Cập nhật thông tin chi tiết về 6 Cách Dỗ Trẻ Sơ Sinh Ngủ Cực Đơn Giản Và Hiệu Quả Cho Mẹ mới nhất trên website Iseeacademy.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Không ít mẹ gặp khó khăn khi cho bé ngủ, nhất là những ai lần đầu làm mẹ. Nguyên nhân do bé mới sinh nên đồng hồ sinh học của bé chưa phát triển toàn diện. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần có thời gian để hiểu về thời gian ngủ của bé, cơ thể bé. Mẹ tham khảo ngay 6 cách dỗ trẻ sơ sinh ngủ đơn giản và hiệu quả dưới đây nhé!
6 cách dỗ trẻ sơ sinh ngủ cho mẹ
#1. Cách dỗ trẻ sơ sinh ngủ: Quấn tã/ ủ kén cho bé
Phản xạ Moro ở trẻ sơ sinh
Phản xạ này giúp bảo vệ bé trong giai đoạn đầu phát triển. Nó gần giống như một báo động được kích hoạt bởi bất kỳ sự thay đổi đột ngột nào: tiếng ồn lớn, cái chạm bất ngờ,… Việc quấn tã đã được chứng minh là giúp làm dịu đáng kể khi bé có phản xạ Moro. Quấn tã giữ cho cánh tay và chân của bé nằm sát cơ thể. Vì vậy chúng giữ nguyên vị trí cho đến khi em bé bình tĩnh lại.
Lợi ích khi quấn tã để trẻ sơ sinh ngủ ngoan hơn
Quấn tã là một trong những cách dỗ trẻ sơ sinh ngủ hiệu quả nhất trong những tháng đầu của bé. Cách này giúp bé không bị giật mình khi thức dậy vào ban đêm. Nó tạo cảm giác như bé đang được ôm. Vì vậy, khi đặt bé xuống cũi/ nôi, bé vẫn có thể ngủ lâu hơn. Nó cũng giống như cảm giác như bé đang nằm trong tử cung. Một phần lý do khiến trẻ sơ sinh ngủ nhiều là vì bé mới trải qua 9 tháng chủ yếu ngủ trong bụng mẹ. Việc quấn tã sẽ mô phỏng một nơi ấm áp, quen thuộc đó.
Lưu ý khi quấn tã cho bé
Quấn tã là quấn trẻ sơ sinh trong miếng tã vải để giữ cho tay và chân bé không quờ quạng. Điều này làm cho bé cảm thấy an toàn và ngủ tốt hơn. Mẹ có thể mua một chiếc chăn quấn đặc biệt được thiết kế chuyên để quấn. Nhưng hạn chế quấn tã nếu bé trên 2 tháng tuổi hoặc khi bé có thể tự lăn. Lúc này, việc quấn tã có thể làm tăng nguy cơ SIDS (hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh) nếu em bé quấn tã nằm sấp.
#2. Cách dỗ trẻ sơ sinh ngủ: Tránh giao tiếp bằng mắt
Nghe có vẻ hơi lạ, nhưng đó là sự thật. Giao tiếp bằng mắt trong khoảng thời gian dài với bé, cười với bé có thể tạo ra sự kích thích với trẻ sơ sinh. Vì vậy mẹ hãy tránh điều này trước khi cho bé đi ngủ và trong khi cho bé ăn đêm. Khi mẹ cho bé ăn vào giữa đêm, điều quan trọng là giữ cho bé bình tĩnh và không bị kích thích nhất có thể. Đây là một trong những cách tốt nhất mẹ có thể làm để dỗ trẻ ngủ đêm.
#3. Cách dỗ trẻ ngủ nhanh: Học cách ngủ ngon của bé
Ngáp
Chà mắt, tai hoặc đầu
Nhìn xa: Bé có thể không nhìn mẹ mà nhìn đi chỗ khác
Quấy khóc. Tiếng khóc có thể khóc thút thít hoặc tiếng thét chói tai, tuỳ thuộc vào mức độ mệt mỏi của bé.
Dấu hiệu của sự quá sức. Bé quá mệt mỏi có thể khóc rất to, chói tai. Tay bé có thể bị kéo căng, cơ thể căng cứng trong khi khóc. Khi bé như vậy thì cần một thời gian dài để dỗ dành bé.
