Cập nhật thông tin chi tiết về Đầu Năm Đi Lễ Ông Hoàng Bảy mới nhất trên website Iseeacademy.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Đã thành thông lệ cứ mỗi dịp xuân về du khách thập phương lại nô nức đi lễ dâng hương đền Ông Hoàng Bảy( đền Bào Hà). Nơi đây nổi tiếng linh thiêng để cầu xin sức khỏe, tài lộc.
Đền Bảo Hà – khu di tích lịch sử văn hóa quốc gia, được xây dựng dưới chân đồi Cấm, bên cạnh dòng sông Hồng chảy vào miền đất Việt, thuộc xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai; cách Tp. Lào Cai khoảng 60km về phía nam; cách ga xe lửa Bảo Hà khoảng 800m. Đền thờ thần vệ quốc Hoàng Bẩy, một anh hùng miền sơn cước đánh giặc phương Bắc bảo vệ bản làng. Đây là địa chỉ thu hút du khách thập phương đông nhất của huyện Bảo Yên.
Nhìn từ xa, đền Bảo Hà rất uy nghi, tĩnh mặc. Phong cảnh thiên nhiên nơi đây cũng thật hữu tình: trên bến, dưới thuyền, xung quanh là núi rừng bao la, hùng vỹ xanh mướt một màu u tịch.
Đền Bảo Hà có lưng tựa vào núi, mặt hướng theo dòng nước sông Hồng và nơi đây còn có sự kết hợp hài hoà giữa cảnh quan thiên nhiên với kiến trúc văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam theo đúng thế tọa sơn hướng thủy.
Đến thăm di tích đền Bảo Hà ngày nay rất thuận lợi vì có nhiều tuyến giao thông đi lại. Du khách có thể đi bằng đường bộ, đường thủy hay đường sắt. Nếu đi bằng đường sắt, từ Hà Nội, du khách sẽ lên tàu . chúng tôi xuất phát từ ga Hà Nội lúc 21h30, 22:05 hoặc đi các loại tàu LC(tàu chậm) xuất phát từ ga Hà Nội lúc 06:10. Từ khi có con đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai việc đi lễ Đền Ông Hoàng Bảy trở nên rất dễ dàng, Từ Hà Nội quý khách bắt xe khách chất lượng cao( trung bình 1 tiếng có một chuyến từ 5h sáng đến 23h50 đêm) đến km200 là đến điểm rẽ vào đền từ đó sang các xe nhỏ hoặc xe taxi đi thêm hơn 2km nữa là tới nơi ( Cả hành trình mất khoảng 3-4giờ xe chạy)
Phương tiện :Đi lễ đền ông Hoàng Bảy bằng xe oto các bạn tham khảo : Xe Hà nội Lào cai, Vé xe sapa Đi lễ đền ông Hoàng Bảy bằng tàu hỏa tại :Vé tàu Sapa
Đền ông Hoàng Bảy đã được đầu tư xây dựng, tôn tạo lại, để ngày càng đáp ứng được nhu cầu thăm viếng của khách thập phương.
Đền Bảo Hà nằm ở xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai giáp ranh tỉnh Yên Bái, còn được gọi là đền ông Hoàng Bảy.
Đền xây dựng dưới chân đồi Cấm, có quang cảnh thiên nhiên “trên bến dưới thuyền” đẹp đẽ. Phía tả ngạn là dòng sông Hồng cuồn cuộn chảy. Còn bên hữu ngạn là một hồ rộng, tạo cho nhà đền cảnh đẹp trữ tình. Ngôi đền Bảo Hà được xây dựng vào cuối đời Lê (niên hiệu Cảnh Hưng), thờ danh tướng Hoàng Bảy họ Nguyễn, có công bảo vệ và xây dựng tổ quốc ở cửa ải Lào Cai. Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, Bảo Hà có một vị trí quan trọng phòng thủ biên giới, là cửa trạm của phòng tuyến sông Hồng phía Tây Bắc.
Từ đời nhà Trần đã đặt hai cửa trấn ải là cửa quan Bảo Thắng và Bảo Hà, trong đó Bảo Hà là hậu cứ của Bảo Thắng. Tại đây có đài hoả hiệu, trạm liên lạc thông tin cho các châu huyện phía dưới. Giữa niên hiệu Cảnh Hưng, Bảo Hà là trung tâm Châu Văn Bàn. Trong thời kỳ này, bọn giặc phương Bắc thường hay quấy nhiễu, xã Khấu Bàn, châu Văn Bàn đã phải xây dựng các thành luỹ chống giặc.
