Xem Nhiều 3/2023 #️ Không Thiết Trí Lễ Đài, Xe Hoa Trong Đại Lễ Phật Đản – Phật Lịch 2564 – Đoàn Tncs Hồ Chí Minh – Thành Phố Đà Nẵng # Top 8 Trend | Iseeacademy.com

Xem Nhiều 3/2023 # Không Thiết Trí Lễ Đài, Xe Hoa Trong Đại Lễ Phật Đản – Phật Lịch 2564 – Đoàn Tncs Hồ Chí Minh – Thành Phố Đà Nẵng # Top 8 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Không Thiết Trí Lễ Đài, Xe Hoa Trong Đại Lễ Phật Đản – Phật Lịch 2564 – Đoàn Tncs Hồ Chí Minh – Thành Phố Đà Nẵng mới nhất trên website Iseeacademy.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

ĐNO-Sáng 5-5, Trưởng Ban Tôn giáo-Sở Nội vụ thành phố Nguyễn Cao Cường cho biết, Ban đã có hướng dẫn các cơ sở thờ tự của Phật giáo trên địa bàn thành phố về việc tổ chức Đại lễ Phật đản – Phật lịch 2564 (dương lịch 2020) không tập trung đông người để phòng, chống Covid-19. 

Ngày 4-5, Ban Tôn giáo thành phố chúc mừng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo thành phố nhân Đại lễ Phật đản – Phật lịch 2564 (dương lịch 2020). Ảnh: CTV

Theo đó, các cơ sở thờ tự tổ chức Đại lễ Phật đản – Phật lịch 2564 với các hoạt động: Nghi thức tắm Phật truyền thống tại các cơ sở tự viện, tại tư gia tín đồ; thiết trí hương án, vườn Lâm Tỳ Ni trong khuôn viên cơ sở thờ tự; không thiết trí lễ đài tập trung, không tổ chức xe hoa và không tổ chức các hình thức sinh hoạt tập trung đông người khác như: văn nghệ chào mừng, triển lãm, hội thảo, tọa đàm, phát quà…

Ban Tôn giáo cũng đề nghị Sở Văn hoá và Thể thao có hướng dẫn Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố và các quận, huyện tổ chức trang trí và treo cờ Tổ quốc, cờ Phật giáo, băng rôn, biểu ngữ kính mừng Phật đản theo đúng quy định, bảo đảm an toàn giao thông, mỹ quan đô thị.

Đề nghị Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có biện pháp quản lý, hướng dẫn các hoạt động từ thiện, nhân đạo của các tổ chức, cá nhân theo đúng quy định pháp luật và các hiện tượng lang thang xin ăn biến tướng tập trung tại các cơ sở thờ tự Phật giáo trong dịp này.

  Nguồn: Báo Đà Nẵng.

Thiết Trí Lễ Đài Phật Đản Là Truyền Thống Của Người Phật Tử

Thiết trí Lễ đài Phật đản là truyền thống của người Phật tử

Còn gì đớn đau hơn, khi con tự cho mình là một Phật tử thuần thành, uy tín có, từ thiện có, thọ Bồ tát giới có, mà mỗi việc an trí bàn Phật Đản sanh cũng không làm được, thì đó là một thiếu sót lớn. Nếu cứ cho rằng “Phật tại tâm”, rồi chấp lý bỏ sự, thì con đâu thể trang nghiêm thế tục, lấy nhân gian làm tịnh độ, đâu có gì là sự nghiệp lợi tha của Bồ tát? Kinh Hoa Nghiêm dạy: ” Chẳng phát Bồ đề tâm mà làm tất cả việc lành, đó là nghiệp của ma”. Nên bất kì phương tiện nào mà không đưa chúng sanh đến Phật đạo, cũng chưa phải là rốt ráo.

