Xem Nhiều 5/2023 #️ Cần Thơ – Cà Mau – Châu Đốc # Top 7 Trend | Iseeacademy.com

Xem Nhiều 5/2023 # Cần Thơ – Cà Mau – Châu Đốc # Top 7 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Cần Thơ – Cà Mau – Châu Đốc mới nhất trên website Iseeacademy.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

DU LỊCH DỊP LỄ 30/4

HÀ NỘI – CẦN THƠ – BẠC LIÊU – CÀ MAU – RỪNG TRÀM TRÀ SƯ

CHÂU ĐỐC – MIẾU BÀ CHÚA SỨ – CĂN NHÀ MÀU TÍM

Thời gian: 4 ngày 3 đêm

Phương tiện : Vietnamairlines + Ô tô

LỊCH KHỞI HÀNH

Ngày khởi hành

Chuyến đi

Giờ đi

Chuyến về

Giờ về

SL chỗ

Tình trạng

30/4 – 3/5/2021

VN1207

15h50

VN1206

18h50

25

Khách sạn tại Cà Mau

Mường Thanh Luxury 5*

Khách sạn tại Cần Thơ

Ninh Kiều Riveside 4*

NGÀY 1 : HÀ NỘI – CẦN THƠ                                                                   ( Ăn  tối )

13h00: Quý khách có mặt tại Sân bay Nội Bài. Nhân viên tại sân bay sẽ đón đoàn hỗ trợ làm thủ tục  (Công ty du lịch sẽ làm check in online trước cho Quý khách).

15h50: Chuyến bay mang ký hiệu VN1207 cất cánh đưa đoàn đi sân bay Cần Thơ

18h10: Đến sân bay Cần Thơ, xe và hướng dẫn viên địa phương đón đoàn khởi hành về nhà hàng dùng bữa tối, sau đó trở về khách sạn nhận phòng nghỉ ngơi.

Tối: Đoàn tự do khám phá thành phố Cần Thơ về đêm

Đoàn nghỉ đêm tại Cần Thơ – khách sạn Ninh Kiều Riveside 4*

NGÀY 2 : CĂN NHÀ MÀU TÍM – BẠC LIÊU – CÀ MAU             ( Ăn sáng, trưa, tối )

06h30: Đoàn trả phòng, ăn sáng tại khách sạn, Xe đưa Quý khách khởi hành đi tham quan  “ Căn nhà màu tím – Coffee – Phim trường”, là địa điểm thưởng thức cà phê, phim trường. Đúng như tên gọi, từ căn nhà, chi tiết trang trí đến chiếc xe đạp, xích đu, ghế ngồi… ở nơi này đều tràn ngập sắc tím. Tím nhạt, tím sen, tím đậm, rồi tím rịm… màu tím “đốn tim” du khách khi đến đây, ngoài ra còn bố cục những không gian nhà đặc trưng Nam bộ xưa  để lưu giữ ký ức, lưu giữ ký ức điện ảnh với những chiếc máy quay, vô tuyến tuổi đời vài mươi năm hay màn hình test-card là ký ức của nhiều thế hệ. (vé vào cửa đã bao gồm 1 đồ uống đi kèm)

09h30: Đoàn lên xe khởi hành đi Bạc Liêu. (100km)

12h15: Đoàn đến TP Bạc Liêu, trở về nhà hàng dùng bữa trưa.

13h30: Đoàn di chuyển vào tham quan  Nhà công tử Bạc Liêu – Nơi lưu giữ những giai thoại và câu chuyện về Công tử Bạc Liêu. Ngoài việc tham quan hệ thống nhà cổ độc đáo này bạn còn được xác minh những câu chuyện cùng người con của Công Tử Bạc Liêu. Chú hiện đang bán sách và là một chứng nhân đặc biệt của truyền kỳ Hắc Công Tử – Công tử Bạc Liêu.

