Cập nhật thông tin chi tiết về Chương Trình Lễ Giỗ Bà Thứ Phi Hoàng Phi Yến Lần Thứ 235 Năm 2022 mới nhất trên website Iseeacademy.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của người dân Côn Đảo. Đồng thời, thông qua Lễ hội để tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu các giá trị khu di tích, danh thắng, góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ, nhân dân trong việc thực hành, giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc, gắn kết với hoạt động du lịch, góp phần phát triển kinh tế – xã hội địa phương. Huyện Côn Đảo sẽ tổ chức Lễ giỗ lần thứ 235 của Bà Thứ phi Hoàng Phi Yến trong hai ngày mùng 01 và 02/12/2020 (nhằm ngày 17-18/10 Âm lịch) với các hoạt động như sau:
1. Ngày 01/12/2020 (ngày 17/10 âm lịch)
1.1 Phần Hội
– Từ 08h30 đến 11h30: Tổ chức hội thi Cắm hoa, chưng mâm quả và các trò chơi dân gian tại sân di tích An Sơn Miếu.
– Từ 19h00 đến 22h00: Chương trình đờn ca tài tử tại sân di tích An Sơn Miếu.
– Từ 18h00 đến 22h00: Tổ chức viết, trưng bày thư pháp tại sân di tích An Sơn Miếu.
1.2 Phần lễ
– Diễn ra các hoạt động cúng, viếng, tế lễ vật theo tín ngưỡng của nhân dân, (cả ngày) tại di tích An Sơn Miếu, Khu dân cư số 3 và tại Miếu Bà, Miếu Cậu, Khu dân cư số 1, Cỏ Ống.
– 15h00 đến 17h30: Lễ rước bài vị Hoàng tử Hội An (xuất phát từ An Sơn miếu đến miếu Cậu Cỏ Ống và ngược lại)
– 18h00: Lễ cúng tiên thường, cúng chè xôi; dâng hoa và mâm ngũ quả tại di tích An Sơn Miếu.
2. Ngày 02/12/2020 (Ngày 18/10 âm lịch)
– 08h00 đến 09h30: Phát băng truyền thuyết về Bà Phi Yến; kiểm tra lần cuối các công tác chuẩn bị nghi thức giỗ.
– 10h00: Tế lễ chính thức tại di tích An Sơn Miếu.
III. CHƯƠNG TRÌNH LỄ GIỖ CHÍNH
1. Tuyên bố lý do.
2. Giới thiệu Đại biểu.
3. Mời chủ Tế và học trò lễ vào vị trí lễ.
4. Mời khai chiêng, trống.
5. Đội múa khai lễ (10 phút).
6. Mời chủ Tế: Dâng hương, dâng đèn, dâng rượu, dâng trà.
7. Chủ tế đọc Văn tế.
8. Hóa Văn tế.
9. Mời các Đoàn lần lượt lên dâng lễ (09 đoàn).
10. Các đoàn lần lượt thắp hương.
– Đại biểu, các vị cao niên.
– Các đoàn khách tham quan.
– Bà con nhân dân địa phương.
11. Mời dùng cơm chay: Toàn thể đại biểu và bà con nhân dân.
12. Kết thúc lễ giỗ chính.
– 15h00: Đoàn Ban Tổ chức khởi hành đưa bài vị Hoàng tử Hội An từ An Sơn Miếu về Cỏ Ống, kết thúc chương trình lễ giỗ.
