Xem Nhiều 6/2023 #️ Cúng Mụ Cần Những Gì? Những Điều Cần Biết Về Cúng Mụ # Top 15 Trend | Iseeacademy.com

Xem Nhiều 6/2023 # Cúng Mụ Cần Những Gì? Những Điều Cần Biết Về Cúng Mụ # Top 15 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Cúng Mụ Cần Những Gì? Những Điều Cần Biết Về Cúng Mụ mới nhất trên website Iseeacademy.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Bà Mụ là ai?

Bà Mụ được biết đến qua sự tích 12 Bà Mụ cũng chính là 12 vị nữ thần đi theo hầu Ngọc Hoàng, giúp đỡ Ngọc Hoàng trong quá trình cất công sáng tạo nên con người tại hạ giới. Nói dễ hiểu hơn, các vị nữ thần này đã theo lệnh của Ngọc Hoàng chịu trách nhiệm nắn tạo nên cơ thể con người khi người đó được lệnh cho đầu thai.

Sở dĩ có tới tận 12 Bà Mụ chứ không phải 1 là bởi vì theo quan niệm dân gian, mỗi bà sẽ lo mỗi việc khác nhau khi tạo dựng nên một đứa trẻ ví dụ như người tạo mắt, người nắn tai, người nắn mũi, người dạy bé cười,… Ngoài ra cũng có một số ý kiến giải thích khác cho rằng 12 Bà Mụ không làm việc riêng rẽ khi tạo nên một em bé mà các bà sẽ thay phiên nhau, 12 tháng trong 1 năm tính theo 12 con giáp để luân phiên nhau thực hiện nhiệm vụ cao cả là lo cho việc thai sản của con người. Vì có “công” là người tạo nên hình hài tính cách của đứa trẻ nên việc cúng các Bà Mụ để tạ ơn là việc không thể thiếu trong các dịp lễ quan trọng như đầy tháng, thôi nôi,…

Cúng Mụ cần những gì là đầy đủ và chuẩn xác nhất, cha mẹ hãy tham khảo ngay để có thể bày biện cho con một buổi lễ ý nghĩa. Thường trong văn hóa dân gian của người Việt, cúng Mụ được thực hiện bao gồm 12 phần cúng nhỏ và 1 phần cúng lớn lần lượt dành cho 12 Bà Mụ và Bà Mụ Chúa. Trong đó, các lễ vật bắt buộc phải chuẩn bị đầy đủ đó chính là:

Đồ vàng mã: Vàng mã để cúng nghi lễ này bao gồm những đôi hài, nén vàng và váy áo, lưu ý tất cả đều phải có màu xanh.

Đồ chơi: Chuẩn bị những bộ đồ chơi trẻ em bằng nhựa hoặc sành sứ (bát đũa, con giống, thìa chén, mũ nón,…)

Phẩm oản: Các phần phẩm oản bắt buộc phải chia đều thành 12 phần nhỏ và 1 phần lớn hoặc nhiều hơn một chút.

Đồ mặn: Đồ mặn được chuẩn bị công phu bao gồm các món ăn, xôi, gà luộc, cơm trắng, canh và rượu trắng.

Hương hoa: Cố gắng chuẩn bị những lọ hoa nhiều màu sắc khác nhau, bên cạnh đó còn phải có đủ tiền vàng, nước trắng và hương nhang.

Trầu cau: Về trầu thì tốt nhất là hãy tiêm cánh phượng với 12 miếng trầu, cau bổ tư và quan trọng là 1 miếng khác biệt hơn, để cau nguyên quả và to hơn.

Bánh keo: Tương tự như phẩm oản, cha mẹ hãy chia bánh kẹo thành 12 phần nhỏ và 1 phần lớn hơn.

Động vật: Chuẩn bị đầy đủ cua, ốc, tôm để sống, bao gồm 12 con có kích thước ngang nhau và một con lớn hơn, nếu không tìm ra con lớn hơn có thể thay thế bằng 3 con nhỏ. Khi thực hiện lễ ta để những con vật này vào bát và sau khi cúng xong ta hãy đem chúng đi phóng sinh.

Văn khấn chuẩn nhất khi cúng Mụ

Con kính lạy Đệ nhất Thiên tỷ đại tiên chúa.

– Con kính lạy Đệ nhị Thiên đế đại tiên chúa.

– Con kính lạy Đệ tam Tiên Mụ đại tiên chúa.

