Xem Nhiều 3/2023 #️ Chùa Bà Thiên Hậu – Ngôi Chùa Tiêu Biểu Của Người Hoa Cà Mau # Top 4 Trend | Iseeacademy.com

Xem Nhiều 3/2023 # Chùa Bà Thiên Hậu – Ngôi Chùa Tiêu Biểu Của Người Hoa Cà Mau # Top 4 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Chùa Bà Thiên Hậu – Ngôi Chùa Tiêu Biểu Của Người Hoa Cà Mau mới nhất trên website Iseeacademy.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Chùa Bà Thiên Hậu – Ngôi chùa tiêu biểu của người Hoa Cà Mau

Chùa Bà Thiên Hậu người dân địa phương còn gọi là chùa Bà Mã Châu tọa lạc tại số 68, Lê Lợi, P.2, thành phố Cà Mau. Ngôi chùa có vị trí đắc địa phía trước giáp ngã 3 sông Cà Mau, chùa Bà Thiên Hậu là công trình kiến trúc tiêu biểu của người Hoa Cà Mau.

Trong suốt hàng trăm năm qua, kể từ những người Hoa đầu tiên vượt biển di dân từ quê hương mình đến nước ta để lập nghiệp, tạo dựng một cuộc sống mới thì họ cũng mang theo không ít nét đặc trưng của nền văn hóa phương Bắc, góp phần làm phong phú hơn cho nền văn hóa nước Nam. Và tín ngưỡng thờ Bà Thiên Hậu, hiện vẫn được đông đảo người Việt, nhất là khu vực Nam Bộ và những gia đình người Việt gốc Hoa sùng bái.

Miếu Bà Thiên Hậu được xây dựng ở nhiều nơi trong tỉnh Cà Mau: miếu ở phường 2, TP Cà Mau; miếu ở thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời; miếu ở xã Phú Hưng, huyện Cái Nước; miếu ở thị trấn Thới Bình, huyện Thới Bình… Trong đó, Miếu Bà Thiên Hậu ở phường 2, TP Cà Mau (người dân quen gọi là Chùa Bà, hay Chùa Bà Thiên Hậu) là nơi được biết đến nhiều nhất.

Có nhiều truyền thuyết về Bà Thiên Hậu, Bà có tên là Lâm Mật Nương, sinh vào ngày 23/3 âm lịch, khoảng năm Công nguyên 960, có dị bản cho rằng Bà tên thật là Mi Châu, vì vậy mới gọi là Mã Châu.

Bà là người phát hiện ra loại rong biển nấu ra thạch làm thức ăn và tìm ra dầu ăn được ép từ cây thuộc họ vừng (mè) giúp dân nghèo qua những trận đói kéo dài. Từ năm 6 tuổi, Bà đã thông thạo Kinh Thư, Kinh Thi, giỏi y lý, biết bốc thuốc chữa bệnh miễn phí giúp dân nghèo. Lớn lên ở vùng biển nên Bà tinh thông khí tượng, thiên văn, thủy triều vì thế các tàu cá, thương thuyền trước khi ra khơi thường tham khảo ý kiến của Bà. Vào ngày mồng 9 tháng 9 âm lịch năm 988, Bà không bệnh tật mà tự nhiên qua đời.

Người dân ở Phúc Kiến tôn Bà là Thần Biển, nên di cư đến đâu đều lập đền thờ đến đó. Vì thế, nơi nào có nhiều cư dân người Hoa Phúc Kiến sinh sống thường xuất hiện đền, miếu thờ Bà Thiên Hậu. Tương truyền, sau khi Bà thăng thiên, nhiều ngư dân vẫn thấy Bà bay lượn trên biển cả, cứu giúp người bị nạn. Bà được dân gian suy tôn là Thiên Thượng Thánh Mẫu.

Chùa có tên chữ là Thánh Hậu Cung. “Cung”, trong tiếng Hán có nghĩa là “miếu”, nhưng người Việt không quen sử dụng từ “miếu” mà chỉ quen dùng từ “chùa” với ý nguyện nâng giá trị tâm linh của miếu lên một bậc.

Chùa Bà Thiên Hậu được xây dựng năm 1882 bởi những bởi những di dân người Hoa đến sinh cơ lập nghiệp tại Thới Bình, ban đầu, chùa Bà Thiên Hậu chỉ là một mái lá đơn sơ. Năm 1903, Hội người Hoa Cà Mau đã chung sức xây dựng lại với lối kiến trúc đậm sắc thái thời nhà Minh với hình ảnh quả ấn nhìn từ chánh điện.

