Cập nhật thông tin chi tiết về Độc Đáo Lễ Khấn Tết Lại Của Người Mường mới nhất trên website Iseeacademy.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
(Moitruong.net.vn) – Lễ khấn Tết lại một trong những nét văn hóa cổ xưa mang đặc trưng riêng biệt của người Mường ở Hưng Thi, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình.
Hằng năm, ngoài việc thờ phụng gia tiên trong dịp Tết Nguyên đán thì các chi tộc người Mường ở Hưng Thi còn tiến hành một lễ Tết đặc biệt là Tết lại với mục đích thờ các Kem (quân hầu của vua trời). Theo thông lệ, lễ Tết này được tổ chức vào ngày mùng Bốn tháng Giêng Âm lịch.
Đối tượng thờ trong Lễ khấn Tết lại là Kem và các vị thần thổ công, thành hoàng làng. Theo thầy trượng (người khấn) Bùi Văn Cường (xã An Bình, huyện Lạc Thủy), Lễ khấn Tết lại được trình bày lần lượt theo các bước là:
Trình bày lí do (hay còn gọi là lời dò hỏi): Sau khi có lời mời đến các thần thì thầy khấn phải hỏi xem các vị có ở đền ở chùa hay không? Thầy khấn sẽ tự đưa ra các giả thuyết xem vị nào có thể đi làm công việc gì hay đi chơi ở đâu để còn mời họ về đền về chùa. Sở dĩ như vậy là vì người Mường có quan niệm “trần sao âm vậy”. Nghĩa là người trần làm gì, ăn gì, đi đâu thì thần (hoặc người đã chết) cũng như vậy. Nếu thầy khấn không dò hỏi kỹ thì sẽ xảy ra trường hợp các thần không có ở đền chùa, thì Lễ khấn sẽ không có tác dụng.
Mời Kem, thần về: Khi đã chắc chắn các thần có ở đền chùa, thầy khấn bắt đầu mời các thần lấy áo đồi mồi, áo da, lược ngà, trầu cau… để mang đi ăn trên đường đến nhà con cháu. Các thần ăn vận xong thầy khấn mời lần lượt từng vị một theo chức sắc, thứ bậc về gia đình gia chủ để ăn Tết.
Mời ăn: Khi đã mời thần ngồi vào mâm xong, thầy khấn phải hỏi xem thần đã về thật, về đông đủ chưa bằng cách xin cảo đến (xin âm dương). Nếu xin được cảo thuận theo đúng lời thỉnh cầu thì lúc đó thần đã về. Nhưng nếu cảo không thuận theo lời thỉnh cầu thì thầy khấn phải trình bày lại lý do hoặc khấn lại đoạn đi đường để mời thần về. Nếu thần vẫn chưa về thì thầy khấn phải đi mời lại rồi xin cảo. Trong quan niệm người Mường, nếu thầy khấn chưa xin được cảo để chứng minh thần đã về thì coi như việc khấn Tết lại năm đó không có tác dụng. Vì vậy, nếu khấn lại nhiều lần mà vẫn không xin được cảo thuận thì gia chủ phải mời thầy khấn khác (trường hợp này ít xảy ra) để mời bằng được các thần về.
Khấn mời thần bênh: Khấn mời thần bênh là khấn cho gia chủ năm mới sắp đến làm ăn phát đạt, sức khỏe dồi dào, học tập tiến tới… Do tục truyền miệng nên phần khấn thần bênh được các thầy khấn sáng tạo và chỉnh sửa cho phù hợp với văn hóa đương thời.
Tiễn đưa: Sau khi khấn thần bênh xong, thầy khấn sẽ khấn mời các thần ăn. Đầu tiên, thầy khấn mời thần ngồi quanh mâm và ăn trầu trên mâm bàn nhà con cháu. Theo đó, trong bữa ăn này, tổ tiên sẽ ăn lần lượt từ đồ chay như bánh ít, bánh y, bánh lá, bánh trôi, chè lam, cam nghia, mía chuối… đến đồ mặn như thịt lợn, cá, gà… Sau khi thần ăn xong, thầy khấn mời các thần trở về đình Lũ đình Lão rồi kết thúc lễ khấn.
