Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Bố Trí Bàn Thờ Gia Tiên Theo Phong Thủy mới nhất trên website Iseeacademy.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Bàn thờ trong gia đình thường được đặt ở một phòng riêng, vị trí cao, không bị các không gian sinh hoạt khác đè lên. Bàn thờ có rất nhiều loại với tên gọi, mẫu mã và được làm từ nhiều chất liệu khác nhau. Tùy mục đích sử dụng mà gia chủ có thể lựa chọn loại bàn thờ phù hợp cho gia đình mình.
Ngoài ra, bàn thờ cũng có nhiều kích thước khác nhau được tính theo thước Lỗ Ban và phía trên bàn thờ có thể đóng thêm kệ kê ảnh thờ hoặc văn kỷ, hoặc kệ kê chân bát hương,…
Cách bài trí bàn thờ gia tiên cần chú ý cách bày trí vật phẩm, lễ cúng trên bàn thờ gia tiên cần sắp xếp như sau:
– Sát vách đặt một Ngai Thờ có bài vị Cửu Huyền Thất Tổ (hoặc bài vị của cụ cao nhất bàn thờ gia tiên đang thờ phụng) hoặc đặt Khám Thờ có cửa mở ra đóng lại với bên trong đặt các bài vị tổ tiên, chính giữa viết hai chữ Thần Chủ;
– Ảnh thờ được đặt theo nguyên tắc “Nam tả – Nữ hữu”, tức là ảnh các cụ ông đặt bên Trái, ảnh các cụ bà đặt bên Phải (theo hướng của Chủ Tọa – từ trong bàn thờ nhìn ra ngoài);
– Bát hương chính là đồ vật cần thiết nhất trên bàn thờ (trung tâm điểm của bàn thờ) và cách đặt bát hương tốt nhất với số lẻ 3, 7 và 12.Bát hương tối kỵ dùng màu vàng thờ Gia Tiên vì màu vàng là màu hoàng đế chỉ dành thờ quân, thần hoặc các vị thời trước có tước vị trong hoàng tộc;
– Đèn Thái Cực để chính giữa bàn thờ ngay dưới chân khám thờ. Ngày nay có nhiều mẫu thắp bằng điện rất đẹp, đặc biệt là bóng đèn NET màu đỏ vừa tiết kiệm điện lại vừa bền và luôn để đèn Thái Cực sáng, không tắt;
– Đôi chân nến hoặc cặp đèn Lưỡng Nghi thể hiện Thái Cực sinh Lưỡng Nghi (âm dương) chân nến bên trái (từ trong bàn thờ nhìn ra) tượng trưng cho mặt Trời, chân nến bên phải là mặt Trăng. Khi cúng xong thì tắt;
– Đông Bình Tây Quả bao gồm bình hoa để cắm hoa tươi trên bàn thờ, đặt bên trái bàn thờ và đĩa hoa quả bày 5 loại quả đủ ngũ sắc (ngũ quả), đặt bên phải bàn thờ;
– Đỉnh hương (hoặc Lư hương) để đốt trầm trong các ngày giỗ, tết,…
– Ba chén nước để đựng nước trắng tinh khiết mỗi khi thắp hương cúng giỗ…
Ngoài ra, bày trí bàn thờ cần dùng tro sạch được đốt từ rơm rạ thơm để đầy bát hương. Cốt bát hương có túi giấy nhỏ ghi tên, tuổi năm sinh. Cây vàng khối đặt trên bàn thờ cần thấp hơn bát hương. Lọ đựng hương gia chủ nên đặt về phía bên phải bàn thờ.
Đồng thời, để thu hút năng lượng dương thì bàn thờ phải thắp nhang thường xuyên, đèn trên bàn thờ đảm bảo luôn bật sáng, đặc biệt, luôn luôn phải giữ sạch cho bàn thờ để thể hiện sự tôn kính của gia chủ.
