Xem Nhiều 5/2023 #️ Cửa Và Quy Định Xây Dựng Nhà Ở: Những Điều Bạn Cần Biết # Top 11 Trend | Iseeacademy.com

Xem Nhiều 5/2023 # Cửa Và Quy Định Xây Dựng Nhà Ở: Những Điều Bạn Cần Biết # Top 11 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Cửa Và Quy Định Xây Dựng Nhà Ở: Những Điều Bạn Cần Biết mới nhất trên website Iseeacademy.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Tại Việt Nam, mặc dù, các quy định xây dựng rất ít được gia chủ quan tâm, phần lớn phụ thuộc vào nhà thầu hoặc thợ xây chính, nên khi bị các cơ quan chính quyền phạt, nhiều gia chủ vẫn không hiểu vì sao bị phạt. Do đó, các gia chủ đang có ý định xây dựng nhà hoặc sửa chửa nhà, cần tìm hiểu thêm về các quy định xây dựng nhà ở, đặc biệt là các đô thị, thành phố.

Quy định xây dựng là một bộ các yêu cầu do Quốc hội đặt ra để đảm bảo rằng công trình xây dựng được thực hiện theo tiêu chuẩn được phê duyệt. Các quy định bao gồm một loạt các công việc, sai phạm và hình phạt.

Quy định về thiết kế và thi công xây dựng nhà ở được quy định trong điều 5 của Thông tư số 05/2015/TT-BXD như sau:

Đối với nhà ở có tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 250m2 hoặc dưới 3 tầng hoặc có chiều cao dưới 12m, chủ nhà được tự thiết kế, tự tổ chức thi công xây dựng và chịu trách nhiệm về an toàn xây dựng và các ảnh hưởng của việc xây dựng nhà ở đến các công trình liền kề, lân cận

Đối với nhà ở dưới 7 tầng và 7 tầng trở lên, trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 điều này, phải được tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện việc thiết kế, thi công xây dựng.

Bên cạnh đó, theo điều luật xây dựng năm 2014, có 4 quy định mà bất cứ gia chủ nào cũng cần phải biết, như sau:

Phải xin giấy phép xây dựng: Tất cả các công trình nhà ở, dự án cần phải xin giấy phép xây dựng trừ các trường hợp như xây nhà thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có quy mô dưới 07 tầng và tổng diện tích sàn dưới 500m2 có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được phê duyệt; Xây nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa. 

Nếu xây sai phép, không phép, gia chủ sẽ bị phạt ít nhất 10 triệu đồng. Đồng thời, có khả năng bị buộc tháo dỡ hoặc đình chỉ xây dựng để điều chỉnh hoặc cấp phép lại.

Xây nhà hoặc xây dựng các công trình khác không che chắn hoặc che chắn nhưng để rơi vãi vật liệu xây dựng sẽ bị phạt 1 triệu đồng.

Xây nhà làm nứt tường hàng xóm phải bồi thường dựa trên những thiệt hại thực tế. Nếu không thỏa thuận được việc bồi thường, chủ nhà có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 3 – 20 triệu đồng.

Ở bất kỳ khu vực nào của một quốc gia, hội đồng địa phương sẽ giải quyết các vấn đề quy hoạch – điều này đôi khi sẽ là hội đồng “quận” hoặc ở các khu vực đô thị, sẽ là các hội đồng thành phố.

Thuận tiện đi lại: Việc xây dựng và lắp đặt cánh cửa phải đảm bảo cho cả gia đình và thậm chí là người khuyết tật có thể ra vào một cách an toàn và dễ dàng nhất. Chiều rộng cửa cần đảm bảo việc sử dụng xe lăn dễ dàng, xử lý chiều cao và vị trí của các khu vực kính trong một cánh cửa cũng cần phải được đưa vào mối quan tâm của bạn.

