Cập nhật thông tin chi tiết về Đại Lễ Hội Yến Diêu Trì Cung Năm Canh Tý mới nhất trên website Iseeacademy.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
(Tin Tòa Thánh Tây Ninh ngày 3/10/2020 -Hình ảnh của Giáo Hữu Thượng Em Thanh và nhóm Caodai TV: Hữu Lợi – Hồng Nhạn – Minh Triết, tường thuật của Thanh Thủy)
Theo truyền thống từ thuở hoằng khai Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, hằng năm cứ đến ngày Rằm tháng 8 Âm lịch, toàn Đạo nam nữ đều tề tựu đông đảo về ngôi Tổ Đình mừng dịp Đại lễ Hội Yến Diêu Trì Cung. Đây là dịp để toàn thể con cái bày tỏ lòng hiếu kỉnh và đức tín ngưỡng vô biên hiến lễ lên Đức Đại Từ Mẫu, cũng là ngày Phật Mẫu ban tứ nguồn sanh lực mầu nhiệm thiêng liêng cho toàn thể Vạn linh sanh chúng.
Năm nay, trước tình hình dịch bệnh Covid-19 đã được kiểm soát trong địa bàn tỉnh Tây Ninh nói riêng và tất cả các địa phương khác trên toàn quốc nói chung, Hội Thánh đã cho cử hành Đại Lễ Hội Yến Diêu Trì Cung năm Đạo thứ 95 vô cùng trang nghiêm; chương trình Lễ có phần hạn chế về qui mô, số lượng nhằm chung tay cùng quốc dân Việt Nam phòng chống dịch bệnh Covid-19.
Từ đầu tháng 8 năm Canh Tý, khắp cả vùng Thánh Địa đã rộn ràng để chuẩn bị các công việc chào đón kỳ Đại Lễ sắp đến. Xung quanh khuôn viên Báo Ân Từ, các nhân viên công quả đã chung lo dựng cổng tam quan, 2 dãy rạp dài và một Lễ đài trước sân lễ. Theo Chương trình năm nay, có tổng cộng là 74 gian chưng bày, mỗi gian có chiều ngang 2,5 mét, dài 04 mét, được bố trí cho các cơ quan Đạo và các họ Đạo trong tỉnh Tây Ninh. Năm nay các Họ Đạo các Tỉnh và Hải Ngoại không được tham dự vì bị hạn chế bởi tình trạng dịch Covid-19.
Vào ngày Rằm tháng 8 Canh Tý (Dl. 1/10/2020), Tý thời, Hội Thánh cử hành lễ cúng Tiểu đàn tại Đền Thánh với sự dự cúng đông đảo của chư Chức Sắc, Chức Việc và đồng đạo nam nữ, ước lượng khoảng 15.000 người. Sau đàn cúng, Ngài Đầu Sư Thượng Tám Thanh Chưởng Quản Hội Thánh thuyết Đạo trước Đại Điện, toàn thể Chức Sắc, Chức Việc và hàng ngàn tín hữu thành kính lắng nghe. (Xin bấm vào đây xem Bài Thuyết Đạo)
Từ nửa đêm về sáng ngày Rằm, các cơ quan Đạo và họ Đạo nhộn nhịp hoàn tất các khâu chuẩn bị cuối cùng cho các giang chưng bày trước giờ Đại Lễ; tại Chánh Điện, các ban bộ hữu trách cũng đã châu tất việc trang hoàng bàn tiệc Hội Yến và các bình hoa quả phẩm hương đăng cùng các nghi thức đặc biệt dành cho Hội Bàn Đào tại thế.
12 giờ trưa Ngọ thời, cúng Đàn Phật Mẫu tại Báo Ân Từ. Số người cúng ước khoảng 7 ngàn người.
