Xem Nhiều 6/2023 #️ Công Ty Cổ Phần Địa Chất Mỏ # Top 7 Trend | Iseeacademy.com

Xem Nhiều 6/2023 # Công Ty Cổ Phần Địa Chất Mỏ # Top 7 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Công Ty Cổ Phần Địa Chất Mỏ mới nhất trên website Iseeacademy.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Ngày 28-4-1888, một công ty khai thác than đá lớn nhất nước Pháp được thành lập mang tên Công ty Pháp mỏ than Bắc Kỳ (Société Francaise des charbonnages du Tonkin , viết tắt là S.F.C.T). S.F.C.T được quyền quản lý, khai thác vùng “đất nhượng” rộng lớn kéo dài từ Mông Dương qua Cẩm Phả, Hồng Gai đến Vàng Danh, Mạo Khê, trong đó có 6 mỏ lớn, nhiều mỏ nhỏ, 2 bến cảng đảm bảo cho tàu trọng tải 3000 – 10.000 tấn vào ra, một nhà máy điện có công suất 1000 KW, 2 nhà máy cơ khí và nhiều trạm cơ khí nhỏ.

     Ngày 28-4-1888, một công ty khai thác than đá lớn nhất nước Pháp được thành lập mang tên Công ty Pháp mỏ than Bắc Kỳ (Société Francaise des charbonnages du Tonkin, viết tắt là S.F.C.T). S.F.C.T được quyền quản lý, khai thác vùng “đất nhượng” rộng lớn kéo dài từ Mông Dương qua Cẩm Phả, Hồng Gai đến Vàng Danh, Mạo Khê, trong đó có 6 mỏ lớn, nhiều mỏ nhỏ, 2 bến cảng đảm bảo cho tàu trọng tải 3000 – 10.000 tấn vào ra, một nhà máy điện có công suất 1000 KW, 2 nhà máy cơ khí và nhiều trạm cơ khí nhỏ. Đây là cơ sở công nghiệp có quy mô lớn ra đời đầu tiên ở Việt Nam và Đông Dương và cũng là cái nôi ra đời của giai cấp công nhân Việt Nam nói chung, giai cấp công nhân khu mỏ Quảng Ninh nói riêng.

     Ở trong vùng “đất nhượng”, bọn chủ mỏ thực dân Pháp sử dụng tổng hợp các phương thức bóc lột kiểu tư bản, phong kiến và chủ nô với những thủ đoạn cưỡng bức kinh tế và siêu kinh tế hết sức tàn nhẫn nhắm mục đích thu lợi nhuận tối đa trên cơ sở bần cùng hóa và vắt kiệt sức lao động của những người thợ mỏ. Chính vì vậy mà ngay từ khi thực dân Pháp đặt ách thống trị và tiến hành khai thác bóc lột ở khu mỏ thì phong trào đấu tranh của công nhân mỏ đã bùng lên và ngày càng quyết liệt, nhất là từ khi có Đảng lãnh đạo.

     Theo kế hoạch, ngày 11-11-1936 là ngày lĩnh lương. Sau khi lĩnh lương xong, công nhân đi mua lương thực, thực phẩm để dự trữ chuẩn bị cho bãi công. Nhưng kỳ lĩnh lương năm đó chậm lại một ngày nên đến chiều ngày 12-11-1936 thợ mỏ mới đi mua lương thực, thực phẩm.

     Đến ngày 12-11-1936, không khí chuẩn bị bãi công bao trùm cả khu vực mỏ Cẩm Phả. Ngay đêm đó, các đội bảo vệ đã thành lập các trạm kiểm soát trên các ngả đường dẫn lên công trường, tầng than để tuyên truyền vận động thợ mỏ không đi làm và hãy quay về tham gia bãi công. Truyền đơn, khẩu hiệu, áp phích, dán ở các lán thợ và trên các đường phố. Đêm hôm đó thợ mỏ dường như không ngủ, náo nức chờ ngày mai cuộc bãi công sẽ nổ ra.

     Ngày 14-11-1936, thực dân Pháp điều 40 xe chở đầy lính lê dương, lính khố xanh từ Quảng Yên, Hải Phòng về Cẩm Phả để đàn áp cuộc bãi công. Nhưng tinh thần đấu tranh của công nhân mỏ Cẩm Phả vẫn không hề nao núng.

     Cuộc bãi công bước sang ngày thứ 3, thứ 4 càng trở nên quyết liệt. Lính gác khắp các ngả đường vẫn không ngăn cản được hàng nghìn công nhân tập trung ở các phố đấu tranh đòi chủ mỏ phải thực hiện yêu sách của họ.

