Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Tụng Kinh Cầu Siêu Tại Nhà Các Phật Tử Cần Biết mới nhất trên website Iseeacademy.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Cầu siêu là một nghi thức tâm linh quan trọng, giúp hương linh thoát khỏi cảnh lang thang vất vưởng, siêu sinh Tịnh độ đồng thời cũng giúp tâm người sống thanh thản và cuộc sống an bình, suôn sẻ. Dưới đây là cách tụng kinh cầu siêu tại nhà mà các Phật tử cần biết.
Lễ cầu siêu là một nghĩa cử tốt đẹp của thế hệ con cháu, tưởng nhớ đến ân đức sinh thành dưỡng dục, của ông bà, cha mẹ, tổ tiên.
Cầu tức là cầu nguyện, siêu có nghĩa là thoát. Cầu siêu có nghĩa là cầu nguyện để ông bà cha mẹ, cửu huyền thất tổ của mình, nếu giờ này còn đang lưu lạc ở địa ngục, ngã quỷ, súc sinh thì sẽ được siêu thoát, được giải phóng khỏi cảnh giới khổ đau để sinh về cõi Tịnh độ của đức Phật A Di Đà.
Kinh điển dạy rằng, trong trạng thái trung ấm, vong linh trở nên vô cùng thông minh, hơn chín lần khi họ còn sống. Họ có nhiều năng lực thần thông như có thể đọc được tâm của người khác, biết được gia đình quyến thuộc có thực sự yêu thương hay lại vui sướng trước cái chết của họ. Vì thần thức quá linh thông, họ lại càng đau đớn khổ sở hơn khi biết rằng những người thân không thực sự quan tâm đến cảnh khổ của họ.
Nguồn gốc của nghi thức cầu siêu
Bất cứ ai là Phật tử đều đã nghe về gương hiếu hạnh của Đức Mục Kiền Liên. Trong Kinh kể rằng, vì muốn báo hiếu cha mẹ, Ngài đã dùng thần thông để soi khắp các cõi Trời, soi khắp các tầng địa ngục để tìm cha mẹ mình. Nhờ có thần thông, biết mẹ mình đang đoạ lạc, nên Ngài đến cầu xin Đức Phật tìm cách giúp Ngài cứu mẹ.Đức Phật dạy rằng, nhân dịp chư Tăng sau ba tháng an cư, tinh tiến tu tập ba phần giới, định, tuệ, tích lũy đầy đủ công đức, nên cúng dường với tâm bình đẳng, thanh tịnh để chư Tăng chú nguyện vào phẩm vật cúng dường. Đức Mục Kiền Liên làm theo lời Phật dạy và cứu được mẹ thoát tội địa ngục.
Kể từ đó bắt đầu hình thành nghi thức cầu siêu. Các Phật tử có lòng hiếu thảo, noi theo tấm gương Đại Hiếu Mục Kiền Liên và theo lời chỉ dạy của Đức Phật, có thể nguyện cầu cứu khổ cho ông bà cha mẹ, cửu huyền thất tổ của mình. Chúng ta không có thần thông, không thể biết giờ này ông bà cha mẹ, tổ tiên của chúng ta còn lưu lạc nơi đâu. Những người lúc sống biết tu tập thì được sinh về cõi Tịnh Độ, nếu làm nhiều việc thiện tạo phúc thì sinh lên cõi Trời. Còn nếu lúc sống phạm nghiệp sát sinh, vọng ngữ, uống rượu, trộm cắp v.v…thì khó có thể tránh khỏi đọa vào các cõi thấp như địa ngục, ngã quỷ, súc sinh.
Cách tụng kinh cầu siêu tại nhà các Phật tử cần biết:
Niệm hương lễ bái
(Thắp đèn đốt hương trầm xong, đứng ngay ngắn chắp tay để ngang ngực mật niệm)
Tịnh pháp – giới chơn – ngôn
Án lam xóa ha. (3 lần)
Tịnh tam – nghiệp chơn – ngôn
Án ta phạ bà phạ, truật đà ta phạ, đạt mạ ta phạ, bà phạ truật độ hám. (3 lần)
Cúng hương
(Thắp ba cây hương, quỳ ngay thẳng, cầm hương ngang trán niệm lớn bài cúng hương)
Nguyện thử diệu hương vân,
Biến mãn thập phương giới,
Cúng dường nhứt-thế Phật,
Tôn pháp chư Bồ tát,
Vô biên Thanh văn chúng,
Cập nhứt thế Thánh-Hiền,
Duyên khởi quang minh đài,
Xứng tánh tác Phật-sự,
Phổ huân chư chúng-sanh,
Giai phát Bồ-Ðề tâm,
Viễn-ly chư vọng-nghiệp,
Viên-thành vô-thượng đạo.
(Xá 3 xá rồi đọc bài kỳ nguyện)
Kỳ nguyện
Tư thời đệ-tử chúng đẳng phúng tụng kinh chú, xưng tán hồng-danh, tập thử công-đức, nguyện thập-phương thường-trú Tam-bảo, Bổn-sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật, tiếp dẫn đạo-sư A-Di-Ðà Phật, từ-bi tiếp độ hương linh….. pháp-danh….. phiền-não đoạn-diệt, nghiệp-chướng tiêu trừ, tốc xả mê đồ, siêu sanh Tịnh-độ, ngưỡng kỳ chư Phật từ-bi phóng quang tiếp độ hương-linh vãng sanh Cực-lạc quốc.
Tán phật
Pháp vương vô-thượng tôn
Tam-giới vô luân thất
Thiên nhơn chi Ðạo-sư
Tứ-sanh chi từ-phụ
Ư nhứt niệm quy-y
Năng diệt tam-kỳ nghiệp
Xưng dương nhược tán-thán
Ức kiếp mạc năng tận.
(Ðứng dậy cầm hướng lên lư rồi chắp tay đứng thẳng và niệm lớn):
Quán tưởng
Năng lễ, sở lễ tánh không tịch,
Cảm ứng đạo-giao nan tư nghì,
Ngã thử đạo tràng như Ðế-châu,
Thập phương chư Phật ảnh hiện trung,
Ngã thân ảnh hiện chư Phật tiền,
Ðầu diện tiếp túc quy mạng lễ.
– Chí tâm đảnh lễ: Nam-mô Tận hư-không, biến pháp-giới, quá, hiện, vị-lai thập-phương chư Phật, Tôn-Pháp, Hiền-Thánh Tăng, Thường-trú Tam-Bảo. (1 lạy)
– Chí tâm đảnh lễ: Nam-mô Ta-bà Giáo-chủ Bổn-sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật, Ðương-lai hạ sanh Di-Lặc Tôn Phật, Ðại-trí Văn-Thù Sư-Lợi Bồ-tát, Ðại-hạnh Phổ-Hiền Bồ-tát, Hộ-Pháp Chư-tôn Bồ-tát, Linh-sơn hội thượng Phật Bồ-tát. (1 lạy)
– Chí tâm đảnh lễ: Nam-mô Tây-phương Cực-lạc thế-giới Ðại-từ Ðại-bi A-Di-Ðà Phật, Ðại bi Quán-Thế-Âm Bồ-tát, Ðại-Thế-Chí Bồ-tát, Ðại-nguyện Ðịa-Tạng-Vương Bồ-tát, Thanh-tịnh Ðại-hải-chúng Bồ-tát. (1 lạy)
(Ðứng ngay, vô chuông mõ và đồng tụng):
Tán lư hương
Lư hương sạ nhiệt,
Pháp giới mông huân,
Chư Phật hải hội tất diêu văn,
Tùy xứ kiết tường vân,
Thành ý phương ân,
Chư Phật hiện toàn thân.
Nam-mô Hương-Vân-Cái Bồ-tát ma-ha-tát. (3 lần)
Chú đại bi
Nam-mô Ðại-Bi Hội-Thượng Phật Bồ-Tát. (3 lần)
Thiên thủ thiên nhãn vô ngại đại-bi tâm đà-la-ni.
Nam-mô hắc ra đát na, đa ra dạ da. Nam-mô a rị da, bà lô yết đế, thước bát ra da, Bồ-đề tát đỏa bà da, ma ha tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da, án, tát bàn ra phạt duệ số đát na đát tỏa. Nam-mô tất kiết lật đỏa y mông a rị da, bà lô kiết đế thất Phật ra lăng đà bà. Nam-mô na ra cẩn trì hê rị ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu thâu bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà già, ma phạt đạt đậu, đát điệt tha. Án a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê rị, ma ha bồ-đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng, cu lô cu lô kiết mông, độ lô độ lô, phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà ra đà ra, địa rị ni, thất Phật ra da, dá ra dá ra. Mạ mạ phạt ma ra, mục đế lệ, y hê y hê, thất na thất na a ra sâm Phật ra xá-lợi, phạt sa phạt sâm, Phật ra xá da, hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ-đề dạ bồ-đề dạ, bồ-đà dạ, bồ-đà dạ, di đế rị dạ, na ra cẩn trì địa rị sắc ni na, ba dạ ma na ta bà ha. Tất đà dạ ta bà ha. Ma ha tất đà dạ ta bà ha. Tất đà du nghệ thất bàn ra dạ, ta bà ha. Na ra cẩn trì ta bà ha. Ma ra na ra ta bà ha. Tất ra tăng a mục khê da, ta bà ha. Ta bà ma ha, a tất đà dạ, ta bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ, ta bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ, ta bà ha. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ, ta bà ha. Ma bà lị thắng yết ra dạ, ta bà ha. Nam-mô hắc ra đát na, đa ra dạ da.
