Xem Nhiều 3/2023 #️ Cách Cúng Thần Tài Thổ Địa Ngày 23 Tháng Chạp 2022, Ban Thần Tài Có Cúng Ông Công Ông Táo Không # Top 5 Trend | Iseeacademy.com

Xem Nhiều 3/2023 # Cách Cúng Thần Tài Thổ Địa Ngày 23 Tháng Chạp Mới Nhất 2022, Ban Thần Tài Có Cúng Ông Công Ông Táo Không # Top 5 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Cúng Thần Tài Thổ Địa Ngày 23 Tháng Chạp 2022, Ban Thần Tài Có Cúng Ông Công Ông Táo Không mới nhất trên website Iseeacademy.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Rate this post

Đang xem: Cúng thần tài thổ địa ngày 23 tháng chạp

Bài cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng chạp 2021 về trời

28 tháng 12, 2021

Văn khấn tiễn ông Công ông Táo về trời là một phần không thể thiếu trong ngày 23 tháng Chạp (tức tháng 12 âm lịch). bài cúng ông Táo như một lời nguyện cầu những điều tốt đẹp tới gia đình bạn trong năm mới. Với tầm quan trọng đó, Phúc An xin gửi tới toàn bộ khách hàng đại lý ở khắp 3 miền tổ quốc 3 bài văn khấn Bắc Trung Nam phổ biến nhất, thông dụng nhất được chúng tôi tìm hiểu giới thiệu với các bạn.

Nhưng trước tiên, để giúp bạn hiểu rõ cái mình đang khấn là gì, chúng tôi xin được giải thích một số từ ngữ mà bây lâu nay chúng ta vẫn hay dùng mà quên mất ý nghĩa nó là gì.

Văn khấn – Bài cúng là gì ?

Có thể hiểu “nôm na”: Cúng Khấn là sự bày tỏ tâm thành cầu xin của người (gia đình người là lễ) trước các đấng vô hình – linh thiêng như vong hồn người đã mất, oai lực của các vị Thánh Thần. Cũng bởi thế điều cốt yếu của lời khấn là thành tâm chứ chẳng phải ở những lời hoa mỹ, cầu kỳ. Cũng chẳng phải ở chỗ cứ cầu cho nhiều là sẽ đưuọc nhiều.

Chữ Nôm là gì ?

Chữ Nho là gì ? Chữ Nho là chữ Hán

Theo wiki chữ “Nôm” bắt nguồn từ cách phát âm trong tiếng Hán trung cổ của chữ “Nam” 南 (có nghĩa là phía nam). Ý của tên gọi chữ Nôm là đây là thứ chữ dùng để ghi chép tiếng nói của người phương Nam (tức là người Việt, theo lịch sử xưa kia người Việt tự xem mình là người phương Nam, còn người Trung Quốc là người phương Bắc). Chữ Nôm được phát âm theo phiên bản tiếng Việt.

Sau này các bài văn khấn theo chữ Nôm đều dịch theo phiên âm tiếng Việt để dân ta sử dụng trong các nghi lễ thờ cúng.

Bài văn khấn cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp có sự khác nhau ở 3 vùng miền, do ngày nay việc đi lại giữa các vùng miền dễ dàng hơn trước kia nên. Những người ở vùng miền này di cư đến vùng miền khác đem theo văn hóa thói quen lối sống khác nhau, thì trong đó có cách thờ cúng ông Táo mỗi vùng miền cũng có đặc trưng riêng. Và bài văn khấn ông Táo cũng có chút thể hiện khác nhau. Phúc An sẽ giới thiệu toàn bộ 3 bài văn khấn tiễn ông Táo về trời của cả 3 miền Bắc Trung Nam cho các bạn:

Cách Cúng Thần Tài Thổ Địa Ngày 23 Tháng Chạp Mới Nhất 2021, Ban Thần Tài Có Cúng Ông Công Ông Táo Không 6

Kính lạy ngài Đông trù tư mệnh Táo phủ thần quân.

Nhân ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa phẩm vật xiêm hài áo mũ, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, dâng hiến tôn thần, đốt nến tâm hương dốc lòng bái thỉnh.

Ngài Đông trù tư mệnh Táo phủ thần quân giáng lâm trước án hưởng thụ lễ vật.

