Cập nhật thông tin chi tiết về Gợi Ý Các Món Ngon Thắp Hương Rằm Tháng Giêng Vừa Thơm Ngon Vừa Đơn Giản mới nhất trên website Iseeacademy.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Gợi ý các món ngon thắp hương Rằm tháng Giêng vừa thơm ngon vừa đơn giản
Gợi ý các món ngon thắp hương Rằm tháng Giêng vừa thơm ngon vừa đơn giản
Rằm tháng Giêng tức là ngày trăng tròn đầu tiên trong năm mới, vào ngày này nhiều gia đình chuẩn bị mâm cỗ cúng với nhiều món ăn ngon nhằm thể hiện lòng thành đối với tổ tiên cũng như cầu mong một năm mới mưa thuận gió hòa, làm ăn gặp nhiều may mắn. Bài viết này gợi ý đến bạn các món ngon thắp hương Rằm tháng Giêng vừa thơm ngon lại đơn giản.
Ý nghĩa của ngày Rằm tháng Giêng
Ngày 15/01 (Âm Lịch) hay còn gọi là ngày Rằm tháng Giêng hay Tết Nguyên Tiêu là một trong những ngày rất quan trọng theo lịch âm của người châu Á.
Vào ngày này, nhiều nhà chùa diễn ra các lễ hội từ khắp nơi trên mọi miền đất nước, từ đồng bằng Bắc Bộ cho tới miền Tây Nam Bộ. Chính vì thế mà tháng giêng không chỉ được coi là tháng ăn chơi, mà tháng giêng nhà nhà người người đi chùa để đầu năm thành tâm cầu bình an, may mắn cho cả năm, mong khởi sự tốt lành cho một năm làm việc mới.
Vào ngày này, nhiều gia đình chuẩn bị những mâm cơm đầy đủ, tươm tất để thờ cúng ông bà tổ tiên. Theo nhiều quan niệm “Cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng”.
Cúng Rằm tháng giêng còn được coi là ngày mang ý nghĩa tâm linh thiêng liêng thể hiện sự biết ơn, tưởng nhớ đến các bậc ông bà, tổ tiên. Theo nhiều gia đình thì đây là ngày Rằm đầu tiên của tổ tiên, nên phải thực hiện cúng lễ với đầy đủ lễ vật để hoàn thành trách nhiệm và tổ tiên được vui lòng phù hộ cho con cháu một năm bình an, làm ăn thuận buồm, xuôi gió.
Món ngon thắp hương cúng Rằm tháng Giêng
1. Xôi gấc
Xôi gấc đã từ lâu là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết mà còn được sử dụng nhiều vào ngày Rằm. Xôi gấc là sự kết hợp giữa nhiều nguyên liệu khi ăn có vị dẻo của gạo nếp, vị ngọt của đường, vị béo của nước cốt dừa mà đặc biệt không thể thiếu vị béo ngậy cùng màu đỏ của gấc tạo nên điểm đặc trưng cho món xôi gấc.
Xôi gấc không chỉ mang màu đỏ giúp mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng của gia đình bạn thêm đẹp mắt mà còn hứa hẹn mang lại may mắn, vượng khí cho gia chủ cả năm.
2. Bánh chưng, bánh Tét
Mâm cỗ cúng ngày rằm tháng giêng không thể thiếu được món bánh chưng, bánh tét – hương vị ngày tết cổ truyền Việt Nam. Bánh chưng, bánh tét là sự kết hợp đủ đầy của rất nhiều nguyên liệu như gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, hạt tiêu, lá dong,… với ý nghĩa cầu mong cho một năm mới vuông tròn, ấm no.
3. Chè trôi gấc
Chè trôi gấc trong mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng của người Việt thể hiện cầu mong mọi việc quanh năm được hanh thông, trôi chảy, hạnh phúc tròn đầy. Đặc biệt với màu đỏ từ gấc thể hiện sự may mắn cho cả gia đình đầu xuân năm mới, mọi thứ đều tốt lành.
