Xem Nhiều 6/2023 #️ Kỷ Niệm 80 Năm Ngày Truyền Thống Công Nhân Vùng Mỏ # Top 15 Trend | Iseeacademy.com

Xem Nhiều 6/2023 # Kỷ Niệm 80 Năm Ngày Truyền Thống Công Nhân Vùng Mỏ # Top 15 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Kỷ Niệm 80 Năm Ngày Truyền Thống Công Nhân Vùng Mỏ mới nhất trên website Iseeacademy.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Tối 11/11, tại Quảng trường 30/10 (TP Hạ Long), tỉnh Quảng Ninh- Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam- Tổng Công ty Đông Bắc đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 80 Ngày Truyền thống Công nhân Vùng mỏ- Truyền thống ngành Than 12/11 (1936- 2016).

Tiết mục văn nghệ “Tự hào Than Việt Nam” mở đầu cho Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Truyền thống Công nhân Vùng mỏ- Truyền thống ngành Than

Dự lễ kỷ niệm về phía lãnh đạo Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội; Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ; Phạm Thế Duyệt, nguyên ủy viên Thường vụ, Thường trực Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đại biểu đại diện các bộ, ban, ngành Trung ương, các tỉnh, thành phố.

Về phía tỉnh Quảng Ninh có các đồng chí: Nguyễn Văn Đọc, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Đỗ Thị Hoàng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Nguyễn Đức Long, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh và các đồng chí nguyên là lãnh đạo tỉnh.

Về phía Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam và Tổng Công ty Đông Bắc có các đồng chí: Lê Minh Chuẩn, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn; Thiếu tướng Phạm Ngọc Tuyển, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tổng Công ty.

Tham gia lễ kỷ niệm còn có các tập thể, cá nhân Anh hùng Lao động, Anh hùng Lực lượng vũ trang của tỉnh Quảng Ninh, Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản, Tổng Công ty Đông Bắc.

Đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội phát biểu tại buổi lễ.

Diễn văn tại Lễ kỷ niệm do đồng chí Nguyễn Văn Đọc, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh trình bày đã khẳng định: Vùng mỏ Quảng Ninh- cái nôi phong trào cách mạng của Giai cấp công nhân Việt Nam, với khẩu hiệu “kỷ luật và đồng tâm” đã giành thắng lợi trong cuộc Tổng bãi công 1936, mang lại bài học to lớn về tập hợp lực lượng công nhân trong đấu tranh, về tinh thần kỷ luật chặt chẽ, đồng tâm hành động, tương thân, tương ái của những người công nhân mỏ. Đồng thời cũng khẳng định vị trí, vai trò quan trọng và nâng cao địa vị của giai cấp công nhân Việt Nam trên trường quốc tế. Bài học “Kỷ luật và đồng tâm” đã trở thành giá trị tinh thần vô giá đồng hành cùng quân và dân Quảng Ninh góp phần đánh thắng trận đầu 5-8-1964 chống chiến tranh phá hoại Miền Bắc của Đế quốc Mỹ, lớp lớp người con Quảng Ninh và Binh đoàn Than ra chiến trường giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước; và 30 năm đổi mới xây dựng tỉnh Quảng Ninh như ngày hôm nay.

Các đại biểu Trung ương, tỉnh, Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam, Tổng Công ty Đông Bắc tham dự Lễ Kỷ niệm

80 năm qua, vùng đất Mỏ Quảng Ninh luôn được sự quan tâm, tình cảm đặt biệt của Trung ương. Quảng Ninh đã vinh dự và tự hào 9 lần Bác Hồ về thăm, là nơi duy nhất Người cho dựng tượng tại đảo Cô Tô khi Người còn sống. Thực hiện lời dạy của Bác, thợ mỏ, cán bộ, đảng viên, lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc Quảng Ninh không ngừng thi đua phấn đấu xây dựng Quảng Ninh trở thành trung tâm công nghiệp than, nhiệt điện và vật liệu xây dựng của cả nước; là khu vực trọng điểm phát triển du lịch, dịch vụ, thương mại; tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu ngân sách và thu nhập đầu người duy trì ở mức cao. Là một trong số ít tỉnh tự cân đối ngân sách và chủ động đổi mới trong xây dựng Đảng và hệ thống chính trị; đột phá trong cải cách hành chính, phương thức đầu tư kết cấu hạ tầng và xây dựng đô thị; giữ vững quốc phòng – an ninh. Được Trung ương tin tưởng cho xây dựng thí điểm Khu hành chính kinh tế đặc biệt Vân Đồn.

