Cập nhật thông tin chi tiết về Bài Văn Khấn Tứ Phủ Công Đồng Đầy Đủ mới nhất trên website Iseeacademy.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Bản văn khấn Tứ Phủ Công Đồng đầy đủ này dành cho các thanh đồng và đồng thầy. Các con nhang, đệ tử đi lễ không thường xuyên không nên khấn vì khấn ấp úng sẽ không kết nối được âm dương. Với sự thành tâm của mình, hy vọng các điều cầu xin của các bạn đều được cõi trên lưu ân, giáng phúc. Con niệm Nam Mô A Di Đà Phật(3 lần) – Con lạy chín phương Trời, con lạy mười phương Đất, con lạy mười phương chư Phật ,chư Phật mười phương, – Nam Mô Bản sư Thích Ca Mâu Ni Phật. – Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật. – Nam Mô Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật. – Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát. Con Lạy Chư Đại Bồ Tát, Chư Hiền Thánh Tăng .Hộ Pháp Chư Thiên, Thiện Thần Bồ Tát. – Con lạy Tam Vị Đức Vua Cha Đức Tam Thập Tam Thiên Thiên Chúa Đế Thích Đề Hoàn Nhân Thánh Đế Ngọc Bệ Hạ Con Lạy Hiệu Thiên chí tôn Kim Quyết Ngọc Hoàng Huyền Cung Đại Đế Ngọc Điện Hạ. Con lạy Đức Phật Mẫu Hoàng Thiên Con Lạy Đức Vua Cha Bát Hải Động Đình Thủy Quốc Long Vương. – Con lạy Tam Tòa Thánh Mẫu: Con Lạy Mẫu Đệ Nhất Thượng Thiên Con Lạy Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn Con Lạy Mẫu Đệ Tam Thoải Phủ Con Lạy Mẫu Đệ Tứ Khâm Sai Con Lạy Hội Đồng Quan Tứ Trụ Triều Đình Con Lạy Tam Phủ Công Đồng, Tứ Phủ Vạn Linh hội Đồng Tiên Thánh Đông A Phủ. -Con lạy Trần Triều Hiển Thánh Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương. Con lạy Trần Triều Khải Thánh Vương Phụ, Vương Mẫu, Vương Phi Phu Nhân, Trần Triều Vương Huynh, Vương Đệ.Vương Tử ,Vương Tế, Vương Nữ Vương Tôn Con Lạy văn võ bá quan quân thần trần triều Con lạy Tam Tòa chúa bói -Hội đồng Chúa bói Chúa chữa Chúa Mán Chúa Mường Con Lạy Chúa Đệ Nhất Tây Thiên Chúa Đệ Nhị Nguyệt Hồ Chúa Đệ Tam Lâm Thao Tiên Chúa Thác Bờ Con Lạy Ngũ Phương Bản Cảnh Vũ Quận Bạch Hoa -Năm Phương Chúa Bà -Con lạy Ngũ Vị Vương Quan, Tôn Quan Đệ Nhất Thượng Thiên , Tôn quan Đệ Nhị Giám Sát, Tôn Quan Đệ Tam Thoải Phủ, Tôn quan Đệ Tứ Khâm Sai, Tôn Quan Đệ Ngũ Tuần Tranh. Con lạy Tôn Quan Điều Thất . -Con cung thỉnh mời Tứ Phủ Chầu Bà: Chầu Đệ Nhất Thượng Thiên Chầu Đệ Nhị Thượng Ngàn Đông Cuông Chầu Đệ Tam Thoải Phủ Chầu Đệ Tứ Khâm Sai Chầu Năm Suối Lân Chầu Lục Cung Nương Chầu Bảy Tiên La Chầu Bát Nàn Đông Nhung Đại Tướng Quân Chầu Cửu Sòng Sơn Chầu Mười Đồng Mỏ Con lạy Hội Đồng Chầu Bé-Con Lạy Chầu Bé Thượng Ngàn Quyền Cai Bắc Lệ -Con cung thỉnh mời Tứ Phủ Thánh Hoàng, thập vị quan Hoàng: Quan Hoàng Quận, Quan Hoàng Đôi Triệu Tường, Con lạy 36 tòa Sơn Trang , Tám Tướng Thập Nhị Tiên Nàng -Con lạy Tứ Phủ Thánh Cô Con xin kính lạy Cô Nhất Thượng Thiên- Cô Cả đền Dùm Con lạy Cô đôi Thượng Ngàn Cô bơ Thoải, con lạy Cô Tư Ỷ La, Cô Năm Suối Lân, Cô Sáu