Xem Nhiều 3/2023 #️ Cách Thức Thờ Phật &Amp; Thờ Gia Tiên # Top 12 Trend | Iseeacademy.com

Xem Nhiều 3/2023 # Cách Thức Thờ Phật &Amp; Thờ Gia Tiên # Top 12 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Thức Thờ Phật &Amp; Thờ Gia Tiên mới nhất trên website Iseeacademy.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

HỎI: Gia đình tôi lập bàn thờ cha mẹ đã lâu rồi từ khi cha mẹ mất đi. Nhưng vừa rồi căn nhà đó đã bán và bàn thờ ấy dời về nhà em tôi, nay tôi đã mua được nhà mới và muốn thờ cha mẹ tại nhà riêng của mình thì có phải xem ngày giờ để lập bàn thờ hay lúc nào thuận tiện thì để hình lên bàn thờ? Cách thức thế nào, mong quý báo chỉ dẫn. Bàn thờ cha mẹ tôi đặt phía dưới bàn thờ Phật (cùng nhìn về một hướng) có được không?

Chúng tôi chưa có điều kiện thờ tượng Phật, vậy có thể thỉnh tranh Phật Bà Quan Âm về thờ để hàng ngày tụng kinh niệm Phật được không? Có thể lập bàn thờ Phật cạnh bàn thờ gia tiên? Và có phải mời thầy về làm lễ an vị Phật thì sự thờ tự mới linh nghiệm?

(MỸ KHÁNH, mykhanh@sapharco.com; THÀNH LỄ, thanhle_vunga@yahoo.com)

ĐÁP:

Bạn Mỹ Khánh và Thành Lễ thân mến!

Bàn thờ Phật và bàn thờ gia tiên là không gian tâm linh không thể thiếu trong mỗi gia đình Phật tử Việt. Tùy vào hoàn cảnh và điều kiện của mỗi nhà mà chúng ta có thể thiết trí bàn thờ Phật và bàn thờ gia tiên cho thích hợp. “Tiền Phật hậu linh” là bàn thờ Phật đặt phía trước cao hơn và bàn thờ gia tiên đặt kế sau, thấp hơn bàn thờ Phật. Những gia đình có phòng thờ lớn, rộng rãi thường chọn cách thờ tự này. “Thượng Phật hạ linh” là bàn thờ Phật ở phía trên (dạng kệ gắn sát tường), bàn thờ gia tiên ở phía dưới. Cách thờ này dành cho các phòng thờ nhỏ, bàn thờ giản đơn. Ngoài ra, còn có một số cách thờ tự khác nữa nhưng nói chung, bàn thờ Phật bao giờ cũng phải cao hơn bàn thờ gia tiên để thể hiện lòng tôn kính Tam bảo.

Một trong những biến cách của “Thượng Phật , hạ linh”

Về cách thức thờ Phật, thờ tượng Phật (chất liệu gỗ, gốm, thạch cao, đá…) hay tranh ảnh Phật (in, chụp, vẽ, thêu…) với hình thức tượng đứng hay ngồi đều được. Quan trọng là hình ảnh Phật phải đẹp đẽ và đầy đủ các hảo tướng. Thờ vị Phật hay Bồ tát nào là do nhân duyên của mỗi người, có thể thờ Phật Thích Ca, Phật A Di Đà, Bồ-tát Quán Thế Âm… Bàn thờ Phật phải đủ rộng để có thể tôn trí tượng Phật, bài trí lư hương, chén nước, bình hoa, dĩa quả và luôn sạch sẽ, trang nghiêm.

Bàn thờ gia tiên có thể bài trí di ảnh của những người mất (hay linh vị cửu huyền thất tổ nói chung) cùng lư hương, chén nước, hoa quả và đủ rộng để dọn một mâm cơm cúng ông bà cha mẹ khi kỵ giỗ. Lúc dọn về nhà mới thì nhanh chóng bài trí bàn thờ để hương khói phụng thờ tổ tiên mà không cần phải xem ngày giờ. Riêng bàn thờ Phật, sau khi chúng ta thỉnh Phật về tôn trí tại tư gia, nếu hội đủ duyên lành nên thỉnh ít nhất một vị thầy về nhà làm lễ an vị đồng thời cầu an cho gia đạo. Tuy vậy, khi chưa thỉnh được thầy về an vị Phật cho gia đình thì quý vị Phật tử vẫn có thể lễ bái, tụng niệm trước bàn thờ Phật bình thường.

