Xem Nhiều 3/2023 #️ Kinh Nghiệm Đi Đền Hùng: Đường Đi, Địa Điểm Tham Quan, Mâm Cúng Lễ Vật # Top 10 Trend | Iseeacademy.com

Xem Nhiều 3/2023 # Kinh Nghiệm Đi Đền Hùng: Đường Đi, Địa Điểm Tham Quan, Mâm Cúng Lễ Vật # Top 10 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Kinh Nghiệm Đi Đền Hùng: Đường Đi, Địa Điểm Tham Quan, Mâm Cúng Lễ Vật mới nhất trên website Iseeacademy.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Đền Hùng là khu di tích lịch sử cấp Quốc gia thuộc địa phận thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Đây là nơi gìn giữ và thờ các vua Hùng có công dựng nước là nguồn cội của dân tộc Việt Nam. Phú Thọ là vùng đất trù phú, cảnh quan thiên nhiên tươi tốt, sông núi và thiên nhiên giao hòa, phù hợp để an cư và lạc nghiệp. Đây là địa điểm được nhiều người lựa chọn khi du lịch tại vùng miền phía bắc việt Nam. Đến đền Hùng du khách sẽ được thăm thú quần thể đền thờ, chùa chiền các khu thờ phụng của các vua Hùng và tôn thất, ngoài ra thiên nhiên và kiến trúc nơi đây cũng vô cùng tuyệt đẹp.

Cổng vào Đền Hùng (Nguồn: chúng tôi )

1.2. Đường đi đền Hùng nào nhanh, an toàn nhất

Trường hợp du khách ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Nam muốn di chuyển ra đền Hùng thì cần qua ít nhất hai chặng di chuyển. Đầu tiên du khách nên đi máy bay ra Hà Nội, cũng có thể đi xe khách tuy nhiên khá mất thời gian. Từ Hà Nội du khách có thể đi xe khách hoặc tàu hỏa đến Phú Thọ và di chuyển đến đền Hùng. Tùy địa điểm xuất phát mà du khách có thể chọn tuyến đường và phương tiện di chuyển phù hợp. Ngoài ra còn có thể book tour du lịch trọn gói giá tốt để được hỗ về phương tiện di chuyển.

2. Tháng mấy du lịch đền Hùng thì thích hợp nhất

Do vậy nếu bạn không thích chen chúc, ồn ào thì nên tránh đến Đền Hùng vào dịp giỗ Tổ, thời điểm này vừa đông mà các địa điểm lưu trú cũng thường hết phòng. Nếu chỉ muốn đến Đền HÙng để thăm thú và chiêm ngưỡng cảnh quan thì bất cứ thời điểm nào trong năm đều có thể đến.

3. Đi Đền Hùng cần chuẩn bị gì

Đền Hùng mùa lễ (Nguồn:tonythanaphon.weebly.com )

3.1. Văn khấn giỗ Tổ Hùng Vương

Thông thường khi khấn giỗ tổ vua Hùng người dân địa phương ở đây sẽ có một bài khấn để du khách có thể học theo và khấn cho đúng lễ nghi, cụ thể:

Cũng như chuẩn bị mâm lễ đi chùa cầu đầu năm, thông thường khi đi đền Hùng mọi người sẽ cần chuẩn bị mâm lễ để dâng lên các vua Hùng, vậy mâm lễ dâng lên cần chuẩn bị những gì? Điều quan trọng nhất khi đi lễ đền Hùng không phải là mâm lễ bạn dâng lên mà chủ yếu là dựa vào sự thành tâm của người đi lễ, do vậy bạn không cần quá quan trọng mâm lễ. Bạn có thể chuẩn bị mâm lễ gồm bánh chưng và bánh dày trong truyền thuyết hoặc có thể dâng lễ gồm hoa quả tươi mẫu mã đẹp mắt hay xôi gà đều được.

3.3. Trang phục và các vật được phép mang

Đền Hùng là khu di tích lịch sử của dân tộc, đây cũng là nơi thờ tự tổ tiên, các bậc đã có công dựng nước, là khu vực tôn nghiêm cao quý nên du khách khi đến chùa cần chú ý trang phục, cũng như cách hành lễ. Cần nghiêm trang, ăn mặc lịch sự, gọn gàng. Khi đi lễ đền Hùng cần có tác phong nghiêm chỉnh, không gây ồn ào, mất trật tự. Du khách không được quay phim và chụp ảnh ở chánh điện, nơi thờ tự.

