Xem Nhiều 3/2023 #️ Kiệt Tác Thiên Nhiên Của Kiên Giang – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam # Top 11 Trend | Iseeacademy.com

Xem Nhiều 3/2023 # Kiệt Tác Thiên Nhiên Của Kiên Giang – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam # Top 11 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Kiệt Tác Thiên Nhiên Của Kiên Giang – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam mới nhất trên website Iseeacademy.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Hoang sơ và trong lành

Hòn Sơn thuộc xã Lại Sơn, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang, nằm giữa Hòn Tre và quần đảo Nam Du, cách đất liền khoảng 60 km, với diện tích 11,5 km2. Hòn Sơn có hơn 2.012 hộ gia đình với 8.120 khẩu. Người dân chủ yếu sống bằng nghề nuôi trồng, đánh bắt hải sản, đóng tàu, chế biến tôm, cá, mực khô và làm nước mắm. Hòn Sơn có tên gọi khác là Hòn Sơn Rái. Tương truyền, sở dĩ hòn đảo có tên này là vì trước đây trên đảo có một loài cây tên là dầu rái mọc rất nhiều, nhựa cây dùng quét lên vỏ thuyền để chống nước biển ăn mòn. Ý kiến khác cho rằng là do lúc trước quanh đảo có rất nhiều rái cá sinh sống. Năm 1777, khi Nguyễn Ánh chạy trốn quân Tây Sơn đến đây, có một con rái cá khổng lồ dâng hải sản lên cho ông, nên ông đặt tên cho hòn đảo là Hòn Sơn Rái.

Hòn Sơn thuộc xã Lại Sơn, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang. Ảnh: ST

Với đường bờ biển dài hơn 1 km uốn cong hình lưỡi liềm, đảo Hòn Sơn có 5 bãi biển là bãi Bàng, bãi Nhà, bãi Thiên Thuế, bãi Giếng và bãi Bấc. Đây đều là những bãi biển đẹp với biển xanh, cát trắng, nắng vàng quanh năm, sóng nhè nhẹ vỗ bờ, nước biển sạch cùng nhiều bãi đá lớn, nhỏ. Trong đó, bãi Bàng được xem là bãi biển đẹp nhất, nơi đây có làn nước trong xanh, những rặng dừa dọc bờ biển đung đưa theo gió, không khí biển mát mẻ thích hợp để thư giãn. Hiện nay, nhiều dịch vụ du lịch cũng được phát triển tại bãi Bàng như lặn ngắm san hô, câu mực, câu cá…

Bãi Thiên Tuế nằm ở phía tây đảo, nơi có những khối đá tạo hình kỳ thú, gần như vẫn giữ nguyên được vẻ đẹp hoang sơ và độc đáo. Bãi Đá Chài và Bãi Giếng nằm sát bãi Thiên Tuế, dựa lưng vào dãy núi có rừng cây nguyên sinh. Ở đây có những mô đá phẳng nguyên khối chạy dài ra mép nước. Không gian thoáng đãng rất phù hợp để tổ chức vui chơi, cắm trại.

Cây dừa huyền thoại ở Bãi Xếp. Ảnh: ST

Bãi Xếp là bãi biển còn hoang sơ, trên bãi cát có những hòn đá to nằm như được sắp đặt. Đặc biệt, ở Bãi Xếp có cây dừa ngã nằm gác mình qua hai tảng đá lớn, được khách du lịch đặt tên là “cây dừa huyền thoại” bởi ai đi về cũng có một tấm hình chụp cùng cây dừa này.

Tiềm năng du lịch khám phá

Hòn Sơn có 7 đỉnh núi liền nhau, trong đó nổi bật là Ma Thiên Lãnh với độ cao 450 m so với mặt nước biển. Để lên đến đỉnh núi cần vượt qua những bậc thang và đi qua con đường mòn quanh co, đầy sỏi, dài hơn 3 km. Trên đỉnh Ma Thiên Lãnh có một tảng đá bằng phẳng, phong cảnh xung quanh rất đẹp, không gian mênh mông, xanh thẳm của biển trời, tiếng núi rừng, chim muông ríu rít. Theo truyền thuyết, nhờ cảnh đẹp non nước hữu tình nên các nàng tiên trên trời thường nhảy múa ở đây mỗi lần hạ giới nên còn được gọi là Sân Tiên.

Sân Tiên trên đỉnh Ma Thiên Lãnh. Ảnh: ST

Cảnh đẹp hoang vu, huyền bí này cũng thu hút không ít các đạo sĩ, những người quy ẩn giang hồ đến thiền định trong các hang động, am miếu. Theo người dân nơi đây, có tu sĩ đến Sân Tiên tu thiền ẩn cư trong một hang đá khắc dòng chữ “Mai Dương Kiếm Pháp”, trong hang có đầy đủ vật dụng: bàn ghế, giường, tủ sách… làm bằng cây rừng. Cuộc đời và cách hành xử của những người này được người dân truyền miệng với nhiều câu chuyện nửa hư nửa thực, tạo nên một màu sắc liêu trai huyền bí bao trùm lên đỉnh núi này.