Đến cuối đời nhà Lê (1740-1786), các châu Thuỷ Vĩ, Văn Bàn và nhiều nơi khác thuộc phủ Quy Hoá luôn bị giặc cướp phương Bắc tràn sang quấy nhiễu. Trước tình hình giặc giã biên cương quấy đảo, triều đình cử viên tướng thứ bảy họ Nguyễn lên trấn thủ Quy Hoá. Danh tướng họ Nguyễn đưa đội quân tiến dọc sông Thao đánh đuổi bọn giặc cỏ, giải phóng Khảu Bàn và xây dựng Bảo Hà thành căn cứ lớn. Tại đây danh tướng đã tổ chức các thổ ty, tù trưởng luyện tập binh sỹ… Sau đó thống lĩnh quân thủy và quân bộ tiến đánh giặc ở Lào Cai, giải phóng các châu thuộc phủ Quy Hoá (Yên Bái, Lào Cai ngày nay).
Sau đó, quân giặc phương Bắc do tên tướng Tả Tủ Vàng Pẹt đưa quân sang xâm lược bờ cõi, danh tướng Hoàng Bảy lại dẫn quân lên tham chiến. Song, do trận chiến không cân sức, ông đã anh dũng hy sinh. Giặc vứt xác ông xuống sông Hồng, và trôi đến Bảo Hà. Nhân dân trong vùng do ông Lư Văn Cù đứng ra tổ chức vớt xác ông lên chôn cất và lập miếu thờ. Để ghi nhớ công lao của ông, các vua triều Nguyễn như Minh Mệnh, Thiệu Trị đã tặng ông danh hiệu “Trấn an hiển liệt” và đền thờ ông cũng được các vua triều Nguyễn cấp sắc phong là “Thần Vệ Quốc”. Còn đồng bào các dân tộc Kinh, Tày, Dao… thì tôn thờ ông là vị nhân thần. Ông đi vào cõi tâm linh các dân tộc và hiện thân trong các lễ hội xuống đồng vào ngày Thìn tháng giêng.
Đền được xây dựng gồm: cổng tam quan, sân đền, nhà khách, phủ chúa Sơn Trang, Toà đại bái, Cung cấm, Cung nhị, Cung công đồng với diện tích, bài trí các pho tượng khác nhau, kiến trúc đơn giản không cầu kỳ. Trong các cung thờ chính của đền có các pho tượng: Đức Thánh Trần, Đức Vua Cha, Quan Tuần Trang, ông Hoàng Bảy, ông Hoàng Đông quan Bơ phủ, Mẫu Nhị, Mẫu Thượng Ngà, Mẫu Thuỷ Tiên, Thiên Phúc Thiên Nhãn.
Đền Bảo Hà có rất nhiều ngày lễ hội, trong đó những ngày lễ chính là: Lễ thượng nguyên (rằm tháng giêng), lễ tiệc quan tuần tranh (25/5 âm lịch), lễ hội ngày giỗ ông Hoàng Bảy (17/7 âm lịch), lễ tết muộn (Tết tất niên).
Ông Hoàng Bảy hay thường gọi là Ông Bảy Bảo Hà. Ông là con Đức Vua Cha. Theo lệnh vua, ông giáng phàm trần, trở thành con trai thứ bảy trong danh tộc họ Nguyễn, cuối thời Lê. Vào triều Lê Cảnh Hưng, có giặc Trung Quốc từ Vân Nam tràn sang cướp bóc, đốt phá. Triều đình bèn cử ông, dọc theo sông Hồng, lên đánh đuổi quân giặc và trấn giữ vùng biên ải nơi Bảo Hà, Lào Cai. Tại đất Bảo Hà, ông thống lĩnh lục thủy, đánh đuổi quân giặc về vùng Vân Nam, sau đó ông chiêu dụ các thổ hào địa phương đón người Dao, người Thổ, người Nùng lên khẩn điền lập ấp. Sau này trong một trận chiến đấu không cân sức, Ông Bảy bị giặc bắt, chúng tra khảo hành hạ dã man, nhưng ông vẫn một lòng kiên trung, quyết không đầu hàng, cuối cùng, không làm gì được, chúng sát hại ông rồi mang thi thể vứt xuống dòng sông. Kì lạ thay, di quan của ông dọc theo sông Hồng, trôi đến phà Trái Hút, Bảo Hà, Lào Cai thì dừng lại. Còn một điều kì lạ nữa là khi ông bị giặc sát hại, thì trời bỗng chuyển gió, mây vần vũ, kết lại thành hình thần mã (ngựa), từ thi thể ông phát ra một đạo hào quang, phi lên thân ngựa, đến Bảo Hà thì dừng lại, trời bỗng quang đãng, mây ngũ sắc kết thành hình tứ linh chầu hội. Sau này khi hiển linh ông được giao quyền cho trấn giữ đất Lào Cai, ngự trong dinh Bảo Hà, đến lúc này ông nổi tiếng là một Ông Hoàng không chỉ giỏi kiếm cung mà còn rất ăn chơi, phong lưu: khi thanh nhàn ông ngả bàn đèn, uống trà mạn Long Tỉnh, ngồi chơi tổ tôm, tam cúc, xóc đĩa… lúc nào cũng có thập nhị tiên nàng hầu cận, ông cũng luôn khuyên bảo nhân dân phải ăn ở có nhân có đức, tu dưỡng bản thân để lưu phúc cho con cháu. Triều vua Minh Mạng, Thiệu Trị sắc tặng ông danh hiệu “Trấn An Hiển Liệt” và các triều vua nhà Nguyễn khác tôn ông danh hiệu: “Thần Vệ Quốc_ Ông Hoàng Bảy Bảo Hà”.