Lục Cung, Cô bảy Tân La, cô Tám Đồi Chè, Cô chín Sòng Sơn, Cô Mười Đổng Mỏ, Hội đồng cô bé, Con Lạy Cô Bé Thượng ngàn, cô bé Thoải .con lạy cô Bé Bản Đền (bản điện), Con lạy Tứ Phủ Thánh Cậu trên Ngàn dưới Thoải, Con lạy Cậu đệ nhất Hoàng Thiên , Cậu Hoàng Đôi Thượng Ngàn, Cậu Hoàng Ba Thoải, Cậu Hoàng Tư Long Thành , Con Lạy Cậu Bé Hoàng Thiên , Cậu Bé Thượng Ngàn, Cậu Quận Phủ Dầy, Cậu Đồi Ngang Phố Cát .Con lạy cậu bé bản Đền (Bản Điện). – Con Lạy Hội Đồng Quan Ngũ Dinh, Đôi quan Thanh Xà Bạch Xà, Sơn Thần Bản Thổ Ngũ Hổ Thần Tướng- – Con cung thỉnh mời chư vị Chúa Chầu các Quan thủ Đền thủ Điện, Chư vị Thành Hoàng Bản Thổ , Chư vị Thần thổ cư đồng ngự dải đất này. -Đệ tử con tên là:…………. tuổi:………. Ngụ tại:…………………………… Kim niên kim nguyệt cát nhật lương thời. Hôm nay ngày:… Tháng:… Năm:… ( Dâng gì cầu gì khấn nấy hoặc theo bài bên dưới) Đệ tử con nhất tâm 1 lòng, nhất tòng 1 đạo, nhất tâm trí thiết, nhất dạ chí thành, đêm tưởng ngày mong, tu thiết hương, hoa, đăng, trà, quả, thực (mang miệng về tâu, mang đầu về bái), trên con tấu thượng thiên, dưới con đệ trình long cung thuỷ phủ cùng đồng gia quyến đăng cung phụng cửa đình thần tam tứ phủ ……………(tên đền) linh từ. Mong trên cha độ, dưới mẫu thương, đèn trời đuốc biển soi đường dẫn lối, phù hộ độ trì cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hoà , vuốt ve che trở cho gia chung chúng con trong 3 tháng hè, 9 tháng đông, tai qua nạn khỏi- Đầu năm chí giữa, nửa năm chí cuối được bình an vô sự, cửa nhà khang ninh, cầu danh đắc danh , cầu phúc đắc phúc, đắc tài sai lộc…… Dãi tấm lòng thành cúi xin Phật Thánh Chúa Tiên anh linh chứng giám!!! -Cung thỉnh công đồng Lục Cung Tiên Tổ dòng họ….. nguyên quán…..,Tổ Cô Mãnh Tướng,cậu bé cô bé tại gia, chư vị tiên linh trong dòng họ theo hầu Phật Thánh cửa Đình Thần Tam Tứ Phủ, trên tấu tòa vàng Thượng Thiên , dưới tấu Thủy Cung Địa Phủ ,cho con cháu nhất một lòng, tòng một đạo Sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm… – Đệ tử con tên là:…………. tuổi:………. Ngụ tại:…………………………… Kim niên kim nguyệt cát nhật lương thời. Hôm nay ngày:… Tháng:… Năm:… Đệ tử con nhất tâm 1 lòng, nhất tòng 1 đạo, nhất tâm trí thiết, nhất dạ chí thành, đêm tưởng ngày mong, tu thiết hương, hoa, đăng, trà, quả, thực mang miệng về tâu, mang đầu về bái, trên con tấu thượng thiên, dưới con đệ trình long cung thuỷ phủ cùng đồng gia quyến đăng bái yết cửa đình thần tam tứ phủ ……………(tên đền) linh từ. Mong trên cha độ, dưới mẫu thương, đèn trời đuốc biển soi đường dẫn lối, phù hộ độ trì cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hoà cung như vuốt ve che trở cho gia chung chúng con trong 3 tháng hè, trong 9 tháng đông, đầu năm chí giữa, nửa năm chí cuối được bình an vô sự, vạn sự như ý, có bệnh thì tan, có nạn thì qua, tai quan nạn khỏi …… Dãi tấm lòng thành cúi xin Phật Thánh Chúa Tiên anh linh