– Con kính lạy Thập nhị bộ Tiên Nương

– Con kính lạy Tam thập lục cung chư vị Tiên Nương

Hôm nay ngày…. Tháng….. năm….

Vợ chồng con tên là chúng tôi đã sinh được con (trai, gái) đặt tên …………..

Chúng con ngụ tại:……………………………………………

Nhân ngày đầy tháng (đẫy cữ hoặc đầy năm) chúng con thành tâm dâng hương hoa lễ vật và mọi thứ cúng bầy lên trước án, bàn tọa chư vị Tôn thân kính cẩn trình:

Nhờ ơn thập phương chư Phật, Thánh hiền, Tiên Bà, các thần linh, Thổ công địa mạch, Thổ địa, Tiên tổ nội ngoại, đã cho con sinh cháu tên………… sinh ngày…… được mẹ tròn con vuông.

Nay con cúi xin trước chư vị tiên Bà, chư vị Tôn thần, chứng giám lòng thành này mà thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì và vuốt ve che chở cho cháu ăn ngoan, ngủ yên, hay ăn chóng lớn, vô bệnh tật, vô tai ương vô hạn, vô ách, phù hộ độ trì cho cháu được mọi sự tươi đep, thông minh, sáng láng, bình yên, con người cường tráng, kiếp kiếp hưởng vinh hoa phú quí.

Gia đình con được phúc thọ an khang luôn bình an tránh nghiệp dữ, bốn mùa không lo âu hạn ách.

Xin thành tâm cúi đầu, xin được chứng giám cho lòng thành.

Nam mô a di Đà Phật.

Những Điều Cần Biết Về Lễ Cúng Mụ Đầy Tháng Cho Bé

Tại sao phải làm lễ cúng mụ đầy tháng cho trẻ?

Mỗi một đứa trẻ khi sinh ra đều ở trong nhà cùng với mẹ trong khoảng một tháng đầu mà không được ra ngoài. Thời gian này, bé cũng rất yếu cần được ở bên mẹ nhiều hơn và khi được một tháng tuổi thì bố mẹ, ông bà của bé sẽ tổ chức cho bé lễ cúng mụ đầy tháng nhằm cảm ơn Bà Mụ và Đức ông. Vì theo quan niệm của dân gian thì 12 Bà Mụ là người đã nhào nặn ra đứa trẻ, dù xinh đẹp hay xấu tốt thì đó cũng là đứa trẻ hoàn chỉnh. Còn Đức ông là người đã mang đứa trẻ đến nhà một cách khỏe mạnh, cho mẹ tròn con vuông. Đồng thời đây cũng là dịp để bố mẹ tổ chức lễ ăn mừng, ra mắt thành viên mới trong gia đình với họ hàng nội ngoại, anh em, người thân. Với những ý nghĩa thiêng liêng trên, việc làm lễ cúng đầy tháng cho bé được duy trì qua các thế hệ và trở thành một nét đẹp không thể thiếu trong văn hóa người Việt.

Chọn ngày cúng đầy tháng như thế nào cho đúng?

Chắc chắn đây là thắc mắc của hầu hết các bậc phụ huynh. Ngày nay các bậc cha mẹ trẻ luôn băn khoăn không biết làm lễ cho con mình vào ngày âm hay dương, hay thực hiện vào đúng ngày nào. Từ xưa đến nay, thì nước ta thường tổ chức các ngày lễ trọng đại vào ngày âm vì nước ta là nước nông nghiệp truyền thống, dựa vào quy luật mọc lặn của mặt trăng mà tính ngày. Nên theo đúng phong tục thì các bậc cha mẹ nên chọn ngày âm. Tuy nhiên ngày nay, để dễ nhớ thì nhiều bậc phụ huynh lại lựa chọn ngày dương để dễ nhớ và thuận tiện.

Còn một lưu ý nữa trong việc chọn ngày để chuẩn bị đồ lễ cúng mụ đầy tháng là phải chú ý tới nguyên tắc:” gái sụt 2, trai sụt 1″. Nguyên tắc này có nghĩa với các bé trai khi làm lễ phải làm lễ trước 1 ngày còn với bé gái thì làm lễ trước 2 ngày. Đây là nghi lễ rất quan trọng nên bố mẹ phải nhớ thật kỹ để cúng đúng ngày tránh làm ảnh hưởng tới bé.