Bên trong chùa có lối kiến trúc theo thế Thiên tỉnh (Giếng trời). Chùa cất bằng các bệ đá được chở từ cảng Hạ Môn – Phúc Châu (Phúc Kiến, Trung Quốc) sang. Giữa tiền sảnh chùa có dòng chữ đỏ Thiên Hậu Cung (Miếu Thiên Hậu), Hà thanh hải yến (Thiên hạ thái bình), đôi con kỳ hươu tả hữu tượng trưng cho sự bằng an kiết tường.

Trong chính điện, không khí hết sức trang nghiêm, xung quanh có nhiều câu đối màu đỏ, khói nhang luôn nghi ngút, huyền ảo. Giữa chánh điện thờ tượng Bà, bên dưới điện thờ thần Hổ, hai bên tả hữu thờ Thổ thần và Thần hoàng bổn cảnh.

Qua các đợt trùng tu, chùa Bà vẫn giữ nét uy nghiêm, cổ kính ban sơ với những hình tượng, con người… đi từ truyền thuyết. Vẫn mái ngói uốn hình rồng bay, vẫn cột gỗ nhẵn bóng trụ trên phiến đá đẽo gọt công phu, vẫn những bức hoành phi câu đối sơn son thếp vàng ẩn trong quần thể chung đạt nét trầm rất riêng tư…

Hàng năm, vào ngày Vía Bà (23 tháng 3 âm lịch), tại chùa Bà Thiên Hậu thường tổ chức lễ cúng lớn với nhiều nghi thức cúng tế, trong đó, có có lễ tắm tượng, thay xiêm y mới.

Ngoài ra, còn có các hoạt động văn hóa, thu hút khách thập phương đến chiêm bái cầu mong được Bà phù hộ, che chở, làm ăn phát đạt, gia đạo bình an, gặp nhiều điều tốt lành, cuộc sống ấm no…

Các ngày Rằm, đặc biệt là Rằm tháng Giêng, khách du lịch Cà Mau về hành hương hội tụ rất đông để dâng hương, cầu quốc thái dân an, buôn bán thuận lợi, cầu tài lộc, sức khỏe… vay tiền làm ăn, trả lễ tiền vay trước và rước hương lộc về nhà.

Những Điều Cần Biết Về Chùa Bà Thiên Hậu Bình Dương

Địa chỉ và đường đi chùa Bà Thiên Hậu Bình Dương

Miếu bà Thiên Hậu hiện nay tọa lạc tại số 4 đường Nguyễn Du, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Một trong những nơi lễ bái tín ngưỡng quan trọng của đồng bào người Việt gốc Hoa trên đất Thủ Dầu Một.

Và sau đây là đường đi tới chùa bàn Thiên Hậu xuất phát từ TPHCM

– Tuyến 1 (có thu phí): Đi dọc theo Trường Chinh đến Xa lộ Hà Nội tại Tân Hưng Thuận. Sau đó đi tiếp tới Xa lộ Đại Hàn/Xa lộ Hà Nội/QL1A. Đi theo Lê Văn Khương, Hà Duy Phiên/TL9 và TL8 đến Cách Mạng Tháng Tám tại Phú Cường, Thành phố Thủ Dầu Một. Đi dọc theo Cách Mạng Tháng Tám đến Nguyễn Du tại Phú Cường sẽ tới chùa.

– Tuyến 2: Đi dọc theo Trường Chinh và Xa lộ Đại Hàn/Xa lộ Hà Nội/QL1A đến Đường Tô Ngọc Vân tại Thạnh Xuân. Tiếp theo đi dọc theo Đường Tô Ngọc Vân đến Hà Huy Giáp. Sau đó đi dọc theo Hà Huy Giáp và Cách Mạng Tháng Tám đến Nguyễn Du tại Phú Cường, Thành phố Thủ Dầu Một. Chếch sang phải tại Yamaha Hoang Long vào Nguyễn Du là sẽ tới chùa Bà Thiên Hậu

Một vài thông tin về chùa Bà Thiên Hậu ở Bình Dương

Lịch sử chùa Bà Thiên Hậu Bình Dương

Sự tích về vị nữ thần Thiên Hậu thánh mẫu

Bân đầu, giai thoại trong dân gian kể lại rằng Bà tên là Lâm Mi Châu, con gái của một ngư phủ sinh sống ở Phúc Kiến vào đời nhà Tống. Bà vốn có tánh linh, tương truyền rằng: Một hôm cha và hai người anh bà đi đánh cá ngoài biển, chẳng may gặp biển động, thuyền bị chìm. Vào lúc ấy thì Bà đang ngồi dệt lụa ở nhà bỗng nhiên nhắm nghiền mắt lại và đưa tay ra trước với dáng điệu như cố níu kéo một vật gì đó.