Thăm Đền Hùng mùa lễ hội (Nguồn: anhnghethuattphcm.com)

4. Các địa điểm đi Đền Hùng, Việt Trì, Phú Thọ

4.1. Các địa điểm tham quan ở Đền Hùng

Cổng đền: Bước chân lên Đền Hùng bạn sẽ cảm thấy choáng ngợp trước cổng Đền, cổng được xây kiểu vòm cuốn với hai tầng và 8 mái lợp giả ngói, trên cổng được chạm trổ rồng phương rất công phu và đẹp mắt.

Bên cạnh đó giữa cột trụ và cổng đắp còn được tạc nổi hình ảnh hai võ sĩ cầm giáo và cầm rìu chiến vô cùng dũng mãnh. Chỉ cần nhìn ngắm cổng đền bạn có thể thấy được vẻ đẹp của kiến trúc, tinh thần mà người xưa muốn truyền tải vào cửa đền.

Mỗi ngôi đền đều được xây dựng và thiết kế theo một kiến trúc vô cùng đẹp mắt và sang trọng, do vậy đến thăm hệ thống các ngôi đền này du khách không chỉ biết thêm về lịch sử nguồn cội mà còn được nhìn ngắn những kiến trúc đẹp mắt.

Thăm quan đền đài trong đền Hùng (Nguồn: wikimedia.org)

Đền mẫu Âu Cơ: Tọa lạc trên núi ốc Sơn, đền mẫu Âu Cơ được xây dựng theo kiến trúc truyền thống với cột, xà, hoành, dui được làm từ gỗ lim, tường được ốp bằng gạch bát và mái được lợp bằng ngói mũi hài. Đền có diện tích 137m2, không gian rộng rãi và thoáng mát, kiến trúc của khu đình này vô cùng đẹp và lạ.

Đầm Ao Châu Về vườn quốc gia Xuân Sơn Phú Thọ khám phá những cảnh thiên nhiên kỳ bí và nguyên sơ.

Suối Tiên Ngoài ra nhiều người còn thích khám phá ngược thời tiết với một trong các địa điểm du lịch mùa đông ở Việt Nam đẹp khó cưỡng tại Phú Thọ như suối khoáng nước nóng Thanh Thủy.

4.2. Các địa điểm du lịch Việt Trì

Đền Quốc Tổ Lạc Long Quân: Đền Quốc tổ Lạc Long Quân được tọa lạc tại đồi Sim, gần núi Nghĩa Lĩnh, nơi đây có địa thế đẹp, phong cảnh hữu tình. Đền Quốc tổ Lạc Long Quân hiện thân cho sự linh thiêng huyền diệu. Đền có kiến trúc và các họa tiết điêu khắc mô phỏng theo hoa văn trên trống đồng Đông Sơn rất sinh động, độc đáo. Kiến trúc đẹp mắt, điêu khắc ấn tượng giúp ngôi đền tôn thêm sự uy nghiêm, linh thiêng.

Thiên cổ miếu: Đền Thiên Cổ uy nghiêm tọa lạc trên một quả đồi nhỏ thuộc địa phận của kinh đô Văn Lang xưa. Đền thờ vợ chồng giáo Vũ Thê Lang, người có công dạy học hai công chúa Tiên Dung – Ngọc Hoa con của vua Hùng thứ 18. Đến nay phần mộ của hai vợ chồng vẫn được giữ gìn và bảo vệ ở trong ngôi đền.

Thiên cổ miếu (Nguồn: dulichphutho.com.vn)

5. Đặc sản đền Hùng không thể bỏ qua

Bánh tai Phú Thọ là món ăn đặc sản gia truyền của người dân Phú Thọ. Bánh tai được làm từ gạo tẻ, nhân thịt lợn, có hình như chiếc tai. Bánh tai Phú Thọ là món ăn dân dã, dễ tìm thấy trong các hàng quán, bánh sẽ ngon nhát khi ăn nóng. Bánh mềm dẻo, bùi và thơm nồng, hương vị của bánh sẽ từ từ hòa quyện trong khoang miệng khi thưởng thức.

