Cập nhật thông tin chi tiết về Bàn Thờ Người Hoa Và Tục Thờ Cúng, Tín Ngưỡng Bạn Chưa Biết. mới nhất trên website Iseeacademy.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
1. Bàn thờ người Hoa trang trí khác biệt với bàn thờ người Việt
Trong khu vực thờ cúng, họ cũng thường hay sử dụng các tượng, vật phẩm phong thủy và thường xuyên thắp đèn trên ban thờ.
Bên cạnh đó, người Hoa còn hay thờ cúng nhiều vị thần phụ trợ như: thần Cửa, thần Táo Quân, thần hộ mệnh, thần Tam Quan Độ Đế…
Cũng như người Việt, tục thờ cúng tổ tiên là nghi thức quan trọng của người Hoa. Bàn thờ người Hoa được đặt tại chính gian giữa của ngôi nhà và cũng là nơi tôn nghiêm nhất.
Bên cạnh đó, người Hoa cũng thờ Phật cùng với gia tiên và tinh tưởng vào nhiều yếu tố ma thuật, bùa chú. Họ chia ra làm 3 loại bùa là bùa chú cứu người, bùa chú hại người và bùa chú phòng thủ. Việc sử dụng 3 loại bùa này cũng rất linh họa tùy vào mục đích.
2. Những ngày lễ quan trọng của người Hoa.
Trong 1 tháng, người Hoa dành ra 4 ngày để thờ cúng và cầu thuận lợi trong làm ăn buôn bán. Những ngày đó, trên bàn thờ người Hoa luôn đầy đủ các vật phẩm tế lễ.
Chưa kể đến các ngày cúng các vị thần khác như: Quan Âm, Thần Tài, Thổ Địa….
3. Mâm cỗ cúng trên bàn thờ người Hoa
Vật phẩm không thể thiếu trong tất cả các dịp lễ của người Hoa đó chính là đĩa trái cây, bình rượu hay trà cùng trà muối, gạo và các món ăn.
Trừ những ngày sóc vọng cúng chay thì luôn phải có các món mặn đó là gà/ vịt/ lợn hoặc tôm/ cua/ cá.
Vào dịp tết thì cần đầy đủ các lễ vật như bán quai vạt chiên, bánh tổ, bánh chiên may mắn… Bàn thờ được trưng bày từ 30 đến mồng 7 tết.
Các lễ vật thường in những câu chúc bình an, may mắn, mong cầu sự sung túc, ấm no. Vào dịp tết thường có thêm câu đối liễn với nội dung mang thông điệp tốt lành, cầu cho vạn sự như ý. Đối với những gia đình buôn bán thì nội dung cầu mong buôn may bán đắt, nhiều tài lộc.
Người Hoa cũng có ngày giỗ ông Táo vào 23 tháng Chạp, dâng kẹo mạch nha lên mâm cúng với ý nghĩa: kẹo ngọt sẽ giúp tâm trạng ông Táo vui vẻ hơn và báo cáo những điều tốt đẹp lên Ngọc Hoàng.
4.
Địa chỉ mua bàn thờ đẹp, uy tín
Trên thị trường bàn thờ hiện nay, bàn thờ đẹp Nguyễn Xiển – Vietnamarch nhận được nhiều sự quan tâm của gia chủ trong lựa chọn những mẫu bàn thờ truyền thống đến hiện đại. Với nhiều mẫu mã bắt mắt, hợp xu hướng, pha chút nét cổ điển lẫn sự hiện đại của thời thế chắc chắn sẽ mang đến những trải nghiệm thú vị nhất cho những ai đã, đang và sắp đến với bàn thờ Vietnamarch.
Để biết thêm thông tin chi tiết cụ thể hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo địa chỉ sau đây:
Công ty TNHH VIETNAMARCH – CHUYÊN GIA PHÒNG THỜ
Văn phòng thiết kế và showroom: Số 61 Nguyễn Xiển – Thanh Xuân – Hà Nội.