Ông Bảy là Ông Hoàng hay ngự về đồng nhất, cũng bởi vì trong hàng Tứ Phủ Ông Hoàng, ông rất hay chấm lính bắt đồng (có quan niệm cho rằng, những người nào mà sát căn Ông Bảy thì thường thích uống trà tàu, hay đánh tổ tôm, xóc đĩa…). Khi ngự về đồng, ông thường mặc áo lam hoặc tím chàm (thêu rồng kết uốn thành hình chữ thọ), đầu đội khăn xếp có thắt lét lam, cài chiếc kim lệch màu ngọc thạch. Ông ngự về tấu hương, khai quang rồi cầm đôi hèo, cưỡi ngựa đi chấm đồng. Đến giá Ông Bảy về ngự, nếu ông ném cây hèo vào người nào thì coi như ông đã chấm đồng người đó. Lúc ông giá ngự, thường dâng ông ba tuần trà tàu rồi thuốc lá có tẩm thuốc phiện.
GIÁ HẦU ÔNG HOÀNG BẢY BẢO HÀ :
Đền thờ Ông Hoàng Bảy được lập tại nơi năm xưa di hài của ông lưu lại là Đền Bảo Hà, nằm ở chân đồi Cấm, bên bờ thượng lưu sông Hồng, ở bên bến phà Trái Hút, thuộc xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai (Vì thú chơi phong lưu của ông nên nơi ông ngự còn được mệnh danh là Trái Hút Bảo Hà). Ngày tiệc chính của ông là ngày 17/7 âm lịch, vào ngày này, ở đền ông tập nập du khách thập phương đến dâng ông ngựa xám, bàn đèn, thuốc cống, kẹo xìu (kẹo lạc)… để cầu tài cầu lộc. Khi thỉnh ông về ngự, văn thường hát rằng:
“Bảo Hà đất ấy phong quang
Thỉnh Ông Hoàng Bảy xe loan ngự về
[…] Bắc Nam đôi sứ vào ra
Đồn rằng Ông Bảy Bảo Hà tối linh”
Khi nói về sự tích của ông, văn hát:
“Con ngôi Thượng Đế Đức Vua Cha
Giáng tại Sơn Lâm, trấn Bảo Hà
Diện mạo hồng hào so vẻ ngọc
Dung nghi tươi tốt khác nhường hoa”
Hay khi ông ngự vui, văn thường hát để ông ban thưởng:
Nếm mùi phong nguyệt ấy là cảnh tiên
[…] Cỏ cây hoa lá tần ngần
Hoa đào năm ngoái mười phần kém xa
[…] Ba gian tòa đá phủ rêu
Ai người có phúc được theo Ông Hoàng
[…] Dang tay mở khóa động đào
Ai người dày phúc đưa vào quần tiên
[…] Lâng lâng rũ sạch bụi trần
Một ngày bắc ghế nên duyên nợ nhiều”
Hay có cả những đoạn rất hay, độc đáo nói về các thú ăn chơi của Ông Bảy như xóc đĩa, tam cúc, tổ tôm…:
“Đĩa vàng bát ngọc bày ra
Bạn tiên trải chiếu long hoa tức thì
Ông Bảy xóc đĩa bốn bề xôn xao”
“Khi thanh nhàn Ông Hoàng giá ngự
Ngự về đồng dự hội tổ tôm
Màn hoa chắn gió đông nồm
Hiên loan bóng quế chiều hôm đánh bài
Ông Bảy ngồi khoan thai cách điệu
Sập công đồng trải chiếu long lân
Hương xông gấm vóc áo quần
Dang tay châu báu kim ngân đánh bài”
Ván bài tam cúc xưa nay tức cười
[…] Pháo kia nổi hiệu lôi oanh
Tốt không bảo vệ giữ mình được sao
Người nay đợi lệnh Thiên tào
Giữ xe pháo mã điều vào giáp công
[…] Xưa nay việc nước việc nhà
Giữ bền sĩ tốt ấy là thành công”
Và có hẳn một đoạn nói về thập nhị tiên nàng hầu cận ông:
“Lệnh sai thập nhị tiên nàng
Cô nào việc ấy sửa sang đứng hầu
Nhấp vào vừa ý gật đầu ban khen
Xe ngà diện sứ móc tiêm nạm vàng
[…] Cô Mười Hai trải chiếu chia bài
Tổ tôm chắn cạ nào ai dám bì
[…] Thoi xanh vượt suối băng ngàn
Mười hai tiên nữ rước hoàng về dinh”.