     Ngày 18-11-1936, tầng lò, nhà máy vẫn vắng teo.

     Ngày 19-11-1936, ngày thứ 7 của cuộc bãi công diễn ra căng thẳng và đã có xung đột xảy ra. Bọn cai, ký đã dụ dỗ, lừa phỉnh được một số công nhân đi làm ở tầng 190. Hàng trăm công nhân đã kéo đến phản đối. Tên đốc công người Pháp đã bắt đi một công nhân trong đội bảo vệ. Ngay lập tức công nhân ào đến cứu nguy cho người thợ đó. Thợ và lính xô đẩy nhau, 3 người thợ bị lính đẩy xuống rãnh đã bị thương. Quần chúng công nhân phẫn uất xông vào đánh nhau với bọn lính. Tình hình trở nên hết sức căng thẳng. Trước tình hình đó, lãnh đạo cuộc bãi công đã kịp thời nhắc nhở, kêu gọi công nhân hãy bình tĩnh, kiềm chế và cảnh giác không để mắc mưu địch.

     Cuộc bãi công của công nhân mỏ Cẩm Phả đã lên đến đỉnh điểm. Những tên thực dân đầu sỏ như Toàn quyền Đông Dương, Thống xứ, Thanh tra chính trị và Chánh mật thám Bắc Kỳ, Công sứ Quảng Yên, Đại lý mỏ Cẩm Phả, Tổng giám đốc CFST đều đã phải vào cuộc để trực tiếp giải quyết cuộc bãi công ở Cẩm Phả nhưng chúng đều bất lực và thất bại trước ý chí, ý thức kỷ luật, tinh thần đoàn kết và sức mạnh to lớn của công nhân mỏ.

     3 giờ chiều ngày 20-11-1936, chủ mỏ đã phải tuyên bố chấp nhận toàn bộ yêu sách của công nhân: “Trả lương 30 xu/ ngày, trả tiền cuốc xẻng. Chịu tiền dầu mỡ bảo dưỡng xe goòng. Công nhân vắng mặt bất cứ lý do gì cũng không được phạt”.

     Thế là sau 8 ngày đấu tranh liên tục, quyết liệt, cuộc bãi công của công nhân mỏ Cẩm Phả đã giành được thắng lợi hoàn toàn.

     Đánh giá về cuộc bãi công của công nhân mỏ Cẩm Phả, báo Le Travail (Lao động), tờ báo công khai của Đảng ta ra ngày 27-11-1936 đã viết: “Cuộc đấu tranh trong bình tĩnh và kỷ luật, đấu tranh với một ý chí không gì lay chuyển nổi của giai cấp vô sản. Đây là đặc trưng chủ yếu đã toát ra từ trong cuộc bãi công đáng khâm phục của công nhân mỏ Cẩm Phả”.

     Thắng lợi của cuộc bãi công của công nhân mỏ Cẩm Phả đã cổ vũ công nhân toàn khu mỏ đồng loạt bãi công. Sáng ngày 23-11-1936, công nhân nhà máy cơ khí Hồng Gai bãi công. Sau đó là công nhân các nhà máy than luyện, nhà sàng, mỏ than Hà Tu, Hà Lầm, nhà máy điện Cột 5 tiếp tục bãi công. Chiều ngày 24-11-1936, công nhân mỏ than Mông Dương kéo đến gặp chủ mỏ đòi tăng lương. Ngày 25-11-1936, công nhân nhà sàng và cảng Cửa Ông, mỏ than Kế Bào, Cái Đá, Đồng Đăng bãi công đòi tăng lương. Sáng ngày 27-11-1936, công nhân khu vực Hồng Gai tập trung tại sân bóng đá biến thành cuộc biểu tình, biểu dương lực lượng. Chiều ngày 28-11-1936 chủ mỏ Hồng Gai đã phải ra thông báo chấp nhận yêu sách của công nhân. Trước tình hình đó, chủ mỏ Uông Bí, Vàng Danh, Mạo Khê đã vội vàng tăng lương đồng loạt 10% cho tất cả công nhân.

     Thế là sau 17 ngày đêm  (từ đêm 12-11 đến chiều ngày 28-11-1936), với tinh thần đấu tranh bền bỉ, liên tục và quyết liệt, cuộc tổng bãi công của hơn ba vạn thợ mỏ diễn ra trên phạm vi toàn khu mỏ đã giành được thắng lợi hoàn toàn.