Sau đó đoàn tiếp tục lên xe khởi hành đi tham quan Công trình Điện Gió Bạc Liêu – một trong những điểm checkin chụp hình nổi tiếng tại khu vực Miền Tây. nằm ở phía đông của Tp Bạc Liêu, với những tuabin quạt gió khổng lồ, cảnh quan rất kỳ vỹ. Điện gió Bạc Liêu là 1 trong những nhà máy điện gió đầu tiên ở Việt Nam.

16h30: Đoàn lên xe khởi hành về TP Cà Mau. (87km)

18h30: Đến Cà Mau, quý khách ăn tối tại nhà hàng, sau đó trở về khách sạn nhận phòng

nghỉ ngơi.

Tối: Quý khách, tự do khám phá thành phố Cà Mau.

Đoàn nghỉ đêm tại Cà Mau – Mường Thanh Luxury 5*

NGÀY 3 : ĐẤT MŨI NĂM CĂN – CẦN THƠ                                 ( Ăn sáng, trưa, tối )

07h00: Đoàn trả phòng, ăn sáng tại khách sạn, Xe đưa Quý khách đến Năm Căn, đoàn tieps tục lên xe điện đưa Đoàn vào Tham quan và chụp ảnh tại mốc tọa độ quốc gia – GPS 0001, Pano biểu tượng của đất Mũi Cà Mau. Tiếp đó Quý khách chinh phục Vọng Hải Đài cao 20,5m ngắm nhìn toàn bộ cảnh Đất Mũi….

11h00: Quý khách ăn trưa tại nhà hàng Đất Mũi.

12h15: Quý khách lên xe khởi hành về thành phố Cần Thơ (~ 200km)

17h00: Quý khách đến thành phố Cần Thơ, nhận phòng khách sạn, tự do nghỉ ngơi

Tối: Đoàn ăn tối tại nhà hàng,  Sau bữa tối đoàn tự do khám phá thành phố Cần Thơ .

Đoàn nghỉ đêm tại Cần Thơ – khách sạn Ninh Kiều Riveside 4*

NGÀY 4 : MIẾU BÀ – RỪNG CHÀM TRÀ SƯ  – HÀ NỘI ( Ăn sáng, trưa )

06h00: Đoàn trả phòng, ăn sáng tại khách sạn, sau đó lên xe khởi hành đi Miếu Bà Chúa Xứ (Châu Đốc – Tỉnh An Giang).

09h30: Đến Châu Đốc, Quý khách  vào lễ tại Miếu Bà Chúa Xứ, ngôi miếu nổi tiếng linh thiêng của khắp các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long.

10h00: Đoàn lên xe khởi hành đi Rừng Tràm Trà Sư. Khu rừng ngập nước đặc sắc và tiêu biểu của tỉnh An Giang, nơi có hàng vạn con cò – vạc về đây kiếm ăn, làm tổ. Quý khách len lỏi theo chiếc xuồng máy vào sâu trong rừng tràm và ngắm nhìn những đàn cò vạc bay rợp cả 1 khoảng trời.

12h00: Quý khách ăn trưa tại nhà hàng trà sư, thưởng thức những món ngon đồng quê tại rừng tràm. Sau đó lên thuyền đưa đoàn khởi hành về bến.

13h30: Đoàn lên xe khởi hành về Cần Thơ.

17h00: Đến sân bay Cần Thơ, đoàn làm thủ tục checkin

18h50: Máy bay mang ký hiệu VN1206 cất cánh đưa đoàn về Hà Nội (bữa tối khách tự túc). 21h05: Đến sân bay Nội Bài. Kết thúc chương trình !

Tour Cần Thơ Châu Đốc

Tour Cần Thơ Châu Đốc rừng tràm Trà Sư 1 ngày giá rẻ dành cho quý khách muốn khám phá vẻ đẹp của An Giang. Quý khách sẽ được tham quan rừng tràm Trà Sư, viếng Miếu Bà Chúa Xứ, vãng cảnh chùa Hang. Du Lịch Nụ Cười Mê Kông hân hạnh được đồng hành cùng quý khách.

