Xem Nhiều 5/2023 #️ Có Nên Dán Sớ Cầu An Cầu Siêu Lên Đại Hồng Chung Không? Tiền Cúng Dường Nên Đặt Ở Đâu? # Top 5 Trend | Iseeacademy.com

Xem Nhiều 5/2023 # Có Nên Dán Sớ Cầu An Cầu Siêu Lên Đại Hồng Chung Không? Tiền Cúng Dường Nên Đặt Ở Đâu? # Top 5 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Có Nên Dán Sớ Cầu An Cầu Siêu Lên Đại Hồng Chung Không? Tiền Cúng Dường Nên Đặt Ở Đâu? mới nhất trên website Iseeacademy.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

VẤN: Con đến một số chùa trong nước thấy đa phần đều để hòm công đức cho phật tử bỏ vào. Tuy nhiên một số chùa con lại không thấy có hòm công đức và được hướng dẫn bỏ vào chuông. Mỗi khi cần chú nguyện hay cầu an cầu siêu con cũng được hướng dẫn bỏ danh sách vào chuông đến giờ tụng niệm sẽ có người lấy ra đọc. Con không biết bỏ tất cả vào chuông như vậy có đúng không? Có một số nơi khi nguyện cầu còn khuyên dán giấy cầu an cầu siêu, ghi tên những người cần chú nguyện trên tờ giấy do chùa phát rồi dán lên đại hồng chung. Con nghe giảng như thế sẽ được chú nguyện đi khắp tam giới nhưng giấy dán lên chằn chịt vậy có tác dụng không? Tại sao phải dán lên đại hồng chung mà không phải ở nơi khác? Con xin cảm ơn Sư. ĐÁP 1/. Ý nghĩa chữ “cúng dường”

Nói đến “cúng dường” trước nhất xin nói về ý nghĩa của hai từ Phật học “cúng dường”. Từ ngữ “cúng dường” xuất phát trong chốn thiền lâm xưa nay, “cúng dường” là chữ đọc “trại” từ chữ “cung dưỡng” cung cấp dưỡng nuôi. Hiến tặng, dâng hiến, cung cấp vật thực tứ sự: ăn (vật thực), mặc (vải vóc), ở (xây tịnh thất, xây chùa), bệnh (thuốc men); dưỡng nuôi các bậc tu hành, đạo cao đức cả, chư Tăng Ni, những bậc xuất gia trong chốn thiền lâm.

Những ví phát tâm cúng dường gọi là “hộ pháp”, tức là hộ trì chánh pháp, cúng dường chư tôn đức Tăng Ni là những người góp phần giữ gìn giáo pháp Phật, truyền thừa giáo pháp Phật, thay Phật giáo hóa chúng sanh, cúng dường Phật Pháp Tăng tức là hộ trì chánh pháp.

Việc sắm sanh tịnh tài tịnh vật cung cấp dưỡng nuôi các bậc xuất gia đáng tôn đáng kính là một công đức lớn lao, trở thành truyền thống đối với Phật tử Việt Nam và thế giới khi đi chùa lễ Phật. Chữ “cung cấp dưỡng nuôi” trờ thành chữ “cúng dường”, cúng dường Tam Bảo hay cúng dường chư Tăng Ni là như vậy.

Theo từ điển Phật học thì chữ cúng dường là cung cấp, đài thọ vật dụng để nuôi dưỡng. Là lời nói cung kính khi tặng cho các bậc tu hành đồ ăn, đồ mặc và những vật dụng khác. Như nói: cúng dường Phật, chư Tăng, cúng dường Tam Bảo.

Bốn món cúng dường phổ thông đối với tăng chúng Phật giáo là thức ăn, quần áo, giường nằm, thuốc men. Gọi là Tứ sự cúng dường.

Từ ngữ cúng dường theo tiếng Pali là Argpya, tiếng Pháp Nourrir, nghĩa là “cung cấp” vật thực, đồ quý báu hoặc hương đăng trà quả để tỏ lòng quý kính sùng mộ.

Cúng dường có hai thể: Một là cúng dường trước tượng Phật, tháp Phật bằng hương hoa nhang đèn đốt lên. Hai là cúng dường tịnh tài tịnh vật Sư Tăng để các ngài tiện bề tu học và chú nguyện cho mình.

Những nhà tín thí cúng dường phân làm ba hạng: Một là vì cung kính sùng mộ mà cúng dưòng – Hai là vì hạnh nguyện mà cúng dường – Ba là vì thấy lợi ích cho ông bà cha mẹ quá vãng, cho gia đình và cho mình trong đời nầy và đời sau mà cúng dường

Trong Bồ Tát Giới Kinh, điều giới khinh thứ 44, Phật dạy:”cúng dường kinh điển như vầy: Phật tử thường nên thọ trì đọc tụng kinh luật đại thừa, lột da mình làm giấy, chích máu làm mực, xẻ xương làm bút đặng viết chép Phật giới. Cũng dùng luôn vỏ cây, giấy lụa, the trắng, tre lụa mà chép viết thọ trì hết cả…”

Thường đem thất bảo hương hoa vô giá, hết thảy của báu xen lộn mà làm rương, túi đựng những kinh luật. Cúng dường cũng là cung cấp dưỡng nuôi thuốc men, vật thực những người tật bệnh, goi là cúng dường người tật bệnh. (từ điển Phật học – Đoàn Trung Còn)

2/. Sự cúng dường xuất phát từ thời Phật sinh tiền:

Thời Phật sinh tiền, sự cúng dường rất thanh tịnh, trong đó người cúng và người nhận đều rất thanh tinh, cụ thể một mẫu chuyện của Di Mẫu Ma Ha Ba Xà Ba Đề

Vì để lập công đức được Đức Phật cho phép xuất gia làm Tỳ kheo ni, Di Mầu đến xứ Parsi mua loai giống bông vải quý đem về tự tay Di Mẫu trồng, đến mùa trổ bông Di Mẫu lầy hạt giống của cây bông đầu tiên gieo lại một lần nữa trên đất Cà Tỳ La Vệ và như thế làm đi làm lại ba lần, lần cuối cùng Di Mẫu lấy bông vải tự tay dệt thành tấm chăn quý đem cúng dường Phật, Phật liền nhận và chứng minh công đức cho Di Mẫu. Tuy nhiên thời gian sau đó Phật đem tấm chăn ban cho vị Sa di trẻ tuổi sử dụng. Việc làm của Di Mẫu là sự cúng dường thanh tịnh nhất trong các pháp cúng dường, về sau Di Mẫu theo Phật xuất gia và chứng A La Hán quả.