Phỏng theo lệ cũ, ngài là vị chủ, ngũ tự gia thần, soi xét lòng trần, Táo quân chứng giám.

Trong năm sai phạm, các tội lỗi lầm, cúi xin tôn thần, gia ân châm trước. Ban lộc ban phước, phù hộ toàn gia, trai gái trẻ già, an ninh khang thái.

Không mua được cá chép sống, bạn hoàn toàn có thể thay thế bằng cá chép giấy

Dãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

Hôm nay là ngày… tháng… năm…..

Tên tôi (hoặc con là)…, cùng toàn gia ở tại địa chỉ…..

Kính lạy đức “Đông Trù tư mệnh Táo phủ Thần Quân:

Hàng năm gặp tiết hết năm, tháng vừa cuối Chạp. Gia đình sửa lễ bạc dâng lên. Cảm tạ phúc dày nhờ Thần phù hộ. Kính mong thần tâu bẩm giúp cho:

Bếp trong nếp sống rất hòa, ngoài mặt dám rằng cũng đẹp. Cảm thông xin tấu thực thà.

Cách Cúng Thần Tài Thổ Địa Ngày 23 Tháng Chạp Mới Nhất 2021, Ban Thần Tài Có Cúng Ông Công Ông Táo Không 9

Cầu mong giúp đỡ lợi lạc. Người người lo ấm, cả nhà thêm tiếng tốt lẫy lừng. Việc việc thành công, một cửa ngút khí lành man mác. Muôn trông ơn đức vô cùng.

Bài cúng ông Công ông Táo 23 tháng chạp

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ (chúng) con là: ……………

Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.

Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.

Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm.

Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai giá, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.

Chúng con lễ bạn tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.

Ngoài bài khấn cúng ông Táo mà chúng tôi giới thiệu tiếp theo với các bạn đó là thể loại tờ “Sớ”. M ột số nơi điển hình ngoài miền Bắc có tục dâng Sớ. Người viết Sớ là người có trình độ uyên thâm về chữ Hán và Chữ Nho, Bạn có thể thấy nhiều vào các dịp tết khi đi lễ ở các Đền Chùa Phủ ngoài miền Bắc.

Cách Cúng Thần Tài Thổ Địa Ngày 23 Tháng Chạp Mới Nhất 2021, Ban Thần Tài Có Cúng Ông Công Ông Táo Không 10

Sớ là gì ?

Sớ là một loại văn bản cổ dùng để trình bày ước vọng của người dưới dâng lên bề trên mong được y chuẩn. Vì là một loại văn bản hành chính nên sớ cũng có những quy định thể tài chặt chẽ.

Hay nói một cách khác đó là: là một loại đơn từ giấy trắng mực đen gửi lên các đấng siêu hình, mong các ngài ban cho được sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm, sớ thay cho lời khấn khi đi lễ, nên trên mâm lễ vật có tờ sớ thêm phần tố hảo, viên mãn.

Sớ cúng được bày cùng đồ lễ dâng lên cúng ông Táo, sau đó sẽ được hóa vàng để gửi cho ngài.

Nam Quốc……………………………………………

*Tỉnh….. …………………………………………….

*Địa danh Phường…………,Xã,Thôn ………………

Tấu thỉnh Thổ Công Táo Quân thiên đình, tam giới, thần thánh chư thiên.

Thiên phủ, địa phủ, thủy phủ.

Nhạc phủ vạn pháp thần thông. Tấu thỉnh Thổ Địa thần kỳ, Thành Hoàng xá lệnh. Cung duy Thổ Công Táo Quân thiên đình.

Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân. Thổ Gia Thổ Trạch Tứ Phương Ứng Giáng.

Thỉnh Môn Thần, Phúc Sự. Thỉnh Tĩnh Thần Thanh Thủy. Thỉnh Hỏa Thần Thượng thiên

Thỉnh Bếp Thần Linh Hỏa. Thỉnh Vua Bếp Tam Tài. Thỉnh Xí Thần. Thỉnh Khố Cung Thần trông nom trông gia nhân. Thỉnh Ngũ Phương Ngũ Đế.

