Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Đi Lễ Chùa: Ngày Giờ Tốt, Sắm Lễ, Bài Khấn Và Kiêng Kỵ mới nhất trên website Iseeacademy.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
(Chùa Trấn Quốc)
Đi lễ chùa ngày, giờ nào tốt nhất?
Đầu tiên các bạn cần nhớ đi lễ chùa là phải thành tâm, chủ yếu vẫn là trong cái tâm của mình phải luôn hướng Phật và làm việc thiện chứ không phải làm việc xấu xong đi lễ chùa để cho hết tội, do vậy yếu tố lựa chọn ngày cũng không quá quan trọng trong việc đi lễ chùa.
Đi lễ chùa dịp Tết đầu năm
Đi lễ chùa Mùng 1 Tết: Theo phong tục xưa của người Việt, việc lên chùa vào mùng 1 tết đã trở thành tục lệ quen thuộc, thậm chí họ sẽ lên chùa ngay đêm giao thừa. Mọi người thường cầu cho bản thân, gia đình mạnh khỏe, tai qua nạn khỏi, hạn ách tiêu trừ, gia đình hòa thuận, thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc. Vì vậy, đi chùa vào mùng 1 cũng đồng nghĩa cả năm bạn sẽ có được sự an lạc, cả năm may mắn. Hứa hẹn một năm mới tràn ngập tin vui.
Đi lễ chùa Mùng 2, 3 Tết: Ngày mùng 2, 3 là lễ đón Hỷ thần (may mắn, hạnh phúc), đón tài thần. vậy nên, đi chùa vào 2 ngày này sẽ được cầu nhiều tài lộc, tiền bạc dư giả nguyên năm.
Đi lễ chùa Mùng 4 Tết: Thông thường, ngày mùng 4 là ngày các gia đình đón các vị thần từ thiên đình về hạ giới cai quản một năm. Nếu đi chùa vào ngày này và thành tâm, thì điều bạn mong muốn sẽ được linh ứng và dễ thành hiện thực, ngày này cầu gì sẽ được nấy, nên nhưng ai muốn cầu tình duyên tại các chùa cầu duyên có thể chọn ngày này.
Đi lễ chùa Mùng 6 Tết: Theo quan niệm của ông bà ta thì mùng 6 là ngày bình an, và mùng 6 năm nay cũng là ngày rất tốt để xuất hành cho các chuyến đi. Vậy nên, đi chùa vào ngày này cầu mong bình an, sức khỏe, gia đạo sẽ rất tốt.
Đi lễ chùa các ngày trong tháng
Với các ngày trong tháng, bạn cũng có thể áp dụng theo danh sách như trên. Nhưng đi lễ chùa vào ngày mồng 1 và ngày 15 hàng tháng là tốt nhất. Ngày mồng 1 và ngày 15 chính là 2 ngày trong tháng tốt nhất để đi lễ chùa, 2 ngày này nếu đi chùa sẽ gặp nhiều may mắn đặc biệt là sẽ linh thiêng hơn, việc cầu cúng dễ thành hiện thực hơn là những ngày bình thường.
Các ngày còn lại trong tháng hầu như đều là những ngày bình thường và có thể đi chùa được, tuy không dược tốt bằng những ngày bên trên nhưng vẫn có thể đi chùa bình thường do vậy bạn nếu bạn không thể đi được những ngày mà chúng tôi vừa nêu ra thì có thể đi các ngày khác trong tháng đều được.
Giờ đẹp đi lễ chùa
Không quá quan trọng về giờ giấc nhưng khi đi lễ chùa bạn cũng nên tránh một số giờ nhất định.
Không đi vào giờ mà nhà chùa đang cúng thí thực, cúng cô hồn (Thời gian cúng cô hồn thường là giờ Dậu (17-19 giờ)).
Không đi chùa vào 12 giờ trưa hay đêm muộn.
Nên đi chùa vào buổi sáng, hoặc nếu nắm được lịch đọc kinh cầu an trong ngày của các nhà sư và phật tử thì chúng ta đi chùa lúc này sẽ rất tốt.
Các ngày cần tránh không nên đi lễ chùa:
Theo quan niệm dân gian thì những ngày sau sẽ không nên đi lễ chùa.
+ Ngày mồng 3, 7, 13, 18, 23, 27 đây là những ngày được coi là xuất phát không tốt, do vậy nếu bạn là người hay kiêng kỵ thì cũng không nên đi chùa vào những ngày này để tránh những phiền toái có thể xảy ra.
+ Ngày mồng 5, 14, 24, tổng các số cộng lại đều bằng 5 và người ta coi các ngày nào là ngày Nguyệt Kỵ, dân gian truyền nhau rằng ngày “nửa đời, nửa đoạn” làm gì cũng chỉ giữa chừng, khó đạt được mục tiêu do vậy không nên đi chùa vào ngày này.
Không nên dùng tiền lẻ để công đức trên chùa
Hình ảnh phản cảm khi mọi người đi lễ chùa
Ở miền Bắc mọi người hay có thói quen dùng tiền lẻ để công đức trên chùa. Nếu như trước đây, khi chúng ta còn túng thiếu và khó khăn thì điều này hoàn toàn có thể hiểu được nhưng hiện nay nhà nhà đều có kinh tế tốt hơn mà chúng ta vẫn giữ thói quen công đức 500 đồng – 1 nghìn đồng thì thật sự nên nghĩ lại.
Vậy nên, công đức cho Tam Bảo phải công đức tiền “có thể tiêu được”. Xuất tâm ra mà trong tâm sinh cảm giác “tiếc tiếc” nhưng vẫn làm, thì cái thứ tiếc tiếc đó mới là quý giá với chúng ta. Các đấng vô hình “họ” cảm nhận qua các rung động tần số sóng não, TÂM RA SAO HỌ ĐỀU BIẾT CẢ – TOÀN BỘ CÕI GIỚI TÂM LINH KHÔNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ NHƯ TIẾNG VIỆT – TIẾNG ANH – TIẾNG TRUNG – TIẾNG IRAQ – IRAN NHƯ LOÀI NGƯỜI – “HỌ” GIAO TIẾP BẰNG TÂM THỨC – CHỈ 1 RUNG ĐỘNG NHỎ TRONG TÂM HỌ ĐỀU THẤU THỊ RẤT SẮC NÉT !
Sắm lễ đi chùa như thế nào?
Nên sắm đồ chay, hương hoa oản quả
Người đi chùa nên chuẩn bị các loại lễ vật chay như hương (nhang), hoa quả, bánh oản (bánh in – gần giống một loại bánh nếp, bánh đậu xanh), xôi, chè… Chốn chùa linh thiêng, chúng ta cần hạn chế sử dụng đồ mặn làm lễ, nhằm tránh mang theo oán niệm từ các sinh linh động vật bị giết hại.
Đến dâng hương tại các chùa chỉ được sắm các lễ chay: Hương, hoa tươi, quả chín, oản phẩm, xôi chè… Cách sắm lễ cầu duyên gồm trầu cau, hoa tươi, bánh kẹo, xôi trắng hoặc bánh chưng, một khoanh giò chả, rượu trắng, tiền vàng và tiền thật tùy tâm.
Chỉ dâng lễ mặn ở khu vực thờ Mẫu, đức Ông, các vị Thánh
Việc sắm sửa lễ mặn như cỗ tam sinh (trâu, dê, lợn), thịt gà, giò, chả… chỉ có thể được chấp nhận nếu như trong khu vực chùa có thờ tự các vị Đức Ông, Thánh, Mẫu và chỉ dâng đặt tại ban thờ hay điện thờ mà thôi.
