Cập nhật thông tin chi tiết về Giải Pháp Nào Hạn Chế Ly Hôn? mới nhất trên website Iseeacademy.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Trăm ngàn lý do để ly hôn
Gia đình là tế bào của xã hội, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người. Trải qua nhiều thế hệ, gia đình Việt Nam được hình thành và phát triển với những giá trị chuẩn mực đạo đức tốt đẹp đã góp phần tô thắm nét đẹp truyền thống của bản sắc văn hoá dân tộc. Do đó, việc gìn giữ và phát huy truyền thống gia đình là một vấn đề hết sức bức thiết, được Ðảng, Nhà nước và toàn xã hội quan tâm. Thông thường, chúng ta chỉ có một lý do để kết hôn là mong muốn gắn kết giữa hai con người có cùng chí hướng xây dựng gia đình. Thế nhưng, đến khi ly hôn, mỗi người lại có đến hàng trăm lý do để biện giải.
Theo số liệu của Toà án nhân dân (TAND) tỉnh, từ năm 2016 đến nay, số vụ ly hôn ngày càng tăng và nguyên nhân, tính chất của các vụ ly hôn cũng ngày càng phức tạp hơn. Cụ thể, năm 2016, TAND tỉnh thụ lý 6.271 vụ ly hôn, năm 2017 là 6.432 vụ, 6 tháng đầu năm 2018 là 4.378 vụ. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu là mâu thuẫn gia đình, chiếm tỷ lệ khoảng 85%. Các nguyên nhân còn lại gồm có: bạo lực gia đình, ngoại tình, hôn nhân có yếu tố nước ngoài, mâu thuẫn về kinh tế, do đối phương nghiện cờ bạc, ma tuý…
Ðộ tuổi ly hôn của các cặp vợ chồng cũng ngày càng trẻ hoá, nhóm tuổi từ 18 đến 30 tuổi chiếm tỷ lệ khá cao. Việc này đã vô tình làm cho một bộ phận không nhỏ trong giới trẻ có suy nghĩ tiêu cực về hôn nhân, từ đó ngại kết hôn hoặc chậm kết hôn.
Ly hôn là một chế định quan trọng trong Luật Hôn nhân và Gia đình, bảo đảm việc thực hiện nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; tôn trọng các quyền nhân thân và tài sản các bên trong ly hôn; quyền của phụ nữ và trẻ em… Tuy nhiên, ly hôn cũng kéo theo những hệ luỵ phức tạp. Trong đó, người phụ nữ chịu nhiều khó khăn, thiệt thòi nhất khi phải vừa nuôi dạy con cái, vừa bị áp lực kinh tế, ảnh hưởng tâm lý, tình cảm…
Sau những cuộc hôn nhân đổ vỡ là những đứa con vô tội phải sống trong cảnh thiếu thốn tình thương, sự quan tâm, chăm sóc của cha hoặc mẹ, ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách sau này. Việc ly hôn của cha mẹ chính là nỗi bất hạnh của những đứa con. Nhiều trường hợp, cả hai vợ chồng đều có gia đình mới, con trẻ được giao lại cho ông bà nuôi dưỡng.
Những đứa trẻ thiếu tình thương cha mẹ bị tác động tâm lý, dễ mắc bệnh trầm cảm hoặc sa vào các tệ nạn xã hội vì thiếu sự quan tâm của gia đình. Có thể nói, một gia đình ly hôn chẳng mang lại lợi ích gì cho xã hội, ngược lại nó càng làm cho các mối quan hệ xã hội trở nên phức tạp hơn.
Ði tìm giải pháp
Trình bày tại hội thảo, Thạc sĩ Lê Ngọc Hoà, công tác tại Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh cho rằng, hiện tượng ly hôn gia tăng ở Tây Ninh cũng như các tỉnh, thành khác trong cả nước đều chịu những quy luật, tác động nhất định; mà sự tác động mạnh mẽ, rõ rệt nhất chính là bối cảnh xã hội. Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá vừa tác động tích cực lẫn tiêu cực đến gia đình Việt Nam. Cuộc sống ngày càng hiện đại đã làm con người trở nên tất bật hơn, không ít người bị cuốn theo guồng quay của công việc. Từ đó, họ ít có thời gian dành cho gia đình.