Điểm tham quan nổi bật trong tour rừng tràm Trà Sư 1 ngày

Khám phá thiên nhiên rừng Tràm Trà Sư hùng vĩ. Chinh phục cây cầu tre xuyên rừng dài nhất Việt Nam

Viếng Miếu Bà Chúa Xứ – Địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng tại miền Tây

Viếng Lăng Thoại Ngọc Hầu – ghi ơn người anh hùng mở cõi, kênh đào Vĩnh Tế

Vãng cảnh chùa Hang – Lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh ở Châu Đốc.

Địa điểm đón khách

Hướng dẫn viên đón quý khách tại khách sạn hoặc điểm hẹn của quý khách.

Lịch trình tour chùa Bà Châu Đốc rừng tràm Trà Sư 1 ngày

quý khách thưởng thức món đặc sản trứ danh06h00: Xe đón đoàn tại khách sạn, quý khách khởi hành đi Châu Đốc bắt đầu hành trình tour rừng tràm Trà Sư 1 ngày. Khi đến Long Xuyên, “Cơm Tấm Long Xuyên” (Công ty tặng kèm).

Trưa: Đoàn dùng cơm trưa với những món ăn dân dã – cá lóc nướng, chuột chiên nước mắm, gà nướng mật ong, canh chua cá lóc, lẩu mắm… Quý khách nghỉ ngơi tự do.

13h00: Rời Trà Sư quý khách tiếp tục di chuyển đến Tri Tôn, quý khách sẽ bắt gặp những đồng lúa “cò bay thẳng cánh” theo mô hình cánh đồng mẫu lớn của An Giang. Và những cánh đồng Thốt Nốt mang đậm nét đặc trưng của đồng bào Khmer Nam Bộ.

13h30: Đoàn khởi hành đến thành phố Châu Đốc và tham quan:

Xe đi tour chất lượng tốt phục vụ suốt tuyến tham quan tùy theo số lượng khách.

Vé vào cổng tham quan.

Vé tàu tham quan rừng Trà Sư

Tặng ăn sáng đặc sản “Cơm Tấm Long Xuyên“

Bữa ăn chính: 1 bữa ăn trưa.

Bảo hiểm du lịch với mức bồi thường thiệt hại tối đa 20.000.000 đồng.

Hướng dẫn viên thuyết minh và phục vụ trong chuyến tham quan.

Quà tặng: nước uống trên đường đi.

Chùa Hang – Phước Điền Tự: Có lịch sử hơn 100 năm tuổi, là một trong bốn di tích văn hóa lịch sử của núi Sam, được bộ Văn hóa xếp hạng.

Thức uống giải khát trong bữa ăn.

Các chi phí cá nhân: chụp ảnh, điện thoại, nước uống trong phòng.

Phí bồi dưỡng tổ phục vụ.

Vé máy bay

VAT

15h00: Đoàn chia tay An Giang, Xe và HDV đưa Đoàn về lại Cần Thơ.

Chiều: Về đến Cần Thơ, Xe và HDV đưa đoàn về lại điểm hẹn hoặc điểm đón ban đầu. Kết thúc chuyến hành trình tham quan An Giang trong tour đi rừng tràm Trà Sư 1 ngày. Trước khi chia tay, HDV thay mặt công ty nói lời chào tạm biệt, xin cảm ơn và hẹn gặp lại quý khách.

Trên 10 tuổi: Bằng vé người lớn.

Từ 6 – 9 tuổi: 75% giá tour.

Dưới 6 tuổi: Miễn phí giá tour. (bố mẹ tự lo).

10h00: Đến bìa rừng Trà Sư, quý khách di chuyển bằng “tắc ráng” xuyên rừng Tràm Trà Sư. Đoàn sẽ được len lỏi giữa những đầm sen hương thơm ngạt ngào, những dãy bèo xanh thẫm, tiếp tục quý khách còn được trải nghiệm ngồi “xuồng ba lá” tham quan khu vực cò, vạc làm tổ đẻ trứng rất thú vị.

