Cập nhật thông tin chi tiết về Đạo Cao Đài, Phật Giáo Hòa Hảo, Đạo Mẫu, Đạo Dừa Có Phải Là Đạo Phật Không? Đạo Nào Là Tốt Nhất? mới nhất trên website Iseeacademy.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
VẤN: Con chỉ là một Phật tử vừa mới biết đến cửa đạo và thú thật con cũng không biết những điều mình đang thực hành hay tin tưởng là đúng không? Nhìn trên mạng và xung quanh thấy có quá nhiều pháp môn, nhiều tôn giáo cũng bảo là Phật giáo, có nguồn gốc từ Phật giáo nhưng con thấy đủ thứ khác biệt làm con càng thắc mắc hơn. Con muốn hỏi đạo Cao Đài, Đạo Phật giáo Hòa Hảo, các đền thờ Mẫu, Đạo Dừa có phải cũng là đạo Phật không? Nếu không thì sự khác nhau là ở đâu? Cách thờ cúng ở những đạo này có giống hay khác với đạo Phật? ĐÁP:Vị trí Việt Nam chúng ta thuộc bán đảo Hoa Ấn, nơi tập trung nhiều mối đạo, nhiều môn phái, có hằng trăm tổ chức tín ngưỡng, màu sắc tôn giáo, có đạo tập hợp thành nhiều tổ chức như Đạo Phật Việt Nam, trước ngày hòa bình có đến 45 giáo hội, giáo phái lớn nhỏ, đạo Cao Đài có trên 20 Giáo hội v.v…
Sư sẽ dẫn giải một số nguồn gốc tôn giáo đặc biệt nội sanh tại Việt Nam theo lời của các bạn hỏi
Đạo Cao Đài: là đạo nội sanh được khai sanh chính thức vào năm 1926, Cao Đài nhanh chóng phát triển về quy mô và số lượng tín đồ. Theo thống kê năm 2009 của các tổ chức Cao Đài, đạo Cao Đài có trên 1 vạn chức sắc, gần 3 vạn chức việc, khoảng 5 triệu tín đồ, với 958 tổ chức Họ đạo cơ sở được công nhận ở 35/38 tỉnh, thành phố có đạo Cao Đài, thành lập 65 Ban Đại diện, 1.290 cơ sở thờ tự (hàng năm có khoảng 4 ngàn tín đồ mới nhập môn vào đạo Cao Đài). Ngoài ra, có khoảng 30.000 tín đồ nữa sống ở Hoa Kỳ, Châu Âu và Úc.
Trong những năm 1921 đến 1924, Cụ Ngô Minh Chiêu đã thông qua cơ bút để hình thành nền tảng đầu tiên của đạo Cao Đài theo đường lối dung hợp Tam giáo Nho, Lão, Phật.
Về giáo điển: Một số kinh cúng như ba bài dâng tam bửu (hoa, rượu trắng, trà).
Với những nền tảng đạo đầu tiên, ông bắt đầu khai đạo cho nhóm bạn hữu Vương Quang Kỳ (tùng sự Soái phủ Nam Kỳ, ngạch Tri phủ), Nguyễn Văn Hoài (ngạch thông phán), Võ Văn Sang (ngạch thông phán), Đoàn Văn Bản (đốc học Đa Kao). Sau đó các ông này cũng có độ thêm một số đệ tử nữa cùng tu luyện với Ngô Văn Chiêu, nhưng những hoạt động giai đoạn nầy còn trong phạm vi một nhóm tu đơn tịnh luyện, chứ chưa phát triển thành một Tôn giáo.
Phật giáo Hòa Hảo: hay còn gọi là đạo Hòa Hảo, là một tông phái Phật giáo do Huỳnh Phú Sổ khai lập năm 1939, lấy pháp môn Tịnh Độ tông làm căn bản và chủ trương tu hành tại gia. Theo thống kê năm 2009 có khoảng 1.433.252 tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo khiến tôn giáo này trở thành tôn giáo có số tín đồ đông thứ 4 tại Việt Nam. Tín đồ Phật giáo Hòa Hảo tập trung chủ yếu ở miền Tây Nam Bộ. Đặc biệt là An Giang với 936.974 tín đồ Phật Giáo Hòa Hỏa là tỉnh có số tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo đông nhất cả nước chiếm 44% dân số toàn tỉnh và chiếm 65% tín đồ Phật giáo Hòa Hảo trong cả nước, tiếp đến là Cần Thơ (227.117 tín đồ) và Đồng Tháp (196.143 tín đồ). Hiện nay, trong thư viện của hơn 30 quốc gia trên thế giới vẫn còn giữ những tài liệu sách báo về đạo này.
Đạo thờ Mẫu: Trong tín ngưỡng của người Việt và của một số dân tộc thiểu số khác ở trên lãnh thổ Việt Nam, việc tôn thờ nữ thần, thờ mẫu thần, thờ mẫu tam phủ tứ phủ là hiện tượng khá phổ biến và có nguồn gốc lịch sử và xã hội sâu xa. Tuy tât cả đều là sự tôn sùng thần linh nữ tính, nhưng giữa thờ nữ thần, mẫu thần, mẫu tam phủ tứ phủ không hoàn toàn đồng nhất
Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam là một tín ngưỡng bản địa cùng với những ảnh hưởng ngoại lai từ đạo giáo, tín ngưỡng lấy việc tôn thờ Mẫu (Mẹ) làm thần tượng với các quyền năng sinh sôi, bảo trữ và che chở cho con người. Tín ngưỡng mà ở đó đã được giới tính hoá mang khuôn hình của người Mẹ, là nơi mà ở đó người phụ nữ Việt Nam đã gửi gắm những ước vọng giải thoát của mình khỏi những thành kiến, ràng buộc của xã hội Nho giáo phong kiến
Trong truyện kể dân gian về bà chúa Liễu Hạnh lưu truyền trong dân gian khá phong phú, sau này một số được ghi chép lại trong các sách cổ như Việt điện u linh, ngoài ra còn có các truyện kể dân gian khác về các vị nữ thần được các sách sau này tập hợp và ghi chép lại.
Ngoài các ghi chép-sáng tác như trên, cũng có một nguồn tư liệu khác được dân gian sáng tác từ các huyền thoại, truyền thuyết và thậm chí là các truyện, thơ về các Thánh Mẫu. Đó là các bài hát văn ở Mẫu Tam phủ Tứ phủ với phần cốt lõi của các bài hát văn là lai lịch, sự tích các vị thần, nhất là các Thánh Mẫu. Ngoài ra còn nhiều tình tiết khác về khung cảnh, dung nhan, tướng mạo của các vị thần được những người sáng tác vô danh diễn tả, tô vẻ thêm để bảo trì sự tín ngưỡng.
Đạo Dừa: Ông Đạo Dừa, tên thật là Nguyễn Thành Nam (1909-1990), là người sáng lập Hòa đồng Tôn giáo hay còn được dân gian quen gọi là Đạo Dừa; là một tín ngưỡng tại miền Nam Việt Nam, ở Bến Tre, Việt Nam.
Năm 1950, ông trở lại xã Phước Thạnh dựng đài bát quái cao 14 thước, đêm đêm lên ngồi hành đạo trên đài, choàng một manh áo, chịu đựng mưa nắng. Cuộc sống tu hành đơn sơ, đạm bạc, thức ăn chỉ là trái cây, chủ yếu là dừa (nên mới có biệt danh là Ông Đạo Dừa). Mỗi năm ông chỉ tắm một lần vào ngày Phật Đản.