Lễ khấn thường được làm ở gian chính của nhà sàn. Trong suốt quá trình làm lễ, tất cả mọi người trong chi tộc sẽ ngồi bên dưới để nghe và hầu Kem, hầu thần.
Sau khi đã hoàn thành phần lễ, các chi tộc sẽ tiến hành “thụ lộc”. Lúc này, mọi người quây quần bên bếp lửa với bình rượu cần để vừa ăn uống vừa chúc tụng nhau.
Qua quá trình lịch sử, đồ lễ để thờ trong mỗi dịp Tết lại có sự biến đổi ít nhiều. Thế nhưng, dù có biến đổi đến đâu thì trên mâm thờ của Lễ khấn Tết lại không thể thiếu những đồ thờ vừa mang đậm chất văn hóa Việt như bánh chưng, bánh giầy, cùng với những đồ lễ mang đậm chất văn hóa Mường như rượu cần, bánh ít… Ngoài những đồ lễ bắt buộc trên thì mỗi chi tộc sẽ chọn một con vật như gà, cá, lợn… để làm đồ cúng trong lễ mặn.
Đã bao đời nay, Lễ khấn Tết lại vẫn được duy trì trong đời sống của đồng bào dân tộc Mường. Nó trở thành một nét đẹp văn hóa đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân nơi đây.
Độc Đáo Lễ Khấn Tết Lại Của Người Mường Hòa Bình
Hằng năm, ngoài việc thờ phụng gia tiên trong dịp Tết Nguyên đán thì các chi tộc người Mường ở Hưng Thi còn tiến hành một lễ Tết đặc biệt là Tết lại với mục đích thờ các Kem (quân hầu của vua trời). Theo thông lệ, lễ Tết này được tổ chức vào ngày mùng Bốn tháng Giêng Âm lịch.
Mâm cúng trong Lễ khấn Tết lại của người Mường
Trình bày lí do (hay còn gọi là lời dò hỏi): Sau khi có lời mời đến các thần thì thầy khấn phải hỏi xem các vị có ở đền ở chùa hay không? Thầy khấn sẽ tự đưa ra các giả thuyết xem vị nào có thể đi làm công việc gì hay đi chơi ở đâu để còn mời họ về đền về chùa. Sở dĩ như vậy là vì người Mường có quan niệm “trần sao âm vậy”. Nghĩa là người trần làm gì, ăn gì, đi đâu thì thần (hoặc người đã chết) cũng như vậy. Nếu thầy khấn không dò hỏi kỹ thì sẽ xảy ra trường hợp các thần không có ở đền chùa, thì Lễ khấn sẽ không có tác dụng.
Mời Kem, thần về: Khi đã chắc chắn các thần có ở đền chùa, thầy khấn bắt đầu mời các thần lấy áo đồi mồi, áo da, lược ngà, trầu cau… để mang đi ăn trên đường đến nhà con cháu. Các thần ăn vận xong thầy khấn mời lần lượt từng vị một theo chức sắc, thứ bậc về gia đình gia chủ để ăn Tết.
Mời ăn: Khi đã mời thần ngồi vào mâm xong, thầy khấn phải hỏi xem thần đã về thật, về đông đủ chưa bằng cách xin cảo đến (xin âm dương). Nếu xin được cảo thuận theo đúng lời thỉnh cầu thì lúc đó thần đã về. Nhưng nếu cảo không thuận theo lời thỉnh cầu thì thầy khấn phải trình bày lại lý do hoặc khấn lại đoạn đi đường để mời thần về. Nếu thần vẫn chưa về thì thầy khấn phải đi mời lại rồi xin cảo. Trong quan niệm người Mường, nếu thầy khấn chưa xin được cảo để chứng minh thần đã về thì coi như việc khấn Tết lại năm đó không có tác dụng. Vì vậy, nếu khấn lại nhiều lần mà vẫn không xin được cảo thuận thì gia chủ phải mời thầy khấn khác (trường hợp này ít xảy ra) để mời bằng được các thần về.
Khấn mời thần bênh: Khấn mời thần bênh là khấn cho gia chủ năm mới sắp đến làm ăn phát đạt, sức khỏe dồi dào, học tập tiến tới… Do tục truyền miệng nên phần khấn thần bênh được các thầy khấn sáng tạo và chỉnh sửa cho phù hợp với văn hóa đương thời.
