Xem Nhiều 5/2023 #️ Chùa Chiền Việt : Ngôi Chùa Cổ Côn Sơn Kiếp Bạc Hải Dương # Top 9 Trend | Iseeacademy.com

Xem Nhiều 5/2023 # Chùa Chiền Việt : Ngôi Chùa Cổ Côn Sơn Kiếp Bạc Hải Dương # Top 9 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Chùa Chiền Việt : Ngôi Chùa Cổ Côn Sơn Kiếp Bạc Hải Dương mới nhất trên website Iseeacademy.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Trong khu di tích lịch sử thì có một điểm nhấn vô cùng đắc biệt chính là chùa Côn Sơn ở Hải Dương. Ngôi chùa có niên đại đã 600 tuổi và có thể nói chùa nằm trong các ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Để tìm hiểu rõ hơn về chùa Côn Sơn Kiếp Bạc thì kính mời quý độc giả độc bài sau đây:

Khu di tích danh thắng Côn Sơn thuộc phường Cộng Hòa, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương, cách Hà Nội khoảng 80km về phía đông.

Chùa nằm dưới chân núi Côn Sơn. Tương truyền đây là nơi từng diễn ra trận hoả công hun lửa tạo khói để vây bắt Phạm Bạch Hổ thời loạn 12 sứ quân của Đinh Bộ Lĩnh ở thế kỷ 10. Nên ngoài tên gọi Côn Sơn, núi còn có tên là Kỳ Lân hay núi Hun. Chùa “Thiên Tư Phúc Tự” trong dân gian quen gọi theo tên núi là chùa Côn Sơn hay còn gọi là Chùa Hun. Năm Hưng Long thứ 12 (1304) nhà sư Pháp Loa cho xây dựng một liêu (chùa nhỏ) gọi là Kỳ Lân. Đến năm Khai Hựu thứ nhất (1329) chùa được xây dựng mở rộng thành Côn Sơn Thiên Tư Phúc tự, giao cho Huyền Quang chủ trì. Ngay từ thời nhà Trần, chùa Côn Sơn là một trong ba trung tâm của thiền phái Trúc Lâm cùng với chùa Yên Tử và chùa Quỳnh Lâm, Quảng Ninh. Nơi đây đã gắn bó với tên tuổi và sự nghiệp của nhiều danh nhân đất Việt như Trần Nguyên Đán, Huyền Quang và người anh hùng dân tộc – danh nhân văn hoá thế giới Nguyễn Trãi. Chùa là nơi tu hành của Quốc sư Huyền Quang – vị tổ thứ ba của Thiền phái Trúc Lâm. Sau khi Huyền Quang mất, vua Trần Minh Tông đã cho xây Đăng Minh bảo tháp và từ đó đến nay, ngày mất của Huyền Quang dần trở thành Hội Xuân Côn Sơn. Vào đời nhà Lê, lúc Thiền sư Mai Trí Bản hiệu Pháp Nhãn trụ trì, chùa được trùng tu và mở rộng. Khi đó chùa có đến 83 gian, bao gồm các công trình như: tam quan, thượng hạ điện, tả hữu vu, lầu chuông, gác trống. Nhưng do bị chiến tranh tàn phá, ngày nay chùa Côn Sơn chỉ còn là một ngôi chùa nép mình dưới tàn lá xanh của những cây cổ thụ.

Theo chúng tôi tìm hiểu thì chùa trải qua những biến cố lịch sử, quy mô chùa đã bị thu nhỏ. Hiện nay, kiến trúc chùa Côn Sơn mang hình chữ Công, gồm 3 tòa chính: Tiền đường, Thiêu hương và Thượng điện. Trong Thượng điện có những bức tượng Phật cao 3m, mang đậm phong cách nghệ thuật thời Lê. – Lối vào Tam quan (cổng chùa Côn Sơn) lát gạch, chạy dài dưới hàng thông trăm năm xen lẫn những tán vải thiều xum xuê cành lá. Tam quan được tôn tạo năm 1995, kiểu cổ, có 2 tầng 8 mái với các hoạ tiết hoa lá, mây tản cách điệu. Sau chùa là khu Đăng Minh bảo tháp được dựng bằng đá xanh, cao 3 tầng, trong đặt xá lợi và tượng Thiền sư Huyền Quang. Cùng với kiến trúc cổ kính rêu phong, chùa Côn Sơn còn có cây Đại đã 600 tuổi, và 4 nhà bia, trong đó đặc biệt là bia “Thanh Hư Động” dựng từ thời Long Khánh (1373 – 1377) còn lưu giữ bút tích của Vua Trần Duệ Tông và bia hình lục lăng “Côn Sơn thiện tư bi phúc tự”…