Năm 1958, ông gửi thư phản đối Tổng thống Ngô Đình Diệm về một chính sách nào đó, nên bị bắt giam, sau được thả ra…
Ông tự xưng là Thiên nhơn giáo chủ Thích Hòa Bình, tuyên bố theo cả ba tôn giáo là Nho, Phật, Lão. Đạo của ông không cần tụng kinh, gõ mõ mà chỉ cần ngồi tham thiền và ăn chay, tưởng niệm… và khuyến khích người đời sống tôn trọng lễ nghĩa và yêu thương nhau, cư xử hòa mục với nhau. Về thực phẩm, Đạo Dừa khuyên nên ăn dừa và uống nước dừa.
Kinh nghiệm sanh và sống tại Việt Nam các bạn không nên thắc mắc nhiều, khi nghiên cứu đến tôn giáo, tôn giáo là chỗ dựa tinh thần của con người, khi sống thì cầu an, tai qua nạn khỏi, tật bệnh tiêu trừ, thoát mọi chướng duyên khi gặp nạn. Đến lúc qua đời thì cũng cầu cho an, siêu sanh về nơi thế giới tịnh hóa, thánh thiện, cao siêu, giải thoát.
Tuy nhiên, cứu cánh của mỗi đạo, không đạo nào giống đạo nào: Đạo Phật thì mọi người con Phật cầu về với Phật. Đạo Cao Đài thì nguyện sanh về Tiên cảnh, cảnh Trời cao tột. Đạo Phật giáo Hòa Hảo thì tu cách xử thế, cầu về Tây phương Cực lạc theo lời chỉ dạy của Thầy Huỳnh Phú Sổ. Đạo thờ Mẫu thì cầu an cư lạc nghiệp, về với cõi khoái lạc của Mẫu mẹ. Đạo Dừa thì thờ Phật và Chúa Jésus, cứu cánh của đạo nầy là cầu cho siêu phóng tâm hồn, bá gia bá tánh an cư lạc nghiệp.
Cứu cánh của các đạo thì không cao không thấp, nhưng người lập đạo tùy theo căn cơ cao thấp của chúng sanh mà lập đạo. Đứng về gốc độ chúng sanh thì có cao thấp, nhưng đứng về gốc độ các bậc sáng lập đạo thì vô biên.
Sự tận thiện của hoa lan, không phải là của hoa hường gai, sự tận thiện của hoa hướng không phải là của osaka, sự tận thiện của osaka không phải là của mimosa…mỗi loài hoa vẽ đẹp tận thiện riêng của từng loài hoa cống hiến cho mọi người từng cái đẹp hiện hữu… đấy cũng chính là sự nhận định đối với các đạo giáo (Đạo đức kinh)
HT Thích Giác Quang
Chuông Đồng Đạo Phật Giáo Hòa Hảo
Mẫu chuông đồng cho đạo phật giáo hòa hảo – Giáo hòa tự tại An Giang,
Quý thầy có nhu cầu đặt đúc chuông đồng xin liên hệ Cơ sở Phong Vân
Phong Vân nhận bao tiếng âm thanh, bao mẫu mã, bao vận chuyển tại Chùa.
Bảo hành chuông 2 năm
Nhận thiết kế, khắc hoa văn họa tiết chuông theo yêu cầu.
Chuông đồng đạo phật giáo hòa hảo – Giáo hòa tự
TÌM HIỂU VỀ ĐẠO HÒA HẢO:
Phật giáo Hòa Hảo, hay còn gọi là đạo Hòa Hảo, là một tông phái Phật giáo do Huỳnh Phú Sổ khai lập năm 1939, lấy pháp môn Tịnh Độ tông làm căn bản và chủ trương tu hành tại gia. Theo thống kê năm 2009 có khoảng 1.433.252 tín đồ Phật giáo Hòa Hảo khiến tôn giáo này trở thành tôn giáo có số tín đồ đông thứ 4 tại Việt Nam. Tín đồ Phật giáo Hòa Hảo tập trung chủ yếu ở miền Tây Nam Bộ. Đặc biệt là An Giang với 936.974 tín đồ Phật giáo Hòa Hảo là tỉnh có số tín đồ Phật giáo Hòa Hảo đông nhất cả nước chiếm 44% dân số toàn tỉnh và chiếm 65% tín đồ Phật giáo Hòa Hảo trong cả nước.[1] tiếp đến là Cần Thơ (227.117 tín đồ) và Đồng Tháp (196.143 tín đồ). Hiện nay, trong thư viện của hơn 30 quốc gia trên thế giới vẫn còn giữ những tài liệu sách báo về đạo này.
Huỳnh Phú Sổ, còn được gọi là “Thầy Tư Hoà Hảo”, tự nhận mình là bậc “sinh như tri”, biết được quá khứ nhìn thấu tương lai, được thọ mệnh cùng với Phật A-di-đà và PhậtThích-ca Mâu-ni, xuống hạ giới có nhiệm vụ truyền bá cho dân chúng tư tưởng Bửu Sơn Kỳ Hương để “Chấn hưng Phật giáo, cứu độ chúng sinh khỏi sông mê, biển khổ và đưa tới chốn Tây phương cực lạc”. Ông chữa bệnh cho người dân bằng các bài thuốc đã học trong lúc đi chữa bệnh, đồng thời qua đó ông truyền dạy giáo lý bằng những bài sám giảng (còn gọi là sấm giảng) do ông soạn thảo. Vì vậy chỉ trong vòng 2 năm từ 1937 đến 1939 số người tin theo ông đã khá đông và ông trở nên nổi tiếng khắp vùng.
Ngày 18 tháng Năm năm Kỷ Mão (tức 4 tháng 7 năm 1939), Huỳnh Phú sổ bắt đầu khai đạo, khi ông chưa tròn 20 tuổi. Nơi tổ chức lễ khai đạo chính là gia đình ông. Ông đã lấy tên ngôi làng Hòa Hảo nơi mình sinh ra để đặt tên cho tôn giáo mới của mình: đạo Hòa Hảo hay Phật giáo Hòa Hảo. Sau đó, ông được các tín đồ suy tôn làm giáo chủ mối đạo, và gọi ông bằng cái tên tôn kính là Huỳnh Giáo chủ.