Một ngọn núi khác cũng không kém hấp dẫn là núi Ông Rồng cao hơn 250 m so với mực nước biển. Đường đi đến đỉnh núi Ông Rồng chỉ bằng 1/3 so với Ma Thiên Lãnh nhưng khó đi hơn, phải băng rừng, vượt suối, càng lên cao đường càng dốc, có những dốc cao cả mét, trơn trợt, hay những đoạn dốc gần như thẳng đứng, phải bám dây leo, cây rừng mà đi. Lên đến đỉnh sẽ thấy cây thiên tuế cổ thụ mọc trong vách núi, thân ngã khoanh tròn như thân con rồng với đầu hướng ra biển, nên núi mới được gọi là Ông Rồng. Theo các nhà nghiên cứu, cây thiên tuế này có tuổi đời trên 300 năm nếu tính theo mắt lá (một năm thay lá một lần).

Nét đẹp tâm linh

Ngoài thắng cảnh đẹp, Hòn Sơn còn có những di tích mang nét tâm linh của xứ biển, gắn với giai thoại của người bản địa. Trên đảo có các đình, chùa như: Đền thờ Nam Hải Đại tướng quân, Đình thần Lại Sơn, Miễu Bà Cố Chủ, Thánh Thất Cao Đài, Chùa Hải Sơn… Theo người dân trên đảo, Miếu Bà Cố Chủ là nơi thờ người phụ nữ đầu tiên đến khai phá Hòn Sơn Rái và được xem là thần cai quản vùng biển Lại Sơn. Để tưởng nhớ đến công ơn của Bà, người dân nơi đây đã lập miếu thờ, tổ chức lễ cúng vào ngày 9 tháng 9 âm lịch hàng năm.

Di tích đền thờ thần Nam Hải tọa lạc ở Bãi Thiên Tuế là nơi bảo quản nhiều bộ xương cá Ông. Lễ hội Nghinh Ông vào ngày 15 và 16 tháng 10 âm lịch hàng năm là một nét văn hóa đặc trưng của người dân trên đảo. Vào ngày hội này, tất cả người dân sẽ hội tụ lại, đặc biệt là những người sinh sống bằng nghề đánh bắt hải sản.

Thời tiết ở Hòn Sơn quanh  năm dễ chịu nên bạn có thể đến đây vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, lý tưởng nhất để du lịch đảo Hòn Sơn là vào khoảng tháng 5 đến tháng 12, bởi mùa này biển êm và nhiều hải sản tươi ngon.

Lễ Cúng Chẩn Tế Của Cư Dân Nam Bộ (Thạc Sĩ Lam Phương) – Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo

Sau hàng nghìn năm du nhập vào nước ta, Phật giáo đã được đông đảo cư dân Việt tiếp nhận, vì Phật giáo không chỉ lý giải các vấn đề phát sinh trong cuộc sống, mà còn có những hoạt động thực tế giúp giải quyết những mâu thuẫn xã hội. Trong số đó có lễ cúng chẩn tế, nghi thức này tuy chưa diễn tả hết tinh thần và tư tưởng Phật giáo, nhưng là một trong những nỗ lực của Phật giáo theo hệ tư tưởng Bắc truyền, nhằm vận dụng những hoạt động thực tiễn để đưa Phật giáo đến gần hơn với người dân. Phật giáo khi du nhập đến bất kỳ vùng đất nào đều có sự tiếp biến với văn hóa địa phương. Tại Nam bộ, lễ cúng chẩn tế đã tiếp thu nhiều yếu tố văn hóa bản địa, đồng thời cũng tạo nhiều ảnh hưởng sâu sắc trong đời sống cư dân nơi đây.

KHÁI NIỆM CÚNG CHẨN TẾ:

Chẩn tế có nguồn gốc từ chữ Hán, là dùng tiền hoặc thực phẩm, y phục,… để “cứu tế cho dân nghèo đói hoặc gặp tai họa”[1]. Thiền sư Thích Nhất Hạnh có định nghĩa chẩn tế như sau: “chẩn” là phân phát; “tế” là cứu giúp, tế độ, đưa người khác ra khỏi hoàn cảnh ngặt nghèo[2]. Trong tâm thức chung của cộng đồng, khi nói đến cúng chẩn tế, mọi người thường nghĩ đến cúng cho người chết, hay hiểu đơn giản “cúng chẩn tế là dâng các loại phẩm vật cho người đã chết”. Tuy nhiên, lễ cúng chẩn tế không chỉ cho người quá cố mà còn đáp ứng yêu cầu của người sống, là một phần trong lễ cầu an và cầu siêu.

Về niên đại lễ chẩn tế du nhập Việt Nam, hiện chưa có một tư liệu nào nói chắc chắn. Trong Việt Nam Phật giáo sử luận, tác giả Nguyễn Lang cho rằng khoa nghi này do ngài Hứa Tông Đạo từ Trung Hoa truyền vào Việt Nam đầu thế kỷ XIII. Hiện chúng ta còn có một tư liệu do Trúc Lâm Đệ tam tổ Huyền Quang soạn là: “Pháp sư đạo tràng công văn cách thức thủy lục chư khoa”.

QUY TRÌNH THỰC HIỆN LỄ CÚNG CHẨN TẾ:

Quy trình này được sử dụng trong lễ cúng kỳ siêu bạt độ, dành cho những vong hồn đang chịu khổ ở địa ngục hoặc chết oan ức. Nghi thức chẩn tế cô hồn ở Việt Nam hiện gồm ba loại: Đại khoa, Trung khoa và Tiểu khoa (còn gọi là Tiểu Mông Sơn). Chữ “khoa” ở đây có thể hiểu là trình tự, các bước tiến hành nghi lễ.