Vùng đất cổ Phú Thọ nổi tiếng văn hóa ẩm thực đa dạng, phong phú trong đó thịt chua Thanh Sơn là món ăn tuyệt vời mà bạn nên một lần thưởng thức khi du lịch Phú Thọ. Thịt chua ở đây có mùi vị bùi bùi, ăn sần sật, vị chua của vị thính và thị đã lên men hòa quyện với vị chát ngọt của các loại lá cây vô cùng đặc sắc và thơm ngon. Thăm quan đền Hùng, du lịch Phú Thọ và được thưởng thức món thịt chua nổi tiếng nơi đây bạn sẽ cảm nhận được trọn vẹn mọi tinh hoa của vùng đất này.

Phú Thọ nổi tiếng với trái cọ, khoảng tháng 2 hoặc tháng 3 thì cọ già và có thể hai để nấu ăn được. Quả cọ già thường được luộc với nước, khi luộc trái cọ phải đun nhỏ lửa để cọ chín mềm và ngọt bùi. Cọ om ăn béo bùi, ngọt thanh và rất ngon. Nếu có cơ hội đến Phú Thọ du lịch du khách nên một lần thưởng thức món cọ ỏm tuyệt vời này.

Mảnh đất Phú Thọ trù phú và tươi tốt với những đồi chè xanh tươi đã góp phần mang đến cho vùng đất này một đặc sản tuyệt vời đó chè Phú Thọ. Khác với các loại chè ở các địa phương khác, chè Phú Thọ mang hương vị đặc trưng riêng, đắng ngọt, nước chè xanh và rất thơm. Đến Phú Thọ thì nhất định phải mua trà đặc sản trứ danh về làm quà, chè ở đây rất tuyệt.

6. Tour du lịch hấp dẫn đến Đền Hùng ngày 10/3 âm lịch

Phú Thọ là mảnh đất hội tụ quá nhiều tinh hoa văn hóa của dân tộc, đến đây du khách sẽ được tìm về cội nguồn, lắng lòng với những không gian văn hóa mang đậm tinh hoa văn hóa dân tộc. Nếu bạn không có kinh nghiệm đi đền Hùng , ngại chuẩn bị và lên kế hoạch thì chọn các tour tham quan đền Hùng cũng là một gợi ý tuyệt vời.

Vào Adr du khách sẽ dễ dàng tìm chọn được các tour du lịch Đền Hùng đến từ các đơn vị lữ hành uy tín. Sử dụng tour tham quan đền Hùng tại Adr du khách để được phía đơn vị lữ hành lên lịch trình chi tiết, đưa đón, chuẩn bị nơi ăn chốn nghỉ, hướng dẫn tham quan tỉ mỉ và an toàn. Chỉ cần truy cập vào Adr, bấm tìm kiếm tour tham quan Đền Hùng – Phú Thọ trên thanh công cụ. Dò tìm chọn tour du lịch với lịch trình và chi phí phù hợp và chọn đặt trực tiếp trên website, chỉ với một vài thao tác đơn giản là đã có thể có một chuyến tham quan đền Hùng tuyệt vời rồi.

Du Lịch Châu Đốc Nên Đi Tham Quan Những Đâu? Kinh Nghiệm Du Lịch …

Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam

Nổi bật trong những điểm tham quan mà bạn không thể bỏ qua khi đến thành phố được mệnh danh là “Vương quốc mắm” chính là Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam. Một điểm du lịch, tham quan văn hóa tâm linh đặc sắc bật nhất của An Giang nói riêng mà Tây nói chung. Một điểm gắn liền với câu nói trong những chuyến hành trình du ngoạn thành phố Châu Đốc: “Chưa đến Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam là chưa đến thành phố Châu Đốc”.

Toàn cảnh Miếu Bà Chúa Xứ về đêm

Tại Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam, bạn sẽ được tận mắt chứng kiến một công trình văn hóa, kiến trúc tâm linh đồ sộ được hình thành qua nhiều năm. Đặc biệt là được đọc hai câu đối danh tiếng mà chỉ cần nhắc đến là biết ngay Miếu Bà.

“Cầu tất ứng, thí tất linh, mộng trung chỉ thị

Xiêm khả kinh, Thanh khả mộ, ý ngoại nan lượng”.

Giải nghĩa:

“Cầu nhất định được, ban nhất định linh, báo mộng cho biết

Người Xiêm phải sợ, người Thanh phải nể, không thể tưởng tượng nổi”.

Bạn có thể tham quan Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam vào bất kỳ lúc nào trong ngày, từ 7 giờ đến 22 giờ. Tuy nhiên, dù tham quan giờ nào thì bạn cũng nên lưu ý một số điều sau đây để tránh gặp sự rắc rối.

