Cập nhật thông tin chi tiết về Cha Mẹ Học Cùng Con Như Thế Nào? mới nhất trên website Iseeacademy.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Nhiều phụ huynh đã học cùng con nhưng vẫn còn lúng túng không biết phải làm như thế nào mới hiệu quả. Bởi đã có những nghiên cứu chỉ ra: một số trường hợp cha mẹ học cùng con đã làm cho con kém đi (!). Lại có phụ huynh chia sẻ là không nên học cùng con.
Xin chia sẻ bài viết của PGS. TS. Nguyễn Hữu Hợp về vấn đề này.
Một ví dụ cha mẹ học cùng con
Có mấy kiểu cha mẹ học cùng con?
– Làm thầy của con: Cha mẹ có thể dạy cho con những cái mới mà con chưa được học ở trường hoặc giúp trẻ vận dụng những điều đã học vào thực tiễn cuộc sống hằng ngày. Khi đó, cha mẹ nên đưa con vào tình huống có vấn đề để tạo hứng thú, kích thích tư duy của trẻ. Ví dụ: sau khi con học bài diện tích hình chữ nhật (lớp 3), cha mẹ có thể hỏi: Nhà ta định lát lại sân bằng gạch mới, con tính giúp bố cần bao nhiêu viên gạch, diện tích mạch ghép coi như không đáng kể?
Tại sao nên tăng cường học cùng con?
– Tạo tình cảm gắn bó giữa cha mẹ và con cái, con cái cảm nhận được sự gần gũi, quan tâm của cha mẹ dành cho mình nói chung và đối với việc học tập của mình nói riêng.- Giúp trẻ cảm nhận được ý nghĩa của sự học đối với thực tiễn cuộc sống của mình, tạo cho trẻ thói quen gắn nội dung học tập với thực tiễn cuộc sống hằng ngày.- Giúp trẻ học tập một cách nhẹ nhàng, hiệu quả, hứng thú, qua đó, trẻ củng cố được kiến thức, hình thành được những kỹ năng, nhất là kỹ năng tư duy.- Cha mẹ biết được việc học tập ở trường của con, học lực của con; từ đó, có biện pháp thích hợp để bù khuyết hay phát triển khả năng của trẻ.
Có những thách thức gì khi học cùng con?
– Tra vấn trẻ bởi “ta là cha, là mẹ có quyền đó” (kiểu hỏi này làm trẻ sợ sai, thiếu tự tin…).- Áp đặt trẻ, nổi nóng với trẻ khi trẻ thất bại (trẻ hoảng sợ, co người lại và “xù lông nhím” làm cho việc cùng học thất bại).- Thiếu hiểu biết khả năng, năng lực của trẻ, đưa ra nội dung không vừa sức – quá khó hay quá đơn giản (nội dung không vừa sức dễ làm cho trẻ mất hứng thú).- Thiếu thời gian dành cho trẻ (năm thì bảy họa mới hỏi trẻ vài câu thì cũng ít tác dụng).- Thiếu kiến thức sư phạm của cha mẹ (cha mẹ không biết đặt ra những câu hỏi, vấn đề thú vị, vừa sức thì khó kích thích được tư duy, gây hứng thú đối với trẻ hay cha mẹ muốn “cùng học” này vào thời điểm không thích hợp đối với trẻ…).
@Làm được người cha mẹ tốt khó quá, các bạn nhỉ.
PGS. TS. Nguyễn Hữu Hợp(Khoa GDTH, ĐHSP Hà Nội)Nguồn: Nhóm FB “Mẹ vì Con”
Cha Mẹ Học Tiếng Anh Cùng Con Lớp 5
Giới thiệu Cha Mẹ Học Tiếng Anh Cùng Con Lớp 5
Cha Mẹ Học Tiếng Anh Cùng Con Lớp 5
Cuốn sách Cha mẹ học cùng con lớp 5 nằm trong bộ “Cha mẹ cùng con học tiếng anh” ( lớp 3, lớp 4, lớp 5) là cuốn sách giúp cha mẹ có thể dạy và hướng dẫn con cùng học tiếng anh dù không biết (hoặc biết một chút) tiếng anh.