     Cuộc tổng bãi công của hơn ba vạn thợ mỏ tháng 11-1936 là một sự kiện lịch sử trọng đại, có ý nghĩa rất to lớn. Đây là cuộc bãi công lớn nhất, tiêu biểu cho phong trào cách mạng nước ta thời kỳ 1936 – 1939. Thắng lợi của cuộc tổng bãi công đã để lại bài học sâu sắc về ý thức “kỷ luật và đồng tâm”,  về tinh thần đấu tranh cách mạng kiên cường bất khuất, là niềm tự hào của các thế hệ thợ mỏ. Chính vì thế ngày 12-11-1936  đã đi vào lịch sử và trở thành ngày truyền thống của công nhân mỏ.

     Với ý nghĩa đó, vào dịp kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống công nhân mỏ, tháng 11-1996, Bộ Văn hoá- Thông tin đã có quyết định công nhận xếp hạng Nơi mở đầu cuộc tổng bãi công của ba vạn thợ mỏ ngày 12-11-1936 là di tích lịch sử cấp Quốc gia.

     Di tích nơi mở đầu cuộc tổng bãi công của ba vạn thợ mỏ ngày 12-11-1936 được xác định là Ngã tư đường lên mỏ tại trung tâm TX Cẩm Phả. Đó là nơi đội bảo vệ cuộc bãi công đã lập trạm kiểm soát. Di tích này được giới hạn: Phía Tây giáp đường lên mỏ Đèo Nai, phía Đông giáp Công ty Vật tư vận tải và xếp dỡ Cẩm Phả, phía Bắc giáp nhà hoá nghiệm của Công ty Vật tư vận tải và xếp dỡ Cẩm Phả, phía Nam giáp con đường vào chợ cũ. Tổng diện tích là 427m2.

     Năm 1996, tỉnh Quảng Ninh và Tổng Công ty Than, nay là Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã phối hợp xây dựng một công trình văn hoá nghệ thuật mang tính chất tưởng niệm ngay tại di tích. Đó là Đài tượng niệm có hình lá cờ cách điệu được ốp bằng đá màu hồng. Phía trước Đài tưởng niệm là văn bia gắn chữ nổi bằng đồng với nội dung: “Nơi đây, ngày 12-11-1936 mở đầu cuộc tổng bãi công của ba vạn thợ mỏ đòi quyền sống, quyền làm người và đã giành được thắng lợi rực rỡ, nêu tấm gương sáng ngời về tinh thần bất khuất, ý thức kỷ luật và đồng tâm cho  muôn đời sau”…

Tin bài: CVP_Sưu tầm (Proanh6868)./.

Công Ty Cổ Phần Du Lịch Bạc Liêu

CHI TIẾT CHƯƠNG TRÌNH

HÒN SƠN ĐẢO XANH

Thời gian: 2N1Đ Phương tiện: Xe + tàu cao tốc Khách sạn: Nhà Nghỉ tiêu chuẩn Ngày khởi hành: Thứ 2, 4, 6 hàng tuần Nơi khởi hành: Công ty CP Du Lịch Bạc Liêu Giá tour: 1.850.000đ/khách Liên hệ: 0291 3826 534 gặp Ms Thật

LỊCH TRÌNH CHI TIẾT

ĐÊM 1: BẠC LIÊU – RẠCH GIÁ

02h30 Xe và HDV đón quý khách tại Công Ty CP Du Lịch Bạc Liêu. Khởi hành đi Rạch Giá

NGÀY 1: RẠCH GIÁ – HÒN SƠN (Sáng, Trưa, Chiều)

