Xem Nhiều 3/2023 #️ Kiêng Kỵ Gác Đòn Dông Trong Phong Thủy # Top 4 Trend | Iseeacademy.com

Xem Nhiều 3/2023 # Kiêng Kỵ Gác Đòn Dông Trong Phong Thủy # Top 4 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Kiêng Kỵ Gác Đòn Dông Trong Phong Thủy mới nhất trên website Iseeacademy.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

“Tậu trâu, cưới vợ, làm nhà

Trong ba việc ấy, thật là khó thay”

Làm nhà là một dấu mốc hệ trọng trong cuộc đời. Bên cạnh lựa được vị trí đắc địa, thiết kế phù hợp cảnh quan hay công năng tối ưu…các kiêng kỵ khi gác đòn dông là điểm mà quan niệm dân gian vô cùng xem trọng.

Đòn Dông Và Gác Đòn Dông Là Gì?

Đòn dông là cách gọi chệch đi của “Đòn Đông”, chỉ thanh gỗ bắc ngang trên đầu hàng cột chính giữa, tạo thành đỉnh cao nhất của nóc nhà. Quan niệm phong thủy Dương trạch truyền thống vẫn nhấn mạnh “Lấy vợ hiền hòa, làm nhà hướng Nam”; theo đó, phần lớn các ngôi nhà quay về hướng Nam, phần đỉnh mái do đó sẽ kéo từ Đông sang Tây.

Ở các nền sản xuất truyền thống phương Đông, hướng Đông trùng hướng Mặt trời mọc (như quốc kỳ Nhật Bản); phương Đông cũng chỉ khởi điểm cho mùa Xuân, nơi Mặt trời mọc buổi sớm thuộc hành Mộc. Điều này giải thích khi lễ thượng lương được tiến hành, đầu thanh đòn dông được bọc vải đỏ (biểu trưng cho Mặt trời mọc (hướng Đông) và lặn (hướng Tây).

Lễ gác Đòn dông còn được gọi là lễ Cất nóc hay lễ Thượng lương. 

Việc làm nhà bên cạnh lựa được ngày động thổ, khởi công cát lành thì chọn ngày đẹp để Cất nóc cũng không thể xem nhẹ.

Đòn dông thuộc vị trí cao nhất của ngôi nhà, chiếm vị trí cực hệ trọng (dân gian ta có câu “Nhà dột từ nóc”). Để cuộc sống được “thuận buồm, xuôi gió”, an ổn và hanh thông, các gia chủ không thể xem nhẹ.

Các Kiêng Kỵ Gác Đòn Dông

Kiêng Kỵ Gác Đòn Dông Phạm Ngày, Giờ Xấu

Với các việc đại sự (như thành hôn, hiếu hỉ, khai trương, ký kết hợp đồng…), lễ Cất nóc khi xây nhà cũng được các gia chủ đặc biệt chú trọng lựa ngày Hoàng đạo, (ngày đẹp), giờ cát lành để tránh gặp phải các sự phát sinh hay điều không hay ngoài ý muốn.

Theo đó, trước khi tiến hành gác Đòn dông cần lưu tâm tránh khởi sự vào các ngày giờ xấu như ngày Tam nương, ngày Dương công kỵ nhật, ngày Thọ tử, ngày Nguyệt kỵ hay Nguyệt tận.

Ngày Tam nương sẽ gồm các ngày như: mùng 3, mùng 7, 13, 18, 22 và ngày 27 (theo Âm lịch mỗi tháng).

Ngày Dương công kỵ nhật, như: 13 tháng Giêng, ngày 11 tháng 2, ngày 9 tháng 3, ngày 7 tháng 4, ngày 5 tháng 5, ngày 3 tháng 6, ngày 8 và 29 tháng 7, ngày 27 tháng 8, ngày 25 tháng 9, ngày 23 tháng 10, ngày 21 tháng 11, ngày 19 tháng Chạp. Các ngày trên đều tính theo lịch Âm.

Ngày Thọ tử, như: mùng 5, ngày 14 và ngày 23 (Âm lịch).