Đồng chí Nguyễn Văn Đọc, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu.

Ý thức sâu sắc về sự kế tục lịch sử, xứng đáng sự nghiệp vĩ đại của các thế hệ cha ông để lại, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy khẳng định: Đảng bộ, quân và dân tỉnh Quảng Ninh cùng với ngành Than nguyện giữ mãi nhiệt huyết, vun đắp truyền thống anh hùng, vẻ vang của Đảng, của dân tộc Việt Nam, của giai cấp công nhân Vùng mỏ bất khuất. Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, lòng yêu quê hương, đất nước, tinh thần tự lực tự cường và trí tuệ Việt Nam, biến chủ nghĩa anh hùng cách mạng và truyền thống vẻ vang trở thành nguồn lực và sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn, thách thức, quyết tâm thực hiện tâm nguyện của Bác: Quảng Ninh trở thành một tỉnh giàu đẹp và ngành Than trở thành một ngành gương mẫu.

Chúc mừng Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc tỉnh Quảng Ninh, cán bộ, công nhân, lao động ngành Than, Tổng Công ty Đông Bắc, tại lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Truyền thống Công nhân Vùng mỏ- Truyền thống ngành Than, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội ghi nhận, biểu dương những kết quả trong phát triển kinh tế- xã hội, sản xuất của tỉnh Quảng Ninh, ngành Than, Tổng Công ty Đông Bắc đóng góp tích cực cho sự phát triển của đất nước.

Đồng chí Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh: Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng các thế hệ cán bộ, công nhân viên ngành Than và nhân dân Quảng Ninh đã lao động cần cù, sáng tạo, tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức nhằm vào mục đích chung là sản xuất thật nhiều than cho Tổ quốc.

Đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội trao tặng bức ảnh Bác Hồ cho Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam và Tổng Công ty Đông Bắc.

Chương trình còn có sự góp mặt của các ca sỹ Quảng Ninh đã thành danh.  

Đặc biệt các tiết mục nghệ thuật với sự tham gia của các ca sỹ Quảng Ninh đã thành danh trong cả nước như NSND Quang Thọ với ca khúc Tôi là người thợ mỏ; ca sỹ Đăng Dương với ca khúc Những ngôi sao ca đêm; ca sỹ Hồ Quỳnh Hương với ca khúc Quê em; ca sỹ Ngọc Anh với ca khúc Nụ cười Hạ Long; ca sỹ Đức Tuấn- Ngọc Anh với ca khúc Tình ca người thợ mỏ; ca sỹ Tuấn Anh- Hoàng Tùng- Hoàng Thái với ca khúc Đất mỏ anh hùng…. và các tiết mục múa, hoạt cảnh, đồng diễn của công nhân các đơn vị thuộc Tập đoàn Than- Khoáng sản, Tổng Công ty Đông Bắc đã nhận được sự cổ vũ rất nhiệt tình của đông đảo cán bộ, nhân dân tham gia lễ kỷ niệm.

Nghệ sỹ nhân dân Quang Thọ với ca khúc Tôi là người thợ lò.

Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Truyền thống Công nhân Vùng mỏ- Truyền thống ngành Than đã thành công tốt đẹp, góp phần khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, kiên cường, bất khuất, đặc biệt là truyền thống Kỷ luật và Đồng tâm trong đội ngũ công nhân Vùng mỏ, thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với các thế hệ thợ mỏ Việt Nam đã hy sinh xương máu vì độc lập dân tộc, vì sự nghiệp cách mạng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, vì sự phát triển của ngành Than, của tỉnh Quảng Ninh.