Tóm lại thì quý vị có thể đăng kí cho mình một tour chùa ba vàng côn sơn kiếp bạc để cùng ngắm cảnh và chiêm bái tâm linh hai chùa nổi tiếng tại miền Bắc này.

Điểm 4.6/5 dựa vào 87 đánh giá

Chùa Chiền Việt : Chùa Quán Thánh Thờ Ai? Ngôi Chùa Cổ Tại Hà Nội

1. Chùa Quán Thánh ở đâu?

Chùa nhìn ra phía Hồ Tây và nằm tại điểm xuyết ngã 3 thuộc đường Thanh Niên, phường Quán Thánh, quận Ba Đình, thủ đô Hà Nội. Chùa Quán Thánh nằm trong 4 trấn tại thủ đô. Chùa cùng với chùa Kim Liên và Trấn Quốc đã vẽ ra một bức tranh cảnh quan đẹp tại nơi đây, nơi cửa ngõ và cũng là cái rốn của thủ đô.

2. Lịch sử chùa Quán Thánh

Sau khi nhà vua Lý Thái Tổ cho dời đô về Thăng Long( nay là Hà Nội) thì ông cho sắc lệnh rước bài vị của Huyền Thiên Trấn Vũ về thờ tự và làm một trong 4 đền trấn bốn cửa ngõ tại thành hoàng Thăng Long.

3. Kiến trúc chùa Quán Thánh

Chùa Quán Thánh ở Hà Nội được xây theo kiểu kiến trúc Trung Hoa và bao gồm các công trình kiến trúc sau:

Cổng ngoài: Được xây dựng với 4 cột trụ với 4 con chim phượng hoàng đnag đấu lưng với nhau cùng với con nghê ở trên đỉnh cổng. Hai bên cổng chính là 2 bức bình phong được khắc nổi hình ảnh mãnh hổ hạ sơn hay là hổ xuống núi. Và mặt trước và sau của cột chính là những câu đối đỏ vô cùng nổi bật.

Tam quan: Cấu tạo gồm 3 cửa và 2 tầng, phía trên có một quả chuông lớn ( được đúc vào năm 1677) Có thể nói mỗi con dân tại phường Quán Thánh không thể quên tiếng chuông chùa mỗi khi xế chiều. Để vì thế mà tiếng chuông đã đi vào câu ca dao:

Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương

Nhà bia: đây là nhà lưu giữ những thời gian trùng tu chùa Quán Thánh

Đền thờ liệt sĩ: Nơi đây là nơi tưởng nhớ và treo các bức hình của các anh hùng sĩ đã ngã xuống vì tổ quốc ta tại quận Quán Thánh. Bên trong có đặt bàn thờ và hai bên được treo 2 cặp câu đối đỏ.

Nhà Bái đường: Bên trong nhà chính được đặt pho tượng Huyền Thiên Trấn Vũ và 1 bức tượng nhỏ bằng đồng đen và nhân dân nói rằng đây có lẽ là ông Trùm Trọng, ông chính là người thợ đã chỉ huy công việc đức pho tượng Huyền Thiên Trấn Vũ.

Ngoài ra trong chùa còn treo các bức tranh, tác phẩm trên cột và tường chùa cùng với hơn 60 câu hoành phi câu đối.

4. Chùa Quán Thánh thờ ai?

Chùa thờ Huyền Thiên Trấn Vũ, Theo sự tích chùa Quán Thánh thì ngài là thần trấn quần ở Phương Bắc đã rất nhiều lần trợ giúp Đại Việt ta xua đuổi quân giặc xâm lược. Ngoài ra thì trong cuốn ghi chép thì ngài còn giúp con dân ở Thăng Long trừ yêu diệt ma, bảo vệ quốc thái dân an.