Nguồn: giacngo.vn

Cách Thức Thờ Phật, Lạy Phật, Cúng Phật

Lạy 3 lạy là đúng nhất. Đó là lễ lạy Tam bảo tức Phật bảo, Pháp bảo, và Tăng bảo. Nhưng thật ra, vì lòng thành kính đối với Phật, ta có thể lạy bao nhiêu cũng được để tỏ lòng tôn kính và xả bỏ tâm cống cao ngã mạn. Nhưng với người bệnh hoạn, hoặc già yếu không lạy được đúng phép thì cũng không có tội, miễn sao giữ tâm thành kính hướng về Phật là tốt.

1. Ý nghĩa thờ Phật là gì?

– Chúng ta thờ Phật để tỏ lòng biết ơn và đền ơn Ngài đã dấn thân đóng góp không biết mệt mỏi nhàm chán, để từng bước dìu dắt mọi người tiến quả giác ngộ giải thoát hoàn toàn.

– Thờ Phật để được học hỏi tấm gương sáng của Ngài qua các đức tính từ bi hỷ xả, trí tuệ thông suốt nhờ tâm thanh tịnh sáng suốt. Từ đó nhắc nhở chúng ta làm các việc thiện ích, và không làm các việc sai trái xấu ác.

2. Ý nghĩa lạy Phật là gì?

Ngày xưa khi đức Phật còn sống, các đệ tử thường cúi xuống hôn chân Phật và đặt trán mình lên đó để tỏ lòng tôn kính và biết ơn. Ngày nay chúng ta thờ hình tượng đức Phật, lễ lạy bằng cách năm vóc toàn thân đầu mình tay chân chạm sát đất để tỏ lòng tôn kính.

3. Ý nghĩa cúng Phật là gì?

Ngày xưa, các thí chủ cúng dường đức Phật và tăng đoàn để tỏ lòng tôn kính biết ơn và duy trì nếp sống thiền môn. Ngày nay chúng ta vẫn cúng dường như thế để duy trì ngôi Tam bảo mà có nơi nương tựa để tu học.

4. Chúng ta phải thờ vị Phật nào?

Trước tiên là phải thờ đức Phật Thích Ca Mâu Ni vì Ngài là người đã khai sáng ra đạo Phật có lịch sử rõ ràng. Song bên cạnh đó chúng ta có thể thờ thêm hai bên các vị Bồ Tát như Bồ Tát Văn Thù, Bồ Tát Phổ Hiền, Bồ Tát Quán Thế Âm và Bồ Tát Đại Thế Chí. Tuy nhiên tùy sở thích của mỗi người mà chúng ta có thể thờ một vị Phật khác như Phật Dược Sư, Phật A Di Đà .v.v… Nhưng chính yếu vẫn là thờ đức Phật Thích Ca Mâu Ni vì Ngài đã xuất hiện nơi thế gian bằng xương bằng thịt, còn các vị Phật khác Ngài nói lại trong các bản Kinh.

5. Lạy Phật mấy lạy là đúng? Tại sao?

Lạy 3 lạy là đúng nhất. Đó là lễ lạy Tam bảo tức Phật bảo, Pháp bảo, và Tăng bảo. Nhưng thật ra, vì lòng thành kính đối với Phật, ta có thể lạy bao nhiêu cũng được để tỏ lòng tôn kính và xả bỏ tâm cống cao ngã mạn. Nhưng với người bệnh hoạn, hoặc già yếu không lạy được đúng phép thì cũng không có tội, miễn sao giữ tâm thành kính hướng về Phật là tốt.

6. Chúng ta nên cúng Phật món gì?

– Đúng phép là cúng Phật năm món: Hoa, đèn, hương, trái cây, nước trong.

