Cập nhật thông tin chi tiết về Kỷ Niệm Những Ngày Giỗ mới nhất trên website Iseeacademy.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
KỶ NIỆM NHỮNG NGÀY GIỖ
Hà Bạch Trúc
(để tưởng nhớ cha mẹ mỗi dịp Tết về)
Những kỷ niệm đầu tiên của tôi hầu như đều gắn liền với những ngày giỗ. Thật vậy, ngược dòng ký ức trở về dĩ vãng, hình ảnh xa nhất mà tôi nhìn thấy chính là hình ảnh của gia đình tôi trên đường về quê để dự đám giỗ của ông nội tôi. Đó là những hình ảnh đẹp nhất, những kỷ niệm mang đầy mùi vị hạnh phúc và màu sắc của tình thương gia tộc. Mặc dù đã hơn nửa thế kỷ trôi qua nhưng trong ký ức tôi vẫn còn in đậm nét những hình ảnh êm đềm và ấm cúng đó.
Hằng năm cứ vào ngày mồng sáu Tết âm lịch là ba tôi lại chở cả gia đình về quê để dự đám giỗ ông nội. Ông bà nội tôi có mười người con. Tất cả đều lập nghiệp ở phương xa, rải rác khắp nơi từ Sàigòn đến các tỉnh. Ông nội mất sớm, nên tôi chỉ biết có bà nội.
Tờ mờ sáng tinh sương mẹ tôi đã lần lượt đánh thức mấy anh chị em tôi dậy. Mặc dù vẫn còn say ngủ nhưng chúng tôi đứa nào cũng cố gắng tỉnh dậy thật nhanh vì biết rằng ngày hôm nay sẽ vui lắm, sẽ được ăn uống no nê và nhất là sẽ được chơi đùa thỏa thích với các anh chi em họ hàng thân thuộc mà mỗi năm chúng tôi chỉ được gặp có một vài lần.
Mọi người lục đục lên xe. Trời vẫn còn tối, tôi còn nhớ là đèn đường chưa tắt, thế mà ba tôi năm nào cũng than trễ, bởi lẽ ông còn phải ghé qua đường Tôn Thọ Tường để mua vài món ăn đem về cúng ông nội: bánh mì “nóng dòn”, thịt heo quay và nhất là vịt quay là món mà ông nội hồi còn sống rất ưa thích. Rồi trên suốt đoạn đường từ Sàigòn về đến quê, năm nào ba tôi cũng kể có một câu chuyện, đó là câu chuyện về ông nội, về những điều ông thường dậy dỗ con cái, những việc ông hay làm, những điều ông hay nói, những món ăn ông ưa thích v.v…
Trời hừng sáng thì gia đình tôi cũng vừa đến nhà bà nội. Mọi người đã tề tựu về đông đủ; tôi thấy có mặt tất cả các bác, các cô, các chú của tôi. Năm nào cũng thế, mặc dù mỗi người sống một nơi, dù bận rộn thế nào đi nữa thì đến ngày này, tất cả mọi gia đình đều kéo về nhà bà nội để cúng giỗ cho ông nội. Thường thì các cô tôi đã về từ một hai ngày trước để phụ bà nội sắp xếp mọi việc. Trong nhà và ngoài sân, nơi đâu cũng đầy người.
Gia đình nào cũng có năm bảy người con cho nên đám trẻ là đông nhất. Giữa rừng người vừa lớn vừa nhỏ, vừa quen vừa không quen đó, anh em tôi phải đi tìm bà nội để chào bà trước hết, sau đó theo thứ tự, tìm chào tất cả các bác, các chú, các cô. Sau nghi thức đó, anh em tôi mới được tự do nhập bầy với đám anh chị em họ cùng trang lứa để cùng nhau chơi đùa thỏa thích trong khu vườn rộng thênh thang của bà nội.
Trong khi đám trẻ chơi đùa thoải mái thì người lớn cũng nhộn nhịp không kém. Ba tôi cùng với các bác, các chú và các anh em rể tay bắt mặt mừng, nói chuyện vui như pháo nổ. Ngòai những người thân trong gia đình còn có rất đông khách đến dự là những người quen, những người láng giềng, hoặc con cháu của những người đã từng quen biết ông bà nội tôi. Mọi năm họ đều nhớ đến ngày giỗ của ông nội để đến tham dự. Nếu vì lý do sức khỏe hay vì lý do gì đó không đến được thì họ cũng cho con cháu đại diện đến dự. Tôi thấy tất cả mọi người, từ bà nội cho đến ba tôi, các bác các chú các cô đều rất quý những người này. Năm nào có người không đến được thì ai cũng nhắc và hỏi thăm hết. Mặc dù còn nhỏ nhưng tôi cũng nhận biết được điều này và cũng cảm nhận được rằng đây là một điều hay ho đáng làm. Sau này lớn lên tôi mới hiểu được là điều này nói lên mối tương quan trong xã hội Việt Nam, được biểu lộ qua tình cảm bạn bè, qua tình láng giềng, nhà nào có việc thì mình có bổn phận phải đến chia vui hay chia buồn hoặc giúp đở khi hữu sự.
