Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Chọn Hoa Đi Lễ Chùa Vào Dịp Phật Đản Sắp Tới mới nhất trên website Iseeacademy.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Trong tháng 5 này sắp tới là ngày vía Phật Đản – một trong những ngày lễ lớn đối với những người con Phật tử hướng Phật. Ngày này, nhiều người thường đi lễ chùa để cầu may, cầu bình an và hạnh phúc. Đi lễ chùa ngoài cúng dường các loại mâm ngũ quả không thể thiếu hoa tươi để làm lễ. Chọn hoa tươi đi lễ chùa tưởng đơn giản nhưng không phải ai cũng biết chọn mua loại hoa phù hợp.
Các loại hoa tươi nên chọn mua để đi lễ chùa
Chùa chiền là nơi tâm linh thờ cúng trang nghiêm nên khi chọn mua hoa tươi để đi lễ chùa cũng cần lưu ý chọn loại hoa phù hợp. Nhằm thể hiện lòng thành kính, tâm hướng Phật mới mong mang lại may mắn và bình an cho bản thân.
Hoa cúc vàng
Là một trong những loại hoa tươi được nhiều Phật tử ưa chuộng khi mua làm hoa đi lễ chùa. Hoa cúc với màu sắc tươi tắn, mùi thơm dịu nhẹ phảng phất làm cho con người cảm thấy yên bình, tĩnh tâm vô cùng phù hợp với cảnh yên tịnh ở chùa.
Mua hoa cúc dâng lễ chùa còn mang ý nghĩa thể hiện lòng biết ơn, lòng thành kính và tưởng nhớ,…Loài hoa này cũng được nhiều gia chủ chọn làm hoa tươi để bàn thờ dâng cúng ông bà tổ tiên.
Không chỉ được ưa chuộng làm hoa cúng dâng lễ mà hoa cúc còn được trồng quanh năm, bất cứ cửa hàng nào cũng có nên đáp ứng nhu cầu tìm mua hàng ngày.
Hoa sen hồng
Hoa sen được ví như loài hoa của Phật, tượng trưng cho hình ảnh Phật ngồi trên tòa sen nở rộ mang lại vẻ đẹp tâm linh huyền bí.
Khi chọn mua hoa tươi làm hoa dâng lễ chùa, nếu không biết mua hoa gì cho phù hợp thì bạn nên chọn mua loại hoa này.
Loài hoa tượng trưng cho sự phồn vinh, phú quý và mang lại ý nghĩa may mắn cho gia đạo.
Hoa mẫu đơn hồng
Hoa mẫu đơn được ví như “lá bùa hộ mệnh” có tác dụng xua đuổi ma quỷ và tà khí, thu hút vận may mang lại sự bình an cho mỗi gia chủ. Chính vì vẻ đẹp thanh tao, mùi thơm phảng phất cùng với ý nghĩa may mắn nên hoa mẫu đơn cũng được nhiều người mua làm hoa dâng lễ chùa.
Hoa mẫu đơn cũng có độ tươi lâu ngày, phù hợp làm hoa cúng trang trí ở bàn thờ Phật, tạo vẻ đẹp trang trọng và uy nghiêm cho thế giới tâm linh.
Hoa huệ trắng
Sắc trắng tinh khôi, mùi hương thơm ngát và giữ được độ tươi lâu nên hoa huệ trắng không thể thiếu trong các loại hoa tươi cần mua khi muốn đi lễ chùa.
Trang trí những bó hoa huệ trắng vừa giúp không gian chùa chiền thêm phần trang nghiêm mà còn nhìn đẹp mắt, giúp các Phật tử thành tâm một lòng tu hành hướng Phật, chăm làm điều thiện cho đời.
Mua hoa tươi đi lễ chùa cần lưu ý những gì?
Chọn đúng loại hoa tươi để làm hoa dâng lễ chùa không những mang lại may mắn cho người cúng mà còn thể hiện tấm lòng thành kính, biết ơn trước các đấng tâm linh.
Để tránh gặp xui xẻo khi đi lễ chùa vào dịp lễ Phật Đản sắp tới, khi mua hoa tươi dâng lễ bạn cần lưu ý những vấn đề nhỏ sau:
Tránh chọn mua các loại hoa không phù hợp với không gian chùa chiền như: Hoa ly, hoa cúc vạn thọ, hoa nhài, hoa phù dung trắng,…Bởi những loại hoa này thường có màu sắc nhợt nhạt kém tươi tắn, mùi hương nồng gây khó chịu nên cần hạn chế làm hoa tươi dâng lên bàn thờ Phật.