Trong mỗi một buổi lễ thì các nghi lễ được tiến hành theo đúng trình tự là rất quan trọng. Trong lễ cúng mụ đầy tháng cho bé cũng vậy, có rất nhiều những nghi thức như: thắp nhang, khai hoa, đặt tên. Các bậc cha mẹ cần lưu ý và làm đúng theo trình tự.Đầu tiên chắc phải kể đến nghi thức thắp nhang. Đại diện cho toàn bộ gia đình như ông, bà hoặc bố, mẹ sẽ đại diện lên thắp nhang và khấn. Sau 3 tuần nhang rượu thì sẽ mang đồ mã đi hóa, chỉ có đồ chơi của bé là giữ lại. Tiếp đến là nghi lễ khai hoa, đứa trẻ sẽ được đặt ở giữa bàn, người lớn sẽ thắp nhang và xin nghi lễ được bắt đầu. Người chủ lễ sẽ bế đứa trẻ trên tay là lấy một cành hoa quơ quơ trước miệng bé đồng thời đọc những lời chúc tốt đẹp để mong đứa trẻ lớn lên khỏe mạnh và sống thật hạnh phúc.

Cúng Bà Mụ Đầy Cữ Là Gì Và Những Điều Trong Nghi Thức Cần Nhớ

Đây là nghi thức dân gian truyền thống đối với các gia đình có em bé vừa sinh xong vài ngày. Theo quan niệm ông bà xưa thì đầy cữ của bé trai là 7 ngày còn của bé gái là 9 ngày sau khi sinh. Được biết, lễ cúng bà mụ đầy cữ là dịp để tạ ơn các bà mụ đã giúp mẹ tròn con vuông, nắn cho bé khỏe mạnh lúc sinh ra và mong muốn bà để ý chăm sóc cho bé cho đến khi lớn lên. Các gia đình mong rằng khi cúng vái đúng thì các bà Mụ sẽ giúp đứa bé biết nằm, lật, bò, biết đi, biết nói…

Bà Mụ là ai và những ý nghĩa đi kèm

Theo niềm tin của người đi trước thì đứa trẻ được sinh ra là do Bà Tiên chúa (tức bà chúa đầu thai) và 12 bộ Tiên Nương (12 bà Mụ) và mỗi bà sẽ nặn ra một bộ phận của đứa trẻ và đảm bảo cho những bộ phận đó phát triển mạnh khỏe. Một đứa trẻ chào đời không chỉ là niềm vui của bố mẹ mà còn là nỗi lo lắng về sức khỏe và tương lai của bé. Chính vì thế, lễ cúng bà Mụ đầy cữ là dịp để các gia đình bớt lo lắng và gửi đi những lời tạ ơn cũng như cầu mong cho con cái.

Các bà Mụ là 12 vị tiên nương được biết với những ý nghĩa khác nhau:

Mụ bà Trần Tứ Nương là mụ bà coi việc sanh đẻ (còn gọi là chú sinh)

Mụ bà Vạn Tứ Nương, coi việc thai nghén (còn gọi là chuyển sinh)

Mụ bà Lâm Cửu Nương, coi việc thụ thai (còn gọi là thủ thai)

Mụ bà Lưu Thất Nương, coi việc nặn hình hài nam, nữ cho đứa bé xinh đẹp

Mụ bà Lâm Nhất Nương, coi việc chăm sóc bào thai (còn gọi là an thai)

Mụ bà Lý Đại Nương, coi việc chuyển dạ (còn gọi là chuyển sinh)

Mụ bà Hứa Đại Nương, coi việc khai hoa nở nhụy (còn gọi là hộ sản)

Mụ bà Cao Tứ Nương, coi việc ở cữ (còn gọi là dưỡng sanh)

Mụ bà Tăng Ngũ Nương, coi việc chăm sóc trẻ sơ sinh (còn gọi là bảo tống)

Mụ bà Mã Ngũ Nương, coi việc ẵm bồng con trẻ (còn gọi là tống tử)

Mụ bà Trúc Ngũ Nương, coi việc giữ trẻ (còn gọi là bảo tử)

Mụ bà cuối cùng Nguyễn Tam Nương, coi việc chứng kiến và giám sát sinh đẻ

Bên cạnh đó theo quan niệm dân gian còn có 3 Đức ông là Thánh sư, Tổ sư và Tiên sư với nhiệm vụ truyền dạy nghề nghiệp cho đứa bé trong tương lai (không phải 13 đức thầy như một số người thường truyền tai nhau).