Nam-mô a rị da, bà lô yết đế, thước bàn ra dạ, ta bà ha.
Án tất điện đô, mạn đa ra, bạt đà dạ, ta bà ha. (3 lần)
Nam-mô Bổn-sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật. (3 lần)
Khai kinh kệ
Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp,
Bá thiên vạn kiếp nan tao ngộ,
Ngã kim kiến văn đắc thọ trì,
Nguyện giải Như-Lai chơn thiệt nghĩa.
Kinh A Di Đà
NAM-MÔ LIÊN-TRÌ HẢI-HỘI PHẬT BỒ-TÁT. (3 lần)
PHẬT THUYẾT A-DI-ÐÀ KINH
Như thị ngã văn: Nhứt thời Phật tại Xá-vệ quốc, Kỳ thọ Cấp-cô-độc viên, dữ đại Tỳ-kheo tăng, thiên nhị bá ngũ thập nhơn câu, giai thị đại A-La-hán, chúng sở tri thức:
Trưởng-lão Xá-Lợi-Phất, Ma-ha Mục-kiền-liên, Ma-ha Ca-diếp, Ma-ha Ca-chiên-diên, Ma-ha Câu-hy-la, Li-bà-đa, Châu-lợi bàn-đà-dà, Nan-đà, A-Nan-đà, La-hầu-la, Kiều-phạm-ba-đề, Tân-đầu-lô-phả-la-đọa, Ca-lưu-đà-di, Ma-ha Kiếp-tân-na, Bạc-Câu-la, A-nâu-lâu-đà, như thị đẳng chư đại đệ tử, tinh chư Bồ-tát ma-ha-tát. Văn-thù Sư-lợi pháp-vương-tử, A-dật-đa Bồ-tát, Càng Ðà-ha-đề Bồ-tát, Thường-tinh-tấn Bồ-tát, dữ như thị đẳng, chư đại Bồ-tát; cập Thích-đề-hoàn nhơn đẳng, vô-lượng chư thiên, đại-chúng câu.
Nhĩ thời Phật cáo Trưởng lão Xá-Lợi-Phất: “Tùng thị Tây-phương quá thập vạn ức Phật-độ, hữu thế-giới danh viết Cực-lạc kỳ độ hữu Phật hiệu A-Di-Ðà, kim hiện tại thuyết-pháp”.
Xá-Lợi-Phất! Bỉ độ hà cố danh vi Cực-lạc? Kỳ quốc chúng-sanh vô hữu chúng khổ, đản thọ chư lạc, cố danh Cực-lạc. Hựu Xá-Lợi-Phất! Cực-lạc quốc độ, thất trùng lan thuẫn, thất trùng la-võng, thất trùng hàng thọ, giai thị tứ bảo, châu tráp vi nhiễu, thị cố bỉ quốc danh vi Cực-lạc.
Hựu Xá-Lợi-Phất! Cực-lạc quốc độ, hữu thất bảo trì, bát công-đức thủy, sung mãn kỳ trung, trì để thuần dĩ kim sa bố địa, Tứ biên giai đạo, kim ngân, lưu-ly, pha-lê hiệp thành; thượng hữu, lâu các, diệc dĩ kim, ngân, lưu-ly, pha-lê, xa-cừ, xích-châu, mã-não nhi nghiêm sức chi. Trì chung liên-hoa, đại như xa luân, thanh sắc thanh quang, huỳnh sắc huỳnh quang, xích sắc xích quang, bạch sắc bạch quang, vi diệu hương khiết.
Xá-Lợi-Phất! Cực-lạc quốc độ thành tựu như thị công đức trang nghiêm.
Hựu Xá-Lợi-Phất! Bỉ Phật quốc-độ thường tác thiên nhạc, huỳnh kim vi địa, trú dạ lục thời, vũ thiên mạn-đà-la hoa, kỳ độ chúng-sanh thường dĩ thanh đán, các dĩ y-kích thạnh chúng diệu hoa cúng dường tha phương thập vạn ức Phật, tức dĩ thực thời hườn đáo bổn quốc, phạn thực kinh hành.
Xá-Lợi-Phất! Cực-lạc quốc độ thành tựu như thị công đức trang-nghiêm.
Phục thứ Xá-Lợi-Phất! Bỉ-quốc thường hữu chủng chủng kỳ diệu, tạp sắc chi điểu: Bạch-hạc, Khổng-tước, Anh-võ, Xá-lợi, Ca-lăng-tần-già, Cộng-mạng chi điểu, thị chư chúng điểu, trú dạ lục thời, xuất hòa nhã âm, kỳ âm diễn xướng: ngũ-căn, ngũ-lực, thất-bồ-đề phần, bát-thánh-đạo phần, như thị đẳng pháp, kỳ độ chúng-sanh văn thị âm dĩ, giai tất niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng.
Xá-Lợi-Phất! Nhữ vật vị thử điểu, thiệt thị tội báo sở sanh. Sở dĩ giả hà? Bỉ Phật quốc-độ vô tam ác đạo. Xá-Lợi-Phất! Kỳ Phật quốc-độ thượng vô ác đạo chi danh, hà huống hữu thiệt, thị chư chúng điểu, giai thị A-Di-Ðà Phật dục linh pháp-âm tuyên lưu biến hóa sở tác.
Xá-Lợi-Phất! Bỉ Phật quốc-độ vi phong xuy động, chư bảo hàng thọ, cập bảo la võng, xuất vi diệu âm, thí như bá thiên chủng nhạc đồng thời cu tác, văn thị âm giả, tự nhiên giai sanh: niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng chi tâm. Xá-Lợi-Phất! Kỳ Phật quốc-độ, thành tựu, như thị công-đức trang-nghiêm.
Xá-Lợi-Phất! Ư nhữ ý vân hà? Bỉ Phật hà cố hiệu A-Di-Ðà? Xá-Lợi-Phất! Bỉ Phật quang-minh vô-lượng, chiếu thập phương quốc, vô sở chướng ngại, thị cố hiệu vi A-Di-Ðà.
Hựu Xá-Lợi-Phất! Bỉ Phật thọ mạng, cập kỳ nhơn dân, vô lượng vô biên a-tăng-kỳ kiếp, cố danh A-Di-Ðà.
Xá-Lợi-Phất! A-Di-Ðà Phật thành Phật dĩ lai, ư kim thập kiếp.
Hựu Xá-Lợi-Phất! Bỉ Phật hữu vô-lượng vô-biên Thinh-văn đệ-tử, giai A-la-hán, phi thị toán số chi sở năng tri; chư Bồ-tát chúng diệc phục như thị.
Xá-Lợi-Phất! Bỉ Phật quốc độ thành-tựu như thị công-đức trang-nghiêm.
Hựu Xá-Lợi-Phất! Cực-lạc quốc-độ chúng-sanh sanh giả, giai thị a-bệ-bạt-trí, kỳ trung đa hữu nhứt sanh bổ xứ, kỳ số thậm đa phi thị toán số, sở năng tri chi, đản khả dĩ vô-lượng vô-biên a-tăng-kỳ thuyết.
Xá-Lợi-Phất! Chúng-sanh văn giả, ưng đương phát nguyện, nguyện sanh bỉ quốc. Sở dĩ giả hà? Ðắc dữ như thị chư thượng thiện-nhơn câu hội nhứt xứ.
Xá-Lợi-Phất! Bất khả dĩ thiểu thiện-căn phước-đức nhơn-duyên, đắc sanh bỉ quốc.
Xá-Lợi-Phất! Nhược hữu thiện-nam tử, thiện-nư nhơn, văn thuyết A-Di-Ðà Phật, chấp trì danh-hiệu, nhược nhứt nhựt, nhược nhị nhựt, nhược tam nhựt, nhược tứ nhựt, nhược ngũ nhựt, nhược lục nhựt, nhược thất nhựt, nhứt tâm bất loạn. Kỳ nhơn lâm mạng chung thời, A-Di-Ðà Phật dữ chư Thánh-chúng, hiện tại kỳ tiền, thị nhơn chung thời, tâm bất điên-đảo, tức đắc vãng-sanh A-Di-Ðà Phật Cực-lạc quốc-độ.
Xá-Lợi-Phất! Ngã kiến thị lợi, cố thuyết thử ngôn, nhược hữu chúng-sanh văn thị thuyết giả, ưng đương phát nguyện, sanh bỉ quốc độ.
Xá-Lợi-Phất! Như ngã kim giả, tán thán A-Di-Ðà Phật bất khả tư nghị công-đức chi lợi.
Ðông phương diệc hữu A-súc-bệ Phật, Tu-di-tướng Phật, Ðại-tu-di Phật, Tu-di-quang Phật, Diệu-âm Phật; như thị đẳng hằng hà sa số chư Phật, các ư kỳ quốc, xuất quảng trường thiệt tướng, biến phú tam-thiên đại-thiên thế-giới, thuyết thành thiệt ngôn: “Nhữ đẳng chúng-sanh đương tín thị xưng tán bất khả tư-nghị công-đức nhứt thiết chư Phật sở hộ-niệm kinh”.