16 giờ cùng ngày, tại Giáo Tông Đường, Hội Thánh đã đón tiếp quý quan khách Trung ương, tỉnh Tây Ninh, thành phố và các huyện thị trong tỉnh Tây Ninh gồm có các quí Ngài sau đây:
-Ông Nguyễn Mạnh Tiến, Phó Chủ Nhiệm Ủy Ban Đối Ngoại – Quốc Hội Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
-Ông Võ Đức Trong, Thường Vụ Tỉnh Ủy – Phó Chủ Tịch Hội Đồng Nhân Dân Tỉnh Tây Ninh
-Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Thường Vụ Tỉnh Ủy – Phó Chủ Tịch Thường Trực Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Tây Ninh
-Ông Huỳnh Thanh Phương, Tỉnh ủy viên – Phó Trường Đoàn Đại Biểu Quốc Hội tỉnh Tây Ninh
-Ông Hồ Đức Hải, Phó Chủ tịch Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam tỉnh Tây Ninh
-Ông Nguyễn Văn Trung, Phó Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy tỉnh Tây Ninh
-Ông Trần Minh Nay, Phó Giám đốc Sở Nội Vụ tỉnh Tây Ninh
-Ông Lê Quang Chánh, Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Tây Ninh
-Ông Võ Thành Công, Trưởng Ban Tôn Giáo tỉnh Tây Ninh
-Đại Tá Nguyễn Hiệp Sơn, Phó Giám Đốc Công An tỉnh Tây Ninh
-Đại Tá Nguyễn Văn Dũng, Phó Chính Ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh Tây Ninh
-Đại tá Nguyễn Văn Tâm, Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ Huy Quân Sự tỉnh tây Ninh
-Cùng đại diện lãnh đạo các cơ quan Đảng, Chính quyền, Mặt Trận Tổ Quốc trong tỉnh Tây Ninh, thành phố Tây Ninh, Thị xã Hòa Thành và các huyện thị phường xã trong tỉnh, cùng đến tham dự buổi Đại Lễ.
Các Đoàn quan khách đã mang đến 17 tràng hoa và 03 bó hoa tươi kính dâng mừng Đức Phật Mẫu trong dịp Đại Lễ Hội Yến Diêu Trì Cung năm Canh Tý – 2020.
16 giờ 30 phút, Ngài Đầu Sư Thượng Tám Thanh Chưởng Quản Hội Thánh cùng quý Chức Sắc Thường Trực Hội Thánh hướng dẫn quan khách đến Báo Ân Từ, duyệt khán 74 gian triển lãm quả phẩm, và được hướng dẫn vào Nội Điện Báo Ân Từ tham quan cách bày trí và được nghe Ngài Đầu Sư giải thích khái quát về lịch sử và ý nghĩa của bàn tiệc Hội Yến.
Sau đó, Lễ Khai Mạc Đại Lễ Hội Yến Diêu Trì Cung năm Canh Tý – 2020 được cử hành trọng thể trước sân lễ Báo Ân Từ trước sự dự khán của quý quan khách và hàng ngàn bổn đạo nam nữ. Sau phần giới thiệu, Ngài Đầu Sư Thượng Tám Thanh, Chưởng Quản Hội Thánh, Trưởng Ban Tổ Chức Đại Lễ, đọc Diễn văn Khai Mạc Đại Lễ. (Xin bấm vào đây xem Bài Diễn Văn Khai Mạc)
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Thường Vụ Tỉnh Ủy – Phó Chủ Tịch Thường Trực Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Tây Ninh đã có bài phát biểu chúc mừng đầy ý nghĩa. Tất cả đồng đạo có mặt tham dự trong khuôn viên Báo Ân Từ cùng vỗ tay hoan nghênh nhiệt thành.
Kết thúc Lễ Khai Mạc, quý quan khách được hướng dẫn về Giảng Đường dùng bữa tiệc chay thân mật cùng Hội Thánh.
Tại Báo Ân Từ, chư bổn đạo tuần tự từng lớp người vào chiêm ngưỡng các gian triễn lãm đầy kỳ công, sắc sảo với đủ các sắc màu thanh lịch, lộng lẫy.
Đến 18 giờ 45, trước giờ diễn hành của Cộ Bông và các đoàn nghệ thuật, Ngài Đầu Sư Chưởng Quản Hội Thánh đã hướng dẫn tất cả quan khách đến khán đài trước Đền Thánh để chuẩn bị dự khán. Đồng đạo tề tựu về tấp nập khắp Đại Lộ Phạm Hộ Pháp, từ nơi đoàn diễn hành khởi hành kéo dài đến kín cả khu vực sân Đại Đồng Xã, dự tính trên dưới 100.000 người.