06h00 Đoàn tới Cảng Rạch Giá, dùng diểm tâm sáng, sau đó HDV làm thủ tục lên tàu khởi hành Hòn Sơn chuyến 07h00 – Giờ khởi hành có thể thay đổi theo lịch của hãng tàu. Hòn Sơn – Kiên Giang (Lại Sơn) là một trong những đảo đẹp và hoang sơ bật nhất ở vùng biển phía nam. Hòn Sơn thuộc xã Lại Sơn, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang. Nơi hiếm hoi có được: biển xanh cát trắng, có rừng, có suối, cùng rừng dừa rợp bóng là những nét đặc biệt của hòn đảo xinh đẹp này. 09h00 Tàu cập cảng Hòn Sơn. Quý khách di chuyển về nhà nghỉ gửi đồ (hoặc nhận phòng nghỉ ngơi nếu có phòng trống). Nhà nghỉ ngay tại trung tâm, thuộc dạng tốt nhất tại Hòn Sơn, trang bị đầy đủ máy lạnh, wifi, phòng sạch sẽ thoáng mát, gần biển đảm bảo cho những giây phút nghỉ ngơi trên đảo được thoải mái nhất. 09h30: Đoàn tham quan các điểm tại khu vực Bãi Nhà: thắp nhang cầu phúc tại miếu bà Chúa xứ, Đền Ông Nguyễn, tranh thủ mua hải sản khô tại chợ địa phương về làm quà cho người thân. 11h30: Ăn trưa với những món ăn đặc sản địa phương do chính người dân miền biển chế biến. Buổi chiều: Tham gia tour Hòn Sơn bằng xe máy dạo đảo (2 người/1 xe), lặn ngắm san hô, bắt nhum, tắm biển. – Tham quan Dinh Ông Nam – Dinh Ông bảo trợ nghề biển linh thiêng. – Tham quan đường xuyên đảo, dừng chân chụp hình tại đỉnh Yên Ngựa, nơi có thể ngắm nhìn toàn cảnh Hòn Sơn. – Tham quan làng chài lâu đời nhất Lại Sơn – Làng chài Thiên tuế, để thấy được cuộc sống người dân nơi xứ đảo. Cùng nghề “đóng ghe tàu” đặc sắc. – Đoàn dừng chân tại Bãi Bắc, nơi có nhiều san hô đẹp nhất tại Hòn Sơn, tha hồ ngụp lặn dưới làn nước trong veo, ngắm nhìn những rạn san hô nhiều màu sắc, từng đàn cá bơi lội. Dưới sự hướng dẫn của HDV, mọi người có thể dể dàng bắt lên những con nhum (nhím biển, cầu gai), ốc mắt ngọc, sò, hàu đá… chế biến và cùng thưởng thức. – Tham quan, chụp hình tại những bãi biển đẹp và hoang sơ: Bãi Đá Chài, Bãi Thiên Tuế… Cùng Bãi đá trứng, Bãi đá bàn với hình thù đặc sắc mà hiếm nơi nào có được. Thỏa sức vùng vẫy tại Bãi Bàng – bãi biển đẹp nhất của đảo, với bờ biển dài cắt trắng và hàng dừa chạy dọc bãi biển. Chụp hình với cây dừa “huyền thoại” tuyệt đẹp nằm nghiêng mình ra biển xanh. – Chụp hình check in cây Dừa nằm và bãi đá tuyệt đẹp tại Bãi Xếp. – Trở về Nhà nghỉ tắm rửa, nghỉ ngơi – Tối 6h00: Thưởng thức bữa tối ngập tràn hải sản tươi ngon (bắt và nướng trong ngày) như: Mực nướng, cá hấp hoặc nướng,tôm biển nướng, sò tộ, sò điệp, ốc, cháo, … rồi cùng nhau quây quần, ca hát, giao lưu trên bờ biển sóng dập dìu.

NGÀY 2: HÒN SƠN – RẠCH GIÁ – BẠC LIÊU (Sáng – trưa)

06h30 Đoàn dùng điểm tâm sáng, uống cà phê, ngắm bình minh. 07h30:Chinh Phục Ma Thiên Lãnh, Sân Tiên tham quan thắng cảnh núi non hùng vĩ thơ mộng. Khám phá đỉnh Ma Thiên Lãnh – Tiên cảnh giữa biển khơi: Hòn Sơn có tất cả 7 ngọn núi, trong đó Ma Thiên Lãnh là đỉnh cao nhất với độ cao 450m so với mực nước biển. Đường lên Ma Thiên Lãnh khá dễ dàng vì chủ yếu là bậc thang. HDV sẽ dẫn đoàn đi xuyên rừng, vượt núi, băng qua những con suối và cảnh núi rừng tuyệt đẹp. Sau khoảng gần 2 giờ. Đoàn sẽ chinh phục đỉnh Ma Thiên Lãnh và sân Tiên, ví như chốn bồng lai, tiên cảnh. 12h00: Dùng cơm trưa với các món đặc sản địa phương, sau đó chuẩn bị thu xếp, trả phòng. 13h00: Đoàn lên tàu cao tốc trở về Rạch Giá. 14h30: Tàu cập bến cảng Rạch Giá. Đoàn khởi hành về Bạc Liêu. 17h30: Đoàn về đến Bạc Liêu. Bac Lieu tourist chia tay và hẹn gặp lại quý khách trên những nẻo đường khác của quê hương Việt Nam.