Công ty Cổ phần Thương mại Du lịch Nụ Cười Mê Kông

Dịch vụ bao gồm

Dịch vụ không bao gồm

Quy định cho trẻ em

Các tour Cần Thơ Châu Đốc rừng tràm Trà Sư nổi bật

Liên hệ tư vấn – đặt tour rừng tràm Trà Sư 1 ngày

Chùa Bà Châu Đốc An Giang

Chùa Bà Châu Đốc An Giang là một ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng bậc nhất xứ nam bộ. Cứ mỗi dịp tết đến xuân về, người người nhà nhà lườm lượp kéo về cầu bình an, xin tài lộc,… Tuy nhiên ít ai trong số đó biết được những câu chuyện thú vị xung quanh nguồn gốc của ngôi chùa. Bài viết sau đây sẽ lý giải tất cả những câu chuyện ấy và đưa ra cho các bạn những kinh nghiệm trong dịp hành hương về chùa Bà Châu Đốc An Giang.

Chùa Bà Châu Đốc 1 hay còn gọi là chùa Bà Chúa Xứ có địa chỉ ở chân núi Ngọc Lãnh Sơn – Núi Sam- Châu Đốc tỉnh An Giang.

Tuy nhiên, cần phân biệt chùa Bà Châu Đốc An Giang với hai ngôi chùa khác là Chùa Bà Châu Đốc 2 và 3.

Chùa Bà Châu Đốc 2 nằm ở huyện nhà bà – TP Hồ Chí minh, còn chùa Bà Châu Đốc 3 có địa chỉ ở quận 9.

Nếu xuất phát từ trung tâm TP An Giang, các bạn có thể đi đến chùa Bà Châu Đốc theo đường tỉnh 945 và quốc lộ 91 đến Tân Lộ Kiều Lương.

Sẽ có hướng dẫn chỉ đường đến chân núi Sam – nơi tọa lạc chùa Bà Châu Đốc.

Những du khách đến từ xa, tốt nhất các bạn nên tham khảo những tour du lịch trọn gói đến chùa Bà Châu Đốc để có được những chỉ dẫn tận tình nhất.

Hoặc tập hợp thành nhóm và thuê xe khách đến chùa, hiện nay phục vụ xe đi chùa Bà Châu Đốc có nhà xe khách Phương Trang dịch vụ rất tốt.

Đặc biệt, con đường đến chùa Bà Châu Đốc phải băng qua sông mới có thể đến đích được.

Du khách chắc hẳn sẽ nhớ trải nghiệm đi chùa bằng phà tại Châu Giang – phú Hiệp.

2. Truyền thuyết về nguồn gốc chùa Bà Châu Đốc An Giang

Truyền thuyết kể rằng xưa kia, trên đỉnh núi Sam có bức tượng bằng sứ tạc hình một bà lão hiền lành, phúc hậu.

Người dân trong vùng coi bà như thần và thờ tụng trên đỉnh núi.

Nhưng đầu thế kỉ 18, tượng Bà Chúa Xứ tỏ ra rất linh ứng, người dân địa phương bảo nhau đưa tượng bà xuống chân núi để tiện cho việc hương khói và thờ cúng.

Nhưng kỳ lạ là cả làng huy động hết thảy những thanh niên cường tráng nhất nhưng vẫn không thể nhấc nổi tượng bà.

Khi đó, có điềm báo rằng chỉ cần có 9 cô gái đồng trinh là có thể đem được tượng bà xuống núi.

Quả nhiên là thật, tượng bà được chuyển xuống nhưng đi đến chân núi thì lại không thể di chuyển thêm được nữa.

Từ đó, vị trí chân núi Sam người ta dựng miếu thờ bà Chúa Xứ hay nhiều người vẫn gọi là chùa Bà Châu Đốc.

Bởi lẽ đây thực chất là ngôi miếu nhưng lại có quy mô tầm cỡ như một ngôi chùa.

Chùa Bà Chúa Xứ xuất hiện trên đỉnh núi Sam từ khi nào vẫn còn là một câu hỏi lớn, kể cả với các nhà khảo cổ học.