               

Lan Hương- Hùng Sơn

84 Năm Ngày Truyền Thống Công Nhân Vùng Mỏ

84 năm ngày Truyền thống công nhân vùng Mỏ – Truyền thống ngành Than: Một chặng đường lịch sử và cách mạng vẻ vang

Thứ Ba, ngày 03/11/2020

Ngày 12/11/2020, công nhân viên chức và lao động ngành Than – Khoáng sản kỷ niệm 84 năm ngày truyền thống vẻ vang của đội ngũ những người thợ mỏ – ngày Truyền thống công nhân vùng Mỏ – Truyền thống Ngành Than (12/11/1936 – 12/11/2020). Đây là ngày hội lớn, ngày kỷ niệm lịch sử đáng ghi nhớ nhất đối với tất cả các thế hệ công nhân ngành Than Việt Nam.

Tình thần “Kỷ luật và đồng tâm” luôn được các thế hệ thợ mỏ gìn giữ và phát huy

Gần một thế kỷ và là gạch nối giữa hai thế kỷ, hai thiên niên kỷ đã đi qua, lịch sử đã chứng kiến biết bao sự đổi thay trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Cùng với nhân dân cả nước, công nhân ngành Than dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh với tinh thần ”Kỷ luật và đồng tâm” đã vượt qua mọi gian khổ, hy sinh lập nên nhiều thành tích xuất sắc góp phần vào sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng nước Việt Nam độc lập đổi mới, tiến lên giàu mạnh. Nhân ngày Truyền thống công nhân vùng Mỏ – Truyền thống Ngành Than 12/11, trên 96 nghìn công nhân cán bộ ngành Than – Khoáng sản cùng nhau ôn lại lịch sử truyền thống vẻ vang của những người thợ mỏ năm xưa để càng hiểu thêm và tự hào về chặng đường phát triển hào hùng ấy. 

Cách đây 84 năm, ngày 12/11/1936, hơn 3 vạn thợ mỏ vùng Hòn Gai, Cẩm Phả, Đông Triều thuộc tỉnh Quảng Ninh đã dũng cảm đứng lên làm cuộc tổng bãi công yêu cầu chủ mỏ phải tăng lương, chống đánh đập, ngược đãi công nhân, cải thiện điều kiện lao động. Nhờ tinh thần đấu tranh quả cảm, đoàn kết và ý thức kỷ luật cao, bất chấp các thủ đoạn lừa phỉnh dụ dỗ và đàn áp dã man của bọn chủ mỏ, bọn thống trị thực dân Pháp và tay sai, cuối cùng bọn chủ mỏ phải chấp nhận mọi yêu sách của công nhân. Cuộc tổng bãi công đã giành được thắng lợi hoàn toàn.

Cán bộ công nhân ngành Than tự hào về đội ngũ công nhân mỏ là một tổ chức vô sản ra đời sớm nhất ở nước ta, từ khi chủ nghĩa thực dân Pháp tiến hành chính sách khai thác thuộc địa, bóc lột lao động và vơ vét tài nguyên của Việt Nam. Từ cuối thế kỷ 19 các mỏ khoáng chất đã ra đời, trong đó có Công ty than Bắc kỳ được thành lập năm 1888 là tập đoàn tư sản lớn nhất của thực dân Pháp. Và cũng từ đây, vùng mỏ Quảng Ninh trở thành khu công nghiệp lớn và quan trọng nhất ở Việt Nam và Đông Dương. Đội ngũ công nhân mỏ cũng được hình thành và dần dần trở thành lực lượng công nhân công nghiệp trong giai cấp công nhân Việt Nam.