Tượng ngài huyền thiên trấn vũ

Điểm 4.6/5 dựa vào 87 đánh giá

Hải Dương: Lễ Khai Pháp Trường Hạ Chùa Đống Cao

Ngày 07 tháng 07năm 2008 , Ban Trị sự Phật giáo tỉnh hội Phật giáo Hải Dương đã long trọng tổ chức lễ khai pháp tại trường hạ chùa Đống Cao. Chứng minh tham dự buổi lễ có HT Thích Thanh Tứ- Phó chủ tịch thường trực HĐTS và đông đảo chư tôn đức Tăng Ni

Ngày 07 tháng 07năm 2008 , Ban Trị sự Phật giáo tỉnh hội Phật giáo Hải Dương đã long trọng tổ chức lễ khai pháp tại trường hạ chùa Đống Cao.

Chứng minh tham dự buổi lễ có HT Thích Thanh Tứ- Phó chủ tịch thường trực HĐTS , TT Thích Thanh Vân- ỦY viên HĐTS, Trưởng BTS tỉnh hội PG Hải Dương- Trụ trì chùa Đống Cao- ĐĐ Thích Thanh Dũng- Phó BTS tỉnh hội PG Hải Dương cùng chư tôn đức Tăng Ni tỉnh hội Phật giáo Hải Dương.

Về phía chính quyền có bà Lê Thị Lan- Phó chủ tịch thường trực UBMTTQ tỉnh Hải Dương, ông Nguyễn Đức Vang- Phó Giám đốc sở nội vụ tỉnh Hải Dương cùng các cơ quan chức năng ban ngành trong tỉnh.

TT Thích Thanh Vân đọc lời khai mạc, giới thiệu nội dung giảng dạy tu học trong 3 tháng an cư kiết hạ, trường hạ thuyết giảng Lương Hoàng Sám, tổng số Tăng Ni an cư kiết hạ gồm có 70 vị Tăng Ni.

ĐĐ Thích Thanh Cường- Chánh văn phòng BTS tỉnh hội PG Hải Dương thông qua ý nghĩa an cư kiết hạ, truyền thống tốt đẹp văn hóa Phật giáo, tầm quan trọng của 3 tháng an cư giúp chi Tăng Ni thúc liễm thân tâm trau dồi giới định tuệ. Thay mặt Tăng Ni trường hạ ĐĐ Thích Từ Sơn và sư cô Thích Bảo Châu đọc lời phát nguyện.

Bà Lê Thị Lan phát biểu chúc mừng Tăng NI phật tử trong thời gian qua đã có nhiều hoạt động Phật sự thiết thực, phụng sự đạo pháp dân tộc, xây dựng Giáo hội tinh tiến, góp phần làm cho quê hương văn minh ngày càng giàu đẹp.

Nhân dịp này HT Thích Thanh Tứ ban đạo từ tán thán BTS tỉnh hội PG Hải Dương và động viên Tăng Ni Phật tử phát huy truyền thống đoàn kết hòa hợp trưởng dưỡng đạo tâm trang nghiêm giáo hội.

HT Thích Thanh Tứ- Phó chủ tịch thường trực HĐTS TW GHPGVN

Hành Trình Đi Tìm Lại Pho Tượng Bị Đánh Cắp Trong Ngôi Chùa Cổ

Pho tượng Cô Bơ ở chùa Chúc Lý trước thời điểm bị đánh cắp vào năm 2013.

Xuất hiện pho tượng “sinh đôi” ở nơi xứ lạ?

Thời gian vừa qua, sư bác Thích Đàm An – đại diện chùa Chúc Lý, thuộc địa bàn xã Ngọc Hòa (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) liên tục gửi đơn tới các cơ quan chức năng với mong muốn tìm lại pho tượng của nhà chùa bị kẻ gian lấy đi đã nhiều năm.