Với mỗi tháng luôn có sự đan xen giữa ngày Hoàng đạo (tốt) và ngày Hắc đạo (xấu), các gia chủ cần tham khảo thông tin chính xác hay nhờ các Thầy, Phong thủy sư tư vấn để lựa được thời gian sao cho tối ưu nhất.

Tháng giêng, tránh các ngày mùng 5,6 và các ngày 17, 18, 29, 30.

Tháng 2 và tháng 3 tránh các ngày mùng 4, 5 và các ngày 16, 17, 28, 29.

Tháng 4 tránh các ngày mùng 2, 3 và các ngày 14, 15, 26, 28.

Tháng 5 và tháng 6 tránh các ngày mùng 1, 2 và các ngày 13, 14, 25, 26.

Tháng 7 tránh các ngày 11, 12, 23 và 24.

Tháng 8 và 9 tránh các ngày 10, 11, 22 và 23.

Tháng 10 tránh các ngày mùng 8, 9, ngày 20 và 21.

Tháng 11, 12 tránh các ngày mùng 7,8, ngày 19 và 20.

Kiêng Kỵ Khi Xây Lăng Mộ Mới Nhất 2021

Kiêng Kỵ Gác Đòn Dông Phạm Tuổi Gia Chủ 

Bên cạnh việc tránh các ngày kỵ, theo lý luận phong thủy để lễ Cất nóc được tối ưu cần căn cứ vào tuổi và mệnh của gia chủ một cách kỹ càng.

Theo đó, các ngày giờ xung với bản mệnh hay tuổi của gia chủ cần đặc biệt tránh. Những thận trọng này để ngăn ngừa các phát sinh tiêu cực, không hay với sức khỏe và tài vận của gia chủ cùng các thành viên cư trú trong nhà. 

Kiêng Kỵ Đòn Dông Chĩa Hướng Sang Kiến Trúc Xung Quanh

Một kiêng kỵ khi thi công, gác Đòn dông đó là hết sức tránh để Đòn dông (hay Đòn tay) chĩa hướng sang kiến trúc hay nhà xung quanh. 

Không phải ngẫu nhiên mà trong phong thủy học truyền thống khi thi công (nhà ở, kiến trúc tâm linh, kiến trúc cung đình…) làm lễ Cất nóc, hai đầu đòn Dông lại được bao tấm lụa đỏ.  

Đến tận ngày nay, khi thi công cho hạng mục nhà ở (nói chung) hay biệt thự (nói riêng) khi lợp ngói hay làm mái đều cần dùng tấm thép để nẹp, bịt kín cây Đòn tay (còn gọi là cây xà gồ) để giảm thiểu các ảnh hưởng hay tác động không hay đến các kiến trúc, ngôi nhà xung quanh. 

Các gia chủ cũng cần lưu ý một điểm: Trước khi dựng Đòn dông cần thực hiện nghi lễ xin phép Thần Thánh, Gia tiên, Tiền Tổ…

Các Chú Ý Khác Về Đòn Dông Cần Lưu Ý

Việc gác Đòn dông đánh dấu phần khung kết cấu của ngôi nhà được hoàn thiện, đây là một nghi thức rất quan trọng trong tiến trình xây nhà. Do đó, các gia chủ cần lưu ý các điểm khoogn thể bỏ qua như sau:

Với các kiến trúc nhà truyền thống, chất liệu ưu tiên sẽ là gỗ tự nhiên. Gỗ làm Đòn dông luôn cần lớn hơn Đòn tay, thẳng thớm, được bào gọt trơn tru, không gồ ghề.

Đòn dông khi đưa về phục vụ công trình tránh để bị bước qua, tốt nhất nên được treo lên.

Tránh việc dùng Đòn dông được ghép hay nối (nhất là với Đòn dông chất liệu là sắt thép). Ưu tiên nhất vẫn là gỗ tự nhiên, sẽ tối ưu nhất theo lý luận Phong thủy học.