– Nhưng với lòng tôn kính và biết ơn, chúng ta có thể cúng những món mà ta nấu nướng thanh tịnh, như: Cháo, chè, bánh, cơm chay v.v…

7. Gia đình nghèo không đủ tiền mua hoa và trái cây thì sao?

Đã nói là cúng dường với tấm lòng thành của mình, nếu có cũng tốt không có cũng không sao cả. Tấm lòng tôn kính và biết ơn mà cố gắng học hỏi và tu sửa mới thật là quý giá.

Thích Đạt Ma Phổ Giác

Chuyên Gia Phong Thủy Tư Vấn Cách Thức Thờ Cúng Tượng Phật Quan Âm

Đối với nhiều phật tử chân chính có mong muốn thỉnh tượng phật quan âm về thờ tuy nhiên vì một số lý do mà họ không thể mua được tượng phật mà phải thờ bằng trang anh. Tuy nhiên dù thờ tượng phật bằng chất liệu gì đi chăng nữa thì cách đặt và bày trí bàn thờ Phật luôn được xem trọng. Vậy muốn mang lại vận may và sự an lành cho mình thì cách sắp xếp như nào là thích hợp nhất?

Về cách thức thờ Phật, thờ tượng Phật với các chất liệu gỗ, gốm, thạch cao, đá… hay tranh ảnh Phật (những hình in, chụp, vẽ, thêu…) với hình thức tượng đứng hoặc ngồi đều như nhau. Quan trọng là hình ảnh Phật phải đẹp đẽ và đầy đủ những hảo tướng. Thờ vị Phật hay Bồ tát nào là do nhân duyên của từng người, có thể thờ Phật Thích Ca, Phật A Di Đà, hay Bồ – tát Quan Thế Âm… Bàn thờ Phật cần phải đủ rộng để có thể tôn trí tượng Phật, bài trí lư hương, chén nước, bình hoa, đĩa quả và luôn sạch sẽ và thật trang nghiêm. Riêng bàn thờ Phật tại gia, sau khi gia chủ thỉnh Phật về tôn trí tại tư gia, nếu hội đủ duyên lành cần thỉnh ít nhất 1 vị thầy về nhà làm lễ an vị đồng thời cầu an cho cả gia đạo. Tuy nhiên, khi chưa thỉnh được thầy về an vị Phật cho gia đình thì các vị Phật tử vẫn có thể lễ bái, tụng niệm trước bàn thờ Phật một cách bình thường.

Cách bày trí bàn thờ Phật bà Quan Âm tại gia

Sở dĩ như vậy, bởi nếu trong nhà hàng, cửa hàng ăn uống thờ Quan Âm sẽ không thích hợp bởi vì Quan Âm vốn thanh tịnh, tinh khiết và họ ăn chay. Khi dâng đồ cúng Quan Âm thường chỉ cần hoa tươi và đĩa hoa quả, không được cúng đồ ăn mặn. Đối với hướng đặt tượng Quan Âm thì gia chủ phải tránh tuyệt đối không được quay tượng Quan Âm vào những hướng, đó là các hướng như: nhà vệ sinh, cửa phòng ngủ, bàn ăn, bởi vì những hướng này thường không được thanh tịnh.

Trong khi gia chủ thờ Tam thế Phật, phải sắp đặt chung 1 bàn. Nếu tượng lồng kính thì cần phải đặt ngay thẳng, không được cái cao, cái thấp, cũng không được phép cái to, cái bé; còn với tượng gỗ, tượng đồng, tượng sành, khi đó để ngang hàng đồng bậc, không nên để tầng trên và cấp dưới.

Sau khi mua tượng Phật, gia chủ tuyệt đối không được khóa trong két bạc hay cất trong tủ kín giống các đồ quý khác ví dụ như vàng, bạc, đá quý… Hành động đó được coi là bất kính nhất đối với tượng Phật. Nếu gia chủ để tượng trong két bạc còn khiến cho nhà xảy ra rất nhiều chuyện khôn may và nhất là trẻ em hay bị ốm.