TIÊU CHUẨN PHỤC VỤ

Giá tour bao gồm:

– Tàu Cao Tốc khứ hồi đi du lịch Hòn Sơn. – Ăn Uống: Sáng, trưa, chiều ở Hòn Sơn, – Tiệc Hải Sản ngoài trời (ít nhất 6 món hải sản), thưởng thức tôm, Nhum, Ốc, mực, Cá Biển… – Nhà nghỉ (4 người/phòng): Phòng Máy Lạnh.,đăng ký phòng 2,3 người phụ thu 100k/phòng – Xe máy đi tham quan vòng quanh đảo. – Lặn ngắm san hô – Hướng dẫn viên địa phương vô cùng thân thiện , nhiệt tình – Tất cả những chi phí tham quan: Theo chương trình trên. – Nước uống,nón du lịch. – Bảo hiểm : 30.000.000 vnđ/người. -Giờ tàu chạy có thể thay đổi theo lịch hãng tàu công ty sẽ sắp xếp lại thứ tự đảm bảo chương trình được đầy đủ và thoải mái nhất.

Giá tour không bao gồm:

– Thuế VAT. – Chi phí cá nhân khác ngoài chương trình.

84 Năm Ngày Truyền Thống Công Nhân Vùng Mỏ

84 năm ngày Truyền thống công nhân vùng Mỏ – Truyền thống ngành Than: Một chặng đường lịch sử và cách mạng vẻ vang

Thứ Ba, ngày 03/11/2020

Ngày 12/11/2020, công nhân viên chức và lao động ngành Than – Khoáng sản kỷ niệm 84 năm ngày truyền thống vẻ vang của đội ngũ những người thợ mỏ – ngày Truyền thống công nhân vùng Mỏ – Truyền thống Ngành Than (12/11/1936 – 12/11/2020). Đây là ngày hội lớn, ngày kỷ niệm lịch sử đáng ghi nhớ nhất đối với tất cả các thế hệ công nhân ngành Than Việt Nam.

Tình thần “Kỷ luật và đồng tâm” luôn được các thế hệ thợ mỏ gìn giữ và phát huy

Gần một thế kỷ và là gạch nối giữa hai thế kỷ, hai thiên niên kỷ đã đi qua, lịch sử đã chứng kiến biết bao sự đổi thay trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Cùng với nhân dân cả nước, công nhân ngành Than dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh với tinh thần ”Kỷ luật và đồng tâm” đã vượt qua mọi gian khổ, hy sinh lập nên nhiều thành tích xuất sắc góp phần vào sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng nước Việt Nam độc lập đổi mới, tiến lên giàu mạnh. Nhân ngày Truyền thống công nhân vùng Mỏ – Truyền thống Ngành Than 12/11, trên 96 nghìn công nhân cán bộ ngành Than – Khoáng sản cùng nhau ôn lại lịch sử truyền thống vẻ vang của những người thợ mỏ năm xưa để càng hiểu thêm và tự hào về chặng đường phát triển hào hùng ấy. 

Cách đây 84 năm, ngày 12/11/1936, hơn 3 vạn thợ mỏ vùng Hòn Gai, Cẩm Phả, Đông Triều thuộc tỉnh Quảng Ninh đã dũng cảm đứng lên làm cuộc tổng bãi công yêu cầu chủ mỏ phải tăng lương, chống đánh đập, ngược đãi công nhân, cải thiện điều kiện lao động. Nhờ tinh thần đấu tranh quả cảm, đoàn kết và ý thức kỷ luật cao, bất chấp các thủ đoạn lừa phỉnh dụ dỗ và đàn áp dã man của bọn chủ mỏ, bọn thống trị thực dân Pháp và tay sai, cuối cùng bọn chủ mỏ phải chấp nhận mọi yêu sách của công nhân. Cuộc tổng bãi công đã giành được thắng lợi hoàn toàn.

Cán bộ công nhân ngành Than tự hào về đội ngũ công nhân mỏ là một tổ chức vô sản ra đời sớm nhất ở nước ta, từ khi chủ nghĩa thực dân Pháp tiến hành chính sách khai thác thuộc địa, bóc lột lao động và vơ vét tài nguyên của Việt Nam. Từ cuối thế kỷ 19 các mỏ khoáng chất đã ra đời, trong đó có Công ty than Bắc kỳ được thành lập năm 1888 là tập đoàn tư sản lớn nhất của thực dân Pháp. Và cũng từ đây, vùng mỏ Quảng Ninh trở thành khu công nghiệp lớn và quan trọng nhất ở Việt Nam và Đông Dương. Đội ngũ công nhân mỏ cũng được hình thành và dần dần trở thành lực lượng công nhân công nghiệp trong giai cấp công nhân Việt Nam.