Hỏa hóa ngân lưỡng tống Táo vương. Thượng thiên hảo sự quảng tuyên dương. Phụng đạo tụng kinh

Kì thao thanh bình đệ tử…… Phàm cư đại trung hoa…tỉnh…thị…hiệu. Kim nhật kiền thành. Dĩ hương chúc thanh sái chi nghi kính cáo

Cửu thiên trù phủ tôn thần chi vị tiền viết duy:

Thần linh thông thiên phủ. Trạch phái nhân hoàn. Công sùng viêm đế. Đức bị dưỡng quần sinh.

Đệ tử mỗi niên tứ quý. Ngưỡng lại tôn thần bảo hữu. Nhật thực tam xan. Toàn cảm đại đức khuông phù.

Thánh đức quảng bác. Thốn tâm nan báo. Nhật thường chi gian. Ngôn hoặc phi lễ. Hành hoặc phi nghi. Trù tạo chi tế. Hoặc phần mao cốt. Hoặc đôi uế ô.

Bất tri cấm kị. Mạo phạm Táo quân đại vương. Hàng tai trí họa. Dĩ trí gia trạch bất an.

Kinh doanh bất thông. Nhân đinh bất vượng. Sinh súc bất lợi. Thường sinh tật bệnh chi tai.

Đệ tử hạp gia kiền niệm. Bặc kim đại cát lương thần.

Phụng tụng Táo vương phủ quân chân kinh nhất quyển

Cửu thiên nhạc trù tư mệnh

Thái ất nguyên hoàng định phúc . Phụng thiện thiên tôn vị tiền. Phục nguyện đại thi xá hựu.

Vĩnh tăng phúc lộc. Phùng hung hóa cát. Phổ ước an ổn. Thánh từ động hồi. Chiêu cách văn sơ

Thiên vận…niên….nguyệt….nhật

Phải khắc phục ngay nếu bị giống thế này ?

Ban Thần Tài Có Cúng Ông Công Ông Táo Không ?

Cúng Ông Công Ông Táo là lễ tục thường niên được các gia chủ tiến hành tại nhà vào mỗi dịp 23 tháng Chạp. Tuy nhiên, một băn khoăn của không ít bạn có gửi về cho Phong Thủy Phùng Gia đó là: ở địa điểm hay mặt bằng kinh doanh, liệu ban Thần Tài có cúng Ông Công Ông Táo không?

Ban Thần Tài Có Cúng Ông Công Ông Táo Không?

Theo điển tích, Táo Quân vốn quản về bếp núc, chi phối mật thiết đến sức khỏe, tài vận của gia chủ cũng như các thành viên một gia đình. Vì vậy, mỗi gia đình với gian bếp riêng nên nghi thức cúng Ông Công, Ông Táo cũng chỉ tiến hành tại gia, áp dụng riêng cho gia đình ấy.

Các Lưu Ý Với Ban Thần Tài Dịp 23 Tháng Chạp

Theo quan niệm tâm linh, Thần Tài chủ về chiêu tài, đưa lại lộc kinh doanh, may mắn và phát đạt cho chủ nhân. Do đó việc lên hương, cúng ban thờ Thần Tài cần được các gia chủ tiến hành nghiêm túc và cẩn trọng hàng ngày.

Cạnh đó, dịp 23 tháng Chạp cũng được xem là một trong các dịp đặc biệt phù hợp để các gia chủ có thể tiến hành bao sái ban thờ Thần Tài (bên cạnh các dịp khác như rằm Tháng 7 Âm lịch hay ngày Vía Thần Tài).

Trong phạm vi bài viết này, Phong Thủy Phùng Gia chỉ nhấn vào một số điểm lưu ý khác với ban Thần Tài ngày 23 tháng Chạp để các bạn thêm chu tất cho lễ cúng nơi tư gia.

Vật Phẩm Cúng Ban Thần Tài Ngày 23 Tháng Chạp 

Các vật phẩm các gia chủ cần chuẩn bị cho lễ cúng ban Thần Tài dịp 23 tháng Chạp như:

Gạo, muối

Tiền vàng

Nến

Trầu cau

Hương thắp

Hoa tươi

Đồ cúng (Hoa quả, bánh kẹo…)

Đồ uống (nước, bia, nước ngọt…)

Ngoài ra, gia chủ cần chuẩn bị nước ngũ vị (nước bưởi) hay rượu gừng sạch (dùng củ gừng tươi, rửa sạch giã nát, hòa vào rượu, tốt nhất được ngâm trong 7 ngày, 7 đêm); khăn (chổi chít nhỏ) sạch phục vụ cho việc bao sái ban thờ Thần Tài – Thổ Địa.