Gợi ý sắm lễ vật khi đi đền ông Hoàng Bảy
Ông Hoàng Bảy được thờ chính tại đền Bảo Hà, Lao Cai (đền ông hoàng bảy). Khi đi lễ đền Ông Hoàng Bảy quý vị có thể sắm lễ mặn hoặc lễ chay.
Lễ mặn: Mâm xôi, gà (gà trống bày nguyên cả con)
Lễ chay: Rượu, bia, nước ngọt, nước khoáng, hoa tươi quả tốt, bánh, kẹo (kẹo lạc, oản), trà, thuốc lá, ít vàng lá, hương, nến, tiền trần, cau trầu, 1000 vàng Bốn Phủ, 1000 vàng tím… Nếu những ai có điều kiện hơn có thể sắm thêm một cỗ ngựa tím cùng với minh nghi quần, áo, hia, mũ đầy đủ.
Lễ vật dâng ông Hoàng Bảy, không nhất thiết phải dâng Ông 12 tiên nàng. Lễ dâng ông có thể ít hoặc nhiều nhưng chủ yếu tâm bạn phải sáng mới là điều cần thiết nhất.
Kinh Nghiệm Đi Lễ Đền Ông Hoàng Bảy Bảo Hà Đầu Năm
03:20 – 10/11/2020
Vị trí đền Ông Hoàng Bảy Bảo Hà
Đền Ông Hoàng Bảy là nơi thờ vị danh tướng Hoàng Bảy họ Nguyễn. Đền đặt tại núi Cấm thuộc xã Bảo Hà, Bảo Yên, Lào Cai.
Đền có phong cảnh sơn thủy hữu tình: trên bến, dưới thuyền. Lưng đền tựa vào núi, mặt đền hướng theo dòng nước sông Hồng, xung quanh là núi rừng bao la, rộng lớn. Việc bố trí đền là sự kết hợp hài hòa theo thuyết phong thủy (từ cảnh quan cho đến kiến trúc truyền thống của dân tộc Việt)
Sự tích Đền ông Hoàng Bảy
Cửa vào đền Ông Hoàng Bảy
Tương truyền, niên hiệu Cảnh Hưng (cuối đời Lê) khắp vùng Lào Cai bây giờ liên tục bị giặc phương Bắc tràn sang cướp phá, giết hại dân lành gây cảnh đau thương tang tóc cả một vùng. Trước tình cảnh đó, tướng Nguyễn Hoàng Bảy được triều đình giao trọng trách dẹp loạn vùng biên ải. Tướng Nguyễn Hoàng Bảy chỉ huy binh lính tiến dọc sông Hồng ngược lên đánh đuổi giặc, giải phóng vùng Châu Bàn rộng lớn; đồng thời ông cho củng cố, xây dựng Bảo Hà thành khu căn cứ lớn, kiên cố.
Đền ông Hoàng Bảy linh thiêng nức tiếng gần xa
Theo dân gian, ông Hoàng Bảy nổi tiếng ăn chơi, cờ bạc, lô đề, thuốc phiện nên những người sát “căn” ông Bảy nếu về lễ ông rất có lộc. Không biết thực hư thế nào nhưng có rất nhiều người tin vào sự linh thiêng và sùng bái ông.
Đền Ông Hoàng Bảy vốn nổi tiếng khắp cả nước nhờ sự linh thiêng, ứng nghiệm của những lời cầu xin từ các con nhang đệ tử khắp chốn. Thường khi đi lễ đền ông thường cầu may, cầu mát nhưng nhiều năm trở lại đây người ta truyền tai nhau về sự linh thiêng của ông khi xin lô, đề… không biết linh thiêng thế nào nhưng nhiều người đã quay lại đền tạ lễ.
Cổng đền
Đi lễ Ông Hoàng Bảy thế nào?
Nếu không chủ động phương tiện bạn có thể đặt vé tàu lên ga Bảo Hà rồi thuê xe vào đền hoặc đi xe đêm lên thành phố Lào Cai (liên hệ nhà xe Hà Sơn Hải Vân – 19006776) khi lên tới nơi có xe trung chuyển miễn phí từ Văn phòng Hà Sơn Hải Vân (Bảo Hà) vào đền và ngược lại trong khung giờ từ 6:00 – 21:00 hàng ngày.