Công nhân mỏ xuất thân từ những người nông dân nghèo khổ  ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ bị địa chủ phong kiến và bọn cường hào gian ác áp bức bóc lột phải ra mỏ làm phu kiếm sống. Một số khác là anh em thợ thủ công bị thất nghiệp phiêu bạt ra đất mỏ làm ăn. Những người thợ mỏ mang trong lòng nỗi nhục của người dân mất nước phải làm nô lệ và mối căm thù bọn tay sai phong kiến nên ý thức phản kháng luôn luôn sục sôi trong trái tim họ, khi có thời cơ và có hạt nhân lãnh đạo, họ sẵn sàng vùng lên đấu tranh.

Công việc khai thác mỏ lúc bấy giờ hoàn toàn là thủ công hết sức nặng nhọc vất vả. Mỗi ngày thợ phải làm từ 10 đến 12 giờ tiền lương ít ỏi, cuộc sống cơ cực lại thường xuyên bị bọn cai ký đánh đập bớt xén. Điều kiện ăn ở sinh sống rất lầm than. Họ không có con đường nào khác là phải đấu tranh đòi chủ mỏ tăng lương cải thiện điều kiện làm việc.

Vào những năm 20 của thế kỷ XX, công nhân cả nước đã có nhiều hoạt động đấu tranh chống giới chủ, bọn cầm quyền thực dân Pháp và tay sai. Trong ngành mỏ, ở các tỉnh Yên Bái, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh, công nhân mỏ cũng có nhiều cuộc phản kháng sự áp bức bóc lột của bọn chủ mỏ. Cho đến những năm 30 của thế kỷ  XX sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, tại các vùng mỏ nhiều chi bộ Đảng cộng sản được bí mật thành lập, thu hút những người thợ mỏ giác ngộ, có tinh thần đấu tranh, những người tiên tiến nhất trong đội ngũ công nhân tham gia. Thời kỳ này, phong trào vô sản hoá của Đảng đã đưa nhiều đảng viên về vùng mỏ làm công nhân, sống gần gũi với thợ mỏ để tuyên truyền vận động giác ngộ họ, cùng họ tổ chức những cuộc đấu tranh. Trước mắt là cuộc đấu tranh có tính chất kinh tế, đòi quyền lợi và tập dượt để phát triển thành cuộc đấu tranh chính trị chống chế độ thống trị cuả bọn thực dân Pháp, trong đó cuộc tổng bãi công vang dội của hơn 3 vạn thợ mỏ từ chiều ngày 12/11/1936 đã đánh dấu chặng đường trưởng thành của phong trào đấu tranh của công nhân mỏ.

Sau khi công nhân Cẩm Phả kết thúc cuộc bãi công thì ngày 22/11 đến ngày 24/11 tại các mỏ Mông Dương, Hòn Gai, Cửa Ông, Bãi Cháy… Công nhân mỏ cùng lần lượt nghỉ việc để hưởng ứng. Một sự kiện có ý nghĩa sâu sắc trong cuộc tổng bãi công lần này là mối quan hệ anh em gắn bó giữa những người thợ điện nhà máy điện Cọc 5 và công nhân mỏ vùng Hòn Gai – Cẩm Phả. Bất chấp sự ngăn cản của địch, công nhân nhà máy điện vẫn đòi nghỉ việc để hưởng ứng cuộc bãi công.

Trước ý chí và quyết tâm mạnh mẽ của công nhân mỏ nên sáng ngày 28/11/1936 công nhân mỏ vùng Hòn Gai, Mông Dương, Cửa Ông đã cùng giành được thắng lợi. Cuộc tổng bãi công đã toàn thắng trên một địa bàn rộng thu hút hơn 3 vạn người tham gia kéo dài gần 17 ngày căng thẳng, quyết liệt thể hiện ý chí sắt đá của những người thợ mỏ  Than Việt Nam.

Thắng lợi vang dội của cuộc tổng bãi công đã làm rung chuyển hệ thống cai trị của bọn thực dân xâm lược và tay sai, thúc đẩy mạnh mẽ phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân cả nước trong thời kỳ 1936- 1945. Đây là cái mốc quan trọng đánh dấu bước trưởng thành của đội ngũ công nhân ngành Than về ý thức chính trị, trình độ giác ngộ và đấu tranh giai cấp dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương nay là Đảng Cộng sản Việt Nam.