Xá-Lợi-Phất! Nam phương thế-giới hữu Nhựt-Nguyệt-Ðăng Phật, Danh-Văn-Quang Phật, Ðại-Diệm-Kiên Phật, Tu-Di-Ðăng Phật, Vô-Lượng Tinh Tấn Phật; như thị đẳng hằng hà sa số chư Phật, các ư kỳ quốc, xuất quảng trường thiệt tướng, biến phú tam-thiên đại-thiên thế-giới, thuyết thành thiệt ngôn: “Nhữ đẳng chúng-sanh đương tín thị, xưng tán bất khả tư-nghị công-đức nhứt thiết chư Phật sở hộ niệm kinh”.
Xá-Lợi-Phất! Tây-Phương thế-giới hữu Vô-Lượng-Thọ Phật, Vô-Lượng-Tướng Phật, Vô-Lượng-Tràng Phật, Ðại-Quang-Phật, Ðại-Minh Phật, Bảo-Tướng Phật, Tịnh-Quang Phật; như thị đẳng hằng hà sa số chư Phật, các ư kỳ quốc, xuất quảng trường thiệt tướng, biến phú tam-thiên đại-thiên thế-giới, thuyết thành thiệt ngôn: “Nhữ đẳng chúng-sanh đương tín thị, xưng tán bất khả tư-nghị công-đức nhứt thiết chư Phật sở hộ niệm kinh”.
Xá-Lợi-Phất! Bắc phương thế-giới, hữu Diệm-Kiên Phật, Tối-Thắng-AÂm Phật, Nan-Thơ Phật, Nhựt-Sanh Phật, Võng Minh Phật; như thị đẳng hằng hà sa số chư Phật, các ư kỳ quốc, xuất quảng trường thiệt tướng, biến phú tam-thiên đại-thiên thế-giới, thuyết thành thiệt ngôn: “Nhữ đẳng chúng-sanh đương tín thị, xưng tán bất khả tư-nghị công-đức nhứt thiết chư Phật sở hộ-niệm kinh”.
Xá-Lợi-Phất! Hạ phương thế-giới, hữu Sư-Tử Phật, Danh-Văn Phật, Danh-Quang Phật, Ðạt-Ma Phật, Pháp-Tràng Phật, Trì-Pháp Phật; như thị đẳng hằng hà sa số chư Phật, các ư kỳ quốc, xuất quảng trường thiệt tướng, biến phú tam-thiên đại-thiên thế-giới, thuyết thành thiệt ngôn: “Nhữ đẳng chúng-sanh đương tín thị, xưng tán bất khả tư-nghị công-đức nhứt thiết chư Phật sở hộ niệm kinh”.
Xá-Lợi-Phất! Thượng phương thế-giới, hữu Phạm-AÂm Phật, Tú-Vương Phật, Hương-Thượng Phật, Hương-Quang Phật, Ðại-Diệm-Kiên Phật, Tạp-Sắc-Bảo-Hoa-Nghiêm thân Phật, Ta-La-Thọ-Vương Phật, Bảo-Hoa-Ðức Phật, Kiến-Nhứt-Thiết-Nghĩa Phật, Như-Tu-Di-Sơn Phật; như thị đẳng hằng hà sa số chư Phật, các ư kỳ quốc, xuất quảng trường thiệt tướng, biến phú tam-thiên đại-thiên thế-giới, thuyết thành thiệt ngôn: “Nhữ đẳng chúng-sanh đương tín thị, xưng tán bất khả tư-nghị công-đức nhứt thiết chư Phật sở hộ niệm kinh”.
Xá-Lợi-Phất! “Ư nhữ ý vân hà? Hà cố danh vi: Nhứt thiết chư Phật sở hộ niệm kinh”?
Xá-Lợi-Phất! Nhược hữu thiện-nam tử, thiện-nữ nhơn văn thị kinh thọ trì giả, cập văn chư Phật danh giả, thị chư thiện-nam tử, thiện-nữ nhơn, giai vi nhứt-thiết chư Phật chi sở hộ niệm, giai đắc bất thối chuyển ư a-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề. Thị cố Xá-Lợi-Phất! Nhữ đẳng giai đương tín thọ ngã ngữ, cập chư Phật sở thuyết.
Xá-Lợi-Phất! Nhược hữu nhơn dĩ phát nguyện, kim phát-nguyện, đương phát nguyện, dục sanh A-Di-Ðà Phật quốc giả, thị chư nhơn đẳng giai đắc bất thối chuyển ư a-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề, ư bỉ quốc độ nhược dĩ sanh, nhược kim sanh, nhược đương sanh.
Thị cố Xá-Lợi-Phất! Chư thiện-nam tử, thiện-nữ nhơn, nhược hữu tín giả, ưng đương phát nguyện sanh bỉ quốc độ.
Xá-Lợi-Phất! Như ngã kim giả, xưng tán chư Phật bất khả tư nghị công-đức, bỉ chư Phật đẳng, diệc xưng tán ngã bất khả tư nghị công-đức nhi tác thị ngôn: “Thích-Ca Mâu-Ni Phật năng vi thậm nan hy hữu chi sự, năng ư Ta-bà quốc-độ ngũ-trược ác thế; kiếp-trược, kiến-trược, phiền-não trược, chúng-sanh trược, mạng-trược trung đắc a-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề, vị chư chúng-sanh, thuyết thị nhứt thiết thế-gian nan tín chi pháp.
Xá-Lợi-Phất! Ðương tri ngã ư ngũ-trược ác thế, hành thử nan sự, đắc a-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề, vị nhứt thiết thế-gian thuyết thử nan tín chi pháp, thị vi thậm nan.
Phật thuyết thử kinh dĩ, Xá-Lợi-Phất cập chư Tỳ-kheo, nhứt thiết thế-gian, Thiên, Nhơn, A-tu-la đẳng, văn Phật sở thuyết, hoan-hỷ tín thọ, tác lễ nhi khứ.
Phật thuyết A-Di-Ðà kinh.
A Di Đà Phật tán
Tây-phương Giáo-Chủ Tịnh-độ năng Nhơn, Tứ thập bát nguyện độ chúng-sanh, Phát nguyện thệ hoằng thâm. Thượng-phẩm thượng-sanh, Ðồng phó Bửu-Liên thành.
Chí tâm đảnh lễ
(Mỗi câu đều đọc)
1 – Nam-mô An-Dưỡng quốc, Cực-lạc giới Di-Ðà Hải-hội, Vô-Lượng-Quang Như-Lai.
2 – Nam-mô An-Dưỡng quốc, Cực-lạc giới Di-Ðà Hải-hội, Vô-Biên-Quang Như-Lai.
3 – Nam-mô An-Dưỡng quốc, Cực-lạc giới Di-Ðà Hải-hội, Vô-Ngại-Quang Như-Lai.
4 – Nam-mô An-Dưỡng quốc, Cực-lạc giới Di-Ðà Hải-hội, Vô-Ðối-Quang Như-Lai.
5 – Nam-mô An-Dưỡng quốc, Cực-lạc giới Di-Ðà Hải-hội, Diệm-Vương-Quang Như-Lai.
6 – Nam-mô An-Dưỡng quốc, Cực-lạc giới Di-Ðà Hải-hội, Thanh-Tịnh-Quang Như-Lai.
7 – Nam-mô An-Dưỡng quốc, Cực-lạc giới Di-Ðà Hải-hội, Hoan-Hỉ-Quang Như-Lai.
8 – Nam-mô An-Dưỡng quốc, Cực-lạc giới Di-Ðà Hải-hội, Trí-Huệ-Quang Như-Lai.
9 – Nam-mô An-Dưỡng quốc, Cực-lạc giới Di-Ðà Hải-hội, Nan-Tư-Quang Như-Lai.
10 – Nam-mô An-Dưỡng quốc, Cực-lạc giới Di-Ðà Hải-hội, Bất-Ðoạn-Quang Như-Lai.
11 – Nam-mô An-Dưỡng quốc, Cực-lạc giới Di-Ðà Hải-hội, Vô-Xưng-Quang Như-Lai.
12 – Nam-mô An-Dưỡng quốc, Cực-lạc giới Di-Ðà Hải-hội, Siêu-Nhật-Nguyệt-Quang Như-Lai.
Ma ha bát nhã ba la mật đa tâm kinh
Quán-tự-tại Bồ-tát, hành thâm Bát-nhã Ba-la mật-đa thời, chiếu kiến ngũ-uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách.
Xá-Lợi-Tử ! Sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc, thọ, tưởng, hành, thức, diệc phục như thị.
Xá-Lợi-Tử ! Thị chư Pháp không tướng, bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm. Thị cố không trung, vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức, vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; vô sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp; vô nhãn giới, nãi chí vô ý-thức-giới, vô vô-minh diệc, vô vô-minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão-tử tận; vô khổ, tập, diệt, đạo; vô trí diệc vô đắc.
Dĩ vô sở đắc cố, Bồ-đề tát-đỏa y Bát-nhã-ba-la mật-đa cố, tâm vô quái-ngại; vô quái-ngại cố, vô hữu khủng-bố, viễn ly điên-đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết-bàn. Tam-thế chư Phật, y Bát-nhã-ba-la mật-đa cố, đắc A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.
