Cập nhật thông tin chi tiết về Bà Chúa Xứ Hay Nguyên Nhung Thánh Mẫu mới nhất trên website Iseeacademy.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Bà Chúa Xứ hay Nguyên Nhung Thánh Mẫu
Bà Chúa Xứ còn được gọi là Thánh Mẫu nương nương, có một sự tích rất là huyền bí và mầu nhiệm. Theo đồng bào địa phương, tượng Bà trước kia ngự trên đỉnh núi Sam, gần Pháo Đài, nơi đây ngày nay chỉ còn hai Vết lõm lớn trên bệ đá xanh. Vùng này trước thuộc Thủy Chân Lạp, những năm 1820 – 1825, quân Xiêm thường xuyên quấy nhiễu nước ta. Lên đến đỉnh núi Sam thì gặp tượng Bà, họ định tâm ăn cắp nên cùng nhau cạy ra muốn khiêng xuống núi, nhưng họ khiêng không nổi vì bỗng nhiên tượng Bà trở nên nặng vô cùng. Khiêng đi không được. Một tên trong đó tức giận làm gãy cánh tay trái của Bà, ngay lập tức hắn bị Bà trừng phạt. Từ đó, Bà thường hiện về tự xưng là Bà Chúa Xứ dạy dân cách lập miếu thờ để Bà phù hộ cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, tránh được giặc cướp, thoát khỏi dịch bệnh.
Sau này khi người Việt Nam tới làm chủ vùng này, dân cư lập thôn xóm ở rải rác chung quanh chân núi. Một ngày kia dân làng gặp thấy tượng Bà ở giữa rừng, bèn họp nhau định khiêng về lập miếu thờ cúng, nhưng bao nhiều người cũng không sao xê dịch nơi. Dân làng bèn cầu khấn, được Bà nhập đồng vào một người đàn bà tu hành, tự xưng là Bà chúa của xứ này và phong cho dân làng dùng bốn chục nữ đồng trinh tắm rửa sạch sẽ, Bà sẽ cho phép khiêng tượng Bà về thờ (có tích nói là 9 cô gái đồng trinh).
Dân làng làm đúng theo lời Bà phong, quả nhiên bốn mươi nữ đồng trinh khênh được tượng Bà từ triền núi xuống tới chân núi, nơi hiện nay có miếu Bà. Tượng Bà khiêng tới đây bỗng nhiên trì xuống không xê dịch nữa. Các quan viên kỳ lão cho rằng Bà Chúa Xứ đã chọn nơi đây để an ngự, do đó miếu Bà được đựng nên tại chỗ.
Theo lời các cụ phong lại, dưới thời vua Minh Mạng, khi Thoại Ngọc Hầu đến trấn giữ vùng này, gặp lúc quân Miên kéo sang quấy rối không ngớt, Thoại Ngọc Hầu phu nhân thường đến khấn lễ Bà Chúa Xứ để xin phù hộ cho chồng bà dẹp được giặc, tái lập cảnh an cư cho dân làng, và lời cầu nguyện của phu nhân đã thực hiện, Bà Chúa Xứ đã giúp Thoại Ngọc Hầu phá tan giặc Miên.
Để tạ ơn Bà, Thoại Ngọc Hầu phu nhân đã cho xây cất lại miếu, và nhân dịp này mở đại lễ linh đình trong ba ngày liền 24, 25 và 26 tháng Tư âm lịch. Từ đó về sau thành lệ, hàng năm dân làng cúng lễ Vía Bà từ 23 đến 27 tháng Tư.
Sự Linh Ứng:Theo lời các bô lão địa phương thuật lại, Bà Chúa Xứ đã hiển linh nhiều lần. Một lần quân Xiêm sang quấy phá vùng Cháu Phú, một tên giặc đã làm gãy cánh tay Bà, liền bị bẻ cổ hộc máu chết tươi. Lại có một lần, một tên kẻ trộm lên vào miếu Bà gỡ sợi dây chuyền vàng nơi cổ Bà, Đà liền bẻ tay và hành tội đi trồng cây chuối kêu la thất thanh.
Theo dân chúng quanh vùng núi Sam, tượng Bà mỗi ngày một lớn dần. Trước kia, tượng Bà nhìn thẳng ra đường, nhưng vì dân chúng qua lại miếu Bà, nhiều người vô ý không ngả nón chào, Bà cho là Vô lễ. Bà nhập đồng báo cho dân làng và yêu cầu dân làng hướng tượng Bà về phía trong, lưng xoay ra ngoài. Tượng bà đã đổi hướng. Nhiều lần Bà nhập đồng chữa bệnh, và bệnh nhân mắc các chứng nan y đã được Bà chữa khỏi.