Mạnh Cường (Tổng hợp)
Lễ Giỗ Bà Thứ Phi Hoàng Phi Yến
Năm 1783, sau khi thua quân Tây Sơn, Nguyễn Ánh mang theo vợ, con và khoảng 100 gia đình thuộc hạ chạy ra đảo Côn Sơn. Cùng với những người dân chài đang sinh sống ở Côn Sơn, Nguyễn Ánh đã lập nên 3 làng là: An Hải, An Hội và Cỏ Ống. Để đánh lại quân Tây Sơn, Nguyễn Ánh dự định gửi con cả là hoàng tử Hội An (tên tục là hoàng tử Cải) đi theo cố đạo Bá Đa Lộc sang Pháp cầu viện. Bà Phi Yên (tên tục là Lê Thị Răm) ngỏ lời khuyên Nguyễn Ánh rằng: “Việc đánh nhau với Tây Sơn là chuyện trong nhà, thiếp nghĩ chúa công không nên nhờ vả ngoại bang, nếu thắng được Tây Sơn thì chẳng vẻ vang gì mà e còn lắm điều rối rắm về sau…”Nguyễn Ánh không những không nghe lời khuyên của bà mà còn tức giận, nghi bà thông đồng với quân Tây Sơn, nên định giết bà. Nhờ quân thần can xin, Nguyễn Ánh đã tống giam bà vào một hang đá trên đảo Côn Lôn nhỏ, về sau núi đó được đặt tên là hòn Bà. Khi quân Tây Sơn đánh ra đảo, Nguyễn Ánh bỏ chạy ra biển. Hoàng tử Cải, con bà Phi Yến lúc đó mới 4 tuổi đòi mẹ đi cùng. Trong cơn tức giận và nghĩ rằng bụng dạ Cải rồi cũng như mẹ nó nên Nguyễn Ánh đã ném con xuống biển. Xác hoàng tử Cải đã trôi vào bãi biển Cỏ Ống. Dân làng đã chôn cất hoàng tử.
Phần bà Phi Yến, sau khi được dân làng giải cứu và biết tin con trai mình đã mất, bà vô cùng đau xót. Bà đứng hoài trước mộ con và khóc, tình cảnh thật thương tâm. Dân làng cám cảnh, họ hát ví:”Gió đưa cây Cải về trời, Rau Răm ở lại chịu đời đắng cay”Và người dân Côn Đảo tin rằng, câu hát này, xuất phát từ một câu chuyện lịch sử, đau lòng như thế. Vào tháng 10 âm lịch năm 1785, làng An Hải tổ chức hội làm chay tế lễ trong làng. Họ đến rước bà Phi Yến đến tham dự cho thêm phần long trọng. Đêm hôm ấy, bà bị kẻ xấu xúc phạm nên đã tự tử để được vẹn toàn danh tiết. Dân làng đã lo việc tống táng và lập miếu thờ bà- người phụ nữ “Trung Trinh Tiết Liệt”.
Miếu Bà đã được UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh. Hàng năm cứ vào ngày 18/10 âm lịch, nhân dân Côn Đảo đều tổ chức lễ giỗ bà rât long trọng và thường là làm cổ chay để tưởng nhớ./
http://www.bariavungtautourism.com.vn
Lễ Giỗ Bà Phi Yến Ở Côn Đảo
Lễ Giỗ Bà Phi Yến Ở Côn Đảo
Miếu Bà Phi Yến hay còn gọi là An Sơn Miếu là nơi thờ bà Phi Yến, một địa danh du lịch Côn Đảo tâm linh nổi tiếng – Bà Phi Yến vốn là thứ phi của chúa Nguyễn Phúc Ánh (Nguyễn Ánh). Bà có tên thật là Lê Thị Răm. Miếu bà Phi Yến cách trung tâm thị trấn Côn Đảo khoảng 2km về phía tây nam nằm trên đường Hoàng Phi Yến, khu dân cư số 3. Theo truyền thuyết là nơi dân làng An Hải xưa phụng thờ người phụ nữ trung trinh tiết liệt, dám cản ngăn chồng bán nước cầu vinh. Người phụ nữ ấy là bà thứ phi Hoàng Phi Yến và ngôi miếu kia là An Sơn Miếu.