Hotline: 0918 248 297 (24/7)
Email: Vietnamarch.Ltd@gmail.com
Bàn Thờ Người Hoa Và Tục Thờ Cúng Tín Ngưỡng Đa Dạng
Một phần lượng lớn người Hoa sinh sống và làm việc tại Sài Gòn Chợ Lớn tại Việt Nam trong nhiều năm qua. Góp phần làm tạo nên một nền văn hóa đặc sắc, trong đó có cả nền văn hóa thờ cúng.
Thực ra, nguồn gốc thờ cúng của người Việt có xuất phát điểm là từ Trung Hoa. Để phù hợp với văn hóa tâm linh của Việt mà biến tấu theo phong cách riêng của mình. Người Hoa chủ yếu sống tại quận 6, Chợ Lớn, TPHCM.
Đối với bàn thờ người Việt đều có bộ tam sự hoặc ngũ sự thì bàn thờ người Hoa chỉ có: bình bông, bát hương, tượng phật hay các tấm hình Quan Ông, tên tổ tiên và tượng đồng phong thủy khác.
Đặc biệt, trên bàn thờ chỉ dùng đèn là đèn Thần Đăng hay đèn Ly chứ không dùng đèn có chân. Vì thế, chỉ cần nhìn vào bàn thờ là bạn dễ dàng nhận ra, gia chủ là người Hoa hay người Việt ngay.
Người Hoa được giới buôn ca tụng là người có khiếu làm ăn nhất. Bởi thương mại và đi buôn chính là khởi nghiệp của con người nơi đây. Con cháu của họ cũng tiếp nối truyền thống buôn bán.
Chính vì thế, để cầu cho mọi chuyện may mắn, thuận hòa, tránh rủi ro nên thờ cúng được người Hoa đặc biệt chú trọng.
Trong 1 tháng, họ cũng 4 ngày, bao gồm: mùng 1, 2,15, 16. Đây là những ngày cơ bản nhất mà bất cứ gia đình nào, đặc biệt là thương gia đều cúng. Còn chưa kể đến những ngày cúng quan trọng như: Những ngày lễ tết, ngày Quan Ông, ngày Quan Âm, ngày Thần Tài, Thổ Địa,…
Tuy nhiên, dựa vào kinh tế và tín ngưỡng của từng gia đình mà việc thờ tự lại có quy định riêng. Đối với người Hoa, thông thường sẽ thờ cúng tổ tiên đến 9 đời, có nơi thì 3 đến năm đời.
Bên cạnh bàn thờ tổ tiên, người Hoa còn có bàn thờ Phật. Với những đồng bào dân tộc người Hoa ít người thì thờ Phật và thờ cúng gia đình là riêng. Bởi họ tin tưởng vào các bùa chú, ma thuật.
Trên mâm cúng, không thể thiếu được đĩa trái cây, muối gạo, bình rượu hay trà và các món ăn khác nhau. Ngoài những món chay thì các ngày khác phải cần thêm các món như: gà, vịt, thịt quay, bún gạo, bánh, bún gạo. Đối với những gia đình có thêm điều kiện hoặc làm ăn lớn thì sẽ có thêm cua, tôm, cá,..
Những ngày cúng vào Tết trung thu, giao thừa, cúng giỗ là những ngày mâm cúng sẽ tươm tất, thịnh soạn với nhiều món ăn khác nhau. Theo các chuyên gia, trong vấn đề kinh doanh thì chúng ta nên học theo sự tin tưởng và chữ tín khi làm ăn ở người Hoa.
Tết là ngày quan trọng nhất của người Hoa, đó là khoảnh khắc thiêng liêng nhất của một năm, tạm biệt năm cũ và chào đón năm mới may mắn, tài lộc và thịnh vượng.
Vì thế, vào những ngày này, trên bàn thờ người Hoa được trưng bày rất nhiều thứ từ hoa, mâm ngũ quả đến các lễ vật khác. Bao gồm: Bánh chiên may mắn, bánh tổ, bánh quai vạc chiên,…
Trên những lễ vật đó sẽ được in các câu chúc cầu mong sự bình an, ấm no. Thường thì bàn thờ người Hoa ngày tết sẽ được trưng bày từ trưa 30 tết đến hết mùng 7.