Từ chối, không nhận bất kỳ thứ gì của người nào bên ngoài khu vực miếu Bà.

Giữ gìn tài sản cá nhân, nhất là bóp ví, điện thoại, trang sức …

Không mua đồ cúng, vàng mã, nhan hay hoa bên ngoài khu vực miếu Bà, nếu có mua thì hỏi trước giá cả để hai bên cùng “thuận mua vừa bán”.

Muốn xin lộc bà thì vào bên phải khu vực chính điện, nơi thờ Bà.

Không nói năng lung tung khi vào viếng Bà.

Địa điểm: Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam – phường Núi Sam – thành phố Châu Đốc – An Giang.

Lăng Thoại Ngọc Hầu

Sau khoảng thời gian tham quan, chiêm ngưỡng công trình kiến trúc mỹ thuật của Miếu Bà Chúa Xứ, điểm tiếp theo bạn có thể đến chính là lăng Thoại Ngọc Hầu (Sơn Lăng). Một công trình kiến trúc bề thế, tuyệt mỹ, mang ý nghĩa về văn hóa, lịch sử hiếm hoi thời nhà Nguyễn còn lại ở đất phương Nam. Tại đây, bạn sẽ được tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp và gia đình của một danh tướng nổi tiếng dưới thời Nhà Nguyễn. Đặc biệt xem những áng văn chương lộng lẫy với liễn đối, hoành phi, văn bia, văn tế… gợi lại hình ảnh nước non một thời oanh liệt.

Cổng dẫn vào lăng Thoại Ngọc Hầu (Ảnh: _nny 101_)

Thoại Ngọc Hầu tên thật là Nguyễn Văn Thoại, một danh tướng nổi tiếng của triều Nguyễn. Ông sinh ngày 25 tháng 11 năm 1761 (Tân Tụy) tại Diên Phước, tỉnh Quảng Nam. Thoại Ngọc Hậu là người có nhiều công lao với nhà Nguyễn, nên sau khi chúa Nguyễn Ánh (vua Gia Long) thống nhất đất nước đã được phong tước Ngọc Hầu cho ông.

Một góc trong khu lăng mộ Thoại Ngọc Hầu

Cuộc đời và binh nghiệp của ông gắn liền với nhiều sự kiện đất nước, tuy nhiên nổi bật nhất là là công trình Kênh Vĩnh Tế đào vào ngày 15 tháng Chạp năm Kỷ Mão (1819).

Lưu ý: Lăng Thoại Ngọc Hầu chỉ cách Miếu Bà Chúa Xứ khoảng 20m (cách một con đường).

Địa điểm: Lăng Thoại Ngọc Hầu – phường Núi Sam – thành phố Châu Đốc – An Giang.

Tây An cổ tự (chùa Tây An)

Nằm ngay dưới chân núi Sam cùng với Miếu Bà Chúa Xứ và lăng Thoại Ngọc Hầu, Tây An cổ tự (chùa Tây An), là một ngôi chùa Phật giáo được Tổng đốc An – Hà (An Giang và Hà Tiên) là Doãn Uẩn (1795 – 1850) xây dựng vào năm 1847 khi lập được đại công đánh đuổi quân Xiêm La và bình định quân Chân Lạp.

Khác với những ngôi chùa khác tại phố Châu Đốc, chùa Tây An được xây dựng theo phong cách kiến trúc hài hòa mang dáng vóc của những ngôi chùa Ấn Độ. Do vậy mà khi quan sát tổng thể, chùa lúc nào cũng tạo nên một vẻ đẹp lộng lẫy, hòa hợp với thiên nhiên.

Toàn cảnh chùa Tây An núi Sam

Điểm nhấn của ngôi chùa trong các hạng mục công trình là ngôi ngôi chính điện hai tầng mái, lợp ngói đại ống, cột gỗ căm xe, nền lát gạch bông. Hai bên là lầu chiêng và lầu trống hình tứ giác, trên đỉnh trang trí các tượng tứ linh (long, lân, qui, phụng) rất mỹ thuật. Đại hồng chung ở lầu chuông được tạo vào năm Tự Đức thứ 32 (1879) và hơn 150 pho tượng lớn nhỏ được tạc bằng danh mộc, chạm trổ công phu và mỹ thuật, tiêu biểu cho nghệ thuật điêu khắc Việt Nam vào thế kỷ 19.

