Cập nhật thông tin chi tiết về Bài Phát Biểu Của Chủ Tịch Hđht Việt Nam Tại Lễ Khởi Công Xây Dựng Nhà Thờ Họ Trương Việt Nam mới nhất trên website Iseeacademy.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Kính thưa ông Trương Tấn Sang, nguyên UVBCT, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Kính thưa bà Nguyễn Thị Thanh, UVTW Đảng, bí thư tỉnh Ninh Bình. Kính thưa các Đồng chí lãnh đạo tỉnh Ninh Bình, các ban ngành, tỉnh Ninh Bình, lãnh đạo huyện Hoa Lư, thị trấn Thiên Tôn, bà con làng Đa Giá. Thưa toàn thể bà con họ Trương có mặt trong buổi lễ ngày hôm nay. Suốt dặm dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, ơn nhờ Phúc Tổ, các thế hệ con cháu, anh em họ Trương đã kề vai sát cánh cùng bách gia trăm họ, đóng góp công sức, trí tuệ của mình vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhiều người đã trở thành danh nhân, hào kiệt từ cổ xưa cho tới nay. Trải qua bao năm tháng nhọc nhằn của cuộc mưu sinh, bao li tán trong thời giặc giã, bao thăng trầm của những biến cố lịch sử, họ Trương đã biết sống dựa vào nhau, đùm bọc nhau, vượt qua khó khăn để trụ vững và trường tồn trên quê hương mình. Ngay từ xưa, để tưởng nhớ, ghi ơn, các vị tiền hiền của dòng họ mình ông cha ta đã biết dùng Gia phả để lưu giữ lại cội nguồn của Tổ tiên, dùng sử sách, bia ký để ghi nhận và ngợi ca những công đức của dòng họ, biết xây dựng nhà thờ để tưởng nhớ, tôn vinh Tổ tiên và là nơi truyền lửa cho muôn đời con cháu mai sau. Để giữ lửa và truyền lửa cho con cháu mai sau, nhiều dòng họ trên đất nước ta hiện nay đã có chung một nhà thờ dòng họ cho cả nước. Đây là nơi thờ cúng, tưởng nhớ về tiên tổ, nơi gặp gỡ và tổ chức các sự kiện lớn của dòng họ, là nơi con cháu xa gần đi về. Qua thực tiễn hoạt động, các nhà thờ họ này đã phát huy tác dụng tốt. Nhà thờ họ Trương Việt Nam khi hoàn thành sẽ tọa lạc trên khu đất có diện tích 6.742 m2, tại làng Đa Giá, thị trấn Thiên Tôn, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Khu đất xây dựng nhà thờ được đánh giá qua các nhà phong thủy trong dòng họ, ngoài dòng họ, qua các hội nghị của đại diện bà con họ Trương trong cả nước, đã hội tụ được đầy đủ 5 yếu tố đó là: – Là vùng đất cổ có bề dày về truyền thống lịch sử văn hoá. – Là vùng đất có người họ Trương Việt Nam sinh sống từ lâu đời và liên tục cho đến ngày nay. – Là khu đất có phong thủy tốt và linh thiêng. – Là vùng đất thuận tiện về giao thông đi lại, tiện đường miền Bắc đến, thuận lối Nam Trung ra. – Là khu đất đạt được sự nhất trí và đồng thuận của bà con trong dòng họ. Hôm nay, ngày 11 tháng 6 năm 2017, tức ngày 17 tháng 5 năm Đinh Dậu, chúng ta đang đứng trên mảnh đất Hoa Lư linh thiêng – Cố đô của 3 đời vua, 3 triều đại có vị trí quan trọng nhất, phát triển rực rỡ nhất trong lịch sử Phong kiến Việt Nam: Đinh – Tiền Lê – Lý. Chúng ta cũng đang đứng trên mảnh đất sơn thủy hữu tình tuyệt đẹp – nơi đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa và thiên nhiên thế giới, để cùng chứng kiến thời khắc thiêng liêng của dòng họ Trương Việt Nam khi chính thức khởi công xây dựng nhà thờ họ Trương Việt Nam. Tới dự lễ khởi công hôm nay có Nguyên Ủy viên Bộ chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trương Tấn Sang sẽ bổ nhát cuốc đầu tiên động