Công việc và những cám dỗ trong cuộc sống đã tách hai vợ chồng ra xa hơn và ly hôn là điều tất yếu. Bên cạnh đó, với sự phát triển như vũ bão của mạng lưới công nghệ thông tin, mạng xã hội đa phương tiện vừa góp phần kết nối con người, cũng vừa góp phần làm rạn nứt các mối quan hệ vợ chồng do không tìm hiểu kỹ thông tin về người bạn đời, yêu xa, kết hôn vội vàng, sống ảo…
Cũng theo Thạc sĩ Lê Ngọc Hoà, các vụ ly hôn thường xảy ra ở các gia đình trẻ là do giới trẻ ngày nay thường yêu nhanh, cưới vội, thiếu kỹ năng sống trước khi bước vào đời sống hôn nhân. Nhiều cặp vợ chồng trẻ chưa có nghề nghiệp ổn định đã vội có con, từ đó phát sinh thêm chi phí nuôi con. Áp lực kinh tế lên người chồng, áp lực nuôi con lên người mẹ khiến các gia đình trẻ dễ phát sinh mâu thuẫn. Khi xảy ra mâu thuẫn, họ không biết cách xử lý, giải quyết dẫn đến bạo lực gia đình và hôn nhân đổ vỡ là điều không tránh khỏi.
Do đó, để hạn chế tình trạng ly hôn, các cơ quan chính quyền, đoàn thể có trách nhiệm cần đẩy mạnh hoạt động truyền thông, giáo dục pháp luật về hôn nhân gia đình; tạo điều kiện cho các gia đình trẻ ổn định kinh tế, đời sống; thực hiện có hiệu quả phong trào xây dựng gia đình văn hoá một cách thực chất; kịp thời biểu dương, nhân rộng những tấm gương sáng, điển hình trong xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, nuôi dạy con cái nên người…
Ðối với gia đình, các bậc cha mẹ không nên khuyến khích con cái lập gia đình quá sớm hoặc ép duyên, dàn xếp hôn nhân; thường xuyên trò chuyện, nâng cao nhận thức của con cái về xây dựng gia đình; chia sẻ kinh nghiệm dung hoà tình cảm vợ chồng trong một gia đình…
Trước hiện trạng gia tăng ly hôn ở các gia đình trẻ, đại diện Tỉnh đoàn cho rằng, một gia đình hạnh phúc phải từ tình yêu chân thành, lấy yêu thương, chia sẻ làm nền tảng và luôn tôn trọng lẫn nhau. Vợ chồng phải dành thời gian cho nhau nhiều hơn, cùng chia sẻ gánh nặng gia đình, cùng hiểu và thông cảm cho nhau.
Trong khi đó, đại diện Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đề cao vai trò không thể thiếu của người phụ nữ trong việc giữ gìn hạnh phúc gia đình. Bởi người phụ nữ khéo léo, có kiến thức, có kỹ năng, biết chia sẻ, quan tâm chăm sóc gia đình chính là hậu phương vững chắc của người chồng.
Tăng cường công tác hoà giải
Ðại biểu Ðỗ Văn Thinh- Phó Chánh án TAND tỉnh cho rằng, để hạn chế tình trạng ly hôn cần tăng cường công tác hoà giải tại cơ sở vì hoà giải là một giai đoạn vô cùng quan trọng trong quá trình giải quyết ly hôn. Theo quy định của pháp luật hiện hành, hoà giải được thực hiện tại cơ quan hành chính cấp xã và hoà giải tại Toà án.