Người mẹ trông thấy vậy vội lay gọi bà, sau khi thu tay lại ngước mắt cho mẹ biết là cha đã chết, chỉ cứu được hai anh thôi. Dân chúng trong vùng biết được việc này nên đã đem lòng tín ngưỡng, từ đó mỗi khi ra biển thì họ thường đến xin bà phù hộ lên đường bình an. Đến năm 27 tuổi thì bà mất và được vua Tống sắc phong là Thiên Hậu Thánh Mẫu.

Kiến trúc chùa Bà Thiên Hậu Bình Dương

Ngôi chùa này bao gồm ba dãy nhà, ở giữa là chính điện đề ba chữ “Thiên Hậu Cung”, hai dãy nhà bên thì được xem như là Đông lang, Tây lang của ngôi chùa. Ở trên hai cánh cửa chính có đề bốn chữ “Quốc Thái Dân An”, còn ở hai bên là cặp câu đối ca ngợi công đức của Thiên Hậu Thánh Mẫu.

Khi bước vào sân chùa, trước cửa điện có đặt một cái đỉnh lớn để cho người dân đến cúng và cắm nhang.

Mái trước của chính điện được lợp ngói âm dương theo phong cách truyền thống với những đường vân đắp nổi và trang trí hình tượng “cá chép hóa rồng”,”lưỡng long tranh châu”. Còn ở hai bên đường viền của mái là tượng “bà mặt trăng”, tượng quan võ, quan văn,… được điêu khắc theo lối kiến trúc của người Hoa.

Tại chánh cung thì được người dân thờ vị chánh thần là Thiên Hậu Thánh Mẫu, bức tượng được trang trí áo mão nghiêm trang và luôn được thay mới. Bên phải thì thờ Ông Bổn, tức Bổn Đầu Công. Và bên trái của bà là nơi thờ năm vị nữ thần Ngũ Hành Nương Nương tượng trương cho: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ.

Hai bên tường chính điện có giá treo tấm biển đề Túc Tĩnh – Hồi Tị với mục đích kêu gọi mọi người nghiêm trang mỗi khi có rước kiệu Bà đi trên đường. Cặp biển thứ hai có đề Thiên Hậu Nguyên Quân, còn được hiểu là Vị thần chủ việc tiền tài. Những cặp biển được sắp theo thứ tự trong thờ tự cũng như trong diễu hành lễ rước bà.

Lễ hội chùa Bà Thiên Hậu Bình Dương

Lễ hội Chùa Bà là một trong những lễ hội văn hóa lớn nhất của tỉnh Bình Dương và được tổ chức hàng năm vào ngày rằm tháng Giêng Âm lịch với nhiều chương trình đặc sắc. Thu hút hàng trăm ngàn lượt khách du lịch và hành hương tới nơi này.

Vào ngày này, ngôi chùa sẽ được trang hoàng lộng lẫy với cờ và đèn lồng kéo dài từ cửa tam quan vào đến điện thờ. Lễ hội là cách tạo sự kết nối giữa thánh thần với đời thường, đưa sự linh thiêng vào cuộc sống. Ngoài ra cũng là dịp để người dân vui chơi, giải trí trong không khí tín ngưỡng đậm chất truyền thống văn hóa.

Có một điều khác biệt tại các cuộc lễ hội của người Hoa ở miếu bà là không đọc sớ hoặc văn tế thần như phong tục của người Việt. Không có quy định cụ thể về các vật dâng cúng thần mà tùy thuộc ở tấm lòng của người tới cúng lễ. Thông thường là bánh, trái, hương, cau, hoa, thịt,… và không quy định chắc chẽ về số lượng.