Ngày 9/9/1945, những người đứng đầu Phật giáo Hòa Hảo lại tổ chức tuần hành ở thị xã Cần Thơ với lý do “đi rước Đức Thầy”, thực chất là dự định cướp chính quyền. Chính quyền tỉnh Cần Thơ giải tán cuộc biểu tình này, bắt những người cầm đầu, đưa ra tòa xét xử và kết án tử hình 3 người đứng đầu. Đối với tín đồ, chính quyền giải thích ý đồ của lãnh đạo Hòa Hảo, khuyên họ trở về nhà tiếp tục làm ăn, không để bị lợi dụng.[3]
Với chủ trương đại đoàn kết toàn dân, ngày 6 tháng 2 năm 1946, tại Chợ Mới (Long Xuyên), Nguyễn Hữu Xuyến, Trung đoàn trưởng Khu 8, đã kí với Trần Văn Soái (Năm Lửa), thủ lĩnh một nhóm Hòa Hảo Dân Xã, một thỏa ước nhằm gác bỏ mọi hiềm khích và hiểu lầm cũ, cùng nhau đoàn kết chống thực dân Pháp[3]. Thỏa ước này gồm 3 điều khoản:
Hai bên cam kết không chống lại nhau. Khi một bên bị Pháp tấn công thì bên kia ứng cứu. Hai bên phối hợp tổ chức đánh Pháp. Tháng 6 năm 1946 Hòa Hảo tổ chức lại lực lượng vũ trang lấy tên Nghĩa quân Cách mạng Vệ quốc Liên đội Nguyễn Trung Trực[5]. Sau một thời gian tạm hòa hoãn với Việt Minh, từ tháng 3-1947, nhóm Trần Văn Soái bỏ không tham gia kháng chiến do Việt Minh lãnh đạo nữa, mà cùng một tiểu đoàn lê dương Pháp mở cuộc càn quét lớn vào 5 làng ở vùng Tân Châu (Châu Đốc). Đại đội 65 Vệ quốc đoàn cùng dân quân du kích địa phương đã đánh trả quyết liệt, buộc lực lượng của Năm Lửa và quân Pháp phải rút lui.[3]
Cuối tháng 3 đầu tháng 4-1947 ở Tịnh Biên, Tri Tôn (Châu Đốc), lực lượng chống Việt Minh đội lốt Hòa Hảo và Cao Đài Tây Ninh liên tục đánh phá vùng Việt Minh kiểm soát, tàn sát dã man thường dân, đốt phá xóm làng, truy lùng cán bộ Việt Minh và quần chúng cốt cán của kháng chiến.[3]
Những người cầm đầu Dân xã Hòa Hảo phát động một cuộc tắm máu ở Tây Nam Bộ vào ngày 6/4/1947. Những người dân không theo Dân xã Hòa Hảo đều bị xem là kẻ thù, bị giết, buộc đá vào cổ, thả trôi sông. Dân chúng vô cùng phẫn uất trước hành động dã man của Dân xã Hòa Hảo.[3] Ngoài việc giết hại dân thường, quân Dân xã Hòa Hảo còn tổ chức các hành động cướp phá ở các tỉnh Long Xuyên, Châu Đốc, Cần Thơ.[3]
Ngày 16 tháng 4 năm 1947 Giáo chủ Phật giáo Hòa Hảo Huỳnh Phú Sổ đột ngột mất tích khi đến Tân Phú, Đồng Tháp Mười để hòa giải xung đột giữa Việt Minh và Phật giáo Hòa Hảo. Các tài liệu của phương Tây, Việt Nam Cộng hòa đều cho rằng Việt Minh thủ tiêu Huỳnh Phú Sổ.[6][7][8]
Sau khi Giáo chủ Phật giáo Hòa Hảo Huỳnh Phú Sổ mất tích, Pháp lợi dụng những người chống chính quyền của Việt Minh trong đạo Hòa Hảo, hỗ trợ trang bị và cung cấp tiền bạc cho họ[3]. Pháp mua chuộc những người đứng đầu Hòa Hảo có tư tưởng chống Việt Minh, lập ra nhiều đơn vị vũ trang mới ngoài những đơn vị vũ trang Hòa Hảo khác thành lập từ năm 1944, chiếm cứ một số vùng ở Tây Nam Bộ, gây ra nhiều tội ác với dân chúng.[3] Được Pháp trợ giúp, những người chống Việt Minh lập ra 4 nhóm nhằm mục đích để chống lại Việt Minh. Các nhóm này gồm:
Nhóm Trần Văn Soái (Năm Lửa), đóng tại Cái Vồn (Vĩnh Long). Nhóm Lâm Thành Nguyên (Hai Ngoán), đóng tại Cái Dầu (Châu Đốc). Nhóm Lê Quang Vinh (Ba Cụt), đóng tại Thốt Nốt (Long Xuyên). Nhóm Nguyễn Giác Ngộ, đóng tại Chợ Mới (Long Xuyên).[3] Năm 1947, các lực lượng Việt Minh vừa tổ chức tuyên truyền vũ trang, vừa mở một trận đánh lớn tại Kinh 13. Chỉ huy quân sự của Dân xã Hòa Hảo lừa dối tín đồ nói: “Súng Việt Minh bắn không nổ!”, xua tín đồ tràn vào trận địa của Việt Minh. Lực lượng vũ trang của Việt Minh một mặt giải thích cho các tín đồ hiểu, mặt khác đánh quân của Dân xã Hòa Hảo, diệt nhiều lính, thu nhiều súng, có 1 Bazoka. Ở khu vực giữa Phú An – Phú Lâm (Tân Châu), Đại đội 65 đánh bật lực lượng của Dân xã ra khỏi vùng này. Việt Minh mở rộng công tác vũ trang tuyên truyền về hướng Thoại Sơn, tiếp tục tiến công ở Ba Thê, đánh lính lê dương đi tàu sắt đổ bộ lên Mốp Văn và Núi Sập, diệt trên 200 lính.[3]
Tháng 6/1947, nhằm thu hút tín đồ Hòa Hảo tạo thành khối đoàn kết các lực lượng chống Pháp, Việt Minh thành lập Ban Hòa Hảo vận tại Chợ Mới – Nhà Bàn, tập trung hoạt động vùng Long Xuyên, Châu Đốc, tuyên truyền chính sách đại đoàn kết dân tộc, vận động tín đồ Hòa Hảo cùng toàn dân kháng chiến chống xâm lược Pháp.[3]
Do Phật giáo Hòa Hảo có tín đồ rất đông ở miền Tây, nhất là các tỉnh: Long Xuyên, Châu Đốc, Hà Tiên, Cần Thơ… Đạo này có tổ chức chính trị là Việt Nam Dân chủ Xã hội Đảng làm nòng cốt, nên có nhiều diễn biến phức tạp ngay cả trong nội bộ của đạo. Những người chống Việt Minh đã lợi dụng danh nghĩa đạo Hòa Hảo, tổ chức nhiều lực lượng vũ trang hợp tác với Pháp, áp bức khủng bố dân chúng, gây ra nhiều tội ác.[3]
Dù vậy, đa số tín đồ là nông dân, khi Việt Minh tích cực vận động thì lần lượt họ giác ngộ và tham gia cuộc kháng chiến do Việt Minh lãnh đạo. Sư thúc Hòa Hảo Huỳnh Văn Trí là người chỉ huy một đơn vị vũ trang trong kháng chiến đã có công lớn trong công cuộc vận động tín đồ Hòa Hảo tham gia kháng chiến. Trong những năm 1949 – 1950, nhiều đồn bót đã án binh bất động, “trung lập hóa”, không đàn áp dân chúng và tránh không đụng độ với lực lượng Việt Minh.[3]
Chính phủ Đệ nhất Cộng hòa sau khi thành lập năm 1955 thì mở những cuộc hành quân như “Chiến dịch Đinh Tiên Hoàng” rồi “Chiến dịch Nguyễn Huệ” để bình định các giáo phái hầu thống nhất quân lực. Các lãnh tụ Hòa Hảo như tướng Trần Văn Soái (biệt danh Năm Lửa) rút về cố thủ Đồng Tháp; tướng Lê Quang Vinh (Ba Cụt) thì đem quân về chống giữ ở Châu Đốc, Long Xuyên, Rạch Giá. Bị truy nã Trần Văn Soái ra hàng còn Lê Quang Vinh thì bị bắt, sau đem xử tử.[9]
Năm 1972 Lê Quang Liêm tách ra khỏi phái cũ của Lương Trọng Tường thành lập ban trị sự trung ương mới. Lúc này đạo Hòa Hảo có tới 3 ban trị sự trung ương cùng tồn tại cho đến thống nhất đất nước. Dù phân hóa, Phật giáo Hòa Hảo tiếp tục phát triển vào thời Đệ nhị Cộng hòa trong đó một sự kiện lớn là việc thành lập Viện Đại học Hòa Hảo năm1972 ở Long Xuyên. Tính đến thời điểm Việt Nam Cộng hòa sụp đổ, các nhóm Hòa Hảo điều hành tổng cộng sáu trường trung học phổ thông, một viện đại học và hai bệnh viện. Tất cả những cơ sở này sau đó đều bị chính quyền mới trưng dụng quốc hữu hóa.[10]
Hiện nay, Ban trị sự và chính quyền huyện Phú Tân có ý định xây dựng tượng đài Huỳnh Phú Sổ tại một địa điểm ở thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân[cần dẫn nguồn].