Theo báo cáo thống kê từ TAND hai cấp trong tỉnh, năm 2016 có 188 vụ hoà giải thành công, năm 2017 là 70 vụ, 6 tháng đầu năm 2018 là 160 vụ. Ðiều này chứng tỏ, công tác hoà giải chiếm vai trò hết sức quan trọng trong việc hàn gắn mối quan hệ gia đình, hạn chế ly hôn.
Thực tế, ly hôn thường bắt nguồn từ mâu thuẫn vợ chồng và nghiêm trọng hơn khi cả hai bên đều không có tiếng nói chung, không có can đảm để bộc lộ những suy nghĩ, khổ tâm trong lòng mỗi người. Vì cái tôi cá nhân, vì sĩ diện, nhiều người vẫn chọn ly hôn để giải thoát thay vì cùng ngồi lại để chia sẻ, giải quyết triệt để các mâu thuẫn, tìm hướng đi tốt đẹp cho hôn nhân.
Ðại diện TAND tỉnh, ông Thinh nêu giải pháp cần khuyến khích các cặp vợ chồng muốn ly hôn thực hiện hoà giải ly hôn ở cơ sở. Xem đây là thủ tục bắt buộc trước khi đưa đơn lên toà án giải quyết. Hoà giải viên là những người thường xuyên gắn bó, gần gũi với các cặp vợ chồng ở nơi sinh sống. Từ đó đưa ra những lời khuyên đúng đắn và cần thiết cho người trong cuộc. Hoà giải ly hôn ở cơ sở diễn ra nhanh chóng, hạn chế mâu thuẫn trở nên nghiêm trọng hơn hoặc những mâu thuẫn nhỏ sẽ được giải quyết ngay, tạo điều kiện hàn gắn mối quan hệ gia đình cao.
Lê Thuỳ
Tăng Cường Các Giải Pháp Hạn Chế Tình Trạng Ly Hôn
STO – Đại diện đơn vị TAND huyện Kế Sách thường xuyên kiến nghị, đưa ra nhiều giải pháp để hạn chế việc án hôn nhân, gia đình gia tăng. Ly hôn không chỉ là nỗi đau, mất mát của hai vợ chồng mà còn là nỗi bất hạnh của những đứa con, vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành nhân cách và tương lai sau này của trẻ. Không những vậy, hôn nhân tan vỡ còn ảnh hưởng nặng nề đến xã hội, bởi gia đình là tế bào của xã hội, khi tế bào không “khỏe” thì xã hội bị ảnh hưởng nhiều mặt.Vì đâu hôn nhân tan vỡ?
Quan hệ hôn nhân là một trong những quan hệ cơ bản của sự hình thành và phát triển gia đình. Tình trạng ly thân, ly hôn gần đây có xu hướng tăng, năm sau cao hơn năm trước. Hôn nhân tan vỡ thường rơi vào các gia đình trẻ (từ 25 đến 35 tuổi) và tỷ lệ người vợ đứng đơn yêu cầu xin ly hôn cao gấp nhiều lần so với người chồng. Cụ thể, năm 2018, TAND huyện Kế Sách thụ lý giải quyết 871 vụ việc (án hôn nhân, gia đình 524 vụ, chiếm 60,2%); năm 2019 thụ lý, giải quyết 1.000 vụ việc (án hôn nhân, gia đình 540 vụ, chiếm 54%); năm 2020 thụ lý, giải quyết 1.072 vụ việc (án hôn nhân, gia đình 593 vụ, chiếm 51,43%). Như vậy, liên tục những năm gần đây, tỷ lệ thụ lý vụ án hôn nhân, gia đình chiếm tỷ lệ rất cao, trên 50% tổng số vụ việc thụ lý, giải quyết và đáng nói là tỷ lệ thuận tình ly hôn rất cao.