Nội dung sách:
Cuốn sách gồm hai phần chính: Phần hướng dẫn cha mẹ học tiếng Anh cùng con, giúp cha mẹ hiểu và có phương pháp hỗ trợ việc học tiếng Anh cùng con. Phần hai là các phiếu bài tập giúp con ôn tập, củng cố, nâng cao năng lực tiếng Anh đã học trên lớp, đồng thời giúp cha mẹ kiểm tra trình độ tiếng Anh cần đạt của con sau mỗi bài học. Cụ thể là:
Phần một: Hướng dẫn cha mẹ học tiếng Anh cùng con được biên soạn theo đường hướng dạy học hiện đại, trên cơ sở mô hình G.I.P.O ( Outcome). Qúi vị bắt đầu học cùng con bằng việc xác định mục tiêu giao tiếp (Goal), tiếp đến là tìm hiểu nội dung ngôn ngữ đầu vào (Input), sau đó, cha mẹ cùng con luyện tập ngôn ngữ trong giao tiếp theo một qui trình chặt chẽ (Procedure) và cuối cùng là đánh giá kết quả học tập theo yêu cầu cần đạt (Outcome). Với đường hướng dạy học này, chúng tôi hi vọng cha mẹ sẽ cùng con học tiếng Anh dễ dàng, nhanh chóng và hiệu quả.
Phần hai: Bao gồm hệ thống các bài tập cơ bản và cốt lõi nhất nhằm từng bước nâng cao năng lực giao tiếp tiếng Anh (nghe, nói, đọc, viết) trên cơ sở các kiến thức ngôn ngữ chức năng (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp). Các bài tập được lựa chọn và sắp xếp theo các bài (Lesson) của 20 đơn vị bài học (Unit) trong sách giáo khoa Tiếng Anh lớp 5. Hệ thống các bài tập được chia thành các phiếu học tập.
Ba phiếu học tập của mỗi đơn vị bài học là:
Lesson 1 gồm ba bài tập: Bài 1 nhấn đến luyện từ vựng, bài 2 luyện cấu trúc chức năng câu và bài 3 luyện nghe – nói tương tác.
Lesson 2 gồm ba bài tập: Bài 1 nhằm ôn tập và mở rộng vốn từ vựng, bài 2 luyện kết hợp từ vựng trong các cấu trúc câu và bài 3 luyện kĩ năng nghe hiểu.
Lesson 3 gồm ba bài tập: Bài 1 nhấn mạnh đến luyện chức năng ngôn ngữ, bài 2 luyện ngữ âm qua nghe và bài 3 luyện kết hợp hai kĩ năng đọc và viết.
Đáp án của các bài tập trong các phiếu và lời của phần nghe trong đĩa được thể hiện trong phần hướng dẫn học cùng con.
Đây là lần đầu tiên một cuốn sách hướng dẫn cha mẹ học tiếng Anh cùng con, cũng là lần đầu có sự kết hợp giữa hướng dẫn dạy học tiếng Anh hiện đại với hệ thống bài tập cốt lõi hỗ trợ việc học môn tiếng Anh. Đặc biệt, các bài tập nghe được các chuyên gia người Anh đọc lời và ghi trong đĩa CD.
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại sản phẩm hoặc phương thức, địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, …
Bài Văn Khấn Cúng Giỗ Cha Mẹ, Ông Bà Nội Ngoại Như Thế Nào
Cúng giỗ là một phong tục tập quán của người Việt chúng ta từ xưa đến giờ, nhằm tưởng nhớ lại người đã mất. Để chuẩn bị buổi cúng giỗ diễn ra tốt đẹp, người thân trong nhà phải chuẩn bị đầy đủ các nghi thức cúng, mâm cúng giỗ và đặc biệt là bài văn khấn cúng giỗ. Vậy Bài văn khấn cúng giỗ cha mẹ, ông bà nội ngoại như thế nào?