Cố tri Bát-nhã Ba-la-mật-đa, thị đại-thần chú, thị đại minh chú, thị vô-thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú năng trừ nhứt thiết khổ, chơn thiệt bất hư.
Cố thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa chú, tức thuyết chú viết:
Yết-đế yết-đế, ba-la yết-đế, ba-la-tăng yết-đế, Bồ-đề tát bà ha. (3 lần)
Vãng sanh quyết định chơn ngôn
Nam-mô a di đa bà dạ, Ða tha dà đa dạ, Ða địa dạ tha.
A di rị đô bà tỳ,
A di rị đa tất đam bà tỳ,
A di rị đa tì ca lan đế,
A di rị đa, tì ca lan đa,
Dà di nị dà dà na,
Chỉ đa ca lệ ta bà ha.
Tán Phật
A-Di-Ðà Phật thân kim sắc
Tướng hảo quang-minh vô đẳng-luân
Bạch hào uyển-chuyển ngũ tu-di
Cám mục trừng thanh tứ đại hải.
Quang trung hóa Phật vô số ức,
Hóa Bồ-tát chúng diệc vô-biên
Tứ thập bát nguyện độ chúng-sanh
Cửu phẩm hàm linh đăng bỉ ngạn.
Nam-mô Tây-phương Cực-lạc thế-giới đại-từ đại-bi A-Di-Ðà Phật.
Nam-mô A-Di-Ðà Phật. (Niệm nhiều ít tùy ý)
Nam-mô Ðại-bi Quán-thế-âm Bồ-tát. (3 lần)
Nam-mô Ðại-Thế-Chí Bồ-tát. (3 lần)
Nam-mô Ðại-Tạng Vương Bồ-tát. (3 lần)
Nam-mô Thanh-tịnh Ðại-Hải chúng Bồ-tát. (3 lần)
Sám thập phương
Thập phương Tam-thế Phật
A-Di-Ðà đệ nhứt,
Cửu phẩm độ chúng-sanh
Oai-đức vô cùng cực,
Ngã kim đại quy-y.
Sám-hối tam nghiệp tội,
Phàm hữu chư phước thiện,
Chí tâm dụng hồi-hướng.
Nguyện đồng niệm Phật nhơn,
Cảm ứng tùy thời hiện,
Lâm chung Tây-phương cảnh,
Phân-minh tại mục tiền,
Kiến văn giai tinh tấn,
Ðồng sanh Cực-lạc quốc,
Kiến Phật liễu sanh-tử,
Như Phật-độ nhứt-thiết,
Vô-biên phiền-não đoạn,
Vô-lượng pháp môn tu;
Thệ nguyện độ chúng-sanh,
Tổng giai thành Phật đạo;
Hư-không hữu tận, ngã nguyện vô-cùng,
Hư-không hữu tận, ngã nguyện vô-cùng,
Tình dữ vô tình, đồng viên chủng trí.
Mười đại nguyện
(Quỳ đọc)
Ðệ-tử chúng đẳng
Tùy-thuận tu tập
Phổ-Hiền Bồ-tát
Thập chủng đại nguyện:
Nhứt giả lễ kính chư Phật,
Nhị giả xưng tán Như-Lai,
Tam giả quảng tu cúng-dường,
Tứ giả sám-hối nghiệp-chướng,
Ngũ giả tùy-hỷ công-đức,
Lục giả thỉnh chuyển pháp-luân,
Thất giả thỉnh Phật trụ thế,
Bát giả thường tùy Phật học,
Cửu giả hằng thuận chúng-sanh,
Thập giả phổ giai hồi-hướng.
Hồi hướng
Phúng kinh công-đức thù thắng hạnh,
Vô biên thắng phước giai hồi-hướng,
Phổ nguyện pháp-giới chư chúng-sanh,
Tốc vãng vô-lượng-quang Phật sát.
Nguyện tiêu tam-chướng trừ phiền-não,
Nguyện đắc trí-huệ chơn minh liễu,
Phổ nguyện tội chướng tất tiêu trừ.
Thế thế thường hành Bồ-tát đạo.
Nguyện sanh Tây-phương Tịnh-độ trung,
Cửu phẩm Liên-hoa vi phụ mẫu,
Hoa khai kiến Phật ngộ vô sanh,
Bất thối Bồ-tát vi bạn lữ.
Nguyện dĩ thử công-đức,
Phổ cập ư nhứt thiết,
Ngã đẳng dữ chúng-sanh,
Giai cộng thành Phật-đạo.
Thượng lai
(Vị chủ lễ xướng một mình như sau):
Ðệ-tử chúng đẳng, cung tựu Phật tiền, phúng tụng Ðại-thừa kinh chú, cập niệm Phật công đức, chuyên vì kỳ siêu hương linh….. Pháp danh….. tốc xả mê-đồ, siêu sanh Tịnh-độ.
Phục nguyện
Nhứt thành thượng đạt, vạn tội băng tiêu, nguyện hương linh đắc độ cao-siêu, kỳ gia-quyến hàm triêm lợi-lạc.
Phổ nguyện
Âm siêu dương thới, pháp giới chúng-sanh, tình dữ vô tình, tề thành Phật đạo.
Nam-mô A-Di-Ðà Phật.
(Ðồng niệm)
Tam quy y
Tự quy-y Phật, đương nguyện chúng-sanh, thể giải đại-đạo, phát vô-thượng tâm. (1 lạy)
Tự quy-y Pháp, đương nguyện chúng-sanh, thâm nhập kinh-tạng, trí huệ như hải. (1 lạy)
Tự quy-y Tăng, đương nguyện chúng-sanh, thống-lý đại-chúng, nhứt thiết vô ngại. (1 lạy)
Tâm Như
Những Điều Phật Tử Cần Biết Khi Tụng Kinh
Tụng kinh là đọc một cách thành kính những lời đức Phật đã dạy trong kinh điển, hợp với chân lý và căn cơ của chúng sinh. Đồng thời để cho tâm và khẩu được hợp nhất vào câu kinh, tiếng Pháp của Phật.
Nên tụng những bộ kinh nào
Theo giáo lý đạo Phật thì tụng kinh là để cầu an và cầu siêu. Do đó, tụng bộ kinh nào cũng được vì kinh Phật nào cũng có tác dụng phá trừ mê mờ, khai mở tâm trí sáng suốt cho chúng sinh, nếu chúng ta chí thành đọc tụng.
Nhưng vì căn cơ của chúng sinh không đều nên chúng ta phải lựa những bộ kinh nào thích hợp với căn cơ và sở nguyện của mình mà tụng đọc.
Thông thường, ở nước ta từ xuất gia cho đến tại gia đều trì tụng những kinh như: Di Đà, Hồng Danh, Vu Lan, Phổ Môn, Dược Sư, Địa Tạng, Kim Cang, Lăng Nghiêm, Pháp hoa…
Tuy nhiên nhiều người lại có quan niệm chọn bộ kinh cho thích hợp với mỗi hoàn cảnh, mỗi trường hợp để tụng như: cầu siêu thì tụng kinh Di Đà, Vu lan… cầu an thì tụng kinh Phổ Môn, Dược Sư… cầu sám hối thì tụng kinh Lương Hoàng Sám, Thủy Sám…
Các quan niệm chọn lựa như thế có phần hay là làm cho tâm chuyên nhất, sẽ được hiệu nghiệm hơn. Nhưng chúng ta không nên quên về mặt giáo lý cũng như về mặt công đức, bất luận một bộ kinh nào, nếu chí tâm trì tụng thì kết quả đều được viên mãn như nhau.
Như thế, tụng kinh nào cũng có lợi ích nhưng điều quan trọng nhất là phải thể nhập được những nghĩa lý trong kinh mà ứng dụng thực hành mới có kết quả. Ngược lại, tụng kinh mà không phá trừ kiêu mạn, thực hành hạnh khiêm cung thì mất rất nhiều công đức.
Mùa Vu Lan báo hiếu, Phật tử tụng kinh Vu Lan để cầu siêu
Tụng kinh ở chùa hay ở nhà tốt hơn?
Mục đích tụng kinh là một phương pháp tu nhằm ôn lại lời Phật dạy, đồng thời để ba nghiệp được thanh tịnh và tụng kinh cũng rất có phước báu, gọi là “minh Phật chi lý” hiểu rõ chân lý của Đức Phật dạy gì trong kinh sau đó áp dụng tu tập theo lời dạy của Phật.
Tụng kinh ở nhà hay ở chùa cũng tốt cả. Tuy nhiên tụng kinh ở chùa sẽ có nhiều ý nghĩa hơn. Bởi lẽ ở chùa có sự trang nghiêm, yên tịnh. Khi đọc kinh dễ chú tâm, không bị ngoại cảnh chi phối. Nhờ vậy mà tam nghiệp thanh tịnh, mắt chỉ đọc kinh, thân ngồi trang nghiêm và ý nghĩ lời Phật dạy. Theo đó, sẽ làm cho Tâm Bồ Đề của việc tụng kinh không có thối chuyển.
