Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Sửa Soạn Bàn Thờ Cúng Ngày Rằm Tháng 7 mới nhất trên website Iseeacademy.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Theo tín ngưỡng dân gian người Việt, trước khi lau dọn bàn thờ, người dọn phải tắm rửa sạch sẽ, quần áo chỉnh tề. Sau đó chuẩn bị một đĩa hoa quả, thắp một nén hương để thông việc lau dọn bàn thờ và xin phép chuyển tổ tiên, thần linh qua một bên để thực hiện công việc.
Sau khi khấn xin phép tổ tiên, thần linh, gia chủ cần chờ nén hương cháy hết thì mới tiến hành lau dọn.
Trình tự lau dọn bàn thờ
Khi lau dọn bàn thờ, gia chủ nên chọn khăn mới, chổi mới, hoặc chổi quét chuyên dùng để lau. Nước dùng để lau dọn phải ấm và sạch, không được dùng nước lạnh.
Khi lau bàn thờ, cần lau từ trên cao rồi mới xuống đến thấp. Lau bài vị tổ tiên trước rồi sau đó chuyển sang thu dọn bát hương. Dùng khăn mềm lau các bức tượng để tránh tượng bị xước hay hay màu sơn.
Đặc biệt tránh việc xê dịch các bức tượng và bát hương trong quá trình lau dọn.
Gia chủ có thể tỉa các chân hương và chỉ nên để lại 3 chiếc. Việc để quá nhiều chân hương khiến bàn thờ nhanh bụi. Chân hương tỉa ra thường đốt và tất cả tro được thả xuống sông, hồ hoặc hòa nước bón cây, không nên đổ lung tung. Khi sạch bàn thờ đã sạch bụi thì gia chủ mới tiến hành thay nước.
Sau khi lau dọn xong, thắp 3 nén hương và mời tổ tiên, thần linh về quy tụ.
Đồ thờ cúng trên bàn thờ được coi là những vật linh thiêng nhất trong nhà. Chính vì vậy, khi lau dọn bạn thờ, cần làm hết sức cẩn thận, nhẹ nhàng, từ tốn để không làm đổ vỡ bất cứ thứ gì.
Cách bài trí bàn thờ
Bàn thờ là nơi cần yên tĩnh, thanh tịnh. Tránh đặt bàn thờ ở gần lối đi lại ồn ào. Bên cạnh đó, cũng không nên đặt phòng thờ cạnh hoặc dưới phòng trẻ em, sân chơi sẽ làm mất đi sự tĩnh tại cần thiết cho không gian thờ cúng.
Không gian thờ cúng cần đảm bảo tính tôn nghiêm, trang trọng. Không nên để người ngoài bước vào nhà là nhìn thấy hết bàn thờ, bài vị và hình ảnh tổ tiên. Nếu nhà có nhiều tầng, bàn thờ nên đặt ở tầng trên cùng. Phía trên bàn thờ là nóc nhà và bầu trời, không có các phòng ốc khác đè lên.
Còn đối với nhà chung cư, nếu đặt bàn thờ và phòng khách cùng một mặt bằng thì cần có có vách ngăn hoặc tấm bình phong ngăn cách giữa không gian thờ và phòng tiếp khách. Điều này để tránh các tầm nhìn trực tiếp vào khu thờ tự.
Nơi thờ cúng cần được lau chùi sạch sẽ và thường xuyên thắp nhang. Không gian đặt bàn thờ phải đủ thông thoáng. Gia chủ không nên đặt bàn thờ quá cao hoặc quá thấp. Bàn thờ đặt quá cao gây khó khăn cho việc thờ cúng, trong khi đó bàn thờ thấp lại thiếu tính trang nghiêm. Trong trường hợp bàn thờ cao phải đảm bảo khoảng cách tới trần không quá gần, tránh quẩn khói và gây ám vàng trần.
Clip: Nguồn gốc ngày Rằm tháng Bảy. Nguồn: Youtube
Nguồn gốc của lễ Vu lan báo hiếu được xuất phát từ sự tích của Phật giáo. Theo sách Phật ghi chép lại, Đệ tử đức Phật Thích ca là Mục Kiền Liên – là đệ tử thần thong nhất với nhiều những thuật biến hóa và hoàng pháp tế độ chúng sinh.