Công nhân mỏ xuất thân từ những người nông dân nghèo khổ  ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ bị địa chủ phong kiến và bọn cường hào gian ác áp bức bóc lột phải ra mỏ làm phu kiếm sống. Một số khác là anh em thợ thủ công bị thất nghiệp phiêu bạt ra đất mỏ làm ăn. Những người thợ mỏ mang trong lòng nỗi nhục của người dân mất nước phải làm nô lệ và mối căm thù bọn tay sai phong kiến nên ý thức phản kháng luôn luôn sục sôi trong trái tim họ, khi có thời cơ và có hạt nhân lãnh đạo, họ sẵn sàng vùng lên đấu tranh.

Công việc khai thác mỏ lúc bấy giờ hoàn toàn là thủ công hết sức nặng nhọc vất vả. Mỗi ngày thợ phải làm từ 10 đến 12 giờ tiền lương ít ỏi, cuộc sống cơ cực lại thường xuyên bị bọn cai ký đánh đập bớt xén. Điều kiện ăn ở sinh sống rất lầm than. Họ không có con đường nào khác là phải đấu tranh đòi chủ mỏ tăng lương cải thiện điều kiện làm việc.

Vào những năm 20 của thế kỷ XX, công nhân cả nước đã có nhiều hoạt động đấu tranh chống giới chủ, bọn cầm quyền thực dân Pháp và tay sai. Trong ngành mỏ, ở các tỉnh Yên Bái, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh, công nhân mỏ cũng có nhiều cuộc phản kháng sự áp bức bóc lột của bọn chủ mỏ. Cho đến những năm 30 của thế kỷ  XX sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, tại các vùng mỏ nhiều chi bộ Đảng cộng sản được bí mật thành lập, thu hút những người thợ mỏ giác ngộ, có tinh thần đấu tranh, những người tiên tiến nhất trong đội ngũ công nhân tham gia. Thời kỳ này, phong trào vô sản hoá của Đảng đã đưa nhiều đảng viên về vùng mỏ làm công nhân, sống gần gũi với thợ mỏ để tuyên truyền vận động giác ngộ họ, cùng họ tổ chức những cuộc đấu tranh. Trước mắt là cuộc đấu tranh có tính chất kinh tế, đòi quyền lợi và tập dượt để phát triển thành cuộc đấu tranh chính trị chống chế độ thống trị cuả bọn thực dân Pháp, trong đó cuộc tổng bãi công vang dội của hơn 3 vạn thợ mỏ từ chiều ngày 12/11/1936 đã đánh dấu chặng đường trưởng thành của phong trào đấu tranh của công nhân mỏ.

Sau khi công nhân Cẩm Phả kết thúc cuộc bãi công thì ngày 22/11 đến ngày 24/11 tại các mỏ Mông Dương, Hòn Gai, Cửa Ông, Bãi Cháy… Công nhân mỏ cùng lần lượt nghỉ việc để hưởng ứng. Một sự kiện có ý nghĩa sâu sắc trong cuộc tổng bãi công lần này là mối quan hệ anh em gắn bó giữa những người thợ điện nhà máy điện Cọc 5 và công nhân mỏ vùng Hòn Gai – Cẩm Phả. Bất chấp sự ngăn cản của địch, công nhân nhà máy điện vẫn đòi nghỉ việc để hưởng ứng cuộc bãi công.

Trước ý chí và quyết tâm mạnh mẽ của công nhân mỏ nên sáng ngày 28/11/1936 công nhân mỏ vùng Hòn Gai, Mông Dương, Cửa Ông đã cùng giành được thắng lợi. Cuộc tổng bãi công đã toàn thắng trên một địa bàn rộng thu hút hơn 3 vạn người tham gia kéo dài gần 17 ngày căng thẳng, quyết liệt thể hiện ý chí sắt đá của những người thợ mỏ  Than Việt Nam.

Thắng lợi vang dội của cuộc tổng bãi công đã làm rung chuyển hệ thống cai trị của bọn thực dân xâm lược và tay sai, thúc đẩy mạnh mẽ phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân cả nước trong thời kỳ 1936- 1945. Đây là cái mốc quan trọng đánh dấu bước trưởng thành của đội ngũ công nhân ngành Than về ý thức chính trị, trình độ giác ngộ và đấu tranh giai cấp dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương nay là Đảng Cộng sản Việt Nam.

