Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Bài Trí Bàn Thờ Gia Tiên – Tránh Kiêng Kỵ Rước Tài Lộc mới nhất trên website Iseeacademy.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Cách bài trí bàn thờ gia tiên đúng chuẩn phong thủy
Nếu là người Việt Nam thì chắc chắn ai cũng đều biết đến truyền thống thờ cúng ông bà tổ tiên, tưởng nhớ người thân đã khuất để thể hiện lòng hiếu thảo, ghi nhớ ơn sinh thành dưỡng dục của các bậc tiền nhân và đem đến cuộc sống an lành.
1/ Cách bài trí bàn thờ gia tiên hợp phong thủy
Cách bài trí bàn thờ gia tiên đẹp hay không thì phải xem xét yếu tố phong thủy bàn thờ tổ tiên bởi yếu tố phong thủy là vấn đề được đặt lên hàng đầu mỗi khi bài trí bàn thờ tổ tiên.
1.1/ Chọn hướng đặt bàn thờ gia tiên
Đầu tiên là hướng đặt bàn thờ, cách bài trí bàn thờ tổ tiên ông bà hợp phong thủy là hướng bàn thờ cần phải đặt ở các hướng tốt, hợp phong thủy với gia chủ. Có thể chọn hướng bàn thờ gia tiên theo quẻ mệnh hoặc mệnh ngũ hành.
– Nếu chọn hướng đặt bàn thờ theo quẻ mệnh phong thủy thì gia chủ nên chọn như sau:
+ Người mệnh Đông tứ trạch hợp thì chọn hướng: Đông, Đông Nam, Bắc, Nam.
+ Người mệnh Tây tứ trạch thì đặt ở hướng: Tây Nam, Tây Bắc, Đông Bắc, Tây.
– Nếu chọn hướng đặt bàn thờ gia tiên theo tuổi mệnh ngũ hành thì gia chủ nên chọn cách bày trí bàn thờ gia tiên như sau:
+ Người mệnh Kim, Thổ nên đặt bàn thờ gia tiên ở các hướng Tây, Tây Bắc sẽ có nhiều tài lộc, bình an.
+ Người mang các mệnh Thủy, Hỏa, Mộc thì nên đặt bàn thờ gia tiên ở các hướng Đông, Đông Nam, Nam.
Gia chủ nên xem xét thật kỹ lưỡng về sự hòa hợp giữa vận mệnh của mình và hướng bài trí bàn thờ gia tiên, để có cách bài trí bàn thờ gia tiên đúng phong thủy. Tuyệt đối tránh đặt ở các hướng xấu, hướng quỷ như hướng: Đông Bắc, Tây Nam, hướng Đông Bắc nhìn ra Tây Nam và ngược lại.
1.2/ Những điều cấm kỵ khi chọn hướng đặt bàn thờ gia tiên
– Tránh đặt bàn thờ gia tiên ở gần nhà vệ sinh, phòng tắm, nhà bếp: vì nhà vệ sinh, phòng tắm là nơi chứa nhiều uế khí, còn nhà bếp dầu khói sẽ làm ô uế nơi thờ cúng linh thiêng.
– Không đặt bàn thờ gia tiên ở gần lối đi lại hoặc phòng sinh hoạt chung thường tập trung đông người. Bởi những nơi này thường gây ồn ào đến gia tiên, làm mất đi vẻ trang nghiêm của không gian thờ cúng.
– Không đặt bàn thờ gia tiên đối diện hoặc dựa lưng vào cửa kính, cửa sổ.
Cách bài trí bàn thờ gia tiên tránh được những điều cấm kỵ là bày trí bàn thờ gia tiên ở những nơi yên tĩnh, trang trọng và sạch sẽ. Đặt bàn thờ sát vào vách tường để có được sự vững chãi, hưng thịnh.
2/ Sơ đồ bài trí bàn thờ gia tiên đúng phong thủy
2.1/ Vị trí của Ngai thờ
Cách bài trí bàn thờ gia tiên, vị trí trung tâm theo hướng từ trong ra ngoài là nơi đặt ngai thờ (hay khám thờ). Ngai thờ sẽ được đặt ở vị trí cao nhất của bàn thờ và sát về phía tường. Bên trong ngai thờ có bài vị tổ tiên. Ảnh thờ của ông bà tổ tiên sẽ được được bày trí ở hai bên ngai thờ theo nguyên tắc “nam tả – nữ hữu” tức người nam đặt bên trái và người nữ ở bên phải.
2.2/ Vị trí của đèn Thái cực, đèn Lưỡng Nghi
Đèn Thái Cực là ngọn đèn luôn luôn tỏa sáng trên bàn thờ và được đặt tại vị trí trung tâm của bàn thờ, dưới chân Ngai Thờ.