Thương xót mẹ ở chốn địa ngục phải chịu cảnh đày ải khổ sở, đói khát. Theo lời đức Phật, Ngài đã đem hết của cải trong nhà cũng mời các vị chư tăng mười phương. Được sự giúp đỡ, đồng tâm hiệp lực của các chư tăng lập đàn cầu siêu tế độ giúp cho bà siêu thoát được.
Bởi thế cứ hễ đến ngày rằm tháng 7, người dân thường đến chùa chiền tham dự ngày lễ báo hiếu cha mẹ.
* Tít bài do Dân Việt biên tập lại. * Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo.
Sửa Soạn Sắm Lễ Cúng Ngày Rằm Tháng 7
Thông thường mâm cúng truyền thống sẽ có đầy đủ cơm, canh, thịt gà, đồ xào, đồ chiên rán, đồ luộc…Ngoài các lễ mặn cần chuẩn bị thêm tiền vàng, bộ vàng mã đốt riêng cho từng người.
Nhiều gia đình quan niệm trần sao âm vậy. Nên sắm cho ông bà, tổ tiên tất cả các vật dụng bao gồm quần áo, giày dép, đồ trang sức…Hay cả những món đồ như xe máy, ô tô, điện thoại…
Nên cúng trong khoảng thời gian này sẽ giúp cho các vong hồn có thể dễ dàng nhận được đồ cúng, thụ hưởng trước khi về địa ngục.
Trên mâm cúng chúng sinh lễ vật gồm có: một đĩa muối, gạo; 12 chén cháo loãng nhỏ; 5 loại hoa quả 5 màu; 12 cục đường thẻ; tiền vàng; quần áo chúng sinh với nhiều màu sắc (xanh lá, xanh lam, vàng, hồng…); bỏng ngô, bánh, kẹo; ngô, khoai luộc… Đặc biệt, các bạn đừng quên cúng cháo loãng vì các linh hồn này bị đầy đọa nên thực quản nhỏ hẹp không thể nuốt được thức ăn thông thường.
Cần lưu ý rằng, mâm cúng cần được bày biện cúng ngoài trời hoặc trước cửa chính ngôi nhà. Sau khi cúng xong, đem hóa hết vàng mã, tiền vàng quần áo. Muối gạo, cháo trắng được vãi ra ngoài theo quy tắc nên rải từ nhà ra đầu ngõ rồi đến đường lớn. Điều này mang ý nghĩa là để tiễn sinh linh, cô hồn đi.
Bài Khấn Và Hướng Dẫn Soạn Mâm Cúng Chúng Sinh Rằm Tháng 7 Chỉn Chu
Nếu bạn vẫn chưa biết cúng rằm tháng 7 vào ngày nào, mâm đồ lễ cúng rằm tháng 7 gồm những gì, bài văn khấn cúng rằm tháng 7 và văn khấn chúng sinh như thế nào thì chúc mừng bạn vì bài viết này sẽ cung cấp thông tin đến bạn một cách đầy đủ nhất.
Mời bạn cùng đến với bài khấn và hướng dẫn soạn mâm cúng chúng sinh rằm tháng 7 chỉn chu nhất được chia sẻ bởi các chuyên gia.
CÚNG CHÚNG SINH TRONG THÁNG CÔ HỒN LÀ GÌ?
Hàng năm, tháng 7 âm lịch được gọi là tháng cô hồn hay mở cửa mả. Trong đó, ngày rằm tháng 7 là ngày xá tội vong nhân.
Tháng này được gọi là tháng cô hồn bởi Diêm Vương mở cửa Quỷ môn quan vào ngày 2/7 hàng năm để quỷ đói trở lại trần gian và quay về vào ngày rằm. Do đó, dân ta phải sắm lễ cúng rằm tháng 7 cho những vong hồn vương vất. Tháng 7 âm lịch còn có ngày lễ Vu Lan báo hiếu, làm lễ cầu siêu cho người đã khuất. Như vậy, có hai lễ lớn trong tháng 7 âm là lễ Vu Lan và cúng cô hồn.
Theo truyền thuyết, cúng cô hồn rằm tháng 7 là để thả quỷ miệng lửa (Phóng diệm khẩu). Cúng rằm tháng 7 hay lễ Vu Lan, lễ xá tội vong nhân là một nét đẹp văn hóa của Việt Nam từ bao đời. Thường sẽ có 4 lễ: cúng Phật, cúng thần linh, cúng gia tiên, cúng cô hồn, chúng sinh.