Không sắm vàng mã, tiền âm phủ dâng cúng Phật
Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng Phật tại chùa. Nếu có sửa lễ này thì đặt ở bàn thờ thần linh, Thánh Mẫu hay ở bàn thờ Đức Ông. Tiền thật cũng không nên đặt lên hương án của chính điện mà nên bỏ vào hòm công đức để phục vụ cho Phật sự tại chùa.
Chọn hoa nào dâng lễ tại chùa
Hoa tươi lễ Phật là hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu… không dùng các loại hoa tạp, hoa dại. Dâng hoa tươi cúng Phật không phải hoa gì cũng cúng được. Trong Đà La Ni Tập Kinh, quyển 6 chép: “Hoa có mùi hôi, cây gai sanh hoa, hoa có vị đắng cay, hoa không có tên… đều không nên đem cúng
Trước ngày dâng hương lễ Phật ở chùa cần chay tịnh trong đời sống sinh hoạt ngày thường: ăn chay, kiêng giới, làm việc thiện…
Quy tắc chọn hoa quả dâng lễ trên chùa
Mua đồ lễ Tam Bảo hãy chọn hoa nào thật đẹp – thật thơm – quả nào thật đẹp – thật ngon.
“Chỉ 1 bông hoa thôi – chỉ 1 quả thôi – nhưng tâm ta chọn rất cầu kỳ rất ưng ý – hoa không dập – cánh không nát – màu không úa – quả không méo – không móp – không sâu – không lỗ rỗ – ta sẽ được chứng – các ngài không cần mua nhiều – nhưng tâm thức phải có sự lựa chọn thật đẹp – thật kỹ càng – thật đặt tâm
PHẢI NHỚ RÕ CÔNG THỨC: CÁC SINH MỆNH CAO TẦNG CHỨNG TÂM – chỉ có người phàm – mà lại là phàm nhân kém phúc đẳng cấp thấp mới chọn số lượng càng nhiều càng tốt – vì của rẻ thì xài được nhiều dùng được lâu. ĐÂY LÀ ĐIỀU ĐẠI KỴ TRONG VIỆC MUA ĐỒ DÂNG TAM BẢO.
Thứ tự hành lễ khi đi chùa
Đến chùa hành lễ cần theo thứ tự như sau:
– Đặt lễ vật: Thắp hương và làm lễ ban thờ Đức Ông trước.
– Sau khi đặt lễ ở ban thờ Đức Ông xong, đặt lễ lên hương án của chính điện, thắp đèn nhang.
– Sau khi đặt lễ chính điện xong thì đi thắp hương ở tất cả các ban thờ khác của nhà Bái Đường. Khi thắp hương lên đều có 3 lễ hay 5 lễ. Nếu chùa nào có điện thờ Mẫu, Tứ Phủ thì đến đó đặt lễ, dâng hương cầu theo ý nguyện.
– Cuối cùng thì lễ ở nhà thờ Tổ, còn gọi là nhà Hậu.
– Cuối buổi lễ, sau khi đã lễ tạ để hạ lễ thì nên đến nhà trai giới hay phòng tiếp khách để thăm hỏi các vị sư, tăng trụ trì và có thể tuỳ tâm công đức.
Nếu khó nhớ các bạn chỉ cần nhớ đơn giản: Sau khi bước qua cửa chùa, chúng ta nên hành lễ theo thứ tự từ gian bên trái của chùa trước tiên, sau đó đến các gian ở giữa rồi đến các gian bên phải, đúng một vòng chùa. Thứ tự này tượng trưng cho đạo lý thuận lẽ tự nhiên (chiều kim đồng hồ) trong Phật Giáo
Với chùa có thờ các vị thánh trong đạo Mẫu. Khi lễ ban ở các ngôi chùa như vậy, chúng ta nên hành lễ trước các bức tượng Phật tổ và Tam bảo trước, sau đó mới hành lễ trước các vị thánh của các tín ngưỡng khác.
Văn khấn khi đi lễ chùa?
Bài văn khấn chung, đơn giản dễ nhớ nhất khi lễ chùa
Khi đứng khấn vái, không nên đứng thẳng ban thờ mà nên đứng chếch sang một bên.
1. Văn khấn Đức Ông – Đức Chúa Ông (Tôn giả Tu-đạt):
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy) Kính lạy Đức Ông Tu Đạt Tôn Giả, Thập Bát Long Thần, Già Lam Chân Tể. Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm ….. Tín chủ con là ……………………………………………………………………………………. Cùng cả gia đình thân tới cửa chùa …………………………….. trước điện Đức Ông, thành tâm kính lễ, (nếu có đang lễ vật thì khấn thêm “hiến dâng phẩm vật, kim ngân tịnh tài”), chúng con tâu lên Ngài Tu Đạt Tôn Giả từ cảnh trời cao soi xét. Chúng con kính tâu lên Ngài Già Lam Chân Tể cai quản trong nội tự cùng các Thánh Chúng trong cảnh chùa đây. Thiết nghĩ chúng con sinh nơi trần tục, nhiều sự lỗi lầm, hôm nay tỏ lòng thành kính, cúi xin Đức Ông thể đức hiếu sinh, rủ lòng tế độ che chở cho chúng con, ba tháng hè chín tháng đông, tiêu trừ bệnh tật tai ương, bình an trong cuộc sống. Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì. Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy)
2. Văn khấn Đức Thánh Hiền (Đức A-nan-đà Tôn Giả):
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy) Con cúi lạy Đức Thánh Hiền, Đại Thánh Khải Giáo A Nan Đà Tôn Giả.
Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm ….. Tín chủ con là ……………………………………………………………………………………. Chúng con thành tâm tiến dâng lễ bạc, oản quả, hương hoa. Cầu mong Tam Bảo chứng minh, Đức Thánh Hiền chứng giám, rủ lòng thương xót phù hộ cho con được mọi sự tốt lành, sức khỏe dồi dào, an ninh khang thái, gia đạo hưng long. Cúi mong Ngài soi xét tâm thành, phù hộ cho gia đình chúng con được sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm. Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy)
3. Văn khấn cầu bình an ở ban Tam Bảo
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy) Đệ tử con thành tâm kính lạy Mười phương chư Phật, chư vị Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng, Hộ pháp Thiện thần, Thiên Long Bát Bộ. Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm ….. Tín chủ con là ……………………………………………………………………………………. Thành tâm dâng lễ bạc cùng sớ trạng (nếu viết sớ đặt trên mâm lễ vật) lên cửa Mười phương Thường trụ Tam Bảo. Chúng con xin dốc lòng kính lễ: – Đức Phật A Di Đà giáo chủ cõi Cực Lạc Tây phương. – Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giáo chủ cõi Sa Bà. – Đức Phật Dược Sư Lưu Ly giáo chủ cõi Đông phương. – Đức Thiên thủ, Thiên nhãn, Ngũ bách danh tầm thanh cứu khổ cứu nạn, linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát. – Kính lạy Đức Hộ Pháp thiện thần Chư Thiên Bồ Tát. Kính xin chư vị rủ lòng từ bi, phù hộ độ trì cho con cùng gia đình, nguyện được mạnh khỏe, bình an,… Nguyện xin chư vị, chấp kỳ lễ bạc, tâm thành (sớ trạng) chứng minh, chứng giám cho con được tai quan nạn khỏi, điều lành đem đến, điều dữ tiêu tan, gia trung mạnh khoẻ, trên dưới thuận hoà. Chúng con người phàm trần tục lầm lỗi còn nhiều. Cúi mong Phật, Thánh từ bi đại xá cho con (và gia đình) được tai qua nạn khỏi, mọi sự tốt lành, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm. Tín chủ chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì. Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
4. Văn khấn Bồ-tát Quán Thế Âm
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy) Nam mô Đại từ Đại bi Linh cảm Quán Thế Bồ Tát. Kính lạy Đức Viên Thông giáo chủ thuỳ từ chứng giám. Chúng con có nghe Đức Phật dạy trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa phẩm Phổ Môn rằng “Dù chỉ nghe tên Quán Thế Âm Hay dù chỉ thấy bức chân dung, Nhất tâm trì niệm hồng danh ấy, Thoát mọi hung tai, được cát tường”. Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm ….. Tín chủ con là ……………………………………………………………………………………. Thành tâm đến trước Phật đài, nơi điện Đại bi, kính dâng phẩm vật, hương hoa kim ngân tịnh tài, ngũ thể đầu thành, nhất tâm kính lễ dưới toà sen hồng. Cúi xin Đức Đại Sỹ không rời bản nguyện chở che cứu vớt chúng con như mẹ hiền phù trì con đỏ. Nhờ nước dương chi, lòng trần cầu ân thanh tịnh, thiện nguyện nêu cao. Được ánh từ quang soi tỏ, khiến cho nghiệp trần nhẹ bớt, tâm đạo khai hoa, độ cho đệ tử cùng gia đình bốn mùa được chữ bình an, mầm tai ương tiêu sạch làu làu, đường chính đạo thênh thang tiến bước. Tín chủ chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì. Nam mô Quán Thế Âm Bồ-tát! (3 lần, 3 lạy).