84 năm đã đi qua nhưng chiến thắng của thế hệ những người thợ mỏ năm 1936 mãi mãi là niềm tự hào trong lịch sử và truyền thống của ngành Than Việt Nam. Sự kiện đó như một chương mở đầu bản anh hùng ca của những người thợ mỏ được viết bằng xương máu, bằng tâm lực của các thế hệ thợ mỏ Việt Nam.

Để ghi lại mốc son lịch sử, ngày 4/11/1982 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) đã có quyết định số 292- CT chính thức công nhận ngày 12/11 hàng năm là Ngày Hội Truyền thống của Ngành Than trong cả nước. 

Sau ngày cách mạng thắng lợi, công nhân cán bộ ngành Than đã vượt qua mọi khó khăn gian khổ để khai thác và cung cấp cho đất nước hàng trăm triệu tấn than làm giầu cho Tổ quốc. Thế hệ thợ mỏ hôm nay luôn tự hào về truyền thống công nhân vùng Mỏ, tự hào về các thế hệ cha anh đi trước đã anh dũng hy sinh cho cách mạng, cho Tổ quốc tạo nên một thành quả vô giá, được gìn giữ và phát huy cho đến hôm nay và mai sau…

Kỷ Niệm 80 Năm Ngày Truyền Thống Công Nhân Vùng Mỏ

Tối 11/11, tại Quảng trường 30/10 (TP Hạ Long), tỉnh Quảng Ninh- Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam- Tổng Công ty Đông Bắc đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 80 Ngày Truyền thống Công nhân Vùng mỏ- Truyền thống ngành Than 12/11 (1936- 2016).

Tiết mục văn nghệ “Tự hào Than Việt Nam” mở đầu cho Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Truyền thống Công nhân Vùng mỏ- Truyền thống ngành Than

Dự lễ kỷ niệm về phía lãnh đạo Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội; Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ; Phạm Thế Duyệt, nguyên ủy viên Thường vụ, Thường trực Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đại biểu đại diện các bộ, ban, ngành Trung ương, các tỉnh, thành phố.

Về phía tỉnh Quảng Ninh có các đồng chí: Nguyễn Văn Đọc, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Đỗ Thị Hoàng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Nguyễn Đức Long, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh và các đồng chí nguyên là lãnh đạo tỉnh.

Về phía Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam và Tổng Công ty Đông Bắc có các đồng chí: Lê Minh Chuẩn, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn; Thiếu tướng Phạm Ngọc Tuyển, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tổng Công ty.

Tham gia lễ kỷ niệm còn có các tập thể, cá nhân Anh hùng Lao động, Anh hùng Lực lượng vũ trang của tỉnh Quảng Ninh, Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản, Tổng Công ty Đông Bắc.

Đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội phát biểu tại buổi lễ.

Diễn văn tại Lễ kỷ niệm do đồng chí Nguyễn Văn Đọc, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh trình bày đã khẳng định: Vùng mỏ Quảng Ninh- cái nôi phong trào cách mạng của Giai cấp công nhân Việt Nam, với khẩu hiệu “kỷ luật và đồng tâm” đã giành thắng lợi trong cuộc Tổng bãi công 1936, mang lại bài học to lớn về tập hợp lực lượng công nhân trong đấu tranh, về tinh thần kỷ luật chặt chẽ, đồng tâm hành động, tương thân, tương ái của những người công nhân mỏ. Đồng thời cũng khẳng định vị trí, vai trò quan trọng và nâng cao địa vị của giai cấp công nhân Việt Nam trên trường quốc tế. Bài học “Kỷ luật và đồng tâm” đã trở thành giá trị tinh thần vô giá đồng hành cùng quân và dân Quảng Ninh góp phần đánh thắng trận đầu 5-8-1964 chống chiến tranh phá hoại Miền Bắc của Đế quốc Mỹ, lớp lớp người con Quảng Ninh và Binh đoàn Than ra chiến trường giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước; và 30 năm đổi mới xây dựng tỉnh Quảng Ninh như ngày hôm nay.