Theo kết quả khảo cổ của một nhà khảo cổ người Pháp thì tượng Bà Chúa Xứ rất có thể là vết tích cổ của nền văn hóa Óc Eo ở cuối thế kỉ thứ 6.

Và thực chất đây là bức tượng tạc một người đàn ông được tạc bằng đá son bởi người Khmer cổ, nó mang giá trị nghệ thuật và lịch sử rất lớn.

Minh chứng thêm cho điều này đó là lớp đá trầm tích được dùng làm bệ đỡ cho tượng Bà Châu Đốc cũng không phải là loại đá có thể tìm thấy ở địa phương.

Đây là một loại đá có màu xanh đen rất hiếm thấy.

Còn việc tại sao pho tượng lại bị mất đi một bên cánh tay thì được giải thích như sau: xưa kia, khi những tên trộm cổ vật tìm đến đây.

Chúng muốn lấy đi pho tượng nhưng không thể nhấc lên được nên đã tức giận và quật gãy một bên cánh tay tượng.

Do đó, tượng chùa Bà Châu Đốc là pho tượng có lịch sử lâu đời nhất tại Việt Nam hiện nay.

4. Kiến trúc chùa Bà Châu Đốc An Giang – miếu Bà Chúa Xứ

Từ khi được chuyển xuống chân núi Sam, chùa Bà Chúa Xứ đã trải qua rất nhiều lần tu sửa.

Từ chỗ ban đầu chỉ là ngôi miếu bằng gỗ tre rồi được tu sửa lại bằng gạch hồ năm 1970. Đến những năm 60 của thế kỉ trước người ta mới dựng lại miếu bằng đá và lợp ngói âm dương.

Từ đó về sau ngôi miếu liên tục được tôn tạo và mở rộng để có được diện mạo mới rộng rãi và khang trang thành chùa Bà Châu Đốc như hiện nay.

Nhìn tổng thể, ngôi chùa có kiến trúc dạng hình tự là “quốc”, phần mai có kiến trúc 3 tầng với góc viền cong vút hình đầu rồng, khối tháp hình bông sen.

Vào phía trong, có thể nhận thấy lối kiến trúc Ấn Độ là chủ đạo. Những bức tượng thần lớn có dáng dấp vạm vỡ đưa bàn tay khỏe khoắn ra đỡ lấy những đầu kèo phía trên.

Những hình vẽ trang trí trên tường và khung cửa đều được gia công tỉ mỉ đến từng chi tiết nhỏ nhất cùng với rất nhiều câu đối và những bức hoành phi trang nghiêm.

Chính giữa điện chùa Bà Châu Đốc chính là bức tượng Bà Chúa Xứ. Xung quanh được bố trí bàn thờ Hội đồng, thờ Cô, thờ Cậu, …

Phía sau tượng bà là 4 chiếc cột cổ từ thời khởi nguyên xây chùa vẫn còn giữ lại.

Lễ hội Vía ở Chùa Bà Châu đốc diễn ra vào dịp từ 23-27/4 âm lịch hàng năm. Trong ngày hội chính là vào 25/4 âm lịch.

Đây là một lễ hội rất đặc sắc và đã được công nhận là lễ hội cấp Quốc gia.

Trong dịp lễ hội Vía du khách sẽ có dịp tham gia chứng kiến nhiều nghi lễ trang trang trọng mà duy nhất chỉ có ở đây như: lễ tắm Bà, lễ thỉnh sắc, lễ túc yết,…

Ngoài ra, dịp lễ hội Vía hay dịp đầu xuân năm mới chùa Châu Đốc đều đón đoàn người hành hương rất đông đến đây cúng khấn vái, cầu lộc, cầu làm ăn phát đạt, mua may bán đắt,…

6. Kinh nghiệm cho du khách đến hành hương chùa Bà Châu Đốc.

Cũng chính bởi sự linh thiêng của chùa Bà Châu Đốc mà nơi đây rất nhiều vấn nạn tồn tại, lời khuyên cho du khách khi đi hành hương tại chùa đó là:

+ Không thuê lễ vật của những “tay cò lễ” ở cổng chùa để đưa vào chùa viếng thần linh.