 

59 Điều Cơ Bản Cần Nhớ Khi Xây Dựng Nhà Cửa

1. Trong cùng một căn phòng nếu có cửa hai cánh, đại kị mở sang hai bên, tốt nhất là mở về cùng một bên.

2. Nhà ở trong phạm vi diện tích 100 mét vuông, tốt nhất không nên dùng kiểu cửa vòm.

3. Trần nhà không nên dùng tranh ảnh, họa đồ có đường nét hình vuông, đường thẳng.

4. Màu sắc của trần nhà phải nhạt hơn so với bốn bức tường xung quanh.

5. Bất luận cao lầu, khách sạn, quán trọ …. phòng ngủ kị bố trí các vật kiểu hình tròn, như chậu cảnh, gương soi, bàn trang điểm… cũng nên dùng hình vuông hoặc chữ nhật, bởi vì hình tròn chủ về “động”. Phòng ngủ nên tĩnh, không nên động.

6. Trong nhà, nền nhà nhất thiết phải bằng phẳng. Ở mọi chỗ (phòng ở, phòng tắm, gian bếp, lối đi), không được lồi lõm.

7. Kị dùng hai khóa trên một cửa. Nếu muốn an toàn, hãy dùng một chiếc khóa tốt.

8. Phòng vệ sinh kị liền với bếp, hoặc đối diện với bếp.

9. Kị dùng hai vòi nước mở về hai phía.

10. Cửa sổ trong phòng nhất thiết phải cao hơn cửa đi.

11. Bếp ga không được đối diện với đầu vòi nước.

12. Cửa phòng ngủ không đối diện thẳng vào phòng tắm.

13. Trong phòng ngủ, không nên có gian phụ làm toa lét, để bảo đảm hình vuông hoặc chữ nhật . Toa lét phải là gian riêng ở bên ngoài.

14. Giường ngủ nên là hình vuông hoặc gần hình vuông tối kị hình chữ nhật hẹp dài.

15. Các cửa sổ trong cùng một phòng ngủ có độ cao như nhau.

16. Nền phòng vệ sinh và phòng tắm, tối kị cao hơn nền phòng ngủ.

17. Hướng mở cửa của phòng tối kị ngược (tương phản) với hướng mở cửa phòng vệ sinh.

18. Phòng ngủ lấy tĩnh làm chủ. Tĩnh thuộc “Ngẫu”, vợ chồng là “Phối Ngẫu”, nên phải lấy hình vuông làm chủ. Vì thế phòng ngủ không nên có cửa sổ hình tròn, kị có cột hình trụ, bám trụ, bàn cũng tránh hình tròn.

19. Trong phòng ngủ, tuyệt đối không bố trí, bài trí thành hình tròn.

20. Phòng ngủ dù lớn hay nhỏ, hình chữ nhật hay hình vuông, không được có hình thức khác . Gương trên bàn trang điểm không nên đối diện với giường nằm.

21. Trong phòng ngủ không nên dùng tủ tường hình bán nguyệt, khiến chủ nhân khi chọn y phục sẽ luôn luôn có cảm giác do dự, lưỡng lự.

22. Trần phòng ngủ không nên trang trí thêm, nhất thiết phải “thanh”, “thuần phác”, không nên có vật trang trí hoặc lồi lõm.

23. Phòng khách nhìn phải xuyên suốt, tầm nhìn không bị che chắn.

24. Thảm chùi chân phải đặt bên ngoài cửa.

25. Dọc hai bên lối đi vào nhà không nên bày các chậu cây cảnh cao, to khiến người ta có cảm giác bị trấn áp, thiếu thoải mái.

26. Không nên có bình phong che chắn lối đi vào cửa chính.

27. Phòng khách nên dùng các loại đèn không phải hình ống, nhất là không dùng đèn “tuýp”. Trần phòng khách có thể trang trí có vài vật lồi lõm không sao cả.