Phần thứ nhất: Sấm Giảng Giáo Lý: Phần này gồm 6 quyển giảng:
1. Quyển thứ nhất: Sấm giảng khuyên người đời tu niệm. Viết theo lối văn lục bát, dài 912 câu.
2. Quyển thứ nhì: Kệ dân của người Khùng. Viết theo lối văn thất ngôn trường thiên, dài 476 câu.
3. Quyển thứ ba: Sám Giảng. Viết theo lối văn lục bát, dài 612 câu.
4. Quyển thứ tư: Giác mê tâm kệ. Viết theo thể văn thất ngôn trường thiên, dài 846 câu.
5. Quyển thứ năm: Khuyến thiện Quyển này dài 776 câu, đoạn đầu và đọn cuối viết theo thể thơ lục bát, đoạn giữa theo lối thơ thất ngôn trường thiên.
6. Quyển thứ sáu: Những điều sơ lược cần biết của kẻ tu hiền. Quyên này viết theo lối văn xuôi (tản văn), trình bày toàn bộ tông chỉ, giới luật của Đạo.
Phần thứ hai: Thi Văn Giáo Lý Phần này bao gồm hơn 200 bài thi thơ do Đúc Huỳnh Giáo chủ viết từ năm Kỷ Mão (1939) đến năm Đinh Hợi (1947).
Có thể nhận thấy giáo lý Hòa Hảo là sự tiếp thu và nâng cao tư tưởng Bửu Sơn Kỳ Hương của Đoàn Minh Huyên, gồm phần “Học Phật” và phần “Tu nhân”:
Người tín đồ PGHH thờ cúng ba ngôi hương án tại nhà, bao gồm:
– Thứ nhất là Ngôi thờ Cửu Huyền Thất Tổ: thờ cúng tổ tiên, theo đạo lý uống nước nhớ nguồn.
– Thứ hai là Ngôi thờ Tam Bảo: thờ Thập phương Phật, Pháp, Tăng. Ngôi thờ này có đặt một tấm vải màu nâu (gọi là Trần Dà) tượng trưng cho sự thoát tục và sự đoàn kết. Chúng ta hãy xem qua lời dạy của Đức Huỳnh Giáo chủ:” Nhưng riêng về cư-sĩ ở nhà không nên tạo thêm nữa; nên thờ đơn-giản cho lòng tin-tưởng trở lại tâm hồn hơn ở vào các sự hào nhoáng bề ngoài. Từ trước chúng ta thờ trần điều là di tích của Đức Phật Thầy Tây-An để lại. Nhưng gần đây có nhiều kẻ thờ trần điều tự xưng cùng tông-phái với chúng ta, làm sái phép, sái với tôn-chỉ của Đức Phật, nên toàn-thể người trong Đạo đổi lại màu dà. Lại nữa, từ trước đến giờ các sư dùng màu dà để biểu-hiện cho sự thoát tục của mình, và màu ấy là sự kết hợp của tất cả các màu sắc khác, nên có thể tượng trưng cho sự hòa-hiệp của nhân-loại không phân biệt chủng tộc và cá-nhân. Vì vậy chúng ta dùng nó trong chỗ thờ-phượng để tiêu-biểu cho tinh-thần vô thượng của nhà Phật”.
-Thứ ba là Ngôi Thông Thiên: đặt ngoài trời.
“Về cách cúng Phật, chỉ nên cúng nước lạnh, bông hoa và nhang thôi. Nước lạnh tiêu-biểu cho sự trong sạch, bông hoa tiêu-biểu cho sự tinh khiết, còn nhang, dùng đặng bán mùi uế-trược. Ngoài ra chẳng nên cúng một món gì khác cả. Bàn thờ ông bà cúng món chi cũng đặng”. (lời Đức Huỳnh Giáo chủ).
Như trên thì, ngôi thờ Tam Bảo và ngôi Thông Thiên chỉ đặt lư hương, bình hoa, ly nước sạch, ngoài ra không cúng gì khác nữa. Bàn thờ Cửu Huyền Thất Tổ thì ngoài ba thứ trên có thể dâng cúng thêm thực phẩm: bánh trái, thức ăn nhưng nên cúng chay.
Người tín đồ Phật giáo Hoà Hảo hành lễ mỗi ngày hai thời vào buổi sáng và buổi chiều theo nghi thức đã được chỉ dạy trong quyển thứ sáu.
Ngày 1 tháng Giêng: Tết Nguyên Đán Ngày Rằm tháng Giêng: Lễ Thượng Ngươn Ngày 25 tháng 2: ngày Đức Huỳnh Giáo chủ bị ám sát[11] Ngày 8 tháng 4: Lễ Phật đản Ngày 18 tháng 5: Lễ Khai sáng Đạo Phật giáo Hoà Hảo Ngày Rằm tháng 7: Lễ trung Ngươn Ngày 12 tháng 8: Vía Phật thầy Tây An Ngày Rằm tháng 10: Lễ hạ Ngươn Ngày Rằm tháng 11: Lễ Phật A-di-đà Ngày 25 tháng 11: Lễ Đản Sinh Đức Huỳnh Giáo chủ. Ngày 8 tháng Chạp: Lễ Phật thành đạo
MUA NGAY Tùy chọn thời gian giao hàng
Từ khóa: chuong dong dao hoa hao Chuông đồng đạo phật giáo hòa hảo – Giáo hòa tự đại hồng chung đạo hòa hảo
Vài Nét Về Chữ Hiếu Trong Đạo Cao Đài Qua Quyển Kinh Thiên Đạo Và Thế Đạo
Thiên Đạo (the Way of Heaven) là con đường tu tập để giải thoát con người khỏi vòng luân hồi, để linh hồn được đến cảnh cực lạc, niết bàn (cũng gọi là cõi thiêng liêng hằng sống, bồng lai, nước Trời, Thiên Quốc, v.v…).