Mẹ tôi và các cô tíu tít trong bếp, vừa nấu nướng vừa trò chuyện, ồn ào náo nhiệt vô cùng. Mỗi người một món, ai cũng cố gắng trổ tài làm những món ngon nhất lạ nhất để cúng ông nội. Hình như mọi người đều nghĩ ông nội còn rất gần gũi với mọi người hay thậm chí vẫn còn hiện diện bên con cháu, cho nên ai cũng cố gắng làm những điều hay điều tốt cho ông vui. Mặc dù ông nội mất đã lâu nhưng nhờ những ngày giỗ như thế này, con cái vẫn còn tưởng nhớ đến ông rất nhiều. Nhiều lần tôi nghĩ giá ông nội nhìn thấy được cảnh này thì có lẽ ông vui lắm khi thấy con cháu tề tựu về đông đủ để tưởng nhớ đến ông, để gặp gỡ nhau, hàn huyên tâm sự hay kể cho nhau nghe những vui buồn, những khó khăn trong cuộc sống hầu chia sẻ hay giúp đỡ nhau khi cần thìết. Hoặc chỉ nhìn thấy cảnh con cháu hòa thuận với nhau là ông cũng đủ vui rồi.
Người vui nhất có lẽ là bà nội. Tôi thấy bà nội đi tới đi lui, chỉ huy chỗ này, sắp xếp chỗ nọ, gói ghém mấy phần bánh và trái cây để chiều nay sau đám giỗ khi mọi người ra về bà sẽ có quà cho tất cả mọi người. Bà nội hỏi han hết thẩy mọi người, từ con cháu đến những người khách đến dự; mặc dù rất đông người nhưng ai bà cũng biết. Rất nhiều năm, tôi thấy bà nội chờ dịp đủ mặt các con trong ngày giỗ để đưa ra những vấn đề quan trọng trong gia đình mà bà cần bàn với tất cả các con. Ba tôi hay các bác, các chú các cô cũng thế, ai có điều gì quan trọng để thông báo hay hỏi ý kiến mọi người trong gia đình, thì đều đợi đến ngày giỗ để đem ra trình bày.
Trong suốt những năm chiến tranh, mặc dù đường xá kém an ninh, mặc dù khó khăn trong cuộc sống nhưng năm nào ba tôi và tất cả anh chị em cùng cố gắng đưa gia đình về tham dự ngày giỗ ông nội. Năm nào cũng thế, không thiếu một người. Từ đó tôi hiểu rằng ngày giỗ đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt Nam. Đám giỗ là dịp để con cái tưởng nhớ đến công ơn sinh thành dưỡng dục của mẹ cha và biểu lộ sự tưởng nhớ đó một cách cụ thể, không những khi cha mẹ còn sống mà cả khi cha mẹ đã qua đời. Ngày giỗ cũng là dịp để anh em họp mặt với nhau, cùng nhau hồi tưởng đến cha mẹ, nhắc nhở tình cảm ruột thịt và truyền đạt tinh thần gia tộc đến tất cả các con các cháu thuộc nhiều thế hệ.
Rồi cha mẹ tôi cũng lần lượt qua đời. Theo tục lệ của gia đình, hàng năm tôi cũng làm đám giỗ cho cha mẹ. Vào ngày đó tôi xin nghỉ phép để ở nhà nấu mâm cơm cúng cha mẹ. Tôi thức dậy từ sáng sớm, lui cui trong bếp làm vài món ăn mà tôi nghĩ cha mẹ tôi ưa thích, vừa làm vừa hồi tưởng lại những kỷ niệm với mẹ cha. Tôi cảm thấy tinh thần thanh thản và ấm áp lạ thường, như thể những ngày còn được sống gần cha mẹ. Không gian và thời gian như dừng lại; những lúc đó tôi tìm được sự thăng bằng tuyệt đối trong tâm hồn. Tất cả chỉ nhờ vào một biểu tượng và một sự thể hiện rất đơn giản gói ghém trong ý nghĩa của một ngày giỗ.