Làm thế nào để dỗ trẻ sơ sinh ngủ khi đang quấy khóc?
Tốt nhất, mẹ nên đưa bé đến một nơi yên tĩnh, tránh xa môi trường ồn ào. Mẹ có thể đưa núm ti giả cho bé hoặc thử đưa bé cho thành viên khác trong gia đình để bế bé.
#4. Cách dỗ trẻ sơ sinh ngủ: Phát triển thói quen ngủ nhất quán
Sự không nhất quán là nguyên nhân số một của những giấc ngủ ngắn và thói quen ngủ thất thường. Vì vậy, khi mẹ đã học được dấu hiệu buồn ngủ của bé, mẹ hãy xem làm thế nào để có thể phát triển một thói quen ngủ nhất quán. Đây là cách giúp mẹ dỗ trẻ ngủ ngon hơn.
Cho đến khoảng 6 tuần tuổi, bé sẽ không có thời gian đi ngủ cụ thể. Thực tế là bé ngủ thường xuyên. Tuy nhiên, sớm nhất là từ tuần 4 đến 6, mẹ sẽ nhận thấy mức độ nhất quán xuất hiện trong mô hình giấc ngủ của bé. Những giấc ngủ ngắn của bé sẽ dài hơn. Sau khi bé đạt mốc 6 tuần tuổi, đây là thời điểm tuyệt vời để bắt đầu thực hiện những thói quen ngủ tốt cho bé.
3 lưu ý để xây dựng thói quen ngủ nhất quán
Có cách hoạt động giúp bé thoải mái, dễ ngủ hơn: tắm, lắc lư, quấn tã,…
Tính nhất quán: giữ thói quen nhất quán và nó sẽ trở thành gợi ý cho bé đến giờ đi ngủ
Đơn giản và lặp đi lặp lại: thói quen mẹ tạo cho bé nên đơn giản, dễ dàng, lặp đi lặp lại mỗi đêm, trong bất kỳ môi trường nào. Bằng cách đó, ngay cả khi mẹ không ở nhà, mẹ vẫn có thể tạo thói quen để bé ngủ dễ hơn.
Một môi trường ngủ phù hợp đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển thói quen ngủ của bé Để tạo ra một môi trường hoàn hảo, mẹ hãy ngừng mọi hoạt động ngay khi mẹ phát hiện ra tín hiệu buồn ngủ của bé. Đưa em bé vào phòng riêng của mình. Tắt đèn, kéo rèm cửa, bật tiếng ồn trắng và quấn tã trước khi hát hoặc cho bé ngủ.
3 lưu ý để tạo ra một môi trường ngủ phù hợp
Làm cho môi trường trở nên tối hơn. Mẹ muốn cho bé có liên kết đêm với giấc ngủ, hãy giữ cho căn phòng càng tối càng tốt. Bóng tối cũng sẽ ngăn chặn sự xao lãng và giữ cho bé bình tĩnh hơn.
Thêm tiếng ồn trắng. Tiếng ồn trắng giúp che giấu những tiếng ồn khác gây mất tập trung trong môi trường xung quanh bé. Âm thanh này cũng bắt chước những tiếng ồn mà bé đã quen trong bụng mẹ để giúp bé thư giãn.
Nhiệt độ. Nhiệt độ có thể có tác động lớn đến giấc ngủ của bé. Quá lạnh có thể khiến bé thức dậy thường xuyên. Quá nóng có thể làm tăng nguy cơ SIDS. Giữ phòng ở 68-72 độ F là hợp lý.
#5. Cách dỗ trẻ sơ sinh ngủ: Lưu ý khi chọn tã cho bé
Nhiều mẹ không ngờ rằng, việc mặc tã phù hợp lại là 1 trong những cách dỗ trẻ sơ sinh ngủ. Thay tã vào ban đêm có thể đánh thức bé. Không chỉ vậy, nó khiến cả chất lượng giấc ngủ của mẹ bị ảnh hưởng. Chăm con giai đoạn đầu, chắc chắn mẹ rất cần ngủ đủ giấc. Mẹ nên thay tã cho bé trước khi cho bé ăn vào ban đêm. Quan trọng, mẹ chọn tã cho bé đáp ứng các tiêu chí sau:
Thấm hút tốt, không thấm ngước, có thể đóng được xuyên đêm.