Đại khoa hay còn gọi là Khoa Du Già, được thực hiện ít nhất 6 giờ đồng hồ. Trung khoa là phần lược của Đại khoa, gồm hai phần: Đàn thượng và Đàn hạ. Đàn thượng là các nghi thức nhập đàn, ấn chú, chân ngôn; còn Đàn hạ là phần thỉnh Thập loại cô hồn. Tiểu khoa là nghi lễ cúng cô hồn vào mỗi buổi chiều tại các chùa theo Phật giáo Bắc tông. Đây vốn xây dựng theo tinh thần của Cứu Bạt Diệm Khẩu Ngạ Quỷ Kinh, sau này được phát triển thêm với tên gọi mới “Mông Sơn Thí Thực Nghi”, nghĩa là ngoài việc chú trọng cúng thí thức ăn, còn có phần quy y và thuyết giảng cho vong linh nghe. Trong các đàn Đại khoa và Trung khoa đều có phần “nhập Tiểu Mông Sơn”, chính là nghi thức Tiểu khoa này.

Lễ cúng chẩn tế có hai phần chính là mật pháp và hiển pháp. Trong đó, mật pháp thuộc về các ấn chú và quán tưởng. Hiển pháp gồm các bài kinh chú, hành động cử chỉ… mà mọi người có thể thấy và hiểu được. Sự gia giảm trong các đàn chủ yếu ở phần hiển pháp, riêng tâm pháp tuyệt đối không được lược giảm.

Một ban kinh sư thường có 5 – 7 vị gồm: Sám chủ (hay Đàn chủ, Đàn cả hoặc Thầy cả); Duy na (kinh sư đánh chuông); Duyệt chúng (kinh sư gõ mõ); Vĩ thuận và Vĩ nghịch (hai vị kinh sư đánh đẩu); Bốn Trung phan (các vị kinh sư tụng kinh, hòa, tán); Phi chung (kinh sư đánh chuông lớn); Phi cổ (kinh sư đánh trống lớn).

Lễ Thượng phan Sơn Thủy

Để triệu thỉnh tất cả hương hồn đã vong thân trên không, trên lộ, dưới nước về tại địa điểm có cây phan. Sau đó, sẽ được đưa vào đàn tràng để tham dự pháp hội, nghe pháp âm của Đức Phật mà tỉnh ngộ để thoát khỏi cảnh khốn cùng.

Nghi thức Kiết giới Đàn tràng

Cả dưới đất lẫn trên không đều quy định khu vực đàn tràng, kiết giới là biến đổi nơi lập đàn tràng thành chốn trang nghiêm thanh tịnh.

Lễ Hạ phan Sơn Thủy

Thỉnh chư hương linh dựa vào Thần Phan, theo tiếng niệm Phật tiếp dẫn để an tọa tại đàn tràng.

Lễ Hưng Tác Thượng đại

Tràng phan

Sau khi an vị Phan Sơn Thủy xong, lễ Hưng Tác bắt đầu để cáo với giang sơn, hồn thiêng đất nước, chư Hộ pháp Long thần và Thổ địa Tôn thần tại nơi diễn ra buổi lễ biết rõ thời gian, địa điểm tổ chức trai đàn. Đồng thời, hướng dẫn âm linh cô hồn về dự trai đàn, theo lời triệu thỉnh trong Đại Tràng phan dài 36m, được viết bằng chữ Hán trên giấy ngũ sắc.

Lễ Bạch Tổ, Bạch Phật,

Khai Kinh

Cung thỉnh chư tôn Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức quang lâm bảo điện để cung hành nghi lễ, Thỉnh Tiêu Diện Đại Sĩ.

Lễ Giải Oan Bạt Độ

Là nghi thức giải oan đoạn nghiệp. Đây là giây phút người sống và kẻ chết đều mong mỏi. Trước giờ hành lễ, tất cả trai chủ, Phật tử đều tập trung đầy đủ tại chánh điện (hoặc nơi làm lễ) để cung thỉnh vị Sám chủ và Ban kinh sư quang lâm cử hành lễ. Trong lễ Bạt Độ, đặc biệt nhất là nghi thức phá ngục để cứu hương linh đang chịu khổ trong đó ra. Khi ấy sẽ có một vị (tu sĩ hoặc người đời) đóng vai chèo đò đưa các thầy sang sông cứu vớt hương linh. Nghi thức này không phổ biến, chỉ khi nào gia chủ có nhu cầu và thường được thực hiện ở miền Trung. Ở miền Nam thay vào đó là nghi thức Phát Tấu, gồm phần Xá Hạc (chim Hạc) và Xá Mã (ngựa), nhờ hai con vật này chở tấu chương về tâu các nơi như thiên đình và thủy cung.

Đại lễ Trai đàn Chẩn tế

Các vị Gia Trì Sư và kinh sư sẽ cung hành nghi thức Tham lễ Giác Hoàng (lễ Phật). Tham lễ xong, vị Gia Trì Sư và chư vị kinh sư đi trước; gia chủ và những người khác đi sau ra ngoài đàn, đến trước án Tiêu Diện, Địa Tạng, Ngũ Phương Phật để cung thỉnh chư Phật chứng minh đàn tràng. Tiếp theo, đến Bàn Giác Hoa tiến hành nghi thức thỉnh vị Gia Trì Sư lên bảo tọa, thay Phật thuyết giới cho âm linh cô hồn.