Sau khi đặt Đòn dông cần đặt cây cung phía trên, hàm ý bảo vệ, giảm thiểu việc chim chóc hay côn trùng dây bẩn.

Người cùng gia chủ gác Đòn dông cũng nên cẩn trọng: đối tượng là phụ nữ thai kỳ, đang chịu tang, người có vợ mang bầu…nên tránh tham gia cùng gia chủ trong lễ gác Đòn dông. 

Kết Luận

Với các thông tin về kiêng kỵ gác Đòn dông như trên, hi vọng các bạn sẽ có thêm các tri thức phong thủy Dương trạch hữu ích.

Kiêng Kỵ Khi Gác Đòn Dông

Trong khi xây dựng nhà ở thì ở phần mái nhà có một bộ phận được gọi là cây đòn dông, đòn tay. Đây là chi tiết có ý nghĩa đặc biệt đối cả về yếu tố chức năng lẫn phong thủy.

Vì thế, có rất nhiều điều cần phải kiêng kỵ khi gác đòn dông cần phải chú ý, để mang đến may mắn, tránh những điều xấu cho gia chủ.

Trước khi tìm hiểu những kiêng kỵ khi gác đòn dông, chúng ta hãy tìm hiểu những khái niệm có bản về nó với những kiến thức sau:

Đòn Dông chính là thanh gỗ bắc ngang trên đầu hàng cột chính giữa nhà tạo thành đỉnh cao của nóc nhà. Theo các nhà phong thủy thì việc gác Đòn Dông là việc rất hệ trọng trong quá trình xây dựng ngôi nhà.

Đòn Dông là cái rường nhà, nó ở vị trí cao nhất của ngôi nhà, muốn sau này gia chủ có cuộc sống yên ổn, hạnh phúc thì việc cúng khi thực hiện làm Đòn Dông là rất quan trọng.

Thứ tự thả đòn tay nhà theo trực bạn nên nắm bắt được thứ tự để thả cho chính xác, thứ tự các trực như sau: Kiến, Trừ, Mãn, Bình, Định, Chấp, Phá, Nguy, Thành, Thâu, Khai, Bế.

+ Muốn tìm Trực phải biết gia chủ mạng gì rồi áp dụng câu thuộc lòng sau:

+ Cần thuộc lòng câu: “Trâu vàng, chó lửa, dê gỗ, đất nước rồng”.

+ Trâu được hiểu là Sửu trong 12 con giáp, Vàng tức Kim. Câu thơ nhắc đến “trâu vàng” nghĩa là người mạng Kim thời khởi Kiến tại Sửu thuận tới tuổi của người đó thì biết được Trực.

+ Chó ngầm hiểu là Tuất, Lửa tức Hỏa. Trong câu có “chó lửa” tức là trong người mạng Hỏa thì khởi Kiến tại Tuất tính như trên.

+ Dê thuộc Mùi, Gỗ tức là Mộc. Vậy người mạng Mộc khởi Kiến tại Mùi tính như trên.

+ Đất, Nước tượng trưng cho Thổ và Thủy, Rồng thuộc Thìn. Câu trên ngầm nói lên là người mạng Thổ hay mạng Thủy thì khởi Kiến tại cung Thìn.

+ Nếu người tuổi Hợi, mạng Mộc, khởi Kiến tại Mùi, Trừ tại Thân, Mãn tại Dậu, Bình tại Tuất, Định tại Hợi. Vậy người tuổi Hợi, mạng Mộc thuộc Trực Định. Muốn tìm Trực phải biết gia chủ mạng gì rồi áp dụng mấy câu thuộc lòng trên.

Tìm hiểu thêm về đòn tay

Bên cạnh phải biết về đòn dông, những kiêng kỵ khi gác đòn dông thì đòn tay cũng rất được chú trọng. Vì chỉ cần tính toán sai sẽ dẫn đến khung nhà thiếu chắc chắn, ọp ẹp dễ lung lay.

Đòn tay là gì?