Muốn theo Thiên Đạo thì trước tiên tín đồ phải nhớ làm tròn phần Nhân Đạo (Nhơn Đạo). Đức Chí Tôn dạy: “Hễ Nhơn Đạo thành thì là phù hạp Thiên Đạo.” (1) Thánh ngôn lại dạy: Rằng ở đời thì Nhơn Đạo trọn, Trọn rồi Thiên Đạo mới hoàn toàn.(2)
Trong Nhân Đạo, điều gì là chánh yếu? Đó là chữ Hiếu. Thật vậy, trong dịp kỷ niệm lễ vía Đức Khổng Tử (ông Tổ đạo Nho, tức là Đức Khổng Thánh Tiên Sư), Ngài giáng đàn dạy như sau: Hiếu phần chánh của Nhân Đạo vậy, Hiếu phụ thì mới thấy hiếu nhi, Hiếu tâm ngày tháng nhớ ghi, Hiếu thường thăm viếng vui thì song thân.(3)
Cũng vậy, Đức Ni Sư Diệu Lộc dạy: “Từ cõi Thiên Đình hay niết bàn, bồng lai, tiên cảnh đến cửa đạo đức, không một vì Phật Tiên Thánh Thần hay nhà lãnh giáo [lãnh đạo tôn giáo] nào thiếu trung, hiếu, tín, nghĩa, nhân, lễ, liêm, sỉ mà nên.” (4)
Nhân Đạo (the Way of Man) là đạo làm người, là con đường tu tập để hoàn thiện hóa con người, bao gồm nhiều nội dung quy định các mối quan hệ giữa người với người.
Chữ Nho gọi các mối quan hệ giữa người với người (human relations) là Luân 倫. Khi nhấn mạnh đến phương diện đạo đức của các mối quan hệ người và người thì gọi là Nhân Luân (human ethical relations). Khi nhấn mạnh đến ý nghĩa nguyên tắc sống giữa người với người thì gọi là Luân Lý (ethical principles). Chữ Lý nghĩa là nguyên tắc, quy luật (principle).
Nho Giáo chia các mối quan hệ đạo đức của con người sống trong xã hội thành năm nhóm, gọi chung là Ngũ Luân. Theo Nho Giáo, năm mối quan hệ đạo đức này là chính yếu, chủ yếu, cốt yếu (cardinal) của đời người. Hiểu như thế nên phương Tây thường dịch Ngũ Luân là the Five Cardinal Relationships.
Ngũ Luân gồm có: Quân thần, phụ tử, phu thê, huynh đệ, bằng hữu. Điều này có chép trong sách Trung Dung (chương 20, đoạn 2).(5) Giáo lý đạo Nho là một bộ phận nòng cốt của giáo lý Cao Đài. Nên phần Nhân Đạo của Cao Đài cũng dạy tín đồ phải làm tròn những bổn phận quy định trong Ngũ Luân. Chữ Hiếu trong Ngũ Luân thuộc về mối quan hệ phụ tử (hiểu theo mặt chữ là cha con, ngày nay nên hiểu khái quát là ông bà, cha mẹ và con cái).
* * *
Các nhà đạo đức học phương Tây hay bảo rằng con người có xu hướng phạm lỗi (Man is error-prone). Cũng thế, ngày 21-10-1925 (04-9 Ất Sửu), Đức Quan Âm Bồ Tát dạy: “Người ở thế mấy ai khỏi lỗi…”
Có lỗi thì phải biết tỉnh ngộ mà sửa chữa. Đức Quan Âm Bồ Tát dạy:
Người ở thế mấy ai khỏi lỗi, Biết lạc lầm sám hối tội căn,(6) Tu tâm sửa tánh ăn năn, Ba Giềng (7) nắm chặt, Năm Hằng (8) chớ lơi.(9)
Do đó, để giúp con người làm tròn phần Nhân Đạo của mình, tức là đắp nền tảng cho phần Thiên Đạo, trong quyển Kinh Thiên Đạo Và Thế Đạo của Cao Đài, bài Kinh Sám Hối (dài 444 câu song thất lục bát) được đặt trong phần Kinh Thiên Đạo.
Trong Kinh Sám Hối, ngày 22-4-1925 (30-3 Ất Sửu), Ðức Thái Thượng Lão Quân dạy về chữ Hiếu như sau: Làm con phải trau giồi hiếu đạo, Trước là lo trả thảo (10) mẹ cha, Lòng thành thương tưởng ông bà, Nước nguồn cây cội mới là tu mi.(11) (12)
Cũng trong Kinh Sám Hối, để răn những kẻ bất hiếu, ngày 25-8-1925 (06 rạng 07-7 Ất Sửu), Ðức Tề Thiên Đại Thánh dạy:
Con bất hiếu, xay, cưa, đốt, giã, Mổ bụng ra, phanh rã tim gan, Chuyển thân trở lại trần gian, Sanh làm trâu chó, đội mang lông sừng.(13)
Ngoài Kinh Sám Hối, trong phần Kinh Thiên Đạo có những bài kinh nhật tụng, cúng vào bốn giờ Tý, Ngọ, Mẹo, Dậu trong ngày (gọi là kinh cúng tứ thời). Trong đó, ở bài kinh xưng tán Nho Giáo có câu: “Khai nhơn tâm tất bổn ư đốc thân chi hiếu.”
Câu kinh này ngụ ý nhắc nhở tín đồ bốn lần mỗi ngày rằng việc giáo hóa cho con người mở mang tâm trí tất yếu đặt trên căn bản là dạy kẻ làm con phải hết lòng hiếu kính cha mẹ (đốc thân chi hiếu).(14)
* * *
Trong phần Kinh Thế Đạo, gồm hai mươi bài, thì chữ Hiếu được dạy trong bài 16: Kinh Tụng Cha Mẹ Ðã Quy Liễu.
Bài kinh này dài ba mươi hai câu. Mở đầu bài kinh (câu 1-4) liền nhắc đến công ơn cha mẹ nhọc nhằn, khổ cực nuôi nấng con cái. Cha mẹ mất đi là một mất mát lớn của kẻ làm con vì không còn được báo hiếu.
Ơn cúc dục cù lao (15) mang nặng, Lỡ thân côi mưa nắng khôn ngừa, Âm dương cách bóng sớm trưa, Thon von phận bạc không vừa hiếu thân.(16)
Nhà Nho cho rằng hiếu là duy trì được nòi giống huyết tộc của tổ tiên truyền lại. Ngoài ra, con cháu phải biết sống ở đời đúng theo đạo nghĩa để giữ thơm danh tiếng của gia tộc, tức là không làm những điều xấu xa, tội lỗi để gia tộc khỏi phải hổ thẹn, nhục nhã.
Bài Kinh Tụng Cha Mẹ Ðã Quy Liễu (câu 21-22) phản ánh luân lý nhà Nho về chữ hiếu như sau: Nối hương lửa nhơn luân đạo trọng, Con gìn câu chết sống trọn nghì.(17)
Theo Cao Đài, cách báo hiếu đúng nhất là con cháu nên biết tu hành, biết lập công bồi đức để hồi hướng về tổ tiên, cha mẹ. Vì thế giáo lý Cao Đài dạy rằng tu là cứu cửu huyền thất tổ, tu là giúp cho linh hồn các vị đã lìa trần được siêu thăng và lập được ngôi vị ở cõi trời.
Bài Kinh Tụng Cha Mẹ Ðã Quy Liễu vì thế có bốn câu (câu 25-28) vừa để nhắc nhở chơn hồn cha (hay mẹ) hãy tu học ở cõi vô hình, vừa để con cái hứa nguyện với người đã khuất là phận làm con cũng ráng lo tu ngõ hầu báo hiếu để cha (hay mẹ) phục hồi được ngôi vị cũ ở cõi trời.