Cách bài trí bàn thờ gia tiên đúng cách là đặt đèn Lưỡng Nghi (hoặc đôi chân nến) tượng trưng cho âm – dương ở hai bên bàn thờ. Đèn lưỡng nghi đặt bên trái là biểu tượng cho mặt trời, đèn lưỡng nghi bên phải là biểu tượng cho mặt trăng. Khác với đèn Thái Cực, đèn Lưỡng Nghi chỉ thắp khi thờ cúng và tắt sau khi hoàn tất.
2.3/ Cách bài trí bát hương trên bàn thờ gia tiên chuẩn nhất
Bát hương chính là tâm điểm của cả bàn hương nơi giáng trần của những hương linh, thần tiên và cầu nối thể hiện lòng thành kính của con cháu đối với gia tiên. Vì thế cách bài trí bát hương trên bàn thờ gia tiên không đúng có thể gây ảnh hưởng tới hậu thế đời sau.
Cách bố trí bát hương bàn thờ gia tiên chuẩn nhất là đặt bát hương ở giữa hai cây đèn Lưỡng Nghi sau lễ vật cúng. Vị trí đặt bát sẽ là bát hương thờ thổ công thần linh ở giữa, bát hương thờ tổ cô – ông mãnh ở bên trái và bát hương thờ gia tiên bên phải.
Cách bày bàn thờ gia tiên tốt nhất đó là chọn số bát hương lẻ bởi theo phong thủy, số lẻ tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở, với mong ước rằng hậu thế, con cháu đời sau thì càng phát triển, hưng thịnh, con đàn cháu đống. Nên sử dụng tro sạch, cát trắng sạch để thờ cúng gia tiên.
Khi đặt bát hương lên bàn thờ cần quay ra mặt nhật – nguyệt ra bên ngoài. Và đặc biệt tránh xê dịch bát hương. Vì bát hương là hiện thân của các vị thần, tổ tiên, gây động bát hương sẽ làm kinh động đến thần linh, tổ tiên, đem lại những điềm không may mắn cho gia chủ.
3/ Những lưu ý khi bốc bát hương bàn thờ gia tiên
– Đầu tiên, bát hương khi mua về không được dùng ngay mà cần ngâm, rửa bằng nước muối pha với rượu gừng. Có thể cho thêm một vài cánh hoa hồng vào nước rửa bát hương. Sau khi rửa xong nên hong, phơi khô bát hương và xông trầm hương. Nước rửa nên đổ ra sân, vườn hoặc vảy nước quanh nhà, tuyệt đối không đổ xuống cống nước thải.
– Trước khi bốc bát hương, gia chủ phải khấn trước. Câu khấn gồm tên tuổi và câu “con xin bốc hát hương cho gia tiên”. Khi bốc bát hương, gia chủ cần phải bốc lần lượt từng nắm một và bỏ vào trong bát thật nhẹ nhàng vừa bốc vừa đếm từng nắm theo “sinh – lão – bệnh – tử”, nên dừng bốc ở chữ “sinh”.
– Nếu chân nhang trong bát hương thì quá nhiều thì nên dọn bớt chỉ để lại khoảng 5 chân. Chân nhang nên đốt và thả tro xuống sông.
– Kết thúc quá trình bốc phải đặt bát hương lên giữa bàn thờ và giữ nguyên vị trí về sau, không xê dịch. Sau đó, bài trí lễ vật, hoa quả, nước sạch lên bàn thờ.
– Nếu gia chủ thay bát hương thì bát hương cũ nên đặt trên miếng xốp và thả trôi sông, không nên vứt lung tung.
Nội thất Anh Vũ đang có chương trình Sale 5 – 10% cho tất cả khách hàng đến tham quan Showroom. Hãy đến với nội thất Anh Vũ, chúng tôi sẽ thay đổi phong cách sống của quý vị.
ĐĂNG KÝ NHẬN BÁO GIÁ
Tên của bạn (bắt buộc)
Số điện thoại (bắt buộc)
Nội dung
* Mọi chi tiết, Quý khách vui lòng liên hệ:
Bài viết đang theo dõi:
Cách Bài Trí Bàn Thờ Gia Tiên Để Rước Tài Lộc Về Nhà?
Bàn thờ Tổ tiên là bàn thờ chính trong mỗi gia đình Việt. Người ta còn có sự phân biệt giữa bàn thờ họ và bàn thờ trong từng gia đình.