Lễ hội:Lễ hội vía Bà Chúa Xứ Núi Sam được công nhận là lễ hội cấp quốc gia, sách Kỷ lục Việt Nam ghi nhận “Ngôi miếu lớn nhất Việt Nam” và “Tượng bà bằng đá sa thạch xưa và lớn nhất Việt Nam. Tương truyền lúc đầu miếu bà làm bằng tre lá, nằm trên vùng đất trũng, quay lưng về núi Sam. Về sau miếu dần được sửa chữa và mở rộng quy mô. Đây là một di tích nổi tiếng ở khắp vùng Đồng bằng sông Cửu Long, hàng năm thu hút gần 2 triệu lượt người đến cúng bái, số tiền khách thập phương hỷ cúng tại miếu mỗi năm lên đến hàng chục tỷ đồng. Nhiều dự án giao thông, trường học, trạm cấp nước phục vụ cho dân làng Vĩnh Tế đã được xây dựng từ nguồn tiền này. Ngày nay, cứ đến dịp lễ người ta phục dựng lại cảnh rước bà từ nơi đỉnh núi Sam ngay đúng nơi bà ngự ngày xưa về miếu bà, những cô gái đồng trinh cũng được chọn lựa để thực hiện nghi lễ, ngoài ra còn có nghi lễ tắm bà, phát lộc, lễ thinh sắc, các trò diễn, hát bội, múa võ, nhạc ngũ âm,…
Nguồn gốc:
Có tích cho rằng: Hoàng tử Ấn Độ khi đi tìm lãnh địa mới, lập ra đế chế Phù Nam, đã dùng thuyền cập vào Núi Sam, khi núi này còn là hòn đảo đá ngập phần chân ở dưới nước biển, đưa pho tượng đem từ Ấn Độ sang đặt trên núi để đánh dấu chủ quyền. Núi Sam cao 284m, dài 2 Km, chu vi 5.200m. Tượng được đặt vững vàng trên một bệ đá này với chiều ngang 1,62m, dày 0,30m, kích thướt vừa khít khao với pho tượng.
Như vậy thực chất, tượng Bà vốn là một pho tượng đá, thể hiện dáng hình một người đàn ông trong tư thế ngồi, chân trái của tượng xếp bằng tròn, mũi bàn chân giáp với chân phải; chân phải để gập, co gối, chống thẳng bàn chân xuống mặt bệ đá. Tay trái của tượng ở tư thế chống nạnh, bàn tay xoải xuống mặt bệ đá, phía sau đùi trái. Tay phải tượng thả tự nhiên, bàn tay úp trên đầu gối phải. Tóc tượng uốn thành những búp xoăn, thả về phía sau. Trên mặt tượng có một vành ngấn, là nơi đặt mão lên đầu tượng. Trên cánh tay để trần của tượng có một vành đai, giống như cái vòng đeo tay. Toàn bộ dáng hình của pho tượng là dáng hình một người đàn ông tràn đầy sức sống, với bộ ngực căng nở và chiếc bụng phệ. Trên ngực của tượng có một vành đai như vòng kiềng, trước ngực là hình mảnh trăng lưỡi liềm khá rộng. Toàn bộ pho tượng cao chừng 1,25 m, được tạc liền một thớt đá cùng loại, với bệ tượng dày chừng 10 cm. Về trang phục, tượng được tạc trong tư thế đang vận một chiếc khố. Ở bắp cánh tay, gần bả vai của tượng, sát nách, nổi cộm một vòng đai có hình dạng như một chiếc vòng đeo tay. Ở cổ tượng nổi cộm một vòng đai hình vòng kiềng, chỗ vòng nằm ngay ngực khá to, hình lưỡi liềm, có lẽ là một thứ vòng đeo cổ xưa. Người ta cho rằng đây chính là pho tượng thần Shiva của người Chăm bỏ lại trong quá trình di dân, về sau người Việt điểm tô lại gương mặt theo hướng nữ tính gọi là “Bà”, phần thân được giấu trong lớp áo bào của bà là một tảng đá thoạt nhìn không rõ hình dáng.
Thần Thoại: Bà Chúa Xứ Nguyên Nhung
Ảnh chưa rõ nguồn, xin phép tác giả
Sau khi nhà Nguyễn thành lập, người Việt di cư về phía Nam sinh sống. Đất Bảy Núi rất ư linh thiêng, những người lên non khai phá gặp được pho tượng thần. Dân ta biết đây là điềm lành, quyết định làm lễ rước thần về bản làng để phụng thờ. Nào ngờ ngày làm lễ rước tượng thì bức tượng nặng như cả một ngọn núi, bao nhiêu thanh niên trai tráng cũng không khiêng nổi.