84 năm đã đi qua nhưng chiến thắng của thế hệ những người thợ mỏ năm 1936 mãi mãi là niềm tự hào trong lịch sử và truyền thống của ngành Than Việt Nam. Sự kiện đó như một chương mở đầu bản anh hùng ca của những người thợ mỏ được viết bằng xương máu, bằng tâm lực của các thế hệ thợ mỏ Việt Nam.

Để ghi lại mốc son lịch sử, ngày 4/11/1982 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) đã có quyết định số 292- CT chính thức công nhận ngày 12/11 hàng năm là Ngày Hội Truyền thống của Ngành Than trong cả nước. 

Sau ngày cách mạng thắng lợi, công nhân cán bộ ngành Than đã vượt qua mọi khó khăn gian khổ để khai thác và cung cấp cho đất nước hàng trăm triệu tấn than làm giầu cho Tổ quốc. Thế hệ thợ mỏ hôm nay luôn tự hào về truyền thống công nhân vùng Mỏ, tự hào về các thế hệ cha anh đi trước đã anh dũng hy sinh cho cách mạng, cho Tổ quốc tạo nên một thành quả vô giá, được gìn giữ và phát huy cho đến hôm nay và mai sau…

Kỷ Niệm Ngày Sân Khấu Việt Nam (12

Năm 2011, Thủ tướng đã ký và ban hành quyết định số 13/QĐ-TTg lấy ngày 12-8 âm lịch làm Ngày Sân khấu Việt Nam. Từ đó đến nay, Ngày giỗ tổ sân khấu được tổ chức rộng rãi khắp các tỉnh, thành, trong đó có Đồng Nai.

Các nghệ sĩ Nhà hát Nghệ thuật Đồng Nai biểu diễn tiết mục ca múa phục vụ khán giả Ảnh: MY NY

Đây là dịp để giới nghệ sĩ tưởng nhớ và tri ân các vị tổ nghề, các thế hệ nghệ sĩ đã có nhiều đóng góp cho nền sân khấu nghệ thuật. Bên cạnh những niềm vui với nghề, theo đuổi đam mê nghệ thuật, các nghệ sĩ vẫn còn nhiều trăn trở…

Đây là dịp để giới nghệ sĩ tưởng nhớ và tri ân các vị tổ nghề, các thế hệ nghệ sĩ đã có nhiều đóng góp cho nền sân khấu nghệ thuật. Bên cạnh những niềm vui với nghề, theo đuổi đam mê nghệ thuật, các nghệ sĩ vẫn còn nhiều trăn trở…

* Nét đẹp văn hóa…

 Xuất thân là tài tử hoạt động văn nghệ quần chúng, tham gia nghệ thuật không chuyên từ những năm 1980, nghệ nhân dân gian Phạm Lơ (Chủ nhiệm CLB đờn ca tài tử tỉnh Đồng Nai) gặt hái nhiều thành tích nổi bật. Trong đó phải kể đến việc ông trực tiếp đào tạo cho rất nhiều thế hệ nghệ sĩ, nhạc công, tài tử. Chỉ tính riêng những tài tử của tỉnh, nhờ sự chỉ dạy của ông đã mang về hàng chục tấm huy chương tại các liên hoan đờn ca tài tử cấp tỉnh, khu vực và toàn quốc.

Đến bây giờ, khi tuổi đã cao, nghệ nhân Phạm Lơ vẫn lặng thầm theo dõi, chỉ bảo, truyền nghề cho các nghệ sĩ trẻ. Dù không phải hoạt động chuyên nghiệp nhưng nghệ nhân Phạm Lơ luôn xem trọng lễ giỗ Tổ nghiệp hằng năm. Ông nói rằng, tùy vào điều kiện thời gian mà các nghệ sĩ sẽ chọn từ ngày 10 đến 12-8 âm lịch để tổ chức ngày giỗ trang trọng. Trong ngày lễ, các nghệ sĩ thường biểu diễn những trích đoạn sân khấu, vài câu vọng cổ hay đơn giản hát một ca khúc, chơi một bản nhạc yêu thích trước bàn thờ tổ để báo cáo với Tổ nghiệp về kết quả của một năm lao động, học tập.