Du lịch Côn Đảo tâm linh mùa lễ hội
Truyền thuyết kể rằng, bà Phi Yến là thứ phi của Nguyễn Ánh (vua Gia Long). Vì muốn chống lại Tây Sơn, giữ lấy chiếc ngai vàng của mình, Nguyễn Ánh đã cầu viện giặc Pháp. Vì ngăn cản chồng “cõng rắn cắn gà nhà”, bà Phi Yến đã bị Nguyễn Ánh giam vào một hòn đảo nhỏ trên biển, còn hoàng tử Cải – con của bà và nguyễn Ánh thì bị ném xuống biển. Sau khi được Hổ đen và Vượn trắng cứu và đưa về Cỏ Ống, nơi có ngôi mộ con mình, bà Phi Yến đã ở lại đây ngày đêm chăm sóc phần mộ đứa con bạc phước. Một hôm, dân làng An Hải sang làng Cỏ Ống xin rước Bà sang dự lễ đàng chay cho thêm phần long trọng. Đêm đó, tên Biện Thi, vì không kiềm lòng được trước sắc đẹp của Bà đã lẻn vào phòng Bà định dở trò đồi bại. Hắn vừa chạm vào cánh tay thì Bà giật mình tri hô. Để giữ gìn danh tiết, bà đã tự chặt đứt cánh tay của mình rồi tự vẫn. Cảm phục người phụ nữ trung trinh tiết liệt, nhân dân làng An Hải đã lập miếu thời bà, cũng kể từ đó trở đi hàng năm vào ngày nay người dân đảo thường tổ chức ngày giỗ cho bà, thậm chí nó còn thu hút hàng trăm nghìn bước chân từ phương xa cùng rủ nhau đi du lịch Côn Đảo về đây tham gia vào bầu không khí trọng đại.
Cùng chuyến đi hòa mình vào lễ giỗ bà Phi Yến
Như thường lệ cứ mỗi năm vào trung tuần tháng 10 âm lịch, nhân dân mảnh đất nàylại long trọng tổ chức lễ giỗ Bà. Người dân ở đây xem bà Phi Yến như một vị thần phò trợ cho cuộc sống của họ. Lễ hội bắt đầu từ đêm 17/10 âm lịch. Vào đêm này, Ban tổ chức Lễ giỗ bắt đầu bày cúng các loại hoa quả, xôi, chè và đãi khách thập phương. Người dân ở vùng này cũng bắt đầu đến miếu để dâng lên những vật phẩm mộc mạc và thành tâm cầu xin những điều tốt lành, sau đó tham gia các hoạt động văn nghệ, vui chơi được tổ chức ở đây.
Đặc biệt là những người yêu thích đờn ca tài tử sẽ được dịp tham gia và thưởng thức suốt đêm loại hình nghệ thuật này. Khoảng 9giờ sáng ngày 18/10 âm lịch, lễ giỗ chính thức bắt đầu. Lễ vật là hương hoa, bánh và ngũ quả được xếp thành từng mâm đẹp mắt. Những người vào dâng lễ đội mâm lễ vật trên đầu xếp thành hàng. Trong nền nhạc lễ, đoàn đại diện các Đoàn thể, Khu dân cư trịnh trọng dâng lễ. Chủ lễ đọc văn khấn trong làn khói hương, trong điệu nhạc lễ dân tộc lúc réo rắc, khi trầm buồn. Tất cả tạo nên một không khí trang nghiêm, long trọng và cả sự xúc động. Sau phần tế lễ, nhân dân dự lễ và du khách sẽ được thưởng thức những món chay do nhân dân các Khu dân cư quyên góp và thực hiện.Với tấm lòng thành và tài nấu nướng khéo léo, các Khu dân cư đã mang đến lễ hội những món chay vừa ngon vừa đẹp mắt để dâng cúng và thếch đãi mọi người, nhưng cũng là để tưởng nhớ Bà đã bỏ mình trong một dịp lễ đàng chay tại làng An Hải.
Có thể nói, từ nhiều năm qua, ngày giỗ Bà đã trở thành một dịp để mọi người thành tâm khấn nguyện những điều may mắn, tốt đẹp cho gia đình, người thân, cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, đó chính là nhu cầu hướng vào tâm thánh thiện.
Lễ giỗ bà Phi yến mang ý nghĩa đặc biệt về văn hóa tinh thần của nhiều người dân tại mảnh đất này. Đây là niềm tự hào của nhân dân huyện nhà, cũng là trách nhiệm của chính quyền và nhân dân địa phương trong việc bảo vệ và phát huy những giá trị của di tích, đáp ứng nhu cầu văn hóa của nhân dân, trong đó có việc tổ chức lễ giỗ Bà – một hoạt động văn hóa gắn với di tích, để những giá trị văn hóa của di tích An Sơn miếu cũng như những truyền thống tốt đẹp trong dân gian được lưu truyền mãi mãi. Nếu chuyến hành trình hành trình của bạn trùng khớp với lịch trình diễn ra sự kiện to lớn này thì cũng tức là bạn đang gặp may mắn đấy.