Sau đó, Ngài kiết ấn, niệm chú vào sư tử tòa, bảo tọa, màn song khai và chính tự thân trước khi ngồi kiết già trên bảo tọa. Màn song khai mở ra, nghi thức chẩn tế bắt đầu: sái tịnh, cung thỉnh chư Phật và Bồ tát chứng minh, thỉnh chư hương linh và 12 hạng cô hồn cùng đến dự. Tiếp theo là nhập Tiểu Mông Sơn để biến hóa thức ăn phù hợp và dư đủ cho các hạng cô hồn dùng. Sau đó, sẽ rưới nước Cam lộ, vị Tả chức nhận bình nước đã làm phép từ Sám chủ đi từ từ đến phía trước và rưới nước. Tại vị trí đó, nhiều Phật tử chuẩn bị sẵn vật dụng để hứng nước Cam lộ[3]. Tiếp theo là hồi hướng công đức, cầu cho tất cả chúng sanh an lành, sanh về cực lạc. Sau khi hạ đàn, chư Tăng trở về nội đàn, đến bàn Phật làm lễ Tạ Phật hoàn Kinh, lễ đến đây hoàn mãn. Ngoài ra, lễ cúng còn có các phần: phóng đăng, phóng sinh…

BỐ TRÍ ĐÀN TRÀNG TRONG LỄ CÚNG CHẨN TẾ

Được chia thành hai phần: nội đàn và ngoại đàn.

Nội đàn gồm:

Bàn Phật (chùa có chánh điện, tư gia có bàn thờ Phật là nơi tham lễ Giác Hoàng); bàn kinh (nơi để chuông, mõ, pháp khí).

Ngoại đàn gồm:

Màn Sư tử tòa (bức màn có hình sư tử dáng vẻ oai nghiêm, treo sau lưng vị Gia Trì Sư, tượng trưng chỗ ngồi của Phật); Bảo tọa (chỗ ngồi của Gia Trì Sư, đại diện chư Phật để hoằng dương chánh pháp); Màn song khai (bức màn chia đôi trước bảo tọa, đóng lại hoặc mở ra tùy theo quy định của khoa nghi); bàn Kim đài (kinh sư ngồi hai bên tả hữu, mỗi bên ba hoặc bốn vị); Bàn Giác Hoa (Giác Hoa Định Tự Tại Vương Như Lai, một Đức Phật ở cõi Ta bà); các án Ngũ phương Phật (gồm năm bàn thiết trí theo hướng Đông – Tây – Nam – Bắc và Trung ương); bàn Hộc thực (vị trí thấp, để bài vị và đồ cúng cô hồn); bàn Tiêu Diện (cao hơn bàn Địa Tạng, thiết trí ba tượng Địa Tạng, Tiêu Diện và Hộ Pháp nên còn gọi là bàn Tam Bảo ngoại).

Vật phẩm trong đàn cúng chẩn tế chia làm hai phần:

1. Cung thỉnh chư Phật, Bồ tát, thần thánh… triệu thỉnh chư hương linh, vong hồn.

2. Vật phẩm cúng thường có 6 loại: hương, hoa, đăng, trà, quả, thức ăn, gọi chung là lục cúng. Thức ăn cúng Phật chỉ gồm đồ chay, thường là cơm và xôi chè. Riêng với thần thánh thì tùy người tổ chức, có thể cúng cả chay và mặn, ngoài ra còn có lá phan và bảo cái.

Thực phẩm cúng cho nhóm đối tượng thứ hai rất đa dạng. Ngoài hương, hoa, đăng, trà, quả, thức ăn, còn có một số khác bắt buộc, như: gạo, muối, cháo loãng, cốm nổ, xôi chè, tiền cúng, mía, các loại khoai,… tùy vào gia chủ mà có thêm vàng mã. Riêng miền Bắc sẽ có oản. Tùy điều kiện gia chủ, có thể thêm nhiều đồ cúng khác như: kẹo bánh, áo quần (thật). Vật cúng có thể treo lên “cộ” (giá đỡ hình chóp, bằng tre, dán giấy bên ngoài) hoặc xếp trên mâm và bàn.

Đặc biệt, nghệ thuật diễn xướng trong lễ cúng là đỉnh cao về nghệ thuật diễn xướng của âm nhạc Phật giáo. Theo nhà nghiên cứu Trần Văn Khê, “… nét nhạc của các bài tụng, tán thay đổi tùy theo miền, theo vùng. Mà thang âm, điệu thức dùng trong những bài tán, tụng rất gần thang âm điệu thức của tiếng hát ru và những điệu dân ca đặc biệt của mỗi vùng…. Có hai điệu thức chính được dùng: điệu Thiền (dùng hơi nhạc, hơi hạ trong nhạc tài tử miền Nam) và điệu Ai. Các điệu thay đổi tùy theo nội dung bài” [4].

Trong một lễ cúng, về phía ban kinh sư, một vị đàn chủ phải đầy đủ oai nghi phẩm hạnh, chất giọng tốt, am tường chữ Hán và nghệ thuật diễn xướng. Các lối diễn xướng được sử dụng trong lễ cúng gồm: Bạch, Nói, Thỉnh, Nguyện, Đọc, Tụng, Vịnh, Tán. Để một lễ cúng chẩn tế thành công, phải đầy đủ yếu tố hình thức và tâm thức.