Cúng bà Mụ đầy cữ sẽ còn giúp các gia đình khắn khít hơn từ trên xuống dưới vì là dịp tụ họp của các bậc trưởng lão trong gia đình cầu chúc cho đứa trẻ. Những lời cầu mong thành tâm khấn nguyện đều mong muốn các bà Mụ nghe thấy và chở che cho đứa trẻ đến lúc trưởng thành. Đứa trẻ khi mới chào đời vẫn còn khá yếu và xa lạ với thế giới bên ngoài nên khi thấy bé mạnh khỏe bố mẹ rất mừng và cúng đầy cữ như một lời tạ ơn.

Nghi thức trong cúng bà mụ đầy cữ

Trong buổi cúng bà mụ đầy cữ thường sẽ không bao giờ thiếu đi những thứ quan trọng như: thức ăn, nhang đèn, vàng mã, hoa tươi… Các gia đình phải chuẩn bị chu tất và không được thiếu bất cứ món gì, nếu không sẽ không còn đúng lễ. Song song với đó, trong lễ cúng mụ còn có bài khấn vái và ở bàn thờ gia tiên sẽ khác với ở phòng bé nên bố mẹ phải thận trọng tránh sự nhầm lẫn.

Khi đang khấn vái thì người mẹ ẵm con mình ngồi vào một góc bên cạnh để chứng kiến xuyên suốt buổi lễ. Sau khi buổi lễ kết thúc thì bố hoặc mẹ chắp tay bé khấn vái 3 cái về phía bàn thờ gia tiên cũng như bàn cúng trong phòng bé. Mặt khác, gia đình nên phóng sanh những con vật còn sống như chim, ốc, cua… trong lễ cúng. Ngoài ra, thức ăn thì được đem phân phát cho mọi người cùng ăn lấy lộc, đồ chơi thì để lại cho bé để hưởng phúc đức từ bề trên ban cho.

Như vậy, cúng bà mụ đầy cữ sẽ diễn ra suôn sẻ nếu bố mẹ có sự chuẩn bị kĩ lưỡng và thấu hiểu hết ý nghĩa của buổi khấn tạ ơn các bà mụ. Đây là một nghi thức truyền thống cần được giữ gìn như một nét văn hóa của người Việt từ đời này sang đời khác.

Những Điều Cần Biết Về Việc Cúng Thần Tài

Nguồn gốc của Thần Tài – Thổ Địa

Thần Tài, Thổ Địa là hai vị thần đại diện cho 10 vị thần. Thần Tài đại diện cho Hoàng Thần Tài, Bạch Thần Tài, Xích Thần Tài, Thanh Thần Tài, Hắc Thần Tài. Thần Thổ địa đại diện cho 5 vị thần là Đông Phương Thanh Đế, Tây Phương Bạch Đế, Bắc Phương Hắc Đế, Nam Phương Xích Đế, Trung Ương Huỳnh Đế.

Nguồn gốc của Thần Tài

Tục thờ Thần Tài xuất hiện ở nước ta từ khoảng đầu thế kỷ XX. Tương truyền tục thờ thần tài có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc. Theo truyền thuyết thì xưa kia có một người lái buôn Trung Quốc có tên gọi là Âu Minh đi qua một cái hồ tên Thanh Thảo thì vô tình gặp được Thủy Thần và được Thủy Thần cho một gia nhân về nhà nuôi tên là Như Nguyện. Từ khi đem người gia nhân ấy về nuôi thì công việc làm ăn của Âu Minh ngày càng suôn sẻ, thuận lợi, phát đạt. Nhưng sau đó, vào một ngày Tết không biết vì lý do nào đó mà Âu Minh đã đánh Như Nguyện khiến cho người này sợ hãi chui vào đống rác và biến mất. Kể từ khi Như Nguyện biến mất thì công việc của Âu Minh bỗng gặp nhiều khó khăn, làm ăn thua lỗ và trở nên nghèo xơ xác. Từ đó, mà người ta truyền rằng Như Nguyện chính là thần Tài và họ lập bàn thờ Như Nguyện cũng chính là thờ Thần Tài, bàn thờ Thần Tài được lập ở dưới đất trong một góc khuất của ngôi nhà. Kể từ đó, trong những ngày Tết con người ta kiêng quét nhà, hót rác bởi sợ thần Tài ẩn trong đống rác nếu quét và hót rác sẽ làm mất Thần Tài.