Nên cầu gì khi đi lễ chùa?
Theo quan niệm của nhà Phật, Phật chỉ phù hộ an bình, che chở cho con Phật chứ không thể phù hộ đường công, danh, tài, lộc.
Vì vậy, khi chúng ta làm lễ cầu tới cửa Phật nên xin được Phật che chở, bảo vệ.
Vào đình, đền hoặc ban thờ Mẫu, ban thờ Thánh trong chùa bạn có thể cầu xin may mắn trong sự nghiệp, tình cảm…
Tốt nhất mọi người nên cầu nguyện cho quốc thái dân an, cầu cho người sống có sức khỏe, an lạc, tâm hồn luôn sáng và thiện lành, khởi tâm cầu đạo, giác ngộ và kính tin Phật pháp. Sau đó nguyện hồi hướng công đức cho các oan gia trái chủ, cho người thân, người đã khuất và các chúng sinh siêu thoát.
Không nên cầu gì khi đi lễ chùa?
Cầu thuận buồm xuôi gió: Khó khăn, vấp ngã là điều ai cũng phải trải qua trong cuộc đời. Bởi nhờ đó con người mới có thể trưởng thành hơn. Thế nên, bản mệnh đừng nên cầu không gặp trắc trở, mà hãy để bản thân có thể nhờ sóng gió mà đứng lên, từ vấp ngã mà thành công.
Cầu tình duyên: Theo lý nhà Phật, duyên số là điều tự nhiên nên không thể cưỡng cầu. Thậm chí là duyên cha mẹ, duyên con cái cũng đều chỉ gói gọn trong một kiếp này. Bởi vì, có ai là mang theo được duyên số bên mình. Đức Phật luôn hướng con người đến sự giải thoát khỏi cõi luân hồi, và cũng là thoát khỏi những duyên nợ ân oán.
Cầu tiền tài, danh vọng: Cả cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã dẫn dắt các đệ tử của ngài đi xin ăn, đi hóa duyên, yêu cầu họ vứt bỏ hết những tâm địa đeo bám về tiền tài danh vọng. Cho nên, những thứ này đối với con người chỉ là vật ngoài thân, không nên tham lam mà đòi hỏi nhiều.
Cầu người khác giúp mình: Cầu người khác giúp đỡ mình sẽ khiến cho bản thân bị phụ thuộc và không thể tự bản thân vượt qua được nghịch cảnh. Hơn thế nữa, người luôn cầu viện người khác sẽ luôn sống trong tâm lý mang ơn, mang khổ chứ không hề tự do tự tại được.
Cầu không bệnh tật: Người đi lễ chùa không nên cầu thoát khỏi bệnh tật, vì như vậy sẽ sinh ra tham niệm, có thể dẫn đến phạm giới. Bởi bệnh tật là do nghiệp, không phải cầu mà khỏi được. Muốn thoát khỏi đau ốm, bệnh tật thì bản mệnh nên thực hành giác ngộ, làm cho tâm không bệnh. Nhà Phật cho rằng việc hành thiện, tu dưỡng tâm tính mới có thể giúp con người đẩy lùi căn nguyên bệnh tật và đau khổ trong kiếp người.
Khi đến chùa rồi, các bạn đừng cầu gì cho bản thân mình, cũng đừng cầu cho gia đình hay dòng tộc. Hãy cầu nguyện cho tổ quốc này, cầu nguyện cho thế giới rộng lớn này mà trong đó có cả bạn và gia đình bạn. Khi tâm chúng ta rộng lớn sẽ cảm ứng với tâm Chư Phật, lúc ấy lời cầu nguyện của chúng ta ắt linh ứng.
Đi lễ chùa có nên mang lộc về nhà?
Chỉ xin lộc khi được nhà chùa phát cho
Theo nhiều kinh sách và quan niệm truyền thống, những hành vi tự ý sử dụng hoặc mang đồ nhà chùa về gọi là “đạo dụng thập phương thường trụ” (trộm dùng đồ lễ của chúng sinh cúng dàng). Phạm giới luật này khi chết sẽ bị giam vào địa ngục, chịu khổ vô kể. Kinh Phật chú đại bi, Phật điển ghi rõ, “nhân nhỏ, quả lớn”, thành tâm cúng dàng, lễ dù nhỏ nhưng phúc báo lớn lao; trộm của chùa, vật tuy sơ sài nhưng quả báo không gánh hết. Do đó, bạn không nên tự ý lấy sử dụng hoặc mang bất kỳ loại đồ đạc gì của nhà chùa về làm của riêng.
Nhớ ngày bé theo bà tôi đi lễ chùa. Bà vào chùa không bao giờ đi thẳng vào Tam bảo ngay, mà thường vào nhà Tăng trước để gặp sư xin được lễ Phật. Bà mượn đĩa của nhà chùa, đặt 5 quả cam lên đĩa, theo sư đi vào Tam bảo. Bà chắp tay khấn vái, còn sư thỉnh thuông, mõ. Xong, bà ra ngoài đợi, hôm thì tranh thủ trò chuyện với sư, hôm thì dạo quanh sân chùa.
Chờ cho cháy gần hết tuần nhang, bà bạch với sư rằng: Con lễ Phật xong rồi! Xin thầy hạ lễ cho, lễ này trước là cúng Phật, sau xin cúng dường sư thọ nhận. Sư hạ lễ, đưa trả lại lễ cho bà. Bà chối không nhận, bảo lễ đã cúng Phật. Tôi thay mặt Phật, chư Bồ-tát ban lộc cho bà. Bấy giờ bà mới từ tốn: Lộc thì con xin nhận, nhưng Thầy cũng phải thụ hưởng thì con mới vui. Vây là sư cầm 2 quả cam, bà cầm 3 quả đem về. Cũng có những lần khác, thấy sư hạ lễ của bà tôi, đem cất đi. Nhưng sau đó sư lại lấy phần oản, xôi mà những người khác dâng cúng đưa cho bà, bảo rằng lộc Phật ban. Có những hôm bà tôi vào chùa lễ Phật, không găp sư, thì bà để lễ đấy, không dám hạ lễ mang về.