4. Bánh trôi, bánh chay
Những viên bánh tròn tròn được làm từ bột gạo nếp bao bọc lớp nhân đường phên với nhiều màu sắc mang đến món ăn ý nghĩa cúng Rằm. Đĩa bánh trôi được thờ cúng trong ngày Rằm tháng Giêng thơm ngọt, với vị nếp nồng ấm, vị ngọt đường thanh, béo ngậy dẻo thơm tròn đầy. với ý nghĩa sum họp, đoàn viên, tròn đầy, cầu mong cho một năm mới mọi việc của gia đình trôi chảy, êm đềm.
Ngày nay, bánh trôi, bánh chay không chỉ đơn thuần có một màu trắng, mà nó được biến tấu với nhiều màu sắc hấp dẫn, thú vị mà người ta thường gọi là bánh trôi ngũ sắc. Bánh trôi ngũ sắc vẫn có những nguyên liệu cơ bản từ bánh trôi truyền thống. Tuy nhiên người ta tạo thêm cho chính những màu sắc bắt mắt. Tất cả nguyên liệu tạo màu được lấy từ nguyên liệu tự nhiên, trộn với bột nếp.
Những viên bánh trôi ngũ sắc tròn tròn được nhuộm màu tạo nên sự vui mắt, mang thêm ý nghĩa ngũ hành, cầu bình an, thịnh vượng cho cả gia đình khi đặt lên mâm cúng gia tiên trong ngày Rằm tháng Giêng.
CÔNG TY CỔ PHẦN CHỢ QUÊ VIỆT NAM
11 Ngõ 60 Nhân Hòa – Q.Thanh Xuân – Tp.Hà Nội
Ms.Lan: 0963.274.216
Ms.Thúy: 0915.434.189
243/32/7 Hoàng Diệu P.4 Quận 4 – Tp.HCM
385/5 Lê Văn Sỹ P.2 Quận Tân Bình TP.HCM
Ms.Phương: 0915.731.468
Ms.Hằng: 0984.845.724
, , ,
Gợi Ý Mâm Cơm Chay Vừa Ngon Vừa Đẹp Cúng Rằm Tháng 7
Rằm tháng 7, mách bạn những quán trà thanh tịnh giữa lòng Hà Nội
Thưởng Trà Quán, Thiên Sơn Trà, Vô Ưu Trà…là những quán trà đạo vừa có không gian thanh tịnh, lại vừa có trà ngon khung …
Hà Nội: Người dân tất bật làm lễ cúng, đốt vàng mã sớm trong tháng ‘cô hồn’
Mặc dù hai hôm nữa mới đến ngày rằm tháng 7 nhưng trước đó nhiều ngày, người dân đã chuẩn bị sắp lễ cúng và …
Là người phụ nữ của gia đình, luôn lấy việc nấu nướng làm niềm vui, chị Tô Hưng Giang luôn chăm chút cho từng bữa ăn của cả nhà. Đặc biệt, trong những dịp Lễ, Tết, chị không quên dành thời gian làm những món ăn thật đẹp mắt để thắp hương cho tổ tiên, ông bà, giúp gia đình có những bữa ăn thật ấm cúng và ngon miệng.
Mâm cơm cúng rằm tháng 7 được chị Hưng Giang làm 4 món chính: – Chả lá lốt (bên trong nhân đậu phụ bóp nhuyễn) – Xôi vò gấc – Canh nấm chay – Nộm củ đậu bắp cải tím
Cách làm từng món:
– 500gr gạo nếp ngon, vo thật sạch ngâm qua đêm hoặc ngâm khoảng 5 tiếng trước khi nấu
– 350gr đậu xanh cà vỏ cũng vo thật sạch ngâm trong nước với chút muối khoảng 3 tiếng trước khi nấu.
– Muối tinh, đường, dầu ăn (mỡ gà nếu có càng ngon), gấc khoảng 1 quả, rượu trắng.