Lễ vật cốt ở chân tâm, lòng thành kính. Tùy vào điều kiện mà mỗi gia chủ có thể chuẩn bị lễ chay hay thêm một số đồ mặn (như rượu, thịt gà, giò chả..) cho chu tất.

Các Chú Ý Khi Cúng Ban Thần Tài Ngày 23 Tháng Chạp

Trước khi tiến hành tịnh sái ban thờ, gia chủ nên tịnh thân (

kiêng chuyện nam nữ, tâm thế hoan hỷ, không ăn đồ tanh…)

, vệ sinh sạch sẽ, trang phục chỉn chu.

Về thứ tự tịnh sái trên ban thờ: Nếu ban thờ có bài vị, ta sẽ làm sạch bài vị trước, sau đó mới đến bát hương; sau cùng mới là các đồ thờ khác.  

Khăn lau hay chổi phục vụ việc tịnh sái ban thờ nên là đồ mới hay chuyên dụng, tránh dùng đồ bẩn hay chung đụng. Với khăn hay chổi đã quá cũ, cần thay đồ mới.

Nước phục vụ tịnh sái ban thờ phải tinh khiết. Sử dụng rượu gừng (hoặc nước Ngũ vị) cho việc tịnh sái ban thờ.

Trong quá trình thực hiện tịnh sái ban thờ, tỉa chân nhang,

cần đặc biệt tránh việc kẹp đồ cúng vào chân, nách hay háng.

Hết sức tránh việc bát hương bị xiên lệch hay ập kênh. 

Trường hợp chân nhang, tro của bát hương quá đầy, ta chỉ nên bỏ bớt một phần chân hương và tro đi. Theo quan niệm, tro được xem là tài lộc của gia chủ, do đó, gia chủ chỉ nên tránh, không đổ tro đi quá nhiều. 

Đại kỵ làm đổ vỡ đồ thờ cúng: Theo quan niệm dân gian, việc bất cứ vật phẩm nào vỡ cũng là điềm không hay, nhất là đồ thờ cúng lại gắn với tính thiêng liêng – biểu trưng cho sự an ổn, tôn kính của gia chủ với Chư vị Thần linh.

Không được bỏ qua bước khấn vái, thắp hương trước khi tiến hành tỉa chân nhang.

Sau khi thắp hương, bạn cần chờ hương cháy hết mới được tiến hành tỉa chân nhang.

Khi lau dọn, đồ thờ cúng cần để trên bàn có lót vải sạch. Tuyệt đối không được đặt xuống đất hay những nơi kém vệ sinh.

Đối với các bức tượng bằng đồng không nên lau rửa bằng rượu, cồn, hoặc hóa chất để tránh cho đồng khỏi bị oxy hóa, han gỉ thành màu xanh hoặc nhanh bị xỉn.

Lựa chọn nhang chất lượng cao để thắp hương trong nghi lễ này.

Chỉ dâng hoa, quả tươi để cúng. Hết sức tránh việc dâng cúng hoa, quả giả. Chất liệu bình hoa nên là thủy tinh hay gốm sứ.

Lộc sái sau khi cúng chỉ tán cho người nhà, tránh chia cho người ngoài.

Gạo, muối sau khi cúng nên giữ lại, nước hoặc rượu nên đứng ở ngoài cửa tưới vào trong nhà ý nghĩa đem lại lộc và may mắn.

Tránh để thú cưng, vật nuôi (chó, mèo…) quậy phá hay làm ô uế ban thờ.

Kết Luận

Với các thông tin như trên, hi vọng các bạn sẽ không chỉ hồi đáp được băn khoăn ban Thần Tài có cúng Ông Công, Ông Táo không một cách tường minh mà còn có thêm các tri thức phong thủy thực tiễn, hữu ích.