Xà gồ được chia làm 2 loại là đòn dông và đòn tay. Đòn dông làm trạch chủ, có ý nghĩa chính và đòn tay mang tính chất phụ trợ nhưng cũng không thể thiếu trong bộ khung xương làm mái nhà.

Cách tính xà gồ đòn tay

Cách tính xà gồ theo phong thủy

Bước 1: Xem gia chủ sinh năm thuộc can – chi nào

Bước 2: Tra bảng Trực-Tuổi để xác định trạch chủ thuộc Trực nào

Bước 3: Lấy đòn dông làm trạch chủ

Bước 4: Bắt đầu khởi tại Trực của trạch chủ và cứ thế đếm xuống tới bậc đầu tiên là bậc số 1 để tìm trực của phu tử.

Bước 5: Xem xét đánh giá Trực chủ và Trực phu tử về mặt ngũ hành, nếu sinh là tốt, nếu khắc là xấu.

Tính đòn tay theo Sinh – Trụ – Hoại – Diệt

Thanh thứ nhất là số (1) được gọi là Sinh, thanh thứ hai là số (2) được gọi là Trụ, thanh thứ ba là số (3) gọi là Hoại, thanh thứ tư là số (4) gọi là Diệt. Và cứ như vậy thanh thứ năm là số (5) gọi là Sinh, tiếp đến thanh thứ là số (6) gọi là Trụ, thanh thứ bảy là số (7) gọi là Hoại, thanh thanh thứ tám là số (8) gọi là Diệt.

Từ quy tắc trên chúng ta rút ra được quy luật tính Sinh, Trụ, Hoại, Diệt Sinh=(4 x n + 1); Trụ=(4 x n + 2); Hoại=(4 x n + 3); Diệt=(4 x n + 4), với “n” là số chu kỳ lặp lại.

Lễ gác đòn dông và những kiêng kỵ khi gác đòn dông

Những điều cơ bản khi gác đòn dông và giải đáp một số câu hỏi “gác đòn dông gặp mưa tốt hay xấu” “lễ cúng gác đòn dông gồm những gì” mình sẽ giải đáp ngay sau đây. Mọi người có thể tham khảo để phù hợp với gia đình mình nhất.

Chọn ngày gác đòn dông

Quan niệm về chọn ngày làm lễ đã được lưu truyền từ nhiều đời nay. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc làm lễ gác đòn đông đối với tín ngưỡng, tinh thần của con người.

Cũng theo người xưa để lại thì lễ gác đòn dông nên thực hiện vào các ngày giờ sau:

Giáp Tý, Ất Sửu, Đinh Mẹo, Mậu Thìn, Kỷ Tị, Canh Ngọ, tân Mùi, Nhâm Thân, Giáp Tuất, Bính Tý, Mậu Dần, Canh Thìn, Nhâm Ngọ, Giáp Thân, Bính Tuất, Mậu Tý, Canh Dần, Giáp Ngọ, Bình Thân, Đinh Dậu, Mậu Tuất, Kỷ Hợi, Canh Tý, Tân Sửu, Nhâm Dần, Quý Mẹo, Ất Tị, Đinh Mùi, Kỳ Dậu, Tân Hợi, Quý Sửu, Ất Mẹo, Đinh Tị, Kỷ Mùi, Tân Dậu, Quý Hợi.

Nên chọn các Sao: Thiên Đức, Nguyệt Đức, Thiên Đức Hợp, Nguyệt Đức Hợp, Thiên Phúc, Thiên Phú, Thiên Hỷ, Thiên Ân, Nguyệt Ân.

Chọn các Trực: Mãn, Bình, Thành, Khai .

Kiêng kỵ các Sao xấu: Chánh Tứ Phế, Thiên Tặc, Địa Tặc, Thiên Hỏa, Địa Hỏa.

Mâm lễ vật cúng gác đòn dông

Để tránh những kiêng kỵ khi gác đòn dông, cách chọn lễ vật cúng gác đòn dông cũng không được tùy ý, qua loa, đại khái cần phải chọn lựa phù hợp, theo phong tụ như hoa quả, bánh ngọt, mâm trầu cau.