Chọn hoa tươi đi lễ chùa cũng cần thể hiện được sự nghiêm túc, bày tỏ được tấm lòng của người dâng hoa. Nên lựa những bông hoa có màu sắc tươi tắn, hoa không bị dập, gãy cành hay có mùi hương khó chịu.
Bạn cũng cần tìm hiểu kỹ để tránh mua nhầm các loại hoa không phù hợp để dâng lễ. Bởi có những loại hoa tươi tưởng chừng đẹp nhưng không nên cắm trên bàn thờ, chẳng hạn hoa chỉ dùng để làm quà tặng sinh nhật, khai trương, đám hỷ,…
Nhìn chung, việc chọn mua hoa tươi làm hoa dâng lễ trong chùa chiền vốn không khó. Chỉ cần bạn thật sự thành tâm sẽ biết cách chọn loại hoa phù hợp để thể hiện lòng thành kính của mình.
Các loại hoa tươi mà chúng tôi gợi ý trong bài viết, bạn có thể tìm mua tại các cửa hàng cung cấp hoa tươi trên thị trường. Lưu ý nên tìm mua tại cửa hàng uy tín để nhanh chóng chọn lựa được mẫu hoa chất lượng, đa dạng hoa cho bạn chọn với kinh phí phù hợp túi tiền.
Lễ Phật Đản Và Giỏ Hoa Quả Đi Lễ Chùa Cúng Dường
Mua quà tặng cúng dường ý nghĩa ở đâu?
Địa chỉ: 372/5N Điện Biên Phủ, Phường 17, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Xuất nhập khẩu Nhật Minh Khánh Ẩm thực MKnow – Đặt món nhà hàng Âu, Trái cây nhập khẩu giao tận nơi tại TPHCM
Hotline:
Quà cúng dường ý nghĩa
Theo quan niệm của giới nghiên cứu Phật học cho rằng cúng dường là một trong nhiều hình thức gieo mầm việc thiện. Dù ít hay nhiều, người cúng dường cần có tâm lành, và cúng dường bằng cả sự thành kính, tôn trọng sẽ mang lại nhiều phước báu, tránh thái độ kiêu căng, cầu phước thì công đức sẽ được viên mãn.
Giỏ trái cây ý nghĩa cho ngày Phật Đản – MuaBanNhanh Giỏ quà tặng cúng dường trai tăng, Quà tặng cúng dường ý nghĩa – MuaBanNhanh quà tặng người cao tuổi Cúng dường ngày lễ Phật Đản – MuaBanNhanh – MuaBanNhanh
Thông thường, vào các ngày Lễ lớn trong năm của Phật giáo, Phật tử thường hay rủ nhau đến Chùa như: Rằm tháng giêng, Tết, lễ Phật Đản, ngày Vu Lan, ngày lễ Phật Thành Đạo, trung thu,…Vào những ngày này, Phật tử mang đến chùa đủ loại trái, cây hương, hoa để dâng cúng dường lên Tam Bảo. Đây là truyền thống đã có từ lâu đời và là một nét truyền thống văn hóa của người Việt.
Và ngày lễ Phật Đản cũng sắp đến ngày 15 tháng 4 âm lịch hàng năm được chọn làm ngày Phật Đản cũng là ngày lễ Vesak – một lễ hội văn hóa, tôn giáo quốc tế của Liên Hiệp Quốc. Còn chờ gì nữa, cùng đi lể chùa và mua những món quà cúng dường ý nghĩa để dâng lên Tam Bảo trong ngày lễ long trọng và vô cùng ý nghĩa này.
Cúng dường tặng quà gì?
Quà tặng Phật Đản – MuaBanNhanh
Cúng dường tặng quà gì là câu hỏi của khá nhiều Phật tử trong ngày lễ Vesak – lễ Phật Đản này. Ta thường nghe “Giới hương, Định hương, giữ huệ hương, giải thoát, tri kiến hương là 5 món diệu hương ý nghĩa dâng lên Tam Bảo. 5 món diệu hương này không phải điều gì cao xa mà là hạnh thanh tịnh, tâm hồn trong sạch, phúc thiện của con người là món quà ý nghĩa nhất để dâng lên chư Phật. Đó chính là những hạnh lành cần phải gieo trong đời sống thường ngày như: tập sống thanh tịnh, siêng năng học hành giáo Pháp, và tránh xa những thú vui vô bổ, siêng năng làm điều phúc thiện, thường hay suy nghĩ việc thiện lành.