Mỏng, thoáng, không bí bách
Không vón cục
Rất nhiều bé sẽ khó ngủ sâu lại khi bị tỉnh giấc giữa đêm vì tã ướt hay tã tràn. Những tã bí bách, nhiều bông, chất liệu không khô thoáng cũng dễ khiến bé ngủ không ngon.
Nếu phải thay tã sau khi cho bé ăn. Mẹ đừng bật đèn lớn, tránh nói chuyện với bé một cách hào hứng và giao tiếp bằng mắt.
#6. Cách dỗ trẻ ngủ ngon: Đừng cố gắng “làm tất cả”
Các mẹ luôn muốn làm tất cả mọi việc. Nhưng khi vừa mới sinh bé xong, việc ôm hết tất cả mọi việc có thể mệt mỏi hơn bình thường. Vì vậy, cách này giúp mẹ quan tâm đến bản thân mình nhiều hơn. Bởi khi mẹ mệt mỏi, kiệt sức cũng có thể khó giữ được bình tĩnh khi cố gắng dỗ trẻ sơ sinh ngủ. Bé càng khó ngủ hơn, dễ quấy khóc không theo ý mẹ. Nếu mẹ bình tĩnh hơn, bé cũng dễ ngủ hơn.
Mẹ có thể nhờ sự giúp đỡ của người thân trong công việc nhà. Đồng thời dành thời gian để chăm sóc sức khoẻ, phục hồi sau sinh và có thời gian ngủ đủ để chăm bé.
Những điều mẹ cần tránh
Cho bé bú quá no trước khi ngủ.
Để cho bé vận động quá nhiều trước khi đi ngủ.
Lạm dụng võng, nôi điện sẽ khiến giấc ngủ của trẻ phụ thuộc vào những vật dụng này.
Sử dụng thuốc tùy tiện mà chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Chẳng hạn như thuốc kích thích thần kinh, thuốc ngủ.
Giấc ngủ rất quan trọng trong 1 năm đầu của bé. Hi vọng với 6 cách dỗ trẻ sơ sinh ngủ ở trên, mẹ có thể vận dụng và cùng bé có những giấc ngủ ngon nhé!
Nguồn tham khảo:
https://en.wikipedia.org/wiki/Moro_reflex
Moro Reflex and Other Newborn Reflexes: https://www.whattoexpect.com/baby-behavior/newborn-reflexes.aspx
Afamily: Cộng đồng mẹ bỉm phát mê vì độ thấm hút và ngừa hăm của bỉm Mamamy
Eva: Cộng đồng mẹ bỉm săn lùng khuyến mại bom tấn của bỉm Mamamy
Cách Dỗ Trẻ Sơ Sinh Nín Khóc Đơn Giản Mà Hiệu Quả, Mẹ Đã Thử Chưa?
Trẻ sơ sinh quấy khóc vì nhiều lý do như đói, đau hoặc những khó chịu khác hoặc đôi khi chỉ đơn giản là trẻ mong muốn được bế ẵm. Cách dỗ dành trẻ sơ sinh quấy khóc là tạo chuyển động đều, âu yếm bé, tạo âm thanh quen thuộc và giúp bé làm quen với cảm giác đói.
Hầu hết trẻ sơ sinh đều thức dậy vào ban đêm nên mẹ phải dỗ bé ngủ lại. Khi trẻ lớn hơn số lần thức dậy quấy khóc sẽ giảm dần nhưng chưa hết hoàn toàn. Nghiên cứu gần đây đã cho thấy việc trẻ thức đêm là bình thường. 66% trẻ 6 tháng tuổi vẫn thức giấc ban đêm ít nhất một hoặc hai lần mỗi tuần và những bé còn lại thức dậy thường xuyên hơn. Thâm chí một số bé vẫn còn quấy khóc khi thức dậy lúc 12 tháng tuổi tuy không phải là phổ biến.
Giúp trẻ quay lại giấc ngủ dễ dàng là một việc quan trọng mang lại cho cả bé và mẹ thời gian nghỉ ngơi cần thiết.