“Trong bối cảnh sân khấu bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và đang phải cạnh tranh gay gắt với các loại hình nghệ thuật nghe nhìn khác, Ngày giỗ Tổ càng trở nên quan trọng về mặt tinh thần. Trong ngày lễ, nghệ sĩ thể hiện niềm tin được Tổ nghiệp yêu thương, cho theo đuổi nghề thuận lợi, giúp họ cố gắng phấn đấu hơn để được khán giả yêu mến. Việc thành tâm hướng về Tổ nghiệp là tín hiệu đáng mừng, thể hiện sự trân trọng, say mê của nghệ sĩ với nghề của mình” – nghệ nhân Phạm Lơ bày tỏ.

Các nghệ sĩ Nhà hát Nghệ thuật Đồng Nai biểu diễn các tiết mục ca múa phục vụ khán giả. Ảnh: M.NY

NSƯT Xuân Vương, Nhà hát Nghệ thuật Đồng Nai cho rằng, giỗ Tổ sân khấu từ lâu đã trở thành một ngày thiêng liêng đối với những người làm nghệ thuật trong và ngoài tỉnh. Dù là chuyên hay không chuyên, một khi đã bước chân vào nghệ thuật rồi thì đến ngày giỗ Tổ mọi người vẫn luôn dành thời gian để thắp hương tưởng nhớ Tổ nghiệp. Đây là tín ngưỡng Tổ nghề, là một nét đẹp văn hóa đẹp của giới sân khấu Nam bộ nói riêng và sân khấu Việt Nam nói chung.

Lễ giỗ Tổ nghề sân khấu hằng năm đều được Trung tâm Văn hóa – thông tin và thể thao chúng tôi Thành tổ chức bài bản, thu hút đông nghệ sĩ, diễn viên trên địa bàn huyện tham gia. Anh Phạm Văn Đức, cán bộ trung tâm cho biết, lễ giỗ là dịp để những người làm nghệ thuật ở cơ sở nhìn lại hoạt động của mình và cảm tạ Tổ nghiệp đã ban cho sức khỏe, tài năng để cống hiến cho khán giả. Từ ngày lễ, trung tâm có dịp gặp gỡ, chia sẻ với anh chị em nghệ sĩ, cùng “xốc” lại phong trào văn hóa, văn nghệ của địa phương để hoạt động ngày một hiệu quả hơn.

Nhiều người cho rằng, tri ân Tổ nghiệp nhân Ngày Sân khấu Việt Nam là cách để các thế hệ nghệ sĩ tự soi rọi lại chính mình để có hướng đi đúng đắn. Từ đó, có những cống hiến và lan tỏa nghệ thuật, những giá trị chân – thiện – mỹ đến với cộng đồng.

* Và những trăn trở với nghề…

Nhắc đến nghệ thuật ở Đồng Nai không thể không nhắc đến các nghệ sĩ “gạo cội” như: Giang Mạnh Hà, Quế Anh, Xuân Vương, Lâm Bảo Thịnh… Tên tuổi của họ đã trở nên quen thuộc trong lòng khán giả mộ điệu qua những vai diễn, vở diễn, những tác phẩm nghệ thuật “đi cùng năm tháng”.

Gắn bó với sân khấu Đồng Nai mấy chục năm, trong vai trò nghệ sĩ và nhà quản lý, NSƯT Quế Anh có lẽ là người hiểu hơn ai hết về đóng góp cũng như nỗi vất vả mà các nghệ sĩ đã trải qua khi nguyện gắn bó cuộc đời mình với nghệ thuật biểu diễn. Theo NSƯT Quế Anh, hiện nay những nghệ sĩ chọn gắn bó với sân khấu, nhất là sân khấu truyền thống chủ yếu là vì đam mê.