Theo một điển tích khác thì người ta quan niệm Thần Tài là một dạng thần Thổ Địa (thần Đất). Đây được coi là vị thần hộ mệnh của làng xóm giúp con người cai quản đất đai. Thần Thổ Địa giống như một vị thần bảo hộ giúp con người làm ăn, trông coi tiền tài, vàng bạc.

Theo một điển tích khác lại cho rằng Thần Tài chính là Bố Đại La Hán hay còn gọi là Nhân Yết Đà Tôn Giả (một trong thập bát La Hán). Đây chính là người chuyên đi bắt rắn với túi vải to trên lưng, sau khi bắn rắn độc thì ông nhổ bỏ răng độc của chúng rồi thả rắn đi. Theo tương truyền, người Trung Quốc cho rằng Bố Đại được đầu thai tại nước Lương, có tên gọi là Phó Đại Sĩ. Ông này tính tình thoải mái, vui vẻ, ăn mặc xốc xếch, trên vai thường đeo túi vải to, ai cho gì cũng lấy và dồn vào túi vải để đem phân phát cho trẻ con. Chính vì thế mà Thần Tài thường có hình tượng là một người to béo, mang túi vải, hai tay đưa cao, thẳng lên trời, mặt mũi vui vẻ, tươi cười thoải mái biểu trưng cho sự may mắn, tài lộc, thành công.

Về Thần Thổ Địa thì đây được coi là Thổ Công – một vị thần chăm sóc, cai quản đất đai. Trong mỗi gia đình đều có một vị Thổ Công, Thổ Công là vị thần giúp trông coi nhà cửa, đất đai, dự định họa phúc của gia đình ấy. Việc thờ cúng Thần Thổ Địa có nguồn gốc xuất phát từ thời thượng cổ khi nền nông nghiệp phát triển bởi có đất đai mới có thể làm nông nghiệp, làm ra của cải, vật chất để đảm bảo cuộc sống. Qua thời gian, con người càng trở nên tin tưởng, sùng bái và tôn thờ thần Thổ Địa là một trong những vị thần tối cao. Ngày nay, tùy theo văn hóa từng vùng miền thì thần Thổ Địa được biến hóa dưới nhiều hình tượng khác nhau. Thần Thổ Địa có thể là một ông già to béo, bụng phệ, ngực lớn, tay cầm quạt hoặc điếu thuốc lá, mặt mũi hiền lành, miệng cười thoải mái, trông rất phương phi, phong thái kèm theo chút hài hước. Có khi thần Thổ Địa lại được thể hiện với hình tượng là một ông già râu tóc bạc phơ, đội khăn mỏ quạ, áo dài, râu tóc dài trắng như cước.

Cách bài trí và sắp xếp bàn thờ Thần Tài – Thần Thổ Địa theo phong thủy

Bàn thờ Thần Tài và Thổ Địa thường được làm chung trong một tủ thờ đặt ở dưới nền nhà, thường là trong góc khuất nhưng cần sạch sẽ. Tủ thờ thường được làm bằng gỗ đặt ở nơi có vách dựa vào và hướng thẳng ra cửa đặc biệt là đối với những người làm ăn kinh doanh họ rất chú trọng việc này nhằm mong muốn việc kinh doanh của mình luôn phát đạt.

Bàn thờ Thần Tài – Thổ Địa thường được dán một lá bùa màu đỏ viết bằng mực nhũ kim với nội dung “Ngũ phương Ngũ thổ Long thần, Tiền hậu địa Chúa Tài thần” và được sơn son thiếp vàng, phía bên trong thì được khảm hoặc dán bài vị của Thần Tài. Bên trái bàn thờ đặt Thần Tài, bên phải đặt Thần Thổ Địa, ở giữa hai vị thần đặt một hũ gạo, một hũ muối, một hũ nước đầy. Ba hũ được đặt trên bàn thờ thì sẽ được dùng thờ quanh năm đến cuối năm mới được thay mới.

Giữa bàn thờ hai vị thần này được đặt một bát hương, trước khi đặt bát hương thì cần phải chọn ngày lành tháng tốt, giờ đẹp và tuân thủ một số quy định. Bát hương cần được cố định tránh bị xê dịch sẽ ảnh hưởng tới gia chủ vì vậy mà người ta thường dùng keo để gắn bát hương vào bàn thờ.

