Cập nhật thông tin chi tiết về An Giang: Tổ Chức Lễ Hội Vía Bà Chúa Xứ Quy Mô Nhỏ Và Đảm Bảo Phòng, Chống Covid mới nhất trên website Iseeacademy.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
an-giang-to-chuc-le-hoi-via-ba-chua-xu-quy-mo-nho-va-dam-bao-phong-chong-covid-19
(Cổng TTĐT AG)- Từ ngày 28-4, tất các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh An Giang đã chính thức mở cửa đón khách trở lại. Trong đó, Khu du lịch núi Cấm huyện Tịnh Biên và Khu du lịch quốc gia (KDLQG) núi Sam thuộc phường Núi Sam, TP Châu Đốc là hai điểm lớn nhất của tỉnh thu hút du khách trong và ngoài nước.
Riêng tại Khu du lịch quốc gia núi Sam với quần thể di tích kiến trúc, văn hóa đặc sắc như Miếu Bà Chúa xứ, chùa Tây An, lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Hang…hàng năm đón trên 5 triệu lượt khách. Miếu Bà Chúa gắn liền với lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam là lễ hội truyền thống có giá trị văn hóa tâm linh tín ngưỡng lớn nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long được tổ chức vào tháng 4 âm lịch hằng năm luôn thu hút hàng triệu lượt du khách tham quan. Tháng 4 âm lịch được xem là mùa lễ hội, khu vực núi Sam sôi động cả ngày lẫn đêm.
Du khách rất ý thức, đều đeo khẩu trang khi du lịch đến TP. Châu Đốc
Nhưng từ ngày mở cửa Khu du lịch quốc gia núi Sam cho đến nay lượng khách du lịch đi lại vẫn chưa cao do hiện vẫn còn trong giai đoạn phòng, chống dịch Covid-19. Theo thống kê, từ ngày 28-4 đến 2-5 (dịp lễ 30/4), lượng khách đến vui chơi, giải trí tại TP Châu Đốc chỉ trên 9.000 người, rất thấp so với cùng kỳ của năm. Ngày 25-3, UBND TP Châu Đốc đã cho tạm dừng các khu du lịch để phòng chống dịch. Đến ngày 28/4, khu du lịch Quốc gia núi Sam, Châu Đốc mở cửa đón khách trở lại và vẫn đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo quy định.
Người đến Miếu Bà đều ý thức được dịch bệnh nên khi cúng bái, xin lộc đều đeo khẩu trang và rữa tay sát khuẩn. Chị Nguyễn Thị Bảo Trân, ngụ tỉnh Long An cho biết, tháng 4 âm lịch năm nào chị cũng đi du lịch đến núi Sam để ngoạn cảnh và vào Miếu Bà xin lộc, cầu may. Lúc này, chị biết rằng dịch bệnh vẫn còn nguy hiểm nên để đảm bảo an toàn cho bản thân và người thân, khi vào cúng bái, chị đều rữa tay sát khuẩn, đeo khẩu trang và hạn chế tụ tập đông người.
Do dịch bệnh nên Ban Quản trị hạn chế số người vào đại sảnh tập trung vào cúng bái, xin lộc Bà
Trưởng Ban Quản trị lăng miếu núi Sam Huỳnh Văn Đường thông tin, lượng khách hiện nay chưa cao nhưng khi vào lễ hội chính chắc chắn sẽ tăng vọt lên nên Ban Quản trị đã lên kịch bản ứng phó. Khi Khu du lịch quốc gia núi Sam hoạt động trở lại, Ban quản trị đã cử người trực, đo thân nhiệt du khách khi đến miếu, trong khuôn viên miếu đều bố trí các bồn rữa tay sát khuẩn. Ban Quản trị luôn yêu cầu bảo vệ nhắc nhở du khách khi vào khu vực miếu phải phải đeo khẩu trang, rữa tay sát khuẩn. Trường hợp du khách không đeo khẩu trang thì kiên quyết không cho vào, mỗi đợt vào miếu cúng bái, xin lộc đều không quá 30 người và phải giữ khoảng cách hơn 1m.
Ông Huỳnh Văn Đường cho biết, lễ hội vía Bà lễ chính diễn ra từ ngày 23 đến 24-4 âm lịch với các hoạt động như lễ phục hiện rước tượng Bà từ bệ đá ngự trên đỉnh núi Sam xuống núi, lễ tắm Bà, lễ thỉnh sắc thần ông Thoại Ngọc Hầu, lễ Túc yết và Xây chầu…đều luôn thu hút đông đảo người xem. Năm nay, việc tổ chức lễ sẽ đơn giản nhưng đầy đủ các nghi thức, hạn chế tập trung đông người.