28. Phòng khách không dùng các vật phản quang.

29. Cửa phòng khách kị đối diện với cửa phòng khác.

30. Cổng ở bên trái, cửa vào nội thất kị mở sang bên phải.

31. Tường từ ngoài cổng vào nhà không nên tạo hình vết lõm.

32. Phòng khách đại kị có cầu thang cuốn.

33. Phòng khách chỉ nên có một bộ sa-lon, tối kị chỉ có nửa bộ hoặc một bộ mà cọc cạch.

34. Khi phòng khách quá rộng, kị có gian gác xép ở bên cạnh.

35. Phòng khách mà phía sau có phòng ngủ thì không phải là phòng tiếp khách lý tưởng.

36. Phòng ngủ không nên đặt bàn thờ.

37. Nhà có hai phòng khách, thì diện tích hai phòng không được tương đương, phải một lớn, một nhỏ. Phòng khách lớn ở đằng trước, phòng khách nhỏ ở phía sau. Kị trước nhỏ sau lớn.

38. Bếp ngày nay thường là bếp ga, nên đặt cùng phía với ống dẫn nước. Kị đối diện với hướng cổng hoặc cửa lớn.

39. Nếu hai bên bếp đều có vòi nước, thì gọi là quẻ Ly “Nhị âm nhất dương” tối kị.

40. Còn nếu vòi nước ở giữa, hai bên kê hai bếp ga thì là quẻ Khảm, có thể được

41. Phòng ở có thể đối diện với phòng tắm, không nên đối diện với toilet.

42. Bếp kị đặt cạnh phòng ngủ, phòng vệ sinh hoặc cạnh bàn thờ.

43. Nền gian bếp phải bằng phẳng, kị cao hơn các phòng khác.

44. Gian bếp nên quét sơn (vôi) màu nhạt, kị màu đậm.

45. Gian bếp tối kị lộ thiên.

46. Bếp lò (ga) không nên đối diện với đường ống nước.

47. Gian bếp tối kị bố trí phía trước cửa nhà hoặc phía trước phòng khách.

48. Phía sau gian bếp không nên có phòng khác, tức là nên bố trí gian bếp ở nửa phía sau của toàn ngôi nhà.

49. Gian bếp kị bố trí thành hình tròn hoặc hình bán nguyệt.

50. Trong phòng ngủ ít dùng các vật phẩm bằng kim loại như tủ sắt, giá sắt, bởi vì theo nguyên tắc phòng ngủ phải lấy âm nhu làm chủ, không nên lạnh, cương.

51. Ở mỗi tầng lầu, nếu trải thảm, thì cần sử dụng các tấm thảm có màu sắc giống nhau.

52. Giấy bồi tường hoặc thảm bị hư hại, phải khoét đi, để bồi bổ miếng khác, thì nhất thiết phải tạo thành chỗ bồi bổ hình vuông, chứ không theo hình dạng của bộ phận hư hại.

53. Phòng đã có chõng tre, sạp tre không nên bố trí thêm giường khác.

54. Trong nhà không nên bố trí quá nhiều vật hình tam giác.

55. Vừa vào cửa đã thấy bếp, khu vệ sinh, thì chín phần mười là thất bại.

56. Phòng vệ sinh bố trí ở giữa nhà là đại kị, vì là cách “Uế xứ trung cung” của Dương trạch.

57. Vị trí gian bếp phải theo một điều kiện tiên quyết là không bố trí ở giữa hai phòng ngủ. Hơn nữa, cửa của hai phòng không nên đối diện với nhau.

59. Phòng khách và gian bếp không nên quá gần, phòng ăn không nên quá xa gian bếp.

Cùng Danh Mục:

Tất Tần Tật Những Điều Cần Biết Khi Xây Nhà Mới

Nghi lễ nhập trạch và những lưu ý khi dọn về nhà mới:

– Lên kế hoạch xây nhà hoàn hảo

– Những điều cấm kỵ khi xây nhà

– Cách sắm lễ + bài cúng khi làm lễ động thổ xây nhà

I. LÊN KẾ HOẠCH XÂY DỰNG MỘT CĂN NHÀ

1. Dự trù kinh phí và chi phí phát sinh

Sau khi tính toán số chi phí cần thiết để xây nhà, bạn cần quản lý chặt chẽ khoản chi phí này trong quá trình xây nhà bởi chuyện xây nhà bao giờ cũng phát sinh chi phí. Phần chi phí có thể nằm trong dự tính của bạn song cũng có thể vượt ra khỏi tầm kiểm soát của bạn nếu sự lỏng lẻo trong việc quản lý chi phí suốt quá trình xây nhà.