Thật vậy ở đây có những tiểu thương hành nghề cho thuê lễ vật, du khách sẽ trả tiền để được mang lễ vật đó đi cúng lễ, nhưng rồi lại phải trả lại khi hành lễ kết thúc.

Thế rồi, lễ vật ấy lại được đem cho người khác thuê. Như vậy, việc hành lễ chẳng phải trở nên vô nghĩa sao ?

+ Không mua đồ lễ trước của chùa

Không mua bất kì thứ gì được chào bán ở khu vực gần cổng chùa, bạn sẽ rất dễ bị chặt chém với mức giá cắt cổ.

Tốt hơn hết, du khách nên chuẩn bị hương nhang hay lễ vật như hoa quả bánh kẹo từ nhà, hoặc nếu cần thiết thì mua tại những cửa hàng và phải hỏi giá thật kỹ.

Tuyệt đối tránh mua hàng của những người mời chào bán rong ở ngoài. Vì ngoài việc bị chặt chém với giá cao, bạn còn có thể bị những “kẻ ăn xin” đeo bám.

+ Chú ý Trang phục đi lễ

Ăn mặc lịch sự và tránh cười nói quá to, vì đó những điều kiêng kỵ khi đi hành hương nơi cửa phật.

Đề phòng những kẻ “ban lộc”. Thật vậy, chùa Bà Châu Đốc có một vấn nạn đó là những kẻ “ban lộc”.

Bạn sẽ bất đắc dĩ mà phải nhận túi quà nhỏ hay vật cúng lễ gì đó mà họ cố tình dúi vào tay bạn rồi viện cớ là “trả lễ” mà đeo bám đòi “món tiền lễ” đó.

Những kẻ này sẵn sàng văng lời tục tĩu nếu số tiền “trả lễ” mà chúng nhận được ít.

Đến chùa Bà Châu Đốc An Giang tốt nhất bạn chỉ nên mang theo một số tiền vừa đủ chi tiêu trong chuyến đi và không đem theo những vật dụng trang sức đắt tiền.

Vì trong lúc đông người rất dễ bị kẻ gian lợi dụng mà móc túi hay cướp giật. và nếu có đem theo túi, ví thì cần giữ cẩn thận.

Chùa Bà Châu Đốc An Giang vào những dịp lễ hội hay đầu xuân năm mới rất đông khách đến hành hương.

Cả ngày khách lườm lượp ra vào có khi đến hàng ngàn người nên khó tránh khỏi cảnh chen lấn, xô đẩy.

Cho nên, nếu muốn hạn chế tình trạng này các bạn có thể căn chỉnh thời gian để đến chùa hành hương vào buổi sáng sớm.

Mách bạn một địa chỉ nghỉ chân, nhà nghỉ cho những du khách từ xa đến cần tìm khách sạn nghỉ chân.

Các bạn có thể lựa chọn khách sạn có view rất đẹp nằm trên sườn núi Sam, đó là khách Sạn Victoria Núi Sam có khuôn viên tuyệt đẹp.

Qua đó bạn đọc có thể có cái nhìn toàn diện đúng đắn hơn về lịch sử, những câu chuyện cổ tích hay truyền thuyết li kì và thú vị xoay quanh nguồn gốc ngôi chùa này.

Thêm nữa những kinh nghiệm khi đến hành hương tại chùa Bà Châu Đốc An Giang chắc chắn sẽ đem lại cho bạn những kiến thức bổ ích có một chuyến đi ý nghĩa.