Khi bước sang tháng Chạp, người Hoa thường dọn dẹp và sửa soạn mọi thứ để chuẩn bị để làm lễ tạ thần gồm lễ đáp tạ trời, phật và tổ tiên. Cầu mong một năm mới bình an, may mắn và thuận hòa.
Tiếp đến là ngày đưa ông Táo, trên bàn thờ người Hoa, vào những ngày này sẽ gồm các món ngọt như quýt và thèo lèo. Quýt theo tiếng Hoa, có nghĩa là cát trong cát tường: may mắn. Lễ đưa ông táo đi diễn ra vào ngày 23 tháng chạp hàng năm.
Vào ngày này, những câu đối liễn mới sẽ được thay thế bằng những câu đối liễn cũ với thông điệp: xuất nhập đều bình an, tân xuân đại cát, kim ngọc mãn đường,…
Còn riêng đối với những gia đình làm ăn buôn bán thường có thêm những câu đối khác như: Nhất bổn vạn lợi, Khai trương hồng phát, Sinh ý hưng long”
Đặc biệt là khoảnh khắc tối đêm giao thừa, trên bàn thờ người Hoa có quýt, bánh bao, bánh Tổ, bánh tổ và bánh củ cải,… Là những lễ vật không thiếu được trên bàn thờ Hoa giống như người Việt có sung, chuối, đu đủ hay bánh chưng,…
Ngày mùng một tết sẽ làm mâm cúng mời tổ tiên, thần thánh về ăn tết cùng gia chủ.
Thực hiện bữa cơm đầu năm với những món ăn với ý nghĩa tốt đẹp gồm: gà, cá, bánh củ cải, rau xà lách, …
Vào ngày mùng 3, họ sẽ đi rải thóc, bánh, muối ở các góc tường để mời chuột ăn, với ngụ ý là mong muốn tục một năm mới mùa màng bội thu…
Ngoài ra, vào mùng 3 tết, mọi người sẽ bất đầu đi du xuân, thăm hỏi và chúc mừng năm mới.
Mọi người sẽ chuẩn bị bánh trái, hương hoa để đón tiếp các vị thần của mình.
Và tục lễ được tiếp tục tới ngày mùng 7 tết. Và chuẩn bị cho một năm mới phát đạt, “,mã đáo thành công” hơn năm cũ.
Tìm Hiểu Tục Lệ Cúng Giỗ Trong Tín Ngưỡng Thờ Cúng Của Người Việt
Cúng giỗ là một buổi lễ kỷ niệm ngày người mất qua đời quan trọng của người Việt. Ngày này, con cháu thể hiện tấm lòng thủy chung, thương xót với người đã khuất, thể hiện đạo hiếu đối với Tổ tiên. Cùng tìm hiểu tục lệ cúng giỗ cổ truyền trong tín ngưỡng thờ cúng của người Việt xưa.
Ý nghĩa tục lệ cúng giỗ trong thờ cúng tổ tiên
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên có ý nghĩa bình dị và giàu tính thực tiễn. Không giống như sự cực đoan trong nhiều tôn giáo khác. Bởi vậy, tục thờ này dễ dàng được thế tục hóa trở thành nếp sống, phong tục, bám rễ sâu trong tiềm thức của mỗi người. Bằng việc thờ cúng tổ tiên, thế hệ trước làm gương cho thế hệ sau. Đây không chỉ vì trách nhiệm đối với các bậc sinh thành mà còn để giáo dục dạy dỗ con cháu lưu truyền nòi giống.
Giáo sư Đào Duy Anh cho rằng: ” Tế tự tổ tiên là lấy sự duy trì chủng tộc làm mục đích “. Khi làm cúng giỗ cho người thân, người ta thường sẽ nêu những nguyện vọng, lời cầu xin như: lời cầu xin che chở, phù trợ cho cuộc sống được bình yên, suôn sẻ… Không biết có hiệu quả không, nhưng ý nghĩa của thờ cúng tổ tiên đã thành công. Con người cảm thấy thanh thản về mặt tâm linh, điểm tựa tinh thần quan trọng cho cuộc sống.