Nếu gia đình có xe riêng hoặc tự thuê xe, từ Hà Nội bạn chạy lên cao tốc Nội Bài – Lào Cai rồi từ đó chạy thẳng đến nút giao 279 thì rẽ xuống (theo biển chỉ dẫn) hơn 1km là tới
Lên lễ đền ông Hoàng Bảy cần chuẩn bị những gì?
Người ta lên lễ đền ông Hoàng Bảy đông nhất là khoảng đầu năm hoặc ngày giỗ ông (ngày 17 tháng 7 âm lịch hàng năm).
Lễ thường sắm gồm có: Lễ mặn (xôi, gà), rượu, bia, nước ngọt, nước khoáng, hoa tươi, quả tốt, bánh, kẹo (kẹo lạc), trà, thuốc lá; vàng lá, hương, nến, tiền trần, cau trầu, 1000 vàng Bốn Phủ, 1000 vàng tím…
Có thì sắm thêm cỗ ngựa tím cùng quần, áo, hia, mũ đủ đầy.
Nhưng đó không nhất thiết phải sắm đủ mà bạn hãy tùy duyên, tùy điều kiện của bạn mà sắp lễ. Quan trọng nhất vẫn phải là nhất tâm, thành tâm lên lễ cửa ông
Trước khi đi bạn nên tìm hiểu kỹ đường xá để tránh bị lạc đường. Hiện đường vào đền không còn khó khăn nhưng không nên đi xe quá to gây khó khăn khi chuyển, thậm chí có thể gây nguy hiểm cho đoàn.
Ông Hoàng Bảy Bảo Hà, Văn Khấn Ông Hoàng Bảy
Ông Hoàng Bảy hay thường gọi là Ông Bảy Bảo Hà. Ông là con Đức Vua Cha. Theo lệnh vua, ông giáng phàm trần, trở thành con trai thứ bảy trong danh tộc họ Nguyễn, cuối thời Lê. Vào triều Lê Cảnh Hưng, có giặc Trung Quốc từ Vân Nam tràn sang cướp bóc, đốt phá. Triều đình bèn cử ông, dọc theo sông Hồng, lên đánh đuổi quân giặc và trấn giữ vùng biên ải nơi Bảo Hà, Lào Cai. Tại đất Bảo Hà, ông thống lĩnh lục thủy, đánh đuổi quân giặc về vùng Vân Nam, sau đó ông chiêu dụ các thổ hào địa phương đón người Dao, người Thổ, người Nùng lên khẩn điền lập ấp. Sau này trong một trận chiến đấu không cân sức, Ông Bảy bị giặc bắt, chúng tra khảo hành hạ dã man, nhưng ông vẫn một lòng kiên trung, quyết không đầu hàng, cuối cùng, không làm gì được, chúng sát hại ông rồi mang thi thể vứt xuống dòng sông. Kì lạ thay, di quan của ông dọc theo sông Hồng, trôi đến phà Trái Hút, Bảo Hà, Lào Cai thì dừng lại.
Khi thỉnh ông về ngự, văn thường hát rằng: “Bảo Hà đất ấy phong quang Thỉnh Ông Hoàng Bảy xe loan ngự về […] Bắc Nam đôi sứ vào ra Đồn rằng Ông Bảy Bảo Hà tối linh” Khi nói về sự tích của ông, văn hát: “Con ngôi Thượng Đế Đức Vua Cha Giáng tại Sơn Lâm, trấn Bảo Hà Diện mạo hồng hào so vẻ ngọc Dung nghi tươi tốt khác nhường hoa” Hay khi ông ngự vui, văn thường hát để ông ban thưởng: “Ai lên Trái Hút Bảo Hà Nếm mùi phong nguyệt ấy là cảnh tiên […] Cỏ cây hoa lá tần ngần Hoa đào năm ngoái mười phần kém xa […] Ba gian tòa đá phủ rêu Ai người có phúc được theo Ông Hoàng […] Dang tay mở khóa động đào Ai người dày phúc đưa vào quần tiên […] Lâng lâng rũ sạch bụi trần Một ngày bắc ghế nên duyên nợ nhiều” Hay có cả những đoạn rất hay, độc đáo nói về các thú ăn chơi của Ông Bảy như xóc đĩa, tam cúc, tổ tôm…: “Đĩa vàng bát ngọc bày ra Bạn tiên trải chiếu long hoa tức thì Phàm tâm tả hữu hồ kì Ông Bảy xóc đĩa bốn bề xôn xao” “Khi thanh nhàn Ông Hoàng giá ngự Ngự về đồng dự hội tổ tôm Màn hoa chắn gió đông nồm Hiên loan bóng quế chiều hôm đánh bài Ông Bảy ngồi khoan