Các bạn đồng nghiệp Hòa Lan của tôi đã chấp nhận từ lâu những ngày nghỉ giỗ trong năm của tôi. Họ không còn thắc mắc tại sao tôi không nghỉ làm để ăn mừng sinh nhật mà lại nghỉ làm để làm đám giỗ cho cha mẹ. Họ hiểu đó là phong tục tập quán của tôi nói riêng và của người Việt Nam nói chung, và họ tôn trọng điều đó. Họ cho đó là một điều tốt đẹp cần nên duy trì. Ngày giỗ chiếm một vị trí đặc biệt trong cuộc sống thường nhật của tôi ở xứ người.
Thời gian tôi sống ở Hòa Lan cũng ngang bằng thời gian tôi sống ở Việt Nam. Xa quê hương đã lâu, mải mê hội nhập vào xã hội Hòa Lan để xây dựng cho mình một cuộc sống, tôi đã học hỏi được nhiều điều hay của xứ người và có thể tôi đã quên đi nhiều điều về đất nước Việt Nam. Riêng có một điều tôi không bao giờ quên, đó là tập quán của những ngày giỗ Việt Nam. Kỷ niệm về những ngày giỗ là những hình ảnh đẹp trong tâm trí tôi, gợi cho tôi nhớ khung canh đầm ấm của gia đình sum họp, nhắc tôi nhớ tới cội nguồn và công ơn cha mẹ, chữ hiếu trong đạo làm con, tình thân ruột thịt gia đình và đạo nghĩa con người với nhau khi còn sống cũng như đối với người đã khuất. Chính những kỷ niệm này đã cho tôi niềm tin và sự tự hào dân tộc cũng như cho tôi sức mạnh tinh thần và nghị lực phấn đấu những khi gặp phải khó khăn trong cuộc sống.
Đối với người Việt Nam, ý nghĩa của những ngày giỗ đã thấm nhuần trong tâm tưởng của mọi người, sâu đến độ người ta không còn thắc mắc về ý nghĩa đó nữa. Cũng như đối với phần lớn những phong tục tập quán khác, người ta chỉ làm theo mà không cần hiểu cũng như không cần giải thích. Nếu nói rằng Văn hóa là những gì còn sót lại sau khi đã quên hết*, thì ngày giỗ là một nét đặc thù của nền văn hóa Việt Nam vậy.
* La culture, c’est ce qui reste quand on a tout oublié. Edouard Herriot (1872-1957), nhà văn, sử gia văn học Pháp.
trở về trang chính
Dâng Hương Nữ Tướng Lê Chân Nhân Kỷ Niệm 1971 Năm Ngày Giỗ
QTV – Ngày 19/1, tại đền thờ An Biên, huyện Đông Triều đã tổ chức lễ dâng hương nữ tướng Lê Chân nhân kỷ niệm 1971 năm ngày giỗ của bà (25/12/0043- 25/12 năm Quý Tỵ 2013).
Đền thờ nữ tướng Lê Chân (đền An Biên) toạ lạc bên sườn núi Vẻn thuộc làng Vẻn cổ, thôn An Biên, xã Thuỷ An, huyện Đông Triều. Đây chính là nơi nữ tướng Lê Chân sinh ra và lớn lên những năm tháng tuổi thơ cùng cha mẹ. Khi bà qua đời, nhân dân ghi nhớ công lao to lớn của bà đã xây dựng ngôi đền ngay trên quê hương để thờ bà Lê Chân, một nữ tướng xinh đẹp, tài giỏi đã lãnh đạo nhân dân đứng lên đánh giặc trong cuộc kháng chiến chống ách đô hộ phương Bắc dưới thời Hai Bà Trưng. Từ dũng tướng đánh giặc, nữ tướng Lê Chân trở thành Thánh Mẫu trong cảm quan tín ngưỡng dân gian, là hiện tượng văn hóa đặc biệt. Khi Lê Chân qua đời, đền thờ Bà được lập ở nhiều nơi của các tỉnh như Quảng Ninh, Hà Nam, Hải Phòng, Hà Nội…
Lễ dâng hương tôn vinh, tưởng niệm công lao của nữ tướng Lê Chân nhân kỷ niệm 1971 năm ngày giỗ của bà
Năm 2005, đền An Biên đã được UBND tỉnh Quảng Ninh xếp hạng là di tích lịch sử văn hoá. Hằng năm, tại đền An Biên có ba ngày lễ lớn gồm: Ngày 8-2 (âm lịch)- ngày sinh của bà; ngày 15-8 (âm lịch)- ngày thắng trận và ngày 25-12 (âm lịch) là ngày mất của bà.
Kỷ niệm 1971 năm ngày giỗ của bà năm nay, đông đảo nhân dân và du khách thập phương bằng lòng thành kính, tri ân sâu sắc đã dâng hương tưởng niệm người nữ tướng anh hùng có công với đất nước. Đây cũng là dịp để các thế hệ con cháu học tập tinh thần yêu nước, ý chí độc lập tự cường từ vị nữ tướng quốc anh hùng, góp phần xây dựng quê hương Chiến khu Đông Triều ngày càng giàu mạnh./.