Nhiều đứa khờ! Chỉ biết khôn nhà dại chợ. Nhiều năm thầy in băng rôn, phong Phật đản, sắm đèn và cờ Phật giáo phát cho, dạy về làm bàn Phật đản sanh tại nhà, chỉ biết trố mắt ra nhìn. Như thể là nhà chùa đang bắt chước hình thức làm hang đá của ngoại đạo trong dịp lễ Noel, mà không chịu tìm hiểu lịch sử Phật giáo Việt Nam cặn kẽ. Dẫn đến  thái độ thiển cận và lệch lạc. Dù đó vốn dĩ là truyền thống của Phật giáo Việt Nam, đã bị đứt đoạn vì hoàn cảnh lịch sử.

Nguyên nhân của Pháp nạn Phật giáo năm 1963, là do chính sách kỳ thị Phật giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm, bắt đầu bằng công điện số 5159 cấm treo cờ tôn giáo ở những nơi công cộng vào ngày 6/5/1963 (Trước Lễ Phật Đản 2 ngày) nhằm hạn chế lễ Phật đản. Tại Huế, đã dấy lên làn sóng phẫn nộ của dư luận. Sự nổi dậy của quần chúng Phật tử lan rộng ra cả miền nam, làm lung lay tận nền móng chế độ Việt Nam Cộng Hoà. 

Đại lễ Phật đản Vesak Phật lịch 2563 tại TP.Đà Lạt trên hồ Xuân Hương.

Có thể nói, đây là một sự kiện đấu tranh đòi bình đẳng tôn giáo ở miền Nam Việt Nam vào năm 1963, được đánh đổi bằng máu và nước mắt của chư tôn thiền đức Tăng Ni, Phật tử, giới sinh viên và các tầng lớp tri thức. Đỉnh cao của phong trào này là sự tự thiêu của Bồ tát Thích Quảng Đức cũng như các vị Thánh tử đạo. Dẫn đến sự sụp đổ hoàn toàn của chế độ độc tài Ngô Đình Diệm. 

Như vậy, sự tồn vong của Phật giáo đã trả giá bằng bao nhiêu xương máu của tiền nhân. Không chỉ giai đoạn pháp nạn 1963 mà còn trải qua những biến cố thăng trầm cùng dân tộc. Đến nay, trước sự bành trướng của ngoại đạo, nhiều ngôi chùa đã bị biến thành nhà thờ, dẫu còn chứng tích lịch sử , vẫn chưa có câu trả lời thích đáng. Thậm chí, suốt những năm gần đây, Phật giáo luôn bị tấn công bởi truyền thông bẩn, nhằm thiểu số hóa Phật giáo. Vậy mà người Phật tử lại thờ ơ. 

Là Phật tử, tại sao lại tự tiện dẫm đạp lên di sản của tiền nhân như thế? Người xưa vì đạo, mong muốn được treo lá cờ thể hiện mình là Phật tử mà sẵn sàng đổ máu, hy sinh bỏ cả thân mạng, còn quý vị ngày nay quen thói sáo rỗng “Phật tại tâm” mà chẳng thiết đổi một bức hình đại diện Kính mừng Phật đản, huống chi là  trang nghiêm thiết lập lễ đài Phật đản tại nhà, lo treo đèn, cắm cờ, kết hoa cúng Phật. Trớ trêu! Đạo tâm người nay đã mạt như thế, thì trách sao chánh pháp không suy tàn, rồi đổ lỗi Tăng già phi phạm hạnh. Thật là oan cho phận lão lái đò.

Trách nhiệm của cư sĩ là hộ pháp, không chỉ ngoại hộ cho đời sống Tăng đoàn bằng tứ sự, mà còn phải tích cực truyền đạo sâu rộng vào quần chúng. Nên mới có những hạnh nguyện tuyệt vĩ như Duy Ma, Thắng Man trong kinh điển Đại Thừa. Còn người nay, dù Tam Quy là nền tảng căn bản nhất mà chẳng chịu giữ gìn, huống chi nói đến hạnh nguyện xuất trần. Bằng nhắc đến việc tổ chức Phật đản khác nào “cha chung không người khóc”, hoặc “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”, rốt cuộc chỉ ưa náo nhiệt trong các dịp lễ Noel mà chẳng thiết tha gì ngày đản sanh của đức Từ Phụ. Đó là cái tệ do lòng người vô minh vậy. Rồi viện lý do mạt pháp. Pháp thân Như Lai thường trú khắp mười phương, vốn dĩ bất sanh diệt thì làm gì có gốc ngọn, hay chịu sự chi phối của vô thường. Cũng bởi lòng người không kiên định nên mới có Tượng Pháp và Mạt Pháp.