Trẻ nhỏ (đặc biệt là trẻ sơ sinh) chưa có khả năng điều chỉnh trạng thái cảm xúc. Đây là một trong những lý do tại sao trẻ có xu hướng khóc nhiều trong hai đến ba tháng đầu và giảm dần sau đó. Trẻ sơ sinh quấy khóc cả ngày vì nhiều lý do như đói, đau hoặc những khó chịu khác hoặc đôi khi chỉ đơn giản là trẻ mong muốn được bế ẵm. Ví dụ, bế trẻ sơ sinh từ 3 đến 4 giờ mỗi ngày có thể giúp giảm thời gian trẻ quấy khóc tới 43% ở nhóm trẻ sáu tuần tuổi (theo Hunziker & Barr, 1988).
Quấy khóc là cách phổ biến nhất mà trẻ sơ sinh dùng để truyền đạt nhu cầu của mình. Lý do khiến trẻ quấy khóc không phải lúc nào cũng rõ ràng, nhưng chắc chắn, việc thể hiện các dấu hiệu không hài lòng của trẻ khiến người lớn nhìn thấy và nghe thấy là một kỹ năng bảo vệ quan trọng của trẻ sơ sinh cho thấy trẻ có khả năng thích nghi cao.
Khi buồn bực, trẻ phụ thuộc vào cảm giác có được từ mẹ, giọng nói êm dịu, mùi cơ thể, ánh mắt, hay được bú mẹ để bình tĩnh. Đó là những phản xạ hết sức tự nhiên. Trẻ nhỏ dựa vào cha mẹ để trấn an mình và giải quyết những cảm xúc khiến chúng không vui hoặc không thoải mái như đau đớn, đói, hoặc cảm xúc nào đó mà người lớn có thể nhận thấy. Điều đó giúp trẻ trở lại giấc ngủ nhanh hơn.
Dỗ trẻ nín giúp trẻ học cách bình tĩnh
Bằng cách dỗ dành trẻ, cha mẹ có thể giúp trẻ sơ sinh phát triển các công cụ giáo dục cả về mặt sinh lý và cảm xúc để tự trấn tĩnh mình. Nhiều bậc cha mẹ thường ngần ngại có mặt khi con khóc, sợ rằng việc dỗ dành trẻ sẽ khiến trẻ không thể tự mình đối phó với những chuyện buồn phiền sau này. Nhưng điều đó chỉ khiến trẻ càng thêm quấy khóc và phụ thuộc.
Để mặc bé khóc sẽ làm tăng mức độ căng thẳng của bé và thường khiến chúng tỉnh táo lâu hơn. Việc này không dạy trẻ cách kiềm chế cảm xúc. Thay vào đó, để phát triển thói quen ngủ lành mạnh, cần có sự hướng dẫn nhẹ nhàng của cha mẹ. Dần dần, điều này tạo nên một đứa trẻ mạnh mẽ, tự lập, có thể tự trấn an mình khi gặp thử thách.
Tại sao một số trẻ sơ sinh quấy khóc nhiều hơn so với các bé khác?
Khi trẻ quấy khóc, chúng nhận được nhiều sự chú ý hơn từ đó có được cảm giác an toàn. Tuy nhiên, cha mẹ cũng cần hiểu rằng mỗi trẻ có một tiêu chuẩn riêng về cảm giác an toàn. Nhưng mức độ thường xuyên và thái độ khi quấy khóc của trẻ cũng thật đa dạng. Những khác biệt này được thúc đẩy bởi nhiều yếu tố, bao gồm tính khí, kinh nghiệm và sự trưởng thành về sinh lý. Do đó, nhu cầu được dỗ dành là khác nhau đối với từng trẻ.
Khi nào việc thức giấc ban đêm của trẻ là nghiêm trọng?
Chúng ta đều biết rằng việc trẻ sơ sinh thức dậy nhiều lần trong đêm là bình thường, đặc biệt nếu trẻ bú mẹ. Hơn nữa, nghiên cứu ban đầu về hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) cho thấy trẻ thức dậy thường xuyên vào ban đêm sẽ ít gặp phải nguy cơ này hơn những trẻ khác.
Sau khi trẻ vượt qua giai đoạn nguy cơ cao bị SIDS đồng thời giấc ngủ của trẻ trở nên ổn định hơn, nghiên cứu cho thấy nhiều trẻ vẫn tiếp tục thức giấc trong đêm.