Ngoai ra, người Phật tử có thể cúng dường lên Tam Bảo hương (nhang, đèn), hoa quả, đây cũng là cách gieo nhân đầy đủ sung túc về sau, cuộc sống sau này sẽ thêm phần ổn định, không thiếu thốn.
Những món trái cây vừa có thể dùng được, tốt cho sức khỏe mà còn có thể dùng trang trí bàn thờ tam bảo, đây là món quà mang lại nhiều lợi ích thiết thực.
Quà tặng Phật Đản
Với những món trái cây cúng dường từ lây đây được xem là món quà tặng Phật Đản được giới Phật tử ưa chuộng để cúng dường lên Tam Bảo hay làm quà cúng dường trai tăng.
Trái cây, hay quả tượng trưng cho kết quả, quả báo tử việc giữ đời sống thanh tịnh, siêng năng làm việc phúc thiện và suy nghĩ những việc thiện lành. Nếu người Phật tử siêng năng làm hành bố thí, cúng dường thì quả báo lành sẽ đến.
Quà tặng cúng dường Tam Bảo – MuaBanNhanh
Các vật phẩm cúng dường Tam Bảo và ý nghĩa
Giỏ quà tặng trái cây ý nghĩa – MuaBanNhanh
Từ lâu hoa quả, lẵng trái cây đều là những vật phẩm cúng dường ý nghĩa và với những ngày Lễ lớn như ngày Phật Đản sắp tới thì hoa quả, hương được xem là những món quà tặng cúng dường ý nghĩa được nhiều người lựa chọn nhất.
Ý nghĩa cúng dường hoa tươi lên Tam Bảo
Hoa là đại biểu cho việc tu nhân, nếu cúng hoa đẹp thì sẽ hái được quả ngon. Vì thế mỗi khi thấy hoa, chúng ta phải nhớ đến việc tu nhân thiện, tương lai sẽ được quả báo thiện. Ở đây, hoa có ý nghĩa là như vậy.
Ngoài ra, theo một số nhà nghiên cứu Phật giáo cho rằng hoa tượng trưng cho sắc đẹp, việc cúng dường hoa cũng có ý nghĩa rằng giúp cho người có được một nhan sắc như hoa.
Ý nghĩa cúng dường quả lên Tam Bảo
Quả là đại diện cho quả báo, là điều mong cầu, biểu trưng cho sự thành kính. Điều này cũng mang lại nhân lành, công đức cho người Phật tử về sau.
Lựa chọn giỏ hoa quả đi lễ chùa cúng dường trên MuaBanNhanh
Cúng dường, bố thí là 2 hình thức mang lại công đức lớn cho người Phật tử ngoài việc tập sống theo hạnh trong sạch, tránh xa những điều vô bổ, dành thời gian suy nghĩ điều tốt, siêng năng làm việc thiện lành, học hỏi điều hay đó là cách sống mang lại sự thoải mái cho tâm hồn.
Ngoài ra, tập cúng dường, bố thí là điều mà mỗi người Phật tử ai cũng nên làm đặc biệt là trong những ngày lễ Phật Đản ý nghĩa này.
Những giỏ hoa quả trái cây đã được lên ý tưởng và chuẩn bị sẵn sàng cho ngày lễ Phật Đản sắp tới. Từ những hoa quả tươi ngon, đẹp được chọn lựa kỹ lưỡng cho đến giỏ hoa với ý tưởng thiết kế độc đáo, sáng tạo, phù hợp với nét văn hóa và màu sắc Phật giáo.
Chắc chắn rằng giỏ hoa trái cây sẽ là món quà mang mà bạn mong muốn lựa chọn nhất.