Ở miền Trung và miền Nam, lễ cúng chịu ảnh hưởng dòng thiền Lâm Tế. Nhà sư Nguyên Thiều và các đệ tử là những người đầu tiên đưa lễ này vào Đàng Trong. Tại đây, lễ cúng chủ yếu dựa vào bản kinh: “Chánh khắc Trung khoa Du Già tập yếu”, rút gọn từ “Du Già diệm khẩu thí thực đàn nghi” của sư Vân Thê Châu Hoằng. Tùy từng vùng, lễ cúng còn chịu ảnh hưởng của thổ âm địa phương. Trang phục và pháp khí trong lễ cúng chẩn tế Nam bộ cho thấy hiện tượng giao lưu văn hóa mạnh mẽ và mang đậm dấu ấn vùng miền.

ẢNH HƯỞNG CỦA LỄ CÚNG CHẨN TẾ TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA PHẬT TỬ NGƯỜI VIỆT NAM BỘ

Nam bộ với điều kiện tự nhiên và thành phần dân cư đa dạng đã hình thành những đặc điểm văn hóa khác nhau, trong từng giai đoạn lịch sử. Đồng hành với quá trình phát triển đó, lễ cúng chẩn tế cũng đóng góp những giá trị thiết thực vào đời sống nhân dân nói chung và Phật tử nói riêng.

Trong đời sống cá nhân

Quan niệm coi trọng người đã khuất, các bậc tiền bối,… đã chứng minh cho tấm lòng thương nhớ, tính nhân bản của con người. Đó còn là sự cầu mong cuộc sống bình an, thể hiện yếu tố trọng lý và trọng tình trong văn hóa phương Đông. Mặt khác, tâm lý tiếc thương người thân đã mất đưa đến suy nghĩ người thân có thể đang chịu cảnh thiếu thốn, khổ đau và cần sự giúp đỡ.

Với cư dân Nam bộ, đặc biệt ở buổi đầu đất rộng người thưa, nhiều thú dữ và bệnh dịch, mối quan hệ giữa các thành viên gia đình do vậy rất quan trọng. Sự ra đi vĩnh viễn của bất kỳ thành viên nào cũng khiến gia đình hụt hẫng, trống vắng. Ngoài ra, việc thường xuyên di chuyển chỗ ở khiến mồ mả người thân không có điều kiện trông nom. Vì vậy, việc tổ chức lễ cúng tưởng nhớ người thân đã khuất, cầu mong được cảm thông và tha thứ, mong giải tỏa oan khuất, dằn vặt, cầu nguyện cho họ được thanh thản siêu thoát, cầu xin người đã khuất phù hộ cho người sống bình an vô sự là chuyện nên làm khi điều kiện cho phép.

Trong đời sống cộng đồng

Ở cư dân nông nghiệp, yếu tố cộng đồng rất quan trọng, “bán anh em xa, mua láng giềng gần”. Lễ cúng chẩn tế để cầu an hay cầu siêu, dù do cá nhân hay tập thể tổ chức, cũng phải đủ ba hoạt động: cúng Phật, cúng những vị thần ở địa phương diễn ra lễ cúng (thần Thành Hoàng Bổn Cảnh) và cúng hương linh, vong linh, tri ân các anh hùng liệt sĩ vị quốc vong thân, chiến sĩ trận vong, đồng bào tử nạn trong các cuộc chiến tranh và thiên tai bão lũ, cầu mong cho họ được sanh về cảnh giới an lành. Đặc biệt, trong các lễ cúng do cá nhân tổ chức, ngoài tên của người được cúng chính và ông bà tổ tiên gia chủ, những người đến tham gia cũng được khuyến khích gửi tên thân nhân của mình để cầu siêu.

Về tâm linh, một gia đình hay tập thể tổ chức lễ cúng thì lợi ích cho cộng đồng lớn hơn, chứ không đơn thuần chỉ cho đối tượng được xướng danh, như người xưa có câu: “nhất nhơn tác phước thiên nhơn hưởng, độc thọ khai hoa vạn thọ hương” (một người làm việc tốt nhiều người hưởng chung, trong vườn có cây hoa nở hoa thì cả vườn thơm lây).

Về thực tế, khi tổ chức một lễ cúng cần huy động rất nhiều người, ngoài những người gửi tên cầu siêu ra, những người không gửi hoặc là Phật tử cũng có thể đến giúp đỡ. Trong khi cử hành lễ cúng, về lý, vị Sám chủ đội mão Tỳ lư, mặc y gấm, là hình ảnh Bồ tát Địa Tạng đại diện cho Phật thuyết pháp và bố thí thức ăn cho vong hồn. Nhưng ở góc độ phi tôn giáo, hình ảnh thầy sám chủ mặc trang phục đẹp, ban kinh sư dùng pháp khí với nhạc lễ xung quanh,… tất cả những yếu tố đó tựa như một hình thức diễn xướng nghệ thuật. Không chỉ đối với Phật tử người Việt, lễ cúng chẩn tế còn là cơ hội giao lưu giữa các cộng đồng cư dân Chăm, Khmer, Hoa, Việt… trên vùng đất Nam bộ.