Khi tụng kinh ở chùa nếu có những chỗ không hiểu thì có chư Tăng giảng giải cho hiểu hơn. Nhưng điều quan trọng nhất là việc tụng kinh ở nhà sẽ thiếu một trong ba hình tướng Tam Bảo đó là Tăng (ở nhà chỉ có Phật, Pháp – PV). Do đó sẽ không có ai dẫn đường chỉ lối để mình tu hành.
Mặt khác, về chùa tụng kinh có chư Tăng, có đông Phật tử tụng kinh trầm hùng, tác động mạnh vào tâm thức của mình, làm cho sức mạnh tâm linh vững mạnh, cảm thấy niềm an lạc và tuyệt nhiên sẽ không có hôn trầm, không có giải đãi.
Tụng kinh như nào cho đúng?
Mục đích của việc tụng kinh là để chúng ta tìm hiểu nghĩa lý trong kinh qua những lời Phật dạy và đem ra áp dụng hành trì trong đời sống hằng ngày.
Cứ 19h tối, các chư Tăng trong chùa lên chùa tụng kinh
Bởi những lời Phật dạy nghĩa lý rất thâm sâu vi diệu, đọc qua một đôi lần không thể nào chúng ta hiểu rõ được. Do đó, khi tụng kinh, chúng ta phải hết lòng thành kính. Phải có tâm tha thiết trân quý những lời Phật dạy.
“Trước khi tụng niệm nên rửa tay, súc miệng cho sạch sẽ và y phục phải nghiêm trang. Khi ngồi, đứng phải giữ thân cho đoan chính. Lúc lạy hay quỳ phải giữ thân đoan nghiêm. Miệng tụng đọc âm thanh vừa đủ nghe” – theo lời Phật dạy.
Thời khóa tụng kinh, thông thường là có hai thời cố định. Thời khuya, thường tụng chú Lăng Nghiêm và Đại bi thập chú. Còn buổi tối là tụng Kinh Di Đà.
Đối với phần nghi thức tụng kinh, trong mỗi quyển kinh ở phần đầu trước khi vào phần kinh văn, đều có chỉ dẫn phần nghi thức. Phật tử có thể y theo đó mà hành trì.
Những lời giáo hóa trong ba tạng kinh điển của Phật đều là những lời sáng suốt do lòng từ bi và trí tuệ của Đức Phật nói ra. Nếu chúng ta chí tâm trì tụng, sẽ được nhiều lợi ích cho mình, cho gia đình và những người xung quanh. Đồng thời, ôn lại những lời Phật dạy làm phương châm đời sống hàng ngày để cho chúng ta có thể sống hạnh phúc và an lạc hơn.
Tụng Kinh Phật Tại Nhà: Kéo Tà Ma Tìm Đến?
Ngày nay tự do tôn giáo tín ngưỡng, một người có thể lựa chọn cho mình theo một hay một số tôn giáo nếu những tôn giáo đó không mâu thuẫn hay quá đối lập hoặc bổ trợ cho nhau (thuận tu).
Càng tụng kinh càng khó tập trung, càng mệt mỏi
Bách gia nói chung, đồng nhân nói riêng nhờ sự tự do tín ngưỡng này, đồng thời cũng là thuận theo pháp tu của Đạo Mẫu được phép kết hợp với quy y Phật và tụng kinh, tìm hiểu, tham chiếu kinh Phật, học sự tĩnh tâm, sự từ bi, tâm biết sám hối … của kinh Phật mà quán xét và hỗ trợ trong việc tu tập sự định tâm cơ sở nhất. Đồng thời cũng là nương nhờ một phần vào việc tụng đọc kinh Phật cơ sở như Kinh phổ môn, kinh A di đà, Kinh Địa Tạng, Kinh Thủy Sám, Bát nhã tâm kinh …để trước là sám hối tội nghiệp của bản thân, gia tiên gia chung, cầu tâm tính được bình an, sau nữa là mong cầu siêu thoát cho gia tiên, oan gia thậm chí cao hơn là các vong linh hữu duyên…
Lí thuyết là như vậy, ai cũng biết cũng được rao giảng rằng tụng kinh Phật rất tốt. Nhưng điều gì cũng có hai mặt, tụng kinh Phật tốt và đem lại hiệu quả khi nào? Tụng thế nào? Tụng lúc nào… không phải ai cũng nắm rõ.
Vậy nên rất nhiều người, cả người thường và cả đồng nhân trong đạo ban đầu tụng kinh thấy khó tập trung, tụng dần dần càng tụng khuôn mặt càng xám càng mệt mỏi không rõ nguyên nhân, một số thậm chí còn bị ảo giác, nếu là đồng nhân biết cảm nhận âm dương thì dễ nhận thấy sự tăng đột biến của âm vong vây quanh mình lúc tụng kinh và kể cả sau khi tụng, nhiều lúc còn bị vong ma tác động quấy nhiễu làm đảo loạn cuộc sống và tâm thần bất an.
Tại sao tụng kinh lại bị như vậy?
Dù là kinh cầu siêu, phổ môn, địa tạng hay thủy sám…, bản chất đa phần là kinh độ âm nhưng mức độ, đối tượng và yêu cầu tín niệm lực gia trì khác nhau mà thôi.
Tụng kinh tại gia Khi gõ tiếng chuông thỉnh bắt đầu tụng kinh, tiếng chuông này như sự thông báo chấn động đến không gian xung quanh không chỉ dương nghe thấy mà cả phần âm cũng nghe thấy, mục đích của tiếng chuông thỉnh là cầu sự gia ân chứng giám của chư Phật chư hộ và chứng giám cho người chuẩn bị tụng kinh, nhưng khi nghe tiếng chuông này, việc chư Phật chư hộ pháp có nghe được và xuống gia hộ chứng tâm cho người tụng hay không còn phụ thuộc vào tâm thức ý nguyện của người tụng có thật tâm, thành tâm, tín tâm hay không, có lòng từ lòng thiện lòng cầu sám hối thật không … rất nhiều.
Còn vong ma xung quanh, vong lang thang, vong hữu duyên hay vong oan gia thì chưa cần biết những việc đó, nghe tiếng chuông là đã đến thậm chí kéo nhau đến xem có chuyện gì và có lợi ích gì không rồi.
Đương nhiên dù người tụng kinh tại gia chứ chưa nói đến tụng kinh tại đền, điện hay chùa… đều có tối thiểu là thổ địa và tiền chủ hậu chủ cai quản mảnh đất đó quản lý không cho phép vong ma ra vào bừa bãi. Nhưng đó là nếu vong ma lang thang yếu ớt và nhỏ lẻ qua lại, còn khi đã gõ chuông thỉnh hoặc bắt đầu tụng kinh thì tiếng chuông tiếng kinh như một sự ” kích thích” kéo vong ma đến cùng một lúc, đông đảo và đặc biệt trong đó không tránh được có cả vong có pháp lực đã tồn tại nhiều năm, thậm chí tà ác…. Thổ địa hoặc chúa đất, vong tiền hậu chủ lúc này đa phần là sức yếu không ngăn lại được.
Còn nếu tụng tại đền, điện, chùa …
Nếu tụng kinh tại đến, chùa thì còn phải xét xem ngôi đền, điện, chùa đó có linh khí không ? có hộ pháp gia trì thực không mới có thể gia hộ cho người tụng giảm bớt vong ma kéo đến được. Đặc biệt bên nhà Phật đề cao sự từ bi độ cho vong ma, nên ngay cả khi các sư ni tụng kinh, nếu vong ma kéo đến đa phần chư hộ pháp đều cho phép được vào để cho vong được cầu hưởng lợi lạc và độ vãng sinh…nên chính sư ni khi tụng kinh xung quanh vong ma luôn có, thậm chí còn nhiều hơn cả người thường.
Lúc này nếu người tụng kinh có sự thành tâm thành kính và tín tâm thực sự để kêu cầu được chư Phật hộ Pháp và nếu là đồng nhân còn có thêm chư Thánh ân chiêm chứng tâm hoặc người hộ đạo gia hộ, thì những vong ma này ắt thấy đây là nơi sẽ có lợi lạc vì có năng lượng Phật Thánh giáng xuống và người tụng kinh này cũng sẽ tạo lợi lạc cho vong, ma. Vong ma càng về kéo đến càng đông cầu xin sự gia hộ cứu vớt không phải của người tụng kinh mà của Chư Phật, Thánh, người bảo trợ kia.
Nếu là vong linh có tu đạo có pháp lực và đạo hạnh, thấy người tụng kinh có tâm đạo cũng sẽ vì thế mà ở bên hoặc thường đến gia trì cộng hưởng tín lực tín tâm cho người tụng, vừa là giúp cho người tụng kinh đem lợi lạc đến cho chúng vong và có tiến tu, cũng vừa là tự giúp chính những vong linh có đạo này tiến tu đạo hạnh của chính họ (công đức hộ đạo người thực tu). Những vong linh thấy sự lợi lạc và sự thành tín của người tụng mà thành tâm lắng nghe, đọc theo, tụng theo và thậm chí bảo vệ cho người tụng kinh đều có lợi lạc.