Trên mâm lễ không thể thiếu cây thước lỗ ban và ống chỉ mực. Đây đều là những vật dụng không thể thiếu khi xây dựng nhà cửa.

Ngoài lễ gác đòn dông còn có lễ đón nhà mới. Trong mâm lễ đón nhà mới cần có những lu nước, gạo, muối thật đầy. Những món đó thể hiện cho mong ước no đủ.

Nghi lễ gác đòn dông

Nghi lễ thượng lương là một nghi thức đánh dấu thời điểm gác cây đòn dông lên đỉnh cao nhất của mái nhà (hay còn gọi là cây xà gồ nóc, xà gồ đỉnh mái) để kết thúc xây dựng phần khung xương cơ bản.

Nghi lễ cầu cho ngôi nhà được trọn vẹn, lâu bền về mặt xây dựng (còn việc cầu cho người cư ngụ trong nhà cát tường thì lại phải chờ đến lễ nhập trạch – dọn về nhà mới – của gia chủ).

Các bạn sẽ bắt gặp nghi lễ thượng lương này tồn tại ở một số vùng có hình thức xây cất nhà thủ công, mái lợp dốc ngói, có đòn dông, đòn tay.

Người gác đòn dông cũng được chọn lựa kỵ, kiêng kỵ những người mang thai, nhà có vợ mang thai, người có tang. Vì theo quan niệm sẽ khiến gia chủ ở ngôi nhà mới không được may mắn.

Hãy chuẩn bị thật kỹ và tham khảo những kiêng kỵ khi gác đòn dông để mang lại may mắn cho gia đình.

Văn khấn trong lễ nghi thường được xây dựng theo một mô tip sau đây:

Nam mô a di Đà Phật

Nam mô a di Đà Phật

Nam mô a di Đà Phật

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương – Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ chư vị Tôn thần – Con kính lạy quan Đương niên – Con kính lạy các tôn thần bản xứ.

Tín chủ (chúng) con là: ………………………………………………

Ngụ tại: ………………………………………………………………

Hôm nay là ngày ….. tháng ……… năm ……………

Tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương, dâng lên trước án, có lời thưa rằng: Vì tín chủ con khởi tạo …………….. cất nóc căn nhà ở địa chỉ: …………… ngôi dương cơ trụ trạch để làm nơi cư ngụ cho gia đình, con cháu. Nay chọn được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị linh thần, cúi mong soi xét và cho phép được cất nóc . Tín chủ con thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên Đường cai Thái Tuế chí đức tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Định phúc Táo quân, các ngài Địa chúa Long Mạch tôn thần và tất cả các vị Thần linh cai quản trong khu vực này. Cúi xin các Ngài, nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con được vạn sự tốt lành, công việc hanh thông, chủ – thợ được bình an, ngày tháng hưởng phần lợi lạc, âm phù dương trợ, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm. Tín chủ lại xin phổ cáo với các vị Tiền chủ, Hậu chủ và các vị Hương linh, cô hồn y thảo phụ mộc, phảng phất quanh khu vực này, xin mời các vị tới đây thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ, cũng như chủ thợ đôi bên khiến cho an lành, công việc chóng thành, muôn sự như ý. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật

Nam mô a di Đà Phật

Nam mô a di Đà Phật

Cây đòn dông có ý nghĩa như thế nào?

Đòn dông, đòn tay đối với mỗi căn nhà giống như cột trụ, cột đỡ cho toàn bộ hệ thống mái nhà ở phía trên. Theo phong thủy, tín ngưỡng đòn dông và đòn tay không được có hướng chĩa sang nhà bên cạnh, điều này rất kiêng kỵ phải tuân theo.

Khi xây dựng nhà hay xây dựng biệt thự khi lợp ngói phải dùng các tấm thép tạo thành nẹp và bịt kín cây xà gồ để tránh làm ảnh hưởng đến những nhà xung quanh.

Khi dựng đòn dông cần phải làm lễ để xin phép thần phật, tổ tiên.