Không hái lộc trên chùa
Thực ra, thứ mà chúng ta vào chùa tự ý lấy về, hoặc cướp về ấy không thể là lộc. Lên chùa hái lộc, hành vi đúng đắn là chúng ta xin và nhận lộc từ các tăng ni phát cho. Hầu hết các chùa đều chuẩn bị sẵn những cành lộc để phát cho khách đi lễ chùa đêm giao thừa.
Đáng tiếc thay, từ việc vào chùa tự hái lộc, tự hạ lộc rồi giật lộc… đã phát sinh những cảnh tượng cướp lộc ở trong các lễ hội. Mà hiện tượng ở lễ khai ấn đền Trần năm ngoái, tình trạng người đi lễ giật hoa, tranh cướp những đồ vật trên bàn thờ là vấn đề rất đáng báo động, cho thấy sự xuống cấp nghiêm trọng về văn hóa của người đi lễ đền, chùa ngày nay.
Những kiêng kỵ cần tránh khi đi lễ chùa?
Đi chùa cầu bình an vốn là một nét đẹp trong văn hóa tâm linh của người Việt Nam. Người đi chùa cần tránh 8 điều kiêng kỵ sau:
Không đi cửa chính vào chùa: Khi bước vào nhà chính của chùa là nên bước vào từ cửa bên, không bước vào cửa chính giữa; đồng thời không dẫm lên bậu cửa, phải bước qua bậu cửa, nếu không sẽ phạm tội bất kính. Cổng chính vào chùa còn gọi là cổng Tam quan, theo quan niệm xưa cửa giữa chỉ dành cho đức Phật, Ngọc đế, Quốc vương. Vì vậy nếu để ý bạn sẽ thấy nhiều chùa không mở cửa chính. Khi đi qua cổng Tam quan vào chùa nên đi vào cửa Giả quan (bên phải) và đi ra bằng cửa Không quan (bên trái).
Không đi giày dép vào Phật đường, Tam Bảo: Đi giày dép vào Tam bảo, Phật đường là điều kiêng kị khi đi lễ chùa. Ở hầu hết các chùa ở Việt Nam đều hướng dẫn người đến lễ đặt dép, giày ở ngoài vì khu vực Tam bảo, Phật đường là nơi tôn nghiêm, có giới hương, định hương, chân hương, đòi hỏi phải trì giới để di dưỡng thanh tịnh, tuyệt đối không gây ồn ào, hỗn tạp. Không để trẻ em chạy loạn tam bảo, nghịch ngợm các đồ tế khí, sờ mó tượng Phật… Không được làm ồn hoặc nói những lời bất kính. Đặc biệt, cần tránh thái độ thiếu cung kính như tùy tiện dùng tay chỉ trỏ vào tượng Phật, Thánh…
Không đi cắt ngang mặt những người đang quỳ lạy: Khi bước đi không nên cắt ngang qua mặt những người đang quỳ lạy. Muốn làm lễ thì không nên quỳ phía sau những người đang đứng thắp hương.
Không dùng miệng thổi tắt hương/nến: Tuyệt đối tránh việc châm hương sau đó thổi tắt bằng miệng. Hãy nhẹ nhàng dùng tay phẩy nhẹ.
Không chạm, sờ vào tượng Phật: Nhiều người vẫn có những quan niệm hết sức sai lầm rằng sờ mó, xoa tiền hay chạm vào tượng Phật sẽ được nhiều lợi lộc, sức khỏe. Không hề có chuyện như vậy. Những hành vi bất kính như vậy chỉ làm nhiễu loạn không khí thanh tịnh, linh thiêng vốn có nơi cửa Phật.
Không ăn mặc xuề xòa hoặc phản cảm: Chùa là nơi linh thiêng thờ phật, là cõi thanh tịnh vài vậy khi bạn đi lễ chùa cần chú ý về trang phục của mình. Khi vào chùa bạn cần mặc quần áo dài, kín cổ, giản dị, sạch sẽ, đặc biệt không mặc váy ngắn, quần cộc, áo hở hang, lòe loẹt.
Không tự ý chụp ảnh/quay phim tượng Phật: Chụp ảnh là điều kiêng kỵ khi đi lễ chùa bởi chùa vốn là nơi thờ Phật, chốn linh thiêng. Đồng thời, khi đứng khấn vái, bạn cũng không nên đứng thẳng ban thờ mà nên đứng chéo sang một bên. Đặc biệt là chụp những bức ảnh tạo dáng không lịch sự, trang nghiêm.
Sốt ruột tháng giêng – Nguyễn Ngọc Tư
Tết nhứt, người miệt miền tây xưa rày hay chưng mâm trái cây mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài mà đọc trại âm là một ước mơ : cầu vừa đủ xài. Mua được giống đu đủ vàng thì coi như cầu đủ vàng. Thay dừa bằng chùm sung một bước lên cầu xài sung. Năm nay người ta bày bán trái gọi là dư, nói gọi là vì những cây có tên rất rủng rỉnh là phát tài hay kim ngân lượng, đều không phải mớ tên sơ khai của chúng. Trái dư này, biết đâu tụi con nít quê xó nào kêu bằng trái chọi (không ăn được thì để chọi nhau chứ biết làm gì) nhưng thứ chỉ bày chơi đó thay đổi chắc nụi mâm quả Tết. Ước vọng trên đó giờ gọn lỏn như vầy: Cầu Dư.
Nó làm cho cái thế cầu vừa đủ xài cả trăm năm nay trở nên khiêm tốn, dù khái niệm “đủ xài” cũng đã là vô cùng. Mâm trái cầu dư trên bàn thờ mờ nhạt lòng thành, lẩn khuất sự tham lam, sự bất kính với vong linh người khuất mặt. Ông bà vốn bó miệng vì sung chát, đu đủ non, giờ chỉ biết ngồi ngó thứ trái lạ mà bọn người kia sợ chết dại không dám rớ. Thời của ngoại tôi, cúng vú sữa đầu mùa lên bàn thờ họ luôn chọn những trái chín ngon nhất. Bà ngoại tin người chết gì cũng biết, có lòng hay chỉ qua quýt họ đều hay. Mâm cúng thành kính xưa giờ nhuốm mùi đổi chác. Không phải ai đội hoa quả đến chùa cũng với tâm thế cho đi, chẳng cầu xin gì. Từ cầu no đủ cho đến cầu dư dả, trong lòng tham tăng bậc có sự kiên nhẫn xuống thang.
Thời thế gì mà sốt ruột. Nhà hàng xóm lại đổi chiếc xe hơi đời mới. Thằng bạn học giờ là doanh nhân trẻ vào tốp mười cả nước. Cô bạn cùng sở làm vừa sắm túi Cucci. Ông anh bên vợ trúng số. Có hàng ngàn lý do để sốt ruột, nhấp nhổm sau cái quãng chỉ so đo chuyện mâm cơm có thịt hay không có thịt, độn khoai hay không độn khoai. Cơn khát này không phải chỉ giàu, mà phải giàu nhanh như thể thời gian chỉ dành cho những người biết chụp giật, kể cả chụp giật ơn phước của tổ tiên, thánh thần.