Điểm mấu chốt ở đây là: Trẻ khóc khi thức giấc là hành vi hết sức bình thường. Việc giúp trẻ cảm thấy được an ủi sẽ hỗ trợ khả năng phát triển của trẻ sau này.
4 cách dỗ dành trẻ sơ sinh quấy khóc cả ngày dành cho mẹ
Ba tháng đầu đời được nhiều người gọi là “tam cá nguyệt thứ tư” đòi hỏi cha mẹ đóng vai trò như một “tử cung biết đi” để giúp bé sơ sinh làm quen với thế giới mới. Một số em bé dễ dàng thích ứng, số khác thì khó khăn hơn. Nhiều bậc cha mẹ cố gắng để làm dịu em bé bằng cách tạo lại nhiều trải nghiệm thoải mái, quen thuộc mà trẻ có được trong thời gian ở trong tử cung của mẹ. Đối với tất cả các bé, những kỹ thuật xoa dịu này có thể giúp trẻ sơ sinh hay quấy khóc rất nhiều.
1. Tạo chuyển động đều
Tử cung là một không gian di chuyển liên tục và các bé thường có xu hướng phản ứng bằng cách thực hiện các chuyển động như nhảy múa, lắc lư từ bên này sang bên kia. Tạo các chuyển động đều có thể mang lại cho bé cảm giác như được quay trở lại tử cung của mẹ khiến bé phân tâm và quên khóc.
2. Cách dỗ trẻ sơ sinh khóc: Âu yếm, tiếp xúc da với da cùng bé
Việc tiếp xúc với làn da ấm áp tự nhiên được chứng minh là có thể làm dịu trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nó giúp ổn định nhiệt độ cơ thể, nhịp tim và hormone gây căng thẳng và kích thích giải phóng oxytocin – hormone tình yêu và tăng liên kết giữa mẹ và bé.
3. Tạo âm thanh quen thuộc giúp trấn an trẻ sơ sinh hay quấy khóc
Thời kỳ bé sơ sinh trong bụng mẹ được ghi dấu bằng nhiều âm thanh nhịp nhàng. Âm thanh tương tự như những đứa trẻ nghe thấy trong bụng mẹ có thể rất êm dịu. Những âm thanh như “tiếng ồn trắng” có thể làm cho bé thư giãn trong khi làm chậm tần số sóng não khiến bé buồn ngủ.
4. Giúp trẻ sơ sinh học cách đối phó với cảm giác đói
Đói là một cảm giác mới mẻ với trẻ sơ sinh và trẻ khó có thể bình tĩnh khi cảm thấy đói. Cho bé ăn khi thức dậy vào ban đêm có thể giúp bé dần ngủ trở lại. Đặc biệt là khi ánh sáng và các tương tác được giữ ở mức độ kích thích thấp. Các bé cũng nhận thấy mút tay là công cụ thư giãn và thoải mái tối đa và an toàn.
Các thói quen ngủ có thể giúp xoa dịu bé sơ sinh quấy khóc
Ôm bé thật gần
Giữ bé gần gũi giúp chia sẻ hơi thở, sự âu yếm và hơi ấm. Các em bé thường bình tĩnh hơn và dễ ngủ hơn nếu chúng ngủ cùng hoặc gần mẹ. Nhịp thở chung và tiếp xúc da với da với mẹ có thể mang đến cho bé lợi ích bất ngờ. Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo ngủ cùng bé không chỉ giúp cho cả mẹ và bé có thêm thời gian ngủ mà còn có tác dụng làm tăng thời gian cho con bú. Ngủ chung còn mang đến cho mẹ sự tiện lợi khi cho con ăn vào ban đêm đồng thời ít gây xáo trộn hơn cho cha mẹ và trẻ.
Khi nào không nên ngủ chung với trẻ?
Nếu cha hoặc mẹ nghiện rượu hoặc các chất kích thích khác thì không nên cho trẻ ngủ chung giường. Khi mẹ hay người lớn quá mệt mỏi và buồn ngủ cũng vậy. An toàn nhất là cho trẻ ngủ riêng gần giường. Và cuối cùng, các mẹ nên tránh ngủ cùng trẻ sơ sinh trên ghế dài, ghế sofa hoặc ghế bành vì nguy cơ bị ngạt thở rất lớn.