Văn Khấn Ông Công Ông Táo Ban Thần Tài Chuẩn Nhất

Văn khấn ông Công ông Táo ban thần tài chuẩn nhất

Bài cúng ông Công ông Táo ở cơ quan đúng phong tục

Vàng mã cúng ông Công ông Táo gồm những gì, hướng dẫn sắm lễ đúng phong tục

Tổng hợp bài văn khấn cúng ông Công ông Táo 2020 chuẩn nhất

Văn khấn ông Công ông Táo ban thần tài chuẩn nhất

Ngày 23 tháng Chạp hàng năm, các gia đình đều sắm mâm lễ dâng cúng ông Công ông Táo để cầu mong những điều tốt đẹp nhất đến với gia đình.

Bên cạnh việc chuẩn bị mâm lễ cúng ông Công ông Táo ở ban thờ Thần linh gia tiên, một số gia đình làm kinh doanh còn chuẩn bị thêm lễ cúng ở ban thờ thần tài.

Một số điều kiêng kỵ khi cúng ông Công ông Táo

– Cúng lễ đúng ngày, không để sau 23 tháng Chạp

– Không dâng cúng các món ăn lạ

– Không cầu tài lộc, tình duyên

– Làm lễ cúng Táo quân đúng nơi, đúng chỗ

– Không rán cá chép cúng ông Công ông Táo

Cúng ông Công ông Táo vào lúc nào là đúng?

Theo truyền thống của người Việt, lễ cúng ông Công ông Táo thường được tiến hành vào ngày 23 tháng Chạp.

Tùy vào điều kiện của mỗi gia đình mà thời gian cúng có thể xê dịch trước tầm 1 – 2 ngày (tức ngày 21, 22 âm lịch).

Tuy nhiên, nên làm lễ cúng trước ngày 23 tháng Chạp bởi theo quan niệm dân gian nếu cúng sau 12 giờ trưa ngày 23 thì ông Công ông Táo không thể lên thiên đình báo cáo Ngọc Hoàng được.

Với người miền Nam thì thời điểm cúng Táo Quân đẹp nhất lại là lúc trời nhập nhẹm tối hoặc thời điểm từ 20 – 23 giờ.

Người miền Nam quan niệm rằng, thời điểm cuối ngày khi cả nhà đã nấu nướng xong, không phiền hà đến các Táo nữa thì mới có thể làm lễ tiến Táo về trời.

Gia chủ có thể tiến hành thắp hương xin phép lau dọn ban thờ tổ tiên vào buổi sáng rồi làm mâm cơm cúng buổi chiều.

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo gồm những gì?

Tùy vào từng vùng miền mà các món ăn trên mâm cỗ cúng lại có sự khác biệt.

Thông thường, mâm cỗ cúng ông Công ông Táo gồm:

– Cá chép đỏ: 3 con

– Ba bộ mã (trong đó có hai bộ đàn ông và một bộ đàn bà), hương, hoa, oản, quả, cau trầu.

– Mâm lễ mặn: Gà luộc, xôi hoặc bánh chưng, giò hoặc chả, nem rán, rau củ luộc, canh miến/canh bóng thả, món xào…

* Lưu ý, thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo

【?】Cúng Ông Công Ông Táo Vào Ngày 22 Hay 23 Tháng Chạp Có Được Không

Cúng ông Công ông Táo vào ngày 22 hay 23 tháng Chạp, nên chọn ngày nào ?

18 tháng 12, 2017

Cúng ông Táo ngày 22 hay 23 là điều băn khoăn của rất nhiều gia đình bận rộn. Lý do là không thể tổ chức cúng ông Táo đúng ngày được và có hỏi Phúc An có thể tổ chức lễ cúng trước ngày 23 có được hay không? Và phải làm lễ như thế nào cho đúng. Tất cả những thắc mắc này sẽ được chúng tôi giải đáp giúp bạn.