19 giờ, tiếng trống quan khởi dậy giục giã Đoàn Diễn Hành bắt đầu xuất phát, dẫn đầu là cờ Đạo, bảng Đại Đạo và Long Mã, theo sau lần lượt là đoàn trống quan, nhạc Sa Dăm, Cộ Tiên (Cộ Phật Mẫu và Cửu Vị Nữ Phật), Tứ linh Long Lân Qui Phụng, các đội rồng vải, lân cù, Bạch hạc, Phước Lộc Thọ, Thầy Trò Đường Tam Tạng, nhạc sắc tộc Tần Nhơn, tân nhạc,… ). Năm nay, nhờ trời không mưa nên Đoàn đã diễn hành sinh động trọn vẹn hai vòng Đại Đồng Xã trong tiếng hoan hô, trầm trồ khen ngợi của quan khách và đồng đạo.
21 giờ 30 ba vị Quyền Chánh Phối Sư nam, nữ thay mặt Hội Thánh và đồng đạo vào Nội Điện Báo Ân Từ để tiến hành nghi thức Đại Lễ Hội Yến Diêu Trì Cung năm Canh Tý – 2020. Trước giờ Đại Lễ, các bộ phận hữu trách và Nhạc Sĩ, Giáo Nhi vào bái lễ thành kính trước Bửu Điện. Chư bổn đạo đến dự cúng ước tính khoảng trên dưới 30.000 người tề tựu xung quanh Báo Ân Từ, trước Đại Lộ Phạm Hộ Pháp và các khuôn viên lận cận.
Đúng 22 giờ, Đại Lễ Hội Yến Diêu Trì được thiết lễ trước Bửu điện Đức Phật Mẫu. Sau phần xông hương khử trược khu vực Nội Điện và bàn nghi Hội Yến, Ngài Phối Sư Thái Côn Thanh Quyền Thái Chánh Phối Sư, thay mặt Quyền Thượng Chánh Phối Sư bồi yến, với sự dự lễ trang nghiêm và thành kính của chư Chức sắc, Chức việc và đạo hữu nam nữ. Bên ngoài, các gian triễn lãm cũng lên nhang đèn đồng thành kính hiến dâng lên Đức Phật Mẫu và Cửu Vị Tiên Nương.
Đại Lễ Hội Yến Diêu Trì Cung kết thúc vào lúc 23 giờ 40 cùng ngày.
Vào lúc 02 giờ sáng ngày 16-8 Canh Tý (dl. 02-10-2020) Ngài Phối Sư Ngọc Thưởng Thanh Qu. Ngọc Chánh Phối Sư, Phó Trưởng Ban Tổ Chức Đại Lễ, tiến hành Lễ Bế Mạc Đại Lễ Hội Yến Diêu Trì Cung năm Canh Tý – 2020. (Xin bấm vào đây xem Bài Diễn Văn Bế Mạc)
1.Hình ảnh các công việc chuẩn bị cho Đại Lễ Hội Yến
2.Hình ảnh cúng Tiểu Đàn Tý thời tại Đền Thánh ngày 15 tháng 8 năm Canh Tý
3.Hình ảnh cúng Đàn Ngọ thời tại Báo Ân Từ ngày 15 tháng 8 năm Canh Tý
4.Hình ảnh Ngài Đầu Sư tiếp đón quan khách tại Giáo Tông Đường
5.Hình ảnh Phái Đoàn đi quan sát các gian hàng trưng bày quả phẩm và Bàn Hội Yến
6.Hình ảnh Lễ diễn hành Cộ Bông Đức Phật Mẫu và Cửu Vị Tiên Nương
7.Hình ảnh Lễ Cúng Hội Yến Diêu Trì Cung tại Báo Ân Từ
CÔNG VIỆC CHUẨN BỊ CHO ĐẠI LỄ HỘI YẾN DIÊU TRÌ CUNG PREPARATION ACTIVITIES FOR THE GRAND FESTIVAL
CÚNG TIỂU ĐÀN TẠI ĐỀN THÁNH TÝ THỜI RẰM THÁNG 8 CANH TÝ
MIDNIGHT HOLY MASS CELEBRATION AT THE HOLY SEE GREAT TEMPLE
CÚNG ĐÀN NGỌ THỜI TẠI BÁO ÂN TỪ NGÀY 15/8 CANH TÝ
NOON MASS AT THE HOLY MOTHER GODDESS TEMPLE
NGÀI ĐẦU SƯ THƯỢNG TÁM THANH TIẾP ĐÓN QUAN KHÁCH TẠI GIÁO TÔNG ĐƯỜNG
HIS EMINENCE CARDINAL THUONG TAM THANH WELCOMED GUESTS AT THE POPE’S RESIDENCE
NGÀI ĐẦU SƯ THƯỢNG TÁM THANH HƯỚNG DẪN QUAN KHÁCH
QUAN SÁT CÁC GIAN HÀNG CHƯNG QUẢ PHẨM VÀ BÀN HỘI YẾN
HIS EMINENCE CARDINAL THUONG TAM THANH GUIDED GUESTS
IN REVIEWING THE EXHIBITION BOOTHS AND THE HOLY BANQUET TABLE.