Lễ Vật Cúng Gác Đòn Dông Và Bài Cúng Gác Đòn Dông

Trong quá trình xây dựng nhà ở. Khi xây dựng phần mái nhà có một bộ phận được gọi là cây đòn dông.

Nó có một ý nghĩa quan trọng trong phong thủy. Theo quan niệm của người xưa thì nghi lễ Gác đòn dông có ảnh hưởng đến quá trình xây dựng ngôi nhà cũng như vận mệnh của những người cư ngụ trong nhà. Vì thế, có rất nhiều việc phải lưu ý trong việc cúng lễ gác đòn dông.

1. Chọn ngày gác đòn dông.

Việc đầu tiên mà gia chủ cần quan tâm khi thực hiện nghi lễ Gác đòn dông đó là chọn ngày, giờ.

Để thực hiện việc Gác đòn dông Gia chủ cần chọn những giờ đẹp. Theo quan niệm của người xưa, các giờ đẹp được chọn để thực hiện lễ Gác đòn dông là: Đinh Mậu, Mậu Thìn, Kỷ Tỵ, Canh Ngọ ,Tân Mùi ,Giáp Tuất ,Mậu Dần ,Canh Thìn ,Bính Tuất, Canh Dần, Bính Thân, Mậu Tuất, Tân Dậu, Tân Hợi ,Quý Sửu, Ất Tỵ, Đinh Mùi,…

Gia chủ nên chọn các sao như: Thiên đức, Nguyệt Đức, Nguyệt Đức hợp, Thiên Đức hợp, Thiên Phú, Thiên Phúc, Thiên Ân, Thiên hỷ, Nguyễn Ân

Các trực: Mãn, Bình, Thành, Khai.

Nếu khi xây nhà mà chủ nhà không được tuổi thì phải mượn tuổi của người khác để thực hiện các nghi lễ trong quá trình xây nhà. Khi mượn tuổi thì phải làm lễ khấn vái theo lời chỉ dạy của thầy cùng, khi đó chủ nhà phải đi chỗ khác và sau khi mọi việc hoàn tất mới được trở về.

2. Lễ vật cúng gác đòn dông.

Chuẩn bị một con gà (chọn những con gà trống khỏe mạnh, chân to, vàng) , một đĩa xôi, một đĩa muối.

Một bát gạo, một bát nước, nửa lít rượu trắng.

Bao thuốc lá, chè.

Một bộ quần áo Quan Thần linh, mũ giày, tất cả đều màu đỏ kiếm trắng.

Một bộ đinh vàng hoa, năm lễ vàng tiền.

Năm cái oản đỏ, năm lá trầu, năm quả cau.

Năm quả tròn, chín bông hoa hồng đỏ.

3. Bài cúng Gác đòn dông.

Nghi lễ Gác đòn dông là nghi lễ dùng để đánh dấu thời điểm gác cây đòn dông lên đỉnh cao nhất của ngôi nhà. Đây được coi là thao tác hoàn thành phần khung xương của ngôi nhà.

Việc Gác đòn dông mang ý nghĩa cầu mong cho ngôi nhà được trọn vẹn và bền lâu. Theo phong thủy để thể hiện sự cầu mong cho những người cư ngụ trong ngôi nhà đó được mạnh khỏe, bình an thì phải chờ đến lễ nhập trạch của gia chủ

Gác đòn dông là một nghi thức quan trọng do vậy việc lựa chọn người thực hiện nghi lễ này cũng phải rất kỹ lưỡng. Thông thường thì không được chọn người gác đòn dông là những người mang thai, nhà có vợ đang mang thai, người có tang,… Theo quan niệm thì điều này sẽ ảnh hưởng đến vận mệnh của gia chủ.

Bài Cúng Gác Đòn Dông Nhà Chuẩn Nhất

Bạn đã biết chuẩn nhất? Bài viết sau đây của bài cúng gác đòn dông nhà nhadat.net sẽ đưa ra bài cúng cũng như một số lưu ý khi làm lễ để gia chủ tham khảo. Đây là một công việc cần thiết trước khi bắt tay vào xây nhà.