* Một số lưu ý khi bài trí bàn thờ gia tiên:
– Không đặt bàn thờ nhìn ra hướng Ngũ quỷ: hướng Đông Bắc, hướng Tây Nam; tức đặt bàn thờ ở hướng Tây Nam nhìn ra hướng Đông Bắc và đặt bàn thờ ở Đông Bắc nhìn hướng Tây Nam;
– Phía sau bàn thờ cần phải là tường vững chãi, không được dựa vào tường kính hoặc cửa sổ;
– Bày trí bàn thờ đối diện cửa ra vào, nếu thỏa mãn về phương vị và hướng thì là cách bài trí tốt về phong thủy, không gian phòng thờ cần thể hiện sợ tôn nghiêm;
– Sử dụng các màu thâm trầm làm màu chủ đạo cho phòng thờ như nâu, vàng kem, màu gỗ và màu của những bức sơn mài, hoành phi câu đối, sơn son thiếp vàng,… tránh các màu sặc sỡ.
2. Cách bài trí hoành phi câu đối
Đại tự
Cuốn thư
Hoành phi có 2 loại là Cuốn Thư hoặc Đại Tự;
Câu đối có rât nhiều loại với kiểu dáng, chất liệu, nghĩa chữ và thư pháp khác nhau. Thông thường, một Bàn thờ Gia Tiên có 2 đôi câu đối, lắp bên trong và bên ngoài;
Cửa võng có rât nhiều loại cửa võng với kiểu dáng, chất liệu khác nhau và đây là cửa võng kiểu Huỳnh Cung đang được lắp đặt phổ biến ở các tỉnh phía Nam;
Bố Trí Bàn Thờ Cúng Gia Tiên Theo Phong Thủy
Việt Nam có nhiều vùng miền, mỗi vùng miền có cách thờ cúng gia tiên khác nhau. Không gian thờ cúng gia tiên có ý nghĩa tâm linh vô cùng lớn, giúp kết nối các thế hệ và gìn giữ gia phong nề nếp của gia đình. Việc bố trí bàn thờ cúng gia tiên vô cùng quan trọng. Nên bố trí theo phong thủy để thể hiện sự thành kính và mang lại sức khỏe, tài lộc cho gia chủ.
Trong căn nhà truyền thống thì bàn thờ gia tiên thường được đặt ở gian chính. Đây cũng là nơi tiếp khách nên nhiều người lầm tưởng rằng nên đặt bàn thờ ở phòng khách. Tuy nhiên, nên có không gian thờ cúng gia tiên riêng. Không gian thờ cúng riêng sẽ tránh được việc người đi từ ngoài cửa nhà vào nhìn ngay thấy bàn thờ. Bàn thờ thuộc tĩnh, không hợp với kiểu khoa trương khoe mẽ.
Thêm nữa, nếu đặt bàn thờ ngay cửa chính sẽ không tốt. Bàn thờ đón nhận nhiều sát khí từ bên ngoài, dễ có gió thổi khiến bát hương bị động. Bàn thờ ngay chính gian giữa thì khi thờ cúng đứng khấn lưng chúng ta quay ra cửa. Điều này mang lại cảm giác bất an, khó tập trung khi khấn lễ.
Khi bắt đầu thiết kế căn nhà nên cân nhắc trước vị trí đặt bàn thờ cúng gia tiên. Nếu như quý vị muốn đặt bàn thờ dưới tầng 1 thì nên sắp xếp để bàn thờ nằm ở khoảng thông tầng hoặc sát giếng trời. Bàn thờ nằm ở phía sau nhà, không ở phòng khách.
Còn nếu đặt bàn thờ trên tầng thì nên đặt bàn thờ ở vị trí kín đáo với khách và gần gũi với thành viên trong gia đình. Nếu nhà chung cư thì khi đặt bàn thờ vẫn cần thống nhất về hình thức, đảm bảo sự thoáng đãng mà vẫn kín đáo. Tuyệt đối không đặt bàn thờ gần công trình phụ.
Đèn chiếu sáng trên bàn thờ phải ấm cúng, không lạnh lẽo. Chọn đèn tương xứng với phòng, không để ánh sáng chiếu thằng vào người hành lễ cúng bái. Bàn thờ có thể có 1 đến 3 bát hương. Bao gồm bát hương thờ thần linh thổ địa ở giữa, bát hương hai bên thờ gia tiên, bà cô ông mãnh.
Trước bát hương quý vị bày đài nhỏ, 3 chén đựng nước, hai bên hai đĩa bày đồ cúng lễ. Phía sau bát hương có bộ bình bày hương, nến, hoa tươi. Tùy điều kiện mà bày biện. Ví dụ bộ tam sự có bát hương, hai con hạc đội đèn hoặc đèn. Bộ ngũ sự thêm hai bình. Bộ thất sự lại thêm hai bình nữa đựng nước, gạo. Đó là đồ sứ còn đồ đồng thì như sau: Tam sự gồm đỉnh đồng (thay bát hương), hai con hạc. Ngũ sự thêm 2 ống hương, thất sự thêm đôi đèn.