Phó Chủ tịch UBND TP Châu Đốc Trần Quốc Tuấn, cho biết, TP Châu Đốc tuyên truyền, vận động các cơ sở lưu trú, nhà hàng, khách sạn, hàng quán có ý thức phòng chống dịch bệnh như bố trí các chai gel rữa tay và đo thân nhiệt cho du khách đến lưu trú tại khách sạn…UBND TP. Châu Đốc kêu gọi du khách khi đến du lịch, hành hương ở Châu Đốc nên đeo khẩu trang phòng chống dịch, rữa tay sát khuẩn, tránh tụ tập đông người. Ngoài ra, đối với du khách khi đo thân nhiệt quá cao, nghi ngờ bị lây nhiễm Covid-19 thì các các nhân viên sẽ ghi lại thông tin về du khách, hướng dẫn du khách đến các bệnh viện lớn ở Châu Đốc, trung tâm y tế xét nghiệm./.
Phương Nam
An Giang: Lễ Hội Bà Chúa Xứ
Lễ hội Bà Chúa Xứ (còn gọi là lễ Vía Bà) được tổ chức hàng năm bắt đầu từ đêm 23/4 đến 27/4 âm lịch. Tại Miếu Bà Chúa Xứ thuộc phường Núi Sam (trước là xã Vĩnh Tế),thị xã Châu Đốc tỉnh An Giang.
Phần lễ của lễ Vía Bà gồm năm lễ: Lễ tắm Bà, Lễ thỉnh sắc Thoại Ngọc Hầu về Miếu Bà, Lễ Túc Yết, Lễ xây chầu, Lễ Chánh tế.
Lễ tắm Bà. Lễ này được tổ chức vào lúc 24 giờ đêm 23 rạng ngày 24. Nói là tắm bà, nhưng thực tế là lau lại bụi bặm trên tượng thờ và thay áo mão cho Bà. Nước tắm tượng là nước thơm, bộ y phục cũ của Bà được cắt nhỏ ra phân phát cho khách trẩy hội và được coi như lá bùa hộ mệnh giúp cho người khoẻ mạnh và trừ ma quỷ. Lễ tắm Bà thường kéo dài khoảng một giờ, sau đó mọi người được tự do lễ bái.
Lễ thỉnh sắc Thoại Ngọc Hầu về Miếu Bà:Lễ này được tiến hành vào lúc 15 giờ ngày 24.Các bô lão trong làng và Ban quản trị lăng miếu lễ phục chỉnh tề sang lăng Thoại Ngọc Hầu nằm đối diện với miếu bà làm lễ Thỉnh Sắc rước bài vị của Ngọc Hầu Nguyễn văn Thoại, bà nhị phẩm Trương Thị Miệt, và bài vị Hội đồng. Khi vào đến Miếu Bà, các bài vị trên được an vị ngôi chính điện, Ban quản trị dâng hương thỉnh an, lễ thỉnh sắc kết thúc. Tục lệ thỉnh sắc Thoại Ngọc hầu đã có từ lâu để tỏ lòng biết ơn ông là người có công khai phá vùng đất hoang vu này.
Lễ Túc Yết: Lễ được tổ chức 0 giờ ngày 25 rạng ngày 26. Tất cả các bô lão trong làng và Ban quản trị lăng miếu lễ phục chỉnh tề, đứng xếp hàng hai bên trước tượng Bà. Vật cúng gồm có: một con heo trắng (đã được cạo lông mổ bụng sạch sẽ, chưa nấu chín), một đĩa đựng huyết có ít lông heo gọi chung là “mao huyết”, một mâm xôi, một mâm trái cây, một mâm trầu cau, một đĩa gạo muối. Ông chánh bái làm lễ dâng hương, chúc tửu, hiến trà, dâng tế, sau đó thì hóa một ít giấy vàng bạc.