Nếu nói “Phật tại tâm”, thì đó là tâm nào? Trong thiền thông nói: “Phi tâm, phi Phật, phi vật”. Vốn dĩ “ngũ uẩn giai không” thì quý vị nhằm đâu để tắm Phật? Nên chư Phật không cần chúng ta trang hoàng kỷ niệm.

Đại lễ Phật đản Vesak Phật lịch 2563 tại TP.Đà Lạt trên hồ Xuân Hương.

Nhưng đã còn kẹt trong thế giới nhị nguyên, chưa ra khỏi sanh tử, không thể nhìn đời bằng tuệ giác vô ngã, thì phước hữu lậu là điều rất cần. Nếu chẳng siêng làm lễ tắm Phật, không hân hoan kính mừng Phật đản trong mỗi dịp đản sanh, thì chẳng thể rộng kết duyên lành với chư Phật và chúng sanh, bằng việc làm thiết thực, thì lấy tư lương gì giải thoát. Nên không thể nói: “Ngũ trược chúng sanh linh ly cấu/ Đồng chứng Như Lai tịnh pháp thân”, khi tà kiến vẫn còn, chánh trí chưa phát, nhân bất thiện chưa trừ. 

Giả như có đạt đạo, thành Phật, thì cổ Phật như Bồ tát Quán Âm vẫn thị hiện ở cõi nhân gian này để giáo hóa. Vì chúng sanh. Tâm chư Phật lấy nhân gian làm đạo tràng, bạn với  chúng sanh làm tịnh độ. Do đó, dù kinh Đại Thông Phương Quảng Sám Hối Diệt Tội Trang Nghiêm Thành Phật có nói “đức Như Lai chưa từng giáng thế làm con vua Tịnh Phạn với Hoàng hậu Ma Gia, cho đến chưa từng xuất gia và thành đạo và nhập Niết bàn”, thì vẫn ứng thân thuyết pháp. Nếu đã tự cho mình là Phật tử, tức “từ miệng Phật sanh, từ pháp hóa sanh, đặng pháp phần của Phật”, thì chẳng ai ích kỷ, làm Phật đản cho riêng mình. Phải phát tâm dõng mãnh vì khuyến khích, giáo hóa, giúp cho chúng sanh gieo duyên với chư Phật mà làm. Nên sự sự vô ngại.

Người nói “Phật tại tâm” để viện lý do không mừng Phật đản, đủ biết là hạng si mê. Bởi đó là cái họa diệt pháp, sâu xa hơn là phỉ báng tam bảo. Vì bản chất tâm họ là Phật, lời nói là Pháp, việc làm là Tăng, mà hiện tại cả ba nghiệp đều bất tịnh, thì làm sao tránh khỏi cái họa rơi vào ác đạo? Nên quy y Phật là quy y chính mình. Nhất định trong tâm luôn có Phật, thì mọi việc làm đều là Phật sự. Trái lại là việc của ma.

Là Phật tử, xin quý vị hãy tiếp nối di nguyện của tiền nhân. Đừng nghĩ chúng ta sẽ được truyền đăng tục diệm từ những lý luận cao siêu huyễn hoặc. Nếu thuở trước chư tổ sư đã dám xả thân vì đạo thì ngày nay chúng ta sẽ tiếp tục xả thân. Nếu còn một hơi thở để phụng sự chúng sanh và duy trì chánh pháp thì chúng ta nguyện sẽ tiếp tục. Đó là truyền thừa. Hoặc tiếp nối. Lấy hoài bão của tiền nhân là công hạnh của mình. Được vậy, thì ngọn đèn thiền của chư tổ mãi sáng soi trong nẻo luân hồi. Đừng lạm xưng mình là Phật tử, vì cang cường mà hoại pháp sa môn. Ngay cả cư sĩ cũng có thể làm “Sư tử trùng trung, thực sư tử nhục”, vì quý vị cũng là một trong thất chúng của Như Lai.