Tiễn đưa: Sau khi khấn thần bênh xong, thầy khấn sẽ khấn mời các thần ăn. Đầu tiên, thầy khấn mời thần ngồi quanh mâm và ăn trầu trên mâm bàn nhà con cháu. Theo đó, trong bữa ăn này, tổ tiên sẽ ăn lần lượt từ đồ chay như bánh ít, bánh y, bánh lá, bánh trôi, chè lam, cam nghia, mía chuối… đến đồ mặn như thịt lợn, cá, gà… Sau khi thần ăn xong, thầy khấn mời các thần trở về đình Lũ đình Lão rồi kết thúc lễ khấn.
Lễ khấn thường được làm ở gian chính của nhà sàn. Trong suốt quá trình làm lễ, tất cả mọi người trong chi tộc sẽ ngồi bên dưới để nghe và hầu Kem, hầu thần.
Sau khi đã hoàn thành phần lễ, các chi tộc sẽ tiến hành “thụ lộc”. Lúc này, mọi người quây quần bên bếp lửa với bình rượu cần để vừa ăn uống vừa chúc tụng nhau.
Qua quá trình lịch sử, đồ lễ để thờ trong mỗi dịp Tết lại có sự biến đổi ít nhiều. Thế nhưng, dù có biến đổi đến đâu thì trên mâm thờ của Lễ khấn Tết lại không thể thiếu những đồ thờ vừa mang đậm chất văn hóa Việt như bánh chưng, bánh giầy, cùng với những đồ lễ mang đậm chất văn hóa Mường như rượu cần, bánh ít… Ngoài những đồ lễ bắt buộc trên thì mỗi chi tộc sẽ chọn một con vật như gà, cá, lợn… để làm đồ cúng trong lễ mặn.
Đã bao đời nay, Lễ khấn Tết lại vẫn được duy trì trong đời sống của đồng bào dân tộc Mường. Nó trở thành một nét đẹp văn hóa đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân nơi đây.
Lễ Cúng Bến Nước Của Người Jrai: Độc Đáo, Nhân Văn
(GLO)- Cư dân tại chỗ ở thị xã Ayun Pa là người Jrai Chor, sống tập trung ở 26 làng tại các xã: Ia Rbol, Ia Sao, Ia Rtô và Chư Băh. Người Jrai ở Ayun Pa tín ngưỡng “vạn vật hữu linh” nên có nhiều nghi lễ nhằm thỏa mãn nhu cầu đời sống tâm linh, trong đó có lễ cúng bến nước.
Nước có vai trò quyết định trong đời sống. Không có nước thì không thể tồn tại. Trước đây, khi lập làng, người Jrai thường chọn nơi gần sông suối để có nguồn nước nuôi dưỡng sự sống cho con người và phục vụ lao động sản xuất. Mỗi làng Jrai thường có bến nước riêng. Đây cũng là nơi mọi người gặp nhau sau một ngày lao động vất vả, chia sẻ cùng nhau bao nỗi vui buồn.
Người Jrai quan niệm muốn cuộc sống yên ổn, khỏe mạnh thì con người phải quý trọng nguồn nước. Hàng năm, các buôn người Jrai ở Ayun Pa thường tổ chức cúng bến nước nhằm tạ ơn và cầu xin Yàng Bến nước (yang Piên Ia) tiếp tục phù hộ cho dân làng có đủ nước sinh hoạt, sản xuất, không ốm đau, mọi người đều có sức khỏe dồi dào. Nét chung là như vậy nhưng mỗi buôn thường tiến hành một số lễ thức khác nhau. Có lẽ chính điều này làm nên sự phong phú trong văn hóa dân gian nói chung và văn hóa của người Jrai ở Ayun Pa nói riêng.
Mới đây, chúng tôi có dịp chứng kiến lễ cúng bến nước của người dân buôn Rưng Ma Nhiu, xã Ia Rbol. Trước khi làm lễ, già làng thông báo cho cả làng biết ngày giờ tổ chức. Mọi người đóng góp tiền, gà, gạo, rượu tùy theo điều kiện gia đình. Dân làng tập trung dọn vệ sinh sạch sẽ đường xuống bến nước, sau đó mổ heo. Làm heo xong thì cắt phần thịt cúng để riêng gồm: đầu, 1 đùi, đuôi và tim, gan (để sống). Khi cúng, dân làng không được tập trung quá đông ở bến nước mà chỉ có 1 người cúng chính và 3-5 người giúp việc (người Jrai quan niệm như vậy không khí mới trang nghiêm, thần linh mới nghe được lời khấn của con người). Khi già Ksor Hơ cất lên lời khấn linh thiêng cũng là lúc xung quanh hoàn toàn yên tĩnh. Chúng tôi dường như nghe được cả tiếng nước sông đang trôi và tiếng gió đang trườn nhẹ qua những vòm lá.