thổ xây dựng nhà thờ họ Trương Việt Nam. Nhà thờ khi hoàn thành sẽ là nơi thờ tự tất cả chân linh người họ Trương Việt Nam đã khuất từ xa xưa, cho đến nay. Là nơi thể hiện lòng thành kính của con cháu họ Trương tri ân tiên tổ, tri ân những người họ Trương đã khuất. Là nơi giáo dục cho người họ Trương hôm nay và mai sau truyền thống đạo lý uống nước nhớ nguồn, khơi dậy cho con cháu họ Trương lòng tự hào về cha ông tiên tổ, giáo dục cho thế hệ người họ Trương hôm nay tiếp bước truyền thống vẻ vang của tổ tiên, noi gương lớp người đi trước, để lại đức sáng cho đời sau, cùng dạy bảo con cháu luôn là công dân tốt của đất nước, cháu con hiếu thảo của dòng họ. Đồng thời đây sẽ là địa chỉ, nơi chốn đi về của người họ Trương khắp mọi miền Tổ Quốc để gặp gỡ, giao lưu biết thêm anh, thêm em, cành Bắc, cành Nam vui ngày hội ngộ. Nhà thờ cũng là nơi tổ chức các sự kiện lớn của dòng họ, là nơi con cháu dâng hương và báo công với tiên tổ về các thành tích, những nỗ lực phấn đấu của người họ Trương hôm nay đạt được trong quá trình học tập, lao động, công tác, xây dựng quê hương, đất nước. Chúng ta tin tưởng rằng, nơi đây sẽ là điểm tựa để dòng họ chúng ta trụ vững trên quê hương mình. Nơi đây sẽ tạo ra đôi cánh giúp con cháu chúng ta bay cao, bay xa hơn tới chân trời trí tuệ. Thưa Tiên Tổ anh linh Hôm nay, dưới bầu trời cao xanh lồng lộng, trên đất mẹ hiền hòa, bao dung, chúng ta đã làm được một việc mà các thế hệ trước chắc cũng mong muốn như chúng ta, nhưng chưa làm được, đó là chúng ta xây một ngôi nhà thờ chung cho dòng họ Trương cả nước để tưởng nhớ và báo đáp công ơn tiên tổ, để lại một di sản thiêng liêng cho con cháu mai sau. Nhà thờ sẽ là một dấu gạch nối – nối giữa quá khứ với hiện tại và tương lai Dù năm tháng có trôi qua, dù thế gian có nhiều đổi thay dâu bể, song con cháu chúng ta sẽ nhớ mãi việc làm có ý nghĩa của thế hệ chúng ta hôm nay. Những con người đầy tình thương và trách nhiệm. Để những ước nguyện của bà con sớm thành hiện thực, tôi kêu gọi các nhà Doanh nghiệp cùng toàn thể bà con họ Trương Việt Nam trong và ngoài nước, hãy chung tay góp sức, đóng góp tiền của và công sức để nhà thờ họ Trương Việt Nam sớm được hoàn thành. Nhân đây, thay mặt cho toàn thể bà con họ Trương cả nước, tôi xin cảm ơn nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, bà Nguyễn Thị Thanh, ủy viên Trung ương Đảng, bí thư tỉnh ủy tỉnh Ninh Bình, ban lãnh đạo tỉnh Ninh Bình, các sở, ban ngành tỉnh Ninh Bình, lãnh đạo huyện Hoa Lư, thị trấn Thiên Tôn và nhân dân làng Đa Giá, cụ Thủ từ Đền thờ Danh nhân Trương Hán Siêu tại thành phố Ninh Bình, đã quan tâm động viên, tạo mọi điều kiện giúp đỡ để họ Trương có kết quả ngày hôm nay. Tôi xin cảm ơn Ban xây dựng nhà thờ họ Trương Việt Nam đã dành thời gian, công sức để chuẩn bị chu đáo cho buổi khởi công. Tôi xin cảm ơn Hội đồng họ Trương Hà Nam Ninh, Thủ từ của nhà thờ họ Trương Việt Nam sau này, đã huy động toàn thể bà con họ Trương quê nhà góp sức, góp công cho sự thành công trong ngày lễ ngày hôm nay. Tôi cũng xin cảm ơn các Doanh nghiệp, bà con họ Trương cả nước đã đóng góp tiền của, công sức để cho công việc xây dựng nhà thờ trong thời gian qua.
Huyết mạch họ hàng nối dài theo đất nước Tinh hoa Trương tộc truyền mãi với thời gian.