chứng giám!!! – Cung thỉnh công đồng Lục Cung Tiên Tổ dòng họ….. nguyên quán…..,Tổ Cô Mãnh Tướng,cậu bé cô bé tại gia, chư vị vong linh trong dòng họ đang hầu hạ phật thánh, làm đầy tôi kẻ tớ tại các bản đền bản phủ tấu đối phụng đình cho con cháu nhất tâm một lòng nhất tòng một đạo cầu được ước thấy, cầu sao được vậy… Quan Hoàng Bơ Thoải Cung, Quan Hoàng Tư Thủy Phủ, Quan Hoàng Năm, Quan Hoàng Sáu , Quan Hoàng Bảy Bảo Hà, Quan Hoàng Tám, Quan Hoàng Chín, Quan Hoàng Mười.Một số điểm lưu ý khi khấn để có ứng nghiệm được tốt nhất
– Cần quỳ lạy tốt hơn nếu có điều kiện về vị trí, chỉ đứng khi không có chỗ để ngồi. Nhà thánh không chấp nếu ta không có chỗ quỳ lạy, nhưng sẽ chấp ta nếu có chỗ mà không quỳ. Quỳ là sự thể hiện sự tôn kính mà.
– Khi khấn cần chắp tay cung kính, dồn toàn bộ tâm trí vào câu khấn,. Có thể mở mắt, nhưng phải để hướng mắt vào các tượng thánh. Có thể nhắm mắt để tiện cho dồn tâm trí vào câu khấn thì trong tâm vẫn phải hướng thẳng vào cung thờ.
– Không quá nặng nề về câu chữ để sao cho lời khấn được mạch lạc, để có thể khấn bằng cả cái tâm của mình. Đây là phần quan trọng nhất trong khi khấn. Có làm được như vậy thì cây cầu tâm linh giữa người khấn với cõi tâm linh mới được kết nối. Khi đó lời khấn của mình mới được chứng. Nếu trong khi khấn mà không tâm niệm được điều này thì có khấn hay đến đâu cũng khó được chứng giám. Tuyệt đối không được mang bản in sẵn ra mà đọc. Nếu ta đọc thì cây cầu âm dương không bao giờ được kết nối.
– Nên dãi bày chi tiết cụ thể các việc mình cần xin thì càng tốt. Có như vậy, cõi âm mới biết mình vướng cái gì, mắc ở đâu, chỗ nào ngăn trở mình thì cõi âm mới có cách giải quyết cho chúng ta được. Không nên khấn chung chung không cụ thể như: Mua một bán mười, tài lắm, nhiều lộc, gặp may gặp mắn…..
– Đi lễ không quá cầu kỳ về đồ lễ vì cõi âm thường: Chứng tâm không chứng lễ. Nếu có lễ thì nên đơn sơ. Chúng ta nên dành bớt phẫn lễ để cung tiến, hay giọt dầu. Việc đó tốt hơn vì góp công của xây dựng nhà đền sẽ được nhà ngài chứng tâm nhiều hơn. Cha mẹ nào chả thương con nghèo. Vì thế, không nên đua đòi sắm lễ, đặc biệt là mã cho tốn kém mà không giúp gì cho hưng thịnh đền nhà ngài. Nhà thánh hàng năm nhận hàng vạn mã, vàng thử hỏi có dùng làm chi ở cõi đó. Lễ mã chẳng qua là thể hiện lòng tôn kính mà thôi.
– Hãy tự mình khấn thì tốt hơn vì các thầy chỉ thay mình khấn hộ nên chỉ khấn được chung chung hoặc chỉ là tên sự việc chứ không thể tả được các khúc mắc trong sụ việc như chính bản thân chúng ta. Vì vậy, khi thầy khấn xong ta nên tự khấn một mình sau, nếu không thì có thể khấn thầm ngay khi các thầy khấn chung. Lưu ý, chỉ khấn nhẩm thầm để tránh ảnh hưởng đến người xung quanh. Nếu ta làm ảnh hưởng đến người xung quanh thì chính chúng ta không tôn trọng chính mình thì há chi nhà thánh còn muốn nghe chi lời trình bày của mình nữa.