Tụng kinh, trì chú: Hãy hiểu và biết điểm dừng
Tuy nhiên, dù là người có tín tâm và tín lực gia trì khi tụng kinh độ âm, ban đầu vô cùng lợi lạc nhưng vì số lượng vong linh lang thang, vong hữu duyên và cả vong oan gia theo nhau mà kéo đến càng đông, đến một lúc nào đó tự thân tín niệm gia trì của người tụng trở nên quá yếu và không đủ lực gia trì độ âm cho vong kéo đến xin độ nữa, thì tự khắc những âm khí xung quanh quá lớn ám vào người tụng. Điều này khiến riêng khí huyết cũng suy giảm mà thần hồn cũng kém đi, thành ra ngày càng mệt mỏi, cơ thể suy yếu, sắc diện kém, dễ nổi sân, cáu gắt vô cớ…
Nếu không hiểu và không biết điểm dừng, biết cách thức kiềm chế kiểm soát vong ma kéo đến hoặc tạm thời dừng tụng kinh độ âm đúng lúc để gia trì thêm khí huyết bản thân và kêu cầu thổ địa, gia tiên, thậm chí có lễ kêu cầu Thành Hoàng bản cảnh gia hộ đuổi bớt vong ma …nếu được chấp thuận và hỗ trợ thì dần dần sẽ trở lại bình thường. Sau khi có chuẩn bị vững mạnh hơn về khí huyết, tâm tính trở lại bình thân thuần thiện và được sự gia hộ thì bắt đầu tụng tiếp cũng chưa muộn.
Tụng kinh: Cần đủ lòng thành & từ bi
Nếu người tụng kinh kia chưa đủ tâm, đủ tín thành, đủ lòng từ bi thương xót chúng vong… thì khi tụng kinh kia, đặc biệt là các kinh độ âm cần tín lực gia trì lớn như kinh a di đà, kinh địa tạng, cao hơn là kinh thủy sám, …. tâm người tụng còn động loạn nhiễu nhương bao tục sự, tâm mong cầu, tâm tham sân si, tâm từ bi và đạo hạnh (với đồng nhân có đạo) không đủ để gia trì tín lực, niệm lực cho kinh thì nếu ” may mắn” vong linh kia sẽ xem xét còn gì lợi lạc cho họ không, nếu những người tụng kinh không có đủ tín lực nhưng có cúng đồ ăn, đồ khao chúng sinh thì họ vẫn đến, có thể thành thói quen ăn rồi ở luôn đó, chờ được cho ăn. Và nếu không cho đủ cho vong linh đói khát ăn đều, họ sẽ đâm ra phá phách đòi hỏi, còn nếu xét không có lợi ích gì và cũng không ép được người gọi mời bất đắc dĩ kia nuôi họ ăn, họ sẽ dần dần bỏ đi.
Trong trường hợp gặp phải vong linh tà ác lại có pháp lực thì rất có thể ở lại hại người tụng kinh hoặc phá phách. Đặc biệt: đồng khí tương cầu, nhiều người tụng kinh lời nói thì mong muốn cầu tâm an, cầu vãng sinh cho gia tiên, vong linh oan gia… nhưng tâm không những không có đủ tín lực gia trì, mà còn chất chứa quá nhiều tham sân si của tục sự đời thướng bám quấn lấy tâm trí thì khi tụng kinh lời tụng phát ra, mang theo cả tâm sân si của người tụng phát tán… Lúc này, những vong ma tâm tính tương tự hoặc tà ác (có thể có pháp lực hoặc không) kéo đến, và đương nhiên những vong ma tà ác này không dễ dàng bỏ đi khi thấy “con mồi” của chúng ngay trước mắt.
Tại sao lại gọi người tụng kinh, trì chú là “con mồi”?
Vì rằng nếu là vong cùng tâm tham, sân, si hoặc vong tà ác, vong sẽ tác động thêm vào tâm lý của người tụng kinh, tăng thêm sự tham, sân, si, sự hỗn loạn tâm trí của người tụng kinh, mục đích có thể chỉ:
Để thỏa mãn sự phá phách của mình
Hoặc mong người tụng vì bị phá phách đâm ra sợ hãi mà cầu cúng hoặc cúng đồ ăn thức uống
Hoặc báo mộng giả mộng để người tụng kinh thêm sợ hãi hoặc mong cầu mà cúng kiếng phụng thờ
Thậm chí giả báo, ban cho ít năng lực dị năng cơ sở (kể cả người tụng kinh kia có căn hay không có căn) để người ta lập bát hương, lập bàn thờ, lập điện… thờ cúng chúng, để chúng ăn và thụ hưởng không chỉ hương hoa thực quả mà còn cả tín ngưỡng lực cúng bái của người trước tụng kinh kéo chúng đến và của bách gia khác sau này bị lừa đến cúng bái…
Hoặc một số tà ác sống bằng lệ khí, oán khí, uất khí… còn liên tục tác động khiến người bị tác động sinh tâm nhiễu loạn, mệt mỏi hòng hút đi sinh khí và những lệ khí, oán khí, uất khí… kia để chúng tồn tại.
…………………….
Lúc này những người tụng ban đầu có thể với ý tốt, tâm tốt nhưng lại trở thành tay sai thành công cụ của tà ma và bị vong tà ma sai khiến lợi dụng. Nếu có thể tự thân nhận ra hoặc được người cứu giúp khai sáng mà thoát ra, dừng tụng, dừng cúng kiếng lễ lạt thờ phụng vong tà… thì là còn có phúc.
Không thì lâu dần lôi ma về nhà phụng thờ, gia tiên bỏ đi, tệ hơn là được chút dị năng hoặc ảo vọng lập điện lập bàn thờ kéo bách gia đến cúng bái thì còn là tự tạo nghiệp, không chỉ khí huyết bản thân bị hút mà phúc quả bản thân, gia đình, gia tiên đều bị cạn sạch, nghiệp cho hiện đời và cả đời sau đều phải gánh chịu.
Người có căn, tụng kinh càng lôi kéo vong ma nhiều hơn
Đó là nói về việc tụng kinh với bách gia nói chung. Riêng với đồng nhân trong đạo nhập tu nương tựa cửa Đình Thần, việc tụng kinh Phật càng lôi kéo vong ma nhiều hơn, vong tà ác cấp cao hơn và biểu hiện bị vong bám tá càng rõ rệt… tại sao vậy ?
Trước tiên phải hiểu về bản chất của đồng nhân Đạo Mẫu:
“Một người có căn đặc biệt là căn sâu quả nặng đạo ta thường do nhiều yếu tố, nhưng phần quan trọng nhất là những người sinh ra trong muôn một linh hồn chân linh và cơ thể phù hợp với việc thu nhận kết nối với năng lượng bản nguyên của vũ trụ, cũng như khi sinh cơ thể những người có căn sâu do linh khí, khí mạch đại địa hun đúc vào đó là căn cơ của con đồng.
Trong số khí mạch đại địa đó có khí âm tử và khí âm sát. Khí linh đại địa bao gồm cả hai loại: khí âm tử và khí âm sát nếu thêm năng lượng bản nguyên vũ trụ nữa thì là thuốc bổ cho các âm vong.
Thuốc bổ thì hơn món ăn hàng ngày nhiều, nó có nhiều công dụng cho vong tà mà đặc biệt khi kết hợp với tín ngưỡng lực sẽ có công dụng lớn nhất đó là làm đạo hạnh của vong tà càng ngày càng mạnh lên chí ít chúng cũng hưởng năng lượng mà tồn tại để lé tránh luân hồi.
Anh có thuốc bổ mà tôi cần, nhưng anh không bán cũng không cho vậy tôi phải tìm cách lấy, phải đòi bằng được.
…Vì vậy mà mười người có căn thì gần như cả mười có vong tà bám theo để ăn cướp phần thuốc bổ đó (nếu là vong tà), hoặc đòi lấy coi như trả nợ (nếu là oan gia).” – Trích: Đạo Mẫu tứ phủ đình thần kinh thư dẫn tu cơ sở – Phẩm 5: Pháp môn thử lính.
Như vậy, đồng nhân trong đạo dù không tụng kinh vẫn có sẵn vong linh, vong oan gia và tà ma đeo bám rồi. Nay nếu tụng kinh độ âm nữa thì vong và tà ma càng kéo đến nhiều. Khi đã kéo đến lại nhận thấy đây là cơ hội để chiếm được “thuốc bổ”, sao có thể dễ dàng bỏ đi được.
Đồng nhân nếu tụng kinh không đúng
Thông thường ban đầu dễ thấy nhất là đồng nhân đặc biệt là đồng sát âm sẽ bị nhiễm âm khí mà sinh ra mệt mỏi, xanh sao do bị hao hụt khí huyết và âm vong xung quanh quá nhiều.
Hoặc oan gia kéo đến hoặc cầu cướp đi sinh khí đòi nợ, hoặc gây chướng ngại mệt mỏi cho đồng nhân khiến đồng nhân thoái chí trong tu tập, tụng niệm kinh
Hoặc tà ma vây bám tác động thúc đẩy các tâm niệm ác, tâm tham sân si, tâm ảo vọng mong cầu… hòng trước là phá hoại đạo tâm của đồng nhân (đạo khai ma khởi, đạo cao một thước ma cao một trượng là ý này), sau nữa là vì đồng nhân căn cơ sát âm thường hay được ban dị năng từ sớm, cảm nhận âm dương dù là mức độ cơ sở, nếu mới nhập đạo, đạo tâm chưa vững lại thần hồn chân linh còn yếu dễ bị tác động thông qua hình thức giả Thần Thánh ứng báo, giả Gia tiên ứng báo hay người hộ đạo ứng báo…, để đồng nhân sinh tâm ngã mạn bản thân, ảo mộng dị năng…
Hoặc ma tà có thể ban cho đồng nhân thêm dị năng cơ sở để tăng thêm sự ngã mạn sái tâm này… tác động để đồng nhân hành đạo trái pháp Thánh, trái nguyên tắc… thu hút bách gia đến cậy sở, bái kính, có thể lập điện hoặc chỉ cần bát hương… là vong tà đã có cơ sở để ngồi hưởng cúng bái và ăn cắp tín ngưỡng lực bách gia rồi.