Lễ xây chầu: Sau cúng túc yết là Lễ xây chầu.Ông chánh bái sẽ bước tời bàn thờ đặt giữa võ ca, hai tay cầm dùi trống nâng ngang trán khấn vái. Phía bên trái bàn thờ có một tô nước và một nhành dương liễu. Ông chánh bái ca công cầm nhành dương nhúng vào tô nước rồi vảy nước ra xung quanh, vừa đọc to những lời cầu nguyện. Đọc xong, ông chánh bái ca công đặt tô nước, cành dương trở lại bàn thờ, ông đánh ba hồi trống và xướng “ca công tiếp giá”, lập tức đoàn hát bộ nổi chiêng trống rộ lên và chương trình hát bộ bắt đầu. Các tuồng hát bộ sau đây thường được diễn tại miếu bà: Trần Bình Trọng, Sát Thát, Lưu Kim Đính, Trưng Nữ Vương v.v…
Lễ Chánh tế: Đến 4 giờ sáng ngày 26 cúng Chánh tế (nghi thức giống như cúng “túc yết”). Chiều ngày 27 đưa sắc Thoại Ngọc hầu về Sơn Lăng.
Phần hội diễn ra rất sôi nổiđan xen với phần lễ,các hoạt động văn hoá nghệ thuật dân gian được biểu diễn như múa lân, múa mâm thao, múa đĩa chén…thu hút nhiều du khách.
Lễ hội Bà Chúa Xứ núi Sam là một lễ hội mang bản sắc dân tộc đậm nét, nhưng cũng chứa đựng nhiều màu sắc địa phương Nam Bộ. Lễ hội thực sự là một lễ hội văn hoá dân gian đáp ứng nhu cầu văn hoá xã hội, đời sống tinh thần của nhân dân.
Cinet tổng hợp
Lễ Hội Miếu Bà Chúa Xứ Ở An Giang
Núi Sam nằm cách thị xã Châu Đốc (tỉnh An Giang) 5 km, là nơi có quần thể di tích lịch sử văn hoá với chùa cổ Tây An, miếu Bà Chúa Xứ, chùa Hang, lăng Thoại Ngọc Hầu… Lễ hội Bà Chúa Xứ ( còn gọi là lễ Vía Bà) được tổ chức hàng năm bắt đầu từ đêm 23/4 âm lịch đến 27/4 âm lịch.
Khách hành hương đến lễ hội có thể đi theo đường bộ từ Long Xuyên lên Châu Đốc theo tỉnh lộ 10, rẽ vào 7km là tới núi Sam; hoặc đi bằng đường thủy từ Cần Thơ, Sóc Trăng lên hay từ Sài Gòn xuống.
Đêm 23/4 là lễ tắm và thay xiêm y cho tượng Bà. Nước tắm tượng là nước thơm, bộ y phục cũ của Bà được cắt nhỏ ra phân phát cho khách trẩy hội và được coi như lá bùa hộ mệnh giúp cho người khoẻ mạnh và trừ ma quỷ.
Tiếp theo là lễ rước bốn bài vị từ lăng Thoại Ngọc Hầu về miếu Bà. Lễ Túc Yết được tổ chức vào lúc 24 giờ ngày 25 rạng ngày 26. Lễ được tiến hành theo trình tự: dâng hương, chúc tửu, hiến trà, đọc văn tế. Sau đó bài văn tế được hoá cùng với một ít giấy vàng bạc.
Tiếp ngay sau lễ Túc Yết là đến lễ Xây Chầu – Hát Bội do do một người sành nghi lễ và có uy tín trong ban tế tại miếu Bà thực hiện cùng đào kép hát bội cầu nguyện cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hoà. 4 giờ sáng ngày 26/4 lễ Chánh Tế được tiến hành (lễ nghi được tiến hành giống lễ Túc Yết). Chiều ngày 27/4 bài vị Thoại Ngọc Hầu được đưa về lăng. Chương trình hát bội cũng chấm dứt. Kết thúc lễ cúng vía bà.
Lễ Vía Bà hằng năm thu hút rất đông khách thập phương. Đến với lễ hội hội họ vừa được tham dự lễ hội dân gian phong phú để xin cầu tài cầu lộc, đồng thời họ có dịp để du ngoạn, chiêm ngưỡng cảnh trí thiên nhiên ở An Giang.