Theo phong thủy thì trên bàn thờ sẽ thường đặt lọ hoa ở phía bên phải và thường là các loại hoa như hoa cúc, hoa hồng, hoa đồng tiền. Mâm ngũ quả hoặc đĩa trái cây sẽ được đặt ở phía bên trái. Trên bàn thờ còn có 5 chén nước xếp theo hình chữ thập tượng trưng cho sự tương sinh của ngũ hành và cũng là đại diện cho 5 vị Thần Tài và 5 vị thần Thổ Địa.

Bên cạnh đó, trên bàn thờ còn có thể đặt một bó tỏi hoặc một đĩa tỏi 5 củ còn tươi, đẹp với ý nghĩa giúp bài trừ đạo chích, vong bình, chông tà sư phá hoại bàn thờ bằng bùa, ngải. Trên nóc tủ thờ thì gia chủ nên đặt tượng Phật Di Lặc hoặc các câu chú Phạn Tự (tượng trưng cho cơ quan chủ quản của các Thần) nhằm quản lý không cho các thần làm điều sai trái.

Thờ cúng Thần Tài – Thần Thổ Địa vào thời gian nào?

Ngày xưa thì người ta thường chỉ thờ cúng Thần Tài – Thần Thổ Địa vào những ngày lễ Tết. Nhưng hiện nay, người ta không chỉ cúng vào những ngày Tết mà họ còn cúng quanh năm. Đặc biệt là đối với những gia đình làm ăn, buôn bán thì họ cúng hàng ngày, vào sáng sớm họ đã thắp hương các vị thần để xin phù hộ việc làm ăn, buôn bán được suôn sẻ, phát đạt, thịnh vượng.

Ngoài ra, người ta còn cúng ngày vía Thần Tài, một ngày rất quan trọng với mục đích tưởng nhớ Thần Tài nên vào ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Ngày này, tất cả mọi nhà, cửa hàng, công ty,.. thờ Thần Tài thì đều sắm lễ vật để cúng cầu xin một năm làm ăn phát đạt, may mắn, thuận lợi, thịnh vượng.

Thờ cúng Thần Tài – Thần Thổ Địa bằng những lễ vật gì?

Thông thường hàng ngày thì chỉ cần cúng nước, hoa quả, trái cây đơn giản nhưng vào những ngày lễ tết, sóc vọng thì lễ vật thường cầu kỳ hơn kèm theo lễ mặn. Đối với Thần Tài thì lễ vật để cúng thường là vịt quay, heo quay, cua biển, chuối chín. Đối với Thần Thổ Địa thì lễ vật thường dùng là chuối xiêm, cà phê, thuốc lá.

Đặc biệt, trong ngày vía Thần Tài thì lễ vật để cúng sẽ bao gồm: một bình hoa, một con cua biển, một miếng thịt lợn quay, một con cá lóc nướng, một con tôm, một đĩa hoa quả, một mâm ngũ quả, một hũ rượu, một tệp tiền vàng.

Những lưu ý cần thiết khi thờ cúng Thần Tài – Thần Thổ Địa

– Lễ vật dùng để cúng Thần Tài – Thần Thổ Địa không cần quá cầu kỳ, tránh lãng phí chỉ cần sắp lễ đơn giản gồm hoa quả tươi, nước sạch.

– Vào những ngày cuối tháng và 14 âm lịch hàng tháng đặc biệt là vào ngày vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng thì gia chủ nên dùng nước hoa bưởi hoặc rượu pha nước để lau bàn thờ sạch sẽ. Khăn dùng để lau bàn thờ và tắm cho các vị thần thì không được dùng làm các việc khác.

– Cách thắp hương: đối với các gia đình kinh doanh làm ăn buôn bán thì người ta thường thắp hương, khấn vái vào buổi sáng sớm khi vừa mới mở cửa hàng bắt đầu một ngày làm việc mới. Nhưng việc thắp hương này không quy định thời gian, một số gia đình có thể thắp hương vào buổi tối hoặc bất cứ khi nào. Chỉ cần lựa chọn giờ tốt lành để hành lễ thì sẽ có thể kích hoạt trường khí cầu may mắn, tài lộc.

– Trên bàn thờ cần có đủ 5 chén nước tượng trưng cho 5 vị thần Tài và thần Thổ Địa. Trước khi lấy nước đổ vào chén thì cần rửa sạch chén sau đó đổ nước vào thì không nên đổ đầy quá để tránh nước bị tràn ra bàn thờ như thế sẽ rất không tốt vì vậy nên đổ nước cách miệng chén cách chừng khoảng 1 cm là vừa.