Nhìn cảnh người ta giẫm đạp lên nhau xin (hoặc cướp) lộc chốn đền chùa, nghĩ xứ sở gì mà hỗn mang, nhập nhoạng. Không phải vì đạo, vì sự thiêng liêng của đức tin mà người này đạp lên vai, lưng người khác. Trong đám đông cướp ấn đền Trần, hẳn có nhiều người miệt mài làm việc nửa đời mà con đường quan trường vẫn xa. Bạn bè có đứa nhiều tiền nên mua được ghế, có đứa con ông cháu cha nên được nâng đỡ, còn mình bơ vơ chỉ có cách đi xin ấn đền Trần. Như để nuôi một hy vọng. Biết có cày cục làm lụng cả đời thì sự thăng tiến vẫn lừ lừ chậm bước. Những vị trí phải đợi lâu hoặc không bao giờ người ta có được nếu chỉ nhờ vào sức của mình, trong một hệ thống thăng tiến không mấy quan tâm tới khả năng làm việc.
Cái sự cuồng tín với những thứ xung quanh thánh thần (không phải với thánh thần), là hệ thống đức tin sụp đổ. Người ta không quên cái câu có làm thì mới có ăn của ông bà dạy, nhưng nhìn lên họ nhìn thấy nhan nhản những kẻ chẳng làm gì mà vẫn phờn phơ, vẫn ngồi trên trước. Nhìn xuống lại muôn trùng người tốt lăn lóc mưu sinh, sống thua thiệt cả đời. Chỉ có một thứ thay đổi số phận con người : phép màu của thần thánh. Nhưng thần thánh chưa chắc công bằng, biết đâu lại chiều chuộng kẻ có tiền có quyền. Thôi cướp lấy cho chắc ăn. Chẳng có gì chắc chắn trong việc đứng chờ thì sẽ đến lượt mình như là đến tuổi sẽ nhận được số hưu.
Trong tờ giấy mà mấy chị đàn bà xúi nhau học thuộc lòng để khấn vái lúc đi chùa, bốn chữ gia đạo bình an đứng sau cùng, sau “làm một được hai, trồng một gặt mười…”. Mấy chị, cũng như nhiều người khác, vào chùa không phải để cầu an. Bây giờ, lúc rạp mình trước đức Phật là lúc tâm chúng sinh bất an nhất.
Chịu khó ngồi lâu nhìn tháng Giêng (không chỉ năm nay) thì sẽ thấy nó trở thành một lễ hội vơ vét khổng lồ. Kẻ vét hy vọng từ trời, kẻ vét túi khách hành hương, địa phương vét phí. Đứng ở đền chùa, thấy lòng người đang loạn lạc rõ ràng hơn bất cứ chỗ nào. Vỡ đê đạo đức, cháu vác dao rượt chém bà. Vỡ đê đức tin, lộc trời rủ nhau đi cướp. Mai kia không biết thêm hệ thống tinh thần nào đổ nữa đây, chính quyền nhìn thấy cảnh đền Trần mà không lo thì hơi lạ. Bởi chuyện ở sân đền là họ sốt ruột lắm rồi, đến nỗi giẫm đạp trên đồng loại, đức tin. Ai dám chắc sốt ruột đến thế thì thôi.
Tamlinh.org (tổng hợp)
Cách Sắm Lễ Đi Chùa: Hình Ảnh Mâm Lễ Vật, Bày Lễ Cúng, Lưu Ý Kiêng Kỵ
Văn hóa đi lễ chùa vào đầu năm là một nét đẹp hình thành đã từ rất lâu. Bên cạnh đó, chùa là nơi tín ngưỡng linh thiêng nên có những quy tắc, cấm kỵ riêng. Chính vì thế, MAJAMJA sẽ giới thiệu đến bạn cách sắm lễ đi chùa, bày lễ đúng cách, các điều nên và không nên thực hiện khi đến chùa.
1. Cách sắm lễ đi chùa như thế nào
1.1. Sắm lễ vật cần chuẩn bị gì?
Để có thể sắm lễ đi chùa đầu năm đầy đủ và chính xác, bạn nên tham khảo kỹ càng từ nhiều nguồn thông tin khác nhau, nhờ hỏi những người đi trước để nhận được sự chỉ dẫn tận tình tránh trường hợp mua sai lễ. Bên cạnh đó, chùa là chốn thanh tịnh nên các lễ vật sẽ là lễ chay như: hoa quả tươi sạch, các loại bánh thơm ngon hay các loại kẹo phù hợp dâng lễ, trà nguyên chất thơm thơm, nhang trầm chất lượng,…
Cách sắm lễ đi chùa đầu năm cần chuẩn bị như thế nào? (Nguồn: youtube.com)
Đây là một trong những việc quan trọng để đi lễ chùa đúng cách, trình tự và có phép tắc. Trước tiên, bạn đặt các lễ vật đã mua lên và thắp nhang, trầm ở trước chánh điện. Sau đó, đi đến các nơi thờ khác trong chùa để đặt lễ vật và thắp hương. Cuối buổi đi lễ chùa bạn khoan hãy về sớm, đến trò chuyện và hỏi thăm các nhà sư hay làm công đức, cúng dường là chuyện bạn có thể làm. Thêm vào đó, trang phục bạn mặc nên nghiêm trang và kín đáo khi đến nơi chốn tôn nghiêm.
Hành lễ khi đi lễ chùa đúng cách là việc quan trọng (Nguồn: baomoi.com)
Ở chùa, chánh điện bao giờ cũng nằm ở giữa và là ban Tam Bảo thờ Phật, khi bày lễ ở ban này thì các lễ vật quan trọng gồm 5 món: hương (nhang), đăng (nến), hoa, trái cây và nước. Lưu ý không nên để tiền, vàng lên nơi thờ ban Tam Bảo, tránh đem các đồ cúng mặn vào trong chùa.
Khi thắp hương thường thì chúng ta thắp 3 nén nhang, tuy nhiên vì lý do an toàn nên nhiều chùa quy định thắp chung một lư hương đặt trước cổng chùa và sau đó đến các ban thờ để khấn vái. Việc thắp số lượng hương cũng không quá quan trọng, bạn nên chú tâm vào việc chuẩn bị lễ vật sao cho đầy đủ và chính xác.
Nên bày lễ vật đầy đủ, chính xác ở ban thờ trong chùa (Nguồn: phunutoday.vn)
Hình ảnh mâm lễ đi chùa (Nguồn: photoshelter.com)
Bên cạnh cách sắm lễ đi chùa, chuẩn bị bài khấn lễ là việc quan trọng không thể thiếu. Đầu tiên, khấn thành tâm sám hối, kế tiếp nguyện hồi hướng công đức cho người thân, người đã khuất và người còn sống được bình an, khỏe mạnh, hướng về Phật pháp. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể khấn thành tâm theo sự hiểu biết, ý nghĩ của mình và tránh cầu nguyện lợi lộc nhiều cho bản thân.
Chuẩn bị bài khấn có trình tự và thành tâm cầu nguyện khi lễ Phật (Nguồn: baomoi.com) Lễ vật cúng chùa (Nguồn: indoneo.com) Đi chùa mua hoa quả gì (Nguồn: wixmp.com) Mâm trái cây lễ vật đi chùa (Nguồn: agefotostock.com)
2. Đi lễ chùa thế nào cho đúng
2.1. Điều nên làm khi đi chùa
Khi vào chánh điện, bạn nên đi vòng quanh tượng Phật ở khu vực tam bảo từ phải sang trái, khi đi niệm “A di đà phật”. Đi lễ chùa, nếu bạn sử dụng đồ ăn hay thu lộc thì nên cúng dường công đức dù ít hoặc nhiều. Hơn nữa, vào nơi chốn thanh tịnh và linh thiêng thì nên mặc trang phục đơn giản, sạch sẽ, không được mặc quần ngắn, váy ngắn, đồ hở hang,… Trước khi mở lời chào các sư trụ trì, tăng ni nên sử dụng phật danh “A di đà phật” và cũng dùng câu này để chào khi ra về.