Trước tiên cũng phải nói rằng, đã có nhiều người không biết ngày 23 tháng Chạp có ý nghĩa gì? Cách cúng ông Táo như thế nào? Phúc An cũng giải đáp luôn. Đâu tiên là:

Vào ngày 23 tháng Chạp Âm lịch hàng năm, các gia đình thường làm cơm cúng để tiễn ông Công ông Táo về trời. Theo quan niệm dân gian, ông Công là vị thần cai quản đất đai, còn Táo quân (gồm 2 ông, 1 bà) cai quản việc bếp núc trong gia đình. Không những định đoạt may, rủi, phúc họa của gia chủ, các vị Táo còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ vào thổ cư, giữ bình yên cho mọi người trong nhà. Có 3 truyền thuyết nói về ông Táo:

Tương truyền có hai vợ chồng vì quá nghèo khổ nên phải bỏ nhau để đi tha phương cầu thực. Người vợ may mắn nên lấy được một anh chồng giàu, có của ăn của để. Còn người chồng thì trở thành kẻ hành khất kiếm sống qua ngày.

Năm ấy vào đúng ngày 23 tháng Chạp, người vợ đang lúi húi đốt vàng mã ngoài sân thì có một người ăn xin ăn mặc tả tơi, nhem nhuốc bước vào, nhận ra đó chính là người chồng cũ mà mình từng yêu thương người vợ động lòng. Nhanh chóng vào nhà lấy tiền bạc, cơm gạo ra cho.

Người chồng mới nhìn thấy, biết chuyện, nổi cơn ghen nghi ngờ vợ. Khó xử, tuyệt vọng vì không giải thích cho chồng mới hiểu, người vợ lao vào bếp lửa tự vẫn. Người chồng cũ vì vẫn còn yêu thương, đau xót cũng nhảy vào chết theo. Người chồng mới vì ân hận nên cũng nhảy vào đám lửa đỏ rực.

Lúc ấy, trời xanh trên cao cảm động bởi tình nghĩa sâu nặng của 3 người nên phong làm vua bếp. Và từ đó, dân gian mới có câu ca rằng:

“Thế gian một vợ một chồng

Chẳng như vua bếp hai ông một bà”

Cả 3 tích truyện tuy có nhân vật hoàn cảnh khác nhau, nhưng đều có một điểm chung là những nhân vật đều sống có nghĩa có tình. Người Việt xưa không bao giờ có thể chấp nhận việc đa phu, một bà hai ông. Người ta thường chỉ trích “Thế gian một vợ một chồng, không như vua bếp hai ông một bà”. Như vậy, điều mà tích truyện nhắc tới, đó không phải là cái lý, nhưng là cái tình nghĩa phu thê, sống chết cùng nhau.

Chuyện kể về 2 vợ chồng nghèo. Vợ quanh năm suốt tháng bán mặt cho đất bán lưng cho trời. Còn chồng đi buôn, biệt tăm biệt tích, năm về vài lần. Và một chuyến đi buôn xa, chồng đi biền biệt, bặt vô âm tín. Người vợ mỏi mòn chờ đợi 10 năm. Sau đó, nghĩ chồng đã chết nên vợ lấy người chồng khác làm nghề săn bắn, nuôi 1 tên đầy tớ tên là Lốc.

Ngày nọ, chồng mới và Lốc đi săn vắng nhà, đột nhiên người chồng cũ trở về và cho biết sở dĩ đi biền biệt là vì gặp giặc bắt lưu lạc trong rừng nay mới trốn thoát về được. Người vợ chỉ còn biết ôm chồng cũ khóc than, và dọn cơm rượu mời ăn. Khi chồng mới sắp về người vợ đưa chồng cũ ra đống rơm ẩn tạm. Chủ và tớ đi săn về được một con cầy. Chồng giục vợ đi sắm rượu để làm bữa nhậu.

Vợ tất tả chạy ra ngoài, người chồng và đầy tớ đốt đống rơm để thui cầy. Lửa vô tình đốt cháy thiêu người chồng cũ đang ngủ say. Giữa lúc đó, người vợ về thấy chồng cũ đã chết đau đớn, tự cảm thấy như thể vì mình mà chồng cũ chết, nên nhảy vào đống lửa chết theo.Người chồng mới thấy vợ chết cũng đâm đầu vào lừa. Người đầy tớ vừa thương chủ vừa hối hận vì chính tay mình châm lửa thiêu chết người cũng nhảy nốt vào lửa chết theo.

Ba vợ chồng sau đó được Diêm Vương cho hóa làm ba ông đầu rau. Còn người đầy tớ được hóa làm đồ dùng chặn đống nhấm, quen gọi là “thằng Lốc”. Trong tranh vẽ Táo quân, thường thấy vẽ người đầy tớ có nghĩa đứng cạnh ba người.