– Một điểm lưu ý thêm là bà con hay có cái tật đi với thầy, khi thầy lễ cho người khác thì mình không thèm để ý. Tốt nhất là phải lắng tâm để nghe và cùng lạy tạ cho người ta. Mình không tiếp phúc cho người thì há chi người tiếp phúc cho ta. Mà với nhà thánh ai chả là con, nhà thánh không thích những kẻ chỉ biết cho chính mình mà quên đi đồng loại.
Tài trợ: Siêu Âm 5D
– Trong đền có nhiều cung, nếu chúng ta đến từng cung mà khấn đầy đủ, mạch lạc là điều bất khả thi bởi ngay chính chúng ta cũng sẽ mất kiên nhẫn để hướng tâm trí vào lời khấn. Vì vậy, chúng ta chỉ nên chọn một vị trí khấn đầy đủ, tốt nhất là tại Ban Công Đồng, nếu không chúng ta vào chính cung của vị thánh chủ đền, nếu không còn chỗ thì chúng ta ra bên ngoài cửa đền khấn vọng vào, còn hơn phải đứng chen chúc xô đẩy khiến chúng ta không thể nhất tâm trong suốt thời gian khấn. Như bạn đã biết khi khi tâm trí bị đứt mạch thì sợi dây âm dương tiếp nối của chúng ta với cõi âm sẽ bị gián đoạn. Tất nhiên, những điều ta khấn sẽ trở thành vô giá trị. Sau đó, chúng ta sẽ đến các cung khác vái lạy và xin cảm tạ là đủ. Lý do đơn giản là khi ta khấn vừa rồi là đã khấn các vị đó rồi. Tất nhiên, nếu thời gian cho phép chúng ta có thể tóm tắt các điều cần lễ tạ và các điều cần xin. Nên nhớ chỉ tóm tắt thôi nghe.
Bài Văn Khấn Công Đồng Tam Phủ, Tứ Phủ Đầy Đủ Nhất 2022
Sơ đồ của ban Công Đồng Tam Phủ, Tứ Phủ và bài văn khấn Công Đồng khi dâng lễ lên ban Công Đồng là điều mà không phải ai cũng hiểu rõ. Vị trí và vai trò của các vị thánh trong ban công đồng Tam phủ, Tứ phủ là khác nhau. Hãy cùng làm rõ những điều còn đang thắc mắc đó sau bài viết dưới đây.
Sơ đồ Tam Phủ Công Đồng
Tam Phủ Công Đồng gồm 3 hàng từ trên cao xuống thấp theo thứ tự như sau:
– Hàng thứ nhất: Phía trên cùng là Quán m Bồ Tát ( dân gian hay gọi là Phật Bà Quán m), hai bên có kim đồng ngọc nữ hầu cận
– Hàng thứ hai: là tam phủ ba vua ( tam vị đức vua, ba vị vua cha..) gồm:
+ Thiên Phủ Thần Vương ( áo đỏ)
+ Nhạc Phủ Thần Vương ( áo xanh)
+ Thoải phủ long vương ( áo trắng) và hai vị quan hầu cận
– Hàng thứ ba: là tam tòa Thánh Mẫu:
+ Mẫu Đệ Nhất Thượng Thiên ( áo đỏ)
+ Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn ( áo xanh)
+ Mẫu Đệ Tam Thoải Cung ( áo trắng)
Tam phủ gồm ba phủ (thượng thiên – thượng ngàn – thoải phủ).