– Đậu xanh vớt ra để ráo nước cho vào xửng hấp chín tới (thử cho hạt đậu ra tay miết thấy hạt đậu mềm, mịn, nhuyễn là được), đợi cho đậu xanh nguội cho vào máy xay thịt xay thật tơi mịn. Nếu không có máy xay thì giã bằng tay, nhưng giã xong lại nắm đậu thành một nắm thật chặt, dùng dao bào cho đậu được tơi.
– Gạo nếp vớt ra nhẹ nhàng để hạt gạo không bị nát, lúc này không cần vo lại nữa, thêm vào gạo chút xíu muối xóc đều để thật ráo nước (tốt nhất vớt gạo ra khoảng 1-2h hãy nấu để đảm bảo gạo thật khô trước khi cho vào xửng hấp).
– Gấc bổ đôi lấy phần thịt gấc, cho vào chút rượu trắng rồi bóp nhuyễn.
– Cho phần thịt gấc vào gạo, thêm chút đường và trộn đều (công đoạn này cũng cố gắng nhẹ nhàng để tránh hạt gạo bị vỡ nát khi nấu sẽ không còn nguyên hạt), đổ 1/2 chỗ đậu xanh vào trộn đều cho tất cả vào xửng hấp, đổ 1/3 nước vào nồi không nên đổ nhiều nước tránh khi sôi nước tràn lên xôi làm ướt xôi. Cẩn thận hơn thì phủ lớp khăn xô mỏng hãy đậy vung lại để xôi được khô ráo.
– Hấp trong vòng 15-20p là xôi chín,đổ toàn bộ phần xôi ra mâm, đợi xôi bớt nóng thì đổ nốt phần đậu xanh đi bao tay vào trộn thật đều,dưới vài thìa mỡ gà hoặc dầu ăn vào xôi, cho lên xửng hấp thêm khoảng 5p nữa bắc xuống là xôi đã chín hoàn toàn.
– Đậu phụ: 3 bìa
– Lá lốt: 10-15 lá
– Mộc nhĩ 2 cái, nấm hương 3 cái
– Gia vị chay: hạt nêm, bột canh
– Lá lốt rửa thật sạch: lau khô từng lá
– Nấm hương, mộc nhĩ ngâm nở rửa thật sạch, thái sợi, băm nhỏ
– Đậu phụ rửa lại, bóp thật nhuyễn. Đổ đậu phụ ra bát to, thêm vào 1-2 thìa cà phê bột nêm chay hoặc 1 thìa cà phê bột canh, thêm vào mộc nhĩ, nấm hương băm nhỏ, có thể thái nhỏ chút lá lốt cho vào và trộn thật đều các nguyên liệu.
– Đặt lá lốt lên thớt, xúc nhân đặt vào và gói lại lần lượt cho đến hết. Đặt chảo lên bếp, cho vào chút dầu ăn, đợi dầu nóng cho chả lá lốt vào rán ở lửa nhỏ, thỉnh thoảng lật chả để chả chín vàng đều, thơm mùi lá lốt thì gắp ra đĩa.
– 10 cái nấm rơm
– 1 hộp nấm linh chi hoặc các loại nấm khác như kim châm, đùi gà…
– Bột nêm chay, dầu hào chay…
– 1 củ cà rốt
– Các loại nấm rửa sạch để ráo nước (nếu là nấm đùi gà thái miếng nhỏ)
– Cà rốt gọt vỏ, tỉa hoa, xắt thành miếng nhỏ vừa ăn.
– Đặt nồi lên bếp, thêm chút dầu ăn, đổ cà rốt và các loại nấm vào xào, thêm chút dầu hào, hạt nêm chay cho vừa miệng rồi đổ nước xâm xấp đun sôi các nguyên liệu trong 10-15p thì tắt bếp, múc canh ra bát.
– 1 củ đậu
– 1/2 cái bắp cải tím nhỏ
– Gia vị: ớt, chanh, bột canh, đường, lạc rang
– Củ đậu gọt vỏ, thái nhỏ hoặc bào sợi nhỏ ngâm ngay vào bát nước đá để củ đậu được giòn và trắng.
– Bắp cải tím rửa sạch, ngâm vào nước muối loãng 15p, vớt ra để ráo thái mỏng. Vớt củ đậu ra để ráo nước.