Về tôn giáo, lễ cúng chẩn tế thể hiện tinh thần nhập thế của Phật giáo. Một việc làm vì nhiều người, không chỉ riêng cho cá nhân nào. Một lễ cúng không chỉ phục vụ nhu cầu thiết thực của gia chủ, mà còn hướng lợi ích an lạc cho nhiều đối tượng khác.

Có thể nói, được truyền vào Nam bộ từ thuở sơ khai, lễ cúng chẩn tế đã tồn tại và tiếp sức người dân và những Phật tử nơi đây. Trong đời sống, với hoàn cảnh khó khăn ở vùng đất mới, việc tổ chức cầu an, cầu siêu giúp người sống vơi bớt phần nào khổ đau, mất mát. Những hiểm họa bất an nơi vùng đất mới hoang vu cũng làm cho người dân canh cánh nỗi lo, nỗi sợ hãi, việc tổ chức lễ cúng chẩn tế ngoài mong muốn giúp người chết giải thoát, còn là khát vọng cho người sống được yên ổn, tránh bệnh tật và làm ăn thuận lợi. Lễ cũng là cơ hội để mọi người có dịp gần gũi, tìm hiểu và thông cảm nhau hơn trong cuộc sống. Ngoài ra, những tiết tấu diễn xướng trong lễ cúng cũng góp phần làm cho cuộc sống người dân bớt đi sự buồn tẻ nơi đất lạ.

Tồn tại và phát triển ở Nam bộ, lễ cúng chẩn tế tiếp thu những yếu tố văn hóa địa phương, đồng thời chịu tác động từ các yếu tố khác như: hoạt động kinh tế, bối cảnh chính trị – xã hội, điều kiện tự nhiên,… Lễ cúng chẩn tế cũng phần nào phản ánh mối quan hệ, giao lưu, tiếp biến văn hóa của các cộng đồng dân tộc cùng sống cộng cư hoặc cận cư ở Nam bộ.

Chú thích:

* Th.S Đào Ngọc Lam Phương – Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG TP HCM).

[1] Hoàng Phê chủ biên (2006), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, tr.142. [2] Thích Nhất Hạnh (2007), Đại trai đàn bình đẳng tế xuân Đinh Hợi 2007 tại Việt Nam, tr.19. [3] Quan niệm cho rằng nước Cam lộ giúp người uống hoặc sử dụng được khỏe mạnh. [4] Trần Văn Khê (2001), Phong cách tán tụng trong Phật giáo Việt Nam, đăng trên Nguyệt san Giác ngộ (số 59, 2/2001, tr.23-24).

1. Dương Chí Cang (2000), Nghiên cứu chế độ lễ nghi Trung Quốc, Nxb ĐHSP Hoa Đông. 2. Trần Văn Khê (2001), Phong cách tán tụng trong Phật giáo Việt Nam, đăng trên Nguyệt san Giác ngộ (số 59, 2/2001). 3. Hoàng Phê chủ biên (2006), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng 4. Trần Hồng Liên (2007), Quá trình hình thành và phát triển nhạc lễ Phật giáo Nam bộ, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học “Sư Nguyệt Chiếu với sự nghiệp nhạc lễ cổ truyền Nam bộ”, Nxb Văn hóa Thông tin.

Cô Bé Chí Mìu Bắc Giang

Đền Cô Bé Chí Mìu Bắc Giang nằm ở bản Chí Mìu, xã Hương Sơn, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. Cô bé Chí Mìu chính là Cô Bé Thượng Ngàn, do đền Cô bé Thượng Ngàn nằm ở bản Chí Mìu nên mọi người đều gọi cô theo tên địa danh của đền là Cô Bé Chí Mìu.

Đường đến đền Cô bé Chí Mìu Bắc Giang

Đường đến đền Cô Bé Chí Mìu: Nếu đi từ Hà Nội, chúng ta đi theo đường Quốc Lộ 1A qua thị trấn Kép khoảng 4 km đến một ngã tư Cầu Đen. Đến ngã tư Cầu Đen rẽ bên phải đi thêm khoảng 3 km nữa là đến Đền Cô Chí Mìu. Đến Kép hỏi đền Cô thì ai cũng biết cả. Từ Hà Nội đến Đền Cô Chí Mìu khoảng 95 km.

Lịch sử đền Cô bé Chí Mìu Bắc Giang

Trước năm 1995, đền Cô chỉ là một cái miếu nhỏ có một bát hương và chưa được phối thờ thêm ngôi vị của một vị thánh nào. Năm 1995, có người mới dâng tượng cô vào miếu. (Hiện ngôi tượng này vẫn đang được thờ tại cung Cô Bé Thượng Ngàn của ngôi đền).

Cho đến 2010, ngôi miếu mới được phá để xây ngôi đền mới như bây giờ. Cung cô Chí Mìu hiện tại chính là vị trí của ngôi miếu cũ ngày xưa. Ngôi đền mới xây dựng đã được phối thờ các cung: Cung công đồng, Cung Sơn Trang, cung Trần Triều và cung Cấm thờ Tam Tòa Thánh Mẫu.