CÚNG RẰM THÁNG 7 VÀO NGÀY NÀO VÀ NGÀY VU LAN BÁO HIẾU LÀ NGÀY BAO NHIÊU?
Tùy theo từng vùng miền và gia đình mà việc sắm lễ cúng rằm tháng 7 sẽ kéo dài trong một tháng không cụ thể ngày nào. Có nơi tổ chức cả hai lễ vào cùng ngày rằm tháng 7, người miền Bắc thường chú trọng ngày xá tội vong nhân, trong khi miền Trung và miền Nam thường thiên về lễ Vu lan.
Trong đó, cúng lễ Vu Lan ban ngày còn cúng lễ cô hồn vào chiều tối vì buổi sáng các cô hồn thường sợ ánh sáng. Dân ta quan niệm nếu tổ chức cùng lúc hai lễ thì tổ tiên sẽ không nhận được đồ cúng tế từ con cháu vì nhiều vong hồn khác cũng đi lang thang vào thời điểm ấy.
Từ những thông tin trên chúng ta có thể thấy rằng tùy theo mỗi vùng miền mà chọn ngày làm mâm cơm cúng rằm tháng 7. Chúng tôi cũng xin chia sẻ them rằng thông thường từ mùng 2 cho đến ngày 14 âm lịch cúng lễ Vu Lan, một số gia đình chọn cúng cô hồn vào ngày 15 âm.
Mâm cỗ cúng rằm tháng 7 để cúng thần linh, tổ tiên ở trong nhà, còn mâm cỗ cúng chúng sinh đặt ở ngoài đường, trước nhà, ngã ba đường để cúng cô hồn vương vất, không nơi nương tựa, đói ăn, không được để mâm cỗ trong nhà để tránh vong hồn theo vào.
NÊN CÚNG CHÚNG SINH RẰM THÁNG 7 VÀO GIỜ NÀO?
Các chuyên gia chia sẻ rằng cúng cô hồn không nên cúng ban ngày vì mặt trời rất mạnh còn các cô hồn rất yếu, nên cúng tầm chiều tối, nhưng cần trước 12h đêm ngày 15 âm lịch. Còn lễ Vu Lan thì thực hiện vào ban ngày.
Với lễ cúng Phật thường cho những gia đình theo đạo Phật sẽ trình cúng, những gia đình không có điều kiện có thể lên chùa, ở nhà cúng gia tiên và cúng cô hồn. Tùy theo điều kiện mỗi gia đình mà sắm lễ, không có quy định cụ thể về đồ lễ cúng rằm tháng 7 tại nhà.
Nếu gia đình bạn cúng mùng 1 tháng 7 âm mà không kèm với cúng cô hồn thì sắm lễ như cúng mùng 1 hàng tháng như bình thường gồm hương hoa, trầu, rượu, nước. Tham khảo văn khấn mùng 1 thổ công, gia tiên hàng tháng chuẩn.
1, Mâm cúng Phật là các món chay
– Xôi đỗ xanh/ xôi gấc/ xôi vò
– Gà chay
– Nem chay rán
– Giò lụa chay
– Đậu đũa luộc
– Canh nấm/ Canh rau củ chay
– Gỏi/ Nộm chay
2, Mâm cơm cúng gia tiên, thần linh rằm tháng 7
– Gà luộc
– Xôi trắng
– Chả giò rế
– Giò lụa
– Miến gà
– Canh sườn bí đao
3, Sắm lễ cúng chúng sinh ngày rằm tháng 7
Cách bày mâm lễ cúng chúng sinh gồm những gì? Sắm lễ cúng chúng sinh sẽ bao gồm:
– Muối gạo (1 đĩa sẽ được rắc ra vỉa hè hoặc sân nhà về bốn phương tám hướng sau khi cúng xong)
– Cháo trắng nấu loãng (12 chén nhỏ)
– Hoa quả (5 loại 5 mầu)
– 12 cục đường thẻ
– Quần áo chúng sinh với nhiều màu sắc (xanh lam, xanh lá mạ, vàng, hồng…)
– Các loại bỏng ngô, bánh, kẹo
– Tiền vàng. Vàng mã cúng rằm tháng 7 gồm những gì? Bao gồm tiền thật các loại mệnh giá và tiền vàng mã.