Những Điểm Cần Lưu Ý Khi Lập Bàn Thờ Thiên Của Người Việt
Bàn thờ thiên được sắp đặt ở ngoài sân hoặc góc vườn, với một cột trụ lớn (có thể làm bằng chất liệu gỗ hay gạch, đá), đỡ một bệ vuông khoảng 40cm , trên bệ vuông sẽ đặt bát nhang, bình hoa, đặt một (hoặc ba, nhưng phải là số lẻ) chén nước lã hoặc chén rượu trắng . Lễ vật không cần quá cầu kì trang trí nhưng cần được bày biện thành kính , sạch sẽ và chỉn chu.
Theo phong thủy dân gian người xưa thường chọn vị trí thích hợp trước rồi mới xét đến phương hướng. Do tính chất bàn thờ thiên là để gia chủ thắp hương cúng bái ngoài trời, nên cần đặt ở vị trí lộ thiên, hoặc bán lộ thiên, cho nên ở những khu đô thị lớn nhà không có sân thì nhiều gia đình linh hoạt bàn thiên trên ban công lan can trước nhà, gắn trước sân thượng… Theo sinh hoạt tín ngưỡng bình thường thì sau khi thắp hương cho bàn thờ trong nhà, bàn thờ Phật sau đó sẽ ra ngoài thắp hương bàn thờ thiên
Lưu ý khi chọn vị trí lập bàn thờ thiên
Tùy theo hoàn cảnh mỗi nhà mà khilập bàn thờ thiên đặt ở vị trí sao cho thuận tiện với việc thắp chúng tôi lời khuyên của các bậc tiền bối ông cha ta truyền lại là nên thắp nhang cúng trời đất vào các thời khắc âm dương giao hòa,lúc chạng vạng nhá nhem, nếu theo giờ âm là giờ mão (khoảng 5-7 giờ sáng) và vào giờ dậu (khoảng 5-7 giờ chiều tối) vì thế gia chủ nên đặt bàn thờ thiên nằm tại vị trí trung tâm, sáng sủa, tại nơi giáp ranh trong – ngoài của ngôi nhà, khu đất (trước sân gần tường rào, trên ban công). Những lúc giỗ chạp như giao thừa thì nếu chọn được vị trí thuận lợi cũng giúp gia chủ dễ dàng cúng bái bày đồ lễ vào ban đêm mà không va vấp.
Cách chọn hướng khi lập bàn thờ thiên
Sau khi đã chọn được vị trí đặt đúng để lập bàn thờ thiên rồi thì xét đến hướng. Thông thường hướng của các dạng bàn thờ nói chung theo phong thủy là hướng ngược với người đứng khấn để tiện cho việc lễ bái, nhưng đối với bàn thiên thì do bốn phương tám hướng đều là ngoài trời, cho nên vấn đề hướng không cần theo nghiêm ngặt lắm, nhưng vẫn cần phải lưu ý đến việc giữ được tính trang nghiêm, chỉnh tề, không nên đặt ở các góc quá khuất nẻo, cũng nên tránh hướng ra những chỗ thiếu quang đãng hoặc góc hẹp để người thắp hương khó hành lễ . Về chiều cao thì bàn thiên chỉ cần cao ngang ngực người, (khoảng 1-1,3m) không cao trên tầm mắt như bàn thờ gia tiên hoặc bàn thờ Phật, cũng không thấp hẳn xuống theo kiểu hạ thổ như bàn thờ ông địa thần tài.
Nguồn Sưu Tầm.
Bài Cúng Thôi Nôi Bé Trai Miền Nam Và Lễ Cúng
Lễ cúng thôi nôi cho bé là một trong những lễ cúng mụ quan trọng, được tổ chức khi bé chào đời tròn một năm. Lễ cúng thôi nôi nhằm tạ ơn Mụ đã che chở cho bé và mong bé khỏe mạnh, bình an sau này.
Lễ cúng thôi nôi đã có từ lâu đời và rất quen thuộc với người Việt. Tuy nhiên, để chuẩn bị lễ vật cho mâm cúng thôi nôi như thế nào, ngày giờ cúng ra sao, những điều nên tránh khi làm mâm cúng…. thì không phải ai cũng nắm rõ. Mâm cúng giữa các vùng miền sẽ có một vài sự khác biệt, bài viết này Dịch Vụ Đồ Cúng Bình Dương sẽ hướng dẫn ba mẹ chuẩn bị mâm cúng thôi nôi cho bé theo phong tục Miền Nam.