#QuaTangTraiCay #HopQuaTraiCay #GioTraiCay #QuaTraiCay #TraiCayQuaTang #LangTraiCay #QuaCungDuongYNghia #CungDuongTangQuaGi #QuaTangCungDuong #QuaTangPhatDan #QuaCungDuongTraiTang #QuaTang #TPHCM #VietNam #MBN #MuaBanNhanh #HaiLyMuaBanNhanh #VIPMuaBanNhanh
Lễ Phật Đản Ngày Mấy? Nên Làm Gì Vào Ngày Lễ Phật Đản
TÌM HIỂU VỀ NGÀY LỄ PHẬT ĐẢN
1. Nguồn gốc từ đâu? Lễ Phật Đản ngày mấy?
Lễ Phật đản là ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni chào đời tại vườn Lâm Tỳ Ni. Tiếng Pali gọi là Vesak, tiếng Phạn là Vaisakha (nhằm ngày 15 tháng tư âm lịch, năm 624 Trước Công Nguyên). Một ngày rất quan trọng trong truyền thống Phật giáo.
Một số quốc gia với đa số Phật tử chịu ảnh hưởng Phật giáo Bắc Tông. Như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam. Thường tổ chức ngày lễ Phật đản vào ngày mồng 8 tháng 4 âm lịch. Các quốc gia theo Nam Tông thường tổ chức vào ngày trăng tròn trong tháng 4 âm lịch. Hay là ngày trăng tròn trong tháng 5 dương lịch.
2. Lễ Phật Đản ngày mấy tại Việt Nam
Ngày Phật Đản còn là một trong ba ngày lễ lớn trong năm của đạo Phật. Gồm: Phật Đản, Vu lan, Thành đạo. Trước năm 1959, các nước Đông Á thường tổ chức ngày lễ Phật Đản vào ngày 8/4 âm lịch. Ở Việt Nam, lễ Phật đản từ lâu đã trở thành lễ hội lớn của dân tộc. Được Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức một cách trang trọng. Nhiều người hay gọi ngày Phật đản là “Mùa Phật đản” . Để hòa chung niềm vui cùng mọi người trên khắp thế giới mừng ngày Đức Phật ra đời.
Đây cũng là dịp để khích lệ truyền thống văn hóa Phật giáo đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam, đồng thời thể hiện rõ chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta nên được tổ chức long trọng, thu hút rất nhiều người tham gia. Kể cả những người không có tín ngưỡng Phật giáo.
Vào ngày lễ, Phật tử thường vinh danh Tam bảo: Phật, Pháp, Tăng (qua các hình thức như dâng cúng, tặng hoa, đến nghe thuyết giảng), và thực hành ăn chay và giữ Ngũ giới. Tứ vô lượng tâm (từ bi hỷ xả), thực hành bố thí và làm việc từ thiện. Tặng quà, tiền cho những người yếu kém trong cộng đồng.
4. Những nghi thức thường được làm vào ngày này
Ở Việt Nam, lễ Phật Đản luôn được tổ chức trang trọng. Ngoài việc tổ chức buổi lễ chính vào ngày rằm tháng 4, Giáo hội các tỉnh thành còn tổ chức diễu hành, làm lễ, thả hoa đăng trên sông, tổ chức thuyết giảng về Phật pháp xen kẽ các buổi văn nghệ, đèn lồng, làm lễ đài tổ chức…
NÊN LÀM GÌ VÀO NGÀY LỄ PHẬT ĐẢN
1. Ăn chay niệm phật
Lịch Việt cho biết, vào ngày rằm tháng tư, các Phật tử tuyệt đói phải ăn chay, không được sát sinh động vật để tích đứa cho bản thân và con cháu sau này. Nếu sát sinh quá nhiều ắt sẽ phải chịu quả báo.
2. Lau dọn nhà cửa, vị trí ban thờ
Đây là ngày trọng đại tưởng nhớ sự ra đời của Đức Phật, vì thế mà bạn cần phải dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, trang trí, lau dọn ban thờ thật trang trọng, sao cho thể hiện được cái tâm thành kính của mình. Có thể tụ họp với các Phật tử khác để tổ chức một buổi lễ trang nghiêm, có ăn chay, lễ tắm..
3. Nghe giảng đạo
Ngoài ra, trong ngày lễ Phật Đản các Phật tử có thể đến chùa làm công quả. Nghe những bài giảng của sư thầy về triết lý, đạo đức sống. Nhờ đó, chúng ta có thể tĩnh tâm, tự chiêm nghiệm lại những hành động đúng sai của bản thân. Để tâm hồn được thanh thản. Sau khi tham gia lễ chùa về, con người có thể cùng nhau sống bình an, hạnh phúc. Và bớt đi được những tật xấu của mình như đố kỵ, kiêu căng, ích kỷ.