Tất cả con cháu cùng một dòng họ lập chung một bàn thờ vị Thủy tổ, gọi là Từ đường của dòng họ. Bàn thờ này có bài vị Thủy tổ dòng họ. Ngày xưa bài vị được ghi bằng chữ Hán. Nhiều dòng họ không có nhà thờ riêng thì xây một đài lộ thiên dựng bia đá ghi tên thụy, hiệu các Tổ tiên. Mỗi khi có giỗ Tổ, hoặc có tế tự của một chi họ, thì cả họ hoặc riêng chi họ đó ra đài lộ thiên cúng tế. Đài lộ thiên này là nơi để cúng tế, hoặc tổ chức các trò vui trong ngày giỗ Tổ dòng họ hoặc một chi họ. Cúng tế xong sẽ về nhà tộc trưởng hoặc trưởng chi cùng ăn uống.
Có nhiều họ có nhà thờ riêng với bàn thờ Thủy tổ để cho chi trưởng nam đời đời giữ hương hỏa, và chỉ khi nào ngành trưởng không có con trai nối dõi thì việc cúng bái mới chuyển sang chi dưới.
Có họ, ngoài bàn thờ Thủy tổ chung, con cháu luân phiên nhau thờ Tổ ở nhà riêng của mình. Song chỉ là trường hợp của những người đi xa quê hương, không thuận tiện dự ngày giỗ Tổ hàng năm và lễ Tổ trong dịp Tết được.
B. Nhà thờ chi
Nhiều họ lớn chia thành nhiều chi. Mỗi chi lại đông con cháu nên ngoài việc tham gia ngày giỗ Tổ toàn họ còn có ngày giỗ Tổ riêng của chi họ. Các chi đều có nhà thờ riêng, gọi là Bản chi từ đường.
Hiện nay, trên bàn thờ nhiều gia đình ở nông thôn vẫn còn đặt bức hoành phi mang dòng chữ nói rõ đó là từ đường của chi họ nào. Từ đường có nghĩa là nhà thờ. Trên bàn thờ này có bài vị của ông Tổ, nên gọi là Thần chủ ban chi. Thần chủ này cũng như Thần chủ của Thủy tổ họ sẽ được thờ mãi mãi.
Người trong chi họ có dành một số ruộng để lấy hoa lợi cúng giỗ, ruộng này gọi là Kỵ điền.
C. Bàn thờ gia đình
Bàn thờ riêng của từng gia đình còn gọi là Gia từ, hay bàn thờ Gia tiên. Những gia đình giàu có mới xây nhà thờ riêng cho gia đình. Còn phần lớn, bàn thờ gia tiên được thiết lập ngay ở gian giữa nhà chính.
Những người con thứ không cần phải có bàn thờ gia tiên vì không phải cúng giỗ, nhưng vì lòng thành kính vổi Tổ tiên, họ vẫn lập bàn thờ để cúng vọng.
II. TRANG TRÍ BÀN THỜ TỔ TIÊN
Nhà thờ ở nông thôn thường có ba gian hai chái hoặc một gian hai chái. Và bàn thờ Tổ bao giờ cũng thiết lập ở gian giữa nhà chính, nếu không có nhà thờ riêng trong gia đình. Bàn thờ Tổ gồm hai lớp trong và ngoài:
1. Lớp trong
Lớp trong kê sát ngang tường hậu, gồm: chiếc rương hòm thật lớn cao khoảng 1m, dài khoảng trên 2m, rộng gần 2m. Mặt trước chiếc rương đóng nẹp chia làm 3 ô. Các ô này có khi là ba chữ đại tự, có khi là những bức tranh được dán trong dịp lễ tết. Trên những nẹp có những đồng tiền. Trong rương đựng bát đĩa, nồi, sanh đồng để dùng khi giỗ tết.
Những gia đình khá giả thay chiếc rương bằng một chiếc bàn thờ to, một chiếc sập sơn thếp vàng lộng lẫy được kê trên bộ mễ cao khoảng l m. Phía trước có tấm màn đỏ che những mâm thau, đồ đồng cùng bát đĩa, được xếp dưới gầm sập.
Kê giữa chiếc rương hoặc sập có ít nhất hai chiếc mâm nhỏ chân quỳ, mặt hình chữ nhật: một chiếc bề dài độ 8 tấc, bề rộng khoảng 6 tấc. Chiếc mâm thứ hai nhỏ hơn một chút kê đằng sau chiếc thứ nhất. Cả hai chiếc cao chừng 4 tấc trông giống như hai chiếc bàn nhỏ, thấp, dùng để bày đồ lễ. Trong những ngày giỗ tết, cỗ được bày trên bàn thứ nhất, còn hoa quả, trầu nước bày ở chiếc mâm thứ hai nhỏ hơn.