Trong nghi thức cúng mụ của người việt có các lễ cúng: đầy cữ, đầy tháng, thôi nôi, cúng căn, cúng đốt… Mâm cúng thôi nôi là một trong những nghi thức quan trọng nhất, nhằm đánh dấu mốc quan trọng trong cuộc đời của bé.
Đối với Miền Nam thôi nôi là dịp để tạ ơn bà mụ đã tạo ra và che chở cho bé cũng như mong bé sau này được bình an suôn sẻ.
Theo văn hóa phương Đông và quan niệm từ xa xưa thì cúng kiếng sẽ dựa vào lịch âm. Nhưng vì phong tục vùng miền, và văn hoa truyền miệng nên ngày tổ chức thôi nôi cho bé sẽ có sự khác biệt và chênh lệch nhưng phổ biến nhất là quan niệm cúng đúng ngày. Đúng ngày tròn trịa và trọn vẹn. Tuy nhiên cũng có quan niệm bé trai lùi 1 ngày.
Giờ cúng thường được dựa trên khung giờ hoàng đạo trong ngày hoặc giờ theo tuổi của bé theo quy tắc tam hợp. Điều này có nghĩa là trong 12 con giáp sẽ được chia ra làm 4 nhóm mỗi nhóm có 3 con, 3 con giáp này sẽ có 1 vài nét tương đồng và hỗ trợ nhau, cụ thể :
+ Tam hợp mệnh Thủy: Thân – Tý – Thìn
+ Tam hợp mệnh Kim: Tỵ – Dậu – Sửu
+ Tam hợp mệnh Hỏa: Dần – Ngọ – Tuất
+ Tam hợp mệnh Mộc: Hợi – Mão – Mùi
Song song với đó, sẽ có những nhóm tương khắc không nên chọn làm giờ cúng, cụ thể:
+ Nhóm 1 các con giáp: Dần – Thân – Tỵ – Hợi
+ Nhóm 2 các con giáp: Thìn – Tuất – Sửu – Mùi
+ Nhóm 2 các con giáp: Tý – Ngọ – Mão – Dậu
Lễ vật trong mâm cúng mụ được chọn tươi mới, đẹp đẽ, đầy đủ. Bố mẹ có thể tham khảo danh sách cách lễ vật dưới đây để chuẩn bị đầy đủ nhé!
+ Các lễ vật khách như bánh kem ….
+ Ngoài ra không thế thiếu bộ bốc chọn nghề tương lai cho bé, gồm : thước, tập, viết, banh, kéo, tiền, vàng….
Ngày nay, khi cuộc sống trở nên bận rộn hơn bố mẹ thường không có thời gian để chuẩn bị và nấu nướng. Bố mẹ đừng lo nhé! Hãy liên hệ Hotiline 19003010 hoặc 0733.493.394 để có được một mâm cúng thôi nôi bé trai trọn vẹn nhé, việc bố mẹ cần đặt hàng thôi, còn lại Đồ Cúng Việt sẽ chuẩn bị chu đáo.
Đa phần thế hệ trẻ còn hơi lóng ngóng trong việc cúng kiếng, chưa biết nên bắt đầu từ đâu và quy trình như thế nào cho đúng. Nên phần bài đọc này sẽ giúp bố mẹ trẻ tự tin hơn
+ Bước 1: Trước khi cúng mụ, bố mẹ hãy cúng tất cả các ban thờ khác trong nhà như: tổ tiên, ông bà, ông táo, ông địa…. đối với bố mẹ ở phòng trọ không có thờ cúng gì thì có thể bỏ qua bước này.
+ Bước 2: Sau khi cúng ở các ban thờ trong nhà xong, thì tiến hành châm trà, rượu nước, lên đèn và đốt nhang ở mâm cúng mụ (Độ thế nhớ ghi tên, ngày, tháng, năm sinh của bé theo lịch âm)
+ Bước 3: Bố mẹ, hoặc người lớn trong nhà đọc bài cúng khấn và bế bé lại, cho bé chắp tay, váy 3 cái trước áng
+ Bước 4: Chờ 1/2 tàn hương chủ lễ tiếp tục châm thêm rượu trà nước vào 9 cái ly phía trên chắp tay lại lạy 3 lạy ” Nhẫm xin Các đức ông và bà mụ, tổ tiên, thần linh tại bản làm chứng định hướng nghề tương lai cho bé”
+ Bước 5: Sau đó để bé bốc 3 món đầu tiên trong mâm, sau khi bé bốc cho bé lại trả lễ. Gia đình người thân chúc mừng và lì xì cho bé.