Hãy tìm hiểu thật kỹ thông tin trước khi thỉnh tượng phật quan âm về thờ để mang lại may mắn và tài lộc.

Nghi Thức An Vị Tượng Phật

Chuẩn bị:

Bàn thờ dâng cúng: Hoa, quả, đèn, hương, 3 chén nước trong, 3 bát cơm trắng (lục cúng);

Làm sái tịnh: chuẩn bị 1 ly nước lọc và cành hoa nhỏ để trên bàn thờ;

Có ban thờ gia tiên thì cúng gia tiên: hoa, quả, đèn và mâm cơm chay;

Đứng trước bàn phật và chư tăng trình bạch

NAM MÔ PHẬT BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI

Ngưỡng bái bạch chư tôn thiền đức Tăng (Ni), toàn thể gia quyến chúng con hôm nay có duyên sự xin đầu thành đảnh lễ tác bạch

(lễ 1 lễ, đứng lên xá rồi quỳ xuống đọc).

Kính bạch chư tôn thiền đức Tăng (Ni) chúng con tên là ……. (tên tuổi từng người trong gia đình, pháp danh-nếu có), gia đình chúng con vừa tái thiết xây dựng ngôi nhà mới được hoàn thành, lòng chúng con vui sướng xin được phép trụ về nhà mới (đoạn chữ nghiêng cho nhà mới xây-sửa xong).

Hôm nay ngày ……. chúng con cung thỉnh tôn tượng kim thân Phật (Bồ-tát) ………. về thờ tại tư gia, để hằng ngày được chiêm ngưỡng lễ lạy cúng dường và học theo công hạnh từ bi hỷ xả cùng với đức tính vô ngã, vị tha của Ngài. Trước khung cảnh trang nghiêm thanh tịnh này, chúng con thành tâm sắm sửa: Hương, hoa, quả phẩm vật dâng lên cúng dường Tam Bảo khắp mười phương.

Cúi mong chư tôn thiền đức Tăng (Ni) từ bi hứa khả.

Nam-mô Phật bổn sư Thích Ca Mâu Ni.

(chờ chư tăng đáp từ, xong đọc tiếp)

Nam-mô Phật bổn sư Thích Ca Mâu Ni.

Chúng con đã được chư tôn thiền đức Tăng (Ni) hứa khả cho rồi, chúng con xin đầu thành đảnh lễ.

Nam-mô Phật bổn sư Thích Ca Mâu Ni. (lễ 3 lễ)

THÍCH ĐẠT MA PHỔ GIÁC (biên soạn)

NGUYỆN HƯƠNG

Chúng con….

Đốt nén tâm hương nguyện chí thành,

Nhất tâm cung kính Phật Bồ-tát,

Nguyện cầu Tam bảo thường gia hộ,

Hạnh phúc bình an khắp muôn loài.

Nam-mô Bồ-tát hương cúng dường ( 3 lần)

CA NGỢI TAM BẢO

Phật là đấng giác ngộ mình,

Độ người thoát khỏi, tử sinh bao đời.

Từ bi, trí tuệ rạng ngời,

Là thầy ba cõi, trời người xưa nay.(O)

Pháp là phương thuốc diệu thay,

Chữa lành bệnh khổ, muôn loài chúng sinh. Như vầng trăng sáng lung linh,

Soi đường ra khỏi, u minh mê mờ.(O)

Tăng là những bậc chân tu,

Biết đời huyễn mộng, giã từ ra đi.

Thấm nhuần trí tuệ, từ bi,

Độ đời thoát khỏi tham si…. khổ sầu.(O) Nam mô hoan hỷ tạng Bồ-tát. (3 lần)(OOO)

TÁN DƯƠNG GIÁO PHÁP

Pháp Phật sâu mầu chẳng gì hơn Trăm ngàn muôn kiếp khó được gặp Nay con nghe thấy xin trì tụng Nguyện hiểu chân kinh nghĩa nhiệm mầu. Nam mô khai pháp tạng Bồ-tát. (3 lần)

TÁN PHẬT

Đại từ, đại bi thương chúng sinh,

Đại hỷ, đại xả, cứu muôn loài.