2.2. Điều không nên làm khi đi lễ chùa
Đầu tiên, không nên chạy nhảy, nói chuyện, ngồi hay nằm, khạc nhổ, hắt hơi,… trong khu vực chánh điện tam bảo. Các vật dụng như: mũ, khăn, túi xách, bao tay,… không nên mang vào tam bảo khi lạy Phật, cách tốt nhất là bạn nên để vật tùy thân không quan trọng ở nhà khi vào chùa. Đặc biệt, việc đứng hay quỳ lạy chính giữa phật đường là điều không nên bởi đây là vị trí của sư thầy trụ trì.
Chú ý những việc nên và không nên làm khi đi lễ chùa (Nguồn: phunutoday.vn)
3. Đầu năm nên đi lễ chùa nào thiêng
Dịp đầu năm, văn hóa đi chùa lễ Phật của người Việt đã quen thuộc trong tiềm thức của mọi nhà, thành tâm khấn vái cho gia đình được bình an, có sức khỏe, may mắn trong cuộc sống. Hơn nữa, đây cũng là kỳ nghỉ lễ dài hơi nên nhiều gia đình book tour hành hương kết hợp du lịch đầu năm và hiện đang có giá ưu đãi hấp dẫn, đa dạng sự lựa chọn trên website Adr. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo kinh nghiệm đi chùa Hương đầu năm nếu có dự định đến đây, bởi đây là nơi linh thiêng và tôn nghiêm mà bất cứ các Phật tử nào cũng mong đến một lần.
Du xuân cùng gia đình với tour hành hương lễ chùa (Nguồn: ongbachau.vn)
Bài viết là những thông tin về các điều nên biết về cách sắm lễ đi chùa, cách bày lễ cũng như những điều nên và không nên làm khi đến chùa. Hy vọng gia đình bạn sẽ có một chuyến du xuân và kinh nghiệm hữu ích để đi chùa lễ Phật được suôn sẻ.
Hướng Dẫn Chọn Ngày Và Giờ Tốt Làm Lễ Nhập Trạch
Ý NGHĨA TÂM LINH CỦA LỄ NHẬP TRẠCH
Nhập trạch là một từ Hán Việt trong đó “nhập” nghĩa là vào, “trạch” nghĩa là nhà. Nhập trạch ở đây có nghĩa là vào nhà mới, lễ nhập trạch được xem như một nghi thức để “đăng ký hộ khẩu” với các vị thần linh, thổ địa đang cai quản nơi này. Đây được xem là một nghi lễ quan trọng mỗi khi gia chủ xây nhà mới và được thực hiện trước khi vào ở.
Sở dĩ cần thực hiện nghi lễ nhập trạch vào nhà mới là vì theo quan niệm của cha ông, mỗi ngôi nhà sẽ có một vị thần cai quản riêng. Vì vậy, khi chuyển đến nơi ở mới, Bạn phải làm lễ báo cáo với vị thần này, để họ chứng giám sự có mặt của gia đình Bạn, phù hộ độ trì cho cuộc sống sau này bình an và gặp nhiều may mắn.
Có thờ có thiêng, có kiêng có lành. Làm lễ nhập trạch không chỉ là một thủ tục chuyển nhà mới mà còn mang lại cho Bạn sự an tâm, không còn cảm thấy băn khoăn, day dứt. Bắt đầu cuộc sống mới với trọn vẹn niềm vui và sự hứng khởi.
HƯỚNG DẪN CHỌN NGÀY VÀ GIỜ TỐT LÀM LỄ NHẬP TRẠCH
Lễ nhập trạch thường được thực hiện vào ngày tốt, ngày đẹp và được thực hiện bởi gia chủ hay các thầy sư, thầy phong thủy. Việc lựa chọn ngày giờ tốt để làm lễ nhập trạch sẽ giúp cho gia chủ có cuộc sống thuận lợi, mọi chuyện suôn sẻ và tránh được nhiều vận xui.
Có nhiều hình thức chọn ngày đẹp để làm lễ nhập trạch, phổ biến nhất là 3 cách sau đây:
– Chọn ngày nhập trạch theo giờ Hoàng đạo, làm lễ vào các khung giờ này là khoảng thời gian trời đất giao hòa, thích hợp để làm những việc trọng đại.
– Chọn giờ theo tuổi gia chủ, để biết được thời gian hợp tuổi gia chủ thì cần phải nhờ đến thầy phong thủy.
– Chọn ngày làm lễ nhập trạch theo hướng nhà cũng là một phương pháp được nhiều người áp dụng. Để chọn được ngày chính xác thì gia chủ cũng cần nhờ các thầy phong thủy xem hướng nhà và tuổi của mình.
Đối với cách thứ 3, đây là cách phổ biến nhất đối với những người làm ăn kinh doanh. Người ta quan niệm rằng yếu tố hướng nhà có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của gia đình. Gia chủ có thể chọn ngày theo hướng nhà để mang lại nhiều may mắn:
– Nhà hướng Đông, hệ Mộc cần tránh các ngày Dậu, Sửu, Tỵ của hệ Kim.
– Nhà hướng Tây, hệ Kim tương khắc với những ngày Mùi, Hợi, Mão hệ Mộc.
– Nhà hướng Nam, hệ Hỏa nên tránh ngày Tý , Thân, Thìn hệ Thủy.
– Nhà hướng Bắc, hệ Thủy tránh ngày Dần, Ngọ, Tuất hệ Hỏa.
Ngoài ra, gia chủ cũng nên tránh một số ngày đại kỵ không nên làm lễ nhập trạch như sau:
– Tháng Giêng tránh ngày Ngọ
– Tháng Hai tránh ngày Mùi
– Tháng Ba tránh ngày Thân
– Tháng Tư tránh ngày Dậu
– Tháng Năm tránh ngày Tuất
– Tháng Sáu tránh ngày Hợi
– Tháng Bảy tránh ngày Tý
– Tháng Tám tránh ngày Sửu
– Tháng Chín tránh ngày Dần
– Tháng Mười tránh ngày Mão
– Tháng Mười một tránh ngày Thìn
– Tháng Chạp tránh ngày Tị.
Bên cạnh đó, gia chủ cũng cần tránh những ngày Nguyệt kỵ trong tháng. Ngày Nguyệt kỵ là các ngày có số cộng vào bằng 5.
Trong tháng sẽ có các ngày Nguyệt kỵ như:
– Ngày 05: 0+5=5
– Ngày 14: 1+4=5
– Ngày 23: 2+3=5.
Những ngày này được cho là xui xẻo, làm việc gì cũng không thành, dang dở, vất vả.
Gia chủ khi chọn ngày nhập trạch cũng phải tránh những ngày Tam Nương sát, cụ thể là các ngày sau đây:
– Ngày Tam Sơ Tam dữ sơ Thất (ngày 3, ngày 7);
– Thập tam Thập bát dương (ngày 13, ngày 18);
– Chấp nhị dữ Chấp thất (ngày 22, 27).
Vào những ngày này, Ngọc Hoàng sẽ sai Tam Nương xuống trần gian để thử lòng phàm nhân nên mọi việc sẽ không được như ý muốn, trễ nải, bất thành.