Trong Tăng đoàn của Phật, mỗi buổi sáng vào lúc 8 giờ Đức Phật hướng dẫn chư tôn giả đi khất thực, những vị tín tâm đàn việt chờ Phật đến trước cửa nhà gieo năm vóc lạy xin Phật dừng chân để được cúng dường vật thực, thức ăn tinh khiết. Phật và chư tôn giả nhận và dùng các thức ăn nầy vào buổi trưa, đó là buổi ăn chính trong ngày của Phật và đệ tử Phật

Ngoài ra còn có sự cúng dường thanh tịnh bằng một hạnh lành khác nữa, như: thỉnh thoảng những ngày lành tháng tốt, các nhà Vua, hoàng tộc, chư vị trưởng giả thường thỉnh Phật đến hoàng cung, tư gia để cúng dường trai viên cầu phước báo và sau đó nghe Phật thuyết pháp độ cho tu hành.

Hạnh cúng Dường của Phổ Hiền Bồ Tát:

Là dâng cúng lên ngôi Tam Bảo. Cúng dường phải hội đủ ngũ phần hương:

1/ Hương của giới (kỷ luật),

2/ Định (an trụ),

3/ Huệ (trí tuệ giác ngộ),

4/ Giải thoát (vượt qua mọi chướng ngại),

5/ Giải thoát tri kiến (cái nhìn thoáng rộng, không phân biệt ta và người, không chấp trước).

Lời Phật dạy, phụng sự chúng sanh là cúng dường chư Phật; vì lẽ đó, chúng ta tu học theo Ngài Phổ Hiền là phụng sự chúng sanh theo tinh thần ngũ phần hương (làm việc trong tinh thần kỹ luật, tương kính, làm việc với tâm an trụ và vui vẻ, làm việc có tổ chức và khoa học, làm việc với tinh thần phục khó, và cuối cùng, làm việc với tinh thần không suy tính vụ lợi, không khởi tâm cao ngạo. Cúng dường bằng cách chia sẻ và phung sự tha nhân.

Hạnh cúng dường của Mục Kiền Liên

Theo kinh Vu Lan Bồn, Đức Phật dạy tôn giả Mục Kiền Liên cách thức cúng dường trai tăng ngày rằm tháng bảy (15/07 al) như sau:

Rằm tháng bảy là ngày Tự tứ,

Mười phương Tăng đều dự lễ này,

Phải toan sắm sửa chớ chầy,

Ðồ ăn trăm món trái cây năm màu.

Lại phải sắm giường nằm nệm lót,

Cùng thau, bồn, đèn đuốc, nhang dầu,

Món ăn tinh-sạch báu mầu,

Ðựng trong bình bát vọng-cầu kính dâng,

Chư Ðại đức mười phương thọ thực,

Trong bảy đời sẽ đặng siêu thăng.

Lại thêm cha mẹ hiện tiền,

Ðặng nhờ phước lực tiêu khiên ách nàn.

(trích Kinh Vu Lan Bồn)

Lễ Vu Lan ngày rằm tháng bảy âm lịch là lễ quan trọng của chư Tăng Ni và Phật tử, ngày đó là ngày thể hiện đạo đức của người con Phật có cơ hội báo ân báo hiếu cửu huyền thất tổ ông bà cha mẹ quá thế nhiều đời và song dường hiện tiền. Việc sắm sanh lễ vật cúng dường chư Tăng Ni, tức là cung cấp hiến dâng những phần quà tứ sự cho chư Tăng Ni, nhất thiết phải là cúng tập thể, thỉnh mười phương Tăng Ni, không cúng riêng cho bất cứ ai khác (biệt thỉnh), vì làm như vậy sẽ mất thanh tịnh trong việc cúng dường. Ngược lại trách nhiệm của chư Tăng Ni là lo việc truyền trì chánh pháp, giữ gìn truyền thống đạo đức của Đức Phật, hướng dẫn Phật tử tu học. Lễ cúng dường phải được tổ chức quy mô và trọng thị như vậy mới gọi là cúng dường.

3/. Lễ nghi cúng dường hôm nay:

Đến chùa mà cúng dường chung hết vừa Phật Pháp Tăng, kêu là cúng dường Tam Bảo. Xuất phát từ sự tín tâm của nam nữ Phật tử, trong những ngày lành tháng tốt, ngày vọng, ngày sóc, tam nguơn tứ quý, các lễ nghi có tính cách thành sự kiện lớn. Người Phật tử Việt Nam trong nước cũng như nước ngoài phát tâm thanh tịnh đến chùa gặp Thầy để xin cúng dường, có khi là mâm quả, hoặc phong bì cúng dường tịnh tài tịnh vật, dâng lên Phật, dâng lên Thầy Tổ, dâng cúng dường chư Tăng Ni bằng hiện vật hay hiện kim, tùy hoàn cảnh tùy phát tâm của các gia đình Phật tử mà cúng dường, chư không bắt buộc Phật tử phải cúng bao nhiêu hay bao nhiêu! Cúng dường như thế gọi cúng dường Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng)

Cúng dường cầu an, cầu siêu

Người Phật tử đến chùa dâng lễ cầu an hay cầu siêu hay tất cả các lễ cúng khác có tính cách lành mạnh. Thường thì gia đình Phật tử đặt tịnh tài vào phong bì, đặc biệt người cúng dường và người nhận cúng dường đồng thanh tịnh không tính toán nhiều hay ít, chỉ tín nhiệm vào lòng thành tín dâng lễ Thầy Tổ, Thầy trụ trì, nguyện xin chứng minh và thọ nhận cho gia dình được ân triêm phước lạc

Cúng dường hộ trì cho các lễ nghi

Khi nhà chùa hữu sự, tổ chức những sự kiện lớn, lễ cúng lớn, như lễ kỵ tổ sư khai sơn, đại lễ Phật đản, lễ Vu Lan, lễ vía Đức Bồ Tát Quan Âm…lúc bấy giờ Thầy trụ trì mời các Phật tử bổn đạo hội họp bàn việc cúng kiến tổ chức quy mô. Trong chùa có một ban vận động kinh phí trong nhiều gia đình Phật tử, các vị phát tâm ứng tiền ủng hộ vào kinh phí tổ chức cuộc lễ, cho đến khi nào đủ để tổ chức cuộc lễ. Sau cuộc lễ có chiết tính công khai trong đạo tràng Phật tử.