Phía trước chính điện Tây An cổ tự (Ảnh: hngh_1505)

Ngày 10 tháng 07 năm 1980, chùa được Bộ Văn hóa xếp hạng là di tích “kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia và Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam chính thức công nhận là “ngôi chùa có kiến trúc kết hợp phong cách nghệ thuật Ấn Độ và kiến trúc cổ dân tộc đầu tiên tại Việt Nam”.

Địa điểm: chùa Tây An – phường Núi Sam – thành phố Châu Đốc – An Giang.

Chợ Châu Đốc

Một trong những nơi tạo nên danh tiếng “Vương quốc mắm” cho thành phố Châu Đốc chính là chợ Châu Đốc. Một nơi không chỉ được mệnh danh là thiên đường ăn uống mà còn là trung tâm kinh doanh nổi tiếng các mặt hàng mắm cùng thủy hải sản khô có quy mô lớn nhất miền Tây Nam Bộ. Một nơi tuy nhỏ nhưng hàng năm có thể cung cấp hàng nghìn tấn mắm cho người tiêu dùng cả nước và các quốc gia lân cận như Lào, Camphuchia.

Chợ Châu Đốc (Ảnh: leslee_thái)

Đến tham quan chợ Châu Đốc vào lúc trời vừa sáng, bạn sẽ không ngờ rằng đây là nơi có thể tìm thấy hơn 100 món ăn, từ các món ăn chơi, ăn vặt đến các món ăn no hay ăn tráng miệng, tất cả sẽ dễ tìm thấy chỉ trong một nốt nhạc. Đó là chưa kể đến các món ăn còn là nguyên liệu chưa qua chế biến, còn đã chế biến thì con số phải lên đến 130 hoặc 140 món. Chính vì vậy mà dù đi đâu làm gì, bạn cũng nên đến chợ Châu Đốc một lần.

Đặc sản các loại mắm tại chợ Châu Đốc (Ảnh:dhangng)

Địa điểm: Chợ Châu Đốc – đường Bạch Đằng – phường Châu Phú A – thành phố Châu Đốc.

Làng bè nổi trên sông Châu Đốc

Đã đến thành phố được mệnh danh là “vương quốc mắm” thì không có lý do gì mà không đến tìm hiểu Làng bè nổi trên sông Châu Đốc – nơi được xem là biểu tượng kinh tế của thành phố Châu Đốc.

Làng bè nổi trên sông Châu Đốc (Ảnh: damductu)

Đến đây, trong không gian của những ngôi nhà nổi đang đung đưa theo dòng thượng nguồn Châu thổ của Cửu Long và hai nhánh sông Tiền sông Hậu. Bạn sẽ được hòa mình vào nếp sống văn hóa trên sông, tìm hiểu quy trình nuôi cá và nghe những câu chuyện thăng trầm trong nghề. Đặc biệt là được trải nghiệm những công việc thực tế như lấy nguyên liệu làm thức ăn cho cá, kiểm tra sức khỏe cá, cân đo trọng lượng cá đạt tiêu chuẩn … Những việc làm tuy đơn giản nhưng hết sức thú vị.

Địa điểm: Làng bè nổi trên sông Châu Đốc – sông Châu Đốc – thành phố Châu Đốc.

Các làng Chăm Hồi giáo

Với những người thích khám phá, tìm hiểu văn hóa thì đồng bào dân tộc các làng Chăm theo đạo Hồi (Chăm Islam) tại An Giang là nơi không thể bỏ lỡ.

Một thánh đường Hồi giáo của người Chăm An Giang (Ảnh: L.u.a.n.97)

Theo chuyến hành trình đường sông Châu Đốc về đầu nguồn châu thổ sông Cửu Long huyện An Phú hoặc đường bộ qua phà Châu Giang. Bạn có thể tìm đến các làng Chăm nổi tiếng tại An Giang như làng Chăm Đa Phước, làng Chăm Châu Giang, làng Chăm Châu Phong … để hòa mình, ngắm nhìn văn hóa trong đời sống tín ngưỡng của người Chăm hồi giáo tại vùng đất Nam Bộ.

Tham quan nghề dệt thổ cẩm truyền thống (Ảnh: lequangtinh1993)

Bạn có thể đến các thánh đường, các ngôi nhà sàn, các gia đình có nghề truyền thống dệt thổ cẩm để láng nghe, chuyện trò với đồng bào nơi đây. Tuy nhiên, bạn nên chú ý một số điều sau đây.