Như đã đề cập phía trên, quan niệm về một nơi là “âm phủ” khiến con người sợ hãi. Xuất phát từ sự thành kính, đền ơn đáp nghĩa, con cháu thờ cúng tổ tiên, ông bà để họ không trở thành quỷ đói. Ngoài ra, việc thờ cúng này sẽ tạo cảm giác linh hồn các người thân luôn bên cạnh con cháu. Họ mách bảo cho con cháu và giúp đỡ chúng ta có một cuộc sống tốt đẹp thuận hòa.
Với những mong muốn bình dị và niềm tin nguyên thủy chất phát, thờ tổ tiên được coi là thứ tín ngưỡng không thể thiếu với mọi lớp người. Có thể nói, tục cúng giỗ là một phần không thể thiếu trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của dân tộc ta. Mang đạo lý nhân ái “Uống nước nhớ nguồn” trong tiến trình lịch sử.
Những ngày quan trọng trong cúng giỗ
Phong tục cổ truyền của người Việt Nam luôn coi trọng ngày cúng giỗ Tổ Tiên. Ngày giỗ thường là ngày kỷ niệm người chết qua đời. Con cháu phải ghi nhớ ngày này để làm trọn bổn phận với người mất. Suốt từ lúc cáo giỗ cho đến hết ngày giỗ, bàn thờ lúc nào cũng có thắp hương. Trong cúng giỗ lại chia thành nhiều gia đoạn, ngày khác nhau.
Giỗ Đầu gọi là Tiểu Tường, là ngày giỗ đầu tiên sau ngày người mất đúng một năm, nằm trong thời kỳ tang. Thời gian một năm vẫn chưa đủ để làm khuây khỏa những nỗi đau buồn, xót xa tủi hận trong lòng của những người thân. Trong ngày Giỗ Đầu, người ta thường tổ chức trang nghiêm không kém gì so với ngày để tang năm trước, con cháu vẫn mặc đồ tang phục. Lúc tế lễ và khấn Gia tiên, những người thân thiết của người quá cỗ cũng khóc giống như ngày đưa tang ở năm trước.
Vào ngày Giỗ Đầu, ngoài mâm lễ mặn và hoa, quả, hương, phẩm oản… thì người ta thường mua sắm rất nhiều đồ hàng mã không chỉ là tiền, vàng, mã làm bằng giấy mà còn cả các vật dụng như quần, áo, nhà cửa, xe cộ và một hình nhân. Gia chủ sẽ đem những đồ lễ này lên bàn thờ để cúng. Cúng xong thì đem ra ngoài mộ để đốt.
Những đồ vàng mã trong ngày Tiểu Tường được gọi là mã biếu. Vì khi những đồ lễ này người quá cố và Gia tiên không được dùng, mà sẽ đem những đồ lễ này đi biếu các Ác thần để tránh sự quấy nhiễu. Sau khi lễ Tạ và hóa vàng xong, gia chủ bầy cỗ bàn mời họ hàng, khách khứa ăn giỗ. Sau lễ này, người ta sẽ sửa sang lại mộ cho người quá cố, thi hài vẫn nằm dưới huyệt táng.
Khi một người thân mất đi, nhưng người ở lại sẽ tiến hành cúng giỗ người đó
Giỗ Hết gọi là Đại Tường, là ngày giỗ sau ngày người mất hai năm, vẫn nằm trong thời kỳ tang. Lúc tế lễ người được giỗ và Gia tiên, con cháu vẫn mặc đồ tang phục và vẫn khóc giống như Giỗ Đầu và ngày đưa tang, vẫn bi ai sầu thảm chẳng kém gì Giỗ Đầu. Vào ngày Giỗ Hết, người thân cũng chuẩn bị mâm lễ mặn và hoa, quả, hương, phẩm oản, vàng mã… Vàng mã được đốt cho người quá cố cũng nhiều hơn ngày Giỗ Đầu.