Chí Ngu

Lập Lễ Đài Phật Đản Tại Gia

Đại lễ Phật đản

Ở Việt Nam, lễ Phật đản từ lâu đã trở thành lễ hội lớn của dân tộc, được Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức một cách trang trọng. Nhiều người hay gọi ngày Phật đản là “Mùa Phật đản” để hòa chung niềm vui cùng mọi người trên khắp thế giới mừng ngày Đức Phật ra đời.

– Trong ngày lễ Phật đản, các Phật tử và người dân tổ chức xe hoa diễu dành trên các đường phố; thuyết giảng Phật pháp, tổ chức văn nghệ chào mừng Phật Đản, làm lễ phóng sinh, ăn chay và làm nhiều việc từ thiện để tích đức…

Phóng sanh trong ngày lễ Phật đản

– Đặc biệt, giây phút thực hiện nghi lễ tắm Phật, thả đèn hoa đăng với mong muốn nhìn lại tâm thức của mình và cầu mong những điều tốt lành sẽ đến là giây phút thiêng liêng được nhiều người mong đợi nhất.

Thả đèn Hoa đăng trong đêm lễ Phật đản

– Nhiều gia đình Phật tử còn gieo duyên lành, thể hiện lòng tôn kính Như Lai thông qua việc thiết trí lễ đài, vườn Lâm-tỳ-ni tại nhà mình. Chúng tôi xin đưa ra những gợi ý để các bạn có thể thiết trí cho gia đình mình lễ đài phật đản hợp lý nhất:

+ Lập lễ đài ngoài ban công:

– Nhiều gia đình muốn tận dụng không gian ngoài ban công để lập lễ đài, vì không gian ở đây không quá rộng nên chỉ cẩn những vật dụng bày trí cơ bản sau đây như :cờ dây, đèn nháy, bức tượng phật, lọ hoa tươi và lễ vật để thờ cúng…

Lập lễ đài Phật đản ngoài ban công

+ Lập lễ đài Phật đản ở trong phòng

Tùy vào không gian của căn phòng bạn muốn lập lễ đài, để bạn chuẩn bị các vật dụng trang trí cho phù hợp, các vật liệu để lập lễ đài Phật đản trong nhà thường gồm những vật liệu cơ bản sau:

– Lá cờ Phật giáo lớn

– Cờ dây (cờ nhỏ) 50 lá

– Cặp đèn Phật đản

– Bức Hình vườn Lâm Tỳ Ni

– Hoa tươi: hoa sen…

– Đèn nháy, đèn lồng trang trí (tùy điều kiện gia đình).

– Những câu kinh pháp để treo xung quanh lễ đài.

Lễ đài Phật đản trong phòng

Câu kinh pháp treo xung quanh lễ đài

Ngày lễ Phật đản đã trở thành một ngày lễ quan trọng của giới Phật tử, không chỉ như một việc làm tri ân công đức của Đức Bổn sư Như Lai, mà còn nhắc nhở mỗi chúng sinh luôn hướng về những giá trị tốt đẹp của cuộc sống, xây dựng một xã hội hoà bình, hạnh phúc, an lạc đúng như ý nguyện lúc đản sinh của Đức Phật, để khắp nhân gian đều an bình, hòa hợp trong chính pháp của Đức Như Lai…

Tags: lễ phật đản, đại lễ phật đản, ngày lễ phật đản, lễ phật đản 2016, chào mừng ngày lễ phật đản,le phat dan, tranh đồng tượng phật, đồ thờ cúng …

Đại Lễ Phật Đản Là Gì?

Đại lễ Phật Đản là một trong ba ngày lễ lớn nhất trong năm của đạo Phật, có nguồn gốc từ đất nước Ấn Độ, được các tín đồ Phật giáo và dân chúng đón nhận.

Chùa Hòa Phúc phát động ‘Ở nhà chép kinh – mừng Phật đản sinh…’

Nguồn gốc của Đại lễ Phật Đản

Mỗi năm, vào ngày rằm tháng tư (15/04) âm lịch, nhân lễ kỷ niệm đức Phật Thích Ca đản sinh, chúng ta cùng nhau ôn lại lịch sử và tìm hiểu ý nghĩa thâm trầm của ngày lễ trọng đại này.