OPENING CEREMONY OF THE FESTIVAL
LỄ DIỄN HÀNH CỘ BÔNG ĐỨC PHẬT MẪU VÀ CỬU VỊ TIÊN NƯƠNG
PARADE PROCESSION FOR THE GRAND FESTIVAL
HAI NGHỆ SĨ NHÂN DÂN LỆ THỦY VÀ THOẠI MỸ
THAM DỰ ĐẠI LỄ HỘI YẾN DIÊU TRÌ CUNG 2020
LỄ CÚNG HỘI YẾN DIÊU TRÌ CUNG TẠI BÁO ÂN TỪ
HOLY MASS CELEBRATING THE HOLY MOTHER GODDESS FESTIVAL
Đại Lễ Hội Yến Diêu Trì Cung
Mỗi năm vào rằm tháng Tám, tại Tòa thánh Tây Ninh sẽ diễn ra màn múa Rồng nhang gồm Long, Lân, Quy, Phụng trong đại lễ Hội Yến Diêu Trì Cung.
Cứ vào mùa trung thu, không khí Tây Ninh lại trở nên nhộn nhịp hẳn vì đây là thời điểm có lễ hội lớn nhất trong năm của những tín đồ Cao Đài: Đại lễ Hội Yến Diêu Trì Cung. Lễ hội này gồm phần lễ và phần hội, trong đó phần lễ được chú trọng hơn.
Không phải ai cũng biết đến lễ hội này của tín đồ Cao Đài, nhưng nếu đến Tây Ninh một tuần trước ngày trung thu, chắc chắn bạn sẽ cảm nhận được không khí náo nhiệt. Hội thánh cho sửa sang lại mọi thứ từ con đường, cây cảnh, chậu hoa. Họ còn cho trang hoàng lại các cổng lớn và dựng các dãy nhà rạp xung quanh Điện thờ Phật Mẫu. Cái hay của một lễ hội mang dấu ấn tôn giáo là những tín đồ Cao Đài thời gian này tự nguyện về tòa thánh để giúp sức, làm công quả. Theo những người đạo Cao Đài, rằm tháng tám là cơ hội để làm những việc phúc đức nên chẳng ai tính toán, so đo góp công.
Đông đúc Đạo Hữu gần xa quy tụ về Tòa Thánh Cao Đài để tham gia Đại Lễ.
Đặc biệt, múa Rồng nhang là một nét đặc trưng chỉ có ở Tây Ninh. Con rồng dài gần 20 mét được điều khiển bởi 30 vũ công. Chỉ cần đứng nhìn từ xa, bạn đã có thể thấy một vùng trời sáng rực. Khói nhang nghi ngút chuyển động liên tục làm những người chứng kiến quanh đó cảm nhận được uy lực và sự tôn nghiêm của con vật linh thiêng trong tín ngưỡng. Con Rồng nhang sẽ chuyển mình chầm chậm về hướng Tòa thánh.
Từ 4 giờ sáng đến 10 giờ tối, khách hành hương có thể ghé vào ăn tùy thích. Ước tính cao điểm số người ghé vào đây ăn chay lên tới 25.000 người. Mùa trung thu trời thường đổ mưa, nhưng hầu như tín đồ Cao Đài và những người hành hương đều không quản khó khăn để đến đây dự lễ hội. Đại lễ Hội Yến Diêu Trì Cung là một nét đẹp sinh hoạt ở Tây Ninh nói chung và đạo Cao Đài nói riêng. Đại lễ chứa nhiều giá trị không chỉ thuộc về tâm linh mà còn tác động tích cực lên cuộc sống thường nhật. Vì là ngày lễ hội rất lớn của tín đồ đạo Cao Đài, nên du khách còn được trải nghiệm nhiều hoạt động đặc sắc khác như biểu diễn võ nghệ, làm thơ, diễn kịch, đánh cờ tướng, thi cắm hoa hoặc làm bánh. Đặc biệt, du khách đến đây còn có dịp thưởng thức bữa ăn chay vô cùng thơm ngon mà không nơi nào có được. Đây là bữa cơm chay tập thể lớn nhất và đông vui nhất. Có gần 500 người tình nguyện làm công quả, nấu ăn phục vụ khách hành hương trong suốt 3 ngày, từ ngày 13 đến rằm tháng tám.