thai cách điệu Sập công đồng trải chiếu long lân Hương xông gấm vóc áo quần Dang tay châu báu kim ngân đánh bài” “Cuộc cờ xóa xóa bày bày Ván bài tam cúc xưa nay tức cười […] Pháo kia nổi hiệu lôi oanh Tốt không bảo vệ giữ mình được sao Người nay đợi lệnh Thiên tào Giữ xe pháo mã điều vào giáp công […] Xưa nay việc nước việc nhà Giữ bền sĩ tốt ấy là thành công” Và có hẳn một đoạn nói về thập nhị tiên nàng hầu cận ông: “Lệnh sai thập nhị tiên nàng Cô nào việc ấy sửa sang đứng hầu Cô Cả pha nước trà tàu Nhấp vào vừa ý gật đầu ban khen Cô Đôi dâng bộ khay đèn Xe ngà diện sứ móc tiêm nạm vàng […] Cô Mười Hai trải chiếu chia bài Tổ tôm chắn cạ nào ai dám bì […] Thoi xanh vượt suối băng ngàn Mười hai tiên nữ rước hoàng về dinh”
Đền Thờ Ông Hoàng Bảy Ở Hà Nội, Sẵm Lễ, Văn Khấn Đền Ông Hoàng Bảy
Nhiều người muốn biết Đi Đền Thờ Ông Hoàng Bảy Ở Hà Nội ở đâu? như thế nào? Nhất là vào dịp cuối năm hoặc đầu xuân năm mới, đầu năm lễ cầu cuối năm lễ tạ, hoặc đơn giản là du xuân thỉnh lễ. Vậy đi lễ ông Hoàng Bảy ở Hà Nội có địa chỉ ở đâu?
Nhắc đến ông Hoàng Bẩy, những người hay đi chùa, thích hầu đồng khắp miền Bắc, thậm chí cả nước, đều biết đến. Những giá đồng ông Bẩy luôn cuốn hút người tham gia, cực kỳ sinh động.
Tuy nhiên, tại Hà Nội hầu như chỉ có các điện thờ nhỏ mà không có di tích đền điện lớn. Hiện nay, đền ông hoàng Bảy lớn nhất và nổi tiếng linh thiêng, cầu gì được nấy là đền Bảo Hà tại Lào Cai, cách Hà Nội không xa.
Tứ phủ Quan Hoàng còn gọi là Thập vị quan Hoàng bởi Tứ phủ Quan Hoàng gồm có mười vị Quan Hoàng. Thập vị Quan Hoàng là các hoàng tử được quy về làm con Đức Vua cha Bát Hải Động Đình, đều hầu vua cha ở đền Đồng Bằng.
Trong đó thánh ông Hoàng Cả, ông Bơ, Ông Bảy, Ông Mười nổi tiếng linh thiêng.
Thánh ông Hoàng Bảy Tên húy của là Nguyễn Hoàng Bảy. Sắc phong tước hiệu: Thượng Đẳng Thần. Đền thờ Ngài: Bảo Hà, Lào Cai.
Nhắc đến ông Hoàng Bẩy thì ai cũng nghĩ ngay đến những cuộc lên đồng thú vị. Giá đồng dù là nam hay nữ, thì cũng đều biết hút thuốc, hoặc uống rượu, ca hát ngất trời. Trong suy nghĩ của nhiều người, thì ông Hoàng Bẩy là một vị tướng, nhưng sành ăn chơi phải biết.
Đền Bảo Hà nằm ở xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai giáp ranh tỉnh Yên Bái, còn được gọi là đền ông Hoàng Bảy.
Đền xây dựng dưới chân đồi Cấm, có quang cảnh thiên nhiên “trên bến dưới thuyền” đẹp đẽ. Phía tả ngạn là dòng sông Hồng cuồn cuộn chảy. Còn bên hữu ngạn là một hồ rộng, tạo cho nhà đền cảnh đẹp trữ tình.
Ngôi đền Bảo Hà được xây dựng vào cuối đời Lê (niên hiệu Cảnh Hưng), thờ danh tướng Hoàng Bảy họ Nguyễn, có công bảo vệ và xây dựng tổ quốc ở cửa ải Lào Cai. Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, Bảo Hà có một vị trí quan trọng phòng thủ biên giới, là cửa trạm của phòng tuyến sông Hồng phía Tây Bắc.
Cảnh nhộn nhịp khi vào hội lễ:
Triều vua Minh Mạng, Thiệu Trị sắc tặng ông danh hiệu “Trấn An Hiển Liệt” và các triều vua nhà Nguyễn khác tôn ông danh hiệu: “Thần Vệ Quốc_ Ông Hoàng Bảy Bảo Hà”.