Thu Trang (Đài TTTH Đông Triều)
Kỷ Niệm 80 Năm Ngày Truyền Thống Công Nhân Vùng Mỏ
Tối 11/11, tại Quảng trường 30/10 (TP Hạ Long), tỉnh Quảng Ninh- Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam- Tổng Công ty Đông Bắc đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 80 Ngày Truyền thống Công nhân Vùng mỏ- Truyền thống ngành Than 12/11 (1936- 2016).
Tiết mục văn nghệ “Tự hào Than Việt Nam” mở đầu cho Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Truyền thống Công nhân Vùng mỏ- Truyền thống ngành Than
Dự lễ kỷ niệm về phía lãnh đạo Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội; Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ; Phạm Thế Duyệt, nguyên ủy viên Thường vụ, Thường trực Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đại biểu đại diện các bộ, ban, ngành Trung ương, các tỉnh, thành phố.
Về phía tỉnh Quảng Ninh có các đồng chí: Nguyễn Văn Đọc, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Đỗ Thị Hoàng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Nguyễn Đức Long, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh và các đồng chí nguyên là lãnh đạo tỉnh.
Về phía Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam và Tổng Công ty Đông Bắc có các đồng chí: Lê Minh Chuẩn, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn; Thiếu tướng Phạm Ngọc Tuyển, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tổng Công ty.
Tham gia lễ kỷ niệm còn có các tập thể, cá nhân Anh hùng Lao động, Anh hùng Lực lượng vũ trang của tỉnh Quảng Ninh, Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản, Tổng Công ty Đông Bắc.
Đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội phát biểu tại buổi lễ.
Diễn văn tại Lễ kỷ niệm do đồng chí Nguyễn Văn Đọc, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh trình bày đã khẳng định: Vùng mỏ Quảng Ninh- cái nôi phong trào cách mạng của Giai cấp công nhân Việt Nam, với khẩu hiệu “kỷ luật và đồng tâm” đã giành thắng lợi trong cuộc Tổng bãi công 1936, mang lại bài học to lớn về tập hợp lực lượng công nhân trong đấu tranh, về tinh thần kỷ luật chặt chẽ, đồng tâm hành động, tương thân, tương ái của những người công nhân mỏ. Đồng thời cũng khẳng định vị trí, vai trò quan trọng và nâng cao địa vị của giai cấp công nhân Việt Nam trên trường quốc tế. Bài học “Kỷ luật và đồng tâm” đã trở thành giá trị tinh thần vô giá đồng hành cùng quân và dân Quảng Ninh góp phần đánh thắng trận đầu 5-8-1964 chống chiến tranh phá hoại Miền Bắc của Đế quốc Mỹ, lớp lớp người con Quảng Ninh và Binh đoàn Than ra chiến trường giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước; và 30 năm đổi mới xây dựng tỉnh Quảng Ninh như ngày hôm nay.
Các đại biểu Trung ương, tỉnh, Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam, Tổng Công ty Đông Bắc tham dự Lễ Kỷ niệm
80 năm qua, vùng đất Mỏ Quảng Ninh luôn được sự quan tâm, tình cảm đặt biệt của Trung ương. Quảng Ninh đã vinh dự và tự hào 9 lần Bác Hồ về thăm, là nơi duy nhất Người cho dựng tượng tại đảo Cô Tô khi Người còn sống. Thực hiện lời dạy của Bác, thợ mỏ, cán bộ, đảng viên, lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc Quảng Ninh không ngừng thi đua phấn đấu xây dựng Quảng Ninh trở thành trung tâm công nghiệp than, nhiệt điện và vật liệu xây dựng của cả nước; là khu vực trọng điểm phát triển du lịch, dịch vụ, thương mại; tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu ngân sách và thu nhập đầu người duy trì ở mức cao. Là một trong số ít tỉnh tự cân đối ngân sách và chủ động đổi mới trong xây dựng Đảng và hệ thống chính trị; đột phá trong cải cách hành chính, phương thức đầu tư kết cấu hạ tầng và xây dựng đô thị; giữ vững quốc phòng – an ninh. Được Trung ương tin tưởng cho xây dựng thí điểm Khu hành chính kinh tế đặc biệt Vân Đồn.
Đồng chí Nguyễn Văn Đọc, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu.