Tôn trọng nếp sống, văn hóa của họ.

Không soi mói hoặc so sánh văn hóa, con người cũng như lịch sử.

Thánh đường là nơi tôn nghiêm, vì vậy muốn làm gì cũng phải có sự cho phép.

Không nhìn chầm chầm vào người phụ nữ hoặc có các hành động đi quá sự cho phép.

Kafin

Kinh Nghiệm Đi Lễ Ở Côn Đảo

Côn Đảo là nơi chôn cất của hàng vạn chiến sĩ cách mạng của Việt Nam. Cũng là nơi lưu giữ những hiện vật, hình ảnh, dấu tích của lịch sử. Chính điều đó đã biến Côn Đảo là khu du lịch tâm linh lớn nhất nhì trên cả nước. Đi lễ tại Côn Đảo là điều mà những du khách khi đến đây mong muốn.

I. Kinh nghiệm đi lễ Côn Đảo không phải ai cũng biết

1. Thời gian đi lễ tại Côn ĐảoVới nghĩa trang Hàng Dương, miếu bà Phi Yến hay chùa Núi Một, du khách có thể đi lễ bất cứ khoảng thời gian nào trong ngày. Riêng chỉ có đi viếng mộ cô Sáu thì đặc biệt hơn một chút. Hàng ngày vào giờ Tý (sau 22h đêm) là lúc mộ cô Sáu đông người đến dâng lễ nhất. Theo người dân trên đảo, đó là khung giờ linh thiêng, thành tâm đi lễ vào thời điểm đó ước nguyện sẽ dễ thành hiện thực.Và nếu như du khách đến Côn Đảo chỉ để trải nghiệm du lịch tâm linh với lịch trình chính là các địa điểm như trên, du khách nên chọn tour Côn Đảo 4 ngày 3 đêm là vừa vặn về thời gian.

2. Quy trình đi lễ tại Côn Đảo

3. Kinh nghiệm chuẩn bị đồ đi lễ

Du khách có thể chuẩn bị đồ lễ tại nhà hoặc mua ở chợ trung tâm thị trấn Côn Đảo cũng bày bán rất nhiều. Bộ đồ lễ viếng mộ cô Sáu cơ bản bao gồm 1 nón lá, 1 sấp giấy tiền vàng bạc tổng hợp, 1 bộ lược gương, 1 sấp các thỏi vàng, 1 chai nước suối, 1 bó nhang và quan trọng nhất là hoa trắng. Cô Sáu rất thích hoa trắng nên tuyệt đối đừng quên món đồ cúng này. Với những người giàu kinh nghiệm đi lễ và cầu kì hơn, họ đặt mua cả áo dài được may đo thật. Khi đặt đồ lễ, bên để ngửa nón lá lên, sau đó bày tất cả đồ cúng vào lòng nón lá, rồi đặt bộ lễ lên mộ Cô Sáu. Du khách cũng nên chuẩn bị cả đồ lễ viếng mộ các anh hùng liệt sĩ tại nghĩa trang Hàng Dương với cờ Tổ quốc, khăn rằn, mũ tai bèo và quần áo bộ đội. Bạn đừng lo những đồ lễ sẽ bị đốt bỏ mà đều được Ban Quản lý nghĩa trang giữ lại sau khi lễ xong.

4. Lưu ý khi đi lễ tại Côn Đảo

Côn Đảo là địa điểm linh thiêng nên có một số điều du khách cần lưu ý. Trước hết, khi đến nghĩa trang Hàng Dương, bạn nên hạn chế đùa giỡn, nói bậy bạ, kể cả trong suy nghĩ cũng không nên. Trang phục cũng là một điều cần lưu ý khi đi lễ. Tốt nhất du khách nên chuẩn bị trang phục lịch sự, không quá ngắn cũng không quá hở hang để tránh làm mất mỹ quan, gây ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của Côn Đảo. Bạn có thể tham gia để được hướng dẫn đầy đủ hơn bởi những người hướng dẫn viên có nhiều năm kinh nghiệm đi lễ Côn Đảo.