Cách Bày Bàn Thờ, Cách Bố Trí Bàn Thờ Gia Tiên Chuẩn Phong Thủy Nhất
Ở mỗi gia đình bàn thờ gia tiên là nơi thờ cúng bày tỏ lòng thành kính biết ơn đối với bậc ông cha đi trước. Đây cũng là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam.
Ngoài ý nghĩa về mặt tôn kính, hiếu thảo cách bố trí bàn thờ gia tiên còn có ý nghĩa vô cùng đặc biệt về mặt phong thủ,y quyết định đến vận mệnh, may mắn của gia đình.
Cách bày bàn thờ, cách bố trí bàn thờ gia tiên chính xác
Trong gia tiên trong hai trường hợp di chuyển bàn thờ gia tiên đến vị trí khác hoặc chuyển nhà bạn cần nắm rõ các quy tắc cũng như các lưu ý sau để có thể bày bàn thờ một cách chính xác, tuân thủ theo quy tắc của phong thủy.
Khám thờ là một bộ phận được làm bằng chất liệu gỗ, thông thường khám thờ sẽ được trang trí bằng các hoa văn sang trọng cầu kỳ.
Vị trí của khám thờ là ở trong cùng, sát với bức tường. Khám thờ có thêm một bộ phận để đặt linh vị và vị tổ tiên đó là phần cửa đóng mở.
Nếu không có khám thờ thì sẽ có ngai thờ thay thế. Khám thờ được dùng trong các gia đình có gia phả phức tạp, nhiều chi nhánh. Bởi vậy ngày nay các gia đình có các chi nhánh ít đơn giản thường dùng ngai thờ để có thể tiết kiệm diện tích cũng như trông nhỏ gọn hơn.
Nguyên tắc nam tả nữ hữu được áp dụng trong việc bố trí ảnh thờ của người đã mất, nghĩa là đặt hình ảnh của người đã mất giới tính nam theo phía bên trái và ngược lại người đã mất giới tính nữ ở phía bên phải. Lưu ý là theo hướng của bàn thờ tức là hướng từ bàn thờ nhìn ra.
Đèn thái cực
Đèn thái cực có vị trí ở giữa bàn thờ, ở ngay dưới chân khám thờ. Đèn được sử dụng nhiều hiện nay là các loại đèn điện và đèn dầu bởi nó có thể cháy sáng liên tục đồng thời đảm bảo an toàn.
Bộ đỉnh hương
Đây là nơi tập trung tài lộc cũng như thể hiện lòng thành kính đối với tổ tiên. Thông thường bước vào một gia đình quan sát người ta có thể thấy được lòng hiếu thảo lòng thành kính cũng như sự quan tâm của con cháu đối với tổ tiên đi trước.
Bộ đinh hương được chia làm ba phần là lư đồng và 2 ở hai bên.
Bình hoa và mâm quả
Bình hoa ba sẽ có vị trí ở bên phả,i còn mâm ngũ quả sẽ được đặt ở bên trái của bàn thờ.
Cặp chân nến
Theo quan niệm dân gian thái cực sinh lưỡng nghi nên chân nến phải đi theo cặp nghĩa, gồm 2 cái ở 2 bên bàn thờ. Mỗi một chiếc chân đến sẽ tượng trưng cho cho hai vật vĩnh cửu trên thế giới là mặt trời và mặt trăng.
Số lượng bát hương phải tuân thủ là số lẻ, mỗi bát tượng trưng cho việc thờ cúng một đối tượng khác nhau. Với một số gia đình hiện nay thì chỉ sử dụng một bát hương chính to đặt ở giữa gian thờ.
Sử dụng 3 chén nước để đựng các chất lỏng như nước rượu để thờ cúng tổ tiên đi trước, số chén lẻ.