Bài cúng gác đòn dông nhà

Làm nhà là một việc rất quan trọng trong cuộc đời của mỗi người. Trước khi làm nhà người ta thường cúng gác đòn dông nhà. Việc làm này giúp việc xây nhà diễn ra suôn sẻ, thuận lợi hơn.

Thầy cúng sẽ cúng những bài khấn để cầu cho gia chủ được mạnh khỏe, gia đình êm ấm, làm ăn thuận lợi, con cháu ngoan ngoãn thành đạt,… Để tiến hành được lễ cúng này chủ nhà cũng như thầy cúng cần tiến hành nhiều công đoạn như xem tuổi, chọn ngày, chọn giờ,…

Bài cúng gác đòn chuẩn nhất:

Những lưu ý khi cúng gác đòn dông nhà

Lưu ý đầu tiên khi tiến hành cúng gác đòn dông nhà đó là bạn và gia đình phải chọn được ngày và giờ tốt. Ngày giờ này cần phù hợp với tuổi của chủ nhà để việc xây dựng được thuận lợi. Để lễ cúng được diễn ra trang nghiêm và linh thiêng bạn cần mặc quần áo chỉnh tề, nghiêm túc.

Trong khi động thổ nếu chủ nhà không được tuổi mà phải mượn tuổi của người khác thì người được mượn phải khấn vái và động thổ như lời thầy cúng chỉ bảo. Lúc này chủ nhà của ngôi nhà phải đi chỗ khác, sau khi mọi việc hoàn tất mới được quay trở lại.

Khi thầy cúng đã hoàn thành lễ động thổ thì người cầm cuốc bổ những nhát đầu tiên phải là chủ nhà chứ không được là người mượn tuổi. Lúc này chủ nhà sẽ trình với thổ thần xin được phép động thổ tiếp sau đó mới bắt đầu cho thợ tiến hành làm việc.

Cần phải chuẩn bị những gì trong lễ cúng gác đòn dông nhà

Để chuẩn bị cho lễ cúng gác đòn dông nhà chủ nhà cần đến gặp thầy cúng và hỏi về những thứ cần chuẩn bị. Chủ nhà cần lưu ý để mua đầy đủ những thứ thầy cúng yêu cầu. Sau đây là những đồ cơ bản cần chuẩn bị cho lễ cúng gác đòn dông nhà.

Chuẩn bị 1 bộ tam sinh gồm 1 miếng thịt luộc, 1 con tôm luộc và 1 quả trứng vịt luộc.

Chủ nhà chọn mua một con gà trống khỏe mạnh, chân to, vàng. Luộc chín và cho ra đĩa to.

Có thể tự đồ hoặc mua một đĩa xôi và một cái bánh chưng xanh

Chuẩn bị một đĩa muối trắng, một bát gạo và một bát nước trắng

Cho rượu vào chai nhỏ khoảng tầm nửa lít. Mua thêm 1 bao thuốc lá và một lạng chè khô

Chuẩn bị một bộ quần áo Quan Thần Linh, mũ tất cả phải là màu đỏ còn kiếm thì màu trắng

Gia chủ chọn mua 9 bông hoa hồng đỏ đẹp, tươi có lộc thì càng tốt.

Vàng hoa, tiền vàng mỗi thứ chuẩn bị 1 đinh

Chuẩn bị 1 mâm ngũ quả với những quả tươi, đẹp

Chuẩn bị 1 đĩa trầu có 5 lá, 5 quả cau. Và mua thêm 5 cái oản

Việc cúng gác đòn dông nhà là rất quan trọng khi làm nhà. Các bạn cần lưu ý thực hiện đúng các bước để ngôi nhà được xây dựng thuận lợi. Nếu gia đình không có ai biết về lễ cúng này thì nên tìm đến các thầy cúng để được giúp đỡ.

Bạn đang xem bài viết Kiêng Kỵ Gác Đòn Dông Trong Phong Thủy trên website Iseeacademy.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!