Lễ Phật đản là ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni chào đời tại vườn Lâm Tỳ Ni, tiếng Pali gọi là Vesak, tiếng Phạn là Vaisakha (nhằm ngày 15 tháng tư âm lịch, năm 624 Trước Công Nguyên), một ngày rất quan trọng trong truyền thống Phật giáo.

Mỗi năm, vào ngày rằm tháng tư (15/04) âm lịch, nhân lễ kỷ niệm đức Phật Thích Ca đản sinh, chúng ta cùng nhau ôn lại lịch sử và tìm hiểu ý nghĩa thâm trầm của ngày lễ trọng đại này.

Ðức Phật Thích Ca đản sinh tại vườn Lâm Tỳ Ni thuộc xứ Ca Tỳ La Vệ, được gọi là Thái tử Tất Ðạt Ða (hay Sĩ Ðạt Tha), con của đức vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Ma Gia. Ngài lớn lên trong hoàng cung, vâng lệnh song thân lập gia đình với công chúa Gia Du Ðà La, và hạ sinh Thái tử La Hầu La. Trong các chuyến xuất cung du ngoạn ngoại thành, Ngài chứng kiến các cảnh: sinh, lão, bệnh, tử trong nhân gian. Từ đó, Ngài luôn luôn trầm tư mặc tưởng, muốn tìm phương tự độ và cứu giúp chúng sinh thoát khỏi cảnh trầm luân sinh tử, cho nên Ngài lìa bỏ hoàng cung, lên đường tìm đạo giải thoát. Sau sáu năm tu khổ hạnh ở chốn rừng già, và 49 ngày đêm ngồi thiền định dưới cội cây bồ đề, tâm trí thanh tịnh, Ngài hoát nhiên giác ngộ, thành Phật, thành bậc vô thượng chánh đẳng chánh giác, vào năm Ngài được 30 tuổi. Sau đó, Ngài đi khắp nơi thuyết pháp, đem chân lý giác ngộ giảng dạy cho mọi người trong 50 năm ròng rã, và Ngài thị tịch, nhập Niết bàn, năm 80 tuổi tại khu rừng ta la song thọ.

Đại lễ Phật Đản được tổ chức hàng năm, vào ngày rằm tháng tư, ở các nước theo đạo Phật là để kỷ niệm ngày Đức Phật ra đời.

Theo Phật giáo Nam Tông và Phật giáo Tây Tạng thì ngày này là ngày Tam Hiệp (kỷ niệm Phật đản, Phật thành đạo và Phật nhập Niết Bàn). Ngày Phật Đản hay là lễ Vesak, Tam Hiệp được kỷ niệm vào các ngày khác nhau, tùy theo quốc gia. Tuy nhiên theo Phật giáo Bắc Tông và ảnh hưởng của Phật giáo Trung Hoa thì ngày này là ngày kỷ niệm ngày sinh của đức Phật Thích Ca.

Một số quốc gia với đa số Phật tử chịu ảnh hưởng Phật giáo Bắc Tông (như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam) thường tổ chức ngày lễ Phật đản vào ngày mồng 8 tháng 4 âm lịch. Các quốc gia theo Nam Tông thường tổ chức vào ngày trăng tròn trong tháng 4 âm lịch hay là ngày trăng tròn trong tháng 5 dương lịch.

Tại Đại hội Phật giáo thế giới lần đầu tiên, tại Colombo, Tích Lan, 25 tháng 5 đến 8 tháng 6 năm 1950, các phái đoàn đến từ 26 quốc gia là thành viên đã thống nhất ngày Phật đản quốc tế là ngày rằm tháng Tư âm lịch.

Dừng tổ chức lễ Phật đản để tránh nguy cơ lây nhiễm Covid-19

Ý nghĩa của Đại lễ Phật Đản

Các buổi lễ của Phật giáo, quan trọng nhất là lễ Phật Ðản, đều nhằm mục đích dẫn dắt con người đến với đạo, xoa dịu bớt những nỗi khổ đau của cuộc đời.