Thực tế, có khá nhiều nguyên dân dẫn đến tình trạng án hôn nhân, gia đình trên địa bàn huyện Kế Sách gia tăng. Trước hết, do điều kiện kinh tế – xã hội và sự phát triển về tâm sinh lý, giới trẻ thường yêu nhanh, cưới vội nên họ chưa hoặc có rất ít thời gian tìm hiểu kỹ về nhau cũng như các kỹ năng sống trước khi bước vào đời sống hôn nhân. Khi xảy ra mâu thuẫn, họ không biết cách xử lý, giải quyết cho gia đình ổn thỏa mà chọn giải pháp ly hôn. Ở Kế Sách, có một thực tế là do không có công việc ổn định, vợ hoặc chồng hoặc cả vợ lẫn chồng đều phải đi làm ở xa như: TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, làm công nhân trong các khu công nghiệp, xí nghiệp… Khi đó, vợ chồng không có điều kiện sống chung, một hay các bên có cơ hội tiếp xúc với nhiều người khác giới hoặc do bị dụ dỗ, lôi kéo nên vợ chồng phát sinh mâu thuẫn dẫn đến ly hôn. Rồi bạo lực gia đình cũng là một nguyên nhân gây ra nhiều rạn nứt trong hôn nhân, làm tổn thương nặng nề về tâm lý, thân thể, làm cho đời sống tình cảm vợ chồng lạnh nhạt. Họ không tìm thấy được sự hòa hợp mà chỉ còn sự ức chế và sợ hãi, dần họ không thể chịu đựng nữa, dẫn đến ly hôn. Có trường hợp do mâu thuẫn trong quan hệ với bên vợ hoặc bên chồng, trong mối quan hệ giữa mẹ chồng với nàng dâu, do một bên không được tôn trọng, bị coi thường hoặc là những bất đồng trong cách chăm sóc và nuôi dạy trẻ. Hay do một bên mắc vào tệ nạn xã hội như cờ bạc, rượu chè, ma túy, không dành nhiều thời gian cho công việc cũng như việc chăm sóc gia đình, vợ con nên dẫn đến xin ly hôn…
Trong khi đó, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, tuyên truyền về truyền thống tốt đẹp của dân tộc, về lòng thủy chung, trách nhiệm của bản thân đối với gia đình và xã hội chưa được quan tâm, thực hiện đúng mức. Công tác hòa giải cơ sở chưa xem trọng việc hàn gắn tình cảm vợ chồng. Hiện nay, điều kiện ly hôn theo quy định của pháp luật là khá thoáng, chỉ cần một bên nộp đơn xin ly hôn và cương quyết ly hôn thì tòa án có thể cho ly hôn mà chưa có quy định vợ chồng sống ly thân bao lâu mới được ly hôn hoặc chỉ quy định con dưới 12 tháng tuổi chồng không được nộp đơn xin ly hôn mà không kéo dài hơn để các cặp vợ chồng có thời gian suy nghĩ, hồi tâm chuyển ý.
Giải pháp hạn chế tình trạng “đường ai, nấy đi”
Để xây dựng gia đình bền vững, hạnh phúc, các cặp vợ chồng cần nhận thức vai trò, vị trí, trách nhiệm của mình và phải biết yêu thương, lắng nghe, chia sẻ, tôn trọng, nhường nhịn, thủy chung với nhau. Mỗi người nên tự biết điều chỉnh, bỏ cái tôi, khi có mâu thuẫn, xung đột xảy ra cần bình tĩnh, khéo léo giải quyết các vấn đề. Nói không với những tệ nạn xã hội. Điều quan trọng nhất là phải biết nghĩ về con cái, tôn trọng những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Trước khi kết hôn cần trang bị kiến thức, kỹ năng tổ chức cuộc sống gia đình, có nghề nghiệp và thu nhập ổn định.