Người thường cho dị năng thu hút bách gia đã là miếng mồi báu bở, nhưng đồng nhân có hầu Thánh và đã từng có bóng Thánh giáng, đặc biệt là đồng nổi lại càng được ma tà nhắm đến và không dễ gì buông bỏ. Chúng lợi dụng đồng nhân và làm mờ mắt đồng nhân bởi những ảo vọng, những tài lộc, danh vị, thậm chí những mong cầu tục sự cuộc sống dung tục khác… để biến đồng nhân thành tay sai đắc lực cho chúng.
Đây vừa là khó khăn thử thách, nhưng cũng là cơ hội tu tập của con đồng.
Vì đạo nào chả có chướng ngại, vượt qua chướng ngại như thế nào mới là vấn đề.
Trường hợp này, đồng nhân hiểu đạo khi tụng kinh Phật trước nên ưu tiên các kinh Bát nhã nhằm thanh tẩy và an yên tâm, sau tụng kinh độ âm cho gia tiên hoặc oan gia ở mức cơ sở như kinh phổ môn, sau nữa mới tụng đến kinh di đà cầu siêu cho vong linh nói chung, cao hơn nữa mới đến kinh địa tạng, thủy sám… dù ở mức cơ bản hay nâng cao, tốt nhất nên tụng tại bản điện chốn tổ có chư hộ pháp và hành sai cửa Thánh cùng tổ dòng đồng gia hộ, bảo trợ.
Nếu tụng tại gia thì áp dụng với đồng nhân đã có cơ bản định tâm hoặc có người hộ đạo theo sát được Chư Thánh gia ân cắt cử hoặc cho phép đi theo bảo trợ, sẽ hạn chế và ngăn chặn được phần nào những vong linh lang thang, oan gia và ma tà quá ồ ạt đến đòi nợ hay quấy nhiễu, lợi dụng phá phách đồng nhân.
Nói là ngăn chặn và hạn chế phần nào tức là vẫn có, vì đồng nhân đã nhập đạo là phải tu, nếu tâm không sân, không si, không tham, không vọng tưởng mong cầu… thì dù vong ma có đến, oan gia có phá cũng không làm gì được.
Để vong tà và oan gia kéo đến gây áp lực hay đòi nợ vừa là thuận theo nhân quả có nợ phải trả, cũng là thử thách và là bài học để con đồng rèn luyện bản thân, tu tâm thanh tịnh vượt chướng ngại của ma tà kia, đến khi tâm đủ tịnh, lòng đủ từ bi, thần hồn sẽ ngày càng vững mạnh, đến khi đủ tự lực và tự tín niệm lực, khởi tâm tụng kinh độ âm lúc này sẽ vô cùng lợi lạc cho chính đồng nhân trong quá trình tiến tu, lại lợi lạc cho vong linh được dẫn độ, cũng là tu tập tạo âm phúc cho đồng nhân.
Như vậy, việc tụng kinh độ âm luôn luôn có vong ma kéo đến, dù là người thường hay đồng nhân cửa đạo Thánh. Khi đã hiểu căn nguyên, mục đích và cách xử lý, người tụng kinh có thể vững tin nỗ lực hơn trong tụng niệm, người có đạo càng nhất tâm hơn trong đồng tu Đạo Phật và Đạo Thánh, để từ đó mà tiến tu vững chắc và đem lại lợi lạc cho tất thảy chúng âm vong hữu duyên nương nhờ theo đúng căn cơ và năng lực niệm lực tín lực của bản thân.
Việc nghe kinh đơn thuần có khiến vong ma kéo đến?
Từ bạn đọc Camellia Japonica Li: “Mình theo đạo Cao Đài. Có mở kinh trong nhà lúc ngủ kể từ khi bầu em bé đến giờ bé đã gần 4 tuổi, nghe quen rồi nên giờ vẫn mở.
Bài viết từ Thầy Trần Thêm Đăng lại, trích dẫn vui lòng ghi nguồn tác giả & web chúng tôi đầy đủ
Bài Cúng Cầu Siêu Cho Các Vong Nhi Tại Nhà
Bài cúng cầu siêu cho các vong nhi tại nhà
Nam mô A Di Đà Phật Nam mô A Di Đà Phật Nam mô A Di Đà Phật
Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con lạy Đức Phật Di Đà. Con lạy Bồ Tát Quan Âm. Con lạy Địa tạng vương Bồ tát
Xin chứng giám cho Đệ tử tên… pháp danh… Trước đây do vô minh, sai lầm, con đã từng lỡ dại phá bỏ thai nhi, từ chối sự hiện diện của các con mình mà không hề biết sự đau khổ của các con. Bây giờ được học Phật, con đã hiểu rõ và tin vào Nhân Quả, con vô cùng ăn năn hối hận trước những việc mình đã làm. Con đã sai rồi! Nay con xin chân thành sám hối tất cả những tội lỗi mà con đã tạo tác.
Con của mẹ! Mẹ đã nhận ra những lỗi lầm từng gieo cho con. Mẹ không nhận thức hết rằng những gì mình đã làm gây cho cả cha mẹ và con quá nhiều đau khổ, làm cho hồn nhi phải cô đơn, oán trách, vất vưỡng, đói khát, lạnh lẽo. Bây giờ biết được Phật pháp, mẹ mới hiểu ra được sự tồn tại của con đến từ lúc vừa hình thành tổ hợp thai, nên vô cùng ăn năn hối hận, xót xa trong lòng, lương tâm cắn rứt.
Xin hãy tha thứ cho mẹ, xin con đừng oán hận mẹ nữa. Đúng là cho dù bất kỳ lý do gì cũng không thể chấp nhận được ác nghiệp này. Nhân Quả là do mẹ tự làm tự chịu. Mẹ chỉ biết sám hối cùng các vong nhi, hàng ngày cố gắng tích đức tu thiện, đem tất cả công đức những việc thiện lành để hồi hướng cho các con.
Nguyện cho trẻ có thể nghe thấy những lời mẹ sám hối, cùng mẹ niệm Phật mà phát nguyện cầu vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới. Về đó tương lai mẹ con cùng hội ngộ, vĩnh viễn lìa khổ được vui.
Nguyện Đức Từ Phụ Tạo Hóa Di Lặc Phật, Đức A Di Đà Phật và các bậc bề trên xót thương tiếp dẫn tất cả các vong linh thai nhi trên toàn thế giới này mà bị cha mẹ vô minh, ngu si phá bỏ đều được vãng sanh về thế giới an lành nơi Cực Lạc.
Nguyện cho tất cả những ai đã, đang và sẽ phá thai hãy dừng lại các sai lầm.
“Nguyện đem công đức này. Trang nghiêm Phật Tịnh độ. Trên đền bốn ơn nặng. Dưới cứu khổ ba đường. Nếu có ai thấy nghe. Đều phát tâm Bồ-đề. Hết một báo thân này. Đồng sanh nước Cực lạc.
Nam Mô tạo Hóa Di Lặc Phật ( 3 lần).
Lưu ý:
Về việc tụng chú gì cho vong linh thai nhi thì Tamlinh.org không dám nói sâu vì còn tùy vào nghiệp lực của từng người có tụng được hay không, nhưng thường thì tụng chú Đại Bi, kinh Địa Tạng, hoặc Vãng Sanh Tịnh Độ Thần Chú.
Nhưng điều quan trọng nhất vẫn là ở cha mẹ. Phải có tâm chí thành chứ không phải phó thác hết cho nhà chùa, nhất là ngày làm lễ cố gắng có mặt, cộng với đó là nên cố gắng tu tâm tích đức, ăn chay, niệm Phật, làm thiện lánh ác, bố thí, phóng sinh… mà hồi hướng cho vong linh sớm được siêu sinh tịnh độ.
Vong nhi bị phá thai: Hồn ma khốn khổ nhất trong các loại hồn ma
Xác phàm là tạm bợ, triết lý của Đức Phật là như thế, nhưng những người bỏ thân xác những đứa bé như vậy thì vin cớ sự tạm bợ lại ở cùng cực của sự man rợ.
Ad đã nhiều lần chứng kiến làm và chỉ cho phụ tá tắm cho những bé con 29,30,32 tuần bị bỏ rơi khi ra khỏi bụng mẹ. Chúng đầy đủ hình hài, chúng là người. Chỉ số rất ít những đứa bé bị bố mẹ bỏ rơi không may mắn được chôn cất tử tế, được chu đáo phần nào còn lại những thân xác ấy trở thành rác thải y tế, thậm chí phân bón…
Khi người nhà các bạn chết thì ta phải cúng cơm 49 hoặc trăm ngày! Bởi người chết không thể siêu thoát được. Linh hồn còn lang thang vất vưởng trên cõi trần, vì thế mới cúng vong! Tôi nhắc lại khi đã tượng hình là có hồn vía! Bây giờ khi được vài tuần các bạn phá thai, móc đứa nhỏ vô tội ra khỏi bụng các cô. Các cô giết nó. Linh hồn nó thì sao?