Sơ đồ Tứ Phủ Công Đồng
Tứ Phủ Công Đồng là bức tranh thờ chung tất cả các vị thánh tứ phủ (công là chung, đồng là cùng)
– Hàng thứ nhất: Trên cùng là đức Quan Thế m Bồ Tát, ngài đại diện cho Tam bảo : Phật, Pháp, Tăng trong đạo Phật. Theo huyền tích lưu lại thì Vân Hương Thánh Mẫu ( Mẫu Liễu Hạnh) quy y tam bảo và là đệ tử của đức Phật sau này ngài nên chính quả được tương truyền là Mã Hoàng Bồ Tát. Trong các đền thờ có thể thờ phật mẫu chuẩn đề, Phật Thích Ca, hay tam thế Phật… làm đại diện
– Hàng thứ hai: là Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế (ngồi giữa), hai bên là hai quan hầu cận (thường là quan nam tào, bắc đẩu). Có nhiều nơi thờ “Tam vị đức vua Cha” ứng với tam phủ thiên, địa, thoải là Vua Cha Ngọc Hoàng Thượng Đế (thiên phủ – trời), Vua Cha Diêm Vương (địa phủ – đất), Vua Cha Bát Hải (thoải phủ – nước). Do chịu ảnh hưởng của văn hóa tín ngưỡng Trung Hoa nên vị Ngọc Hoàng được cấy dần vào thần điện Mẫu. Các vị Vua Cha tuy có thứ bậc cao hơn Thánh Mẫu nhưng lại không có sức ảnh hưởng và ngôi vị thực sự trong tâm linh người Việt.
– Hàng thứ ba: là tam tòa Thánh Mẫu: Mẫu Đệ Nhất (áo đỏ), Mẫu Đệ Nhị (áo xanh), Mẫu Đệ Tam (áo trắng).
– Hàng thứ tư: là ngũ vị tôn quan: Quan Đệ Nhất (áo đỏ), Quan Đệ Nhị (áo xanh), Quan Đệ Tam (áo Trắng), Quan Đệ Tứ (áo vàng), Quan Đệ Ngũ (áo xanh da trời đậm)
– Hàng thứ năm: là tứ phủ thánh Chầu với các vị đại diện là Chầu Đệ Nhất (áo đỏ), Chầu Đệ Nhị (áo xanh), Chầu Đệ Tam (áo trắng), Chầu Đệ Tứ (áo vàng), Chầu Lục ( phía ngoài cùng bên phải), Chầu Bé (phía ngoài cùng bên trái)
– Hàng thứ sáu: là tứ phủ thánh hoàng với đại diện là ông Hoàng Cả (áo đỏ), Hoàng Bơ (áo trắng), Hoàng Bảy (áo xanh lam đậm). Hoàng Mười (áo vàng)
– Hàng thứ bảy: là tứ phủ thánh cô (bên trái) và tứ phủ thánh cậu (bên phải).
+ Phía bên trái có các vị đại diện là Cô Bơ (áo trắng), Cô Tư (áo vàng), Cô Chín (áo hồng) và Cô Bé Thượng Ngàn (áo chàm xanh).
+ Phía bên phải có các vị đại diện là Cậu Cả (áo đỏ), Cậu Bơ (áo trắng), Cậu Tư (áo vàng), và Cậu Bé (áo xanh)
Qua bức tranh ta thấy các vị thánh đại diện ở mỗi hàng đều tương ứng với tứ phủ (một cách tương đối) :
Thiên phủ (màu đỏ hoặc hồng)
Nhạc Phủ (màu xanh lá cây, xanh chàm..)
Thoải Phủ (màu trắng)
Địa Phủ (màu vàng)
Bài văn khấn ban Công Đồng
– Con lạy chín phương trời, mười phương Chư phật, Chư phật mười phương
– Con lạy đức Vua cha Ngọc Hoàng Thượng Đế
– Con lạy Tam Toà Thánh Mẫu
– Con lạy Tam phủ Công Đồng, Tứ phủ Vạn linh
– Con lạy Tứ phủ Khâm sai
– Con lạy Chầu bà Thủ Mệnh
– Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Hoàng
– Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Cô
– Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Cậu
– Con lạy cộng đồng các Giá, các Quan, mười tám cửa rừng, mười hai cửa bể.
– Con lạy quan Chầu gia.
Hương tử con là:…………………………………….Tuổi………………….. Cùng đồng gia đại tiểu đẳng, nam nữ tử tôn.
Ngụ tại:……………………………………………………….
Hôm nay là ngày…… tháng…… năm………………( âm lịch). Tín chủ con về Đền…………… thành tâm kính lễ, xin các vị thần linh phù hộ độ trì cho gia đình chúng con sức khoẻ dồi dào, phúc thọ khang ninh, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an, vạn sự hanh thông, gặp nhiều may mắn. Phục duy cẩn cáo!
Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)
Trên đây là bài văn khấn công đồng tam phủ, tứ phủ dành cho ai đang có muốn dâng lễ ban công đồng mà chưa biết khấn lễ ra sao. Mong bài viết này sẽ giúp ích cho bạn.
Tham khảo bài văn khấn thay bát hương chuẩn nhất, chính xác nhất.
Bài Văn Khấn Tứ Phủ Công Đồng Trong Điện Đầy Đủ Nhất
Tứ phủ công đồng là nơi thờ tự, nhang khói các vị thần quyền năng. Ngài cai quản núi sông, non nước mỗi vùng, mỗi địa phương. Người ta thường đến Tứ phủ công đồng để cầu may mắn, cầu sức khỏe và cầu tình duyên.
Ngày nay, mọi người vẫn về lại cửa các ngài để lễ lạt, cầu xin, trảy vào ngày mùng 1, ngày rằm hàng tháng và ngày chính tiệc các ngài các cô. Người người tề tựu về đây để tỏ lòng tôn kinh, ngưỡng mộ biết ơn các bậc Tôn thần đã có công với đất nước.
Đình, Đền, Miếu, Phủ đã cùng vô vàn sự tích linh diệu về các vị thần đi vào trang sử oai hùng của dân tộc Việt Nam. Điều này cũng góp phần không nhỏ vào việc duy trì tình cảm yêu nước. Nơi thờ tự Đình, Đền, Miếu, Phủ là những nơi duy trì nét văn hóa phi vật thể tâm linh, tín ngưỡng của dân tộc Việt. Con người hy vọng rằng bằng những hành vi tín ngưỡng, có thể cầu viện đấng Thần linh phù hộ cho bản thân, cùng gia đình, cộng đồng được an khang, thành đạt và thịnh vượng, yên bình, biến hung thành cát, giải trừ tội lỗi…
Phong tục cổ truyền lưu lại rằng, bước chân vào bản đền, bản điện, tín chủ sắm lễ tùy tâm. Lễ to, nhỏ, nhiều, ít, sang, mọn tuỳ vào gia cảnh và lòng thành kính của mỗi người. Mặc dù ở những nơi này thờ Thánh, Thần, Mẫu nhưng người ta vẫn có thể sắm các lễ chay như hương hoa quả, oản,… để dâng cũng được.
Bài văn khấn tứ phủ công đồng trong điện đầy đủ nhất
Mâm lễ chay: Bộ lễ này thường bao gồm hương hoa, trà, quả, phẩm oản… dùng để lễ ban Phật, Bồ Tát (nếu có). Mọi người thường dâng bộ lễ chay lên ban thánh Mẫu.
Mâm lễ mặn: Chỉ nên mua những đồ chày hình gà, lợn, giò, chả đặt lên mâm lễ.
Mâm lễ sống: Tuyệt đối không đặt những lễ vật sống như trứng, gạo, muối hoặc thịt tại các ban quan Ngũ Hổ, Bạch xà, Thanh xà đặt ở hạ ban Công Đồng Tứ phủ.
Mâm cỗ sơn trang: Mâm lễ bao gồm những đồ đặc sản chay Việt Nam: Không được dùng cua, ốc, lươn, ớt, chanh quả… Nếu có gạo nếp cẩm nấu xôi chè thì cũng thuộc vào lễ này.
Mâm lễ ban thờ cô, thờ cậu: Mâm lễ thường bao gồm oản, quả, hương hoa, gương, lược… Nghĩa là những đồ chơi mà người ta thường làm cho trẻ nhỏ. Nhưng lễ vật này cầu kỳ, nhỏ, đẹp và được bao trong những túi nhỏ xinh xắn, đẹp mắt.
Mâm lễ thần Thành Hoàng, Thư điền: Con nhang phật tử nên sắm lễ chay mới mang nhiều phúc đức và những lời cầu nguyện được linh ứng.
Trong khoảng thời gian chờ đợi hết một tuần nhang, mọi người có thể vãn thăm bản đền, bản điện, chiêm ngưỡng cảnh sắc nơi đây. Tùy mục đích mỗi người có thể thắp thêm hoặc không một tuần nhang nữa. Sau khi thắp, tiến hành vái lạy 3 lần trước ban thờ tự rồi hạ sớ, đem ra nơi hoá vàng để hoá.