Sau khi lễ Tạ và hóa vàng xong, gia chủ bầy cỗ bàn mời họ hàng, khách khứa ăn giỗ. Diện mời đến ăn giỗ dịp này thường đông hơn lễ Tiểu Tường, cỗ bàn cũng làm linh đình và công phu hơn. Khách đến ăn giỗ vẫn mặc đồ tang phục, vẫn còn một sự bi ai, sầu thảm như ngày để tang hai năm trước và Tiểu Tường.
Sau ngày lễ này hết hai tháng, đến tháng thứ ba người ta sẽ chọn ngày tốt để Trừ phục tức có nghĩa là Bỏ tang, người thân sẽ đốt hết những áo quần tang, gậy chống. Sau đó, người đang sống sẽ trở lại cuộc sống thường nhật, có thể tổ chức hay tham gia các cuộc vui đình đám. Đây là một buổi lễ vô cùng quan trọng, vì nó là một bước ngoặt đối với người đang sống và vong linh của người đã mất.
Giỗ Thường còn gọi là ngày Cát Kỵ, là ngày giỗ sau ngày người mất từ ba năm trở đi. Trong lễ giỗ này, con cháu chỉ mặc đồ thường phục, không khóc như ngày đưa ma nữa, không còn cảnh bi ai, sầu thảm. Đây là dịp để con cháu người quá cố sum họp để tưởng nhớ người đã khuất và diện mời khách không còn rộng rãi như hai lễ Tiểu Tường và Đại Tường.
Ngày giỗ thường được duy trì đến hết năm đời. Đến sau năm đời, vong linh người quá cố được siêu thoát, đầu thai hóa kiếp trở lại nên không cần thiết phải cúng giỗ nữa mà nạp chung vào kỳ xuân tế. Nhưng quan trọng hơn là con cháu còn nhớ đến tổ tiên và người đã khuất, thể hiện lòng thành kính. Cúng giỗ không nhất thiết phải quá đắt đỏ, linh đình hay quá cầu kỳ, nhà nghèo chỉ cần có đĩa muối, bát cơm úp, quả trứng luộc thì cũng đã giữ được đạo hiếu với tổ tiên.
Cúng giỗ mấy đời thì dừng lại?
Ngày nay, khi xã hội hiện đại càng ngày càng phát triển, các chuẩn mực về gia đình xưa cũ cũng dần được thây thế. “Tứ đại đồng đường” hay “Tam đại đồng đường” đã không mấy được áp dụng, thay vào đó là những gia đình đơn lẻ. Việc thờ cúng tổ tiên cũng dần thay đổi theo tiến trình này.
Trong các phong tục thờ cúng tổ tiên của người Việt, con trai trưởng mới là người thờ phụng chính ông bà tổ tiên. Nếu vậy, nhưng người anh em tách riêng thành một gia đình cá thể thì sao, họ có thờ phụng tổ tiên không? Câu trả lời là có, nhưng được lược giản đi rất nhiều. Họ không thờ riêng từng thế hệ các đời trước, may chăng là thờ bố mẹ, còn lại là thờ chung “gia tiên”.
Với người thờ thờ chính trong gia đình thì sẽ thờ nhiều đời. Thế hệ con thờ cha mẹ gọi là thờ một đời. Thế hệ cháu thờ ông bà nội ngoại gọi là thờ hai đời. Thế hệ chắt thờ ông bà cố gọi là thờ ba đời. Thế hệ chút (người miền Nam gọi là cháu sơ) thờ ông bà sơ gọi là thờ bốn đời.
Theo thông lệ xa xưa, khi ông bà trở thành đời thứ năm thì việc thờ phụng sẽ dừng lại. Mục đích là đểi vong linh theo cát bụi thời gian, siêu thoát. Các bài vị sẽ mang đi đốt hay đi chôn, đúng với câu “Ngũ đại mai thần chủ”. Nhưng hiện nay, cũng rất ít người có thể giữ được tục này. Thường, các gia đình chỉ thờ tới đời thứ ba đã dừng lại.