– Nước : 3 chun (hay 3 ly nhỏ ), 3 cây nhang , 2 ngọn nến nhỏ,…
Cách cúng cầu siêu tại nhà, bày mâm cúng cô hồn là rải tiền vàng trên mâm theo 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi hướng 3-5-7 cây hương. Sau khi hoàn thành bài cúng chúng sinh rằm tháng 7 ngoài trời và lời khấn cúng cô hồn, gia chủ cần làm nghi lễ mời cô hồn đi như sau:
+ Vãi gạo, muối ra đường và đốt vàng mã.
+ Tục giật cô hồn tức người sống giành giật mâm cúng, tiền cúng, càng đông người sống giành giật càng mua chuộc được các cô hồn không đến quấy phá. Đồ cúng cô hồn có ăn được không? Người ngoài hoàn toàn có thể ăn được đồ cúng cô hồn theo tục lệ giành giật mâm cúng.
NHỮNG ĐIỀU NÊN LÀM VÀ KHÔNG NÊN LÀM TRONG THÁNG CÔ HỒN
1, Những điều kiêng kỵ trong tháng cô hồn
– Không cúng chúng sinh món mặn sẽ khơi dậy tham, sân, si của vong hồn, khó siêu thoát, chỉ cúng món ăn chay. Nếu bạn chưa kịp thắp nhang khấn vái mà có người tranh giật đồ cúng thì lập tức buông thả ra, vì giật lại sẽ gặp điều không may.
– Không đốt vàng mã trước cửa nhà tùy ý sẽ có thể thu hút các vong đến.
– Sau khi đọc bài khấn chúng sinh và làm lễ xong, không để gạo muối rơi vãi trong nhà để tránh vong nhặt đi vào nhà.
– Không nên treo chuông gió vào những ngày này vì tiếng kêu có thể chiêu gọi ma quỷ đến.
– Không nhặt tiền rơi trên đường vì đó có thể là tiền cúng cô hồn.
– Một trong những việc không nên làm trong tháng cô hồn là không để trẻ chơi đùa xung quanh khi làm lễ vì ảnh hưởng đến lễ cúng và trẻ nào yếu bóng vía có thể bị cô hồn trêu. Phụ nữ mang thai và người già cũng không nên ở đó lúc làm lễ.
– Người dân quan niệm trong tháng 7 âm không nên mua xe cộ, tài sản lớn, không nhập trạch, chuyển nhà mới, văn phòng, khởi sự những điều mới. Nếu vẫn bắt buộc phải làm thì cần làm lễ cúng tỉ mỉ.
2, Những việc nên làm trong tháng cô hồn
Bạn có thể lên chùa dâng hương, cầu siêu cho cha mẹ, gia tiên hoặc mong Đức Phật che chở cho cha mẹ và gia đình. Nếu không, bạn có thể làm lễ tại gia miễn là lòng thành tâm.
Bên cạnh lễ Vu Lan và lễ cúng chúng sinh, gia chủ có thể làm thêm lễ siêu độ thai nhi nếu đã từng sẩy hoặc phá thai, lễ sám hối nghiệp chướng bản thân, lễ phóng sinh để cứu rỗi sinh mệnh. Những lễ này nên được người có am hiểu chỉ dẫn.
