quang, từ năm 2009 đến nay luôn là điểm đến quen thuộc ngày Tết Trung thu của những ông bố bà mẹ tìm về sám hối lương tâm chỉ vì những phút nông nổi mà đã ra tay tước đoạt quyền sống những đứa con của mình.
Bạn đang xem bài viết 5 Ngôi Chùa Cầu May Nổi Tiếng Nhất Bình Dương trên website Iseeacademy.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!