Dân làng thành tâm cầu khấn mười phương Trời Phật xin cho thỉnh được tượng thần
Bà chứng tri nhập đồng vào một cô bóng:
“Ta đây là Bà chúa xứ này, bổn hiệu là Nguyên Nhung, các ngươi có lòng tín tâm muốn cung thỉnh ta thì phải có chín thiếu nữ đồng trinh khiêng tượng”.
Y theo lời Lệnh Bà phong cho, ngày lành tháng tốt chọn ra chín cô gái thân còn trinh bạch lên núi rước Bà. Quả thực linh liêng, chín cô gái khiêng được tượng Bà mang về chân núi Sam thì tượng trì xuống không khiêng lên được nữa.
Các lão làng biết đây là ý Lệnh Bà muốn ngự tại nơi này nên y theo hướng Bà nhìn mà xây cửa điện, đúng theo chỗ Bà ngồi mà dựng cung thờ.
Tượng bà trong tư thế ngồi, chân trái của tượng xếp bằng tròn, mũi bàn chân giáp với chân phải; chân phải để gập, co gối, chống thẳng bàn chân xuống mặt bệ đá.
Tay trái của tượng ở tư thế chống nạnh, bàn tay xoải xuống mặt bệ đá, phía sau đùi trái. Tay phải tượng thả tự nhiên, bàn tay úp trên đầu gối phải.
Gương mặt Bà tươi tắn, mắt mở to tròn, miệng cười rất hoan hỉ.
Đến thời vua Minh Mạng, lúc này Thoại Ngọc Hầu làm thủ trấn Vĩnh Thanh, quân Miên ở biên giới quấy rối liên miên, đích thân ông phải cầm quân dẹp loạn. Thoại Ngọc Hầu phu nhân_Châu Thị Tế tới xin Bà ban ơn phù hộ cho phu quân được qua khỏi nạn tai, sớm ngày trở về. Trong cuộc chiến lần đó, Bà nhiều lần che chở cho quân nhà Nguyễn, Thoại Ngọc Hầu toàn thắng.
Để tạ ơn Chúa Xứ Thánh Mẫu, bà Châu Thị Tế đã cho xây dựng miếu bà rộng lớn khang trang, mở đại lễ cúng kính linh đình suốt mấy ngày tháng tư âm lịch. Cũng chính nhờ Lệnh Bà phù hộ mà Thoại Ngọc Hầu đã cho đào con kênh Vĩnh Tế thành công, dân Lục Tỉnh nhờ đó mà ăn nên làm ra, an cư lạc nghiệp.
Theo lời người xưa
Nhiều lần quân Xiêm sang phá phách làm càn, đã có một tên tướng giặc dám vung kiếm vào tượng làm nứt cánh tay, Bà về bẻ cổ chết tươi.
Lần khác, một tên trộm ăn gan hùm đã lẻn vô Miếu ăn cắp sợi dây chuyền đeo trên cổ Bà, Bà hiển linh vật cho lọi tay, hành tội trồng cây chuối mà đi.
Người dân xứ Châu Đốc kể rằng tượng Bà ngày một lớn dần. Trước kia tượng quay mặt nhìn thẳng ra cổng, do nhiều chúng dân vô ý đi ngang mà không thèm xá chào Bà, Bà về ngự đồng cho lệnh quay tượng nhìn vào trong, từ đó mà tượng Bà mới quay lưng về phía cổng như ngày nay.
Người miền Nam ai cũng biết Bà Chúa Xứ Nguyên Nhung vô cùng linh thiêng, thường cứu người bệnh khổ, ban bố tài lộc. Ngày nay Vía Bà chính là ngày lành năm xưa mà Châu Thị Tế làm lễ tạ Bà.
Vào ngày này người ta cho chín cô gái rước kiệu từ nơi bà ngự trên núi Sam về tới Miếu, thỉnh bài vị của Thoại Ngọc Hầu cùng phu nhân về bên Bà, các nghệ sĩ dâng tuồng cải lương hát bội, dân chúng các nơi đổ về cúng Bà.
Lucifer
Tamlinh.org
Heo Quay Nguyên Con Cúng Bà Chúa Xứ Châu Đốc
Heo quay nguyên con là lễ vật rất trang trọng. Trong những dịp lễ lớn thì heo quay là lễ vật dùng để dâng lễ cúng tế. Đặt biệt là cúng Bà Chúa Xứ Châu Đốc.