Ý thức sâu sắc về sự kế tục lịch sử, xứng đáng sự nghiệp vĩ đại của các thế hệ cha ông để lại, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy khẳng định: Đảng bộ, quân và dân tỉnh Quảng Ninh cùng với ngành Than nguyện giữ mãi nhiệt huyết, vun đắp truyền thống anh hùng, vẻ vang của Đảng, của dân tộc Việt Nam, của giai cấp công nhân Vùng mỏ bất khuất. Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, lòng yêu quê hương, đất nước, tinh thần tự lực tự cường và trí tuệ Việt Nam, biến chủ nghĩa anh hùng cách mạng và truyền thống vẻ vang trở thành nguồn lực và sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn, thách thức, quyết tâm thực hiện tâm nguyện của Bác: Quảng Ninh trở thành một tỉnh giàu đẹp và ngành Than trở thành một ngành gương mẫu.
Chúc mừng Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc tỉnh Quảng Ninh, cán bộ, công nhân, lao động ngành Than, Tổng Công ty Đông Bắc, tại lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Truyền thống Công nhân Vùng mỏ- Truyền thống ngành Than, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội ghi nhận, biểu dương những kết quả trong phát triển kinh tế- xã hội, sản xuất của tỉnh Quảng Ninh, ngành Than, Tổng Công ty Đông Bắc đóng góp tích cực cho sự phát triển của đất nước.
Đồng chí Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh: Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng các thế hệ cán bộ, công nhân viên ngành Than và nhân dân Quảng Ninh đã lao động cần cù, sáng tạo, tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức nhằm vào mục đích chung là sản xuất thật nhiều than cho Tổ quốc.
Đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội trao tặng bức ảnh Bác Hồ cho Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam và Tổng Công ty Đông Bắc.
Chương trình còn có sự góp mặt của các ca sỹ Quảng Ninh đã thành danh.
Đặc biệt các tiết mục nghệ thuật với sự tham gia của các ca sỹ Quảng Ninh đã thành danh trong cả nước như NSND Quang Thọ với ca khúc Tôi là người thợ mỏ; ca sỹ Đăng Dương với ca khúc Những ngôi sao ca đêm; ca sỹ Hồ Quỳnh Hương với ca khúc Quê em; ca sỹ Ngọc Anh với ca khúc Nụ cười Hạ Long; ca sỹ Đức Tuấn- Ngọc Anh với ca khúc Tình ca người thợ mỏ; ca sỹ Tuấn Anh- Hoàng Tùng- Hoàng Thái với ca khúc Đất mỏ anh hùng…. và các tiết mục múa, hoạt cảnh, đồng diễn của công nhân các đơn vị thuộc Tập đoàn Than- Khoáng sản, Tổng Công ty Đông Bắc đã nhận được sự cổ vũ rất nhiệt tình của đông đảo cán bộ, nhân dân tham gia lễ kỷ niệm.
Nghệ sỹ nhân dân Quang Thọ với ca khúc Tôi là người thợ lò.
Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Truyền thống Công nhân Vùng mỏ- Truyền thống ngành Than đã thành công tốt đẹp, góp phần khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, kiên cường, bất khuất, đặc biệt là truyền thống Kỷ luật và Đồng tâm trong đội ngũ công nhân Vùng mỏ, thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với các thế hệ thợ mỏ Việt Nam đã hy sinh xương máu vì độc lập dân tộc, vì sự nghiệp cách mạng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, vì sự phát triển của ngành Than, của tỉnh Quảng Ninh.
Lan Hương- Hùng Sơn
Bài Phát Biểu Tại Lễ Cúng Giỗ Và Kỷ Niệm Ngày Mất Của Thái Hoàng Thái Hậu Mạc Triều ( 15/6/ Năm Ất Mùi ) Thái Khắc Việt, Chủ Tịch Hội Đồng Mạc Tộc Việt Nam
BÀI PHÁT BIỂU TẠI LỄ CÚNG GIỖ VÀ KỶ NIỆM NGÀY MẤT CỦA THÁI HOÀNG THÁI HẬU MẠC TRIỀU
( 15/6/ năm Ất Mùi )
Thái Khắc Việt
Chủ tịch Hội đồng Mạc tộc Việt Nam
Lời BBT: Nhân ngày lễ cúng giỗ và kỷ niệm ngày mất của Thái Hoàng Thái hậu Vũ Thị Ngọc Toàn (15/6/15 Ất Mùi ), BBT trang Web “mactoc.com” xin trân trọng đăng toàn văn Bài phát biểu của Chủ tịch Hội đồng Mạc tộc Việt Nam Thái Khắc Việt. Bài phát biểu ca ngợi công lao to lớn của Thái Hoàng Thái hậu và định hướng phát triển trong giai đoạn mới của Mạc tộc Việt Nam. Xin trân trọng giới thiệu.
Kính thưa : Quý vị Đại biểu. các vị Khách quý!