Bên trong cùng lớp trong là Thần chủ đựng trong long khám kê trên một chiếc bệ có độ cao bằng hai chiếc mâm. Có nhiều gia đình không thờ Thần chủ, chỉ kê ở nơi đây một chiếc Kỷ, hoặc chiếc Ngai tượng trưng cho ngôi vị Tổ tiên.
Đối với những gia đình giàu có, những đồ thờ này được sơn son thếp vàng. Riêng chiếc Ngai hay tay ngai đều mang hình đầu rồng. Rồng đứng đầu tứ linh được dùng trang hoàng cho đồ tự khí. Trên chiếc mâm nhỏ, kê bên trong ở trước Thần.
chủ, hay chiếc ngai có một cái tam sơn, một thứ đồ thờ để đặt trầu, chén rượu, ly nước, đĩa hoa quả trong những khi cúng giỗ.
Lớp bàn thờ bên trong được ngăn với lớp bên ngoài bằng một bức y môn, tức là một chiếc màn thờ màu đỏ bằng the, nhiễu hay vải tùy theo gia cảnh. Chiếc y môn treo cao thõng xuống che kín toàn bộ bàn thờ lớp bên trong.
Hai bên thường để hai cây đèn cao khoảng 40 phân, chân tiện và lưng chừng có vành rộng ra gọi là đĩa đèn. Ngày xưa, trong những lần cúng giỗ, người ta đặt lên hai cây đèn này hai đĩa dầu lạc đốt bấc. Sau này, thay bằng hai ngọn đèn Hoa kỳ. Ngày nay, người ta mắc trực tiếp bóng điện vào hai cây đèn.
Gần hai bên bình hương, ngoài hai cây đèn còn có hai con hạc đồng chầu hai bên. Trên đầu hai con hạc có chỗ để thắp nến. Ở mé ngoài hai cây đèn gần hai đầu hương án là hai ống đựng hương. Hai ống hương bằng gỗ tiện miệng loe. Ngoài các thứ trên còn có lọ độc bình hoặc song bình bày trên hương án để cắm hoa. Còn nếu dùng độc bình thì đối diện với độc bình là một chiếc mâm bồng bày ngũ quả khi cúng giỗ.
Tất cả những thứ như bàn, kỷ và chiếu ngai, đồ thờ trên hương án như kỷ nhỏ, đặt đèn, ống hương… đều làm bằng gỗ mít để ít bị mối mọt, còn sang hơn thì sơn son thếp vàng. Các gia đình giàu có dùng những đồ trên bằng đồng, gọi là bộ tam sự, ngũ sự hay thất sự. Trong bộ tam sự, chiếc đỉnh đồng thay thế cho bình hương. Hai bên đỉnh là hai con hạc đồng, mỏ ngậm bông hoa, trên đầu có chỗ cắm nến. Nếu là ngũ sự có thêm hai ống hương và thất sự thì có thêm đôi đèn.
Ngoài ra, các gia đình giàu có còn bày giá binh khí trước bàn thờ có cắm bát bảo lộc bộ (là 8 binh khí của quân sĩ thời xưa). Những đồ tự khí đối với từng gia đình là vật quý vô cùng thiêng liêng, dù túng thiếu đến đâu cũng không một ai dám đem cầm bán.
– Chiếc y môn: Y môn là bức màn vải đỏ, dùng làm bức màn ngăn cách lớp bàn thờ bên ngoài và lớp bàn thờ bên trong. Y môn gồm hai cảnh, xung quanh có thêu, được treo thõng xuống che kín lớp bàn trong. Y môn có thể làm bằng nhiễu, the hoặc vải màu đỏ. Trên cùng y môn có một dải lụa hoặc nhung the mầu băng ngang. Trên lớp băng ngang thường được thêu hoặc dán chữ đại tự.
Người ta thường treo trước y môn một chiếc đèn, dân gian gọi là tự đăng. Vào dịp giỗ tế, chiếc đèn này được thắp suốt ngày đêm. Bởi người xưa cho rằng trong những ngày này, hương hồn những người đã khuất luôn ngự trị trên bàn thờ. Và ngọn đèn tượng trưng cho sự hiện diện của Tổ tiên. Đèn treo ngày xưa thường là một đĩa dầu lạc hay dầu vừng… được đặt trong một chiếc đèn lồng, sau là đèn ba dây thắp dầu lửa. Ngày nay, phần lớn người ta dùng đèn điện hoặc nến.