Sau khi hóa xong sớ, tiền vàng, mã mới tiếp tục hạ những mâm lễ còn lại. Nên hạ theo thứ tự từ ban ngoài cùng vào đến ban chính. Riêng các đồ lễ ở bàn thờ Cô, thờ Cậu như gương, lược,… nên để nguyên trên ban thờ hoặc giả đặt trên ban thờ đó rồi gom lại, tuyệt đối không nên mang về.
“Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy)
– Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
– Con lạy đức Vua cha Ngọc Hoàng Thượng đế
– Con lạy Tam Toà Thánh Mẫu
– Con lạy Tam phủ Công Đồng, Tứ phủ Vạn linh
– Con lạy Tứ phủ Khâm sai
– Con lạy Chầu bà Thủ Mệnh
– Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Hoàng
– Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Cô
– Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Cậu
– Con lạy cộng đồng các Giá, các Quan, mười tám cửa rừng, mười hai cửa bể.
– Con lạy quan Chầu gia.
Hương tử (chúng) con là: ………
Cùng đồng gia quyển đẳng, nam nữ tử tôn
Ngụ tại: …………….
Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..
Tín chủ con về đây …… Thành tâm kính lễ, xin Chúa phù hộ độ trì cho gia đình chúng con sức khoẻ dồi dào, phúc thọ khang ninh, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an, vạn sự hanh thông, gặp nhiều may mắn.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy)”
Văn Khấn Cô Chín Chuẩn Tứ Phủ Công Đồng Đầy Đủ Nhất
Cô Chín Sòng Sơn, còn gọi là cô Chín Giếng. Cô là vị tiên cô có quyền năng, tài phép, theo hầu mẫu tại đền Sòng. Cô được lưu truyền với tài xem bói, 1000 quẻ cô bói ra thì ko sai một quẻ nào, Cô có phép thần thông quảng đại, ai mà phạm tội cô về tâu với Thiên Đình cho thu giam hồn phác, rồi cô hành cho dở điên dở dại, sau Vua truyền dân lập đền cô ở xứ Thanh, ngay trước đền là chín chiếc giếng tự nhiên do cô cai quản.
Đền Sòng được xây dựng thời Cảnh Hưng triều vua Lê Hiển Tông (1740- 1786) tại xã Bỉm Sơn – Thanh Hóa. Tương truyền là có một ông lão cầm chiếc gậy tre khô cắm xuống đất làng Cổ Đam mà khấn rằng: “Nếu gậy tre này tươi tốt thì xây đền thờ Liễu Hạnh công chúa”. Quả nhiên lời huyền phán ấy trở nên màu nhiệm. Gậy tre trở nên xanh tươi, bén rễ, đâm chồi tỏa lá tốt tươi lạ thường. Nhiều người cho rằng đây là điềm lạ, là cô linh ứng nên đã cho lập đền thờ trên mảnh đất đó. Và lấy ngày 26/2 (âm lịch) hàng năm là ngày lễ chính diễn ra lễ hội – đây chính là ngày hiển linh, hiển thánh của Thánh Mẫu Liễu Hạnh.
Đền Sòng mặt hướng về phía Tây Bắc. Phía trước đền có hồ bán nguyệt, nước quanh năm xanh mát, trong lành. Trong đó là Hồ Cá Thần. Tương truyền rằng trước đây hàng năm cứ đến cữ Tháng giêng, Tháng Hai có một đàn cá toàn thân màu đỏ lũ lượt kéo về bơi lội trong hồ, nhưng khi hết Lễ hội Đền Sòng (hết ngày 26 tháng 2 âm lịch) thì đàn cá tự nhiên không thấy nữa. Nhân dân quanh vùng nói rằng đó là các Nàng tiên trên thượng giới hoá phép về hầu Tiên chúa Thánh Mẫu Liễu Hạnh…
Nguyên nhân cô Chín Sòng được gọi là cô Chín Giếng
Trong những năm chinh chiến loạn lạc giữ nước, cô đã sử dụng tài năng bói toán của mình để phò vua dẹp giặc xâm lăng. Nhờ đó vua đánh trận nào thắng lợi trận đó. Với công lao to lớn, vua đã truyền dân lập đền thờ cô. Trước đền lúc đó có đến 9 miệng giếng tự nhiên do đền cô cai quản. Vì thế có câu: Cố Chín quyền cai chín giếng” là vậy. Vậy nên Cô Chín còn gọi với tên Cô Chín Giếng. Nghe đâu các giếng này đã bị lấp khi trải qua nhiều thời kỳ.