Bên cạnh tài năng, anh chị em nghệ sĩ còn phải năng động, sáng tạo để đưa nghệ thuật đến với công chúng. Các nghệ sĩ, diễn viên như con tằm “rút ruột nhả tơ”, chấp nhận vất vả với những chuyến lưu diễn về cơ sở, chấp nhận hy sinh những giây phút quây quần bên gia đình cuối tuần để mang lời ca, tiếng hát, niềm vui đến với mọi người, mọi nhà.

Các nghệ sĩ của Nhà hát Nghệ thuật Đồng Nai biểu diễn vở cải lương Niềm khát phục vụ khán giả

“Mặc dù hệ thống trang thiết bị của nhà hát còn chưa đầy đủ nhưng các nghệ sĩ đều tự mình khắc phục để có những chương trình biểu diễn tốt nhất phục vụ khán giả. Tuy nhiên, cái khó của nhà hát hiện nay là việc tuyển chọn các nghệ sĩ trẻ về tuổi đời và có khả năng diễn xuất để đào tạo, kế thừa đội ngũ nghệ sĩ đang ở độ “chín” như hiện nay. Ngoài ra, lực lượng nhạc công và hậu đài của nhà hát vẫn còn khá mỏng, việc tuyển nhân sự cho bộ phận này vẫn còn gặp nhiều khó khăn” – NSƯT Quế Anh chia sẻ.

Nhiều năm đến với nghệ thuật, NSND Giang Mạnh Hà, Phó chủ tịch Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam nói rằng, nghệ thuật truyền thống hay các chương trình ca múa nhạc gần đây đã được đầu tư, dàn dựng công phu, có sức hấp dẫn không chỉ với mỗi người dân Việt Nam mà còn với du khách quốc tế. Vấn đề là làm thế nào để tạo được “sợi dây” kết nối giữa khán giả với sân khấu. Bởi đây là lĩnh vực nghe nhiều, nhìn nhiều. Càng gần gũi với đời sống càng dễ tiếp cận với công chúng khán giả.

“Khán giả bây giờ không như ngày xưa, phải thật hay và hấp dẫn thì họ mới xem. Trong bối cảnh phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức, điều đáng ghi nhận là các nghệ sĩ ở Đồng Nai đã nỗ lực tìm tòi hướng đi mới, nghiên cứu đề tài và hình thức thể hiện. Việc thu hút khán giả đã được quan tâm, chú trọng, tuy nhiên, cần thực hiện thường xuyên và liên tục, có chiến lược dài hơi, hiệu quả. Ngoài ra, cần có thêm những chính sách ưu tiên, cơ chế đặc thù cho nghệ thuật để giữ chân nghệ sĩ, nhất là người trẻ gắn bó với nghề” – NSND Giang Mạnh Hà nhấn mạnh.

My Ny

Ngày Xá Tội Vong Nhân Là Ngày Nào &Amp; Truyền Thuyết Ngày Xá Tội Vong Nhân

Tìm hiểu về truyền thuyết ngày xá tội vong nhân

Ngày xá tội vong nhân là gì? Truyền thuyết ngày xá tội vong nhân được tương truyền lại theo nhiều câu chuyện khác nhau. Tuy nhiên, sự tương truyền được cho là phù hợp nhất với Phật Giáo và phong tục tập quán của người phương Đông thì ngày xá tội vong nhân bắt nguồn từ câu chuyện giữa ông A Nan Đà với con Ngạ Quỷ.

Chuyện kể lại rằng, trong một buổi tối thanh tịnh, trong khi A Nan Đà đang ngồi thiền trong tịnh thất thì một con Ngạ Quỷ bị cháy mặt xuất hiện, nói với ông rằng, nếu không bố thí đồ ăn cho chúng thì 3 hôm nữa, A Nan Đà cũng sẽ bị thiêu rụi cháy hết mặt như chúng. A Nan Đà đã làm theo và đã thoát nạn. Ngày xá tội vong nhân cũng từ đây mà ra đời.