Thưa Bà con cô bác họ Vũ – Võ!
Thưa Bà con cô bác họ Mạc và các chi họ gốc Mạc!
Thưa Bà con trăm họ, khách thập phương!
Hôm nay, nhân ngày Hợp nhất chính kỵ Thái Hoàng Thái hậu và các Hoàng hậu, Hoàng phi ,Công chúa Mạc Triều, Thay mặt Hội đồng Mạc tộc Việt Nam, Tôi xin trân trọng gửi tới các vị Đại biểu, các vị Khách quý, bà con cô bác họ Vũ – Võ, Bà con cô bác họ Mạc và các chi họ gốc Mạc, bà con địa phương, bà con thập phương lời kính chúc sức khỏe và lời chào trân trọng nhất.
Kính thưa : Các vị Đại biểu, các vị Khách quý, kính thưa bà con cô bác!
Lễ hợp nhất chính kỵ Thái Hoàng Thái hậu và các Hoàng hậu, Hoàng phi, Công chúa được tổ chức trọng thể năm nay đúng vào lúc Mạc tộc Việt Nam ta có nhiều tin vui. Chúng ta thành tâm kính báo công với Thủy tổ, Đức Thái Tổ, với Thái Hoàng Thái hậu và các Hoàng hậu, Hoàng phi, Công chúa Mạc triều. Đó là:
1. Đại hội Đại biểu Toàn quốc Mạc tộc Việt Nam lần thứ II được tổ chức ngày mồng 2 tháng 11 năm 2014 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, thủ đô Hà Nội. Hơn 500 Đại biểu đại diện cho hơn 500 chi họ Mạc và gốc Mạc khắp cả nước đã về dự Đại hội với tình cảm sâu nặng và đầy trách nhiệm với Tổ tiên, dòng họ đã làm cho Đại hội thành công rực rỡ.
2. Hội đồng nhân dân TP Hà Nội trong kỳ họp thứ 13 khóa XIV ngày 6/7/2015 đã nhất trí thông qua Nghị quyết đặt tên phố mang tên Mạc Thái Tổ và Mạc Thái Tông ở Thủ đô Hà Nội.Và ngày 27/7/2015 Chủ tịch UBNDTP Hà Nội đã ra Quyết định đặt tên phố Mạc Thái Tổ, Mạc Thái Tông và đường Sùng Khang tại Thủ đô Hà Nội trong tổng số 19 đường phố mới được đặt tên đợt này. Đây thực sự là một niềm tự hào cho con cháu Mạc tộc Việt Nam. Một dấu chấm vàng son trong suốt hơn 400 năm các thế hệ Mạc tộc Việt Nam chịu đựng bao nỗi oan khiên nay mới được minh oan.
Đảng và Nhà nước đã chính thức khẳng định Vương triều Mạc, với những công lao và đóng góp to lớn trong tiến trình lịch sử Việt Nam.
3 Đó là khu Từ đường Cổ Trai giỗ năm nay khang trang hơn và ngày càng bề thế, rộng rãi, mới đây ngày 21/6/2015 đã làm lễ động thổ xây dựng khu hậu cần, nhằm tạo điều kiện tốt nhất phục vụ bà con cô bác ở xa về dâng hương TiênTổ. Ban quản lý dự án đang tích cực chuẩn bị xây dựng nhà Chính điện Từ đường Cổ Trai,để nơi thờ phụng được trang nghiêm rộng rãi hơn .
4. Đó là HĐMTVN, HĐMT/BLL các tỉnh thành trong cả nước ra sức thi đua thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội Đại biểu Toàn quốc Mạc tộc Việt Nam lần thứ II. Nhiều việc làm hiếu nghĩa tri ân Tiên tổ.
5. Đó là nhiều con cháu thành đạt trong học tập , nhiều cháu đỗ Đại hoc, nhiều cháu bảo vệ xuất sắc luận án Thạc sỹ, Tiến sỹ trong nước và ở nước ngoài mà tiêu biểu là cháu Hoàng Anh Tài ( chi họ Hoàng Văn gốc Mạc ở Đô Lương – Nghệ An) đạt giải Huy chương bạc trong kỳ thi Toán quốc tế năm nay,
Để cổ vũ và mừng thắng lợi trên, Tôi đề nghị bà con cô bác cho một tràng vỗ tay thật lớn nhiệt liệt chào mừng.
Kính thưa quý vị Đại biểu, các vị khách quý, kính thưa bà con cô bác!