Châu Đốc Vào Mùa Lễ Hội Vía Bà Chúa Xứ:châu Đốc Vào Mùa Lễ Hội Vía Bà Chúa Xứ
Hằng năm, cứ đến hạ tuần tháng 4 âm lịch, vùng Bảy Núi tỉnh An Giang trở nên đông đúc hơn bao giờ hết. Du khách đến đây không chỉ tham quan những danh lam, thắng cảnh nổi tiếng mà còn hành hương để vía bà Chúa Xứ Núi Sam, một lễ hội đã được nâng lên thành lễ hội cấp quốc gia…
Lễ hội vía bà Chúa Xứ núi Sam, thị xã Châu Ðốc, An Giang là một hoạt động tín ngưỡng dân gian có từ lâu đời, diễn ra hằng năm tại miếu bà Chúa Xứ thuộc xã Vĩnh Tế (nay là phường núi Sam). Ông Trần Văn Huê, du khách từ TP. Hồ Chí Minh cho biết rất ấn tượng khi đến tham quan nơi đây và thấy ngôi miếu rất đẹp. Đặc biệt, tín ngưỡng dân gian của người dân Nam bộ rất ấn tượng. Nó giúp mọi người có tính cộng đồng, cùng chia sẻ khó khăn. Do đó, cần được gìn giữ, lưu truyền cho các thế hệ sau.
Trong tín ngưỡng của người Việt, bà Chúa Xứ rất được tôn kính. Cũng chẳng ai rõ lai lịch của thần, ngoài đức tin rằng, bà là người trời được sai xuống cứu dân độ thế, canh giữ bờ cõi. Bà là một trong 6 nữ thần bất tử theo tín ngưỡng dân gian (Bà chúa Bầu, bà chúa Liễu, bà chúa Tó, bà chúa Kho, bà chúa Ngọc, bà chúa Xứ). Theo thời gian, lễ hội vía bà Chúa Xứ không còn nằm gọn hẹp trong tín ngưỡng của những người dân vùng Bảy Núi mà đã trở nên phổ biến hơn với người dân của cả nước.
Năm nay, lễ hội vía Chúa Xứ Núi Sam sẽ diễn ra từ ngày 31-5 đến 5-6 (tức ngày 22-4 đến 27-4 âm lịch). Vẫn theo nghi thức truyền thống với hai phần là phần lễ và phần hội. Phần lễ gồm các hoạt động chính như Lễ phục hiện rước tượng Bà; Lễ tắm Bà; Lễ thỉnh sắc Thần Thoại Ngọc Hầu, tức rước sắc và bài vị Thoại Ngọc Hầu cùng hai phu nhân từ lăng Thoại Ngọc Hầu (Sơn lăng) về miếu Bà, sau đó là Lễ Túc yết (tức dâng lễ vật và tiến hành cúng Bà) và lễ “Xây chầu” mở đầu cho việc hát bội tại Võ ca của miếu; Lễ Chánh tế và lễ Hồi sắc.
Ông Thái Công Nô, Phó Ban Quản trị Lăng miếu bà Chúa Xứ Núi Sam cho biết năm nay, ngoài các hoạt động theo truyền thống của lễ hội còn có các hoạt động thể thao dân gian như đua thuyền, đẩy cây, đập nồi, kéo co, hội thao leo núi. Những hủ tục về mê tín dị đoan, đốt vàng mã đã đượcc tuyên truyền để người dân hạn chế, giảm bớt.
Chương trình Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam năm nay được Ban Tổ chức đầu tư công phu nhằm tôn vinh và quảng bá các giá trị văn hóa truyền thống. Thông qua các hoạt động lễ hội, tạo sức hút không chỉ đối với đối tượng du khách, khách hành hương mà còn là cơ hội lớn cho thị xã Châu Đốc tiếp tục giới thiệu, quảng bá các di tích, thắng cảnh, thế mạnh tiềm năng về dịch vụ, du lịch và thương mại để thu hút đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị.
Ông Huỳnh Văn Đường, Phó chủ tịch UBND thị xã Châu Đốc cho biết thêm: “Chúng tôi tập trung đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm; tập trung các hoạt động trong lễ hội nhằm tôn vinh giá trị truyền thống văn hóa lịch sử dân tộc, nhất là nét đẹp của Châu Đốc”.
Đến với lễ hội vía bà Chúa Xứ Núi Sam, du khách sẽ được tham quan một nơi đang lưu giữ 2 lỷ lục Việt Nam đó là ngôi miếu lớn nhất Việt Nam và tượng bà bằng đá sa thạch xưa và lớn nhất Việt Nam. Lễ hội vía bà Chúa Xứ Núi Sam đã và đang là một hoạt động du lịch lớn nhất tại khu vực ĐBSCL và thu hút rất nhiều du khách gần xa.
Bạn đang xem bài viết An Giang: Tổ Chức Lễ Hội Vía Bà Chúa Xứ Quy Mô Nhỏ Và Đảm Bảo Phòng, Chống Covid trên website Iseeacademy.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!