Cuối xuân, vào mùa lễ hội, về đồng bằng sông Cửu Long, du khách đến Châu Đốc (An Giang) sẽ là một chuyến đi với nhiều khám phá. Nếu như bạn là một người có tâm nguyện, cầu mong sự tốt lành cho người thân, thì có thể viếng miếu Bà Chùa Xứ, hoặc Tây An Cổ Tự hay Lăng Thoại Ngọc Hầu. Đó là những di tích với nhiều huyền thoại và truyền thuyết dân gian có từ thời tiền nhân khai mở đất phương Nam.
Lễ hội “Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam”
Hàng năm, lễ hội “Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam“ diễn ra từ ngày 23 đến 27-04 âm lịch. Hàng vạn người đổ về dự lễ và tham gia các trò vui như: hát bội, múa võ, ca nhạc ngũ âm, múa lân, đánh cờ… Phần lễ có những nghi lễ chính như sau:
– Lễ “Tắm Bà” (tương tự như lễ mộc dục ở miền Bắc): Được cử hành vào lúc 0 giờ ngày 24-04 âm lịch. Mở đầu lễ, 2 ngọn nến to được đốt sáng lên trong chánh điện. Ông lễ chánh bái nghi cùng với 2 vị bô lão, ban quản lý miếu niệm hương, dâng rượu và trà. Bức màn vải có viền ren lộng lẫy kéo ngang bệ thờ, che khuất khu vực đặt tượng, 9 cô gái trẻ được phân công trước bắt đầu vén màn tắm cho tượng Bà. Đầu tiên là cởi mũ, áo, khăn đai từ lớp ngoài vào trong để lộ toàn thân pho tượng. Những cô gái được phân công việc tắm Bà lần lượt nhúng từng chiếc khăn mới vào chậu nước thơm, vắt ráo rồi lau tượng nhiều lần. Sau đó, họ dùng nước hoa xịt khắp bức tượng rồi chọn bộ đồ mới đẹp nhất khoác lên bức tượng, thắt chặt đai, chít khăn, đội mão, gắn lại những ngọn đèn màu trang trí như cũ. Lễ tắm Bà thường kéo dài khoảng một giờ, sau đó bức màn ngăn được kéo lên để cho khách tự do chiêm bái, dâng hương, hoặc xin lộc Bà. Phần Lễ Tắm Bà kết thúc…Nước tắm cho Bà còn lại sẽ đem hoà trong 2 thùng nước lớn để phân phát cho du khách trẩy hội.
– Lễ Thỉnh sắc: cử hành vào khoảng 16h chiều ngày 25, một đoàn người gồm các bô lão trong làng quần áo chỉnh tề, tiến từ miếu Bà sang lăng Thoại Ngọc Hầu để thỉnh sắc (thật ra, đây là lễ rước bài vị, vì sắc đã không còn). Dẫn đầu có đội múa lân, các học trò lễ tay cầm cờ phướn đi hầu phía trước và sau chiếc kiệu sơn son thiếp vàng gọi là long đình. Đến điện thờ, ông chánh bái làm lễ niệm hương, rồi thỉnh bài vị đưa lên kiệu trở về miếu Bà. Ba chiếc bài vị mang tên Thoại Ngọc Hầu và tên bà vợ chánh Châu Thị Tế, bà vợ thứ Trương Thị Miệt được đặt trên bàn thờ ở chánh điện. Bài vị thứ tư mang tên Hội đồng, ghi công lao các quan quân đã theo Thoại Ngọc Hầu xưa kia, được đặt riêng ở bàn thờ phía trước.
– Lễ Túc yết: được tổ chức lúc 0 giờ đêm 25 rạng 26-04 âm lịch, gồm có hai phần: nghi thức cúng tế và phần xây chầu. Lễ vật dâng cúng gồm có: một con heo trắng, một đĩa huyết heo có kèm theo nhúm lông nhỏ. Một mâm trái cây, trầu cau, gạo, muối. Sau ba hồi chiêng, trống, nhạc lễ nổi lên, lễ dâng hương, dâng trà bắt đầu. Nghi thức cúng tế kết thúc bằng động tác của ông chánh tế đốt bản văn tế cùng giấy vàng bạc. Tiếp theo nghi thức cúng tế là phần xây chầu được tiến hành ở nhà võ ca. Sau phần cầu nguyện của ông Chánh bái, xin cho mưa thuận gió hoà, đất đai phì nhiêu, mùa màng bội thu, dân chúng khỏe mạnh, yên vui, các loài quỷ dữ bị tiêu diệt, lễ Xây chầu bắt đầu bằng ba hồi trống lệnh. Sau đó, chiêng trống rộ lên, chương trình hát bội bắt đầu.