Cúng dường vào thùng (hòm) công đức

80% trong các tự viện, tịnh xá có đặt thùng công đức, có khi bằng két sắt, có khi bằng gỗ và đề chữ “tùy hỷ công đức”, “công đức phước điền”, “cúng dường Tam Bảo”, dù là câu chữ nào cũng là để cân nhắc cho Phật tử khi phát tâm cúng dường thì để vào đây, cúng như thế cũng có đầy đủ phước đức, vì số tiền đó khi vị trụ trì và chỉ có vị trụ trì mới có quyền mở “tủ công đức” để đếm tiền. Khi đếm, dù đạt bao nhiêu cũng tốt số tiền đó để dành trùng tu ngôi chùa, nuôi Tăng Ni chúng tu học, làm việc từ thiện giúp đỡ người nghèo khó, tổ chức các cuộc cúng lễ trong năm v.v…

Việc đặt thùng tùy hỷ công đức chỉ đặt một nơi tại phía trước chánh điện mới đúng nghĩa cúng dường Tam Bảo, đặt thùng công đức nơi khác thì không gọi là cúng dường Tam Bảo. Đặt thùng tùy hỷ nơi bàn vong thì cúng vong, đặt thùng tùy hỷ nơi thờ Ngũ Hành thì cúng Ngũ Hành, không phải cúng Tam Bảo… Trường hợp vị trụ trì sử dụng tiền ấy đúng mục đích thì phước đức vô lượng cho cả hai: “của pháp đôi thí đều không sai khác, pháp đến bờ kia khẩm đủ trọn rồi” (Chơn lý Đại đồng – tác giả Minh Đăng Quang)

Ngày nay có một số ít chùa không lập thùng tùy hỷ công đức phước điền, khi tín đồ Phật tử cúng dường thì để vào chuông gia trì, có vị Sư do trụ trì tin tưởng phân công trông nom, hoặc cúng ngay cho vị trụ trì; nếu không có mặt trụ trì thì gởi cho vị Sư trị sự được trụ trì tín nhiệm; hoặc lập bàn tiếp lễ viết sớ cầu an cầu siêu, cúng trai tăng, cúng trai phạn, tiếp nhận tịnh tài tịnh vật, ghi vào sổ để trình trụ trì. Cả ba cách cúng dường nầy tuy không như đa số các chùa, nhưng công đức cúng dường vẫn trọn vẹn, đúng nghĩa cúng dường Tam Bảo

4/. Việc dán sớ cầu an cầu siêu vào đại hồng chung:

Thường thì Phật tử đến các chùa lớn, trụ trì có sắm bàn tiếp lễ, nơi đây ghi sớ cầu an, cầu siêu, tiếp nhận tịnh tài tịnh vật, ghi vào sổ để trình trụ trì. Sớ có nơi in chữ nho, có nơi in chữ việt, có nơi viết tay… tất cả sớ văn nầy được chư Tăng Ni cầu nguyện hồi hướng cho gia đình Phật tử vào những thời khóa lễ tụng niệm sáng, trưa, chiều, tối. Sau khi cầu nguyện xong thường là đem thiêu hóa.

Vấn đề dán sớ văn tên tuổi của người xin cầu phước, cầu siêu đã có tại các chùa người Hoa, chùa Việt xưa vào những thời điểm Phật pháp bị lu mờ bởi người Tây dương chiếm đóng, niềm tin Phật của Phật tử không được hướng dẫn, các vị quan niệm Phật như một đấng thần linh lúc nào cũng phò hộ cho con người nếu người đó biết tin tưởng cúng bái; vì tin như thế nên khi găp việc xấu ghi tên tuổi dán vào đại hồng chung nhờ cầu nguyện. Có những Phật tử giàu cúng đại hồng chung, cúng dường Phật, cúng pháp khí phụng thờ bên trong ngôi Tam Bảo có điền tên tuổi người cúng để cầu nguyện cho mọi việc được như ý. Hoặc do nhu cầu Phật tử coi xăm quẻ, gặp quẻ xấu, bàn đoán gia đình sẽ gặp nạn, ghi tên xin dán vào đại hồng chung để người đóng đại hồng chung cầu nguyện giúp cho gia đình Phật tử tai qua nạn khỏi. Những việc làm nầy ngày nay đã không còn, vì không phù hợp với sự tín ngưỡng của Phật tử, đa số Phật tử đến chùa hôm nay là cầu tu học.

Phước cúng dường nầy của tín chủ

Tam nghiệp thanh tịnh định huệ tu

Tánh cũ tự mình gồm chứa đủ

Tây phương an dưỡng hưởng thiên thu

HT Thích Giác Quang

Có Nên Dán Sớ Cầu An, Cầu Siêu Lên Đại Hồng Chung Không? Tiền Cúng Dường Nên Đặt Ở Đâu?

VẤN: Con đến một số chùa trong nước thấy đa phần đều để hòm công đức cho Phật tử bỏ vào. Tuy nhiên một số chùa con lại không thấy có hòm công đức và được hướng dẫn bỏ vào chuông. Mỗi khi cần chú nguyện hay cầu an cầu siêu con cũng được hướng dẫn bỏ danh sách vào chuông đến giờ tụng niệm sẽ có người lấy ra đọc. Con không biết bỏ tất cả vào chuông như vậy có đúng không? Có một số nơi khi nguyện cầu còn khuyên dán giấy cầu an cầu siêu, ghi tên những người cần chú nguyện trên tờ giấy do chùa phát rồi dán lên đại hồng chung. Con nghe giảng như thế sẽ được chú nguyện đi khắp tam giới nhưng giấy dán lên chằn chịt vậy có tác dụng không? Tại sao phải dán lên đại hồng chung mà không phải ở nơi khác? Con xin cảm ơn Sư.

ĐÁP:

1/. Ý nghĩa chữ “Cúng dường”

Nói đến “Cúng dường” trước nhất xin nói về ý nghĩa của hai từ Phật học “Cúng dường”. Từ ngữ “Cúng dường” xuất phát trong chốn thiền lâm xưa nay, “Cúng dường” là chữ đọc “Trại” từ chữ “Cung dưỡng” cung cấp dưỡng nuôi. Hiến tặng, dâng hiến, cung cấp vật thực tứ sự: Ăn (Vật thực), mặc (Vải vóc), ở (Xây tịnh thất, xây chùa), bệnh (Thuốc men); dưỡng nuôi các bậc tu hành, đạo cao đức cả, chư Tăng Ni, những bậc xuất gia trong chốn thiền lâm.

Những ví phát tâm cúng dường gọi là “Hộ pháp”, tức là hộ trì chánh pháp, cúng dường chư tôn đức Tăng Ni là những người góp phần giữ gìn giáo pháp Phật, truyền thừa giáo pháp Phật, thay Phật giáo hóa chúng sanh, cúng dường Phật Pháp Tăng tức là hộ trì chánh pháp.

Việc sắm sanh tịnh tài tịnh vật cung cấp dưỡng nuôi các bậc xuất gia đáng tôn đáng kính là một công đức lớn lao, trở thành truyền thống đối với Phật tử Việt Nam và thế giới khi đi chùa lễ Phật. Chữ “Cung cấp dưỡng nuôi” trờ thành chữ “Cúng dường”, cúng dường Tam Bảo hay cúng dường chư Tăng Ni là như vậy.

Theo từ điển Phật học thì chữ cúng dường là cung cấp, đài thọ vật dụng để nuôi dưỡng. Là lời nói cung kính khi tặng cho các bậc tu hành đồ ăn, đồ mặc và những vật dụng khác. Như nói: Cúng dường Phật, chư Tăng, cúng dường Tam Bảo.

Bốn món cúng dường phổ thông đối với tăng chúng Phật giáo là thức ăn, quần áo, giường nằm, thuốc men. Gọi là Tứ sự cúng dường.

Từ ngữ cúng dường theo tiếng Pali là Argpya, tiếng Pháp Nourrir, nghĩa là “Cung cấp” vật thực, đồ quý báu hoặc hương đăng trà quả để tỏ lòng quý kính sùng mộ.