Theo lời sư bác Đàm An, hồi tháng 6/2013, nhà chùa hốt hoảng phát hiện pho tượng Cô Bơ thờ ở cung Mẫu trong chùa bị đánh cắp. Đây là pho tượng làm bằng thạch cao, thếp bạc và cao khoảng 80 – 90 cm, được bà Đặng Thị Khảm (trú tại Chương Mỹ) cung tiến.

“Phát hiện pho tượng bị lấy trộm, nhà chùa đã làm đơn trình báo chính quyền sở tại. Ở thời điểm đó, các phật tử kể rằng có vài thanh niên đi xe máy biển số tỉnh Thái Bình có ghé vào thăm chùa, gửi “nén nhang, giọt dầu”. Khi nhóm người này rời đi, tượng Cô Bơ cũng “tình cờ” biến mất” – sư bác nhớ lại và cho biết, nhiều năm sau đó, nhà chùa không nhận được phản hồi từ lực lượng chức năng về quá trình điều tra vụ việc.

Đồng thời, người dân địa phương cũng ít lui tới chùa để hương khói mà thay vào đó, mọi người lặn lội đi đến phủ tư gia của ông N.X.H., trú tại thị trấn An Bài (huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình) để cúng lễ.

“Khoảng 3 năm sau khi nhà chùa bị mất trộm, mọi người biết được có pho tượng Cô Bơ được thờ tự tại nhà ông H. nên thường về đó. Ai đến nhà ông H. đều cho hay, nhìn bằng mắt thường cũng thấy pho tượng ở Thái Bình là pho tượng “sinh đôi” với tượng Cô Bơ mà nhà chùa đã bị mất” – sư bác Đàm An kể.

Trước thông tin ở Thái Bình có pho tượng Cô Bơ với vẻ ngoài “tương đối giống” pho tượng bị mất, đại diện chùa Chúc Lý cùng người dân tức tốc về nhà ông H. để tìm hiểu.

Do ông H. không có nhà, mọi người được mẹ của ông này kể lại về nguồn gốc pho tượng đang được gia đình bà sở hữu.

“Bác ấy nói tượng không phải của nhà mà do có người ta cung tiến, con bà thấy vậy đã thờ khoảng 3 năm ở điện tư gia. Đón tượng về là sơn son, thếp vàng lại” – sư bác Đàm An cho hay.

Sau khi tận mắt chứng kiến pho tượng “sinh đôi” đang được thờ tự tại nhà ông H., đại diện chùa Chúc Lý cùng mọi người liền trình báo vụ việc đến cơ quan chức năng ở thị trấn An Bài.

Vậy nhưng, theo phản hồi của lực lượng chức năng địa phương này, ở thời điểm tiếp nhận thông tin của nhà chùa, “Đền Cô Bơ” đang thờ tự… một tấm ảnh, không phải là tượng (?!).

Nhà chùa in bức ảnh tượng cô Bơ đặt rồi đặt vào vị trí cũ để tiếp tục thờ tự (Ảnh: Nguyễn Trường).

Dù đã “mắt thấy, tai nghe” nhưng trước kết luận của cơ quan chức năng, sư thầy Đàm An cùng mọi người đành ngậm ngùi đi về. Và kể từ đó, nhà chùa đối diện với những lời bàn tán của dư luận địa phương về việc “thấy tượng nhà mình mà không muốn lấy về”.

“Người dân đồn thổi như vậy mà nhà chùa không biết phải làm gì, giải thích thế nào? Chỉ biết tiếp tục chờ đợi kết luận từ công an nhưng gần 6 năm không thấy họ thông tin gì” – sư bác Đàm An thổ lộ.

Muốn giám định phải… cúng Thánh đoàng hoàng

Hồi tháng 7 vừa qua, sư bác Thích Đàm An lại tiếp nhận được thông tin từ người dân về việc tại nhà ông H. đã xuất hiện trở lại một pho tượng có bề ngoài giống với tượng Cô Bơ mà nhà chùa bị đánh cắp.

Trao đổi với PV Dân trí, một cán bộ Công an huyện Chương Mỹ (Hà Nội) xác nhận, đơn vị đã tiếp nhận trình báo của nhà chùa và đang xác minh, làm rõ thông tin nêu trên.