Toàn bộ lịch sử của đức Phật Thích Ca từ ngày đản sinh, đến thành đạo và nhập Niết bàn, cũng như toàn bộ giáo lý của Phật giáo, không phân biệt tông phái, nêu lên những điểm quan trọng như sau:

1. Mọi người trên thế gian đều có thể trở thành một vị Phật, một bậc sáng suốt giác ngộ, không phân biệt nam nữ, xuất xứ, đẳng cấp, trẻ già, thời đại, đã có gia đình hay chưa, nếu người đó biết tu tập theo đúng chính pháp, theo đúng bản đồ tu học. Ðây là ưu điểm nổi bậc của đạo Phật: Có hằng hà sa số các vị Phật, từ quá khứ, đến hiện tại và vị lai, chứ không phải chỉ có một vị Phật duy nhất làm giáo chủ là đức Phật Thích Ca, còn tất cả các loài chúng khác đều phải thờ lạy theo tinh thần van xin, cầu khẩn một cách tiêu cực.

2. Ðức Phật không phải là vị thần linh hay thượng đế tưởng tượng chuyên ban phước ra ơn hay giáng họa trừng phạt. Cho nên những ai cúng kiến, tin tưởng, thờ lạy đức Phật theo tinh thần van xin, cầu khẩn một cách tiêu cực, dù ở chùa hay ở nhà, đều không đạt được những ước muốn như ý. Bởi vậy, xin xỏ nhiều thì thất vọng nhiều, cúng kiến nhiều thì buồn phiền nhiều, tin tưởng nhiều thì đau khổ nhiều. Trái lại, những người sống đúng theo tinh thần những lời dạy của đức Phật, dù tại gia hay xuất gia, dù có thờ lạy đức Phật hay không, cũng đều được an lạc và hạnh phúc hiện thời, giác ngộ và giải thoát mai sau.

3. Từ trước thời đức Phật xuất hiện trên thế gian này, cuộc đời vẫn thường đầy dẫy những sự đau khổ, bất trắc, đấu tranh, lừa đảo, chứ không phải chỉ có thời hiện tại mà thôi. Do đó, giáo lý của đạo Phật thường được ví như chiếc thuyền, gọi là thuyền bát nhã, giúp đỡ con người vượt qua bể khổ, sông mê, lướt qua bát phong của cuộc đời, đến bến bờ giác ngộ và giải thoát. Ðức Phật vẫn sống ngay trên thế gian này, vẫn gặp bao nhiêu khổ nạn của cuộc đời, nhưng tâm trí của Ngài vẫn an nhiên tự tại, không cần phải đợi đến lúc về tây phương cực lạc hay thẳng lên thiên đàng! Ðây mới chính là cốt tủy của đạo Phật.

4. Ðạo Phật là một tôn giáo, cho nên cũng có những hình thức cúng kiến, lễ lạy, cầu nguyện, để giúp đỡ những người đang đau khổ trên thế gian này tìm đến với đạo, trong những bước ban đầu. Nếu như con người, dù tại gia hay xuất gia, đến với đạo Phật nhưng chỉ biết những hình thức cúng kiến, lễ lạy, cầu nguyện mà thôi, cứ đứng ở đó bao nhiêu năm trời, cho rằng như vậy là đủ rồi, không chịu bước thêm bước nữa, bước đó là: tìm hiểu xem đức Phật dạy những gì để áp dụng trong cuộc sống hằng ngày, chính pháp ở đâu, thì đau khổ vẫn hoàn khổ đau, có khác chi bao nhiêu người khác đâu?