– Thần chủ: Trên bàn thờ Tổ của một dòng họ bao giờ cũng có riêng một Thần chủ, thần chủ này được thờ phụng mãi mãi. Đối với những gia đình giàu sang, muốn lập bàn thờ tại gia, lập Thần chủ để thờ thì phải có đủ thần chủ của cụ kỵ, ông cha, tức là cao, tằng, tổ khảo. Thần chủ làm bằng gỗ táu (gỗ của loại cây sống ngàn năm), dài khoảng hai phân rưỡi, ở giữa đề tên họ, chức tước, còn hai bên ghi ngày giờ sinh, tử của tổ tiên. Thần chủ thường được để trong long khám, khi nào cúng giỗ thì mới mở ra. Thần chủ chỉ để thờ 4 đời trở xuống. Sang đời thứ 5, thần chủ của cao tổ được mai đi và nâng bậc tằng, tổ, khảo lên bậc trên một bậc và đưa ông mới vào thế chân Thần chủ khảo. Việc mai thần chủ cao tằng này gọi là Ngũ, đại mai thần chủ, nghĩa là thần chủ sang đời thứ năm được chôn đi.
– Cái tam sơn: tượng trưng cho tam giác
– Cái lư hương tròn: tượng trưng cho bàn thái cực
– Hương được thắp lên: tượng trưng cho các vì tinh tú
– Đội đèn: tượng trưng nhật nguyệt quang minh
– Lọ hoa: thường là lọ lục bình (bình hình lục giác) tượng trưng cho cái tâm không, tức lục căn thanh tịnh.
Trong gia phả, mỗi vị tổ tiên đều được ghi những dòng trích ngang, ngày tháng sinh tử, tên họ, chức tước, có khi còn ghi cả tính tình, sở thích của các vị lúc sinh
thời. Trong đó còn ghi rõ vị nào tên gì, sinh ra những ai, ngành trưởng, ngành thứ là những ai.
Trong gia phả ghi chép đầy đủ cả công trạng của Tổ tiên, sinh ở đâu, táng ở đâu, được nơi nào thờ phụng làm phúc thần hay thành hoàng làng đối với những người đã từng là công thần, có công với dân với nước.
4. HOÀNH PHI
Trong các nhà thờ họ đều treo một tấm biển gỗ nằm ngang phía trên mặt trước của bàn thờ. Chiều ngang tấm biển ăn suốt gian nhà, dài khoảng 3 thước, rộng khoảng 1 thước đến 1 thước hai. Trên tấm biển đó khắc những chữ lớn, thường chỉ khắc được từ 3 đến 4 chữ là cùng. Tấm biển đó được gọi là bức hoành phi.
– Kính như tại: có nghĩa là con cháu kính trọng Tổ tiên, như tổ tiên luôn luôn tại vị trên bàn thờ.
– Phúc Mãn đường: có nghĩa là gia đình đầy đủ phúc đức.
– Bách thế bất thiên: bao giờ con cháu ăn ở cũng đúng mực, không thiên lệch.
Trên bức hoành phi còn có ghi niên hiệu năm làm vào mùa, tháng nào. Nếu là bức hoành phi do một người con cháu nào đó cúng thì có ghi tên tuổi người đó. Hoành phi có ghi tên người cúng phần lớn là hoành phi treo tại các nhà thờ Tổ họ hay trưởng chi họ.
5. CÂU ĐỐI
Ở hai cột phía trước bàn thờ hoặc trên tường có treo mỗi bên một câu đối. Nhà khá giả thường viết câu đối sơn son thếp vàng hay sơn đen khảm xà cừ. Còn nhà nghèo thưòng chỉ viết câu đối trên giấy hồng. Nói chung, các bức hoành phi hay câu đối đều được viết bằng chữ Hán. Nhưng cũng có gia đình viết cả câu đối và hoành phi bằng chữ nôm. Cũng như bức hoành phi, nội dung câu đối cũng nói lên lòng kính trọng của con cháu đối với Tổ tiên hoặc ca tụng công đức của Tổ tiên.
“Tổ tông công đức thiên nhiên thịnh Tử hiếu tôn hiền vạn đại xưng”
Có nghĩa là:
Công đức tổ tông nghìn năm thịnh
Hiếu hiền con cháu vạn đời ngay
Hay câu đối treo ở một gia đình mà ông cha xưa có công với nước:
“Tổ tiên phương danh lưu quốc sử Tử tôn tính học kế gia phong”
Đại ý là:
Tiên tổ danh thơm ghi sử nước
Cháu con cố gắng học nối cơ nhà
III. Cách bài trí bàn thờ gia tiên.
Không kê bàn thờ hướng trực tiếp với cửa
Khi bài trí bàn thờ, gia chủ nên tránh kê bàn thờ hướng trực tiếp với cửa ra vào hoặc phía dưới . Bởi theo quan niệm phong thủy, điều này sẽ làm thoát khí khiến chủ nhà không gặp . Trong trường hợp diện tích ngôi nhà khiêm tốn, bàn thờ nhìn thẳng với lối cửa vào hoặc đặt tại vị trí mà nhiều người quan sát và nhòm ngó thấy, cần phải làm rèm che lại phía trước và hai bên.