2. Nắm rõ quy trình xây một ngôi nhà

Quy trình xây dựng một ngôi nhà sẽ giúp bạn chủ động hơn khi bắt tay vào công việc để chắc chắn không phát sinh thêm những rắc rối nào khác về pháp luật cũng như về việc phát sinh chi phí, chậm tiến độ thi công hay chất lượng về kết cấu nhà cửa, những mâu thuẫn giữa thợ và thầu…

3. Chọn nhà thầu và nắm rõ hợp đồng

Khi chọn thầu xây dựng, bạn không nhất thiết phải chọn những người thân quen để cho mình niềm tin. Bạn có thể dành thêm thời gian để tìm hiểu các nhà thầu uy tín, chuyên nghiệm và làm hợp đồng ràng buộc cụ thể đôi bên để sẵn sàng đối chấp với nhau khi có bất cứ mâu thuẫn nào phát sinh. Mặc khác, việc chọn nhà thầu có nghề cũng sẽ giúp bạn yên tâm hơn về chất lượng công trình về tiến độ thi công.

II. NHỮNG CẤM KỴ KHI XÂY NHÀ

Có an cư mới lạc nghiệp, do vậy chuyện an cư này cũng cần phải xét đến các yếu tố phong thủy vốn có thể ảnh hưởng đến sự nghiệp, sức khỏe của gia chủ khi sống trong ngôi nhà đã xây.

1. Về kiểu nhà, cần tránh các kiểu

Chữ bát: nghèo đói, bệnh tật, côi cút. Chữ hỏa: bế kinh. Cái quạt: không ổn định, lênh đênh, vất vả. Quá giang nhỏ cột nhỏ, cột to: luôn bị kẻ khác áp đảo Điệp đống (hai thượng lương chồng lên nhau) nếu không có chái nhà: nhà sẽ bị đổ và mắc ôn dịch. Sau khi xây xong, nhà không nên tạo thành hình chữ “sơn” hoặc chữ “đột” vì như thế là mất an toàn, nhà có kiểu xấu cả về hình thức và ý niệm tâm linh.

2. Về dáng nhà, cần tránh

Chân tường yếu: gia thế suy vong và gặp tai họa. Chiều rộng mặt tiền lớn hơn chiều dài nhà: không tốt. Có khiếm khuyết ở bốn góc mặt bằng: tuyệt đối không được ở. Diện tích mặt bằng có hình tam giác: vô sản. Diện tích mặt bằng trước hẹp sau rộng: phú quý đủ đầy. Diện tích mặt bằng trước rộng sau hẹp: ít của cải. Góc tường rào của nhà người khác chĩa vào nhà, gọi là thế “nê tiêm sát”. Nếu chĩa vào bên trái: đàn ông trong nhà gặp nhiều bất lợi. Ngược lại, nếu góc này chĩa về bên phải thì đàn bà trong nhà sẽ gặp vận hạn. Nếu hai nhà ghép một, không nên để mái hiên dính liền nhau. Nếu làm nhà cho con, không nên làm trong sân nhà của bố mẹ.

Nhà dưới thấp hơn nhà trên: hại con, xung khắc vợ. Nhà giữa cao, nhà trái nhà phải thấp: chịu thị phi. Nhà giữa cao, nhà trước và nhà sau thấp: vợ chồng bất hòa. Nhà lớn nhưng bí gió: cửa nhà tan nát, không có tiếng người. Nhà lớn, ít người ở: không tốt. Nhà nhỏ, đông người: không tốt. Nhà trên thấp hơn nhà dưới: già trẻ, lớn bé trong nhà đều mê muội. Từ xa, nhà giống như ở dưới hồ: góa vợ, góa chồng, ít người sống.