5. Các buổi lễ của Phật giáo, quan trọng nhất là lễ Phật Ðản, đều nhằm mục đích dẫn dắt con người đến với đạo, xoa dịu bớt những nỗi khổ đau của cuộc đời. Và mục đích quan trọng hơn hết là: “Hãy bước vào cửa đạo”, chứ không phải chỉ bước vào cửa chùa rồi thôi, hay vẫn cứ đi lang thang, lòng vòng bên ngoài, bằng lòng với các hình thức cúng kiến, lễ lạy, các buổi văn nghệ xổ số, các cuộc hành hương thương mại, các cuộc vận động in sách cầu vãng sinh lưu xá lợi, kêu gọi đóng góp tạo chùa to tượng lớn, mà không quan tâm việc tu học, tu tâm dưỡng tính, không biết đến chính pháp là gì? Bước vào cửa đạo nghĩa là phải biết tu học theo lời đức Phật dạy trong các kinh sách, để đạt giác ngộ và giải thoát, chứ không phải tu mù, ai bảo sao làm vậy, ai nói sao nghe vậy, hết sức mê tín dị đoan!

Thông điệp Đại lễ Phật đản PL.2564 – DL.2020 của Đức Pháp chủ GHPGVN

Ngày lễ Phật Đản ở Việt Nam

Vào ngày Phật Đản, các Phật tử không sát sinh, mọi người đều ăn chay, lau dọn vệ sinh nhà cửa và trang trí bàn thờ Phật thật đẹp.

Ở Việt Nam, lễ Phật đản từ lâu đã trở thành lễ hội lớn của dân tộc, được Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức một cách trang trọng. Nhiều người hay gọi ngày Phật đản là “Mùa Phật đản” để hòa chung niềm vui cùng mọi người trên khắp thế giới mừng ngày Đức Phật ra đời.

Đây cũng là dịp để khích lệ truyền thống văn hóa Phật giáo đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam, đồng thời thể hiện rõ chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta nên được tổ chức long trọng, thu hút rất nhiều người tham gia, kể cả những người không có tín ngưỡng Phật giáo.

Vào ngày Phật Đản, các Phật tử không sát sinh, mọi người đều ăn chay, lau dọn vệ sinh nhà cửa và trang trí bàn thờ Phật thật đẹp. Các Phật tử có thể đến chùa để phụ giúp làm công quả, nghe các bài thuyết giảng về cuộc sống, tự chiêm nghiệm về hành động của bản thân để làm cho tâm hồn được thanh tịnh.

Hãy sống thiện đối trị các pháp bất thiện, hãy sống thiểu dục, tri túc để đoạn trừ dục vọng. Đó là lời khuyên của Đức Phật. Hãy tìm đến nguồn vui cao cả và bất tận của một nếp sống đạo đức như vậy. Hãy biết nhàm chán những thú vui thấp hèn năm dục, vị ngọt ít, khổ não nhiều; vì như Đức Phật đã dạy trong kinh Tăng Chi Bộ, “Thú vui như phân”.

Để tán thán một cách tốt đẹp Đức Bổn sư chúng ta, vào Đại lễ Phật Đản hàng năm, mỗi người con Phật hãy sống một cách có ý thức, sống theo nếp sống chói sáng của đạo đức Phật giáo, sống trong trắng như núi tuyết, như mặt trăng không mây che.

“Ai dùng các hạnh lành, Làm xóa mờ nghiệp ác, Sẽ chói sáng đời này, Như trăng thoát mây che” (Kệ 173, Kinh Pháp Cú).

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT

GHPGVN ra thông tư: Hướng dẫn tổ chức Đại lễ Phật đản PL.2564 – DL.2020

Kỷ niệm ngày Đức Phật đản sinh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Tăng Ni, Phật tử. Mùa Phật đản PL. 2564 năm nay diễn ra trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang diễn biến vô cùng phức tạp ở hầu khắp các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam chúng ta nói riêng. Do đó, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27/03/2020 về việc quyết liệt phòng, chống dịch Covid-19 và Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 yêu cầu toàn dân thực hiện giãn cách xã hội nhằm tránh lây nhiễm, bảo vệ sức khỏe và tính mạng cho nhân dân.

Thanh Tâm

Bạn đang xem bài viết Không Thiết Trí Lễ Đài, Xe Hoa Trong Đại Lễ Phật Đản – Phật Lịch 2564 – Đoàn Tncs Hồ Chí Minh – Thành Phố Đà Nẵng trên website Iseeacademy.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!