Theo: theAsianparent Singapore
Cách Cúng Mụ Cho Trẻ Sơ Sinh Chi Tiết Và Đơn Giản Nhất
Cúng Mụ cho trẻ sơ sinh là phong tục của người Việt khi bé được một tháng tuổi. Nhưng lễ cúng mụ này có ý nghĩa như thế nào, phải chuẩn bị những gì và được tiến hành ra sao? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin về lễ cúng mụ để công việc chuẩn bị không thiếu sót nhé.
Tại sao phải cúng Mụ cho trẻ sơ sinh?
Mỗi đứa trẻ sinh ra đều do các vị đại tiên, 12 Bà mụ tạo ra những bộ phận trên cơ thể của bé. Đây cũng là dịp để gia đình và họ hàng tạ ơn các bà mụ và đức ông đã mang bé đến cho gia đình một cách bình an và đầy đủ. Ăn mừng đứa bé non nớt đã sống khỏe mạnh sau 1 tháng cũng như thông báo với tất cả mọi người khác trong họ hàng và xóm làng về thành viên mới của gia đình, hi vọng mọi người sẽ cùng che chở và nuôi dạy đứa bé nên người. Với ý nghĩa thiêng liêng như vậy, lễ đầy tháng cho bé đã được duy trì và tồn tại từ đời này sang đời khác không hề thay đổi, là một nét đẹp tuyệt vời trong văn hóa đời sống người Việt.
Tính ngày cúng Mụ cho trẻ sơ sinh
Thông thường, cha mẹ sẽ xem ngày âm lịch để cúng đầy tháng cho trẻ theo quy tắc bé trai thì lùi lại 1 ngày, bé gái lùi lại 2 ngày so với ngày bé sinh ra.
Ví như: Bé trai sinh ngày 9 tháng 2 âm lịch sẽ được cúng đầy tháng vào ngày 8 tháng 3 âm lịch; bé gái sinh ngày 19 tháng 4 âm lịch sẽ được cúng mụ vào ngày 17 tháng 5 âm lịch.
Hiện nay, nhiều cha mẹ trẻ thường chọn đúng ngày dương 1 tháng sau sinh của bé để cúng mụ, cách tính này vẫn được nhưng sẽ làm sai lệch truyền thống phong tục của đất nước.
Chuẩn bị đồ lễ cúng mụ đầy tháng
Lễ cúng mụ cho trẻ sơ sinh mỗi vùng miền mỗi khác vì văn hóa vùng miền, truyền thống và hoàn cảnh kinh tế gia đình. Tuy nhiên, cần đảm bảo những lễ vật sau:
Lễ vật cúng Đức ông và 3 Đức Thầy (tổ sư, tiên sư và thánh sư): 1 con gà luộc cánh tiên, 1 bát cháo lớn, 1 tô chè, 3 đĩa xôi, thịt quay 1 đĩa, hoa quả 5 loại, 1 mâm cơm măn, trầu cau, rượu và giấy tiền vàng bạc.
Lễ vật cúng 12 Bà mụ: 12 bát chè, 12 đĩa xôi, 12 bát cháo, 12 đĩa bánh kẹo, 12 miếng thịt quay đều nhau, 12 quả trứng vịt hoặc 12 ly rượu nhỏ, 12 ly nước nhỏ (thêm 12 bộ váy áo màu xanh, 12 đôi hài và 12 nén vàng để dâng lên 12 bà mụ nếu gia đình có điều kiện).
Cùng với những lễ vật trên còn có thêm bình trà, nhang, đèn, hoa, gạo, muối, muỗng và 1 đôi đũa hoa (là đôi đũa có bông trên đầu và vót ngược đầu).
Đồ cúng đầy tháng thường được xếp cân đối trên hai bàn nhỏ, một mâm cao, một mâm thấp, một mâm lớn một mâm nhỏ. Mâm lớn đặt lễ vật của 12 Bà mụ, mâm nhỏ đặt đồ cúng dâng lên Đức Ông. Các mâm cúng thường được sắp xếp theo nguyên tắc đông bình tây quả, lễ vật hướng tây còn bình hoa phía đông.