3. Số phòng và số bậc thang trong nhà

Với số phòng

Một phòng: may mắn, cát tường. Hai phòng: không vấn đề gì. Ba phòng: gặp chuyện dữ. Bốn phòng: gặp chuyện dữ. Năm phòng: may mắn, cát tường. Sáu phòng: gặp chuyện dữ. Bảy phòng: may mắn, cát tường. Tám phòng: gặp chuyện dữ. Chín phòng: may mắn, cát tường. Quy lại, số phòng cần tránh chẵn, lấy số lẻ.

Với số cầu thang:

Cần tính theo các giai đoạn sinh, lão, bệnh, tử mà đếm. Nếu bậc cuối cùng là sinh thì tốt. Nếu là bệnh và tử thì sẽ rất xấu. Ngoài ra, nếu có bậc tam cấp cần tránh con số 4 vì nó trùng âm với chữ “tử”.

4. Những kiêng kỵ khác

Nều nhìn từ bên ngoài nhà thấy được cột cái thì trong nhà có phá gia chi tử.

Gỗ sử dụng trong nhà không nên dùng loại có tính âm như lật, nam, hòe mà chỉ nên dùng gỗ có tính dương, như tùng, san, mai.

Phòng bên không bao giờ được cao, rộng hơn phòng chính dù cùng một sân bằng không tớ sẽ khinh chủ.

Trước nhà không nên có ngôi miếu, hoặc nhà bỏ hoang vì âm khí nặng.

Ngoài ra, nhà bỏ hoang khiến người ta sẽ nằm mơ thấy ma quỷ, dễ bị ảo giác.

III. CÁC NGHI LỄ ĐỘNG THỔ XÂY NHÀ Ở

1. Điều kiện động thổ

Muốn xây dựng bất cứ công trình nào cũng cần phải làm lễ động thổ. Xây nhà ở cũng vậy. Trước khi tiến hành làm lễ động thổ cần lưu ý những điều sau:

Nhờ thầy hoặc người lớn trong họ tộc xem ngày đẹp để làm lễ.

Xem tuổi gia chủ có hợp với năm động thổ hay không để quá trình xây cất và ở được bền lâu mà không gặp nhiều bất trắc. Để tính tuổi hợp chủ nhà cần xét đủ ba yếu tố Kim lâu, Hoàng ốc và Tam tai.

Nếu chủ không hợp tuổi để dựng nhà, có thể mượn tuổi nếu nhu cầu cấp thiết. Tốt nhất nên nhờ người giải hạn là thầy phong thủy. Ngoài ra, ngày, giờ động thổ cũng là điều kiện cần thiết để chọn thời điểm khởi công.

2. Sắm lễ vật cho lễ động thổ

1 con gà luộc (gà trống, mình vàng, chân vàng) 3 quả trứng luộc (là trứng gà màu vàng càng tốt) 3 con tôm luộc 1 miếng thịt heo luộc 1 bát gạo 1 bát muối 3 ly nước trà 1 ly rượu trắng 2 cây nến 1 dĩa trái cây ngũ quả 1 bình hoa (nên chọn hoa cúc và một vài nhành hoa khác) 1 đĩa bánh kẹo Vàng mã Một bó nhang Các nghi lễ khi bắt đầu động thổ xây nhà

Xưa kia, khi làm lễ động thổ cần phải cúng tam sinh. Nay đã được giản lược hơn với các nghi thức: Trình Thổ thần: thắp nhang và vái bốn phương, tám hướng trước khi quay mặt vào mâm lễ và đọc văn khấn xin phép được động thổ.