Khi tổ chức lễ Phật Đản ở chùa, các phật tử thường dựng lễ đài, trang trí xe hoa một cách trang nghiêm nhất. Tuy nhiên, những việc làm này cần phải đảm bảo tiết kiệm, không nên quá lãng phí. Quan trọng hơn hết đó chính là cái tâm xuất phát từ tấm lòng của Phật tử.
4. Vệ sinh làng xóm vào lễ Phật Đản ngày mấy?
Vào mùng 8/4 âm lịch. Ngoài việc vệ sinh trong ngôi nhà của mình, các phật tử nên làm các công tác xã hội như bảo vệ môi trường, dọn dẹp các con phố, đường xá nơi mình ở để đón tiếp ngày lễ Phật Đản. Ở nhiều nơi, các Phật tử thường tụ họp lại cùng nhau vệ sinh làng xóm để đón một ngày lễ Phật Đản ý nghĩa nhất.
Vào mùng 8/4 âm lịch. Trong ngày lễ Phật Đản (rằm tháng tư âm lịch) các phật tử nên làm từ thiện giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Đó không chỉ là việc làm thể hiện sự từ bi, độ lượng của con người mà còn là việc làm ý nghĩa nhất để cúng dâng lên cho Chư Phật. Mang tình yêu thương, sự nhân hậu truyền đi khắp mọi nơi là việc mà các Phật tử nên làm. Vì thế trong ngày này, hãy sống thận trọng vẹn, yêu thương gia đình, mọi người xung quanh. Một cuộc sống hòa bình, tốt đẹp cũng chính là món quà ý nghĩa thể hiện lòng biết đơn đối với Đức Phât.
NHỮNG ĐIỀU CẦN CHÚ Ý VÀO NGÀY LỄ PHẬT ĐẢN
1. Lễ Phật Đản ngày mấy nên kiêng kị điều gì?
Vào ngày 8/4 âm lịch hằng năm. Chúng ta nên kiêng kị những điều sau đây:
Bài vị tổ tiên không được đặt cao hơn bàn thờ Phật, bởi như thế sẽ phạm xung, vì hiểu một cách đơn giản theo dân gian Phật đã đạt được sự giải thoát, là bậc Đại giác, không thể ở thấp hơn chúng sinh. Thực ra chúng sinh cũng là Phật nhưng chưa giác ngộ, làm vậy là để trọng Phật.
Không nên đặt tượng trong phòng ngủ, bởi lễ Phật phải uy nghi nghiêm túc. Nơi để bàn thờ Phật cũng vậy, nhà có điều kiện nên để một phòng riêng yên tĩnh, thoáng đãng.
Không nên mua quá nhiều tượng về nhà, chỉ cần một pho hoặc ảnh Phật là đủ, thành tâm thành ý niệm cầu hằng ngày.
Tượng cũ bị mờ mắt hoặc tay nên tô vẽ, lau chùi lại, vào các ngày rằm và mùng một có thể dùng nước thơm tắm tượng. Nếu tượng hỏng thì thỉnh cầu các tăng rước thỉnh thả sông, thay bằng pho khác, nhờ chuyển lên chùa khai quang cẩn thận, không được tùy tiện vứt bỏ.
Không được đặt tượng tại những nơi không sạch sẽ, ẩm thấp. Nên đặt tượng trên một chiếc đĩa lót giấy đỏ.
Nếu tượng Phật không may bị vỡ thì không nên dùng chổi quét và vứt tùy tiện mà phải dùng giấy vàng gói lại. Vào ngày mùng một đem đốt dưới nắng nhằm tiễn tượng Phật quy vị.
2. Nên đeo phật bản mệnh bên mình
Phật Bản Mệnh được biết đến là một vị Phật hộ mệnh đem lại may mắn. Sức khỏe, bình an và bảo vệ bạn trong cuộc sống. Phật Bản Mệnh của mỗi tuổi, mỗi giới là một vị riêng vì mỗi vị đều có công đức đặc thù khác nhau. Vì thế, chọn vị Phật Bản Mệnh tương ứng với tuổi của mình để có được những điều tốt đẹp là rất quan trọng.
Đặc biệt, mặt dây chuyền Phật Bản Mệnh được làm từ Trầm Hương. Sẽ giúp gia tăng vận khí gia tăng vận khí. Bởi trầm hương củng được xem là linh mộc. Vua của các loài gỗ quí hiếm mang trong mình nguồn năng lượng đất trời. Trầm Hương sẽ mang lại nhiều may mắn cho người đeo. xua đuổi tà ma, xui xẻo. Vì thế, bạn hãy chuẩn bị cho mình và người thân một vị Phật Bản Mệnh làm bằng Trầm Hương. Để bảo vệ bản thân và người thân tránh xa những xui xẻo, tà khí.