Các đại biểu Trung ương, tỉnh, Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam, Tổng Công ty Đông Bắc tham dự Lễ Kỷ niệm

80 năm qua, vùng đất Mỏ Quảng Ninh luôn được sự quan tâm, tình cảm đặt biệt của Trung ương. Quảng Ninh đã vinh dự và tự hào 9 lần Bác Hồ về thăm, là nơi duy nhất Người cho dựng tượng tại đảo Cô Tô khi Người còn sống. Thực hiện lời dạy của Bác, thợ mỏ, cán bộ, đảng viên, lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc Quảng Ninh không ngừng thi đua phấn đấu xây dựng Quảng Ninh trở thành trung tâm công nghiệp than, nhiệt điện và vật liệu xây dựng của cả nước; là khu vực trọng điểm phát triển du lịch, dịch vụ, thương mại; tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu ngân sách và thu nhập đầu người duy trì ở mức cao. Là một trong số ít tỉnh tự cân đối ngân sách và chủ động đổi mới trong xây dựng Đảng và hệ thống chính trị; đột phá trong cải cách hành chính, phương thức đầu tư kết cấu hạ tầng và xây dựng đô thị; giữ vững quốc phòng – an ninh. Được Trung ương tin tưởng cho xây dựng thí điểm Khu hành chính kinh tế đặc biệt Vân Đồn.

Đồng chí Nguyễn Văn Đọc, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu.

Ý thức sâu sắc về sự kế tục lịch sử, xứng đáng sự nghiệp vĩ đại của các thế hệ cha ông để lại, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy khẳng định: Đảng bộ, quân và dân tỉnh Quảng Ninh cùng với ngành Than nguyện giữ mãi nhiệt huyết, vun đắp truyền thống anh hùng, vẻ vang của Đảng, của dân tộc Việt Nam, của giai cấp công nhân Vùng mỏ bất khuất. Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, lòng yêu quê hương, đất nước, tinh thần tự lực tự cường và trí tuệ Việt Nam, biến chủ nghĩa anh hùng cách mạng và truyền thống vẻ vang trở thành nguồn lực và sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn, thách thức, quyết tâm thực hiện tâm nguyện của Bác: Quảng Ninh trở thành một tỉnh giàu đẹp và ngành Than trở thành một ngành gương mẫu.

Chúc mừng Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc tỉnh Quảng Ninh, cán bộ, công nhân, lao động ngành Than, Tổng Công ty Đông Bắc, tại lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Truyền thống Công nhân Vùng mỏ- Truyền thống ngành Than, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội ghi nhận, biểu dương những kết quả trong phát triển kinh tế- xã hội, sản xuất của tỉnh Quảng Ninh, ngành Than, Tổng Công ty Đông Bắc đóng góp tích cực cho sự phát triển của đất nước.

Đồng chí Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh: Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng các thế hệ cán bộ, công nhân viên ngành Than và nhân dân Quảng Ninh đã lao động cần cù, sáng tạo, tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức nhằm vào mục đích chung là sản xuất thật nhiều than cho Tổ quốc.

Đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội trao tặng bức ảnh Bác Hồ cho Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam và Tổng Công ty Đông Bắc.

Chương trình còn có sự góp mặt của các ca sỹ Quảng Ninh đã thành danh.  

Đặc biệt các tiết mục nghệ thuật với sự tham gia của các ca sỹ Quảng Ninh đã thành danh trong cả nước như NSND Quang Thọ với ca khúc Tôi là người thợ mỏ; ca sỹ Đăng Dương với ca khúc Những ngôi sao ca đêm; ca sỹ Hồ Quỳnh Hương với ca khúc Quê em; ca sỹ Ngọc Anh với ca khúc Nụ cười Hạ Long; ca sỹ Đức Tuấn- Ngọc Anh với ca khúc Tình ca người thợ mỏ; ca sỹ Tuấn Anh- Hoàng Tùng- Hoàng Thái với ca khúc Đất mỏ anh hùng…. và các tiết mục múa, hoạt cảnh, đồng diễn của công nhân các đơn vị thuộc Tập đoàn Than- Khoáng sản, Tổng Công ty Đông Bắc đã nhận được sự cổ vũ rất nhiệt tình của đông đảo cán bộ, nhân dân tham gia lễ kỷ niệm.

Nghệ sỹ nhân dân Quang Thọ với ca khúc Tôi là người thợ lò.

Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Truyền thống Công nhân Vùng mỏ- Truyền thống ngành Than đã thành công tốt đẹp, góp phần khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, kiên cường, bất khuất, đặc biệt là truyền thống Kỷ luật và Đồng tâm trong đội ngũ công nhân Vùng mỏ, thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với các thế hệ thợ mỏ Việt Nam đã hy sinh xương máu vì độc lập dân tộc, vì sự nghiệp cách mạng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, vì sự phát triển của ngành Than, của tỉnh Quảng Ninh.

               

Lan Hương- Hùng Sơn

Bạn đang xem bài viết Công Ty Cổ Phần Địa Chất Mỏ trên website Iseeacademy.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!