Trước tiên, già Ksor Hơ thực hiện các lễ thức cúng Thần đất, Thần rừng ở trên bờ, sau đó mới mang thịt, rượu ra cây nêu đã dựng sẵn dưới bến nước. Tại đây, già Ksor Hơ đọc bài khấn cảm tạ Yàng Bến nước và nói lên những ước nguyện của dân làng trong năm mới. Xong các nghi thức dưới bến nước, già Ksor Hơ trở lại nơi đặt 3 ghè rượu ban đầu. Một người phụ nữ lớn tuổi trong làng hút rượu từ 3 ghè cúng, mỗi ghè 1 chén, mời già Ksor Hơ uống hết (tượng trưng cho việc thần linh đã chấp nhận những ước nguyện của con người và vui vẻ cùng uống rượu với người đại diện dân làng).
Lúc này, có 1 hố nước đã vét sẵn ngay bên bờ sông. Sau mấy giờ được lọc qua cát, nước trở nên trong vắt. Xong lễ, phụ nữ của mỗi gia đình đã chuẩn bị các đồ đựng nước và đến lấy nước ở hố này đem về. Sau đó, dân làng cùng nhau ăn uống, vui chơi đến chiều tối. Theo phong tục của buôn Rưng Ma Nhiu, trong lễ cúng bến nước không sử dụng cồng chiêng. Thức ăn không ăn hết thì bỏ lại, không được đem về.
Người trong buôn Rưng Ma Nhiu cho biết lễ cúng bến nước có từ xưa lắm rồi. Mỗi hộ chung tiền đóng góp thì không tốn kém bao nhiêu. Chỉ vài triệu đồng mà dân làng được 1 ngày cùng nhau ăn uống, vui chơi, chuyện trò, tâm sự thoải mái, nói cười rổn rảng. Dư âm niềm vui ấy còn lan mãi sang những ngày sau. Hiện tại, để tổ chức được lễ cúng bến nước hơi khó vì người biết cúng rất ít. Ngoài việc phải biết thực hiện các lễ thức, thuộc bài cúng, chủ lễ phải là người được dân làng tin yêu, kính trọng. Trong cuộc sống, người cúng phải kiêng cữ một số điều như không ăn thịt chó, không được uống rượu say… Già Ksor Hơ là một trong số rất ít người biết cúng thì năm nay cũng đã ngoài 90 tuổi.
Trò chuyện với chúng tôi, già Rmah Phung, già Ksor Kai cùng nhiều người dân bày tỏ sự trân trọng đối với lễ cúng bến nước nhưng cũng trăn trở về sự phai nhạt. Hy vọng rằng, mỗi người dân buôn Rưng Ma Nhiu cũng như các buôn làng khác ý thức được nét đẹp văn hóa truyền thống này để duy trì và bảo tồn.
Độc Đáo Nghi Lễ Vay Vốn Bà Chúa Xứ Của Người Miền Tây
Từ những truyền thuyết ly kỳ về nghi lễ vay vốn
Ngay từ đêm Giao thừa, miếu Bà Chúa Xứ đã là điểm đến của rất nhiều người dân địa phương và các vùng lân cận với nhiều lứa tuổi. Thanh niên, đôi lứa đến để tham quan, cầu duyên còn người già thì tìm đến để cầu bình an, sức khỏe. Đây có lẽ là nghi lễ của người miền tây và là không thể thiếu đầu năm mới. Song cũng không ít người, nhất là giới làm ăn, buôn bán đến đây để làm nghi lễ vay vốn ở miếu bà Chúa Xứ.