– Bắp cải tím vớt ra để ráo cho vào bát to, thêm chút bột canh, chút đường trộn đều, sau đó đổ củ đậu vào thêm 1 thìa canh nước cốt chanh, ớt thái nhỏ trộn đều, đổ ra đĩa rắc lạc lên trên.
Mẹ Thỏ Chia Sẻ Cách Chuẩn Bị Mâm Cơm Chay Cúng Rằm Tháng Giêng Vừa Ngon Vừa Đẹp
Mâm cơm chay với đa dạng các món sẽ là gợi ý hay cho bạn trong dịp Rằm tháng Giêng này.
1. Canh rau củ nấu chay
Cà chua rửa sạch thái miếng cau. Khoai tây, cà rốt gọt vỏ, bổ miếng vừa ăn. Phi thơm hành, cho cà chua vào đảo chín mềm thì cho khoai tây vào đảo trước, thêm nước lọc, đun sôi khoảng 5 phút thì cho cà rốt vào. Khi thấy khoai chín mềm thì thêm hành hoa, gia vị rồi tắt bếp.
2. Nem chay cuốn
Chuẩn bị rau mùi, rau xà lách nhặt rồi rửa sạch, ngâm nước muối loãng tầm 15 phút rồi vớt ra vẩy khô. Cuốn rau cùng giò chay vào bánh tráng rồi xếp vào đĩa.
3. Đậu xốt nấm hương
Nấm hương ngâm cho nở rồi rửa sạch sau đó thái miếng nhỏ. Phi thơm cà chua, hành và chút dầu ăn đến khi cà chua chín mềm thì cho nấm vào đảo đều, thêm nước cho hỗn hợp sôi lên thì cắt đậu thành từng miếng vuông cho vào, nhẹ nhàng lật từng miếng đậu cho đỡ nát để gia vị ngấm vào đậu. Khi nước cạn sền sệt, nêm lại gia vị cho vừa ăn rồi cho đậu ra đĩa, dưới nước xốt lên trên.
4. Xôi gấc
Gạo nếp ngon ngâm qua đêm rồi vo lại để ráo nước. Gấc lấy phần ruột (nếu không có gấc tươi dùng gấc để trữ đông vẫn có màu đỏ rất đẹp), thêm chút rượu vào ruột gấc, sau đó trộn đều cùng gạo nếp, có thể để nguyên hạt hoặc bỏ hạt. Xóc gạo cùng chút muối trắng. Cho xôi vào nồi đồ xôi. Đặt nồi lên bếp, khi thấy nước sôi tầm 20 phút là xôi chín, dùng đũa xới đều xôi, có thể thêm chút đường và dầu ăn nếu muốn.
5. Chè con ong
Gạo nếp ngâm tầm 2 tiếng cho mềm, sau đó vo lại rồi đổ vào nồi, cho nước ngập mặt gạo rồi đặt lên bếp nấu nhỏ lửa giống như nấu cháo, thỉnh thoảng lấy đũa khuấy nhẹ cho gạo không bén đáy nồi. Khi hạt gạo nở bung nếu thấy đặc thì thêm nước. Đun đến khi có độ sánh vừa ý thì thêm đường vàng, khuấy đều cho đường tan (lượng đường cho tùy vào khẩu vị của người ăn). Khi chè đã được cho gừng băm nhỏ vào, khuấy đều sau đó múc ra bát.
6. Miến xào chay
Miến dong ngâm cho mềm, sau đó cắt thành các khúc dài bằng nhau. Cà rốt gọt vỏ rửa sạch và nạo sợi. Hành hoa rửa sạch và thái nhỏ. Phi thơm hành cùng chút dầu ăn. Cho miến vào đảo đều thêm chút nước để miến không bị khô khi miến bắt đầu chín cho cà rốt vào đảo đều cùng miến. Đảo thêm tầm 3 phút thì nêm gia vị vừa ăn sau đó cho hành hoa đảo đều rồi tắt bếp.