Ý nghĩa của việc cúng giỗ cha mẹ, ông bà nội ngoại
Việc thờ cúng tổ tiên đã trở thành quốc đạo, có người đề cao là “Đạo Ông Bà”, được xã hội coi như là một tiêu chuẩn quan trọng của nề nếp gia phong, là hành vi hợp đạo đức truyền thống. Vì nó bắt nguồn từ lòng hiếu thảo của con cháu luôn tưởng nhớ công ơn tổ tiên ông bà và đấng sanh thành, cơ sở gắn bó mảnh đất quê hương, yêu thương bà con dòng họ, làng xóm, là đầu mối của tình yêu tổ quốc, đồng bào.
Thờ cúng tổ tiên còn bắt nguồn từ quan niệm “dương sao âm vậy” và con người có linh hồn “thác là thể phách, hồn là tinh anh”, dù tổ tiên đã thác nơi suối vàng nhưng linh hồn vẫn luôn quây quần bên con cháu, thường xuyên thăm nom, phù hộ con cháu lúc khó khăn, tức linh hồn người chết có mối quan hệ, có tác động đến đời sống tinh thần người sống.
Nhiều gia đình còn đặt lọ hài cốt cha mẹ,ông bà nội ngoại trên bàn thờ trong nhà, hoặc xây mộ người quá cố ngay trong vườn nhà để ông bà cha mẹ vẫn được ở gần gũi với con cháu, con cháu cũng tiện việc chăm nom, nhang khói. Nhờ coi trọng việc thờ cúng tổ tiên, con cháu luôn ăn ở phải đạo, gìn giữ gia phong, không dám làm điều sai quấy (tức không phạm luật: luật nhà, luật nước) mà phụ lòng tổ tiên, cha mẹ, ông bà.
Mâm cũng đám giỗ cha mẹ, ông bà cần những gì?
Ngày xưa nước ta trong giai đoạn đất nước trong thời bao cấp, kinh tế còn khó khăn trăm bề, nhưng tới ngày đám giỗ thật đong đầy tình cảm. Đồ cúng giỗ thời đó không cao sang. Bà con, hàng xóm đem đến mỗi người một ít những gì trong nhà mình có, người nhiều thì con gà, con vịt, người ít thì chục trứng, vài ba lon nếp, xách bánh khô, chai rượu hay nải chuối, chỉ giản đơn vậy nhưng thật vui vẻ và sum vầy.
Ngày nay kinh tế cũng khấm kha hơn, có điều kiện tiền bạc để sắm những lễ vật hoành tráng hơn. Nhưng cuộc sống bận rộn, không có nhiều thời gian để chuẩn bị, có người thì lại không biết chuẩn bị đồ cúng giỗ ra sao để đầy đủ ý nghĩa làm vui lòng người khuất.
Đồ cúng giỗ là mâm mặn, gồm những vật phẩm sau: 1. một con gà luộc 2. một miếng thịt heo luộc 3. 8 đĩa xôi 4. 8 chén cơm 5. một mâm ngủ quả 6. một bình hoa tươi 7. một bộ đồ cúng, giấy tiền, vàng mã, giấy đất 8. trầu tem cách phượng, 9. cau tươi 10. trà 11. thuốc 12. rượu
Bài văn khấn cúng giỗ cha mẹ, ông bà nội ngoại như thế nào?
Nội dung bài văn khấn giỗ đầu chi tiết như sau:
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. Con kính lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương. Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân. Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này. Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ tiên nội ngoại họ………………………… Tín chủ (chúng) con là:………………………………Tuổi…………………….. Ngụ tại:……………………………………………………………………………… Hôm nay là ngày……………tháng……….năm…………….(Âm lịch). Chính ngày Giỗ Đầu của……………………………………………………………… Năm qua tháng lại, vừa ngày húy lâm. Ơn võng cực xem bằng trời biển, nghĩa sinh thành không lúc nào quên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thâm tình, không bề dãi tỏ. Nhân ngày chính giỗ, chúng con và toàn gia con cháu, nhất tâm sắm sửa lễ vật kính dâng, đốt nén tâm hương dãi tỏ tấc thành. Thành khẩn kính mời………………………………………………………………… Mất ngày…………. Tháng………………năm…………………(Âm lịch) Mộ phần táng tại:…………………………………………………………………….. Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu bình an, gia cảnh hưng long thịnh vượng. Tín chủ con lại xin kính mời các cụ Tổ Tiên, nội ngoại, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá thúc, Cô Di và toàn thể các Hương linh gia tiên đồng lai hâm hưởng. Tín chủ lại mời vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ trong đất này cùng tới hâm hưởng. Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì. Phục duy cẩn cáo!