Đọc thật chậm: Chùa núi Châu Thới tx Dĩ An, Bình Dương- Đường đi, Kinh nghiệm du lịch

Bài Cúng Bà Chúa Xứ Châu Đốc

Truyền thuyết và các huyền thoại xung quanh tượng Bà và nguồn gốc của tượng Bà đến nay cũng ko rõ. Trong quá khứ, khi dân chúng được che chở dưới sự bảo hộ của Bà thì Bà hiện xưng là Bà Chúa Xứ (có nghĩa là Bà chủ Bà Chúa của nơi đất địa này). Cấu trúc tượng bà ko có tay chân hay khuôn mặt rõ ràng, toàn thân bà là hình khối đá nặng hơn 3 tấn, người dân khi Phụng Thỉnh Bà xuống núi và an vị đã vẽ thêm nét mặt của Bà. Do vậy toàn thân Bà được phủ trong áo bào của dân chúng phụng cúng, đầu đội mão, đôi mắt cùng ánh mắt long lanh có thần sống động, đôi khi với các tín đồ rất rất rất ư tin tưởng và phụng thờ, họ luôn cảm ứng về sự linh thiêng của Đức Bà. Riêng Cao Đài Giáo Lý phong bà hiệu là: Khiết Cửu Nương.

Miếu Bà Chúa Xứ là một công trình kiến trúc đẹp và tôn nghiêm, tọa lạc dưới chân núi Sam, thuộc phường Núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang. Đây là một di tích nổi tiếng ở khắp vùng Đồng bằng sông Cửu Long, hàng năm thu hút gần 2 triệu lượt người đến cúng bái, tham quan. Khách hành hương, du lịch đến từ khắp nơi trên cả nước, tạo nên một mùa lễ hội sôi nổi, đông đảo kéo dài suốt nhiều tháng.

Theo số liệu của Sở Văn hoá – Thể thao – Du lịch An Giang, nếu năm 1990 có khoảng 1 triệu du khách đến miếu Bà thì năm 2007 đã có trên 2,5 triệu lượt người đến. Sồ tiền khách thập phương hỷ cúng tại miếu mỗi năm lên đến hàng chục tỷ đồng. Nhiều dự án giao thông, trường học, trạm cấp nước phục vụ cho dân làng Vĩnh Tế đã được xây dựng từ nguồn tiền này. Năm 2001, lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam được chính thức công nhận là lễ hội quốc gia. Năm 2008, lễ hội được tổ chức với tên gọi Tuần lễ quốc gia Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam. Lễ hội chính thức khai mạc vào tối ngày 25-05 tại Trung tâm thương mại núi Sam. Lễ khai mạc đã thu hút khoảng 10.000 lượt khách trong nước và quốc tế đến tham dự. Dịp này, Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam đã tiến hành nghi thức trao giấy xác nhận và cúp lưu niệm kỷ lục Việt Nam đối với “Ngôi miếu lớn nhất Việt Nam” và “Tượng bà bằng đá sa thạch xưa và lớn nhất Việt Nam” cho đại diện Ban quản trị lăng miếu núi Sam.

Hương tử con lễ bạc tâm thành, cúi đầu thành tâm kính lễ Bà Chúa Sứ.

cúi xin được phù hộ độ trì. Hương tử con là: Ngụ tại:….

Ngày hôm nay là Ngày….. Tháng….. Năm.

Con sắm sửa kim ngân, hương hoa, lễ vật chí thiết một lòng thành tâm dâng lễ, sám hối cầu xin phù hộ cho hương tử con được: gia quyến bình an, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, bách sự cầu được như ý. ……. (Muốn gì cầu xin) Hương tử con lễ bạc tâm thành, cúi đầu thành tâm kính lễ Bà Chúa Sứ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Kinh nghiệm viếng Chùa Bà (Châu Đốc)

Tọa lạc dưới chân núi Sam ở thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang, miếu Bà Chúa Xứ từ lâu đã là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng miền Tây, mỗi năm đón khoảng 2 triệu lượt khách hành hương. Thời điểm đông người viếng nhất là từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch. Đặc biệt trong tháng giêng, chùa lúc nào cũng tấp nập khách thập phương.

Tuy nhiên, khi đến những ngày này một điều quan tâm nhất của ban quản lý chùa Bà cũng như chính quyền sở tại là nạn lọc lừa, dụ, gạt và rồi móc túi du khách diễn ra nhan nhản.