Hôm nay nhân ngày Hợp nhất chính kỵ Thái Hoàng Thái hậu, các Hoàng hậu, Hoàng phi, Công chúa, chúng ta- con cháu hậu duệ Mạc tộc vượt hàng trăm, hàng ngàn cây số không quản mưa to gió lớn, về nơi phát đế Vương triều Mạc, nơi mà, sự trùng lặp lịch sử. đúng ngày 15 tháng 6 năm 1527, Thái Tổ Mạc Đăng Dung bước lên vũ đài chính trị, vị Vua đầu tiên khai sáng Vương triều Mạc, Chúng ta vô cúng xúc động, tựu tại Đền thờ Thánh Mẫu Mạc triều thắp nén hương thơm kính cẩn dâng hương tưởng niệm công lao, công đức của Thủy tổ, Đức Thái tổ, của Thái Hoàng Thái hậu, các Hoàng hậu , Hoàng phi, Công chúa đa niên hữu công, thâm uyên sinh thành dưỡng dục, bồi trúc hậu thế, tử tôn kim đắc trưởng thành. Công đức, công lao của Thái Hoàng Thái hậu, của các Hoàng hậu, Hoàng phi, Công chúa như trời cao biển cả ,thế thế bất thiên lưu truyền vạn đại, đạt đạo hiểu tử,
Bà Thái Hoàng Thái hậu thật sự là “Mẫu Nghi thiên hạ, phật thánh trần gian”, mà vở chèo Thái hậu Mạc triều do Đoàn chèo Thái Bình dàn dựng, rất xúc động và ấn tượng, ngày nay vẫn nguyên giá trị trong sự nghiệp phòng chống tham nhũng mà Đảng ta đang quyết tâm đẩy lùi. Ta thấy ở Bà hội tụ đủ Tâm, Tài ,Trí, Đức mà người đời ca ngợi. tôn vinh. Chúng ta – hậu duệ con cháu của Bà ngưỡng mong Thái Hoàng Thái hậu và các Hoàng hậu, Hoàng phi, Công chúa, chấp kỳ bạc lễ, bảo hộ con cháu họ Mạc và gốc Mạc, bà con cô bác họ Vũ- Võ, các Đại biểu, các vị Khách quý, các Nhà hảo tâm, bà con địa phương, khách thập phương vạn sự bình an, bách sự thành đạt, muôn hộ phồn vinh hưng thịnh, quốc thái dân an, Mạc tộc phát triển và hy vọng vở chèo này sẽ được HĐMT/ BLL họ Mạc các địa phương đón nhận, mời công diễn nhiều địa phương trong cả nước.
Nhân ngày Hợp nhất chính kỵ Thái Hoàng Thái hậu, thay mặt HĐMTVN, Tôi nhiệt liệt biểu dương Hội đồng Mạc tộc TP Hải Phòng trong năm qua đã tích cực chủ động, phát huy nội lực, có nhiều cố gắng vượt bậc, vượt mọi khó khăn, vận động con cháu khắp cả nước, các nhà hảo tâm và các chi họ Mạc và gốc Mạc ở Hải Phòng khẩn trương xây dựng khuôn viên Từ đường Cổ Trai ngày càng khang trang đẹp đẽ, xứng tầm Khu tâm linh nơi phát đế của Vương triều Mạc.
Kính thưa : Các vị Đại biểu , các vị Khách quý, kính thưa bà con cô bác!
Định hướng hoạt động sắp tới của Mạc Tộc Việt Nam là :
1. Tích cực trùng tu, tôn tạo, xây dựng Từ đương, Di tích họ Mạc và các chi họ gốc Mạc.
Vận động các chi họ, con cháu khắp mọi miền đất nước, các nhà hảo tâm phát tâm công đức xây dựng các Từ đường, các Di tịch họ Mạc . Quyết tâm thực hiện xây dựng 500 từ đường họ Mạc và gốc Mạc trong cả nước.
Trọng tâm :
– Từ đường họ Mạc Cổ Trai, TP Hải Phòng.
– Tổ đường Mạc tộc Việt Nam ở Long Động, Nam Tân, Nam Sách , Hải Dương, nơi phát tích họ Mạc và các chi họ gốc Mạc Việt Nam.
– Đền Quan quận, ở Sóc Sơn. Hà Nội, nơi thờ 18 vị Quận công và hơn 500 quân sỹ tuẫn tiết bảo vệ đường rút lui của Vương thân triều Mạc lên Cao Bằng.
– Khu tưởng niệm Vương triều Mạc ở Cao Bằng nơi Vương triều Mạc mang cả nền võ công văn trị 65 năm ở thành Thăng Long lên định đô 85 năm ở Cao Bằng.
– Khu tâm linh nhà Mạc ở Diễm Xuân, Vĩnh Phúc.