Cúng dường có hai thể: Một là cúng dường trước tượng Phật, tháp Phật bằng hương hoa nhang đèn đốt lên. Hai là cúng dường tịnh tài tịnh vật Sư Tăng để các ngài tiện bề tu học và chú nguyện cho mình.

Những nhà tín thí cúng dường phân làm ba hạng: Một là vì cung kính sùng mộ mà cúng dưòng – Hai là vì hạnh nguyện mà cúng dường – Ba là vì thấy lợi ích cho ông bà cha mẹ quá vãng, cho gia đình và cho mình trong đời nầy và đời sau mà cúng dường

Trong Bồ Tát Giới Kinh, điều giới khinh thứ 44, Phật dạy: “Cúng dường kinh điển như vầy: Phật tử thường nên thọ trì đọc tụng kinh luật đại thừa, lột da mình làm giấy, chích máu làm mực, xẻ xương làm bút đặng viết chép Phật giới. Cũng dùng luôn vỏ cây, giấy lụa, the trắng, tre lụa mà chép viết thọ trì hết cả…”

Thường đem thất bảo hương hoa vô giá, hết thảy của báu xen lộn mà làm rương, túi đựng những kinh luật. Cúng dường cũng là cung cấp dưỡng nuôi thuốc men, vật thực những người tật bệnh, gọi là cúng dường người tật bệnh. (Từ điển Phật học – Đoàn Trung Còn)

2/. Sự cúng dường xuất phát từ thời Phật sinh tiền:

Thời Phật sinh tiền, sự cúng dường rất thanh tịnh, trong đó người cúng và người nhận đều rất thanh tinh, cụ thể một mẫu chuyện của Di Mẫu Ma Ha Ba Xà Ba Đề

Vì để lập công đức được Đức Phật cho phép xuất gia làm Tỳ kheo ni, Di Mầu đến xứ Parsi mua loai giống bông vải quý đem về tự tay Di Mẫu trồng, đến mùa trổ bông Di Mẫu lầy hạt giống của cây bông đầu tiên gieo lại một lần nữa trên đất Cà Tỳ La Vệ và như thế làm đi làm lại ba lần, lần cuối cùng Di Mẫu lấy bông vải tự tay dệt thành tấm chăn quý đem cúng dường Phật, Phật liền nhận và chứng minh công đức cho Di Mẫu. Tuy nhiên thời gian sau đó Phật đem tấm chăn ban cho vị Sa di trẻ tuổi sử dụng. Việc làm của Di Mẫu là sự cúng dường thanh tịnh nhất trong các pháp cúng dường, về sau Di Mẫu theo Phật xuất gia và chứng A La Hán quả.

Trong Tăng đoàn của Phật, mỗi buổi sáng vào lúc 8 giờ Đức Phật hướng dẫn chư tôn giả đi khất thực, những vị tín tâm đàn việt chờ Phật đến trước cửa nhà gieo năm vóc lạy xin Phật dừng chân để được cúng dường vật thực, thức ăn tinh khiết. Phật và chư tôn giả nhận và dùng các thức ăn nầy vào buổi trưa, đó là buổi ăn chính trong ngày của Phật và đệ tử Phật

Ngoài ra còn có sự cúng dường thanh tịnh bằng một hạnh lành khác nữa, như: Thỉnh thoảng những ngày lành tháng tốt, các nhà Vua, hoàng tộc, chư vị trưởng giả thường thỉnh Phật đến hoàng cung, tư gia để cúng dường trai viên cầu phước báo và sau đó nghe Phật thuyết pháp độ cho tu hành.

Hạnh cúng Dường của Phổ Hiền Bồ Tát:

Là dâng cúng lên ngôi Tam Bảo. Cúng dường phải hội đủ ngũ phần hương:

1/ Hương của giới (Kỷ luật), 2/ Định (An trụ), 3/ Huệ (Trí tuệ giác ngộ), 4/ Giải thoát (Vượt qua mọi chướng ngại), 5/ Giải thoát tri kiến (Cái nhìn thoáng rộng, không phân biệt ta và người, không chấp trước).

Lời Phật dạy, phụng sự chúng sanh là cúng dường chư Phật; vì lẽ đó, chúng ta tu học theo Ngài Phổ Hiền là phụng sự chúng sanh theo tinh thần ngũ phần hương (Làm việc trong tinh thần kỹ luật, tương kính, làm việc với tâm an trụ và vui vẻ, làm việc có tổ chức và khoa học, làm việc với tinh thần phục khó, và cuối cùng, làm việc với tinh thần không suy tính vụ lợi, không khởi tâm cao ngạo. Cúng dường bằng cách chia sẻ và phung sự tha nhân).

Hạnh cúng dường của Mục Kiền Liên

Theo kinh Vu Lan Bồn, Đức Phật dạy tôn giả Mục Kiền Liên cách thức cúng dường trai tăng ngày rằm tháng bảy (15/07 al) như sau:

Rằm tháng bảy là ngày Tự tứ, Mười phương Tăng đều dự lễ này, Phải toan sắm sửa chớ chầy, Ðồ ăn trăm món trái cây năm màu. Lại phải sắm giường nằm nệm lót, Cùng thau, bồn, đèn đuốc, nhang dầu, Món ăn tinh-sạch báu mầu, Ðựng trong bình bát vọng-cầu kính dâng, Chư Ðại đức mười phương thọ thực, Trong bảy đời sẽ đặng siêu thăng. Lại thêm cha mẹ hiện tiền, Ðặng nhờ phước lực tiêu khiên ách nàn.

(Trích Kinh Vu Lan Bồn)

Lễ Vu Lan ngày rằm tháng bảy âm lịch là lễ quan trọng của chư Tăng Ni và Phật tử, ngày đó là ngày thể hiện đạo đức của người con Phật có cơ hội báo ân báo hiếu cửu huyền thất tổ ông bà cha mẹ quá thế nhiều đời và song dường hiện tiền. Việc sắm sanh lễ vật cúng dường chư Tăng Ni, tức là cung cấp hiến dâng những phần quà tứ sự cho chư Tăng Ni, nhất thiết phải là cúng tập thể, thỉnh mười phương Tăng Ni, không cúng riêng cho bất cứ ai khác (Biệt thỉnh), vì làm như vậy sẽ mất thanh tịnh trong việc cúng dường. Ngược lại trách nhiệm của chư Tăng Ni là lo việc truyền trì chánh pháp, giữ gìn truyền thống đạo đức của Đức Phật, hướng dẫn Phật tử tu học. Lễ cúng dường phải được tổ chức quy mô và trọng thị như vậy mới gọi là cúng dường.