Thí dụ, người mất cha sẽ khấn nguyện:
Xin phụ thân (18) định thần định tánh, Noi khuôn linh nẻo Thánh đưa chơn [chân], Thong dong cõi thọ nương hồn, Chờ con lập đức giúp huờn [hoàn] ngôi xưa.
Bài kinh nói trên do Đức Ðoàn Thị Ðiểm giáng cơ ban cho. Tiền kiếp Ngài là danh Nho Việt Nam, bút danh Hồng Hà Nữ Sĩ (1705-1748). Quả vị của Ngài trong Tam Kỳ Phổ Độ là Giác Minh Thánh Đức.(19)
* * *
Phú Nhuận, 11-11-2010.
(1) Tòa Thánh Tây Ninh, Thánh Ngôn Hiệp Tuyển, Quyển 1: Đàn ngày 01-3-1927. (2)Tòa Thánh Tây Ninh, Thánh Ngôn Hiệp Tuyển, Quyển 1: Thi Văn Dạy Đạo, bài 92. (3) Hườn Cung Đàn (Tam Giáo Điện Minh Tân, quận 4), đàn đêm 30 rạng sáng 01-9 Nhâm Dần (28-9-1962). (4) Đàn cơ tại Chơn Lý Đàn (Vạn Quốc Tự, quận 3), ngày 01-5 Kỷ Dậu (15-6-1969). (5) Thay vì huynh đệ, trong sách Trung Dung viết côn đệ. Chữ côn có nghĩa là anh (huynh). (6) Tội căn: Cội rễ gây ra lỗi lầm, tội lỗi (the root of sins). (7) Ba Giềng: Tam Cang (Cương), gồm ba mối quan hệ xã hội: 1. Quân thần cang là quan hệ chánh phủ và người dân (dân trung thành với Tổ Quốc, chánh phủ chăm lo cho dân); 2. Phụ tử cang là quan hệ cha mẹ và con cái (cha mẹ thương yêu con, con hiếu thảo với cha mẹ); 3. Phu thê cang là quan hệ vợ chồng (chung thủy). (8) Năm Hằng: Ngũ Thường, gồm năm đức tính mà con người phải luôn luôn có: 1. Nhân: Lòng thương người, thương vật (tương ứng giới cấm Nhứt bất sát sanh); 2. Nghĩa: Cách sống hợp lẽ phải, đạo đức (tương ứng giới cấm Nhị bất du đạo); 3. Lễ: Sự trang nghiêm, khuôn phép, đứng đắn trong tư tưởng và hành vi. Thí dụ: ăn nói tục tằn; xem những hình ảnh, sách vở thô tục; ham muốn sắc dục ngoài tình vợ chồng… đều là trái lễ (tương ứng giới cấm Tam bất tà dâm); 4. Trí: Sáng suốt, biết phân biệt phải trái nên hư, biết lúc nào tiến lúc nào lui (tương ứng giới cấm Tứ bất tửu nhục, vì say sưa làm tâm trí mê muội); 5. Tín: Đối với bản thân thì tự tin ở mình; đối xử với người khác thì không dối trá, lừa gạt; đối với các Đấng thiêng liêng thì làm đúng những gì đã nguyện hứa (tương ứng giới cấm Ngũ bất vọng ngữ). (9) Tòa Thánh Tây Ninh, Kinh Thiên Đạo Và Thế Đạo: bài Kinh Sám Hối, câu 425-428. (10) Trả thảo: Trả hiếu, báo hiếu (to fulfil one’s filial duty). (11) Tu mi: Đàn ông, kẻ mày râu (tu: râu; mi: lông mày). Phụ nữ không có râu lại thường cạo hoặc nhổ sạch lông mày để vẽ cho đẹp; do đó tu mi chỉ đàn ông. (12) Kinh Sám Hối, câu 49-52. (13) Kinh Sám Hối, câu 329-332. (14) Thân nghĩa là cha, mẹ. Gọi cha là phụ thân, mẹ là mẫu thân, cả cha và mẹ là song thân. (15 ) Cúc dục: Nuôi nấng. Cù lao: Vất vả, khổ nhọc. (16) Thân: Cha, mẹ. Hiếu thân: Báo hiếu cha, mẹ. (17) Trọn nghì: Trọn nghĩa. (18) Người mất mẹ thì đọc: Xin mẫu thân… Nếu mất cả cha và mẹ thì đọc: Xin song thân… (19) Hội Thánh Tam Quan, Kinh Tam Thừa Chơn Giáo. Quyển 1 (phẩm Tiểu Thừa): bài Tam Tùng Tứ Đức, đàn cơ ngày 19-8 Canh Tý (09-10-1960).
Phong Tục Đám Tang Đạo Cao Đài
Lời đầu, Trại Hòm Đức Thịnh xin chia sẻ đôi điều thông tin cơ bản về Đạo Cao Đài hiện nay tại Việt Nam.
Tổng Quan Về Đạo Cao Đài
Đạo Cao Đài hay còn được gọi là Cao Đài Giáo, được thành lập vào khoảng năm 1926 tại miền Nam Việt Nam.
Và để tỏ lòng tôn kính, một số Tín Đồ thường gọi tôn giáo của mình là Đạo Trời.
Đạo Cao Đài là một tôn giáo mới, dung hòa nhiều yếu tố từ các tôn giáo lớn gồm Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo, Hồi giáo, Cơ Đốc giáo, Thần đạo và cả 1 số tôn giáo đa thần thời cổ đại, thể hiện qua Ngũ Chi Đại Đạo.
Giáo Lý Cơ Bản của Đạo Cao Đài gồm: Tam Kỳ Phổ Độ, Tam Giáo Quy Nguyên và Thiên Nhãn.
Một tộc Đạo Cao Đài có thể thờ tự là “Thánh Thất” và “Điện Thờ Phật Mẫu” và đều có chương trình truyền bá giáo lý.
Nội dung bài chia sẻ khó tránh được sự sai xót, kính mong quý độc giả, quý cao niên, quý học giả chỉ giáo thêm.
Nghi Thức Tang Lễ Đạo Cao Đài
Cầu Hồn Khi Hấp Hối
Là tụng kinh cầu nguyện Đức Chí Tôn và các Đấng thiêng liêng cho linh hồn của người đang hấp hối được nhẹ nhàng xuất ra khỏi thể xác & được cứu giúp siêu thăng về Cõi Thiên Liêng Hằng Sống.
Cầu Hồn Khi Đã Chết Rồi
Ban Trị Sự hành lễ y như hành lễ Cầu Hồn Khi Hấp Hối.
Rồi sau đó, tang quyến hoặc Ban Trị Sự sẽ đến Đền Thánh (nếu người quy vị là Chức Sắc) hay Thánh Thất để báo tử.
Đến đây sẽ rung chuông báo tử.
Nếu là Chức Sắc thì tùy vào Phẩm Cấp để rung chuông và đánh trống tại Đền Thánh
Phẩm Giáo Hữu và tương đương: rung 2 hồi chuông và đánh 2 hồi trống
Phẩm Lễ Sanh và tương đương: rung 1 hồi chuông và đánh 1 hồi trống
Nếu là Chức việc Ban Trị Sự và Đạo Hữu và các phẩm tương đương thì không đánh trống mà chỉ rung chuông
Thượng Sớ Tân Cố
Là dâng sớ lên Đức Chí Tôn và các Đấng thiêng liêng báo cáo 1 tín đồ Cao Đài mới vừa Quy Liễu, cầu xin Đức Chí Tôn, Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, và các Đấng thiêng liêng cứu độ vong hồn vị tín đồ vừa mới Quy Liễu được siêu thăng tịnh độ.