– Lễ vật: Lễ vật cúng bà được đông đảo người đi hành hương là heo quay, từ đó xảy ra dịch vụ cho thuê heo quay mướn. Du khách đến đây, có thể thuê heo quay được tính bằng Kg, sau khi cúng vái xong thì chú heo quay ấy sẽ trở về vòng quay cho thuê người tiếp theo…liệu như thế bạn chứng tỏ lòng thành của mình hay chỉ là góp phần cho nạn cò heo quay lộng hành??. Do vậy, nếu bạn không thể mang heo quay từ nhà thì tốt nhất là không mua hoặc thuê heo quay tại chùa.

Nếu không mua trên đường đi thì nên vào các cửa hàng lớn xung quanh chùa và hỏi kỹ giá cả trước khi mua. Không nên mua nhang đèn từ những người bán lẻ đi theo mời mọc vì ngoài giá đắt hơn. Sau khi mua bạn còn phải tiếp tục “chịu đựng” những người đi theo chèo kéo mua vé số, xin tiền, gửi lộc…

– Ăn xin: Tình trạng ăn xin diễn ra rầm rộ khi ngày lễ diễn ra, đừng nên cho tiền ăn xin vào ngày này nếu như bạn muốn bị hàng chục người ăn xin khác vây bạn như thể bạn là một “ngôi sao”. Mặc khác, tình trạng giả bệnh, giả cụt chân, tay…được biến hóa một cách rất tài tình…lợi dụng tình trạng này mà móc túi, giật đồ diễn ra mà bạn không hay biết.

– Lộc “trời cho “: Bạn đang thẩn thần thành tâm viếng chùa, bỗng một người lạ đến đưa bạn một túi nhỏ trong đó đủ thứ những vật cúng hoặc một tờ giấy 500 đồng được xếp theo đủ kiểu dúi vào tay, túi áo…cho bạn, ngay lập tức hãy trả lại hoặc bỏ mà đi vào chùa nếu như bạn không muốn bị dính vào cảnh người dúi túi lộc đó cho bạn đi theo xin tiền “trả lễ”. Tuy là nói tùy hỷ, nhưng nếu bạn trả lộc ít thì bạn sẽ nhận lại ngay những lời lẽ thô tục.

– Giữ chặt ví tiền: Tháng giêng, miếu Bà Chúa Xứ lúc nào cũng đông khách hành hương. Khi vào khu vực chính điện của miếu, bạn phải hết sức cẩn thận với ví tiền của mình. Khi đi chùa, không nên mang theo nhiều tiền mặt, nếu để trong túi xách thì phải cài chặt và quay túi xách ra phía trước để tránh bị mất cắp.

– Chen lấn: Không thể tránh khỏi khi mà hàng trăm ngàn người đổ về chùa bà cùng lúc. Đây là cơ hội của bọn móc túi rinh tiền, điện thoại, nữ trang của bạn, do đó khi đã viếng bà những ngày này tuyệt đối không nên mang nữ trang trên người, điện thoại và ví tiền nên bỏ vào tùi quần có dây kéo cẩn thận và khó luồng tay vào được.

Lễ vật cúng Bà Chúa xứ núi Sam. Những điều cần biết khi bạn chuẩn bị đi viếng Bà Chúa xứ núi Sam

Gần đến ngày viếng bà chúa xứ núi Sam, một trong những lễ hội lớn được công nhận lễ hội văn hóa cấp quốc gia. Có đến đây, du khách mới có thể cảm nhận được sự tâm linh của đông đảo người dân dành cho bà chúa xứ núi Sam là như thế nào…

Lễ vật cúng Bà Chúa Xứ

– Trái cây – Hoa lay ơn – Nhang rồng phụng 5 tất – Đèn cầy – Gạo hủ – Muối hủ – Trà pha sẵn – Rượu nếp Hà Nội 420ml – Nước chai 500ml – Giấy cúng Bà Chúa Xứ – Bánh kẹo – Trầu cau – Chè – Xôi – Cháo trắng – Bộ Tam sên – Vịt luộc – Gà luộc – Heo quay con – Bánh bao

Bạn đang xem bài viết Cần Thơ – Cà Mau – Châu Đốc trên website Iseeacademy.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!