3/. Lễ nghi cúng dường hôm nay:

Đến chùa mà cúng dường chung hết vừa Phật Pháp Tăng, kêu là cúng dường Tam Bảo. Xuất phát từ sự tín tâm của nam nữ Phật tử, trong những ngày lành tháng tốt, ngày vọng, ngày sóc, tam nguơn tứ quý, các lễ nghi có tính cách thành sự kiện lớn. Người Phật tử Việt Nam trong nước cũng như nước ngoài phát tâm thanh tịnh đến chùa gặp Thầy để xin cúng dường, có khi là mâm quả, hoặc phong bì cúng dường tịnh tài tịnh vật, dâng lên Phật, dâng lên Thầy Tổ, dâng cúng dường chư Tăng Ni bằng hiện vật hay hiện kim, tùy hoàn cảnh tùy phát tâm của các gia đình Phật tử mà cúng dường, chư không bắt buộc Phật tử phải cúng bao nhiêu hay bao nhiêu! Cúng dường như thế gọi cúng dường Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng)

Cúng dường cầu an, cầu siêu

Người Phật tử đến chùa dâng lễ cầu an hay cầu siêu hay tất cả các lễ cúng khác có tính cách lành mạnh. Thường thì gia đình Phật tử đặt tịnh tài vào phong bì, đặc biệt người cúng dường và người nhận cúng dường đồng thanh tịnh không tính toán nhiều hay ít, chỉ tín nhiệm vào lòng thành tín dâng lễ Thầy Tổ, Thầy trụ trì, nguyện xin chứng minh và thọ nhận cho gia dình được ân triêm phước lạc

Cúng dường hộ trì cho các lễ nghi

Khi nhà chùa hữu sự, tổ chức những sự kiện lớn, lễ cúng lớn, như lễ kỵ tổ sư khai sơn, đại lễ Phật đản, lễ Vu Lan, lễ vía Đức Bồ Tát Quan Âm…lúc bấy giờ Thầy trụ trì mời các Phật tử bổn đạo hội họp bàn việc cúng kiến tổ chức quy mô. Trong chùa có một ban vận động kinh phí trong nhiều gia đình Phật tử, các vị phát tâm ứng tiền ủng hộ vào kinh phí tổ chức cuộc lễ, cho đến khi nào đủ để tổ chức cuộc lễ. Sau cuộc lễ có chiết tính công khai trong đạo tràng Phật tử.

Cúng dường vào thùng (Hòm) công đức

80% trong các tự viện, tịnh xá có đặt thùng công đức, có khi bằng két sắt, có khi bằng gỗ và đề chữ “Tùy hỷ công đức”, “Công đức phước điền”, “Cúng dường Tam Bảo”, dù là câu chữ nào cũng là để cân nhắc cho Phật tử khi phát tâm cúng dường thì để vào đây, cúng như thế cũng có đầy đủ phước đức, vì số tiền đó khi vị trụ trì và chỉ có vị trụ trì mới có quyền mở “Tủ công đức” để đếm tiền. Khi đếm, dù đạt bao nhiêu cũng tốt số tiền đó để dành trùng tu ngôi chùa, nuôi Tăng Ni chúng tu học, làm việc từ thiện giúp đỡ người nghèo khó, tổ chức các cuộc cúng lễ trong năm v.v…

Việc đặt thùng tùy hỷ công đức chỉ đặt một nơi tại phía trước chánh điện mới đúng nghĩa cúng dường Tam Bảo, đặt thùng công đức nơi khác thì không gọi là cúng dường Tam Bảo. Đặt thùng tùy hỷ nơi bàn vong thì cúng vong, đặt thùng tùy hỷ nơi thờ Ngũ Hành thì cúng Ngũ Hành, không phải cúng Tam Bảo… Trường hợp vị trụ trì sử dụng tiền ấy đúng mục đích thì phước đức vô lượng cho cả hai: “Của pháp đôi thí đều không sai khác, pháp đến bờ kia khẩm đủ trọn rồi” (Chơn lý Đại đồng – tác giả Minh Đăng Quang)

Ngày nay có một số ít chùa không lập thùng tùy hỷ công đức phước điền, khi tín đồ Phật tử cúng dường thì để vào chuông gia trì, có vị Sư do trụ trì tin tưởng phân công trông nom, hoặc cúng ngay cho vị trụ trì; nếu không có mặt trụ trì thì gởi cho vị Sư trị sự được trụ trì tín nhiệm; hoặc lập bàn tiếp lễ viết sớ cầu an cầu siêu, cúng trai tăng, cúng trai phạn, tiếp nhận tịnh tài tịnh vật, ghi vào sổ để trình trụ trì. Cả ba cách cúng dường nầy tuy không như đa số các chùa, nhưng công đức cúng dường vẫn trọn vẹn, đúng nghĩa cúng dường Tam Bảo

4/. Việc dán sớ cầu an cầu siêu vào đại hồng chung:

Thường thì Phật tử đến các chùa lớn, trụ trì có sắm bàn tiếp lễ, nơi đây ghi sớ cầu an, cầu siêu, tiếp nhận tịnh tài tịnh vật, ghi vào sổ để trình trụ trì. Sớ có nơi in chữ nho, có nơi in chữ việt, có nơi viết tay… tất cả sớ văn nầy được chư Tăng Ni cầu nguyện hồi hướng cho gia đình Phật tử vào những thời khóa lễ tụng niệm sáng, trưa, chiều, tối. Sau khi cầu nguyện xong thường là đem thiêu hóa.

Vấn đề dán sớ văn tên tuổi của người xin cầu phước, cầu siêu đã có tại các chùa người Hoa, chùa Việt xưa vào những thời điểm Phật pháp bị lu mờ bởi người Tây dương chiếm đóng, niềm tin Phật của Phật tử không được hướng dẫn, các vị quan niệm Phật như một đấng thần linh lúc nào cũng phò hộ cho con người nếu người đó biết tin tưởng cúng bái; vì tin như thế nên khi găp việc xấu ghi tên tuổi dán vào đại hồng chung nhờ cầu nguyện. Có những Phật tử giàu cúng đại hồng chung, cúng dường Phật, cúng pháp khí phụng thờ bên trong ngôi Tam Bảo có điền tên tuổi người cúng để cầu nguyện cho mọi việc được như ý. Hoặc do nhu cầu Phật tử coi xăm quẻ, gặp quẻ xấu, bàn đoán gia đình sẽ gặp nạn, ghi tên xin dán vào đại hồng chung để người đóng đại hồng chung cầu nguyện giúp cho gia đình Phật tử tai qua nạn khỏi. Những việc làm nầy ngày nay đã không còn, vì không phù hợp với sự tín ngưỡng của Phật tử, đa số Phật tử đến chùa hôm nay là cầu tu học.

Phước cúng dường nầy của tín chủ Tam nghiệp thanh tịnh định huệ tu Tánh cũ tự mình gồm chứa đủ Tây phương an dưỡng hưởng thiên thu HT. Thích Giác Quang

Nên Đặt Lễ Cúng Ông Táo Ở Đâu?

Cúng ông công ông táo là một nghi lễ truyền thống của người Việt Nam thường được tiến hành trước 12h ngày 23 tháng chạp.