Hotline: 0984.888.889 – 0915.979.388
Phong Tục Tín Ngưỡng Của Người Kinh…
Người Việt ở Quảng Ngãi đa số là dân gốc Thanh, Nghệ, Tỉnh di cư vào trong các giai đoạn khác nhau của lịch sử, cư trú chủ yếu ở 6 huyện đồng bằng, các huyện lỵ, thị xã, các thị trấn, huyện lỵ các huyện miền núi và một số ít sống xen kẽ với các dân tộc thiểu số trong các làng nóc.
Người Việt ở Quảng Ngãi thường xây nhà tranh vách đất. Từ năm 1975 xuất hiện ngày càng nhiều nhà lợp ngói, tường xây. Dưới mái nhà ấy là khoảng không gian văn hóa bảo lưu các nếp sống, tâm lý cộng đồng được sàng lọc qua bao thế hệ. Các tập tục của cộng đồng và dân tộc lần lượt diễn ra trong một gia đình theo một chu kỳ sống của mỗi cá nhân, thế ứng xử với gia đình, gia tộc, xóm làng và xã hội.
Bên cạnh việc duy trì một số tập tục của dân tộc Việt từ miền Bắc, người Việt ở Quảng Ngãi có một số tập quán riêng như cách xưng hô tên gọi, thứ bậc trong gia đình, cách nấu nướng các món ăn. Họ đã đơn giản hóa nhừng gì rườm rà, tạo nên một nếp sống phù hợp với hoàn cảnh của vùng đất mới.
Cưới hỏi:
Ngày trước, con trai con gái độ 15, 16 tuổi là dựng vợ gả chồng. Có khi hai gia đình ước hẹn thông gia lúc con mới sinh, nhưng hầu như nạn tảo hôn không nhiều.
Trong hôn nhân, ngày trước người ta thường tìm chỗ “môn đăng hộ đối”. Hiện nay việc đó đã giảm, duy vẫn còn tục coi người hợp tuổi, coi ngày để làm lễ hỏi, cưới kiêng kỵ trong nhà có tang. Phía trai chọn người làm “mai dong”, ăn nói lịch thiệp, gia đình hòa thuận, đến thuyết phục gia đình nhà gái. Nếu được nhà gái đồng ý thì nhà trai đem trầu cau dến dạm hỏi, gọi là lễ sơ vấn. Tiếp đến là lễ ăn hỏi. Người cha đằng trai và người mai dong mang trầu cau, trà rượu và đôi bằng tai vàng đến nhà gái làm sính lễ cho cô dâu. Sau đó, chàng rể thường về giúp việc nhà vợ. Ngày tết giỗ chạp, chàng rể phải có mặt ở nhà vợ.
Hai bên gia đình trai gái cùng nhau thỏa thuận lễ vật chọn ngày giờ tốt làm lễ cưới mong tránh khỏi trắc trở về sau. Trong lễ cưới, họ nhà trai gồm bà con thân thích, phù rể và người gánh xiểng (đựng lễ vật) đưa chú rể đến nhà gái. Số người luôn là số chẵn. Ðến ngõ nhà gái, họ nhà gái đốt pháo chào mừng, đón tiếp họ nhà trai vào nhà. Lễ vật được đặt lên bàn thờ tổ tiên trước sự chứng kiến của hai họ. Ðôi tân hôn lạy trước bàn thờ, kính cáo với tổ tiên, ông bà bên vợ và trao nhẫn cưới. Ðại diện hai họ nói những lời tốt đẹp cảm ơn nhau, họ nhà trai nhận dâu, họ nhà gái nhận rể. Sau đó là tiệc mừng giữa hai họ với bà con bên nhà gái. Ðúng giờ đã định, họ nhà trai rước dâu, họ nhà gái đưa dâu về nhà chồng. Số người họ nhà gái đi đưa dâu thường là bằng số người nhà trai. Phía nhà trai cũng tiếp đón tương tự. Ðôi tân hôn lạy trước bàn thờ kính cáo với tổ tiên ông bà, bên phía chồng. Tiếp đó là lễ tơ hồng, tạ nguyệt lão xe duyên cho vợ chồng trăm năm hạnh phúc. Xong lễ cưới, chiều hôm đó hoặc ba ngày sau vợ chồng đưa nhau về bên nhà vợ làm lễ “phản bái” để cảm ơn cha mẹ vợ có công sinh thành nuôi dạy người con gái và tổ chức lễ cưới.