Sau khi làm lễ, gia chủ cầm cuốc hoặc xẻng bổ nhát đầu tiên xuống đất sau đó cho công nhân đào.

Văn khấn lễ động thổ

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy Quan Đương niên.

– Con kính lạy các Tôn phần bản xứ.

Tín chủ (chúng) con /à:…………….

Ngụ tại:……………………

Hôm nay là ngày… tháng….năm….. tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương, dâng lên trước án, có lời thưa rằng: Hôm nay tín chủ con khởi tạo…. (nếu cất nóc thì đọc là cất nóc, nếu xây cổng thì đọc là xây cổng, nếu chuyển nhà thị đọc là chuyển nhà) ngôi đương cơ trụ trạch để làm nơi cư ngụ cho gia đình con cháu. Nay chọn được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị linh thần, cúi mong soi xét và cho phép được động thổ (hoặc cất nóc). Tín chủ con lòng thành lễ vật dâng lên trước án thành tâm kính mời: ngài Kim Niên Đường Thái tuê’ chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài định phúc Táo quân, các ngài Địa chúa Long Mạch Tôn thần và tất cả các vị Thần linh cai quản trong khu vực này.

Cúi xin các Ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con được vạn sự tốt lành, công việc hanh thông, Chủ thợ được bình an, ngày tháng hưởng phần lợi lạc, âm phù dương trợ, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm. Tín chủ lại xin phổ cáo với các vị Tiền chủ, Hậu chủ và các vị Hương linh, cô hồn y thảo phụ mộc, phảng phất quanh khu vực này, xin mời các vị tới đây thụ hưởng vật, phù trì tín chủ, cũng như chủ thợ đôi bên khiến cho an lạc, công việc chóng thành, muôn sự như ý.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Cúng Ông Công Ông Táo Cần Những Gì Và Những Điều Lưu Ý Bạn Cần Biết

1. Những điều cần biết về ngày ông Công, ông Táo

1.1. Nguồn gốc của ngày ông Táo

Theo quan niệm của người Việt. Ba vị thần có quyền định đoạt phước đức cho gia đình là thần Đất, thần Nhà, vị thần Bếp núc. Phước đức này xuất phát từ những việc làm đúng với đạo lý, của những gia chủ và những người trong gia đình. Ngoài ra các Táo còn giúp ngăn cản sự xâm hại của ma quỷ vào trong mảnh đất của gia đình giữ cho gia đình hạnh phúc, yên bình.

Các Táo quanh năm ở trong bếp nên biết hết mọi chuyện trong gia đình gia chủ. Cứ mỗi năm các táo sẽ về nhà một lần để thông báo mọi chuyện xảy ra trong nhà với gia chủ gồm cả chuyện tốt và chuyện xấu.

1.2. Phong tục thờ cúng ông Công ông Táo

Theo quan niệm của người Việt cứ đến ngày 23 tháng Chạp ông Táo sẽ bay về trời. Báo cáo mọi chuyện trong gia đình với Ngọc Hoàng. Nên các gia đình làm lễ tiễn ông Công ông Táo về trời, làm một mâm cỗ rất thịnh soạn. Với ngụ ý xin ông Táo thưa với Ngọc Hoàng những gì tốt đẹp. Những chuyện xấu không hay sẽ được nói ít đi. Việc làm này là do văn hóa truyền thống, thói quen xưa truyền lại.

Trong lễ cúng ông Công ông Táo, nếu nhà bạn có bàn thờ Táo quân (thường đặt ở bếp) thì thắp hương ở bàn thờ này. Còn không có bàn thờ ông Táo thì có thể thắp hương tại tại thờ thần linh, tổ tiên.

1.3. Thời điểm cúng ông Công, ông Táo

Lễ tiễn ông Táo về Trời được cúng vào ngày 22 tháng Chạp âm lịch. Muộn nhất sáng ngày 23 tháng Chạp. Nếu để quá trưa thì ông Táo đã về trời, ông Táo sẽ không nhận được lễ vật thành kính của gia đình. Tùy thuộc vào thời gian của mỗi gia đình không nhất thiết phải cúng ông Táo trước 12h ngày 23 tháng Chạp âm lịch.