Theo các nhà nghiên cứu, phong tục thờ và cúng ông Công, ông Táo là tín ngưỡng văn hóa dân gian Việt Nam. Vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, Táo Quân sẽ về Trời để báo cáo với Ngọc Hoàng những việc làm của gia chủ trong một năm. Vì vậy, mỗi nhà đều làm cỗ cúng tiễn Táo Quân về Trời chu đáo.

Một mâm cỗ cúng ông Táo.

Theo dân gian, Táo quân là thần Bếp nên họ thường đặt lễ cúng dưới bếp. Khi cúng nên bật bếp để hơi ấm tỏa ra, cầu chúc cả nhà no ấm quanh năm.

Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, một số vùng miền, người dân còn lập bàn thờ Táo quân riêng để cúng bái. Tuy nhiên, lễ cúng Táo Quân ngày 23 tháng Chạp thực chất là cúng chung 3 vị Thần Đất, Thần Nhà và Thần Bếp, dân gian thường gọi là Thần linh, Thổ địa được thờ trên ban thờ. Vì vậy, việc hành lễ phải được tiến hành tại ban thờ chính, là nơi trang trọng nhất trong nhà chứ không thể thực hiện ở bếp. Tuyệt đối không được để ở ban thờ Phật. Ngoài ra, có thể đặt mâm lễ Táo Quân ở ngoài trời. Khi cúng, nên đặt cá chép ở cạnh khu vực thờ cúng.

Các món gợi ý cúng ông Công, ông Táo. Tùy theo hoàn cảnh, gia chủ có thể sắp mâm cúng ông Táo phù hợp với gia đình mình.

Thường vào sáng sớm hoặc trưa ngày 23 tháng Chạp, gia chủ làm lễ quan soái (lễ sửa bát hương). Với sự kính cẩn và thành tâm, bát hương được lau sạch sẽ, để lại ba chân hương đẹp nhất. Lễ sửa bát hương thường chỉ thực hiện một lần duy nhất trong năm vào ngày 23 tháng Chạp.

Sau đó gia chủ ăn mặc chỉnh tề, bày lễ và đọc văn khấn. Sau khi hết một hoặc hai tuần hương, gia chủ khấn vái thành tâm, tạ lễ, hóa vàng và nếu cúng cá thật thì mang cá chép đi phóng sinh.

Ngày lễ ông Công ông Táo 23 tháng Chạp năm nay rơi vào thứ Sáu ngày 17/1/2020 dương lịch. Theo các chuyên gia văn hoá, thời gian cúng tốt nhất là từ 11 giờ – 13 giờ. Do đó gia chủ cần cố gắng thu xếp thời gian và chuẩn bị lễ vật đầy đủ để cúng lễ vào khung giờ trên.

Văn khấn ông Táo, bài cúng ông Táo được lưu truyền trong dân gian:

Kính lạy Thượng Đế

Kính lạy Ngũ Đế, Đông phương Thanh Đế, Nam phương Xích Đế, Tây phương Bạch Đế, Bắc phương Hắc Đế, Trung ương Hoàng Đế.

Kính lạy thượng đàm thần tướng thiên thiên tướng

Trung đàm thần tướng thiên thiên binh

Hạ đàm thần tướng thiên thiên mã

Kính lạy sơn thần, long thần, thổ địa, thổ công táo quân, thổ kỳ lai sàng chứng giám

Hôm nay là ngày 23 tháng chạp năm… Đinh Dậu. Là ngày thần Táo Quân về trời tấu sớ

Tín chủ con tên là… sinh ngày… tháng… năm… nguyên quán… địa chỉ thường trú…

Với tấm lòng thành kính con xin có chút lễ vật, nhang đăng thỉnh cầu kính mời Thượng Đế, Ngũ Đế, các vị Thần Tướng, Thiên Tướng, Thiên Binh, Thiên Mã, cùng chư vị thần tiên trên trời dưới đất, chứng giám cho con được làm lễ tiễn thần Thổ Công Táo Quân về trời.

Kính lạy Thổ thần thổ địa, thổ công táo quân, thổ kỳ lai sàng chứng giám. Trong năm qua nhờ ân phúc của các ngài chúng con được mạnh khoẻ, hạnh phúc, mọi điều may mắn.

Nay con làm lễ với tấm lòng thành kính tiễn ngài về trời tấu xin Thượng Đế, Ngũ Đế, cùng chư vị thần tiên phù hộ độ trì cho đất nước con, quê hương con, gia tộc và gia đình con được mạnh khoẻ hạnh phúc, an khang thịnh vượng.

Con cầu xin Thượng Đế, Ngũ Đế các vị thần tiên cùng chư ngài chứng giám cho tấm lòng thành kính của con.

Kính chúc Thượng Đế, Ngũ Đế, các vị thần tiên cùng chư ngài thiên thiên tuế!

(Con xin đa tạ, Con xin đa tạ, con xin đa tạ)

* Sau khi cúng xong thì lại kính lễ 9 lần * Lễ xong đi lùi ba bước mới được quay lưng đi

: Nên Cầu Siêu Và Cúng Vong Nhi Như Thế Nào?