Ngày trước có nhiều gia đình giàu thách cưới rất phiền phức, làm ảnh hưởng đến hạnh phúc của đôi trẻ.
Ngày nay, nam nữ thanh niên đến tuổi trưởng thành tự tìm hiểu nhau, song cha mẹ vẫn giữ vai trò quan trọng trong việc dựng vợ gả chồng cho con. Khi hai bên đã thỏa thụận thì làm thủ tục đăng ký kết hôn tại chính quyền cơ sở. Tục gánh xiểng được thay bằng mang đôi quả đựng lễ vật. Và từ đầu năm 1995, bỏ tục đốt pháo trong lễ cưới.
Sinh con:
Thông thường vợ chồng thích sinh con trai đầu lòng. Con đầu lòng thường sinh ở nhà cha mẹ vợ (con so nhà mạ, con rạ nhà chồng). Trong mỗi làng thường có bà “mụ” chuyên giúp cho sản phụ mẹ tròn con vuông.
Theo tập quán, đứa bé sinh ra, rốn được cắt chôn hoặc giấu cẩn thận, tránh thấm nước mái hiên để đứa trẻ khỏi bị ghẻ ở đầu hoặc loét mắt. Sản phụ nằm ở buồng kín, tránh gió, dưới giường luôn có nồi lửa than, ăn thức ăn khô và mặn. Ðến hôm “đầy cử” (trai bảy ngày, gái chín ngày), sau khi xông muối, xoa nghệ, người mẹ mới được ra khỏi buồng và một tháng sau mới dần trở lại sinh hoạt bình thường. Ðứa trẻ được tắm rửa sạch, quấn tả lót, thường hơ lửa, đánh dầu kỹ lưỡng. Ðến lúc đầy tháng (gái tụt hai, trai tụt một ngày), cha mẹ cùng xin keo và đặt tên cho con. Tên con thường thể hiện ước mong của cha mẹ về tương lai con cái tránh trùng tên tổ tiên, ông bà và những bà con gần gũi. Bên cạnh tên chính, vì mê tín, có khi đứa bé được dặt tên phụ xấu hơn để quý thần quên đi đứa trẻ, cha mẹ dễ nuôi.
Con tròn một năm tuổi, cha mẹ tổ chức lễ.cúng “thôi nôi”. Trong lễ người ta đặt các loại bút giấy, gương lược, kim chỉ, bánh kẹo… để khi đứa trẻ cầm vật gì trước thì người ta dự đoán tương lai nghề nghiệp của nó. Những đứa trẻ “khó nuôi” thường được cha mẹ đem lên chùa xin làm con của Phật, hoặc đem đến thầy cúng làm con tổ tiên (tục này gọi là “khoán”, “bán khoán” đến 10, 12 tuổi làm lễ chuộc về. Khi người khác ẳm đứa trẻ đi đâu thì bôi lọ nồi lên trán để tránh điều không hay. Con khóc đêm (dạ đề) hoặc giật mình thì lấy đồ sắt để ở đầu giường. Con nấc thì lấy lá trầu dán vào trán… Ngày nay các phong tục tập quán lạc hậu trong sinh con chỉ còn rất hiếm, ở vùng xa xôi hẻo lánh. Ða phần phụ nữ đã sinh con tại nhà hộ sinh địa phương hoặc khoa sản bệnh viện. Các lễ đặt tên con, “thôi nôi” đã giản ước và tiến bộ hơn trước.
Tang ma:
Người hấp hối được đưa ra chánh tẩm, con cái tụ lại xung quanh để nghe lời trăn trối. Người chết được tắm rửa bằng trầm hương, thay quần áo sạch, đắp tờ giấy trắng lên mặt. Gia đình lấy ít gạo hoặc ít vàng bỏ vào miệng người chết, gọi là “phạn hàm” (phong tục từ Trung Quốc cổ đại). Phạn hàm xong, người chết được đặt nằm trên chiếu trải dưới đất, sau một lát, đưa lên giường. Người thân thuộc trong nhà đều im lặng, cùng niệm Phật khi có tụng kinh (nếu gia chủ theo đạo Phật), đi chân không, không dùng đồ trang sức, không trang điểm son phấn.