Cá chép được coi là linh vật đưa ông Táo về trời. Vì vậy khi cúng nên để cá chép gần khu vực thờ cúng. Sau khi bày đủ lễ thắp hương, khấn vái xong, lễ tạ tội rồi hóa vàng mã và thả cá chép ra ao, hồ, sông suối…. Làm lễ tiễn ông Táo xong thì gia đình cùng nhau lau chùi bàn thờ tổ tiên, treo tranh, câu đối ở những nơi sang trọng. Cầu cho một năm mới bình an, gia đình hạnh phúc ấm no, phúc lộc đầy nhà….

1.4. Vị trí đặt đồ lễ cúng ông Công, ông Táo

Thông thường, đồ lễ sẽ đặt ngay ở ban thờ thần linh gia tiên. Không nên đặt đồ lễ ở ban thờ Phật, nên lập riêng bàn thờ Táo quân. Một số nơi, nhất là khu vực miền Nam thường lập ban thờ Táo quân riêng ở bếp. Đây là điều không cần thiết và không nên vì trong một nhà thờ nhiều thần linh sẽ hay xảy ra tranh cãi, bất hòa giữa các thành viên trong gia đình, con cái khó bảo hoặc gây ra những trục trặc khác về tình cảm, tình duyên. Khi hương cháy đến 2/3 là có thể mang vàng mã ra hóa và mang cá đi phóng sinh.

2. Cúng ông Công ông Táo cần những gì?

2.1. Cúng ông Công, ông Táo ở Miền Bắc cần những gì?

Người miền Bắc thường cúng ông Công, ông Táo từ khoảng 20 tháng chạp và muộn nhất là 12h trưa ngày 23 tháng chạp. Bởi theo quan niệm của người dân nơi đây, nếu cúng sau giờ đó thì ông Công, ông Táo đã về chầu trời mất rồi.

Các lễ vật cúng thường có:

Hai mũ cho hai Táo ông và một mũ cho Táo bà.

Mũ của Táo ông thì có hai cánh chuồn chuồn, còn mũ của Táo bà thì không có. Để thuận tiện hơn, nhiều gia đình chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông và kèm theo một chiếc áo và một đôi hia bằng giấy.

Mâm cỗ cúng:

1 đĩa gạo, 1 đĩa muối, thịt gà, 1 bát canh, 1 đĩa xào thập cẩm, 1 đĩa giò, 1 đĩa xôi, 1 đĩa hoa quả, 3 chén rượu, 1 quả cau, lá trầu, 1 lọ hoa, 1 tập giấy tiền, vàng mã.

Và quan trọng nhất chính là cá chép. Bạn có thể chọn cá sống hoặc cá vàng mã. Đây là phương tiện chính để các ông Táo về chầu trời.

Sau khi cúng xong, gia chủ sẽ hóa vàng. Nếu sử dụng cá chép thì sẽ đem thả xuống sông hoặc hồ.

2.2. Lễ cúng ông Công, ông Táo ở miền Nam

Ở miền Nam, người dân thường tiễn ông Công, ông Táo về trời vào ngày 23 tháng chạp. Đây là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm, vì họ quan niệm rằng, ngày này chính là thời điểm bắt đầu vào mùa Tết nguyên đán và người dân còn gọi là Tết ông Táo.

Một khác biệt lớn so với các miền khác là miền Nam, người dân thường tiễn ông Táo về trời vào buổi tối, từ 8h – 11h đêm.

Các lễ vật cúng thường có:

Mâm cỗ cúng ngày 23 tháng chạp của người miền Nam thường có: Hoa tươi, một dĩa đậu phộng, kẹo thèo lèo (kẹo mè đen), nhang, đèn cầy, 3 ly nước lọc và một bộ “cò bay, ngựa chạy”, lễ vật này sẽ thay thế cho áo mũ có khung tre của miền Bắc.