Không đặt bàn thờ ở lối đi lại
Bàn thờ là nơi cần yên tĩnh, thanh tịnh. Vì vậy đặt ở gần lối đi lại ồn ào sẽ khiến gia chủ không gặp may, hao tán tài lộc. Bên cạnh đó, cũng không nên đặt phòng thờ cạnh hoặc dưới phòng trẻ em, sân chơi sẽ làm mất đi sự tĩnh tại cần thiết cho không gian thờ cúng.
Không kê bàn thờ gần nhà vệ sinh, nhà tắm
Bàn thờ là nơi linh thiêng nhất trong nhà. Vì vậy, khi kê bàn thờ gia chủ tuyệt đối không được kê gần nhà vệ sinh, phòng tắm hay khu vực ô nhiễm như gần cống thải… Điều này sẽ làm ô uế không gian thiêng liêng. Nếu nhà quá chật chội thì nên chọn chỗ cao và tránh xa tối đa những chỗ không sạch sẽ.
Không đặt bàn thờ quá lộ liễu
Không gian thờ cúng cần đảm bảo tính tôn nghiêm, trang trọng. Vì vậy, tuyệt đối không nên để người ngoài bước vào nhà là nhìn thấy hết bàn thờ, bài vị và hình ảnh tổ tiên. Nếu nhà có nhiều tầng, bàn thờ nên đặt ở tầng trên cùng. Phía trên bàn thờ là nóc nhà và bầu trời, không có các phòng ốc khác đè lên.
Phía trước bàn thờ là các gian trang trọng, phía sau là cầu thang hoặc các không gian như sân phơi, kho. Trong trường hợp đặt bàn thờ ở tầng dưới hoặc tầng giữa nên tránh phía dưới bàn thờ là bếp lửa; phía trên là nhà tắm, nhà vệ sinh, giường ngủ hoặc các vật nặng nề đè lên.
Còn đối với nhà chung cư, nếu đặt bàn thờ và phòng khách cùng một mặt bằng thì cần có có vách ngăn hoặc tấm bình phong ngăn cách giữa không gian thờ và phòng tiếp khách. Điều này để tránh các tầm nhìn trực tiếp vào khu thờ tự.
Bàn thờ phải luôn sạch sẽ, thông thoáng
Nơi thờ cúng cần được lau chùi sạch sẽ và thường xuyên thắp nhang. Không gian đặt bàn thờ phải đủ thông thoáng. Gia chủ không nên đặt bàn thờ quá cao hoặc quá thấp. Bàn thờ đặt quá cao gây khó khăn cho việc thờ cúng, trong khi đó bàn thờ thấp lại thiếu tính trang nghiêm. Trong trường hợp bàn thờ cao phải đảm bảo khoảng cách tới trần không quá gần, tránh quẩn khói và gây ám vàng trần.
Tăng thêm sinh khí cho nơi thờ tự bằng cây xanh
Để tăng thêm sinh khí cho nơi thờ tự, gia chủ có thể bố trí thêm một hoặc hai cây xanh. Nên lựa chọn cây kim tiền, phát lộc hoặc một số loài cây dễ sống. Không nên lựa chọn cây có gai nhọn, khó sống để tránh trường hợp đang trồng thì chết.
Nguyên tắc chiếu sáng ở phòng thờ
– Phòng thờ của gia đình phải tạo được không khí trang nghiêm, ấm cúng, gần gũi tránh tạo cảm giác lạnh lẽo.
– Phòng thờ thường được bố trí có diện tích nhỏ, do vậy bạn nên chọn những đèn treo nhỏ cho tương xứng với phòng, tránh treo các loại đèn chùm lớn gây mất cân đối. Cần lưu ý là bố trí ánh sáng đèn không được chiếu thẳng vào người ngồi khi hành lễ cúng bái.
– Nếu tường sơn của phòng thờ có màu sáng thì không nên lắp nhiều bóng đèn sẽ ảnh hưởng đến tính chất trang nghiêm của nơi thờ cúng. Chỉ nên bố trí khoảng 2 đến 3 loại ánh sáng.
– Tường có treo tranh nên bố trí hai đèn âm tường cân xứng hai bên bức tranh.