Khâm liệm người chết thì tùy giàu nghèo mà dùng vóc nhiễu tơ lụa, hoặc vải trắng để may đồ đại liệm và tiểu liệm. Ðồ tiểu liệm là tấm chăn nhỏ bọc thi thể, đồ đại liệm là tấm chăn lớn bọc ngoài, có một đai buộc dọc và 5 đai buộc ngang. Ngoài ra còn có. bao bàn tay, bàn chân để giữ cứng các đốt tay chân không rơi vãi khi cơ thể người chết tan rửa.
Khâm liệm xong, người ta đặt thi hài vào quan tài, đem để giữa nhà (nếu trong nhà còn người lớn hơn thì để một bên), đầu quan tài luôn hướng ra ngoài sân. Trên quan tài đặt 7 ngọn đèn, lư hương, một chén cơm bông và hột gà luộc để thờ. Trước linh cửu có đặt linh tọa (bàn thờ vong) gồm bài vị, ảnh, đèn cầy, hồn bạch. Sau đó làm lễ phát tang (lễ thành phục). Thân quyến người chết dâng lễ lên linh tọa, bịt khăn tang, mặc tang phục, thứ tự xếp hàng lễ bái, luân phiên túc trực bên linh cửu để cúng và tạ ơn khách đến viếng. Khi quan tài quàng trong nhà, người ta thường mời phường bát âm xướng nhạc tang tỏ lòng thương tiếc và đưa hồn người chết về nơi siêu thoát.
Hội đua thuyền trên Sông Trà Khúc
Hội ra quân đánh cá đầu năm:
Ngư dân vùng biển có hội ra quân đánh cá vào ngày mồng 3 tháng Giêng âm lịch. Các tàu thuyền đánh cá tập trung làm lễ. Chủ thuyền mặc áo dài khăn đóng rất trang trọng. Thuyền mang nhiều pháo, vừa chạy ra khơi vừa đốt pháo.
Ðánh xong mẻ lưới cá đầu tiên, họ quay vào vui vẻ chúc mừng nhau.
Thờ cá Ông:
Ngư dân có tục thờ cá Ông (cá voi). Cá Ông hiền lành, có khi đỡ thuyền bị nạn, ngư dân tin đó là thần linh. Khi cá chết dạt vào bờ, ngư dân tổ chức lễ mai táng, cúng tế và lập đền thờ. Lúc mai táng và ngày rằm tháng 7 hàng năm có tổ chức, hát bá trạo, điệu hát phổ biến của dân vạn chài.
Tôn giáo:
Ngoài thờ phụng tổ tiên và những người thân yêu đã chết, ngoài đức tin vào thần linh gắn liền với nghề nghiệp, một số dân Quảng Ngãi còn có lòng sùng kính đạo Phật từ hàng trăm năm trước. Ðạo Phật với thuyết từ bi hỉ xã, lấy ăn ngay ở thật làm đầu, không phân biệt giàu nghèo, thứ bậc, nên có sức lôi cuốn nhiều người. Ngoài một số ít người tu hẳn ở chùa, còn hầu hết thiện nam tín nữ thường đi chùa vào các ngày ràm, mồng một nhất là ngày lễ Phật đản và ngày Vu lan.
Chùa Tỉnh hội Phật Giáo
Một số dân trong tỉnh còn theo đạo Thiên chúa, đạo Tin lành, đạo Cao đài với những đức tin khác nhau và nghi lễ thờ phụng khác nhau, cũng với ý thức hướng thiện, tránh điều ác.
Blog mĩ thuật
Bạn đang xem bài viết Bàn Thờ Người Hoa Và Tục Thờ Cúng, Tín Ngưỡng Bạn Chưa Biết. trên website Iseeacademy.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!