Ông Bảy là Ông Hoàng hay ngự về đồng nhất, cũng bởi vì trong hàng Tứ Phủ Ông Hoàng, ông rất hay chấm lính bắt đồng (có quan niệm cho rằng, những người nào mà sát căn Ông Bảy thì thường thích uống trà tàu, hay đánh tổ tôm, xóc đĩa…).
Khi ngự về đồng, ông thường mặc áo lam hoặc tím chàm (thêu rồng kết uốn thành hình chữ thọ), đầu đội khăn xếp có thắt lét lam, cài chiếc kim lệch màu ngọc thạch. Ông ngự về tấu hương, khai quang rồi cầm đôi hèo, cưỡi ngựa đi chấm đồng. Đến giá Ông Bảy về ngự, nếu ông ném cây hèo vào người nào thì coi như ông đã chấm đồng người đó. Lúc ông giá ngự, thường dâng ông ba tuần trà tàu rồi thuốc lá có tẩm thuốc phiện.
Hội chính đền Bảo Hà được tổ chức vào ngày 17 tháng 7 âm lịch hàng năm (ngày giỗ tướng Hoàng Bảy), thu hút đông đảo du khách trong và ngoài vùng đến dự. Trong lễ hội có tổ chức rước kiệu, tế thần, dâng hương tưởng niệm, cùng các hoạt động văn hoá – thể thao khác.
Ngoài những ngày lễ hội, những ngày thường (đặc biệt là vào mùa xuân) khách thập phương trong cả nước vẫn thường xuyên tụ họp tại đây để thắp hương tưởng niệm, cầu an, cầu lộc.
Dân cờ bạc truyền tụng nhau rằng ông Hoàng Bảy rất “linh”. Đám mê cờ bạc đã biến ngôi đền linh thiêng này thành “đền số má”. Gần đây, không chỉ dân giang hồ, cờ bạc, mà giới buôn bán, công chức cũng cố kiếm chút thuốc phiện, dù chỉ bằng hạt ngô dâng lên ông Bẩy, bởi người ta tin rằng, có cúng thuốc phiện thì ông mới thiêng, mới phù hộ.
Cũng ở đền ông Hoàng bảy, con nhang đệ tử tin rằng nếu cúng ông ngựa, ắt ông sẽ phù trợ để sớm được mua ô tô, lễ vật hậu hĩnh, khấn nguyện thành tâm ông sẽ giúp cho có nhà cao cửa rộng…
Lễ hội gồm hai phần: phần lễ và phần hội. Phần lễ được tổ chức trang nghiêm với các nghi lễ truyền thống như: lễ rước kiệu, lễ dâng hương, lễ tế dân gian, trong đó, Lễ tế rước chính năm nay sẽ được tổ chức vào sáng 19/8 (tức 17/7 âm lịch).
Bên cạnh đó, phần hội kéo dài suốt ba ngày với nhiều hoạt động, trò chơi dân gian độc đáo như: chọi trâu, kéo co, trình diễn các loại hình nghệ thuật dân tộc,…
Đi Đền Thờ Ông Hoàng Bảy Ở Hà Nội:
Từ Hà Nội có thể đi Lào Cai bằng tàu hỏa hoặc xe khách. Hiện nay cao tốc Hà Nội – Lào Cai rất thuận tiện cho việc di chuyển.
Tại Lào Cai còn có đền Mẫu Lào Cai và rất nhiều địa điểm du lịch đẹp xung quanh Sapa. Bạn hoàn toàn có thể kết hợp đi lễ đền ông Hoàng Bảy và đi lễ Mẫu, du lịch, nghỉ ngơi trong vòng 2-3 ngày.
Một số địa điểm thắng cảnh tại Sapa: bản Cát Cát, thác Bạc, núi Hàm Rồng, nhà thờ Sapa…
Đi đền chùa hay bất cứ nơi nào linh thiêng cũng nên chuẩn bị kĩ càng. Ăn mặc gọn gàng, kín đáo, sạch sẽ.
Khi đến dâng hương nên sắm các lễ chay như: hương, hoa tươi, quả chín, oản, xôi, chè… Việc sắm sửa lễ mặn như cỗ tam sinh (trâu, dê, lợn), thịt gà, giò, chả… chỉ có thể được chấp nhận nếu như trong khu vực chùa có thờ tự các vị Đức Ông, Thánh, Mẫu và chỉ dâng đặt tại ban thờ hay điện thờ mà thôi.
Vào đền chùa, dâng cúng bằng những hình thức lễ nghi phẩm vật, mục đích là nhằm biểu lộ tấm lòng thành kính của chúng ta. Tuy đó là hình thức lễ nghi bề ngoài nhưng chúng ta cũng phải giữ gìn cho trang nghiêm tinh khiết.