II. Những địa điểm tâm linh Côn Đảo

Không chỉ là minh chứng của lịch sử hào hùng, Côn Đảo giờ đây còn là một trong những địa điểm linh thiêng bậc nhất với những địa danh tâm linh nổi tiếng. Nghĩa trang Hàng Dương, miếu bà Phi Yến, Chùa Núi Một, mộ cô Sáu… mỗi địa danh mang trong mình một câu chuyện riêng, nhưng đều là những địa điểm chứa đựng niềm tin, và những ước nguyện của người dân Côn Đảo và cả du khách.

1. Đến nghĩa trang Hàng Dương tưởng nhớ các chiến sỹ cách mạng

Nghĩa trang Hàng Dương là nghĩa trang lớn nhất tại Côn Đảo. Nơi đây chôn cất hàng vạn người yêu nước và chiến sĩ cách mạng Việt Nam qua nhiều thế hệ bị tù đày, kéo dài từ năm 1862 đến năm 1975, trong nhà tù Côn Đảo của chính quyền thuộc địa Pháp, và sau này là chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Nghĩa trang gồm 4 khu chính A, B, C, D và cũng là nơi yên nghỉ của nhiều “tượng đài” yêu nước như Võ Thị Sáu, Lê Hồng Phong, Nguyễn An Ninh… Không một ai đến với Côn Đảo mà không dừng chân thắp nén hương tưởng niệm công lao của các anh hùng liệt sĩ tại Hàng Dương.

Nghĩa trang Hàng Dương – Kinh nghiệm đi lễ Côn Đảo

Viếng mộ Cô Sáu – Một trong địa điểm đi lễ nổi tiếng tại Côn Đảo

Không phải là một địa điểm linh thiêng, tuy nhiên là một điểm đến rất hiếm khi du khách bỏ qua khi đi du lịch tâm linh tại Côn Đảo. Trước kia ” địa ngục trần gian ” này với một hệ thống các cụm công trình như: Chuồng Cọp, Chuồng Bò, trại Phú Hải, cầu Ma Thiên Lãnh, sở Lò Vôi, sở Muối …. được xây lên nhằm mục đích cải tạo, giam giữ và tra tấn các chiến sỹ cách mạng.

Trong 113 năm tồn tại (1862-1975), nơi đây đã giam cầm, đày đọa hàng chục vạn chiến sĩ cách mạng và những người yêu nước Việt Nam. Tại đây, hàng ngàn tù nhân nam lẫn nữ đã bị hành hạ khổ sai, nhiều chiến sĩ cách mạng, người yêu nước đã hi sinh vì những nhục hình ám ảnh người nghe mãi về sau.

(Vân Sơn Tự) tọa lạc trên Núi Một huyện Côn Đảo, do Mỹ ngụy xây dựng năm 1964 nhằm phục vụ tín ngưỡng tâm linh cho các gia đình của những người làm việc trong bộ máy hành chính, các quan chức binh sĩ trên đảo. Ngày nay, chùa không chỉ là công trình văn hóa, danh thắng, di tích lịch sử của huyện Côn Đảo mà còn là nơi để nhân dân và du khách hành hương, hướng thiện và cầu nguyện.Mọi người đến đây thành tâm đứng trước cửa Phật thắp hương cầu nguyện ban phước lành cho gia đình và người thân, cũng như cầu cho vong hồn các anh hùng liệt sĩ mãi được siêu độ. Ban ngày, chùa luôn “nườm nượp” du khách vào ra khấn vái.

Mộ của hoàng từ Cải

Văn Khấn Lễ Tạ Đền Bà Chúa Kho: Kinh Nghiệm Đi Đền, Sắm Lễ Tạ Bà Chúa Kho

Nếu chưa có kinh nghiệm đi lễ đền bà chúa kho thì bạn cần biết bài văn khấn lễ tạ đền bà chúa kho & sắm lễ tạ bà chúa kho ở bắc giang sao cho đúng chuẩn nhất.

người mệnh mộc có nên đeo vàng không?

mệnh thổ nên đeo vàng hay bạc

Kinh nghiệm đi lễ đền bà chúa kho

Tết âm lịch  cũng là dịp để nhiều người đi lễ đền bà chúa kho, do đó nếu muốn biết bài khấn, sắm lễ cũng nhưu kinh nghiệm đi đền bà chúa kho ra sao cũng cần thiết để người cúng biết cách hành lễ cho đúng.

Theo phong tục cổ truyền khi đến Đình, Đền, Miếu, Phủ nên có lễ vật có thể to, nhỏ, nhiều, ít, sang, mọn tuỳ tâm. Mặc dù ở những nơi này thờ Thánh, Thần, Mẫu nhưng người ta vẫn có thể sắm các lễ chay như hương hoa quả, oản,… để dâng cũng được.