– Về thờ quả thì nên lựa chọn những loại hoa quả tươi, đẹp, không bị dập héo mà còn nguyên trạng. Có thể lựa chọn các loại trái cây như chuối, lê, táo, quýt, bưởi, cam,.. tùy theo mùa mà lựa chọn loại trái cây phù hợp. Sau khi thắp hương xong thì nên tạ lễ xuống, không được để lễ vật, hoa quả héo úa, thối hỏng trên bàn thờ điều đó sẽ rất xấu, gây khó khăn ảnh hưởng đến công việc làm ăn kinh doanh của gia chủ.

– Về việc sử dụng đèn, nến thờ cúng trên bàn thờ: chúng ta không nên sử dụng bóng đèn điện hoặc đèn nhấp nháy để trên bàn thờ bởi điều này sẽ dễ tạo ra trường khí xấu ảnh hưởng không tốt tới việc thờ cúng các vị thần. Hãy lựa chọn đèn dầu hoặc dùng nến thắp trên bàn thờ Thần Tài – Thần Thổ Địa.

– Sau khi cúng gạo, muối thì không đem rải, rắc, ném ra bên ngoài mà nên giữ lại, còn rượu sau khi cúng xong thì nên đứng ở ngoài cửa tưới vào trong nhà. Những điều có có hàm nghĩa mong muốn đem tài lộc vào trong nhà.

– Lễ vật, lộc cúng trên bàn thờ Thần Tài – Thổ Địa thì chỉ nên cho người nhà ăn, không nên chia cho người ngoài bởi quan niệm cho đi sẽ mất lộc.

– Không cho các con vật như chó, mèo,… nghịch quanh bàn thờ Thần Tài – Thổ Địa để tránh chúng sẽ quấy phá làm ô uế ảnh hưởng đến sự thanh tịnh của nơi thờ cúng.

– Vị trí đặt bàn thờ Thần Tài – Thần Thổ Địa được đặt ở dưới thấp, ngay trên nền nhà nhưng yêu cầu luôn phải sạch sẽ thoáng mát. Gia chủ nên thường xuyên tắm rửa cho hai vị thần bằng nước pha rượu hoặc nước hoa bưởi. Đặc biệt nếu vào những ngày mưa to thì gia chủ nên đặt Thần Tài, Thần Thổ Địa vào chậu sạch để ngoài trời mưa tắm mưa khoảng 15 phút sau đó đưa vào trong nhà lau rửa khô, sạch sẽ, xịt nước thơm rồi cho lên bàn thờ thắp hương cầu khấn sẽ rất linh nghiệm.

– Khi gia chủ đã lập bàn thờ Thần Tài – Thần Thổ Địa thì nên thắp hương liên tục trong vòng 100 ngày để bàn thờ có thể tụ khí tốt. Trong khoảng thời gian ấy không nên tắt đèn, điện ở bàn thờ để tránh tạo ra không gian tối bởi quan niệm ánh sáng sẽ giúp chỉ đường cho các vị thần giáng xuống trần gian phù hộ cho gia chủ. Trong một trong ngày đầu ấy nên thay nước trên bàn thờ mỗi ngày một lần. Nếu như muốn cầu xin điều gì thì gia chủ hãy thắp 3 nén hương hàng ngày sau đó khấn rồi vái.

– Vào những ngày rằm, mùng một, lễ tết thì gia chủ nên thắp hương bàn thờ Thần Tài – Thần Thổ Địa 5 mỗi lần 5 nén hương được thắp theo hình chữ thập. Về loại hương để thắp thì nên chọn loại hương cuốn tàn bởi sẽ giữ được tàn hương, sau một thời gian thắp thì bát hương sẽ có thế rất đẹp và tụ khí tốt.

– Vào mỗi ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm thì gia chủ nên rút chân hương trong bát hương ở bàn thờ Thần Tài – Thần Thổ Địa đi chỉ để lại ít chân hương sau đó đem chân hương đã rút đi hóa vàng sau khi thành tro thì gia chủ nên đổ một ít rượu vào tro đã hóa.

Bạn đang xem bài viết Cúng Mụ Cần Những Gì? Những Điều Cần Biết Về Cúng Mụ trên website Iseeacademy.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!