CHUẨN BỊ LỄ VẬT CÚNG NHẬP TRẠCH
Sau khi bạn đã chọn được ngày giờ chuyển nhà, việc tiếp theo là chuẩn bị đủ đầy những đồ đạc, lễ vật trong lễ cúng. Bao gồm:
Bếp than: được đặt ở chính giữa lối đi cửa chính để vào nhà. Mục đích là để gia chủ và những người khác sẽ bước qua bếp than khi vào nhà. Lửa tính hỏa khi bước qua sẽ giúp loại bỏ những điều không may mắn còn vương trên người.
Bếp nấu: Có thể là bếp than hoặc bếp gas nhưng không được dùng bếp điện vì bếp dùng để nấu ăn trong ngày dọn nhà cần có ánh lửa.
Trước hết bạn hãy hiểu rằng, mâm lễ cúng nhập trạch to hay nhỏ không quá quan trọng, điều quan trọng hơn cả là ở tấm lòng thành tâm của gia chủ. Thế nên tùy theo điều kiện kinh tế của gia đình, bạn có thể chuẩn bị mâm cỗ cúng thần linh và gia tiên gồm:
– Mâm ngũ quả: Khi chuẩn bị trái cây, người ta thường dùng 5 loại quả tươi và đẹp nhất để bày lên cúng. Các loại quả tươi thường được dùng để cúng nhập trạch như nải chuối, cam, quýt, bưởi, đu đủ, mãng cầu, dưa hấu…. có thể tùy vào đặc sản của từng vùng miền mà chọn loại quả phù hợp. Khi chọn quả cúng, bạn cần chọn loại quả tròn, có màu tươi mới, không bày những quả có gai lên bàn thờ cúng vì nó mang sát khí.
– Mâm hương hoa: Người ta thường bày trí các loại hoa tươi, nhang, 1 cặp đèn cầy đỏ, 3 miếng trầu cau, giấy vàng bạc, 1 đĩa muối gạo và 3 hũ đựng muối, gạo, nước trộn lẫn. Hoa có thể chọn theo mùa chứ không nhất thiết phải chọn 1 loại hoa cố định.
– Mâm rượu thịt: Gia chủ hãy chuẩn bị 1 miếng thịt luộc, 1 con tôm luộc, 1 trứng vịt luộc, xôi, gà luộc để nguyên con, 3 ly trà, 3 ly rượu và 3 điếu thuốc.
Nếu là nhà mặt đất thì chuẩn bị nước ngũ vị để hàn long mạch. Mua một gói ngũ vị ở hàng mã, cho 2 lít nước vào nấu rồi gạn lấy nước để hàn long mạch.
THỦ TỤC LÀM LỄ NHẬP TRẠCH NHÀ MỚI
Sau khi đã sắm lễ và chuẩn bị mâm cúng đầy đủ, gia chủ tiến hành làm lễ nhập trạch theo các bước sau đây:
– Trước tiên, gia chủ hãy chuẩn bị bếp than củi đặt giữa lối đi qua cửa chính và nhà mới. Gia chủ đứng tên nhà sẽ cầm bát hương thờ Thổ công và bước chân qua bếp than. Khi bước chân cần lưu ý bước chân trái trước sau đó mới đến chân phải.
– Sau đó, các thành viên khác trong nhà sẽ lần lượt bước vào theo, vào theo thứ tự vai vế từ lớn đến nhỏ. Người vợ sẽ cầm theo tư trang và tiền của mang vào nhà, con cái bước vào theo cầm thêm chảo, nồi và các vật dụng khác. Tất cả các thành viên đều bắt buộc phải cầm một thứ gì đó vào nhà mới.
– Khi làm lễ nhập trạch, tất cả các đèn trong nhà nên bật sáng toàn bộ, các cửa sổ hay cửa chính đều mở để đón ánh sáng và hút tài lộc, vượng khí. Gia chủ sẽ thực hiện nghi lễ cúng bái và xin phép thần linh được ở trong ngôi nhà mới này. Kèm theo đó là làm lễ rước ông bà, tổ tiên về nhà mới.
– Tiếp theo, gia chủ hãy sắp xếp các lễ vật đã được chuẩn bị theo hướng hợp mệnh của mình và thắp hương để xin nhập trạch. Bếp cần được khai lửa, đun nước do chính tay gia chủ thực hiện Nước này dùng để pha trà, dâng lên ông bà tổ tiên.
– Sau đó gia chủ sẽ đọc bài khấn nhập trạch và cuối cùng là làm lễ yết cáo đến gia tiên rồi mới bố trí đồ đạc trong nhà.
– Sau khi đã dọn dẹp đồ đạc ngăn nắp thì gia chủ và các thành viên trong gia đình phải thực hiện nghi lễ bái tạ đến thần linh và ông bà tổ tiên.
BÀI VĂN KHẤN LÀM LỄ CÚNG NHẬP TRẠCH VÀO NHÀ MỚI 1. Văn Nhập Trạch khấn Thần Linh
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười Phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy Các ngài Thần linh bản xứ cai quản trong khu vực này.
Tín chủ (chúng) con là:……………
Hôm nay là ngày….. tháng…. năm…. tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén
tâm hương dâng lên trước án. Trước bản toạ chư vị Tôn thần tín chủ con kính cẩn tâu trình:
Các vị Thần linh,
Thông minh chính trực
Giữ ngôi tam thai
Nắm quyền tạo hoá
Thể đức hiếu sinh
Phù hộ dân lành
Bảo vệ sinh linh
Nêu cao chính đạo.
Nay gia đình chúng con hoàn tất tân gia, chọn được ngày lành dọn đến cư ngụ, phần sài nhóm nhóm lửa, kính lễ khánh hạ. Cầu xin chư vị minh Thần cho chúng con được nhập vào nhà mới tại:…………………. và lập bát nhang thờ chư vị Tôn thần. Chúng con xin phép chư vị Tôn thần cho rước vong linh Gia tiên chúng con về ở nơi này để thờ phụng. Chúng con cầu xin chư vị minh Thần gia ân tác phúc, độ cho gia quyến chúng con an ninh, khang thái, làm ăn tiến tới, tài lộc dồi dào vạn sự như ý, vạn điều tốt lành.
Tín chủ lại mời các vong linh Tiền chủ, Hậu chủ ở trong nhà này, đất này xin cùng về đây chiêm ngưỡng Tôn thần, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho tín chủ con sức khoẻ dồi dào, an khang, thịnh vượng. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
2. Văn Khấn Nhập Trạch Cáo Yết Gia Tiên
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Kính lạy Tiên nội ngoại họ……………
Hôm nay là ngày……… tháng.:……. năm……….
Gia đình chúng con mới dọn đến đây là: (địa chỉ):………….. Chúng con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước ban thờ Cụ nội ngoại gia tiên. Nhờ hồng phúc tổ tiên, ông bà cha mẹ, chúng con đã tạo lập được ngôi nhà mới. Nhân chọn được ngày lành tháng tốt, thiết lập án thờ, kê giường nhóm lứa, kính lễ khánh hạ. Cúi xin các cụ, ông bà cùng chư vị Hương linh nội ngoại họ……………….. thương xót con cháu, chứng giám lòng thành, giáng phó linh sàng thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì cho chúng con, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long, cháu con được bình an mạnh khoẻ.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Về cơ bản, mâm cúng giữa nhà cần có trái cây, hoa, nhang, đèn cầy hoặc nến, gạo, muối, trà, rượu, nước lọc, trầu cau, tiền vàng, nồi xông, trầm hương, xôi, chè, cháo, bánh kẹo, heo sữa nhỏ quay.
Mâm cúng thần tài bao gồm: trái cây, hoa cúc kim cương, nhang , tiền vàng , rượu, thịt heo quay và bánh bao.