CÂU HỎI: Nếu có cặp vợ chồng không còn biện pháp nào khác ngòai phá thai vì những khó khăn kinh tế hay vì những lý do khác, hậu quả có nặng nề lắm không? HÒA THƯỢNG: Vì điều kiện kinh tế không cho phép có con thì không nên để lỡ mang thai ngay từ đầu; như vậy, sẽ tránh được rắc rối về sau. Cho là hiện thời có những khó khăn về tài chánh, tại sao họ phải đợi cho đến khi vấn đề xảy ra rồi mới đi tìm giải pháp? Họ phải tự cảnh giác về vấn đề này trước khi để nó xảy ra; tại sao không tìm những giải pháp tốt đẹp khác. Có câu nói, “Tại sao để ván đã đóng thuyền rồi mới mới nghĩ đến việc quan trọng là cần củi để nấu cơm”. Tại sao phải đợi đến muộn màng rồi mới tính. Họ cần phải nghĩ đến việc có thể có mang thai khi chiết tính những chi tiêu hàng năm. CÂU HỎI: Bạch Hòa Thượng, có một số những người mẹ không hôn thú đang gây ra nhiều vấn nạn xã hội, rồi sau đó là có việc phá thai … Con tự hỏi Hòa Thượng có ý kiến hay đề nghị gì về vấn đề này. HÒA THƯỢNG: Quý vị đang đề cập về những bà mẹ độc thân. Khổ thay, những người này đã đánh mất nhân phẩm, vì thế họ không tôn trọng những luật lệ trước khi lập gia đình. Ngày nay, những người trẻ thích khiêu vũ, xem phim ảnh, và ca hát. Họ hưởng thụ ăn uống, vui chơi và tìm khoái lạc. Những đam mê và hành vi dẫn đến sự mất nhân phẩm, đến độ họ không còn ý thức việc họ là con người. Là người, phải có hành vi của người, nhưng họ lại giống như ma quỉ — lén lút không tôn trọng luật lệ, muốn thử hết trước khi lập gia đình … và vì thế, họ có thai. Những chuyện như thế này có thể không có gì quan trọng ở phương Tây, nhưng ở Trung Hoa thì thật xấu hổ. Vấn đề này xảy ra do chỉ do một niệm vô minh: Nam theo đuổi nữ, nữ tìm kiếm nam … Bởi vì vô minh, nên hành nghiệp theo sau, sau khi hành nghiệp tạo tác thì có danh sắc, lục nhập, xúc, và thọ hiện hữu …, tất cả nhựng thứ này đều tạo tác bởi vô minh … Do mê mờ, tình ái khởi sanh, tiếp theo là dục vọng muốn nắm bắt (thủ và hữu), và sau đó là nhiều vấn đề khác xuất hiện … cho đến khi già chết (lão, tử) đến. Toàn bộ chuỗi biến cố này được gọi là Pháp Mười Hai Nhân Duyên. Vì người đời không hiểu Mười Hai Nhân Duyên nên, họ làm những việc trái với đạo lý. Vì vậy vấn nạn của họ càng ngày càng lớn. Cho đến lúc họ mang thai, sự việc càng trở nên rắc rối hơn khi thay vì dưỡng thai bào để sinh nở, họ lại phá hủy bào thai lúc thai từ một đến bốn tháng tuổi. Tội phá thai rất nặng. Quý vị có thể nghĩ chúng chỉ là con ma bé nhỏ, nhưng những con ma này có những năng lực tâm linh to lớn có thể làm quý vị chết hay mang những tật bệnh kỳ lạ, làm cho quý vị nói năng lảm nhảm và lẫn lộn đầu óc đến khi điên dại … Tội phá thai còn nặng hơn tội giết người lớn. Nếu quý vị không muốn có con, tại sao lại gây ra việc thụ thai? Tại sao rắc rối như thế? Khổ thay, đàn ông và đàn bà không hiểu đạo lý làm người nên những vấn đề này mới xảy ra. Để giải quyết những vấn đề này, chúng ta cần cung cấp giáo dục về tình dục cho những người trẻ, và dạy họ đừng dính mắc vào tình ái cho đến khi khôn lớn trưởng thành; nếu không, họ sẽ gặp những vấn nạn khó khăn. Chúng ta phải thúc đẩy mạnh mẽ để họ tuân theo những quy tắc này . CÂU HỎI: Bạch Hòa Thượng, nhân dịp Ngài trở lại Đài Loan, xin Ngài ban lời khuyên cho những đệ tử tại Đài Loan. HÒA THƯỢNG: Đàn ông và đàn bà cư xử đứng đắn với nhau là nền tảng cho hòa bình quốc gia và thế giới. Nếu người chồng không cư xử như người chồng; người vợ không cư xử như người vợ; và con cái hành xử không ra con cái, thì làm sao thế giới có thể tránh được hỗn loạn? Tôi đề nghị mỗi người phải làm tròn vai trò của mình là vợ hay chồng của mình, không ly dị, và chăm sóc con cái tốt đẹp. Khi mỗi gia đình hạnh phúc và hài hòa thì quốc gia sẽ tự nhiên có hòa bình. Ngòai ra, tôi khẩn cầu mọi người hãy ngưng lại việc phá thai! Hãy suy nghĩ xem, nếu những chúng sinh trong bào thai chưa kịp chào đời đã trở thành những oan hồn ; khắp nơi nhan nhản những hồn ma nhỏ bé phiêu bạt đòi mạng thì làm sao xã hội an lành được? Những hồn ma nhỏ bé này cần phải gặp được người có Đạo hạnh và không tham tiền thì mới được siêu độ. Rất khó đốiI phó với những hồn ma nhỏ bé này! Rất khó giải quyết những vấn đề này, vì vậy với nghiệp chướng khắp nơi thì làm sao có hòa bình? CÂU HỎI: Làm sao cứu Đài Loan? HÒA THƯỢNG: Bằng cách không phá thai, bằng cách không giết hại chúng sinh. CÂU HỎI: PHÁ THAI tạo nghiệp sát sanh. Vì con không được học giáo lý Phật trước đây, con đã phạm tội sát sanh mà không biết. Con có thể LÀM GÌ để đền bù lại nghiệp chướng của con? HÒA THƯỢNG: Bằng cách LÀM THÊM NHIỀU VIỆC PHƯỚC THIỆN, BẰNG CÁCH SÁM HỐI SỬA ĐỔI LỖI LẦM NHIỀU THÊM VÀ NIỆM A DI ĐÀ PHẬT THƯỜNG XUYÊN HƠN. CÂU HỎI: Con được nghe rằng phá thai là sai trái trong giáo lý Phật giáo, nhưng con đã phạm tôi này trong quá khứ mà không biết đó là sai trái. Con có thể làm cái gì bây giờ để đền bù lại những điều tai hại mà con đã làm trong quá khứ? HÒA THƯỢNG: Không có điều tốt đẹp nào hơn là tự sửa đổi lỗi lầm của mình. Dầu cho tội của quý vị rất to lớn, đầy ngập trời, nếu quý vị thành tâm ăn năn và sửa đổi, thì các tội sẽ tiêu sạch. HÒA THƯỢNG: Chữ “cúng dường” không thể dùng trong ý nghĩa này được, vì vong linh thai nhi không phải là Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng). Nếu quý vị xem đó là cúng dường vong linh thai nhi tức là đã rơi vào tà kiến vậy. Đó phải gọi là ‘siêu độ’. Siêu độ chúng sanh không giống cúng dường cho chúng sanh, bởi vì việc siêu độ giúp chúng lìa khổ được vui. Tuy nhiên, vong linh thai nhi mang mối oán hận rất lớn khó làm vơi đi được, bởi vì đó là món nợ tước đoạt sanh mạng thì phải được trả bằng cách đền lại sanh mạng. Thế nhưng, nếu các vong linh thai nhi đó gặp được những vị chân tu không tham tiền thì chúng có cơ hội được siêu độ. CÂU HỎI: Nhiều người bỏ tiền ra cúng những