Để làm rõ nghi vấn pho tượng của chùa Chúc Lý bỗng xuất hiện ở nhà ông H., ngày 25/9, Công an huyện Chương Mỹ, sư bác Thích Đàm An cùng luật sư… đã có mặt tại nơi này.

Ở thời điểm lực lượng công an kiểm tra, ở chính giữa ngôi nhà ông H. có pho tượng khá giống tượng Cô Bơ từng được thờ tự ở chùa Chúc Lý.

Theo ông H. nguồn gốc bức tượng đang thờ tại nhà do khách thập phương công đức. Ông H. không biết họ đã tạc pho tượng này ở đâu.

Công an huyện Chương Mỹ tiến hành niêm phong pho tượng ở nhà ông H. để sau này mang đi giám định (Ảnh: Nguyễn Trường).

Vì vậy, dưới sự chứng kiến của lực lượng Công an thị trấn An Bài, cán bộ Công an huyện Chương Mỹ đã tiến hành lập biên bản, niêm phong pho tượng để sau này mang đi giám định, phục vụ quá trình điều tra, làm sáng tỏ những ngờ vực của nhà chùa.

Đáng chú ý, ở thời điểm đó, ông H. nói pho tượng đang được ông thờ tự “yên ngôi chính vị” rồi. Muốn đem pho tượng này đi giám định thì phải có “lễ Tam sinh”.

“Rước đi thế nào, khi rước về cũng phải có lễ nghi như thế. Phải có voi, ngựa… nón, hài, thuyền mã dâng cô. Rồi tiền vàng, hoa quả, lễ chay lễ mặn. Phải cúng Phật, cúng Thánh đàng hoàng mới được rước ra” – ông H. yêu cầu.

Mới đây, theo đơn trình báo gửi lực lượng chức năng, đại diện chùa Chúc Lý cho hay, tại nhà ông H. có thờ 2 pho tượng Cô Bơ giống hệt nhau.

“Một pho tượng được thờ ở cung ngoài (gian nhà ngoài – PV), đã bị cơ quan công an niêm phong. Riêng pho tượng còn lại thờ trong cung cấm. Chỗ này rất ít người được vào, trừ những người thân thiết với ông H.” – đại diện nhà chùa thông tin thêm.

Được biết, đến thời điểm hiện tại, pho tượng Cô Bơ vẫn được niêm phong tại “nhà thờ họ” của ông H. mà chưa thể mang đi giám định do “vướng” lễ nghi mà ông H. đưa ra.

Qua tìm hiểu, Đền Cô Bơ nơi ông H. sinh sống được đầu tư, xây dựng rất bề thế, cách trụ sở nhiều cơ quan hành chính của thị trấn An Bài khoảng 1 km.

Sau khi qua “cổng Tam quan” cao sừng sững treo tấm biển “PHỦ THỜ THÁNH CÔ BƠ THOẢI”, sẽ bắt gặp tòa nhà có tên là “AN BÀI LINH TỪ – ĐỀN CÔ BƠ”.

Trong nhà, nhiều pho tượng đang an vị trong lầu son được trạm khắc tinh xảo, xung quanh là những mâm lễ, bát hương… bài trí chật kín khắp lối đi.

Một lãnh đạo UBND thị trấn An Bài xác nhận, những năm gần đây, tại tư gia nhà ông H. có dấu hiệu trục lợi tâm linh dù khi xây dựng cơ sở này, ông H. cho biết chỉ làm “nhà thờ họ”.

“Nơi đó vừa là nhà ở, vừa là nhà thờ họ nhưng có đủ các loại tượng rồi các thứ… xem bói, xem quẻ. Nói chung là biến tướng. Chúng tôi đã có bản cam kết rồi, quy trình hoạt động nơi này thế nào, địa phương sẽ nắm lại rồi từng bước sẽ dẹp thôi” – vị lãnh đạo này khẳng định.

Nguyễn Trường

Bạn đang xem bài viết Chùa Chiền Việt : Ngôi Chùa Cổ Côn Sơn Kiếp Bạc Hải Dương trên website Iseeacademy.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!