“Con Nam Mô A Di Đà Phật
Con Lạy 9 phương trời,mười phương chư Phật,chư Phật mười phương
Con Nam Mô thường trụ thập phương Phật
Con Nam Mô thường trụ thập phương Pháp
Con Nam Mô thường trụ thập phương Tăng-Con sám hối con lạy Phật tổ như Lai
Con sám hối con lạy Phật thích ca
Con sám hối con lạy Phật bà Quán thế âm bồ tát ma ha tát
Con nam mô a di đà phật
Con sám hối Thiên phủ,nhạc phủ,thoải phủ,địa phủ,Công đồng 4 phủ vạn linhCon lạy Ngọc Hoàng Thượng đế
Con lạy Vua Cha Bát Hải Đồng Bằng
Con lạy Quan Nam Tào, Bắc đẩu
Con Lạy Tứ vị Chúa tiên tứ vị thánh Mẫu: Mẫu cửu trùng thiên, Phủ giày Quốc Mẫu, Mẫu nghi thiên hạ, Sòng Sơn Quốc Mẫu. Sơn Lâm Đông Cuông Quốc Mẫu. Sơn Lâm Bắc Lệ Thánh Mẫu. Thuỷ Cung Thánh Mẫu.
Con lạy Tứ vị Vua Bà Cờn Môn
Con lạy Đức ông Trần triều hiển thánh hưng đạo đại vương.Đức ông đệ tam Cửa suốt. Nhị vị vương Cô. Cô bé Cửa suốt. Cậu bé Cửa Đông.
Con lạy Tam vị chúa mường
Chúa mường đệ nhất tây thiên
Chúa mường đệ nhị Nghuyệt Hồ
Chúa mường đệ tam Lâm Thao
Chúa Năm Phương bản cảnh
Con lạy Ngũ vị Tôn Ông Hội Đồng Quan Lớn
Quan lớn đệ nhất
Quan lớn đệ nhị giám sát
Quan lớn đệ tam Lảnh giang
Quan lớn đệ tứ khâm sai
Quan lớn đệ ngũ tuần tranh
Con lạy Tứ Phủ Chầu Bà
Chầu bà đệ nhất, Chầu bà đệ nhị Đông Cuông
Chầu đệ tam thoải phủ, Chầu Thác Bờ
Chầu đệ tứ khâm sai quyền cai bốn phủ
Chầu Năm Suối Lân, Chầu Sáu Lục Cung Nương
Chầu Bảy Kim Giao, Chầu Tám Bát nàn Đông Nhung
Chầu Cửu Đền Sòng., Chầu Mười Đồng Mỏ Chi Lăng
Chầu Bé Công Đồng Bắc Lệ.
Con lạy Tứ Phủ Ông Hoàng
Ông Hoàng Cả, Ông Đôi Triệu Tường, Ông Hoàng Bơ
Ông Hoàng Bảy Bảo Hà, Ông Tám Bắc Quốc Suối Mỡ
Ông Chín Cờn Môn, Ông Mười Nghệ An
Con Lạy Tứ phủ Thánh Cô 9 Sòng Sơn
Con lạy quan thủ gia chầu bà thủ bản đền. Quan đứng đầu đồng, chầu cai bản mệnh.Hội đồng các quan, hội đồng các giá trên ngàn dưới thoải.12 cửa rừng 12 cửa bể,
Con Lạy Chúa sơn lâm sơn trang. Ông Thanh xà bạch xà cùng các cô tiên nàng chấp lễ chấp bái.Con lạy táo quân quan thổ thần.Bà Chúa đất,bà chúa bản cảnh cai quản bản đền hoãn tĩnh linh đền.
Hôm nay là ngày: ……… tháng ……….năm …………
Tín Chủ ……………..Tuổi ………….
Ngụ Tại ………………………………
Con xin: ……………………………”
Bạn đang xem bài viết Bài Văn Khấn Tứ Phủ Công Đồng Đầy Đủ trên website Iseeacademy.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!