Phẩm vật dâng cúng dù nhiều hay ít, tốt hoặc xấu, ngon hay dở đều phải là thật, lễ bạc nhưng lòng thành và tâm thành thì Phật, các vị Tôn thần chứng. Lễ phẩm là biểu hiện của tấm lòng, do đó sẽ không tốt khi dùng lễ giả để mong biểu thị tấm lòng chân thật.
Lễ mặn: Mâm xôi, gà (gà trống bày nguyên cả con)
Lễ chay: Rượu, bia, nước ngọt, nước khoáng, hoa tươi quả tốt, bánh, kẹo (kẹo lạc, oản), trà, thuốc lá, ít vàng lá, hương, nến, tiền trần, cau trầu, 1000 vàng Bốn Phủ, 1000 vàng tím… Nếu những ai có điều kiện hơn có thể sắm thêm một cỗ ngựa tím cùng với minh nghi quần, áo, hia, mũ đầy đủ.
Lễ vật dâng ông Hoàng Bảy, không nhất thiết phải dâng Ông 12 tiên nàng. Lễ dâng ông có thể ít hoặc nhiều nhưng chủ yếu tâm bạn phải sáng mới là điều cần thiết nhất.
Người đi lễ thường xuyên, ngoài lễ vật dâng lên khi làm lễ, người ta thường cung tiến vào đình, đền, chùa các vật phẩm để sử dụng trong đền, trên ban thờ, phía dưới có khắc tên cung tiến, như một cách thể hiện lòng thành, thay mình đứng hầu lễ.
Các đồ thờ thường được lựa chọn cung tiến nhiều nhất là bát hương, đỉnh thờ, đèn thờ, hạc thờ, chân nến, lọ hoa, mâm bồng ngũ quả…
Đồ cung tiến nên chọn các sản phẩm bền, đẹp, đảm bảo xuất xứ thanh khiết, hoa văn ý nghĩa. Vì vậy, các sản phẩm bằng đồng được lựa chọn rất nhiều trong việc cúng tiến dâng lễ.
==> Xem ngay một số sản phẩm đồ thờ bằng đồng cung tiến đền chùa nhiều nhất tại đây.
Hình ảnh bát hương khảm cung tiến 1 chùa tại Lạng Sơn:
Văn khấn ông Hoàng Bảy
Gió nam thoảng đưa hương bay ngào ngạt
Bóng ác tà đã gác non tây
Trăng in mặt nước vơi đầy
Bảo Hà có tích xưa nay còn truyền
Quan Hoàng Bảy trần miền Băc địa
Hợp binh hùng lục thuỷ Thao Giang
Quân cơ mưu lược luận bàn
Doang trung thường có hai hoàng vào ra
Quan Hoàng Bẩy Bảo Hà chính vị
Cùng tướng công đệ nhị Hoàng Hai
Can qua dâu bể biến dời
Anh hùng xưa đã ra người cung tiên
Nhớ công đức lập đền phụng sự
Thổ, Mán, Nùng tiên nữ dâng hoa
Thú vui điếu khách bàn trà
Phong lưu thuốc cống Bảo Hà dâng ông
Hoàng hoa tửu khăn hồng gối xếp
Ngự tính tình phong nguyệt hoạ ca
Nhắn ai lên đất Bảo Hà
Nếm mùi phong nguyệt ấy là thần tiên
Cõi Bắc địa còn truyền cổ tích
Quan Bảo Hà thực đích trung quân
Sinh thời làm tướng trung thần
Tấc lòng yêu nước thương dân hãy còn
Dẫu bể cạn non mòn cũng quyết
Thử ra tài cho biết oai danh
Bao phen lẫm liệt tung hoành
Định an xã tắc đề binh cõi ngoài
Đất Lào Cai là nơi dụng võ
Quyết ra tay đội ngũ tiến công
Biên cương súng nổ đùng đùng
Sa trường sương núi máu sông chẳng nề
Đem quân về Thất Khê phòng thủ
Đền Bảo Hà lạc thú huê viên
Mãn tuần chiếu hạc hồi thiên
Tấm thân thoát lánh nghiệp duyên cõi trần
Bỗng một trận sầu vân ám kết
Hiện chân hình dạo Bắc hết Nam
Vui cùng nước biếc trăng ngàn
Tốt tươi quả lạ trăng vàng đìu hiu
Độ dân xã ngày Nghiêu tháng Thuấn
Cõi Việt Nam Bắc trấn oai danh
Từ bi cải dữ làm lành
Chọn ngươi nữ tú nam thanh chấm đồng
Kẻ xuôi ngược dưới sông trên bộ
Ai khẩn cầu tế độ thì qua
Hoàng về trắc giáng điện toà
Hộ trì đệ tử vinh hoa thọ trường.
Bạn đang xem bài viết Đầu Năm Đi Lễ Ông Hoàng Bảy trên website Iseeacademy.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!