Nội dung bài văn khấn giỗ thường:
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. Con kính lạy Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần. Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân. Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này. Con kính lạy Tổ Tiên nội ngoại họ…………………………………………………. Tín chủ con là…………………………………………………Tuổi………………… Ngụ tại…………………………………………………………………………………. Hôm nay là ngày ………tháng ………năm………………………(Âm lịch). Chính ngày giỗ của………………………………………………………………… Thiết nghĩ…………………. Vắng xa trần thế, không thấy âm dung. Năm qua tháng lại ngày húy lâm. Ơn võng cực xem bằng trời biển, nghĩa sinh thành không lúc nào quên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thâm tình, không bề dãi tỏ. Ngày mai Cát Kỵ, hôm nay chúng con và toàn gia con cháu, nhất tâm sắm sửa lễ vật kính dâng, đốt nén tâm hương dãi tỏ tắc thành. Tâm thành kính mời………………………………………………………………… Mất ngày ……………..tháng………………….năm……………………………….. Mộ phần táng tại…………………………………………………………………….. Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia cảnh hưng long thịnh vượng. Con lại xin kính mời các vị Tổ Tiên nội ngoại, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá Thúc, Huynh Đệ, Cô Di, Tỷ Muội và toàn thể các Hương hồn gia tiên đồng lai hâm hưởng. Tín chủ con lại xin kính mời ngài Thần Linh, Thổ địa, Thổ Công, Táo Quân và chư vị Linh thần đồng lai giám cách thượng hưởng. Tín chủ lại mời vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ nhà này, đất này cùng tới hâm hưởng. Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì. Phục duy cẩn cáo!
Thờ Cúng Cha Mẹ Thế Nào Mới Đúng Phong Tục Việt?
Tiêu đề: Phong tục Thờ cúng và Đạo lý của Người Việt Nam… Người gửi: Thành Công Ngày gửi:22/8/2012 9:05:37 AM
Hầu hết người Việt Nam từ xa xưa đã có phong tục con cháu thờ cúng ông bà, cha mẹ, đó là việc hiếu nghĩa. Để thực hiện việc này, tùy điều kiện gia đình, gia chủ sẽ có không gian tưởng nhớ riêng hay chỉ là ban thờ đơn sơ, có ảnh thờ hay không nhưng đến ngày giỗ, con cháu lại tề tựu thắp hương tưởng nhớ. Nhà có điều kiện thì làm mâm cỗ giỗ. Nhà nghèo cũng cố tiết kiệm chi tiêu để có chén cơm, canh và một ít thịt, cá, trứng hay chỉ là đĩa trái cây hái trong vườn, thậm chí chỉ là nén nhang, chén nước. Không đòi hỏi cao sang nhưng nghi lễ này là để con cháu dù có cơ hội gặp mặt, đối với gia đình nghèo là bữa cỗ để cải thiện sức khỏe và quan trọng là con cháu có một bữa ăn tươi khi mà hầu hết ngày nào cũng chỉ có rau mắm và cơm độn vì kinh tế khó khăn. Nhưng “tưởng nhớ và ghi ơn” tổ tiên, ông bà, cha mẹ mới là mục đích chính. Ngày nay có phần biến tướng, cúng giỗ linh đình không cần thiết, thậm chí mệt mỏi do điều kiện vật chất đầy đủ nên việc bày biện mâm cao, cỗ đầy đôi khi lãng phí và khiến con cháu mệt mỏi, mất thời gian. Về thờ cúng thì chỉ con trai, con trưởng mới thờ chính tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Con thứ, con