Bạn có thể muốn tham khảo Bộ Sưu Tập Phật Bản Mệnh Mang Vào Lễ Phật Đản
Các bạn biết rồi đấy, chùa là nơi linh thiêng thờ phật, là cõi thanh tịnh vài vậy khi bạn đi lễ chùa cần chú ý về trang phục của mình. Khi vào chùa bạn cần mặc quần áo dài, kín cổ, giản dị, sạch sẽ, đặc biệt không mặc váy ngắn, quần cộc, áo hở hang, lòe loẹt.
Hiện nay, nhiều người khi vào chùa ăn mặc phản cảm, thậm chí còn phơi bày nhiều vị trí nhạy cảm ra ngoài khi đi lễ chùa, đây là điều phạm giới uế tạp Phật đường, phạm giới bất kính, khẳng định công quả tiêu tán hết, quả báo vô cùng, cho dù siêng năng đi lễ chùa cũng không mang lại tác dụng gì. Vào chùa cũng cần đầu tóc được chải ngay ngắn, áo quần phẳng phiu. Không nên để tóc hay trang phục luộm thuộm, cẩu thả. Như vậy sẽ không tỏ lòng thành kính khi bước chân vào cửa Phật
Người Miền Bắc Thường Đi Lễ Tạ Ở Chùa Nào Vào Dịp Cuối Năm?
Theo quan niệm của người Việt, khi đã “kêu cầu” vào dịp đầu xuân thì cuối năm phải “trả lễ”. Có những người đầu năm cầu an giải hạn ở chùa, đền phủ nào thì cuối năm dù bận đến mấy cũng cố thu xếp thời gian để tới lễ tạ và lại đăng ký danh sách cầu an giải hạn cho năm tới. Việc này giúp cho mọi người cảm thấy yên tâm, thanh thản hơn để bắt đầu vào một năm mới. Do đó, vào những ngày giáp Tết, nhiều đền, chùa, miếu, phủ tấp nập dòng người đổ về lễ tạ cuối năm.
Đền Bà Chúa Kho, Bắc Ninh, cách Hà Nội 25 km, nổi tiếng linh thiêng về cầu làm ăn buôn bán. Năm hết, hàng ngàn người đã đến vay bà Chúa đầu năm lại đến làm lễ để trả cái lễ đã vay. Các quầy viết sớ, sắm lễ ở đây luôn trong tình trạng đông cứng người.
Tương truyền, bà Chúa Kho là người phụ nữ nhan sắc tuyệt trần, lại khéo tổ chức sản xuất, tích trữ lương thực, trông nom kho tàng quốc gia trong và sau chiến thắng Như Nguyệt (1076), có công chiêu dân dựng lập làng xóm vùng Quả Cảm, Cô Mễ, Thượng Đồng, giúp mọi người khai khẩn đất đai nông nghiệp… Sau này bà trở thành hoàng hậu (thời Lý), giúp nhà vua trong việc kinh bang đất nước, giữ gìn kho lương. Bà bị giặc giết trong lúc phát lương cứu đỡ dân làng. Cảm kích đối với tấm lòng bao dung của bà, nhà vua đã có chiếu phong bà là Phúc Thần. Nhân dân Cô Mễ nhớ ơn và lập đền thờ ở vị trí kho lương trước kia.
Đền Bà Chúa Kho tọa lạc trên lưng chừng ngọn núi Kho, tại khu Cô Mễ, xã Vũ Ninh, TP Bắc Ninh. Đây không chỉ là khu di tích lịch sử có giá trị nằm trong quân thể di tích của khu Cô Mễ (gồm: Đình – Chùa – Đền) mà còn là nơi hàng năm nhân dân khắp cả nước hành hương mang tính tín ngưỡng.
Đền Bảo Hà là khu di tích lịch sử văn hóa quốc gia, thuộc xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Đền thờ thần vệ quốc Hoàng Bảy, một anh hùng miền sơn cước đánh giặc phương Bắc bảo vệ dân làng.