– Tiên Đô miếu ở Đặng Sơn, Đô Lương , Nghệ An vv…
Đây là những công trình thế ký mang dấu ấn quá khứ và tương lai minh chứng cho một dòng họ “Danh gia vọng tộc”, luôn năng động và phát triển. Dù bất kỳ hoàn cảnh khó khăn gian khổ đến mấy, con cháu họ Mạc và gốc Mạc cũng phải có ý chí vươn lên, xứng đáng với Tổ tiên, các bậc tiền nhân minh liệt.
Nhân dịp này Tôi kêu gọi con cháu họ Mạc và gốc Mạc, các Nhà hảo tâm phát tâm công đức nhiều hơn nữa để xây dựng khu Từ đường Cổ Trai đàng hoàng hơn, to đẹp hơn.
2. Việc chiêu tuyết cho nhà Mạc vẫn còn tiếp tục lâu dài, tuy mới được Đảng và Nhà nước chính thức công nhận Vương triều Mạc với những thành tựu và đóng góp to lớn, Tuy vậy vẫn còn một bộ phận không nhỏ do trình độ hạn chế, nhìn nhận nhà Mạc theo Sử sách phong kiến cũ, thiếu công tâm, khách quan, không chịu cập nhật thông tin đổi mới về nhà Mạc mà suốt 30 năm qua dưới ánh sáng đổi mới của Đảng, nhất là đổi mới tư duy với phương châm“nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, công minh lịch sử, công bằng xã hội “do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, hàng trăm Nhà Khoa học, Nhà Sử học có tên tuổi hàng đầu trong nước và Quốc tế, hơn 10 cuộc Hội thảo về Nhà Mạc cấp Quốc gia . hàng trăm công trình nghiên cứu có giá trị cao về nhà Mạc đã khẳng định công lao to lớn của Vương triều Mạc, đâu đó vẫn có những ý kiến trái chiều. Vậy ! Tôi kêu gọi mỗi con cháu họ Mạc, gốc Mạc phải là một Tuyên truyền viên tích cực và có trách nhiệm chiêu tuyết , tuyên truyền cho Tổ tiên,
Thay mặt Hội đồng Mạc tộc Việt Nam, Tôi bày tỏ lòng biết ơn :
1. Các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã đánh giá đúng công lao của Vương triều Mạc, đã đầu tư xây dựng Khu Tưởng niệm Vương triều Mạc – Thái miếu Dương Kinh ở Hải Phòng để ghi nhận một Vương triều đã ” dày công với nước, nặng đức với dân, những mong sao dân an quốc thịnh, giang sơn trường tồn “nguy nga, tráng lễ xứng tầm Vương triều Mạc.
3. Các chi họ Mạc Và gốc Mạc trên cả nước có nhiều việc làm ý nghĩa tạo nên sức mạnh tập thể , có ý nghĩa lớn góp phần thắng lợi hôm nay.
5 Cảm ơn HĐND, UBND TP Hà Nội đã ra Nghị quyết và có Quyết định kịp thời và đúng lúc đặt tên phố Mạc Thái Tổ, Mạc Thái Tông và đường Sùng Khang ở Thủ đô Hà Nội và mong rằng các HĐMT/ BLL các tỉnh thành trong cả nước vận động các cấp chính quyền đặt tên các vị Vua nhà Mạc mang tên Mạc Thái Tổ, Mạc Thái Tông và các Vị tiền nhân, nghĩa liệt khác.
6. Cảm ơn bà con cô bác họ ngoại: Vũ- Võ đã hết lòng chung thủy với họ Mạc, chia sẻ ngọt bùi đắng cay suốt gần 500 năm qua , động viên con cháu họ Ngoại góp công, góp sức, góp của cùng họ Nội làm nên thành quả hôm chúng tôi cháu nhà Mạc luôn ghi lòng tạc dạ, đón chờ và trân trọng tình cảm trong sáng của bà con họ ngoại Vũ – Võ.
Với tình cảm thiêng liêng và xúc động của ngày Hợp nhất chính kỵ Thái Hoàng Thái hậu Vũ Thị Ngọc Toàn, các Hoàng hậu, Hoàng Phi, Công chúa Mạc Triều, Tôi xin kính chúc quý vị Đại biểu, các vị Khách quý, các Nhà Khoa hoc, các Nhà Sử học ,các Nhà hảo tâm, phóng viên báo chí, bà con cô bác họ Vũ- Võ, Bà con địa phương, bà con cô bác họ Mạc, các chi họ gốc Mạc trong cả nước:
Sức khỏe. hạnh phúc và thành đạt
Xin trân trọng cảm ơn !
Đăng tải: BBT chúng tôi – HSH
–
Bạn đang xem bài viết Kỷ Niệm Những Ngày Giỗ trên website Iseeacademy.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!