Mọi chi tiết xin liên hệ: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG SƠN HÀ (SHAC)Trụ sở chính: Số 318 – 319 HK3 đường World Bank, Lê Chân, Hải Phòng
Điện thoại: 0225 2222 555
Hotline: 0906 222 555
Email: sonha@shac.vn
Văn phòng đại diện
Tại Hà Nội: Số 4/172, Ngọc Hồi, Huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội
Tại Quảng Ninh: Số 289 P. Giếng Đáy, TP. Hạ Long, Tỉnh. Quảng Ninh
Tại Đà Nẵng: Số 51m đường Nguyễn Chí Thanh, P. Thạch Thang. Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Tại Sài Gòn: Số 45 Đường 17 khu B, An Phú, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh
Xưởng nội thất: Số 45 Thống Trực, Nam Sơn. Kiến An, TP. Hải Phòng
TRA CỨU PHONG THỦY
PHẦN MỀM DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH
Tại Sao Thường Cúng Rằm Tháng 7 Trước Ngày 15 Cách Sắm Lễ Cúng Rằm Tháng 7
Tại sao thường cúng rằm tháng 7 trước ngày 15 Cách sắm lễ cúng rằm tháng 7
Tại sao thường cúng rằm tháng 7 trước ngày 15
Văn cúng Rằm tháng Bảy Cách làm mâm cơm cúng rằm tháng 7 Những điều kiêng kỵ và nên làm trong tháng Cô hồn
Rằm tháng 7 âm lịch hàng năm được gọi là ngày lễ Vu Lan (báo hiếu). Rằm tháng 7 âm lịch cũng lại là ngày lễ cúng cô hồn hoặc còn gọi là ngày xá tội vong nhân.
Tuy nhiên, chúng ta cần đặc biệt lưu ý là: Lễ Vu Lan và lễ cúng cô hồn là hai lễ cúng hoàn toàn khác nhau. Một đằng là để cầu siêu cho cha mẹ và ông bà bảy đời, một đằng là để bố thí cho những vong hồn không ai thờ cúng. Một đằng là báo hiếu, một đằng là làm phúc. Do hai lễ đó trùng trong ngày rằm tháng 7 nên nhiều người lầm tưởng rằng hai lễ đó là một.
Thực tế cho thấy, vào dịp rằm tháng 7, chúng ta thường cúng trước ngày 15 và hóa vàng mã cũng trước ngày này. Nguyên nhân vì đâu có hiện tượng này?
Qua tham khảo ý kiến của một số nhà tâm linh, tính từ ngày 2-14/7 âm lịch là các ngày “mở cửa địa ngục”, các cô hồn được xá tội, thoát về dương thế, vảng vất khắp nhân gian. Vì tin là ngày mở cửa ngục ân xá cho vong linh nên dân gian sắm cỗ cúng các vong linh không nhà cửa không nơi nương tựa để được bình an, ma quỷ không quấy phá.
Ở miền Bắc cúng thổ công, gia tiên, ông bà, mọi người thường cúng trước ngày rằm tháng Bảy.
Đúng ngày rằm tháng Bảy, Phật tổ xá tội vong nhân trong vòng 1 ngày, mọi linh hồn kể cả tội lỗi, quỷ dữ dạ xoa đều được tự do, vì vậy nên nếu cúng các cụ đúng ngày này thì sợ bị những linh hồn này phá phách, rước thêm âm binh và cô hồn vào trong nhà mình cho dù ta đã cúng cháo cho họ, vậy nên các cụ có thể không nhận được gì con cháu cúng tế.
Thế nên thường cúng trước ngày rằm là hợp lẽ.
Cũng theo quan niệm dân gian thì vào ngày rằm tháng 7 sẽ có rất nhiều vong hồn được “thả” đi lang thang nên nếu ta hóa vàng mã vào ngày này thì sẽ bị cướp, giật mất người thân khó nhận. Do vậy trên quần áo, đồ đạc hàng mã thường sẽ ghi rõ tên người nhận, khi cúng cũng đọc rõ tên và xin phép các thần linh thổ địa cho phép vong vào nhận đồ, cúng trước và hóa trước để người thân dễ nhận được.
Nhiều người có câu hỏi là cúng rằm tháng 7- cúng cô hồn vào giờ nào thì hợp lý, các nhà tâm linh cho rằng, lễ Vu Lan cầu siêu, báo hiếu tổ tiên nên thực hiện ban ngày. Còn lễ cúng bố thí cho các cô hồn khi tại thế thất cơ lỡ vận, không nơi nương tựa và chịu nhiều oan trái trong xã hội… nên cúng vào buổi chiều tối. Điều cần đặc biệt lưu ý là mâm lễ cúng cô hồn nên đặt ngoài sân, không đặt ngoài bậu cửa, không quy định hướng lễ.