Cách thành phố Lào Cai khoảng 60 km về phía Nam, giao thông thuận tiện, lại nổi tiếng “cầu được ước thấy” nên Đền Bảo Hà thu hút rất đông du khách cúng bái đầu xuân và tạ lễ cuối năm. Bởi vậy, trong cái giá rét mưa phùn của vùng biên ải phía Bắc, từng đoàn xe vẫn lầm lũi vượt qua các cung đường ngoằn ngoèo của đồi núi trập trùng về đền Bảo Hà đi lễ tạ.
Đền Bảo Hà nằm tựa lưng vào núi Cấm, mặt hướng ra dòng sông Hồng, tạo nên quang cảnh trên bến dưới thuyền tuyệt đẹp. Kiến trúc của đền không quá cầu kỳ với cổng tam quan, phủ chúa Sơn Trang, Tòa đại bái… nhưng vẫn toát lên vẻ linh thiêng, cổ kính. Ngoài lễ thượng nguyên (rằm tháng Giêng), đền Bảo Hà còn có lễ Tết muộn (Tết tất niên).
Đền Chúa Thác Bờ, Hòa Bình
Đền nằm trong khu vực Thác Bờ giữa dòng sông Đà thuộc xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc. Đền Bờ gồm có đền Trình (đền Chúa) và đền Chầu (đền ông Chẩu). Trên đền thờ hội đồng các quan, thờ Đức Đại Vương Trần Triều, thờ Chúa Thác Bờ và thờ Sơn Trang, nhưng chủ yếu vẫn là thờ hai bà Chúa Thác người Mường và người Dao.
Theo tương truyền, Đền Bờ thờ bà chúa Thác Bờ là Đinh Thị Vân người dân tộc Mường và một bà người dân tộc Dao bà người Dao ở Vầy Nưa lo liệu quân lương, thuyền mảng (không rõ tên). Hai bà đã có công giúp vua Lê Lợi về quân lương, thuyền mảng vượt thác Bờ tiến quân lên Mường Lễ, Sơn La dẹp loạn đảng Đèo Cát Hãn.
Sau khi mất, 2 bà thường hiển linh giúp dân vượt thác an toàn, phù hộ cho trăm dân trong vùng mưa thuận, gió hòa nên nhân dân đã phong 2 bà làm thánh và lập đền thờ phụng. Đền thờ cũ chìm dưới hàng chục mét nước của thủy điện Hòa Bình. Đền thờ ngày nay được lập bên trên nền của đền thờ cũ, lúc nào cũng tấp nập khách thập phương đến hành lễ.
Phủ Tây Hồ thờ Bà chúa Liễu Hạnh, được coi là một trong những chốn linh thiêng trong hệ thống đình chùa Hà Nội, thuộc phường Quảng An, quận Tây Hồ, cách trung tâm thủ đô khoảng 4 km về phía tây. Không chỉ người dân mà du khách thập phương muốn cầu tài, cầu lộc đều tìm về phủ Tây Hồ. Đến dịp cuối năm, Phủ Tây Hồ lại đông như trẩy hội với dòng người hành hương trả lễ.
Đền Bắc Lệ thuộc xã Tân Thành, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn, là nơi thờ bà chúa Thượng Ngàn. Đây là một trong hai ngôi đền thờ Mẫu nổi tiếng miền Bắc. Cách thị trấn Hữu Lũng khoảng 10 km, đền nằm trên đồi cao, dưới bóng những cây cổ thụ hàng trăm tuổi.
Cũng giống như bất cứ ngôi đền thờ Mẫu nào, đền Bắc Lệ thờ Công đồng tứ phủ và các Chư Linh ở bốn miền vũ trụ. Tuy nhiên, đền Bắc Lệ gần gũi với tín ngưỡng dân gian, thân thiện với người dân bản địa bởi gắn liền với văn hóa địa phương.
Trải qua bao tháng năm, mưa nắng, ngôi đền đã được trùng tu, tôn tạo nhiều lần nhưng vẫn giữ được nét đẹp của kiến trúc xưa và những di vật cổ có giá trị. Các hàng cột bằng gỗ liền khối vẫn còn giữ nét nguyên sơ tạo thêm cho đền sự ấm cúng, linh thiêng.
Người đi đền không chỉ để thắp hương, dâng lễ tạ mà còn được đắm mình trong khung cảnh hoang sơ của miền sơn cước.
Bạn đang xem bài viết Cách Chọn Hoa Đi Lễ Chùa Vào Dịp Phật Đản Sắp Tới trên website Iseeacademy.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!