Tùy theo kích thước ngôi nhà, điều kiện sinh hoạt… mà việc bày trí bàn thờ gia tiên khác nhau. Thông thường có 1 đến 3 bát hương, bát hương ở giữa thờ chung thần linh thổ địa, bát hương hai bên là thờ gia tiên và bà cô ông mãnh.
Cách Bố Trí Bàn Thờ Phật Và Gia Tiên Chung Rước Tài Lộc May Mắn
Tùy theo mỗi gia đình mỗi vùng miền mà bàn thờ gia tiên có cách đặt khác nhau. Nhưng đặt bàn thờ gia tiên như thế nào là đúng cách và hợp phong thủy lại thể hiện được sự thành kính với tổ tiên?
Trong các gia đình thì bàn thờ được đặt cố định tại Trung Cung tức là vị trí trung tâm nhà. Thông thường, thì khi bạn đặt chân vào từ cửa chính có thể thấy ngay bàn thờ gia tiên cùng bộ bàn ghế tiếp khách. Đây là cách bày trí quen thuộc từ ngày xưa khi mà kiến trúc nhà có hàng hiên và sân vườn bao xung quanh.
Với những gia đình hiện đại thì ngay từ điều kiện sống đến diện tích cùng cấu trúc không gian cũng không giống trước nên cách sắp xếp cũng khác đi nhiều. Nhưng điều này lại cũng làm nảy sinh ra một số vấn đề vướng mắc.
Cách Bố Trí Bàn Thờ Phật và Gia Tiên Chung để rước tài lộc và may mắn .Vấn đề này của gia chủ sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Bàn Thờ Phật là gì ?
Đối với người cư sĩ tu tại gia ngoài việc lên chùa để lạy Phật, nghe Pháp và tụng Kinh thì việc lập bàn thờ Phật tại gia có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự tu hành tinh tấn của người cư sĩ.
Phật chẳng có tướng nơi hình, tượng đang thờ. Lập bàn thờ Phật là nương nơi sự tướng mà tu Phật, hành theo hạnh Phật, tầm về Tự Tánh Phật của chính mình. Thờ một vị Phật tức thờ thập phương ba đời Chư Phật. Niệm Phật danh một vị Phật tức đồng niệm Phật danh thập phương ba đời Chư Phật. Vì vậy, tùy tâm duyên mà thỉnh vị Phật mình kính hướng nhưng tuyệt đối không sanh tâm ý phân biệt cao thấp, chọn Phật này, bỏ Phật kia… mà phạm thượng. “Năng lễ, sở lễ, Tánh không tịch”, nếu có thể liễu triệt Lý Tánh nêu trên thì việc thờ kính Phật, tu hành sẽ lợi lạc vô cùng trên đường giác ngộ
Bàn Thờ Gia Tiên là gì ?
Bàn thờ Gia Tiên là bàn thờ chính trong mỗi gia đình Việt. Trong ngôi nhà truyền thống của người Việt, bàn thờ luôn ở vị trí trang trọng nhất. Thờ cúng tổ tiên từ xa xưa tới nay là một phong tục đẹp của ông cha ta thể hiện lòng thành kính của con cháu với thế hệ cha ông đi trước. Vì vậy, bàn thờ gia tiên trong mỗi gia đình có ý nghĩa vô cùng thiêng liêng. Cách bài trí bàn thờ gia tiên sao cho đúng theo phong thủy, theo tuổi gia chủ cần phải rất chú ý. Vì vậy , không phải ai cũng biết bài trí bàn thờ chuẩn phong thủy để thành kính mà còn để rước tài lộc , may mắn về nhà .
Bố Trí Bàn Thờ Phật và Gia Tiên như thế nào là đúng phong thủy ?
– Không thể coi Phật là những vị thần ngang hàng các thần như ông địa
Thần tài và Thổ địa là hai vị thần thường được thờ chung, họ cai quản tài lộc, tiền bạc và phù hộ sự may mắn, làm ăn thuận lợi. Nhưng khi thờ Phật trong nhà thì không thể coi Phật ngang hàng Thần tài và Thổ địa được.
– Không được để tượng, hình ảnh phật thấp hơn hoặc ngang bằng với bài vị, bát hương của gia tiên
Thờ Phật tại gia sẽ bảo hộ sự bình an, nhưng không được để tượng phật hay hình ảnh phật thấp hơn hoặc ngang bằng với bài vị và bát hương của gia tiên. Vì phật là bề trên, nếu xem ngang bằng với gia tiên được xem là bất kính, gây không tốt đến gia đình. Bạn nên để bàn thờ phật cao hơn.