Các nghi lễ cúng mụ cho trẻ sơ sinh
Lễ khấn vái: Mâm cỗ được đặt ngay ngắn thì cha mẹ hoặc ông bà của bé sẽ thắp nhang và khấn vái mong cho bé luôn khỏe mạnh, bình an.
Lễ khai hoa: Bé sẽ được đặt giữa bàn và người chủ lễ sẽ thắp hương và xin phép khai hoa rồi bồng bé lên cành nhành hoa đọc những câu chúc tốt lành quơ trước miệng bé.
Lễ đặt tên: Lễ này hiện nay không còn phổ biến như ngày trước vì hầu hết các gia đình đều đặt tên trước hoặc ngay khi bé chào đời chứ không đợi đến lúc đầy tháng. Nhưng một số gia tộc lớn vẫn còn giữ lễ này. Nghi lễ đặt tên sẽ bắt đầu với hình thức xin keo. Mỗi một cái tên xướng lên, chủ lễ sẽ dùng hai đồng tiền gieo vào chiếc đĩa, một đồng sấp một đồng ngửa thì tên được chấp thuận, nếu hai đồng cùng sấp hoặc cùng ngửa 3 lần thì phải đổi tên.
Lễ tẩy uế: Mẹ của bé sẽ được làm phép tẩy uế sau 30 ngày ở cữ. Mẹ sẽ bồng bé bước qua một nồi nước sôi trong có đinh nung đỏ 7 hoặc 9 lần rồi đi quanh nhà. Trong lúc đi, nên làm rơi tiền để mong cuộc sống của bé sau này sung túc.
Kết thúc tất cả nghi lễ, mọi người sẽ phát lì xì và cùng nhau chúc phúc cho bé.
Lễ cúng mụ cho trẻ sơ sinh là lễ cúng quan trọng, đánh dấu mốc quan trọng trong cuộc đời mỗi người, với những thông tin hướng dẫn trên đây, hi vọng sẽ giúp cha mẹ chuẩn bị lễ vật chuẩn nhất.
Phong Tục Đón Trẻ Sơ Sinh Về Nhà Mà Mẹ Cần Nên Biết ?
Người Việt Nam thường lấy những triết lý, bài học dân gian để áp dụng vào cuộc sống hàng ngày. Ngay cả đến chuyện sinh để, những lưu truyền từ cha ông cũng được người đời nay thực hiện để mang đến những điều tốt cho con cái. theo thời gian, đây đã trở thành phong tục của đồng bào ta. Vậy những điều về phong tục đón trẻ sơ sinh về nhà mà các mẹ đều nên biết là gì?
Vì sao phong tục cần biết khi đón trẻ sơ sinh về nhà cho đến ngày nay vẫn còn được nhiều bà mẹ tin tưởng?
Phong tục đón trẻ sơ sinh đã hình thành từ lâu đời và vẫn được lưu truyền cho đến ngày nay. Đối với các bà mẹ, việc bao bọc và nuôi nấng một đứa trẻ là không hề dễ dàng.
Việc đứa trẻ đó sau này trở thành người thế nào, tính cách ra sao đều chịu ảnh hưởng rất lớn từ cách nuôi dưỡng của cha mẹ. Bằng việc đúc kết kinh nghiệm thực tế qua nhiều năm, cha ông ta đã tìm ra những yếu tố thiết yếu ảnh hưởng đến sự phát triển của đứa trẻ khi mới sinh.
Vào thời điểm đó, khoa học công nghệ chưa phát triển mạnh vậy nên mọi người lấy đó làm niềm tin và áp dụng mỗi khi sinh nở. Họ đều cho rằng phong tục này là cần thiết để đứa trẻ sau này lớn lên ngoan ngoãn, dễ nuôi. Và quả thực, có thể vì sự hiệu quả ở một vài trường hợp mà cho đến nay, vẫn rất nhiều người có niềm tin vào phong tục này.
Mặt khác, đối với những người có tư tưởng hiện đại, họ có thể không tin nhưng vẫn thực hiện phong tục này cho bé. Bởi chúng không phải là những điều mê tín dị đoan và không ảnh hưởng gì đến kinh tế hay tinh thần của gia đình. Vì vậy, những người mẹ với suy nghĩ “Không nguy hại gì thì cũng đáng thử” đã thực hiện phong tục đón trẻ sơ sinh về nhà vì mong muốn những điều tốt nhất cho con của mình.