Câu chuyện kể về đôi vợ chồng Thị Nhi và Trọng Cao, ăn ở với nhau mặn nồng tha thiết, nhưng mãi không có một mụn con. Dần dà, Trọng Cao thường kiếm cớ dằn vặt vợ. Một hôm, chỉ vì một chuyện nhỏ, Trọng Cao gây thành chuyện lớn, đánh Thị Nhi và đuổi đi. Thị Nhi bỏ nhà, lang thang đến một xứ khác và sau đó gặp Phạm Lang. Phải lòng nhau, hai người kết thành vợ chồng. Phần Trọng Cao, sau khi nguôi giận thì quá ân hận, nhưng vợ đã bỏ đi xa rồi. Cuối cùng, Trọng Cao quyết tâm đi tìm vợ về.

Ngày này qua tháng nọ, tìm mãi, hết gạo hết tiền, Trọng Cao phải làm kẻ ăn xin dọc đường. Vào đúng ngày 23 tháng Chạp, Thị Nhi đang đốt vàng mã ngoài sân, một hành khất vào ăn xin. Thị Nhi nhận ra người chồng cũ của mình, động lòng thương đem gạo ra cho. Bị Phạm Lang nghi ngờ, Thị Nhi lấy làm xấu hổ đâm đầu vào đống lửa đang đốt mã mà tự tử. Trọng Cao cảm tình ân nghĩa cũng lao vào lửa mà chết theo, Phạm lang vì mối tình thương vợ, cũng nhảy vào cùng chết.

Trên cao Ngọc Hoàng thượng đế, đã chứng kiến hết câu chuyện nên phong cho 3 người mỗi người một chức vụ khác nhau:

Phạm Lang là Thổ Công trông lo việc bếp.

Trọng Cao là Thổ Địa trông nom việc nhà.

Thị Nhi là Thổ Kỳ trong nom việc chợ búa.

Bạn có thể cúng vào ngày 22 hoặc ngày 23 đều được. Nhưng có khác nhau về cách cúng tại 2 ngày này.

Trong cuộc sống hiện đại, người dân có hai khuynh hướng về việc cúng ông Công ông Táo.

Khuynh hướng thứ nhất là quá coi trọng chuyện cúng tế mà quên rằng trong việc này, sự thành tâm mới là thước đo chứ không phải giá trị vật chất. Nhiều người làm lễ rất lớn nhưng không hề có sự thành tâm.

Khuynh hướng thứ hai là quá coi thường nghi thức thờ cúng ông Công ông Táo. Nhiều người viện lý do công việc bận rộn để cúng tế qua loa.

Theo tiến sĩ Hồng, lễ nghi, cúng tế không cần quá rườm rà nhưng phải chỉn chu và cần sự tôn kính, thành tâm.

Ngoài ra, vị chuyên gia này nhấn mạnh việc cúng ông Công ông Táo không cần quá bày biện, cầu kỳ và chi tiêu tốn kém. Điều quan trọng nhất vẫn là tấm lòng thành của gia chủ.

Lễ vật cúng ông Táo gồm: mũ ông Công ba chiếc (hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà). Chiếc mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn; mũ dành cho Táo bà thì không có cánh chuồn. Hương, đèn nến, lọ hoa tươi, đĩa ngũ quả tươi.

Tùy theo từng gia cảnh, ngoài các lễ vật chính kể trên, người ta hoặc làm mâm cỗ mặn (với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu nấm, măng…) hay lễ chay (với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc…) để tiễn Táo quân.

Trong lễ cúng ông Công ông Táo, nếu nhà bạn có ban thờ Táo quân (thường đặt gần bếp) thì thắp hương ở ban thờ này. Nếu không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở gần bếp – nơi thường xuyên nấu nướng. Bởi vì đó là nơi duy nhất trong nhà mà gia chủ có thể làm lễ và bày tỏ ước nguyện với Táo Quân trong năm sắp tới.

Những đồ vàng mã như mũ, áo, hia và một số vàng thoi bằng giấy sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo.

Việc cúng ông Công ông Táo cũng cần tuân thủ theo giờ và ngày nhất định.