Tướng đẹp sáng ngời dùng trang nghiêm

Chúng con chí tâm thành đảnh lễ.

Nhất tâm đảnh lễ: Tất cả chư Phật ba đời thường trú trong mười phương

Nhất tâm đảnh lễ: Tất cả Chánh pháp ba đời thường trú trong mười phương.

Nhất tâm đảnh lễ tất cả Tăng bậc hiền Thánh ba đời thường trú trong mười phương.

SÁI TỊNH Quỳ xuống, để ly nước có cành hoa vào lòng bàn tay trái, tay phải bắt ấn Cam lồ-đầu ngón cái và đầu ngón áp út chạm vào nhau, 3 ngón còn lại đưa thẳng ra; đọc bài kệ Sái Tịnh.

Phù thử thủy giả, Bát công đức thủy tự thiên chơn Tiên tẩy chúng sinh nghiệp cấu trần,

Biến nhập Tỳ Lô Hoa tạng giới,

Cá trung vô xứ bất siêu luân.

Thủy bất tẩy thủy, diệu cực pháp thân.

Trần bất nhiễm trần, phản tác tự kỷ.

Quyên trừ nội ngoại, đãn địch đàn tràng.

Sái khô mộc nhi tác dương xuân,

Khiết uế ban nhi thành tịnh độ.

Sở vị đạo nội, ngoại trung gian vô trược uế Thánh, phàm, u, hiển tổng thanh lương.

Bồ Tát liễu đầu cam lồ thuỷ.

Năng linh nhất đích biến thập phương.

Tinh chuyên cấu uế tận quyên trừ.

Linh thử gia đường tất thanh tịnh.

Nam-mô Thanh lương địa Bồ-tát (3 lần).

Vừa đọc, vừa đứng lên rẩy nước nơi ban thờ và tiếp tục đọc bài. NGUYỆN CẦU AN LÀNH

Nguyện ngày an lành, đêm an lành, Đêm ngày sáu thời, đều an lành, Nguyện đức Từ Bi, thường gia hộ.

Hết thảy sáu thời, đều an lành.

Nguyện ngày an lành, đêm an lành,

Đêm ngày sáu thời, đều an lành,

Nguyện chư Tam Bảo, thường gia hộ.

Hết thảy sáu thời, đều an lành.

Nguyện ngày an lành, đêm an lành,

Đêm ngày sáu thời, đều an lành,

Hết thảy sáu thời, đều an lành.

Nam-mô Tiêu tai giáng cát tường Bồ-tát.

CÚNG PHẬT

Nam-mô Phật Bảo thường ở khắp mười phương

Nam-mô Pháp Bảo thường ở khắp mười phương

Nam-mô Tăng Bảo thường ở khắp mười phương

Nam-mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Nam-mô Thế giới Cực Lạc Phật A Di Đà Nam-mô Vị lai giáng sinh Phật Di Lặc Tôn Nam-mô mười phương ba đời tất cả chư Phật Nam-mô Bồ-tát Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Nam-mô Bồ-tát Đại Hạnh Phổ Hiền.

Nam-mô Bồ-tát Đại Bi Quán Thế Âm. Nam-mô Bồ-tát Đại Thế Chí.

Nam-mô Bồ-tát Địa Tạng Vương.

Nam-mô chư Bồ-tát lớn thường hộ pháp. Nam-mô chư Bồ-tát Thánh chúng ở Già-lam. Nam-mô Sứ Giả Giám Trai.

Nam-mô Thập Điện Minh Vương.

Nam-mô Lịch Đại Tổ Sư.

Nam-mô chư Phật Bồ-tát trên hội Đạo tràng. (đánh chuông)

Hương vị thức ăn này.

Trước cúng mười phương Phật.

Kế dâng chư Hiền Thánh.

Sau ban khắp lục đạo.

Bình đẳng không sai khác.

Tùy nguyện được sung mãn.

Khiến người thí hôm nay.

Được đến bờ rốt ráo.