Những lưu ý đặc biệt trong cách bố trí bàn thờ gia tiên
Ngoài cách bày bàn thờ gia tiên ở bên trên bạn cũng cần phải lưu ý những điều sau:
Bàn thờ gia tiên cần đặt ở những nơi sạch sẽ thoáng đãng trong sạch nhất bởi vậy những nơi như nhà tắm, nhà vệ sinh, bẩn ẩm mốc hoặc là dưới nhà vệ sinh là điều cấm kỵ.
Bàn thờ gia tiên cần đảm bảo sự yên tĩnh bởi vậy tốt nhất là hãy xây một phòng thờ riêng hoặc nếu không có điều kiện bạn cần phải chọn một nơi yên tĩnh nhất.
Bàn thờ gia tiên không được đối diện hoặc hướng thẳng vào cửa ra vào hoặc cửa sổ. Theo quan niệm và góc nhìn của phong thủy thì vị trí của bàn thờ như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến may mắn cũng như là vận khí của gia chủ. Trong trường hợp bàn thờ của gia đình bạn đối diện và hướng thẳng vào cửa ra vào thì hãy chuẩn bị rèm để che lại bàn thờ.
Không được đặt ở trước phòng ngủ hoặc hướng về phía phòng ngủ bởi nếu như vậy bạn đang có ý không tôn trọng, bất kính với người đi trước.
Gương là một bộ phận có rất nhiều ý nghĩa trong phong thủy. Đối với cách bày bàn thờ, không được để gương phản chiếu ở trước bàn thờ.
Hướng Dẩn Cách Bày Trí Bàn Thờ Gia Tiên Chuẩn Phong Thủy.
1. Kích thước đồ thờ trên bàn thờ gia tiên
Bàn thờ gia tiên là nơi trang nghiêm, thanh tịnh nhất của ngôi nhà. Vì vậy ngoài những đồ thờ, lễ vật trang trí thì tuyệt đối không được đặt bất cứ vật gì khác lên bàn thờ. Để có một bộ đồ thờ đầy đủ gồm rất nhiều chi tiết. Để sắp xếp sao cho hợp lý hợp phong thủy thì không phải ai cũng nắm rõ được vấn đề này. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chỉ ra cách bài trí bàn thờ gia tiên một cách chi tiết nhất.
Tùy thuộc vào kích thước, không gian của phòng thờ, Vị trí là con trưởng hay con thứ. Để có thể lựa chọn kích thước bộ đồ thờ sao cho phù hợp.
Các bạn cũng có thể căn cứ kích thước bàn thờ gia tiên để lựa chọn kích thước đồ thờ theo một số gợi ý của chúng tôi như sau
Bàn thờ lớn hơn 2m: bộ đồ thờ 65cm – 70 cm.
Bộ đồ thờ 1m53, 1m75, 1m97: bộ đồ thờ 50cm, 60cm, 65cm.
Bộ bàn thờ chung cư cỡ nhỏ: bộ đồ thờ 40cm, 45cm.
2. Cách sắp xếp đồ thờ trên bàn thờ gia tiên.
Hoành phi, câu đối.
Thông thường bàn thờ gia tiên không được trang hoàng hai loại đồ thờ này. Hoành phi câu đối thường được sử dụng nhiều các đình chùa các nhà thờ họ hoặc nhà con trưởng. Trong nội thất phòng thờ hoành phi câu đối được đặt ở giữa, ở phía trên cao, sát với trần nhà. Ngoài ra gia chủ có thể sử dụng đại tự và cuốn thư.
Dù cho là hoành phi, đại tự hay cuốn thư thì đều có câu đối đi kèm. Câu đối sẽ được treo hai bên của bàn thờ, có thể treo trên tường hoặc trên cột nhà thờ trước án gian thờ. Câu đối nên treo thấp hơn hoành phi.
Bát hương.
Bát hương là đồ thờ quan trọng nhất trên bàn thờ gia tiên, đây là lễ vật không thể thiếu trên bàn thờ. Tùy theo cái nhu cầu tâm linh của từng nhà mà gia chủ có thể thờ 1 bát hương hay 3 bát hương. Bát hương lớn nhất đặt chính giữa. Nếu không thờ phật thì là thờ tổ tiên. Bát hương còn lại là thờ thần: thờ thổ công, thần tài, thần lộc… Hoặc bát hương thờ những người đã khuất trong nhà.
Lộc bình.