Bạn chọn cúng đúng ngày 23 tháng 12 lịch âm thì:

Giờ cúng: từ lúc 9h – 23h. Đây là khoảng thời gian sớm nhất và trễ nhất phải tiến hành làm lễ. Nếu bạn bận rộn quá mức mà làm sau thời điểm 24h khuya thì đó là điều không nên.

Cúng ông Táo trước ngày 23 có được không ?

Lời khuyên đúng nhất vẫn là: Đúng ngày và đúng khoảng thời gian cho phép, chắc chắn gia đình bạn sẽ được nhiều may mắn trong năm mới.

Nếu không có cá chép sống, bạn có thể cúng cá chép tượng trưng

Sau đó bạn cũng đốt cùng với các loại vàng mã khác

Làm vậy bạn đã sai phạm khi muốn ông Táo sớm ra khỏi gia đình bạn (giống như muốn đuổi ông Táo). Sẽ dẫn đến vào thời điểm cúng giao thừa là lúc mời ông Táo trở về nhà, thì rất có thể là ngài sẽ không trở lại nhà bạn nữa đâu.

Dù vậy ở 3 miền Bắc Trung Nam, việc cúng ông Táo cũng có những khác biệt. Như ở miền Bắc, người dân còn cúng một con cá chép (hoặc 3 con) còn sống thả trong chậu nước. Nếu chọn được cá màu vàng thì càng tốt. Ngụ ý cá sẽ biến thành rồng đưa ông Táo về trời. Con cá chép này sẽ được “phóng sinh” (thả ra ao hồ hay ra sông) sau khi cúng.

Ở miền Trung, người ta cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Ở Huế và một số tỉnh lân cận, người dân vừa thờ ông Táo trên Trang Ông, vừa thờ trên bàn thờ .

Tại miền Nam, người dân thường cúng ông Công ông Táo về buổi đêm, trong khoảng thời gian từ 20h đến 23h. Người Sài Gòn quan niệm rằng vào thời điểm cuối ngày, sau khi cả gia đình đã dùng xong bữa tối, không còn nấu nướng và dùng đến bếp nữa thì mới được tiễn ông Táo lên đường gặp Ngọc Hoàng.

Cá chép theo truyền thuyết vượt vũ môn hóa rồng, rồng là biểu tượng của sự thịnh vượng. Cá chép hóa rồng tức là có được thần lực đặc biệt, do vậy có thể trở thành vật cưỡi để ông Táo cưỡi về trời. Cũng có quan niệm dân gian cho rằng cá chép vàng là loài cá tiên xưa sống trên Thiên đình, vì bị lỗi nên xuống trần gian, mỗi dịp 23 tháng Chạp chỉ được cưỡi ông Táo về trời.

Dân gian muốn chuẩn bị những gì tốt đẹp nhất cho ông Táo để ngài về trời nói những lời hay ý đẹp với Ngọc Hoàng”.

Phóng sinh cá chép ngày Tết ông Công ông Táo là nét đẹp văn hóa của người Việt Nam.

Về nguồn gốc việc cúng cá chép trong ngày này, thì cá chép là một trong 3 thứ Tam sinh, tượng trưng cho phú quý. Đồng thời, quan niệm dân gian cho rằng cá chép có thể vượt vũ môn hóa rồng, rồng có khả năng gọi mưa, rất cần cho cư dân nông nghiệp lúa nước.

Ngoài ra, trong tâm thức người Việt, “cá vượt Vũ môn” hay “cá chép hóa rồng” còn mang ý nghĩa của sự thăng hoa, biểu tượng của tinh thần vượt khó, sự kiên trì, bền chí chinh phục tri thức để đi tới thành công, biểu trưng cho nhân cách thanh cao tiềm ẩn hoặc hướng đến một kết quả tốt đẹp. Phóng sinh cá chép ngày Tết ông Công ông Táo không chỉ là một nét đẹp văn hóa, đồng thời còn thể hiện sự từ bi quý báu của người Việt Nam.

Không còn cách nào nhanh và kinh tế bằng cách này:

Bạn đang xem bài viết Cách Cúng Thần Tài Thổ Địa Ngày 23 Tháng Chạp 2022, Ban Thần Tài Có Cúng Ông Công Ông Táo Không trên website Iseeacademy.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!