Ngoài ra cũng có tương truyền về sự tích ngày xá tội vong nhân. Ngày xưa, Ngạ Quỷ thường quấy phá trần gian nên người dân đã nhờ sự giúp đỡ của Phật, nhờ Đức Phật nhốt chúng lại ở cửa Quỷ Môn Quan. Tuy nhiên, với lòng từ bi cao thượng, Đức Phật cho phép xá tội cho ngạ quỷ một ngày, cho phép chúng trở lại trần gian, được người trần thờ cúng và bố thí thức ăn cho.

Ngày xá tội vong nhân cũng chính là ngày mà các hồn ma vất vưởng, không được người thân thờ cúng, chết đường chết chợ được phép trở lại dương thế, có cơ hội được xá tội cho những việc làm sai trái khi còn sống. Vì thế vào ngày này người ta thường thực hiện nghi lễ cúng cô hồn bằng những lễ vật cúng như bánh kẹo, bỏng ngô, tiền vàng,… nhằm bố thí đồ ăn cho quỷ dữ, cô hồn để chúng không còn quấy rối công việc làm ăn, được ăn no để trở lại âm phủ. Đây cũng là lễ cầu siêu cho các vong hồn, nhằm ban phước để các vong hồn mau được xóa hết tội lỗi khi còn sống, có cơ hội được đầu thai thành kiếp khác, không phải chịu sự giày vò, đày đọa sau cánh cửa Quỷ Môn Quan nữa.

Ngày xá tội vong nhân là ngày nào?

Theo phong tục thì ngày xá tội vong nhân được hiểu là bất kể ngày nào trong tháng 7 âm lịch, nhưng phải đúng hoặc là trước ngày rằm tháng 7 âm lịch. Bởi cánh cửa Quỷ Môn Quan sẽ được mở vào ngày 1 tháng 7 âm lịch và đóng cửa vào 12h đêm ngày rằm tháng 7, lúc này các vong hồn sẽ được tự do đi lại nơi trần thế. Người trần thường tiến hành làm lễ cúng cô hồn nhằm bố thí đồ ăn và cầu siêu cho các cô hồn không nơi nương tựa. Vào tháng 7 âm lịch này, chúng ta cũng nên hạn chế ra đường vào đêm khuya nhằm tránh bị tà quỷ bám lấy, không tốt cho bản thân.

Cách cúng ngày xá tội vong nhân

Lễ vật cúng xá tội vong nhân thường bao gồm bánh kẹo, bỏng ngô, chè, hoa quả, gạo muối, cháo loãng,… Cỗ cúng cô hồn nên cúng chay không nên làm món mặn, dễ khơi dậy lòng tham ở cô hồn khiến các vong hồn bám lấy dương gian, vương vấn trần thế không thể đầu thai hoặc càng quấy nhiễu gia chủ.

Lưu ý: + Văn khấn cúng ngày xá tội vong nhân !

+ Việc cúng cô hồn nên thực hiện ngoài trời, ngoài đường xá, trước cổng nhà là tốt nhất. Không nên ăn vụng đồ cúng và sau khi cúng xong thì nên phân phát hết đồ ăn, không nên cất lại lễ vật vào nhà, tránh điều không may.

+ Ngoài ra, vào tháng 7 cô hồn này, ngoài lễ xá tội vong nhân ra còn có một lễ khác cực kỳ quan trọng đó chính là lễ Vu Lan báo hiếu. Hai lễ này thường được tiến hành vào một ngày thế nhưng ý nghĩa của từng nghi lễ lại khác nhau. Lễ cúng xá tội vong nhân nhằm cầu siêu cho các vong hồn vất vưởng, còn lễ Vu Lan nhằm thể hiện lòng thành kính tới công đức của bậc cha mẹ sinh thành.

Bạn đang xem bài viết Kỷ Niệm 80 Năm Ngày Truyền Thống Công Nhân Vùng Mỏ trên website Iseeacademy.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!