Cách sắm lễ cúng rằm tháng 7
Rằm tháng 7 hàng năm, các gia đình thường thắp hương để tưởng nhớ đến những người thân thiết và những vong hồn chưa được siêu thoát. Theo giáo lý nhà Phật, cúng rằm tháng bảy hay còn gọi cúng Tết Trung Nguyên, cúng Vu Lan báo hiếu. Việc cúng rằm tháng 7, có thể đến chùa, có thể cúng tại nhà, bao gồm các lễ: cúng Phật, cúng thần linh và gia tiên, cúng cô hồn.
1. Cúng Phật
Vị trí đặt lễ: Lễ cúng Phật được đặt ở nơi cao nhất.
Hoa tươi lễ Phật là: Hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu… Không dùng các loại hoa tạp, hoa dại khi cúng rằm tháng 7.
Mâm cỗ cúng chuẩn bị như sau: Sắp một mâm cơm chay hoặc đơn giản hơn là mâm ngũ quả để cúng Phật rồi thụ lộc tại nhà.
Cách khấn vái: Khi cúng, tốt nhất là đọc một khóa kinh – kinh Vu Lan – để hiểu rõ về ngày này, hồi hướng công đức cho những người thân trong quá khứ được siêu sinh. Sau khi cúi đầu lạy Phật, dâng lễ, tạ ơn, cầu xin và hứa nguyện, bạn có thể tụng kinh niệm Phật. Nếu chưa biết tụng kinh niệm Phật thì đọc bài kinh Vu Lan được bán rất nhiều hiện nay tại các chùa.
2. Cúng thần linh và gia tiên
Vị trí đặt lễ: Lễ cúng thần linh đặt dưới lễ cúng Phật và trên Lễ cúng gia tiên.
Mâm cỗ cúng thần linh bao gồm: Theo tục lệ của người Việt, lễ cúng thần linh thường cúng gà trống để nguyên con và xôi (hoặc bánh chưng bóc hết lá nhưng không cắt thành miếng), lễ đầy đủ phải có thêm rượu, trái cây và bình hoa.
Mâm cỗ cúng gia tiên bao gồm: Lễ cúng gia tiên nên có một mâm cơm, có thể là món mặn, có thể là món chay tùy vào hoàn cảnh và căn cơ của người đang sống. Trên mâm cúng gia tiên bày một mâm cỗ mặn (thường có xôi gấc, gà luộc, các món xào, canh), tiền vàng và cả những vật dụng dành cho người cõi âm làm bằng giấy tượng trưng từ những vật truyền thống (giống như đồ thật) như quần áo, giày dép, áo bào, cung điện, ngựa, các vật dụng trang sức… để cho người cõi Âm có được một cuộc sống tiện nghi giống như người Dương trần.
3. Cúng chúng sinh
Vị trí đặt lễ: Lễ cúng chúng sinh nên cúng ngoài trời, hoặc trước cửa chính ngôi nhà.
Chuẩn bị mâm cỗ cúng bao gồm:
Tiền vàng từ 15 lễ trở lên, quần áo chúng sinh từ 20 đến 50 bộ
Tiền chúng sinh (tiền trinh), hoa, quả 5 loại 5 mầu (ngũ sắc)
Bỏng ngô, khoai lang luộc, ngô luộc, sắn luộc
Kẹo bánh, tiền mặt (tiền thật, các loại mệnh giá)
Nếu cúng thêm cháo thì thêm mâm gạo muối (5 bát, 5 đôi đũa hoặc thìa)
Chú ý: Không cúng xôi, gà. Khi rải tiền vàng ra mâm, để 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi hướng từ 3-5-7 cây hương, bày lễ và cúng ngoài trời.
Nếu không muốn cúng chúng sinh tại nhà (nhiều gia đình có quan niệm mời cô hồn về nhà cúng chúng sinh nhưng khi xong không biết cách mời đi nên cô hồn vẫn luẩn quẩn trong nhà quấy quả gia chủ) thì có thể cúng tại chùa, tất cả các chùa dịp này đều làm lễ cúng chúng sinh. Gia chủ có thể khấn nôm theo tâm nguyện và rải lòng thương của mình đối với các cô hồn, mong linh hồn giải thoát khỏi những bám víu trần thế đau khổ, chỉ đường đến các chùa to miếu lớn để được nương tựa ánh sáng từ bi vô lượng nơi cửa chùa.
Bạn đang xem bài viết Cách Sửa Soạn Bàn Thờ Cúng Ngày Rằm Tháng 7 trên website Iseeacademy.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!