– Gia chủ nên sử dụng bàn thờ được phân cấp rõ ràng như: bàn thờ 2 cấp, bàn thờ 3 cấp
Sử dụng loại bàn thờ được phân cấp rõ ràng để phân chia cấp bậc thờ, thể hiện tầng lớp thứ tự trên bàn thờ, để tránh phạm phải điều bất kính. Nếu sử dụng bàn thờ 2 tầng, nên để bậc cao nhất để đặt bát hương thờ Phật, bậc phía dưới sẽ dùng để đặt bát hương thờ các vị Thần Linh, Ông bà chủ đất .
Cách Bày Trí Bàn Thờ Gia Tiên Ngày Tết Đón Tài Lộc Thịnh Vượng
Cách bày trí bàn thờ gia tiên ngày Tết còn tùy thuộc vào phong tục tín ngưỡng từng vùng miền khác nhau. Vật phẩm được chọn để bày trí trên bàn thờ có thể là đặc sản riêng của địa phương nơi gia đình sinh sống. Tuy nhiên dù với cách bày trí bàn thờ gia tiên ngày Tết nào thì phong tục Việt Nam vẫn yêu cầu có các đồ cúng sau đây trên bàn thờ gia đình.
Quan niệm dân gian cho rằng, nếu trong những ngày này mà các cụ không được sắm sửa áo quần mới thì sẽ không thể đi chơi Tết trọn vẹn được. Do đó, đối với những vật phẩm này các bạn nên chuẩn bị thật cẩn thận, tránh làm nhàu rách hoặc thiếu sót không đáng có.
Ngày nay nhiều gia đình đã chuẩn bị nhiều loại quả đẹp mắt để bày biện trên mâm cúng ngày Tết chứ không nhất thiết chỉ có 5 loại quả trên mâm như trước đây. Cách bày trí bàn thờ gia tiên ngày Tết với mâm ngũ quả là một cách thể hiện tấm lòng thành kính với tổ tiên, uống nước nhớ nguồn của con cháu trong nhà.
Hoa quả đủ đầy mang ý nghĩa tượng trưng cho thành quả lao động của con cháu dâng lên để ông bà tổ tiên thưởng thức và cầu nguyện cho một năm mới sung túc, an khang.
Đây là những vật phẩm mà gia đình có thể chuẩn bị thêm trong cách bày trí bàn thờ gia tiên ngày Tết để bàn thờ trở nên đẹp mắt và đa dạng về hình thức. Chú ý tới sự cân xứng khi bày biện những vật phẩm này lên bàn thờ, không để khu vực linh thiêng trở nên rối rắm lộn xộn với quá nhiều vật phẩm.
Dùng một lọ đựng hoa tươi có mùi hương không quá nồng để đặt lên bàn thờ. Nên chọn những loài hoa trang nhã, tinh khiết, tránh những hoa có gai nhọn vì có thể đem lại sát khí không may cho gia đình.
Cách chọn mâm bồng trên bàn thờ gia tiên
Cách bày trí bàn thờ gia tiên ngày Tết rất chú trọng tới cách chọn lựa và sắp đặt mâm bồng trên bàn thờ. Mâm bồng chính là các đĩa đựng hoa quả, vật phẩm mà gia đình sử dụng để bày trí tiền vàng, bánh kẹo hoặc mâm ngũ quả trong những ngày lễ Tết đầu năm mới.
Theo truyền thống, thường mâm bồng có kích thước lớn nhất sẽ để bày mâm ngũ quả và hai mâm bồng còn lại dùng để bày tiền vàng, trầu cau, mứt ngọt,…
Tuy nhiên, cách bày trí này sẽ có sự thay đổi tùy theo diện tích khu vực bàn thờ của từng gia đình để đạt được tính cân đối nhất định trong không gian này. Với những gia đình có diện tích bàn thờ không quá lớn thì có thể chọn một trong hai mâm bồng để đặt trên bàn thờ gia tiên. Chú ý chọn mâm bồng có kích thước vừa phải, phù hợp với diện tích bàn thờ để đạt được sự cân xứng hài hòa nhất.
Nếu gia đình sở hữu bàn thờ kích thước rộng thì áp dụng cách bày trí bằng 3 chiếc mâm bồng trên bàn thờ gia tiên. Ở vị trí trung tâm sẽ là chiếc mâm bồng có kích thước lớn nhất đựng tiền vàng và trầu cau. Bên trái sẽ là mâm bồng đựng hoa và bên phải sẽ là mâm bồng đựng quả.
Bạn đang xem bài viết Cách Bài Trí Bàn Thờ Gia Tiên – Tránh Kiêng Kỵ Rước Tài Lộc trên website Iseeacademy.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!