Trang Trọng Lễ Giỗ Lần Thứ 50 Của Chủ Tịch Hồ Chí Minh
Nhiều đoàn đại biểu đến dâng hương, hoa lên Ban thờ Bác nhân 50 năm ngày Bác đi xa.
Lễ giỗ lần thứ 50 của Chủ tịch Hồ Chí Minh được tổ chức trang trọng, linh thiêng, tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên huyện Nam Đàn, nơi sinh thành dưỡng dục người con vĩ đại của dân tộc Việt Nam, với nghi lễ truyền thống như Lễ khai quang, Lễ yết cáo, Lễ đại tế và Lễ tạ.
Dự lễ giỗ, có đại diện lãnh đạo tỉnh Nghệ An, huyện Nam Đàn, con cháu dòng họ Nguyễn Sinh trên khắp cả nước và nước ngoài, cùng đông đảo tầng lớp nhân dân đến từ mọi miền đất nước.
Các đại biểu xin hứa nguyện sẽ tiếp tục đi theo con đường mà Đảng và Bác đã lựa chọn, thực hiện tốt Di chúc của Bác để phấn đấu xây dựng đất nước, quê hương ngày càng giàu đẹp, không ngừng học tập và rèn luyện theo phong cách, đạo đức, tư tưởng của Bác.
Ông Đoàn Nam, công tác tại Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị tỉnh Nghệ An bày tỏ niềm tự hào và xúc động khi được đến thắp hương nhân ngày giỗ của Bác. Ông cũng cảm kích khi biết rằng, tối nay 21/8, VOV tổ chức cầu truyền hình và phát thanh chương trình nghệ thuật “Muôn vàn tình thương yêu”, coi đây là một việc làm rất ý nghĩa đối với nhân dân cả nước, cũng như thế giới, thể hiện tình cảm đối với Bác.
Ông Nguyễn Mỹ Tặng, Phó Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Nghệ An chia sẻ, mỗi lần đến dâng hương lên Ban thờ tại quê hương của Người, mỗi cán bộ, đảng viên cũng như mọi tầng lớp nhân dân có dịp tự nhìn lại mình, liên hệ với mọi công việc mình đảm nhận để phấn đấu làm việc tốt hơn, có ích cho xã hội, quốc gia, dân tộc.
“Trong việc giảng dạy, Nhà trường đổi mới phương pháp giảng dạy theo phong cách, tư duy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đó là ngắn gọn, súc tích, dễ nhớ, dễ hiểu và thiết thực hiệu quả. Tăng cường thực hiện Chỉ thị số 05 về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật cho cán bộ, đảng viên, đặc biệt học viên; Trong việc học tập, nghiên cứu, cũng như học đi đôi với hành, học để làm cán bộ, học để phụng sự nhân dân” – ông Nguyễn Mỹ Tặng cho biết.
Lễ giỗ Bác đã trở thành nét văn hóa tâm linh từ nhiều năm nay trên quê hương Bác, thể hiện tấm lòng thành kính của Đảng bộ chính quyền tỉnh Nghệ An, huyện Nam Đàn và cũng là dịp con cháu dòng họ Nguyễn Sinh, tự hào tôn vinh dòng họ.
Đặc biệt năm nay, lễ giỗ Bác tròn 50 năm ngày Bác đi xa và cũng là 50 năm toàn Đảng, toàn dân thực hiện Di chúc thiêng liêng của Người, để cùng nhìn lại những thành tựu cũng như nhìn thẳng vào những khiếm khuyết để khắc phục, xây dựng đất nước ngày càng đàng hoàng, to đẹp hơn, như Di chúc Bác hằng mong muốn./.
Bạn đang xem bài viết Chương Trình Lễ Giỗ Bà Thứ Phi Hoàng Phi Yến Lần Thứ 235 Năm 2022 trên website Iseeacademy.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!