Tục “Thỉnh Lộc Bà” được diễn ra vào ngày 14 tháng Giêng âm lịch. Việc thỉnh lộc này có ý nghĩa mang ánh sáng và hương thơm và may mắn tới với gia đình của bạn. Sang ngày 15, cuộc rước kiệu Bà được bắt đầu, đây là hoạt động thu hút đông đảo người chiêm ngưỡng cũng như vui nhất ở lễ hội này. Buổi lễ này có sự tham gia của hơn 30 đoàn lân tạo nên một không khí đông vui và rộn ràng, xua tan mọi mệt mỏi của cuộc sống hàng ngày.

Địa chỉ: số 4, đường Nguyễn Du, thành phố Thủ Dầu Một.

Chùa Chiền Việt : Chùa Quán Thánh Thờ Ai? Ngôi Chùa Cổ Tại Hà Nội

1. Chùa Quán Thánh ở đâu?

Chùa nhìn ra phía Hồ Tây và nằm tại điểm xuyết ngã 3 thuộc đường Thanh Niên, phường Quán Thánh, quận Ba Đình, thủ đô Hà Nội. Chùa Quán Thánh nằm trong 4 trấn tại thủ đô. Chùa cùng với chùa Kim Liên và Trấn Quốc đã vẽ ra một bức tranh cảnh quan đẹp tại nơi đây, nơi cửa ngõ và cũng là cái rốn của thủ đô.

2. Lịch sử chùa Quán Thánh

Sau khi nhà vua Lý Thái Tổ cho dời đô về Thăng Long( nay là Hà Nội) thì ông cho sắc lệnh rước bài vị của Huyền Thiên Trấn Vũ về thờ tự và làm một trong 4 đền trấn bốn cửa ngõ tại thành hoàng Thăng Long.

3. Kiến trúc chùa Quán Thánh

Chùa Quán Thánh ở Hà Nội được xây theo kiểu kiến trúc Trung Hoa và bao gồm các công trình kiến trúc sau:

Cổng ngoài: Được xây dựng với 4 cột trụ với 4 con chim phượng hoàng đnag đấu lưng với nhau cùng với con nghê ở trên đỉnh cổng. Hai bên cổng chính là 2 bức bình phong được khắc nổi hình ảnh mãnh hổ hạ sơn hay là hổ xuống núi. Và mặt trước và sau của cột chính là những câu đối đỏ vô cùng nổi bật.

Tam quan: Cấu tạo gồm 3 cửa và 2 tầng, phía trên có một quả chuông lớn ( được đúc vào năm 1677) Có thể nói mỗi con dân tại phường Quán Thánh không thể quên tiếng chuông chùa mỗi khi xế chiều. Để vì thế mà tiếng chuông đã đi vào câu ca dao:

Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương

Nhà bia: đây là nhà lưu giữ những thời gian trùng tu chùa Quán Thánh

Đền thờ liệt sĩ: Nơi đây là nơi tưởng nhớ và treo các bức hình của các anh hùng sĩ đã ngã xuống vì tổ quốc ta tại quận Quán Thánh. Bên trong có đặt bàn thờ và hai bên được treo 2 cặp câu đối đỏ.

Nhà Bái đường: Bên trong nhà chính được đặt pho tượng Huyền Thiên Trấn Vũ và 1 bức tượng nhỏ bằng đồng đen và nhân dân nói rằng đây có lẽ là ông Trùm Trọng, ông chính là người thợ đã chỉ huy công việc đức pho tượng Huyền Thiên Trấn Vũ.

Ngoài ra trong chùa còn treo các bức tranh, tác phẩm trên cột và tường chùa cùng với hơn 60 câu hoành phi câu đối.

4. Chùa Quán Thánh thờ ai?

Chùa thờ Huyền Thiên Trấn Vũ, Theo sự tích chùa Quán Thánh thì ngài là thần trấn quần ở Phương Bắc đã rất nhiều lần trợ giúp Đại Việt ta xua đuổi quân giặc xâm lược. Ngoài ra thì trong cuốn ghi chép thì ngài còn giúp con dân ở Thăng Long trừ yêu diệt ma, bảo vệ quốc thái dân an.

Tượng ngài huyền thiên trấn vũ

Điểm 4.6/5 dựa vào 87 đánh giá

Chùa Chiền Việt : Ngôi Chùa Cổ Côn Sơn Kiếp Bạc Hải Dương

Trong khu di tích lịch sử thì có một điểm nhấn vô cùng đắc biệt chính là chùa Côn Sơn ở Hải Dương. Ngôi chùa có niên đại đã 600 tuổi và có thể nói chùa nằm trong các ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Để tìm hiểu rõ hơn về chùa Côn Sơn Kiếp Bạc thì kính mời quý độc giả độc bài sau đây:

Khu di tích danh thắng Côn Sơn thuộc phường Cộng Hòa, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương, cách Hà Nội khoảng 80km về phía đông.