gái chỉ thờ vọng ông bà, cha mẹ nếu có con trưởng; thờ chính nếu chỉ có con gái. Khi cha mẹ còn sống, con cháu sống chung trong gia đình thì không thờ tổ tiên của con dâu trong nhà bởi “một nhà không được thờ 2 họ”. Tuy nhiên nếu là nhà riêng thì việc tờ cúng là bình thường bởi vợ chồng đều được phép rước vong linh cha mẹ ruột mình để thờ chính hay thờ vọng, đó là việc làm hiếu nghĩa và không thể ngăn cấm. Con cháu không thờ ông bà cha mẹ thì ai thờ? Sao một vài người lại không hiểu điều đó. Tuy nhiên, cần chú ý về cúng giỗ: Nếu thờ chính (là con trưởng hay con gái duy nhất) mới nên thắp hương, cúng giỗ chính kỵ (đúng ngày mất). Theo lệ ngày xưa, trước đó 1 ngày, con cháu sẽ viếng mộ nếu có điều kiện, làm mâm cơm gọi là “lễ thường” và mời người đã khuất về “vui vầy cùng con cháu để ngày mai “chính kỵ”. Con cháu nếu ở xa không về được (chỉ được thờ vọng) thì chỉ được cúng, giỗ trước ngày chính kỵ để “xin phép” và “báo cáo” lý do ngày nọ, ngày kia là chính giỗ nhưng vì lý do này nọ nên không về dự lễ. Dù về hay không con cháu ở xa đều “góp giỗ” bằng vất chất hay tiền để người thờ phụng chính mua sắm lễ vật, chuẩn bị cỗ cho ngày chính kỵ. Tại sao thờ chính và thờ vọng? Người xưa quan niệm rằng nếu con cháu đều cúng giỗ đúng ngày chính kỵ thì tổ tiên, ông bà, cha mẹ không biết dự nhà ai vì trùng ngày giờ; dự nhà người này thì mất lòng người kia nên đành “ở nhà nhịn đói”. Không ít gia đình do con cháu bất hòa hay do ở xa, cứ nhằm ngày chính kỵ làm giỗ. Người xưa nói: nhà có nhiều con, cứ ngày đó là chúng đua nhau làm cỗ, mời cha mẹ, nhưng vì đi đứa nọ mất lòng đứa kia, gây mất đoàn kết vì con cháu so bì, bác chú cũng khó đến chứ nói gì đến cha mẹ nên đành kiếm cớ ở nhà ăn cơm đạm bạc. Người sống còn vậy, người đã khuất càng không muốn con cháu chia lìa chỉ vì mâm cỗ. Phong tục, tập quán ngàn đời là như vậy, do đó nếu vợ chồng có nhà riêng thì việc thờ cúng ông bà, cha mẹ (thờ chính nếu là con trai hay chỉ có con gái) và thờ vọng (nếu đã có người khác thờ chính) là bình thường và hợp đạo lý. Ngay cả khi nhà đó là hương hỏa của chồng, khi cha mẹ chồng mất, vợ vẫn có thể xin phép tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã khuất “rước” vong linh ông bà cha mẹ về thờ bình thường, chỉ có điều nên để ý là bài vị phải đặt đúng vị trí “nam tả, nữ hữu” có nghĩa là nội bên trái, ngoại bên phải theo hướng nhìn vào bàn thờ. Dĩ nhiên bàn thờ nên có ít nhất 2 cấp: trên thờ tổ tiên ông bà, dưới thờ cha mẹ. Nếu có thờ thần linh thì để riêng hoặc phía trên cao hơn bàn thờ tổ tiên. Không có quy định nào “cấm” con cháu ở nhà riêng không được thờ ông bà, cha mẹ mình tại nhà như bạn Lê Hải cả… Thậm chí cha mẹ nuôi đã mất cũng được rước về để thờ nếu có hiếu và biết ơn và cũng được “cúng giỗ” chính kỵ hay không tùy theo hoàn cảnh.
Bạn đang xem bài viết Cha Mẹ Học Cùng Con Như Thế Nào? trên website Iseeacademy.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!