Đặc Sắc Đại Lễ Hội Yến Diêu Trì Cung Của Cao Đài Tây Ninh
Theo nguồn sử liệu của đạo Cao Đài, sự tích Hội Yến Diêu Trì Cung bắt nguồn từ buổi cầu tiên vào đêm Trung thu năm Ất Sửu (1925), khi đó chưa khai mở đạo Cao Đài. Đó là một bữa tiệc chay long trọng mà các tín đồ Cao Đài dâng lên Đức Phật Mẫu và cửu vị Tiên Nương. Sự tích này được Hộ pháp Phạm Công Tắc mô tả lại trong một bài thuyết Đạo như sau: “Tuy buổi ban sơ mà dường như khối óc đã thâm nhiễm nhiều rồi, nên Đức Chí Tôn mới ra lịnh biểu làm một cái tiệc. Ngài dạy sắp đặt cái tiệc ấy để đãi 10 đấng vô hình: Đức Phật Mẫu và Cửu vị Tiên Nương. Phần hữu hình có ba người (Thượng sanh, Thượng phẩm và Hộ pháp). Sắp đặt tiệc ấy do tay bà Nữ Chánh Phối sư Hương Hiếu, vâng mạng lịnh tạo thành một cái tiệc, trên là bàn thờ Đức Phật Mẫu, ở dưới sắp chín cái ghế như có người ngồi vậy. Chén đũa, muỗng dĩa, bất kỳ cái gì cũng giống như đãi người hữu hình vậy, duy có ba người xác thịt là Thượng sanh, Thượng phẩm, Hộ pháp.
Bần đạo mới hỏi, tiệc nầy là tiệc gì?
Ngài nói là: Hội Yến Diêu Trì.
Ba người sống đồng ngồi ăn, còn Bà Chánh Phối Sư Hương Hiếu gắp đồ ăn để vào chén cho chín vị và trên bàn thờ cho Đức Phật Mẫu cũng như người sống vậy”. Sau khi đãi tiệc Hội Yến Diêu Trì xong, Đức Phật Mẫu và Cửu vị Tiên Nương giáng cơ cám ơn 3 ông: Tắc (Đức Hộ pháp), Cư (Đức Thượng phẩm), Sang (Đức Thượng sanh) và sau đó mỗi vị cho một bài thi 4 câu để làm kỷ niệm buổi Hội Yến đầu tiên ấy.
Người đạo Cao Đài quan niệm Hội Yến Diêu Trì Cung là ngày Đức Phật Mẫu đem bí pháp giải thoát chúng sanh, tận độ toàn vạn linh sanh chúng. Đây cũng là ngày tạo thành hình tướng hữu vi của đạo Cao Đài. Vì vậy, Rằm tháng Tám hàng năm, Hội thánh Cao Đài Tây Ninh đều long trọng tổ chức Đại lễ Hội Yến Diêu Trì Cung để tỏ lòng tôn kính đấng Đại Từ Mẫu, thể hiện tấm lòng biết ơn công lao trời biển của đấng sinh thành, có ý nghĩa trong việc phát huy truyền thống đạo đức của dân tộc và giữ gìn bản sắc văn hoá của người Việt Nam. Ngày 15 tháng 8 Âm lịch cũng được chọn là ngày lễ hội của phụ nữ Cao Đài, nên trong những ngày này Hội thánh tổ chức hội thi về nữ công gia chánh cho các tín nữ Cao Đài. Ngày 15 tháng 8 Âm lịch cũng là ngày Tết nhi đồng theo truyền thống của dân tộc, nên Hội thánh cũng tổ chức cho nhi đồng dâng đèn hoa vào lúc chiều tối ngày 14 và ngày 15, gọi là Dâng Cộ Đèn, sau đó phát quà cho các nhi đồng vào sáng ngày 16. Do đó, ngày Rằm tháng Tám Âm lịch được xem là ngày đại lễ lớn nhất trong năm của Đạo Cao Đài, bao gồm: Đại lễ cúng Đức Phật Mẫu, Lễ Hội Yến Diêu Trì Cung, Lễ hội phụ nữ Cao Đài và Tết nhi đồng.