Chùa nằm dưới chân núi Côn Sơn. Tương truyền đây là nơi từng diễn ra trận hoả công hun lửa tạo khói để vây bắt Phạm Bạch Hổ thời loạn 12 sứ quân của Đinh Bộ Lĩnh ở thế kỷ 10. Nên ngoài tên gọi Côn Sơn, núi còn có tên là Kỳ Lân hay núi Hun. Chùa “Thiên Tư Phúc Tự” trong dân gian quen gọi theo tên núi là chùa Côn Sơn hay còn gọi là Chùa Hun. Năm Hưng Long thứ 12 (1304) nhà sư Pháp Loa cho xây dựng một liêu (chùa nhỏ) gọi là Kỳ Lân. Đến năm Khai Hựu thứ nhất (1329) chùa được xây dựng mở rộng thành Côn Sơn Thiên Tư Phúc tự, giao cho Huyền Quang chủ trì. Ngay từ thời nhà Trần, chùa Côn Sơn là một trong ba trung tâm của thiền phái Trúc Lâm cùng với chùa Yên Tử và chùa Quỳnh Lâm, Quảng Ninh. Nơi đây đã gắn bó với tên tuổi và sự nghiệp của nhiều danh nhân đất Việt như Trần Nguyên Đán, Huyền Quang và người anh hùng dân tộc – danh nhân văn hoá thế giới Nguyễn Trãi. Chùa là nơi tu hành của Quốc sư Huyền Quang – vị tổ thứ ba của Thiền phái Trúc Lâm. Sau khi Huyền Quang mất, vua Trần Minh Tông đã cho xây Đăng Minh bảo tháp và từ đó đến nay, ngày mất của Huyền Quang dần trở thành Hội Xuân Côn Sơn. Vào đời nhà Lê, lúc Thiền sư Mai Trí Bản hiệu Pháp Nhãn trụ trì, chùa được trùng tu và mở rộng. Khi đó chùa có đến 83 gian, bao gồm các công trình như: tam quan, thượng hạ điện, tả hữu vu, lầu chuông, gác trống. Nhưng do bị chiến tranh tàn phá, ngày nay chùa Côn Sơn chỉ còn là một ngôi chùa nép mình dưới tàn lá xanh của những cây cổ thụ.

Theo chúng tôi tìm hiểu thì chùa trải qua những biến cố lịch sử, quy mô chùa đã bị thu nhỏ. Hiện nay, kiến trúc chùa Côn Sơn mang hình chữ Công, gồm 3 tòa chính: Tiền đường, Thiêu hương và Thượng điện. Trong Thượng điện có những bức tượng Phật cao 3m, mang đậm phong cách nghệ thuật thời Lê. – Lối vào Tam quan (cổng chùa Côn Sơn) lát gạch, chạy dài dưới hàng thông trăm năm xen lẫn những tán vải thiều xum xuê cành lá. Tam quan được tôn tạo năm 1995, kiểu cổ, có 2 tầng 8 mái với các hoạ tiết hoa lá, mây tản cách điệu. Sau chùa là khu Đăng Minh bảo tháp được dựng bằng đá xanh, cao 3 tầng, trong đặt xá lợi và tượng Thiền sư Huyền Quang. Cùng với kiến trúc cổ kính rêu phong, chùa Côn Sơn còn có cây Đại đã 600 tuổi, và 4 nhà bia, trong đó đặc biệt là bia “Thanh Hư Động” dựng từ thời Long Khánh (1373 – 1377) còn lưu giữ bút tích của Vua Trần Duệ Tông và bia hình lục lăng “Côn Sơn thiện tư bi phúc tự”…

Tóm lại thì quý vị có thể đăng kí cho mình một tour chùa ba vàng côn sơn kiếp bạc để cùng ngắm cảnh và chiêm bái tâm linh hai chùa nổi tiếng tại miền Bắc này.

Điểm 4.6/5 dựa vào 87 đánh giá

Bạn đang xem bài viết Chùa Bà Thiên Hậu – Ngôi Chùa Tiêu Biểu Của Người Hoa Cà Mau trên website Iseeacademy.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!