Xin thưa rằng: Linh hồn lúc đó mỏng manh, người chưa thành thì linh hồn lúc đó chưa hoàn thiện đâu các bạn ạ! Nó sẽ làm cô hồn, vong hồn đói khát lang thang! Rất nhiều nhà ngoại cảm hay những người có thể cảm nhận được người âm thì nhìn thấy nhiều ma nhất lại là ma trẻ con!
Khi chết, đa phần hồn nó sẽ lang thang vất vưởng, bám lấy cái chỗ mà nó bị giết, vạ vật, đói khát và khổ sở. Không đầu thai đâu được, không thể chết được lần nữa !
Không gì hết cả! Không có hương hoa lộc để hưởng, không có gì để giúp cái linh hồn nhỏ nhoi bé bỏng đấy, chúng nghe tiếng khóc ma trẻ con ở đâu thì dò dẫm bò đến đó, quấn tụm lấy nhau và lay lắt. Khổ sở vạ vật ôm nhau, đứa chết trước dìu đứa chết sau. Nguời nhà các cô chết, các cô còn cúng cơm. Còn những đứa trẻ đó, các cô bao giờ đốt cho nó nén hương? Các cô các cậu vì cái sướng nhất thời mà tạo ra một nghiệp, một hồn ma khốn khổ nhất trong các loại hồn ma! Vào các cô, các cô sẽ hận thế nào?
Thời gian lay lắt đến chỗ túm tụm hồn ma trẻ con, các cô thử tưởng tượng đi, tưởng tượng xem, chúng chỉ nhờ có những bữa cúng vong, cúng cô hồn của người ta cho chúng. Chúng cấu xé giành dật nhau vì chút lễ mọn đó mà thôi! Sau 49 ngày ấy, có đứa có cơ duyên thì được đầu thai làm kiếp khác, còn đứa chưa đến số chết mà bị giết thì tiếp tục làm vong hồn, làm ác quỷ, bò lê kiếm cơm cháo cúng cô hồn để đỡ đói. Từng ngày, từng ngày đói rét…!
Còn thiểu số vong linh thai nhi mạnh thì bám vào theo người mẹ, quấn chặt lấy người thân. Quấy phá họ.
Đó là những đứa may mắn, vì chỉ làm khổ người thân của nó nhưng còn được ngửi hơi mẹ. Nhưng khi mẹ nó lấy chồng, theo chồng, mà thằng đàn ông đó không phải là bố nó thì hồn người nhà thằng đàn ông đó không bao giờ cho bám víu vào con cháu họ nữa. Hồn già đó sẽ hành hạ khốn khổ, đày đọa cái linh hồn bé nhỏ con các cô!
Vậy nên, các cô các cậu, đừng bao giờ nghĩ nạo hút xong lại đi sám hối, cầu siêu là được. Mong các cô, các chị, các mẹ, các em và cả các cháu nữa, hay có trách nhiệm với bản thân mình và những đứa trẻ.
Vong nhi oán hận
VD thực tế:
“Chả là hôm nay vô tình mình có mua vé số của một cô đồng bóng. Mua xong cô nhìn mình nói một lèo (TRÚNG PHÓC HẾT). Xong mẹ mình thấy vậy cũng chạy ra xin quẻ, cô nhìn mẹ mình xong phán ngay:
– Chị bỏ một đứa đúng không? Chính xác luôn là do hồi xưa mẹ mình có phá thai một lần. Cái bả mới nói: – Nó đu theo sau lưng chị kìa, năm nay 14 tuổi rồi ( chính xác không sai luôn ). Xong bả còn nói : – Kìa kìa, nó ngồi nhìn tui nó cười kìa. Xong bả nói là nó đu vậy làm mẹ mình bị bệnh hoài (đau xương khớp, đau đầu, buồn ngủ vô cớ , nói chung bả nói đúng không sai một cái gì), xong bả nói việc để nó đu vậy là không tốt. Hao tổn sức khỏe và tài đức lắm. Thực sự hồi xưa nhà mình khá giả lắm, từ lúc mẹ mình phá thai đó tới giờ là nhà mình xuống dốc kinh khủng, nợ nần ngập đầu hoài. Bả mới nói mẹ mình là cúng tam tai rồi siêu độ cho nó đi rồi đón thần tài về lại. Mà vấn đề quan trọng ở đây là mẹ mình gửi 3 hay 4 chùa siêu độ cho nó rồi nhưng mà cô đồng bóng đó nói: – Có đâu, nó còn ngồi dòm tui nó cười kìa, nó ngồi sau lưng chị kìa. Mọi người biết có cách nào siêu độ cho em trai mình không ạ ? Cũng đừng trách mẹ mình, tại mẹ mình lúc đó có mình 10 tuổi và em trai 4 tuổi rồi. Lúc mẹ mình bỏ là 2 tháng mấy, do ngày đó người nhà mình bị tai nạn giao thông, người chết mà lúc mẹ mình mang bầu không biết là bầu nên đi với bà mình nhận xác rồi xác nhận luôn ( do tai nạn nặng nên xác bị dẹp nát biến dạng trông ghê lắm). Lúc đó mẹ mình bắt đầu ám ảnh và có hiện tượng có bầu, đi khám thì biết có thai nhưng mẹ mình cứ ám ảnh vụ cái xác của cô mình nên không để thai được. Khi phá thai là thai gần 3 tháng, chỉ là 1 cục máu ( cô đồng bóng nói vậy ). Đã 14 năm rồi mẹ mình sống rất cơ cực, nhìu lần mình đã trả nợ cho mẹ rất nhìu nhưng vẫn nợ là nợ (mẹ mình không cờ bạc đề đóm rượu chè gì hết, do làm ăn thua lỗ ). Cô nói chỉ cần giúp nó siêu độ là coi như mẹ mình giải được nghiệp kiếp nạn. Nhưng siêu độ như thế nào, ở đâu thì mình không biết, cô bán vé số nói xong cũng đi mất dạng kiếm không ra để hỏi. Nhà mình đi 4 5 chùa từ Bình Chánh, Hoocs môn rồi Long Hải mà bà đồng nói vẫn chưa được. Xin cám ơn mọi người
Khánh Linh
Với những vong nhi còn oán hận, không chịu tha thứ cho bố mẹ, không chịu lên chùa tu học các bạn hãy:
Thứ nhất: Tìm thầy có tâm có đức gọi bé lên, vong là phải nịnh, nịnh tới lúc bé đồng ý thôi.
Thứ hai: Bản thân người mẹ phải thành tâm sám hối hằng ngày để bớt cái tức giận của con.
Thứ ba: Sắm quần áo cho con, cho con đủ mặc. Mua cái gì tùy bé đòi hỏi điều kiện.
Thứ tư: Khi bé đã xuôi, hãy hỏi bé thích vào cửa nào thì gửi bé cửa đó, chứ bé không thích vào cửa chùa thì gửi hoài cũng không được đâu. Quan trọng nhất tâm, người trần có sám hối thành tâm hay không.
Hãy: Thành tâm sám hối vì mình làm sai chứ không phải mong bé siêu thoát bởi ở món lễ đủ đầy. Các bé chỉ chịu tha thứ khi thấy mẹ và các anh chị thành tâm, xin lỗi bé thật tâm. Nếu cứ ỉ vào cuộc lễ mà nghĩ nhiêu đó là đủ, phó mặc cả cho thầy thì không được gì cả. Vì thầy đâu có bỏ bé đâu, thầy chỉ là cây cầu dẫn dắt gia đình các bạn thôi.
Dù sám hối cầu siêu hay thầy bà giỏi cỡ nào cũng không ai độ được cho vong nhi bằng người mà bé oán hận.
Thành tâm sám hối cầu ân đức hồi hướng cho bé.
Phóng sanh cúng dường hay trì kinh lạy phật… miễn làm gì tốt đều hồi hướng cho bé.
Nếu tìm được sư thầy cao tay nhờ thầy trì kinh độ cho bé.
Nhất tâm vẫn do mình, do bé oán giận chưa chịu đi, thì vong bé vẫn chỉ mang tâm như con nít. Dễ giận nhưng cũng rất dễ tha thứ. Cách đơn giản nhất là người mẹ có thể nói chuyện tâm thức với bé, sám hối và hi vọng bé sớm buông bỏ chấp niệm để tái sinh về cõi lành, cứ nói bằng tất cả tấm lòng của một người mẹ mong muốn điều tốt lành cho con cái, không nhất thiết phải đúng văn vở vì quan trọng vẫn là “tâm thành”. Nói chuyện tâm thức có thể nói bất cứ lúc nào nhưng tốt nhất vẫn là trước khi chuẩn bị ngủ vào buổi tối và khi vừa mới thức dậy buổi sáng.
Tamlinh.org
Bạn đang xem bài viết Cách Tụng Kinh Cầu Siêu Tại Nhà Các Phật Tử Cần Biết trên website Iseeacademy.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!