Không biết chuyện này thực hư thế nào nhưng lượng người đổ về đây hàng năm cứ ngày một tăng lên theo cấp số nhân. Nói về vấn đề này, ông Nguyễn Tùng Lâm (72 tuổi, ngụ phường Núi Sam) cho biết vào đêm giao thừa, người dân muốn vào cúng lễ thì phải xếp hàng ngay từ tối bởi lượng người tới đây là rất lớn. “Những năm trước chỉ có người dân địa phương và các tỉnh lân cận tới lễ.
Nhưng mấy năm trở lại đây xuất hiện nhiều lời đồn thổi rằng, miếu Bà Chúa Xứ rất linh thiêng, cầu gì được nấy khiến cho rất nhiều người sùng bái từ khắp nơi tìm về. Nhất là những người làm kinh doanh, họ tin rằng muốn năm mới làm ăn phát đạt thì phải làm nghi lễ vay vốn của bà Chúa Xứ và sẽ được bà phù hộ”, ông Lâm cho biết.
Cũng theo ông Lâm, chính vì lượng khách hành hương tới đây ngày một nhiều nên vẻ đẹp thanh tịnh của chốn linh thiêng này cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Bên cạnh đó, các loại dịch vụ ăn theo ngày càng mọc lên như nấm, trong đó có dịch vụ bán heo quay cúng và dịch vụ cúng thuê. Điều đáng nói là hầu hết những vị thầy cúng ở đây đều là tự phong, những bài cúng của họ cũng là tự “sáng tác” nhưng lại rất được khách hành hương tin tưởng.
+ Bài văn khấn thần linh ngày mùng 1 tết + Bài văn khấn nôm gia tiên rằm hàng tháng
“Để có được mâm cúng đầy đủ lễ vật như heo quay, hương hoa, trái cây… du khách phải bỏ ra ít nhất từ 1 đến 2 triệu đồng. Ai cũng muốn có một mâm lễ vật “hoành tráng” để thể hiện lòng thành với Bà Chúa Xứ. Nhiều người còn thuê hẳn một vị thầy cúng riêng để thỉnh nguyện, dù không biết vị thầy này sẽ thỉnh gì”, ông Lâm cho biết.
Còn theo ông Huỳnh Văn Sơn (62 tuổi, ngụ tại chân núi Sam) thì núi Sam là một trong “Thất Sơn huyền bí” (một trong 7 ngọn núi huyền bí). Miếu bà Chúa Xứ được xây dựng ở khu vực này nên cũng hàm chứa nhiều bí ẩn với những câu chuyện đi vào truyền thuyết.
Theo nhiều vị cao niên trong vùng thì trước đây, khi người Việt tới sinh sống ở vùng này phát hiện tượng Bà ở đỉnh núi nên mới bàn nhau khiêng xuống lập miếu thờ.
Khi ông đi dẹp giặc ngoại xâm ở biên giới, bà Châu Thị Tế đã khấn vái Bà Chúa Xứ phù hộ ông dẹp yên giặc, gìn giữ xóm làng bình yên. Để tạ ơn những điều linh nghiệm, ông Thọai Ngọc Hầu cho thỉnh Bà từ trên đỉnh núi Sam về xây một ngôi miếu khang trang dưới chân núi và chọn ngày 24 tháng 4 làm ngày cúng lễ Bà.
“Tuy rằng đó chỉ là những truyền thuyết nhưng vì lòng tin vào sự linh thiêng của Bà Chúa Xứ nên nhiều đời nay, người dân luôn tỏ lòng sùng bái Bà. Nhất là vào dịp Tết Nguyên Đán, nơi đây trở thành điểm du lịch tâm linh được rất nhiều người lựa chọn. Một số người còn tin rằng, Bà Chúa Xứ có thể thực hiện mọi điều ước. Nào là có thể trị khỏi bệnh, ban phúc, cho vay vốn làm ăn nhưng đó chỉ là niềm tin tâm linh, không ai có thể kiểm chứng. Còn nhìn vào thực tế, chỉ duy nhất những người làm dịch vụ ăn theo quanh khu vực là được cả vốn lẫn lời”, ông Sơn cho biết.
Nên tối giản nghi lễ vay vốn
Ông Đào Minh Tâm, Phó Ban quản trị miếu Bà Chúa Xứ cho biết, niềm tin tâm linh của người dân vốn là nét đẹp văn hóa ngàn xưa. Nhưng nếu quá đà, nó dễ sa vào mê tín, dị đoan. “Miếu Bà Chúa Xứ là địa điểm tâm linh của người dân địa phương. Mấy năm trở lại đây, miếu còn là nơi tìm đến của nhiều khách hành hương từ khắp mọi miền tổ quốc và cả nước ngoài.