Đối với không gian thờ có diện tích lớn như nhà phố hay biệt thự. Bàn thờ gia tiên sẽ đặt 1 hoặc 2 lọ lộc bình. Nếu 1 bình sẽ đặt bên trái của bàn thờ nhìn theo hướng từ ngoài vào. Nếu có 2 lọ thì sẽ đặt đối xứng nhau qua bàn thờ.
Ảnh thờ.
Đối với văn hóa tâm linh thờ cúng của người Việt Nam. Quy tắc đặt di ảnh bàn thờ áp dụng phổ biến theo quy tắc ” Tả nam – Hữu nữ.” Có nghĩa là ảnh của người nam đặt bên trái. Ảnh của người nữ đặt bên phải.
Ngai chén thờ.
Theo văn hóa thờ cúng của người Việt thường chọn các con số lẻ. Ngai chén thờ thường chọn là 3 – 5 – 7 và đặt trước bát hương.
Mâm bồng.
Mâm bồng cũng có rất nhiều loại. Trên bàn thờ gia tiên thông thường sẽ dùng 3 mâm.
Mâm ngũ quả đặt chính giữa.
Mâm đặt hoa ở bên trái.
Mâm đặt quả ở bên phải.
Ngai thờ.
Nhiều gia đình thường lựa chọn ngai thờ và ỷ thờ là nơi đặt bài vị tổ tiên. Ngai thờ sẽ được đặt vị trí chính giữa bàn thờ ở phía trong cùng.
Đỉnh thờ.
Hiện nay, một số gia đình có điều kiện. Đỉnh thờ bằng đồng đang được nhiều gia đình lựa chọn. Đây là đồ dùng để đốt trầm hương, tạo hương thơm thanh khiết, không khí thiêng liêng vào các ngày lễ giỗ tết để tạo lòng thành kính với ông bà tổ tiên. Đỉnh thờ sẽ đặt trước ngai thờ và phía sau bát hương.
Chân nến.
Chân nến thì dùng một đôi, có thể bằng gỗ hoặc bằng đồng. Ngoài việc dùng để thắp nến, chân nến còn có tác dụng khá quan trọng:
Chân nến bên Tả ( Hướng Đông ) tượng trưng cho hành Dương, tức mặt trời
Chân nến bên Hữu (Hướng Tây ) tượng trưng cho hành Âm, tức mặt trăng.
Đôi chân nến thường đặt ở hai bên đỉnh thờ, phía sau bát hương.
Hạc thờ.
Hạc thờ thường được đặt tại các đình chùa, bàn thờ họ hoặc là con trưởng sẽ được bố trí một đôi hạc thờ có thể là bằng gỗ hoặc bằng đồng. Đôi hạc sẽ được đặt ngay cạnh hai bên chân nến.
Đèn thờ.
Đèn thờ cũng có 2 chiếc, được đặt sử phía trong và đối xứng với 2 bên cánh gà của bàn thờ.
Ống đựng hương.
Ống hương được đặt bên ngoài hoặc cả 2 bên bàn thờ.
3. Một số lưu ý khi bài trí bàn thờ gia tiên.
Trước khi bày trí bàn thờ gia tiên gia chủ nên chú ý một số điều như sau:
Hướng, tọa của bàn thờ phải hợp phong thủy và hợp với mệnh của gia chủ.
Bàn thờ gia tiên phải được đặt vị trí cao ráo, sạch sẽ, thoáng mát.
Bàn thờ không được đặt đối diện nhà vệ sinh, nhà bếp, kho….
Tuyệt đối không được đặt thờ gần lối ra vào, hành lang để tránh ồn ào.
Thường xuyên lau chùi sạch sẽ các đồ thờ trên bàn thờ.
Bàn thờ không được đặt trực tiếp trên tủ.
Bàn thờ gia tiên và bàn thờ phật không được đặt đối diện với nhau. đó là điều tối kỵ Nên đặt bàn thờ phật theo hướng cửa chính có thể lệch sang trái hoặc sai phải.
Không được đặt chậu hoa hay cây cảnh trên bàn thờ.
Nếu có điều kiện về kinh tế và không gian nên thiết kế vách ngăn với không gian xung quanh. Đặc biệt là gia đình nào thờ cả họ nội và họ ngoại. Họ nội đặt bên trái, họ ngoại đặt bên phải.
Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Bố Trí Bàn Thờ Gia Tiên Theo Phong Thủy trên website Iseeacademy.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!