Trung thu năm nào cũng vậy, toàn thể tín đồ Cao Đài lại được tụ họp cùng nhau dưới mái nhà chung Đại Đạo để báo hiếu Đức Phật Mẫu vì công sinh thành dưỡng dục và phổ độ vào đường đạo với một tấm lòng thành kính. Đây cũng là dịp để họ bày tỏ lòng mình, chia sẻ niềm tôn kính với đấng siêu việt chung và niềm vui được sống bên nhau, quây quần bên bữa cỗ chay cùng chuyện trò thân mật. Hội Yến Diêu Trì Cung trở thành lễ hội truyền thống của đạo Cao đài, có sức lan toả trong cộng đồng, thu hút đông đảo tín đồ và nhân dân tham dự.
Khoảng một tuần trước ngày Rằm tháng Tám, nội ô Toà thánh Tây Ninh đã rộn ràng không khí khẩn trương chuẩn bị cho một mùa lễ hội lớn nhất trong năm. Hội thánh cho sửa sang lại các con đường, vườn hoa, cây cảnh, trang hoàng lại các cổng tam quan và dựng các dãy nhà rạp xung quanh Điện Thờ Phật Mẫu. Có một điều đáng quý là vào những ngày này, rất nhiều tín đồ Cao Đài đã tự nguyện về Tòa thánh để làm công quả. Người đạo Cao Đài quan niệm Rằm tháng Tám là dịp làm phúc đức nên người đạo ai nấy đều chẳng quản khó khăn, vất vả đều phấn khởi, hăng say làm các công việc trong Tòa thánh. Cơm nhà, việc đạo, ai ở xa hoặc khó khăn hơn thì đến bữa dùng cơm chay tại trai đường của Tòa thánh.
Phần lễ theo truyền thống của đạo, cúng vào đêm mười lăm, kéo dài từ chiều đến mười hai giờ đêm, có rước cộ bông Đức Phật Mẫu và cửu vị Tiên Nương, có múa rồng nhang, ngọc kỳ lân, quy, phụng, đội múa phụng và đội nhạc sắc tộc diễu hành trước Báo Ân Từ và Đền Thánh cực kỳ hoành tráng, đặc sắc. Đoàn rước cộ bông Đức Phật Mẫu rất hùng hậu: Dẫn đầu là đoàn vũ công múa Long Mã, tiếp đến là cờ Đạo có hình Thiên Nhãn được một vị chức sắc giương cao dẫn đầu đoàn múa Tứ lính. Sau đó là một chiếc xe hoa trên đó có hình Phật Mẫu và chín cô Tiên. .Đoàn hộ tống theo sau là đội nhạc, đội trống của tín đồ Xtiêng và Khmer, kế đó là các vũ công múa Tứ Linh và cuối cùng là đội múa lân. Tiếng trống kèn rộn rã hài hòa vào các điệu múa của Long Mã, Ngọc Kỳ Lân, Rồng nhang, Qui, Phụng đặc sắc, mang nét độc đáo của đạo Cao Đài mà không có ở bất cứ nơi nào khác. Đặc biệt, múa Rồng nhang là một nét đặc trưng chỉ có ở Tây Ninh. Con Rồng dài đến gần 20 mét, do một đội vũ công khoảng 30 người điều khiển, khi múa từ đằng xa đã thấy một vùng trời sáng rực. Sự chuyển động của khói nhang nghi ngút làm toát lên vẻ uy nghi, thần thánh của con vật linh thiêng trong tín ngưỡng dân gian cũng như trong đạo Cao Đài đang uốn lượn chuyển mình hướng về Tòa thánh.