Sự linh thiêng của Đền Cô Chí Mìu

Đền Cô Chí Mìu là một ngôi đền mang nhiều huyền bí và linh thiêng nên khách thập phương về đây lễ rất đông. Người ta truyền rằng, cứ vào lúc 12 giờ đêm, cô Bé Chí Mìu sẽ giáng về đền chứng lễ và ban phúc, lộc, đặc biệt là đêm 30, rạng mùng 1. Vì vậy, thường vào đêm 30 hàng tháng có đến hàng ngàn người đổ về đây ăn chực nằm chờ để chờ 12 giờ đêm cô về chứng lễ. Về đây, xin lộc cô bé chủ yếu là dân buôn bán, dân lô đề. Lễ dâng cô bé tràn từ trong đền ra ngoài đường chính các đó đến 4 km.

Hiện nhà đền còn lưu một bức ảnh ngày động thổ ngôi đền năm 2010, có một con bướm rất to về ngự tại bàn thờ lễ động thổ (xem ảnh dưới).

Bài trí của đền Cô bé Chí Mìu

Đền Cô gồm có các cung: + Cung ngoài : Là Cung Công Đồng nhưng chỉ phối thờ tượng Quan Hoàng Bơ, Quan Hoàng Bảy, Quan Hoàng Mười trong Tứ Phủ Quan Hoàng. + Cung giữa: là Cung Cô Bé Thượng Ngàn (tức Cô Bé Chí Mìu). Cung của cô có ngôi tượng nhỏ của Cô có từ năm 1995. Bên phải cung của Cô là cung Trần Triều, Còn bên phải cung của Cô là Cung Sơn Trang + Cung Cấm: Thờ Tam Tòa Thánh Mẫu

Cô Bé Chí Mùi là Cô Bé Thượng Ngàn.

Cô bé Chí Mìu là Cô bé Thượng Ngàn nên tại cung Cô bé Thượng Ngàn thờ tượng của cô. Cô bé Thượng Ngàn được coi là cô út trong Tứ Phủ Thánh Cô.

Còn các ngôi đền khác các cô bé thường đươc thờ ở cung cô bé. Các cô bé này được coi là cô bé bản đền, luôn hầu cận Thánh Mẫu hoặc các Thánh Chầu tại bản đền các cô ngự.

Sự mến khách của Ban Quan Lý đền Cô bé Chí Mìu Bắc Giang

Có lẽ ít có đền nào như đền Cô bé Chí Mìu Ban Quản lý Nhà đền không thu vé gửi xe ô tô, không thu tiền cung, tiền đền với các cung hầu. Đền cũng khá văn minh: Không cho các dịch vụ xóc thẻ, lấy thẻ có đất phát triển. Có dịch vụ viết sớ do nhà đền quản lý nhưng để gia chủ trả tiền viết sớ trên cơ sở tùy tâm. Tuy nhiên, vấn đề đêm 30 hay đêm 14 đền rất đông, chen lấn lẫn nhau nên nhà đền khuyên rằng vào các ngày đó khi vào đền không nên mang ví, điện thoại…để tránh bọn móc túi lợi dụng

Sự Tích Đền Cô Chí Mìu Bắc Giang

Địa chỉ đền Cô Chí Mìu Bắc Giang nằm ở đâu ? Lịch sử đền Cô Chí Mìu có từ khi nào ? Tất cả những câu hỏi trên sẽ được https://denthanhma…

Đánh Giá

Địa chỉ đền Cô Chí Mìu Bắc Giang nằm ở đâu ? Lịch sử đền Cô Chí Mìu có từ khi nào ? Tất cả những câu hỏi trên sẽ được https://denthanhmau.blogspot.com/ giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây, cùng theo ngay sau đây.

1. Địa chỉ đền Cô Chín Thượng Ngàn Bắc Giang

Theo Đền Thánh Mẫu thì Đền Cô Bé Chí Mìu ở Bắc Giang nằm ở bản Chí Mìu, xã Hương Sơn, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. Cô bé Chí Mìu chính là Cô Bé Thượng Ngàn, do đền Cô bé Thượng Ngàn nằm ở bản Chí Mìu nên mọi người đều gọi cô theo tên địa danh của đền là Cô Bé Chí Mìu.

Đường đến đền Cô Chí Mìu ở Bắc Giang: Nếu đi từ Hà Nội, chúng ta đi theo đường Quốc Lộ 1A qua thị trấn Kép khoảng 4 km đến một ngã tư Cầu Đen. Đến ngã tư Cầu Đen rẽ bên phải đi thêm khoảng 3 km nữa là đến đền bé thượng ở bản chí mìu. Đến Kép hỏi đền Cô thì ai cũng biết cả. Từ Hà Nội đến địa chỉ đền Cô Chí Mìu Bắc Giang khoảng 95 km.

Bắc Giang nằm ở vùng chuyển tiếp giữa châu thổ sông Hồng với miền thượng du phía đông bắc Bắc Bộ. Một vùng đất đa dạng về văn hóa do có sự ảnh hưởng của sự giao thoa văn hóa của các dân tộc/tộc người, nhất là nền văn hóa Kinh – Nùng/Tày từ hàng nghìn năm lịch sử. Ba con sông lớn (sông Lục Nam, sông Cầu, sông Thương) là chi lưu của sông Thái Bình rồi đổ ra biển cả như ba vệt chân chim khổng lồ và cũng là ba tuyến giao thông căn cơ tạo sự kết nối nền văn hóa giữa các vùng/miền văn hóa châu thổ với miền/vùng văn hóa Nùng/Tày xứ Cao – Bắc – Lạng mà Bắc Giang là trung tâm. Tuy không là miền đất tiêu biểu của văn hóa sông/nước nhưng hội đủ những nét văn hóa ngã ba sông/sông nước, văn hóa cửa rừng/thượng ngàn và đó là nguồn cội, cơ hội và điều kiện màu mỡ, tốt tươi để văn hoá thờ thánh Mẫu du nhập và phát triển.