+ Bước 6: chờ hết tàn hương thì thực hiện nghi thức hóa vàng ( đốt giấy tiền vàng bạc), rượu nước trà trong mâm rưới quanh đám tro khi đốt xong, còn gạo muối rãi ngoài đường. Xôi chè cho hàng xóm láng giềng để cùng thụ lộc cho bé.
Lưu ý rằng khi cúng xôi chè, thức ăn nhớ mở nắp như vậy mụ mới hưởng được.
+ Vị trí đặt mâm cúng thường là ở phòng thờ, phòng khách, hoặc phòng bé nằm, tuyệt đối không nên đặt ở ngoài cửa, ngoài sân
+ Số lượng xôi, chè, trầu cau phải đảm bảo đủ 13 phần
+ Nên cúng thôi nôi vào buổi sáng trước 12h
+ Bé trai cúng chè đậu
+ Đối với gia đình ở nhà trọ, có thể để mâm cúng dưới chiếu, sàn nhà, nhưng phải đảm bảo sạch sẽ
Có rất nhiều bài cúng thôi nôi bé trai được truyền miệng trong dân gian, dưới đây là một trong những bài cúng phổ biến nhất.
Lễ Rằm Tháng 7 Tại Nhà Thờ Họ Trương Việt Nam – Clb Dn Họ Trương Tp Hcm
LỄ RẰM THÁNG 7 TẠI NHÀ THỜ HỌ TRƯƠNG VIỆT NAM
Theo phong tục từ ngàn xưa để lại, rằm tháng 7 là ngày xá tội vong nhân, các gia đình, dòng họ hoặc đình chùa dâng lễ cáo yếu Thần Phật, Tổ tiên về hưởng lộc, phù hộ độ trì cho mọi người và chứng giám gia chủ lòng thành làm lễ bố thí cô hồn nhân ngày xá tội vong nhân. Gần đây Phật giáo phát triển mạnh mẽ, kinh Vu Lan đi vào đời sống tâm linh của người dân Việt như một lẽ tự nhiên, hòa hợp, tháng 7 còn trở thành tháng tưởng nhớ đến công ơn cha mẹ, tổ tiên.
Kế tục truyền thống, đạo lý nhân nghĩa của dân tộc, nhân dịp tết Trung nguyên năm Mậu Tuất, Hội đồng họ Trương Việt Nam đã tổ chức lễ rằm tháng 7 tại khuôn viên thờ cúng trên đất nhà thờ họ Trương Việt Nam (thị trấn Thiên Tôn, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình).
Về dự lễ gồm có:
– Nhà Phong thủy Tâm linh: ông Trương Tô Tân – Phó chủ tịch Hội đồng họ Trương Việt Nam.
– Bà Trương Thúy Nga – Phó chánh văn phòng Hội đồng họ Trương Việt Nam.
– Ông Trương Ngọc Vui – Phó chủ tịch thường trực Hội đồng họ Trương Hà Nam Ninh
Về dự lễ còn có một số bà con dòng tộc từ Hà Nội, Nam Định, Ninh Bình.
Buổi tế lễ đã diễn ra trong không khi linh thiêng, thành kính, nguyện cầu Thần Phật, Tổ tiên phù hộ độ trì cho tất cả các chi, tộc, bà con, anh chị em, con cháu dâu rể họ Trương trên toàn cõi Việt Nam được khỏe mạnh bình an, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long, vạn sự tốt lành. Phù hộ cho những mục đích cao cả của Hội đồng họ Trương Việt Nam xây dựng một dòng họ đoàn kết, thương yêu và giúp đỡ lẫn nhau, chung tay vì mục đích phát triển và trường tồn của dòng họ.
Sau lễ Thần Phật Tổ tiên cầu bình an là phần lễ cầu siêu, cúng chúng sinh, gieo nhân đức, phước lành cho dòng tộc.
Ninh Bình, ngày 15 tháng 7 năm Mậu Tuất
Anh Trương Ngọc
Bạn đang xem bài viết Bài Phát Biểu Của Chủ Tịch Hđht Việt Nam Tại Lễ Khởi Công Xây Dựng Nhà Thờ Họ Trương Việt Nam trên website Iseeacademy.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!