Ngoài hội thi trái cây và đám rước Cộ Tiên, du khách còn được thăm quan, chiêm ngưỡng những gian hàng trình bày hình ảnh sinh hoạt tôn giáo của các Họ đạo thuộc Hội thánh Cao đài Tây Ninh, đặc biệt hơn là các gian trưng bày các tích sử như: Hai Bà Trưng, Âu Cơ – Lạc Long Quân, Thánh Gióng, Hưng Đạo Vương,… Bên cạnh đó, du khách sẽ được xem và tham gia các hoạt động vui chơi giải trí mang đậm chất dân gian, giàu bản sắc văn hóa như biểu diễn võ thuật, đánh cờ tướng, hòa nhạc cổ điển, làm thơ, ngâm thơ, diễn kịch, thi làm cộ đèn, cộ hoa, thi cắm hoa, thi làm bánh,…
Lời kết:
Đại lễ Hội Yến Diêu Trì Cung của Cao đài Tây Ninh đã bảo tồn và phát huy được những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc như tục thờ Trời, thờ Mẫu, các nghi thức cúng tế, nhạc lễ vô cùng đặc sắc. Đại lễ Hội Yến Diêu Trì Cung chứa đựng nhiều giá trị đạo đức không chỉ có ý nghĩa về mặt tâm linh mà còn có ý nghĩa tích cực trong cuộc sống, đó là sự trân trọng, giữ gìn và mong muốn cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. Thông qua lễ hội, người ta thấy được sức mạnh đoàn kết của cộng đồng tôn giáo Cao Đài Tây Ninh. Đó cũng là biểu tượng tốt đẹp trong việc giáo dục đạo đức nhân cách của con người, phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới cần được giữ gìn và phát huy.
Năm nào cũng vậy, Rằm Trung thu ở Tây Ninh thường có mưa to, nhưng du khách thập phương cũng như người dân mộ đạo không quản ngại mưa dầm vẫn háo hức đón chờ đại lễ Hội Yến Diêu Trì Cung như một nét đẹp trong sinh hoạt văn hoá, trở thành đời sống tinh thần không thể thiếu được của đồng bào theo đạo Cao Đài./.
Minh Tiệp
Lễ Hội Phật Tích Xuân Canh Tý 2022 Đã Sẵn Sàng
Đến hẹn lại lên, lễ hội Khán hoa Mẫu đơn, hay còn gọi là hội Phật Tích, tại chùa Phật Tích, huyện Tiên Du chính thức được diễn ra vào ngày mai 28/1 (Tức mùng 4 Tết). Để lễ hội được diễn ra trong không khí trang nghiêm, an toàn và tiết kiệm, đến thời điểm hiện tại, mọi công tác chuẩn bị đã được hoàn tất.
Diễn ra trong 02 ngày, mùng 4 và mùng 5 Tết, hội Phật Tích sẽ có 02 phần chính là phần lễ và phần hội. Trong đó, phần lễ sẽ có các đoàn Phật tử đến để dâng hương, và Lễ cầu quốc thái dân an diễn ra vào tối ngày mùng 5. Phần hội sẽ diễn ra các chương trình giao lưu văn hóa, văn nghệ như: hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh trên thuyền và trên núi. Hội Phật Tích là một trong những lễ hội diễn ra với quy mô lớn, sớm nhất tỉnh của tỉnh Bắc Ninh. Lễ hội đã tồn tại và phát triển hàng nghìn năm, gắn liền với chùa Phật Tích có bề dày lịch sử và chiều sâu tâm linh, nơi khởi nguồn của Phật giáo Việt Nam, là câu chuyện tình cảm động “Từ Thức gặp tiên”. Hàng năm, hội Phật Tích sẽ đón hàng vạn du khách thập phương, người dân và Phật tử đến để dâng hương và vãn cảnh. Để lễ hội được diễn ra trong không khí trang nghiêm, an toàn và tiết kiệm, công tác trang trí phía bên trong khuôn viên nhà chùa, công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, phòng cháy chữa cháy và an toàn thực phẩm cũng đã được hoàn tất. Ban Tổ chức đã huy động 75 chiến sĩ Công an và lực lượng chức năng, chia thành 15 tổ chốt, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người dân và du khách đến tham gia lễ hội.
Để hội Phật Tích được diễn ra trong không khí trang nghiêm, an toàn, góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống. Người dân và du khách khi đến tham gia lễ hội cần phải nâng cao tinh thần cảnh giác, không tham gia vào các hoạt động mê tín dị đoan như khấn thuê, các tệ nạn xã hội, nâng cao ý thức bảo vệ cảnh quan môi trường, tuyệt đối không đốt vàng mã phía bên trong khuôn viên nhà chùa.
Vũ Tuyển
Bạn đang xem bài viết Đại Lễ Hội Yến Diêu Trì Cung Năm Canh Tý trên website Iseeacademy.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!