Tóm lại, vì đây là những quan niệm dân gian có thể thực hiện hoặc không và không phải những điều xấu ảnh hưởng đến cá nhân hay tập thể. Vậy nên phong tục này giống như một bài học kinh nghiệm đón con mới sinh dành cho các bà mẹ.
Những điều cần biết về phong tục đón trẻ sơ sinh về nhà mà các mẹ nên lưu ý
Phong tục đón trẻ sơ sinh về nhà là những yếu tố tâm linh được người xưa tin tưởng và đúc kết lại. Ngày nay, với những gia đình vừa hạ sinh bé, các bà các ông cũng thường chia sẻ những cách này để mong cháu mình khỏe mạnh và phát triển tốt hơn trong tương lai. Vậy những điều lưu ý mà các mẹ cần biết là gì?
Tập tục đón tay trẻ sơ sinh
Với những đứa trẻ mới sinh, người ta thường cho rằng các bé với một tâm hồn trong trắng và ngây thơ dễ bị bắt vía. Vậy nên, trên đường về nhà nên chọn những người mát tay để bế bồng, bao bọc bé. Nhưng người mát tay có thể là những người tri thức, luôn luôn khỏe mạnh, nhẹ vía hoặc có một cuộc sống hạnh phúc, đủ đầy.
Theo dân gian, những điều tốt đẹp từ người bế sẽ bao bọc đứa trẻ, giúp chúng lớn lên những điều tốt đẹp và thuận lợi nhất.
Chuẩn bị đón bé sơ sinh về nhà
Theo phong tục này, để con dễ nuôi và phát triển khỏe mạnh, các mẹ nên thực hiện các cách này trước tiên khi con về đến nhà.
Đầu tiên, khi đón con về, đừng vội đặt con nằm trên giường. Thay vào đó, mẹ hãy lấy chiếu dải ra đất rồi đặt bé nằm xuống. Sau khi bé nằm trên chiếu một lúc thì hẵng bế bé đặt lên giường. Điều này sẽ giúp bé dễ nuôi hơn trong tương lai.
Thứ hai, trước khi đưa con vào phòng, các mẹ hãy chuẩn bị một quả dừa khô đặt trước cửa. Sau đó các mẹ hãy dùng chân đá thật mạnh cho quả dừa khô lăn vào gầm giường. Đây được xem là cách đuổi bỏ những điều xấu xa, đem lại giấc ngủ bình yên cho bé.
Đọc bài văn khấn đón trẻ sơ sinh về nhà
Có nhiều gia đình đặc biệt lưu ý đến phong tục khi mà bắt đầu đón trẻ sơ sinh về nhà. Vì vậy khi đón con, gia đình sẽ thường sắm sửa lễ cúng và thực hiện đọc văn khấn cho bé.. Họ tin rằng với cách này, các bé sẽ không bị những điều xấu xa quấy rối, luôn được phát triển khỏe mạnh, ngoan ngoãn và mau ăn chóng lớn.
Đặt cành dâu tằm lên đầu giường để bé có giấc ngủ ngon hơn
Trẻ sơ sinh khi đón về nhà thường xuyên khóc quấy vào quên. Điều này không chỉ ảnh hưởng sức khỏe của bé mà còn khiến bố mẹ luôn trong tình trạng uể oải, mỏi mệt. Vì vậy để bé có thể ngủ yên giấc, trước khi đặt bé nằm hãy để một cành dâu tằm dưới gối. Thậm chí, các mẹ cũng có thể treo thêm một cành dâu tằm ngay trước cửa.
Việc dùng dâu tằm sẽ giúp bé có một giấc ngủ sâu hơn, hạn chế hẳn các cơn giật mình đột ngột khi ngủ. Đây được xem là phương pháp khác hữu hiệu đối với các mẹ có con hay khóc quấy khi về đêm.
Mẹ Nên Biết: Cách chăm sóc trẻ sơ sinh sinh mùa hè và mùa đông đúng chuẩn
Bạn đang xem bài viết 6 Cách Dỗ Trẻ Sơ Sinh Ngủ Cực Đơn Giản Và Hiệu Quả Cho Mẹ trên website Iseeacademy.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!