Cần khuyến khích các cặp vợ chồng trước khi làm đơn xin ly hôn tại tòa án thì cần hòa giải ở cơ sở. Hòa giải viên là những người thường xuyên gắn bó, gần gũi với các cặp vợ chồng ở nơi sinh sống. Họ sẽ đưa ra những lời khuyên đúng đắn, cần thiết cho người trong cuộc, tạo điều kiện hàn gắn mối quan hệ trong gia đình. Các ngành, các cấp, các tổ chức đoàn thể cần đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về xây dựng gia đình; đặc biệt, chú trọng về giáo dục đời sống gia đình thông qua các nghi lễ tôn giáo, phong tục tập quán, truyền thống tốt đẹp của dân tộc về lòng thủy chung, trách nhiệm của vợ chồng và trách nhiệm với con cái, xã hội. Thực hiện hiệu quả các phong trào “Xây dựng gia đình văn hóa”, “Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, hạnh phúc, tiến bộ”; ngăn chặn sự xâm nhập của văn hóa ngoại lai, các tệ nạn xã hội vào gia đình. Cần biểu dương, nhân rộng những tấm gương sáng về đạo lý gia đình, điển hình trong khó khăn vươn lên xây dựng gia đình hòa thuận, giữ vững hạnh phúc, nuôi dạy các con ngoan, học giỏi, thành đạt, hiếu thảo, chăm lo phụng dưỡng ông bà…
Thẩm phán giải quyết án ly hôn phải là những người có kinh nghiệm, có kiến thức pháp lý và xã hội; khi hòa giải, xét xử, thẩm phán phải kiên trì hòa giải đoàn tụ, giải thích, chỉ rõ hậu quả khi ly hôn; cần nắm vững căn cứ cho ly hôn trước khi quyết định. Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền bổ sung quy định bắt buộc phải qua hòa giải ở cơ sở trước khi khởi kiện xin ly hôn, thời gian ly thân bao lâu mới được ly hôn, kéo dài thời gian vợ đang nuôi con nhỏ thì chồng không được xin ly hôn…
THẠCH VIẾT TÂM (Tòa án nhân dân huyện Kế Sách)
Hạn Chế Quyền Ly Hôn Đối Với Người Chồng
Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định quyền yêu cầu giải quyết ly hôn tại Điều 51, theo đó về nguyên tắc:“Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn”.
Ngoài ra, pháp luật cũng quy định những trường hợp đặc biệt về quyền giải quyết ly hôn bao gồm:
Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Như vậy, để đảm bảo quyền lợi cho người phụ nữ và trẻ em, pháp luật hạn chế quyền li hôn của người chồng trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Trên thực tế, việc xác định người vợ đang nuôi con dưới 12 tháng dựa trên sự thực là người vợ đang chăm sóc, trông nom, nuôi dưỡng con dưới 12 tháng, do vậy khi thực hiện quy định sẽ phát sinh tranh chấp, vướng mắc trong một số trường hợp cụ thể mà chúng ta cần phải xác định xem người chồng có được quyền đơn phương ly hôn hay không, chẳng hạn như:
Trường hợp người phụ nữ sinh con dưới 12 tháng tuổi nhưng không nuôi con, thì trên thực tế họ không được xét vào trường hợp mang thai/ sinh con/ đang nuôi con, như vậy người chồng vẫn có thể đơn phương ly hôn;
Người phụ nữ mang thai hộ cho người khác thì về nguyên tắc người phụ nữ vẫn được coi là đang mang thai và người chồng không có quyền ly hôn;
Người phụ nữ nhờ người khác mang thai hộ, nên trên thực tế họ cũng không được xác định là đang mang thai/sinh con/nuôi con dưới 12 tháng tuổi, nên trong trường hợp này người chồng không bị hạn chế quyền ly hôn;
Trường hợp người phụ nữ nhận nuôi con nuôi (hợp pháp theo quy định của pháp luật) mà đứa con dưới 12 tháng tuổi thì về nguyên tắc người chồng cũng bị hạn chế quyền yêu cầu li hôn.
Giải Pháp Hạn Chế Tai Nạn Giao Thông Vùng Nông Thôn
Kinh tế đất nước phát triển, đời sống người dân tại vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc ít người được nâng lên. Có điều kiện kinh tế, người dân dễ dàng mua sắm phương tiện xe máy để phục vụ đi lại và giao thương.