7. Nộm chay
Cà rốt, su hào gọt vỏ, rửa sạch rồi nạo sợi. Rau thơm rửa sạch, để ráo nước rồi thái nhỏ. Lạc rang chín, xát vỏ, giã dập. Pha 2 thìa nước mắm ngon với 3 thìa nước lọc, 1/2 thìa đường, 1 thìa nước cốt chanh. Cho cà rốt, su hào vào âu cho mắm vào trộn đều, thêm rau thơm rồi rắc lạc lên trên.
Tin Liên Quan
Gợi Ý 3 Món Cỗ Chay Vừa Ngon Vừa Đầy Đủ Dinh Dưỡng Dễ Làm Thử Ngay Hôm Nay
Đậu hà lan cắt bỏ 2 đầu, tước xơ chỉ 2 bên, rồi đem đi rửa sạch
Bắp non rửa sạch, cắt làm đôi
Cà rốt rửa sạch, nạo vỏ, thái nhỏ vừa ăn
Ngó xuân bóc hết vỏ ngoài rồi đem đi rửa, thái miếng vừa ăn
Hành lá bỏ rễ, nhạt lá úa, rửa sạch rồi cắt xéo
Nấm đông cô ngâm trong nước đến khi nở, bỏ rễ nấm rồi cắt miếng vừa ăn
Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào đun sôi, sau đó bỏ tỏi vào phi thơm rồi cho cà rốt và bắp vào xào.
Sau khi cà rốt và bắp gần chín cho ngó xuân và đậu vào xào tiếp rồi cho nấm đông cô vào xào tiếp đến khi chín, nêm gia vị cho vừa ăn.
Lưu ý để rau chín đều, mà vẫn tươi ngon khi xào nên thêm chút xíu nước vào xào cùng. Khi xào xong cho hành lá thêm vào cho dậy mùi rau xào
Cải là loại rau mầm đá đặc sản Sa Pa loại rau này được rất nhiều người yêu thích. Đây là một trong những loại rau “đệ nhất món ngon ở Sapa”
Rau mầm đá có vị rất thanh nên được yêu thích nhất vẫn là món luộc để giữ chọn vị thanh của rau. Rau mầm đá chín rất nhanh, nên khi nước sôi bạn thả rau vào trong 30 giây là rau đã chín. Tránh luộc rau quá lâu, rau sẽ bị nhũn, khi ăn bạn chấm rau mầm đá với muối vừng đây là món ăn chay đơn giản, được nhiều người yêu thích nhất.
Cải mầm đá cũng có thể muối chua cay giống như cải ngồng. Các bước muối rau mầm đá cũng giống như muối rau cải ngồng, rửa sạch rau mầm đá sau đó thái vát vừa ăn. Nếu bạn muốn muối cải nhanh ngấm hơn có thể thái vát mỏng, sau khi thái cho cải vào ngâm ở tô lơn cùng tỏi, ớt, giấm đường cùng chút muối đun sôi, đậy kín. Sau khi muối 1 ngày là bạn có thể dùng mầm đá muối.
Măng trức rửa sạch, xé sợi nhỏ, sau khi sé sợi ngâm măng vào nước muối pha loãng 15p. Luộc măng với muối cùng chút giấm. Sau khi sôi vớt măng ra rổ cho giáo nướ.
Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào đun nóng rồi cho hành khô vào phi thơm. Cho tiếp măng vào xào trong lửa vừa cùng chút gia vị vừa ăn, đảo đều tay cho gia vị thấm đều , cho thêm hành hoa, mùi tàu vào cho thơm rồi tắt bếp.
Nông sản Dũng Hà là nơi cung cấp các . Bạn có thể đến nông sản Dũng Hà để chọn mua những thực phẩm nấu món chay tươi sạch. Hoặc vào ngay để đặt hàng trực tiếp và giao hàng tận nơi.
Bạn đang xem bài viết Gợi Ý Các Món Ngon Thắp Hương Rằm Tháng Giêng Vừa Thơm Ngon Vừa Đơn Giản trên website Iseeacademy.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!