Ngoài dịp lễ Bà từ tháng 4 đến tháng 6 thì Tết Nguyên Đán là thời điểm du khách tìm đến nhiều nhất. Trong các dịp lễ, người dân thường đến đây cầu cúng, xin lộc, xin được khỏi bệnh, vay vốn làm ăn… Tuy nhiên, đó chỉ là niềm tin tâm linh của người dân còn kết quả thế nào thì không ai dám khẳng định”, ông Tâm cho biết.
Cũng theo ông Tâm, tại khu vực miếu, việc cúng bái không bị ngăn cấm, cũng không có quy định, tất cả là tùy vào lòng thành của người dân đối với Bà. Với người dân địa phương trước đây, việc lễ lạt cúng lễ rất đơn giản. Họ có thể cúng bất cứ thứ gì, từ gạo, nước, trái cây cho tới gà, heo quay tùy vào khả năng kinh tế của từng người. Còn điều quan trọng nhất chính là lòng thành tâm.
Tuy nhiên hiện nay, nhiều người lại mê muội rằng, muốn Bà ban phước thì phải có lễ vật thật lớn. “Theo tôi, nếu có thần thánh thật thì các Ngài chắc chắn không quan trọng chuyện lễ lạt. Bởi vậy, người dân không nên bỏ nhiều tiền của để thể hiện lòng thành. Việc dâng quá nhiều đồ ăn thức uống vào chốn tâm linh sẽ làm mất đi ý nghĩa và không khí nơi đây”, ông Tâm cho hay.
Chia sẻ về cách cúng lễ sao cho hợp lý và không vướng vào chuyện mê tín dị đoan, ông Tâm cho biết: Miếu Bà Chúa Xứ chỉ có một ban thờ chính nên việc tối giản trong cúng lễ là điều người dân nên làm, vừa tiết kiệm, vừa không làm ảnh hưởng tới mỹ quan của miếu.
Việc đến cầu cúng lễ là do niềm tin tâm linh của người dân, vì thế không nên chạy theo phong trào phải có nhiều đồ, tiền vàng. Điều này không những làm ảnh hưởng tới kinh tế mà vô tình lại rơi vào chuyện mê tín dị đoan.
“Chuyện tới viếng Bà là do thành tâm, người dân không nên quá cả tin vào lời chèo kéo của những người ăn theo quanh khu vực miếu. Nhất là với những người từ nơi khác tìm tới, họ đặt niềm tin một cách mù quáng khi thuê hẳn người vào cúng lễ nhằm xin lộc, vay vốn làm ăn. Tuy đó là niềm tin của họ nhưng vô tình trở thành mê tín dị đoan. Việc cúng lễ không hề có sách vở hay quy định gì mà chủ yếu là do lòng thành, ước nguyện gì cũng là tùy ý”, ông Tâm chia sẻ.
+ Cách cúng cô hồn sai có thể đưa vong về nhà? + Hướng dẫn cách cúng rằm tháng 7 + Bài văn cúng đầy tháng cho trẻ tròn tháng tuổi
Còn bà Nguyễn Kim Hoa (67 tuổi, một người dân địa phương) thì chia sẻ: “Việc hàng năm lượng người hành hương về đây ngày một tăng cho thấy niềm tin của người dân vào Bà Chúa Xứ là rất lớn. Bản thân tôi cũng thường tới viếng Bà vào những dịp lễ nhưng cảm thấy rất bức xúc trước nhiều hiện tượng cực đoan.
Nào là việc chèo kéo của những người bán hàng rong, bói toán, xin xăm, nhất là niềm tin thái quá của người dân vào những chuyện không hề có thực như nghi lễ vay vốn của Bà Chúa, xin chữa bệnh tật. Mong rằng tình trạng này thời gian tới sẽ được khắc phục, trả lại cảnh quan, vẻ đẹp cho khu vực miếu Bà Chúa Xứ”.
Bạn đang xem bài viết Độc Đáo Lễ Khấn Tết Lại Của Người Mường trên website Iseeacademy.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!