Tuy nhiên, thực trạng đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, uống rượu, bia quá mức cho phép nhưng vẫn điều khiển xe máy là vấn đề đáng lo ngại tại nhiều vùng nông thôn, đặc biệt vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Theo số liệu thống kê của ngành giao thông, số vụ tai nạn giao thông xảy ra trên các tuyến đường giao thông nông thôn hiện nay đang xếp thứ hai, sau số vụ tai nạn tại các tuyến quốc lộ; tỷ lệ tai nạn trên đường liên xã, liên huyện, tỉnh lộ chiếm hơn 29% và đường làng, thôn, đường xóm chiếm 19%.
Có nhiều nguyên nhân khiến tỷ lệ tai nạn giao thông gia tăng tại vùng nông thôn, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Hiện nay, nhiều địa phương đã xây dựng được hệ thông giao thông liên hoàn, kết nối với đường huyện, đường tỉnh, đường quốc lộ.
Nhiều tuyến đường liên thôn, liên xã được cải tạo, nâng cấp, mở rộng thảm nhựa, hoặc trải bê tông, tạo điều kiện cho người dân đi lại thuận tiện, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội.
Thực tế, tai nạn giao thông trên địa bàn nông thôn đang gia tăng tới mức báo động. Hiện nay nhiều người tham gia giao thông còn ý thức kém, chưa chấp hành luật giao thông, nên đã dẫn đến các vi phạm.
Nhiều người chưa có giấy phép lái xe nhưng vẫn tham gia điều khiển xe máy phân khối lớn.
Ở nhiều vùng quê có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, trẻ em đi xe gắn máy, không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người qui định đang diễn ra phổ biến.
Thanh niên nhiều vùng nông thôn trong các cuộc vui, thường uống rượu, bia đến say xỉn, sau đó lên xe máy vít ga, đánh võng, phóng nhanh vượt ẩu, trong khi kỹ năng điều khiển phương tiện, xử lý tình huống kém, rất dễ xảy ra tai nạn giao thông.
Nhận thấy nguy cơ mất an toàn giao thông tại các tuyến đường giao thông nông thôn, thời gian qua, lực lượng Cảnh sát giao thông, công an các địa phương đã tích cực tuần tra kiểm soát, đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại các khu vực nông thôn, đường liên thôn, liên xã.
Tuy nhiên, một phần do lực lượng còn mỏng, mặt khác người dân không hiểu luật, không nghiêm túc chấp hành luật và còn rất chủ quan với tai nạn giao thông, nên tai nạn tai nạn giao thông ở khu vực này vẫn thường xuyên xảy ra, có những vụ đặc biệt nghiêm trọng.
Theo Ban An toàn giao thông các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, phần lớn xe máy đang lưu hành ở nông thôn không bảo đảm an toàn, xe máy cũ từ các đô thị lớn dồn về, xe tự chế còn phổ biến.
Người điều khiển phương tiện không có giấy phép lái xe, kỹ năng điều khiển phương tiện của người dân khu vực nông thôn không cao, xử lý tình huống kém.
Hầu hết các vụ tai nạn giao thông ở vùng nông thôn rơi vào lứa tuổi thanh niên với các nguyên nhân do người điều khiển phương tiện không đội mũ bảo hiểm, chạy quá tốc độ, sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông. Do vậy, khi tai nạn giao thông xảy ra, hậu quả để lại rất nặng nề.
Có thể thấy, vấn đề đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa diễn ra rất nghiêm trọng. Điển hình như ở các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa như Bình Phước, Đắc Nông, Gia Lai.v.v…, có đến gần 50% các vụ tai nạn xảy ra ở khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số.
Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người tham gia giao thông
Xuất phát từ thực tế về tình hình tai nạn giao thông tại vùng nông thôn, miền núi, cần phải có biện pháp kiểm soát và đặc biệt đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân.