– Lễ Chánh tế: được tổ chức vào tờ mờ sáng ngày 27, gần giống như nghi thức cúng Túc yết.
– Lễ Hồi sắc: cử hành vào khoảng 15h ngày 27-04, đoàn hành lễ sẽ rước bài vị Thoại Ngọc Hầu và nhị vị phu nhân từ miếu trở về Sơn Lăng. Kết thúc lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam.
Từ đó xảy ra dịch vụ cho thuê heo quay mướn. Du khách đến đây, có thể thuê heo quay được tính bằng Kg, sau khi cúng vái xong thì chú heo quay ấy sẽ trở về vòng quay cho thuê người tiếp theo…liệu như thế bạn chứng tỏ lòng thành của mình hay chỉ là góp phần cho nạn cò heo quay lộng hành?
Tại Tp. Hồ Chí Minh quý khách có thể đặt heo quay nguyên con tạiđể đi dâng lễ Bà.
Nếu quý khách đi vào ban điêm thì có thể đặt và nhận heo lúc 20 – 21h tối. Quý khách khởi hành đi và đến Châu Đốc lúc trời gần sáng, quý khách mang heo quay dâng lễ Bà.
Heo quay cúng Bà theo phong tục, phải có một con dao cắm ngay sống lưng chú heo.
Sau khi dâng lễ vật Heo quay cho Bà. Quý khách có thể thưởng thức món heo quay, người dân gọi là “hưởng lộc Bà”, sẽ rất may mắn. Nếu heo quay để quá thời gian 8 tiếng khi sử dụng quý khách nên sơ chế nóng lại để dùng.
HEOQUAYNGUYENCON.COM
Lễ Hội Miếu Bà Chúa Xứ
Núi Sam nằm cách thành phố Châu Đốc (tỉnh An Giang) 5 km, là nơi có quần thể di tích lịch sử văn hoá với chùa cổ Tây An, miếu Bà Chúa Xứ, chùa Hang, lăng Thoại Ngọc Hầu… Lễ hội Bà Chúa Xứ ( còn gọi là lễ Vía Bà) được tổ chức hàng năm bắt đầu từ đêm 23/4 âm lịch đến 27/4 âm lịch.
Khách hành hương đến lễ hội có thể đi theo đường bộ từ Long Xuyên lên Châu Đốc theo tỉnh lộ 10, rẽ vào 7km là tới núi Sam; hoặc đi bằng đường thủy từ Cần Thơ, Sóc Trăng lên hay từ Sài Gòn xuống.
Đêm 23/4 là lễ tắm và thay xiêm y cho tượng Bà. Nước tắm tượng là nước thơm, bộ y phục cũ của Bà được cắt nhỏ ra phân phát cho khách trẩy hội và được coi như lá bùa hộ mệnh giúp cho người khoẻ mạnh và trừ ma quỷ. Tiếp theo là lễ rước bốn bài vị từ lăng Thoại Ngọc Hầu về miếu Bà. Lễ Túc Yết được tổ chức vào lúc 24 giờ ngày 25 rạng ngày 26. Lễ được tiến hành theo trình tự: dâng hương, chúc tửu, hiến trà, đọc văn tế. Sau đó bài văn tế được hoá cùng với một ít giấy vàng bạc. Tiếp ngay sau lễ Túc Yết là đến lễ Xây Chầu – Hát Bội do do một người sành nghi lễ và có uy tín trong ban tế tại miếu Bà thực hiện cùng đào kép hát bội cầu nguyện cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hoà. 4 giờ sáng ngày 26/4 lễ Chánh Tế được tiến hành (lễ nghi được tiến hành giống lễ Túc Yết). Chiều ngày 27/4 bài vị Thoại Ngọc Hầu được đưa về lăng. Chương trình hát bội cũng chấm dứt. Kết thúc lễ cúng vía bà.
Lễ Vía Bà hằng năm thu hút rất đông khách thập phương. Đến với lễ hội hội họ vừa được tham dự lễ hội dân gian phong phú để xin cầu tài cầu lộc, đồng thời họ có dịp để du ngoạn, chiêm ngưỡng cảnh trí thiên nhiên ở An Giang.
Bạn đang xem bài viết Bà Chúa Xứ Hay Nguyên Nhung Thánh Mẫu trên website Iseeacademy.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!