vong linh thai nhi, có thể nào những căm hận của các vong linh thai nhi này được đền bù hay không? HÒA THƯỢNG: Không. CÂU HỎI: Ngày nay có nhiều người lợi dụng để làm tiền người khác bằng cách nói rằng có thể khuyên giải những vong linh thai nhi. Có những phật tử không tán thành những việc làm như vậy. Thưa Hòa Thượng, ý của Hòa Thượng như thế nào? Những vong linh thai nhi sẽ làm cho những kẻ thiếu nợ chúng bị bênh hay bị những vấn đề khác không? Có những người đã từng phá thai nhưng lại ngại ngùng sợ tốn tiền không lập bài vị để cầu nguyện cho vong linh thai nhi. Bạch Hòa Thượng, Ngài nghĩ như thế nào về việc này? Có thực là những vong linh này có thể gây rắc rối không? Nếu như thế, làm sao để điều phục những vong linh thai nhi này? Làm sao chúng ta có thể an ủi và làm chúng an lạc ? HÒA THƯỢNG: Tốt hơn hết là không nên có bài vị hơn là lập một bài vị. Tôi nói thế có nghĩa là gì? Người ta không nên phá thai ngay từ đầu; bằng cách ngăn ngừa phá thai thì không sát sinh. Vì không sát sinh, nên không cần bài vị. Thỉnh một bài vị cho một vong linh thai nhi là “lo cái ngọn mà quên cái gốc.”, và giống như “bịt tai để đánh chuông”, vì đó là tự lừa dối mình. Những vong linh này có thể được siêu độ chăng? Món nợ này có thể giải quyết được chăng? Vâu trả lời là không chắc. Vì thế, nên ngăn ngừa việc xảy ra hơn là hối hận về sau này. Trước khi kết hôn, không nên uống thuốc ngừa thai hay giao hợp tình dục. Tại sao không thể đợi đến khi kết hôn? Tại sao lại vội vàng như thế? CÂU HỎI: Bạch Hòa Thượng, có những hiện tượng lạ trên thế giới ngày nay như nhiều thiếu nữ chưa kết hôn đi phá thai, bị cưỡng hiếp, và đồng tình luyến ái. Là cha mẹ, chúng con ngày nay phải giáo dục con cái như thế nào để thanh thiếu niên có thể phát triển tâm hồn và thể xác trở thành những cá nhân tốt đẹp? Đàn ông và đàn bà ở đất nước chúng ta đang bắt chước các trào lưu ở Âu Châu và Mỹ Châu, đam mê tình ái và đắm say tình dục, hẹn hò bừa bãi và theo đuổi người khác phái; họ nghĩ họ rất thời thượng khi làm như vậy! Nhiều người cho rằng nếu một người đàn ông mà không có bạn gái thì đó là một kẻ khờ. Tương tự như vậy, nếu một cô gái không có bạn trai trước khi kết hôn thì bị cho là bị bệnh tâm thần và không ai muốn kết hôn với cô ta! Vì những người này điên cuồng đắm mình vào tình ái và tình dục, họ chẳng quan tâm về con cái sau khi sinh ra chúng; họ chỉ quan tâm đến chính họ. Như thế, chỉ cần hai ngày rưỡi sau hôn lễ là họ bắt đầu chán nhau, và cuối cùng là ly dị. Sau khi ly dị, con cái họ hoặc không có cha hoặc không có mẹ. Rồi sau đó, quan tòa quyết định đứa bé sẽ ở ba ngày ở với cha , và bốn ngày ở với mẹ. Vì họ không còn sống chung với nhau, con cái họ không cần biết trai hay gái sẽ đến ở với người cha một thời gian. Người cha sẽ nói: “Mẹ con không làm tròn bổn phận một người mẹ. Mẹ con không tốt, vì thế ba đã ly dị mẹ con và gặp người đàn bà khác. Người bạn gái này của ba thật tuyệt vời, còn mẹ con là người tồi tệ nhất.”. Đứa bé sẽ suy nghĩ: “Ô, mẹ mình thật tệ quá!”. Khi đứa bé trở về nhà với mẹ, nó lơ là với mẹ nó và nói rằng: “Mẹ tồi tệ lắm! Mẹ không xứng đáng làm mẹ con!”. Đứa bé chỉ nghe câu chuyện một chiều từ cha nó. Người mẹ bèn nghĩ: “Con mình thay đổi quá rồi! Tốt hơn là phải có một biện pháp.”. Bà nói với con mình: “Ba con là một người đàn ông tồi tệ nhất. Mẹ không thể chịu đựng ba con, vì thế mẹ đã phải ly dị với ba con.”. Người mẹ còn nêu thật nhiều lý do khác về việc ly dị người chồng và làm cho đứa bé suy nghĩ rằng: “Ô, ba tôi là nguời đàn ông ông tồi tệ nhất; và mẹ tôi là người đàn bà tồi tệ nhất! Tôi nên làm gì đây? A! với cha mẹ như vậy, tôi cũng phải học cách để thành đứa bé tồi tệ nhất..”. Đứa bé bắt đầu dùng ma túy và gây đủ thứ rắc rối. Đứa bé không quan tâm bất cứ chuyện gì, kể cả tổ quốc, gia đình và cơ thể nó. Nó nghĩ,: “Tôi là một hạt giống xấu; cả ba và mẹ tôi đều xấu; do đó tôi phải là người xấu.”. Với thái độ này, đứa bé buông thả không còn biết phân biệt cái đúng, cái sai và làm bất cứ những gì nó thích. Vì có những người đàn ông bị đàn bà bỏ, và có những người đàn bà bị đàn ông sao nhãng, họ đi quá trớn. Họ trở thành người “đồng tình luyến ái”; và học những hành vi ngược lại nhân tính. Bởi vì vợ chồng không biết cách cư xử với nhau như vợ chồng, cuối cùng họ tạo ra những vấn nạn khổng lồ mà chúng ta phải đương đầu ngày nay. Khi gia đình đổ vỡ, quốc gia cũng đổ vỡ. Nếu mọi người có thể như bà mẹ của Mạnh Tử hay bà mẹ của Nhạc Phi, cả hai đều biết dạy con trở thành vĩ nhân thánh thiện, thì sẽ không còn nhiều trẻ con gây rối lọan. Tôi đã trả lời câu hỏi của quý vị, và tôi không biết là tôi nói đúng hay sai. Nếu quý vị không thỏa mãn với câu trả lời của tôi, xin tìm hỏi những vị khác có khả năng hơn. Về vấn đề phá thai, đó là một hành động vô nhân đạo! Quý vị hãy suy nghĩ đi, nếu quý vị giết một bào thai chưa chào đời, quý vị sẽ nói rằng quả báo của hành vi này có nghiêm trọng hay không? Bây giờ tôi sẽ nói cho quý vị điều này dù quý vị có tin hay không: mặc dù thai nhi bị hủy phá chỉ là một thai nhi nhỏ bé, nhưng vong linh thai nhi này còn dữ dằn hơn cả vong linh người lớn! Ngày nay bệnh ung thư trở nên khá thông thường trong xã hội chúng ta, và căn bệnh này một phần là do sự phá thai. Vì càng có nhiều trường hợp phá thai, số vong linh thai nhi càng gia tăng, và những vong linh thai nhi này rãi độc tố khắp nơi làm người ta bất an. Chúng nghĩ rằng: “Quý vị đã giết tôi sớm như vậy, tôi không để quý vị tránh thoát tội này đâu. Tôi cũng sẽ giết quý vị !”. Vì thế, chúng ta có nhiều bệnh lạ lùng và không thuốc chữa. Nam Mô A Di Đà Phật! HT Tuyên Hóa

Bạn đang xem bài viết Có Nên Dán Sớ Cầu An Cầu Siêu Lên Đại Hồng Chung Không? Tiền Cúng Dường Nên Đặt Ở Đâu? trên website Iseeacademy.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!