Mâm cúng táo quân gồm: trái cây, hoa cúc, nhang, đèn cầy hoặc nến, gạo, muối, trà, rượu, nước lọc, trầu cau, tiền vàng, xôi, chè, chả giò và bánh chưng.
NHỮNG LƯU Ý KHI DỌN VÀO NHÀ MỚI
Khi dọn về nhà mới, để tránh gặp phải những điều xui xẻo gia chủ cần lưu ý các vấn đề sau đây:
– Gia chủ nên chọn ngày lành tháng tốt để dọn nhà dựa theo ngày tháng năm sinh âm lịch của mình.
– Cần thực hiện chuyển nhà đúng với ngày giờ đã định sẵn, lúc chuyển nhà không nên mời bạn bè, khách khứa mà chỉ nên có mặt những người thân trong gia đình.
– Không nói những chuyện không tốt lành, tiêu cực trong ngày nhập trạch.
– Không tranh cãi, mâu thuẫn, bực tức hay mắng mỏ hoặc khóc lóc trong nhà.
– Cần kiểm tra các bóng đèn, thiết bị điện tử trước khi nhập trạch.
– Trong ngày nhập trạch không nên ngủ trưa vì nó mang hàm ý tượng trưng cho sự lười biếng, bệnh tật.
– Nên mua chổi và cây lau nhà mới, thậm chí đối với chổi quét bếp hay nhà kho.
– Không nên đi tay không vào nhà mà hãy mang thứ gì đó tốt đẹp như trái cây hoặc hoa.
– Không để phụ nữ có bầu tham gia chuyển nhà.
– Trong ngày nhập trạch, cần nổi lửa và nấu thứ gì đó tượng trưng.
Qua đây bạn đã biết nhập trạch là gì và những thủ tục làm lễ nhập trạch vào nhà mới sao cho đúng. Việc nhập trạch rất quan trọng đối với gia đình, đây được xem là sự kiện trọng đại, nó sẽ quyết định cuộc sống của gia đình trong căn nhà mới này như thế nào, có tốt đẹp hay không, may mắn hay xui xẻo… Cho nên chúng ta cần phải thực hiện buổi lễ nhập trạch cho đúng và suôn sẻ để cầu mong những điều may mắn đến với gia đình.
Tấn Phát
Chuyên Gia Hướng Dẫn Cách Sắm Đồ Lễ Vật Và Cúng Khấn Khi Đi Lễ Chùa Đầu Năm Mới
Đi lễ chùa là nét đẹp từ lâu đời của người dân Việt Nam, nhất là vào ngày mùng 1 Tết – khoảng thời gian liêng thiêng nhất của năm.
Người Việt xưa nay thường có tục lệ vào ngày này sẽ đến những không gian linh thiêng như đền, chùa, phủ để cầu may mắn, xin tài lộc, bình an cho cả gia đình.
Theo Giáo sư Ngô Đức Thịnh – nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa Việt Nam, Tết Nguyên đán là dịp rất quan trọng trong tiềm thức của người dân Việt Nam. Tùy từng nơi, có thể giao thừa xong, người dân sẽ lên chùa để xin lộc đầu năm, hoặc đi lễ vào một trong 3 ngày Tết.
Lộc là biểu tượng của mùa xuân, của sự sinh sôi nảy nở. Lộc có thể hiểu là sức khỏe, công danh. Tuy nhiên, một số người quan niệm lộc đầu năm là các chồi non của cây cối nên đi bẻ cành, hái lộc làm phá hoại môi trường.
Ngoài ra, có gia đình đi lễ quá coi trọng lễ vật, đốt nhiều tiền vàng vì cho rằng lễ vật càng to càng được phù hộ và xin được càng nhiều tài lộc. GS Ngô Đức Thịnh cho rằng quan niệm như vậy là không đúng, quan trọng nhất vẫn là lòng thành của mỗi người khi tìm về chốn linh thiêng.
Từ xưa, khi lên chùa người ta cũng mang theo một chút tiền. Ông cha ta gọi tiền đó với tên rất giản dị tiền “giọt dầu” để cùng góp một phần nhỏ vào hoạt động của đền chùa. GS Ngô Đức Thịnh khuyên người dân không nên rải quá nhiều tiền lẻ, hay giắt cả tiền vào tay tượng Phật. Điều này không phù hợp với tín ngưỡng và tạo ra hình ảnh phản cảm.
Cách sắm lễ vật khi đi chùa đầu năm mới:
– Chùa là nơi thanh tịnh nên khi sắm sửa lễ vật phải chọn những lễ chay như hương, hoa quả tươi, oản, xôi chè và cấm kị lễ vật mặn như một số người thường mang lên chùa.
– Dâng lễ mặn chỉ được áp dụng trong trường hợp đền chùa đó có các vị Thánh, Mẫu, Thành Hoàng,… Các vị này thường an tọa ở các khu ngoài chính điện. Lễ mặn có thể dâng gồm gà, giò, chả, rượu, trầu cau.
– Đi chùa có thể chuẩn bị tiền giấy âm phủ và hương. Tiền “giọt dầu” hãy để vào hòm công đức,
– Dâng hoa ở các đền chùa nên chọn các loại hoa thanh tao như hoa sen, hoa huệ, mẫu đơn, hoa cúc… Tránh dùng những loại hoa lạ, hoa dại.
Cách hành lễ khi đi chùa
Hành lễ đi chùa cũng cần có phép tắc và thứ tự. Trước hết hãy đặt lễ vật lên và thắp hương ở chính điện trước.
Sau khi đặt lễ và thắp hương ở chính điện thì đi đến các ban thờ khác để đặt lễ và dâng hương. Nếu đình chùa có nhà thờ Tổ, nhà Hậu thì cũng cần phải ghé qua. Cuối buổi lễ sau khi lễ tạ để hạ lễ thì nên đến trai giới hay phòng khách để thăm hỏi và trò chuyện với các nhà sư và công đức nếu có.
Ngoài ra, khi đến chỗ linh thiêng, người dân cần chú ý mặc trang phục kín đáo, trang nghiêm.
Cách khấn bái khi lễ chùa
Khấn ở ban Tam Bảo
Nam mô a di đà phật (3 lần 3 lạy)
Đệ tử con nay thành tâm kính lạy mười phương chư Phật
Hôm nay là ngày… tháng….năm… Đầu xuân năm mới, tín chủ con là… ngụ tại…
Con thành tâm dâng lễ bạc cùng sớ trạng lên mười phương thường trụ Tam Bảo. Kính xin chư vị rủ lòng từ bi, phù hộ độ trì cho con được… (công danh, tài lộc, nhân duyên, sức khỏe)…
Chúng con người trần phàm tục còn nhiều lỗi lầm, cúi mong Phật Thánh từ bi đại xá để cho con và gia đình được tai qua nạn khỏi, mọi sự bình an, sở cầu như ý.
Tín chủ chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin phù hộ độ trì.
Nam mô a di đà Phật (3 lần 3 lạy)
Khấn bồ Tát, thánh hiền
Tương tự như khấn ở Tam bảo chỉ cần thay ở đoạn “Đệ tử con nay thành tâm kính lạy mười phương chư Phật” thành ban bệ cần khấn.
Ngoài ra, người dân có thể thành tâm khấn nôm theo ý hiểu của mình. Không nên mưu cầu quá nhiều về lợi lộc cá nhân.
Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Đi Lễ Chùa: Ngày Giờ Tốt, Sắm Lễ, Bài Khấn Và Kiêng Kỵ trên website Iseeacademy.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!