Mâm cỗ cúng:

Thịt heo luộc, gà luộc hoặc quay, đĩa rau xào, hành muối, xôi gấc, giò heo, canh mọc, trái cây tươi, trà, rượu, cau trầu,…

2.3. Lễ cúng ông Công, ông Táo ở miền Trung

Vào ngày 23 tháng chạp, người miền Trung thường làm lễ tiền ông Công, ông Táo rất trọng thể. Việc làm đầu tiên chính là thay cát mới trong lư hương và lau dọn bàn thờ ông Táo sạch sẽ. Vào ngày này, người dân sẽ tiễn tượng ông Táo, bà Táo cũ trên bàn thờ mang đến đặt ở gốc cây cổ thụ hoặc các miếu ở đầu làng, đầu xóm và thay tượng mới trên bàn thờ.

Ở một số nơi như Huế hay Hội An, sau khi làm lễ cúng người dân bắt đầu dựng câu nêu ở đầu làng, xóm hay ở các đình, chùa. Điều này cũng báo hiệu cho một mùa Tết cổ truyền đã bắt đầu.

Lễ vật:

Phong tục cúng ông Công ông Táo ở miền Trung được cho là cầu kì nhất trong ba miền. Vào ngày này, người dân sẽ chuẩn bị: một con ngựa bằng giấy, có yên cương đầy đủ, đốt vàng mã và dâng cúng nhiều lễ vật cho các Táo.

3. Lưu ý khi cúng ông Công ông Táo

Ngày nay, mâm cỗ cúng ông Táo được đơn giản khá nhiều, không bắt buộc phải đầy đủ tất cả các món như mâm cỗ truyền thống, chủ yếu phụ thuộc vào văn hóa vùng miền, hoàn cảnh, điều kiện kinh tế, khẩu vị của mỗi gia đình. Bên cạnh đó, để việc cúng ông Công ông Táo được suôn sẻ, bạn cần nắm rõ những lưu ý sau đây:

Khi khấn ông Công, ông Táo thường không cầu xin phú quý, cũng không cầu xin no đủ, mà chỉ xin Táo công bẩm báo điều tốt, tránh nói điều không hay.

Lễ cúng trong ngày này không cần phải quá cầu kỳ, nhưng cần phải tươm tất. Tùy điều kiện, bạn có thể chuẩn bị lễ chay hoặc mặn.

Sau khi cúng và thả cá chép, nên thả nhẹ nhàng. Tránh ném từ trên cao xuống nước sẽ khiến cá chết.

Đặc biệt, bạn không nên ném cả túi nilong xuống nước để tránh gây ô nhiễm môi trường nước.

Mọi người cũng cần hạn chế cãi vã, xích mích. Nên giữ tâm trạng vui vẻ để đón Tết cùng những điều may mắn, tốt đẹp trong năm mới.

Tuyệt đối không nên cúng muộn hơn 23h đêm ngày 23 tháng chạp. Điều này sẽ làm trễ buổi chầu của ông Táo.

Không đốt tiền âm phủ trong ngày này vì họ là thần tiên, không phải là vong hồn. Nên nếu đốt tiền âm phủ họ sẽ không nhận.

Cúng ông Công ông Táo cần những gì và cúng như thế nào cho ý nghĩa. Vì đây là thời khắc quan trọng mà mọi người mong muốn ông Táo trình báo những vấn đề xảy ra trong năm qua. Bên cạnh đó, mong Ngọc Hoàng giúp đỡ để có một năm mới thuận lợi hơn. Thế nên bạn cần quan tâm đến những vật cúng trong ngày đưa ông Táo về trời để tỏ rõ thành ý của mình.

Lê Linh tổng hợp

Bạn đang xem bài viết Cửa Và Quy Định Xây Dựng Nhà Ở: Những Điều Bạn Cần Biết trên website Iseeacademy.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!