Việc kiểm soát an toàn giao thông ở nông thôn cần có sự vào cuộc quyết liệt của công an xã, dân phòng, dân quân, phối hợp với các đoàn viên, hội viên của các tổ chức chính trị-xã hội tại địa phương.
Cùng với đó, nên ràng buộc trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền xã với việc bảo đảm an toàn giao thông trên địa bàn.
Để hạn chế tai nạn giao thông tại khu vực nông thôn, Ban An toàn giao thông tỉnh Đồng Nai đã chỉ đạo các huyện, thị xã tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông ở các tuyến đường liên xã, liên thôn.
Bên cạnh đó phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc đưa văn hóa giao thông vào cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư gắn với xây dựng Gia đình thực hiện nếp sống văn hóa giao thông và khu dân cư văn hóa giao thông.
Tỉnh Đồng Nai cũng đã chỉ đạo Ủy ban nhân dân phường, xã tăng cường trách nhiệm quản lý và kiểm điểm, giáo dục trước cuộc họp dân các trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông, gây tai nạn giao thông được cơ quan công an thông báo về và có trách nhiệm hồi âm kết quả xử lý đến cơ quan đã ra thông báo.
Cũng giống như Đồng Nai, để nâng cao ý thức tham gia giao thông của đồng bào vùng dân tộc thiểu số, nhiều năm qua công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về an toàn giao thông được tỉnh Bắc Giang quan tâm.
Với phương châm “mưa dầm thấm lâu”, từ đầu năm 2016, Ban An toàn giao thong tỉnh đã đổi mới hình thức tuyên truyền tại vùng nông thôn, miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số.
Thay vì tổ chức một lớp tập huấn cho cán bộ Ban An toàn giao thông các cấp, đơn vị mở 10 lớp với hơn một nghìn người là cán bộ hội nông dân và nông dân.
Từ lớp tập huấn này, mỗi học viên sẽ trở thành một tuyên truyền viên tích cực để phổ biến đến đồng bào dân tộc mình.
Ghi nhận ở huyện vùng cao Sơn Động, năm nay, Công an huyện yêu cầu cán bộ phụ trách địa bàn phối hợp với già làng, người có uy tín đến từng nhà trao đổi về những lỗi thường xuyên vi phạm, thông tin về thiệt hại nếu vi phạm luật giao thông, những hậu quả nặng nề khi xảy ra tai nạn…
Nhằm ngăn chặn, giảm thiểu tai nạn giao thông ở khu vực nông thôn, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cũng đã đề ra các giải pháp, trong đó tập trung tuyên truyền, vận động người dân khu vực nông thôn tự giác chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, thực hiện các biện pháp phòng tránh tai nạn như đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe máy, tuân thủ tốc độ quy định, giảm tốc độ quan sát an toàn khi đi từ đường phụ ra đường chính; đã uống rượu bia thì không lái xe…
Mỗi địa phương cần sớm lắp đặt biển báo và thiết bị bảo đảm an toàn giao thông nông thôn, làm gờ giảm tốc từ đường phụ ra đường chính; đồng thời vận động người dân phát quang cây cối, chỉnh sửa tường rào để tránh ảnh hưởng tầm nhìn tại các điểm giao cắt trên đường liên xã, liên thôn.
Đồng thời, các địa phương cũng huy động các lực lượng tham gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông khu vực nông thôn, nòng cốt là lực lượng công an huyện, công an xã tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm ở các tuyến đường tai nạn thường xảy ra.
Không chỉ tuyên truyền, nhắc nhở mà phải xử lý vi phạm để nâng cao ý thức tham gia giao thông của người dân; phát huy vai trò các tổ tự quản an toàn giao thông, giải tỏa các chướng ngại, bảo đảm hành lang an toàn các tuyến đường thuộc đường nông thôn.
Bạn đang xem bài viết Giải Pháp Nào Hạn Chế Ly Hôn? trên website Iseeacademy.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!