Văn khấn lễ tạ đền bà chúa kho

Sau khi kết thúc khấn, lễ ở các bàn thờ, thì trong khi đợi hết một tuần nhang có thể viếng thăm phong cảnh nơi thừa tự, thờ tự. Khi thắp hết một tuần nhang có thể thắp thêm một tuần nhang nữa. Thắp nhang xong, vái 3 vái trước mỗi ban thờ rồi hạ sớ đem ra nơi hoá vàng để hoá.

Hoá sớ xong mới hạ lễ dâng cúng khác. Khi hạ lễ thì hạ từ ban ngoài cùng vào đến ban chính. Hương tử con lễ bạc tâm thành, cúi đầu thành tâm kính lễ Chúa Kho Thánh mẫu, cúi xin được phù hộ độ trì. Con xin kính lạy Tam giới Thiên chúa cập nhất thiết Thánh chúng. Con xin kính lạy Tam phủ công đồng. Tứ phủ vạn linh. Con xin kính lạy Thiên tiên Thánh mẫu, Địa thiên Thánh mẫu, Thủy tiên thánh mẫu. Con xin kính lạy Đức Chúa kho Thánh mẫu hiển hoá anh linh. Con xin kính lạy Đương niên hành khiển chí đức Tôn thần. Con xin kính lạy Đường cảnh Thành Hoàng Bản Thổ đại vương.

Con xin kính lạy Ngũ hổ thần tướng, Thanh bạch xà Thần linh Hương tử con là: Ngụ tại:…………………………………………………………………………………………………………………… Ngày hôm nay là ngày………………………………………..

Con sắm sửa kim ngân, hương hoa, lễ vật chí thiết một lòng thành tâm dâng lễ, sám hối cầu xin phù hộ cho hương tử con được: gia quyến bình an, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, bách sự cầu được như ý. Hương tử con lễ bạc tâm thành, cúi đầu thành tâm kính lễ Chúa Kho Thánh mẫu, cúi xin được phù hộ độ trì.

Sắm lễ tạ bà chúa kho

Lễ Chay: Gồm hương hoa, trà, quả, phẩm oản… dùng để lễ ban Phật, Bồ Tát (nếu có).

Lễ chay cũng dùng để dâng ban Thánh Mẫu.

Lễ Mặn: Nếu Quý vị có quan điểm phải dùng mặn thì chúng tôi khuyên mua đồ chay hình tướng gà, lợn, giò, chả.

Lễ đồ sống: Tuyệt đối không dùng các đồ lễ sống gồm trứng, gạo, muối hoặc thịt tại các ban quan Ngũ Hổ, Bạch xà, Thanh xà đặt ở hạ ban Công Đồng Tứ phủ.

Cỗ sơn trang: Gồm những đồ đặc sản chay Việt Nam: Không được dùng cua, ốc, lươn, ớt, chanh quả… Nếu có gạo nếp cẩm nấu xôi chè thì cũng thuộc vào lễ này.

Lễ ban thờ cô, thờ cậu: Thường gồm oản, quả, hương hoa, gương, lược… Nghĩa là những đồ chơi mà người ta thường làm cho trẻ nhỏ. Nhưng lễ vật này cầu kỳ, nhỏ, đẹp và được bao trong những túi nhỏ xinh xắn, đẹp mắt.

Lễ thần Thành Hoàng, Thư điền: Phải dùng chay mới có phúc và những lời cầu nguyện được linh ứng.

Hạ lễ sau khi lễ Đền Bà Chúa Kho

Sau khi kết thúc khấn, lễ ở các bàn thờ, thì trong khi đợi hết một tuần nhang có thể viếng thăm phong cảnh nơi thừa tự, thờ tự. Khi thắp hết một tuần nhang có thể thắp thêm một tuần nhang nữa. Thắp nhang xong, vái 3 vái trước mỗi ban thờ rồi hạ sớ đem ra nơi hoá vàng để hoá.

Hoá sớ xong mới hạ lễ dâng cúng khác. Khi hạ lễ thì hạ từ ban ngoài cùng vào đến ban chính.

Bạn đang xem bài viết Kinh Nghiệm Đi Đền Hùng: Đường Đi, Địa Điểm Tham Quan, Mâm Cúng Lễ Vật trên website Iseeacademy.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!