Thượng Sớ Tân Cố, có thể thực hiện tại Đền Thánh, tại Thánh Thất hoặc tại Thiên Bàn nơi tư gia người chết.
Người chết là Phẩm Chánh Trị Sự xuống Đạo Hữu hoặc tương đương thì người chứng đàn cầu nguyện là Chánh Trị Sự hương đạo sở tại.
Người Chết là Phẩm Lễ Sanh hoặc tương đương trở lên thì người chứng đàn cầu nguyện là Đầu Tộc, Đầu Phận Đạo, Khâm Châu Đạo hoặc Khâm Thành Thánh Địa.
Còn những việc khác thì Ban Trị Sự hành lễ theo nghi thức quy định.
Tẩn Liệm (Nhập Mạch)
Sau khi dâng sớ Tân Cố tại Đền Thánh, Thánh Thất hay tại gia đường thì chuẩn bị Lễ Tẩn Liệm.
Người thân dùng nước thơm ( nước nấu với các loại lá cây có mùi thơm) lau rửa vệ sinh sạch sẽ cho người chết, thay đồ cho người chết và mặc đạo phục theo Phẩm Vị, đắp 1 miếng vải trắng hình tam giác trên mặt người chết, bề đứng 33cm và góc nhọn để trên.
Tất cả người thân quỳ lạy Đức Chí Tôn và cầu nguyện, sau đó đến chỗ người chết nằm quỳ lạy người chết 1 lần.
Vị chứng đàn và 2 vị hầu lễ đến trước Thiên Bàn cầu nguyện Thầy.
Đốt 2 cây nến cho 2 vị hầu lễ cầm, vị chứng đàn bắt ấn Tý đến đứng trước đầu người chết, ra lệnh cho đồng nhi bắt đầu tụng kinh Tẩn Liệm, tụng 3 lần, khi niệm xong câu chú của Thầy 3 lần, vị chứng đàn và 2 vị hầu lễ trở lại trước Thiên Bàn xá Chí Tôn, rồi xả ấn Tý và tắt 2 cây nến.
Người thân lạy người chết 1 lần nữa, rồi đội Tẩn Liệm bắt đầu tiến hành Liệm Xác rồi đưa vào hòm.
Tấm Phủ Quan
Sau khi hòm được đặt đúng vị trí rồi thì dùng tấm Phủ Quan đắp lên hòm, tiếp sau là đặt giá đèn lên trên.
Tấm Phủ Quan (có 5 màu: vàng, xanh, đỏ, trắng, đen) là tấm vải để phủ lên hòm, là hình vuông với mỗi cạnh là 1m2, 4 mặt đều may ren, chính giữa thêu 1 Thiên Nhãn lớn với 12 ánh hào quang.
Trước khi đắp lên hòm cho người chết, người chứng lễ đem Tấm Phủ Quan đặt trước Thiên Bàn cầu nguyện đức Chí Tôn ban ơn cho người chết.
Màu sắc của Tấm Phủ Quan để phân biệt người chết là Nam hay Nữ, hoặc là phân biệt cơ quan, Chức Sắc Cửu Trùng Đài:
Chức Sắc và Chức Việc phái nữ Cửu Trùng Đài
Chức Sắc Hiệp Thiên Đài và Ban Thế Đạo
Chức Sắc Cửu Trùng Đài phái Thái
Chức Sắc Phước Thiện từ Phẩm Hiền Nhơn trở lên
Chức Sắc Cửu Trùng Đài phái Thượng
Chức Sắc Phước Thiện nam nữ đeo dây sắc lệnh màu xanh: Chí Thiện, Đạo Nhơn, Chơn Nhơn
Chức Sắc Cửu Trùng Đài phái Ngọc, Ban Trị Sự nam phái và các Phẩm tương đương,
Chức Sắc Ban Kiến Trúc, Bộ Nhạc
Chức Sắc Phước Thiện nam nữ đeo dây sắc lệnh màu đỏ: Thính Thiện, Hành Thiện, Giáo Thiện, Bảo Thể, Đầu phòng văn.
Đạo hữu nam nữ, đạo sở, minh đức, tân dân (Phước Thiện), thư ký, trật tự viên, v.v…
Ý nghĩa của Tấm Phủ Quan có ý nghĩa giống với việc thờ Thiên Nhãn tại Khách Đình
Tấm Phủ Quan màu gì thì khi hòm đưa lên Thuyền Bát Nhã thì tấm Diềm Treo cũng màu đó.
Đốt Đèn Trên & Dưới Hòm
Trên Giá Đèn đặt trên nắp Hòm, đốt đủ 9 cây nến, không dư không thiếu và không được để tắt đi.
Phía dưới hòm đốt 1 ngọn đèn để khử trược lưu thanh.
Lập Bàn Vong – Khai Vong – Linh Vị
Lập Bàn Vong
Đặt 1 cái bàn trước Hòm làm Bàn Vong: 1 cặp chân đèn, 1 lư hương, 1 dĩa trái cây, 1 bình hoa, 1 chung rượu, 1 chung trà, 1 tấm Linh Vị (Bài Vị), 1 cây đèn, 1 tấm di ảnh có mặc đạo phục, 1 cây phướn Thượng Sanh đặt bên trái phía trong nhà nhìn ra cửa.
Nếu người chết ở Phẩm Lễ Sanh hoặc tương đương thì có thêm cây lộng.
Trước Bàn Vong dán tấm phủ màu trắng ghi chữ ví dụ như: Sanh Ký Tử Qui, Sanh Tiền Giác Ngộ Tam Kỳ Đạo, v.v…
Bên cạnh đó dán 1 miếng giấy nhỏ ghi: xin cầu nguyện cho: “Phẩm Tước, họ tên người chết, tuổi” để cho người viếng đám cầu nguyện.
Nơi Thiên Bàn cũng dán vậy: Nam dán dưới bình hoa hoặc các chuông, Nữ dán dưới dĩa trái cây hoặc cái mõ, để ban đạo cầu nguyện
Chuẩn bị khay hình vuông để đặt: 1. Linh Vị, 2. Dĩa trái cây nhỏ, 3. Bình hoa nhỏ, 4. Đèn Vọng, 5. Lư Hương nhỏ.
Khi hành lễ luôn đốt 3 cây nhang cắm vào. Khay Vong tượng trưng cho vị trí của Vong Linh.
Linh Vị (Bài Vị)
Là 1 miếng giấy nhỏ ghi: Họ tên người chết, Phẩm vị, tuổi, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, ngày tháng năm chết, nơi chết, ngày nhập môn cầu Đạo.
Cáo Từ Tổ – Thành Phục – Tang Phục
Chuẩn bị 2 mâm chay: 1 cúng Cửu Huyền Thất Tổ, 1 cúng Thần Hoàng Bổn Cảnh, phải có đủ hoa, rượu, nước trà.
Đặt đồ tang ngay ngắn trong 1 cái mâm (Mâm Tang Phục) để trước bàn thờ Cửu Huyền Thất Tổ. Trên Mâm Tang Phục đốt 2 cây nến.
Trước tiên, Chức Việc và người nhà đến trước Thiên Bàn cúng Đức Chí Tôn, không đọc kinh, chỉ cầu nguyện cho người nhà Thọ Tang.