Ba đức cùng sáu vị.

Cúng Phật và chư Tăng.

Hữu tình khắp pháp giới.

Hết thảy đồng cúng dường. (đánh chuông) Nay con dâng hương vị cam lồ.

Lượng sánh Tu-di chẳng gì hơn.

Sắc hương mỹ vị khắp hư không Cúi mong thương xót mà nạp thọ Nam-mô Bồ-tát Phổ Cúng Dường.

Cúng Phật đã xong, nguyện cho chúng sinh, việc làm đều được đầy đủ Phật pháp.

SÁM MƯỜI NGUYỆN

Một nguyền kính lễ Như Lai.

Hai nguyền xưng tán công dày Thế Tôn.

Ba nguyền tu phước cúng dường.

Bốn nguyền sám hối tiêu tan nghiệp trần.

Năm nguyền vui vẻ an lành.

Sáu nguyền thỉnh chuyển pháp luân độ người. Bảy nguyền thỉnh Phật ở đời.

Tám nguyền học Phật sáng ngời tâm linh. Chín nguyền hằng thuận chúng sinh.

Mười nguyền hồi hướng phước lành khắp nơi.

CHÍ TÂM HỒI HƯỚNG

An vị Phật (Bồ-tát) công đức khôn tính kể Thắng phước vô biên đồng hướng về Nguyện khắp pháp giới các chúng sinh Thảy đều thể nhập vô sinh nhẫn.

Nguyện tiêu ba chướng sạch phiền não Nguyện được trí tuệ thật sáng ngời Nguyện cả tội chướng thảy tiêu trừ Đời đời thường hành Bồ-tát đạo.

Nguyện đem công đức tu hành này Chan rải mười phương khắp tất cả Hết thảy chúng con cùng các loài Đồng được lên ngôi Vô Thượng Giác. Nam-mô Phật bổn sư Thích Ca Mâu Ni.

PHỤC NGUYỆN

Tất cả đệ tử chúng con thành tâm tác lễ an vị tôn tượng kim thân Phật, Bồ-tát.. ..Cúi mong Tam bảo thường ở mười phương quang giáng đạo tràng chứng minh cho lòng thành của chúng con, khiến chúng con oan khiên dứt sạch, bệnh căn thuyên giảm, gia quyến an khang, lòng tin Tam Bảo càng sâu, tâm từ đối với chúng sinh tăng trưởng.

Thứ nguyện đồng sám hối cầu siêu, hồi hướng cho các hương linh, anh linh các oan hồn uổng tử, các chiến sĩ trận vong, các anh hùng nghĩa tử được thính pháp nghe kinh, được thừa tư công đức, phát tâm tỉnh giác, lìa khổ tối tăm, khởi niệm từ bi, xa rời đường dữ, tin sâu Tam Bảo, tin cõi Phật an vui.

Khắp nguyện: Người mất siêu thăng, người còn phúc lạc, chúng sinh được thấm nhuần mưa pháp, mọi người đều chứng ngộ Phật thừa.

Nam-mô Phật bổn sư Thích Ca Mâu Ni.

ĐẢNH LỄ TAM BẢO

Con xin nương tựa Phật

Bậc phước trí vẹn toàn

Cầu tất cả chúng sinh

Giác ngộ, phát tâm lành. (một lạy)O

Con xin nương tựa Pháp

Nguồn tuệ giác Từ bi

Cầu tất cả chúng sinh

Hiểu đạo, tỏ nguồn tâm. (một lạy)

Con xin nương tựa Tăng

Đoàn thể sống an vui

Cầu tất cả chúng sinh

Hòa hợp, thương mến nhau. (một lạy)

CHÍ TÂM HỒI HƯỚNG

Chúng sinh vô biên thệ nguyện độ Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn Pháp môn vô lượng thệ nguyện học Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành. Nguyện đem công đức này Hướng về khắp tất cả Đệ tử và chúng sinh Đều trọn thành Phật đạo.

Bạn đang xem bài viết Cách Thức Thờ Phật &Amp; Thờ Gia Tiên trên website Iseeacademy.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!