Hiện nay, ở tỉnh Bắc Giang có khá nhiều địa điểm/di tích thờ nữ thần, thánh Mẫu, có thể được hệ thống theo tư duy văn hóa sông nước và văn hóa cửa rừng vẫn theo hệ quy chiếu dọc đôi bờ ba con sông và nơi cửa rừng, tức thượng nguồn những dòng sông ấy.

Những điều kiêng kỵ mà bạn nên biết khi đi đền chùa, đọc để tránh:

2. Sự tích đền Cô Bé Chí Mìu Lạng Giang Bắc Giang

Theo lịch sử đền thờ Cô Bé Chí Mìu Bắc Giang thì đền đã có từ trước năm 1995, đền Cô chỉ là một cái miếu nhỏ có một bát hương và chưa được phối thờ thêm ngôi vị của một vị thánh nào. Năm 1995, có người mới dâng tượng cô vào miếu. Hiện ngôi tượng này vẫn đang được thờ tại cung Cô Bé Thượng Ngàn của ngôi đền.

Cho đến 2010, hình ảnh đền Cô Chí Mìu được tu bổ và xây dựng lại. Ngôi miếu mới được phá để xây ngôi đền mới như bây giờ. Cung cô Chí Mìu hiện tại chính là vị trí của ngôi miếu cũ ngày xưa. Ngôi đền mới xây dựng đã được phối thờ các cung: Cung công đồng, Cung Sơn Trang, cung Trần Triều và cung Cấm thờ Tam Tòa Thánh Mẫu.

Đền Cô Chí Mìu Bắc Giang là một ngôi đền mang nhiều huyền bí và linh thiêng nên khách thập phương về đây lễ rất đông. Người ta truyền rằng, cứ vào lúc 12 giờ đêm, cô Bé Chí Mìu sẽ giáng về đền chứng lễ và ban phúc, lộc, đặc biệt là đêm 30, rạng mùng 1. Vì vậy, thường vào đêm 30 âm lịch hàng tháng, du khách thập phương sắm lễ và chuẩn bị bài văn khấn đền cô Chí Mìu về đây ăn chực nằm chờ để chờ 12 giờ đêm Cô về chứng lễ. Khách thập phương về đây, xin lộc Cô Bé Chí Mìu chủ yếu là dân buôn bán, dân lô đề. Lễ dâng cô bé Chí Mìu tràn từ trong đền ra ngoài đường chính cách đó đến 4 km.

Bàn Thờ Cô Bé Chí Mìu Bắc Giang

– Cung ngoài : Là Cung Công Đồng nhưng chỉ phối thờ tượng Quan Hoàng Bơ, Quan Hoàng Bảy, Quan Hoàng Mười trong Tứ Phủ Quan Hoàng.

– Cung giữa: là Cung Cô Bé Thượng Ngàn (tức Cô Bé Chí Mìu). Cung của cô có ngôi tượng nhỏ của Cô có từ năm 1995. Bên phải cung của Cô là cung Trần Triều, Còn bên phải cung của Cô là Cung Sơn Trang.

– Cung Cấm: Thờ Tam Tòa Thánh Mẫu.

TAM TÒA THÁNH MẪU THỜ AI?

Thông tin về Tam Tòa Thánh Mẫu mà quý vị có thể xem thêm:

Cách sắm lễ đi đền cô chín, những đồ lễ bạn nên chuẩn bị khi đi lễ, mời xem tại:

Một số người địa phương kể rằng, ngày trước vào khoảng những năm bao cấp (những năm 80), nơi đây có một cô giáo mầm non chết trẻ. Phần mộ của cô được một anh bộ đội phục viên ( hay giải ngũ) lập thành miếu thờ. Nghe đâu đó anh bộ đội phục viên này được cô giáo báo mộng nên đã lập miếu cho cô giáo. Như vậy đền lịch sử đền Cô Chí Mìu ở Bắc Giang mới có cách đây vài chục năm.

Một số người địa phương nói rằng: Nhóm người phát tâm xây dựng ngôi miếu thành ngôi đền thờ cô Chí Mìu Lạng Giang Bắc Giang, ban đầu được lộc nhiều lắm, nhưng sau này, có lẽ ỷ vào thế của cô Chí Mìu mà làm liều nên có 2 người bị tử hình, còn lại hầu hết vướng vào tù tội và phá sản vì tội buôn hàng cấm và đánh bạc.

Qua bài viết chắc hẳn bạn đã hiểu rõ di tích lịch sử đền Cô Chí Mìu Bắc Giang cũng như sự tích linh thiêng ở ngôi đền này. Hi vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn có thêm kiến thức về ngôi đền Chí Mìu linh thiêng ở tỉnh Bắc Giang. Xem thêm: Tìm hiểu về lịch sử và sự tích đền Hùng Phú Thọ

>>>Đường đi đền Cô Chín Mìu ở Bắc Giang

Bạn đang xem bài viết Kiệt Tác Thiên Nhiên Của Kiên Giang – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam trên website Iseeacademy.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!