Tiếp sau, đến bàn thờ Cửu Huyền Thất Tổ thiết lễ Cáo Từ Tổ
Sau cuối đến bàn vong làm lễ Thành Phục phát tang.
Thời Gian Để Tang Đạo Cao Đài
Để tang 81 ngày: tới Chung cửu thì mãn tang.
Để tang 281 ngày: tới Tiểu tường thì mãn tang.
Để tang 581 ngày: tới Đại tường thì mãn tang.
Cúng Vong Triêu – Tịch
Nghi Tế Điện có 6 lễ sĩ hiến lễ, mặc áo lễ màu xanh đậm.
Việc Tế Điện và 4 bái thài hiến lễ có sự quy định khác nhau tùy Phẩm Cấp của người chết.
Lễ Cầu Siêu thực hiện trước Bàn Vong.
Tất cả người thân quỳ trước Bàn Vong.
Chức Sắc, Chức Việc, chư đồng đạo dự Lễ Cầu Siêu đứng 2 bên Bàn Vong, phân ra 2 bên nam nữ, tay bắt ấn Tý.
Sau Lễ Cầu Siêu là chư đồng đạo vào bái vong. Khi bái vong thì tay bắt ấn Tý, cầu nguyện cho vong linh rồi quỳ lại 3 lạy. Chức Sắc lớn Phẩm hơn người chết thì không lạy vong mà chỉ niệm hương cầu nguyện trước Bàn Vong.
Buổi tối tổ chức hòa nhạc trước Bàn Vong và luân phiên tụng kinh Di Lạc trước Thiên Bàn.
Lễ Chèo Hầu Tại Khách Đình
Phẩm Lễ Sanh chết làm lễ tang tại Khách Đình có chèo hầu vào buổi tối.
Các Phẩm Chánh Trí Sự trở xuống không có chèo hầu.
Việc Chèo Hầu được thực hiện trước hòm người chết ở Phẩm Vị Lễ Sanh làm tăng thêm phần Long Trọng của tang lễ của 1 vị Chức Sắc của Đạo.
Đối với Chức Sắc trên Phẩm Lễ Sanh,tức Giáo Hữu trở lên còn có Chèo Đưa, nghi lễ Long Trọng Hơn nữa.
Hành Pháp Độ Hồn: Phép Xác – Đoạn Căn – Độ Thăng
1 vị Chức Sắc Phẩm Giáo Hữu đến thực hiện Phép Xác – Đoạn Căn – Độ Thăng cho chơn hồn người chết, do gia đình thỉnh cầu, có sắp đặt trước.
Là tẩy rửa chơn thần người chết cho hết ô trược để nhẹ nhàng bay đến cõi linh thiêng
Là cắt đứt 7 dây oan nghiệp, không còn ràng buộc chơn thân người chết
Là đưa chơn hồn người chết bay lên Cửu Trùng Thiên (9 tầng trời)
Chi tiết về các nghi thức này sẽ được vị Chức Sắc Phẩm Giáo Hữu trở lên hướng dẫn.
Lưu Ý: Nếu người chết là Chức Sắc Phẩm Giáo Hữu trở lên thì việc hành pháp độ thăng được thực hiện tại Tòa Thánh.
Đối với trường hợp ở xa không có Chức Sắc hành pháp: cả Chức việc Ban Trị Sự cùng với gia đình tang quyến, bưng Khay Vong đến cúng trước Thiên Bàn, cầu nguyện Đấng Chí Tôn và các Đấng thiêng liêng ban ân và tha thứ tội tình cho người chết rồi trở lại bàn vong tụng kinh cầu siêu nối tiếp kinh khi đã chết rồi. tụng 3 hiệp rồi niệm chú Thầy 3 lần, sau đó động quan đưa Linh Cữu ra Thuyền Bát Nhã.
Lễ Động Quan – Khiển Điện
Có nhạc và lễ. Đầu tiên là thực hiện Lễ Khiển Điện, Lễ Xướng:
Lễ An Táng Tại Nghĩa Trang
Tang chủ bưng Khay Vong đến trước Thiên Bàn xá 3 xá rồi đi theo Phướn Thượng Sanh, tiếp theo sau là Linh Cữu. Khi đưa ra tới đường lộ thì phải trật tự.
– Bảng Đại Đạo
– Phướn Thượng Sanh
– Đồng nhi tụng kinh đưa Linh Cữu, có đàn và tụng cho đến khi đến Huyệt mộ
– Bàn hương án có 1 lọng và 2 lễ sĩ theo hầu
– Vãng lụy và tràng hoa
– Thuyền Bát Nhã
– Gia đình tang quyến
– Chức Sắc – Chức Việc – Đạo Hữu đưa tang
– Phướn Thượng Sanh
– Trật tự đưa đám giống như trên nhưng không có Bàn hương án và Dàn Nam
Điếu Văn Cảm Tạ – Hạ Huyệt
Khi đến nghĩa trang, đặt hòm kê trên huyệt.
Vị chủ lễ đến trước Linh Cữu, trải chiếu và bài mâm cúng Thần Hoàng Bổn Cảnh.
Thân bằng quyến thuộc đọc điếu văn và lời cảm tạ. (Nếu có)
Gia đình tang quyến quỳ trước đầu Huyệt, tay bắt ấn Tý, đồng nhi bắt đầu tụng kinh Hạ Huyệt – 3 lần , tiếp sau đó đọc Vãng Sanh thần chú 3 lần rồi lại niệm câu chú của Thầy 3 lần.
Vị chủ lễ đúng ngang hòm, xá 3 xá rồi thu hồi Tấm Phủ Quan giao cho đội đạo tỳ.
Đội đạo tỳ bắt đầu tiến hành hạ hòm xuống huyệt.
*** Chú Ý: Đạo Cao Đài không mở cửa mả, không đem Linh Vị ra huyệt mộ để cúng, không rước vong về nhà thờ, không đốt giấy tiền vàng mã.
Riêng Đạo Cao Đài còn một số nghi thức sau đám tang như sau:
Tuần cửu – Tiểu tường – Đại tường – Xả Tang
Nghi Tiết Tang Lễ Hàng Thiên Thần
Nghi Tiết Tang Lễ Hàng Nhơn & Địa Thần
Ngoài ra, còn những trường hợp khác như sau:
Tang Lễ Của Đạo Hữu Giữ Lục Trai
Tang Lễ Bạt Tiến
Trường hợp khác: Tự tử – Sét đánh – Nhi đồng
Sẽ không thể tránh khỏi thiếu xót vì mỗi nơi sẽ có đôi chút khác biệt. Thành mong quý độc giả góp ý thêm để cải thiện chỉnh sửa cho hợp lý với Phong Tục và Điều Răn của Đạo Cao Đài.
Tham Khảo Thêm: Báo Giá Dịch Vụ Phục Vụ Tang Lễ Trọn Gói – Xem Tại Đây
Tham Khảo Thêm: Phong Tục Đám Tang Đạo Phật – Xem Tại Đây
Tham khảo Thêm: Phong Tục Đám Tang Đạo Công Giáo – Xem Tại Đây
Bạn đang xem bài viết Đạo Cao Đài, Phật Giáo Hòa Hảo, Đạo Mẫu, Đạo Dừa Có Phải Là Đạo Phật Không? Đạo Nào Là Tốt Nhất? trên website Iseeacademy.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!