Xem Nhiều 6/2023 #️ Lập Bàn Thờ Phật Tại Nhà Cần Những Gì # Top 11 Trend | Iseeacademy.com

Xem Nhiều 6/2023 # Lập Bàn Thờ Phật Tại Nhà Cần Những Gì # Top 11 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Lập Bàn Thờ Phật Tại Nhà Cần Những Gì mới nhất trên website Iseeacademy.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Rate this post

Lập Bàn Thờ Phật Tại Nhà Cần Những Gì

Bàn thờ Phật như tấm gương sáng để chúng ta mỗi ngày hướng về bàn thờ, nhìn nhận, kiểm điểm lại bản thân. Nhắc nhớ chúng ta mỗi ngày hoán cải thân tâm, mở rộng tấm lòng từ bi, hướng tới sự bình an trong cuộc sống. Giúp tâm hồn được thanh tịnh, tránh điều ác, không tranh đua.

Để lập bàn thờ Phật tại nhà, điều đầu tiên cần xác định được là gia chủ sẽ chọn vị Phật nào để thỉnh về thờ. Tiếp đó sẽ chuẩn bị bàn thờ và các vật phẩm để bài trí bàn thờ Phật. Ngoài tượng Phật, các vật phẩm cần chuẩn bị: Bát hương, chuông, đèn thờ, bình bông, đĩa trái cây, kỷ nước, lư hương…

Chọn tượng Phật

Tùy vào ý nguyện và cái duyên thờ cúng đối với các chư vị Phật, Bồ Tát. Mà mỗi gia đình có sự lựa chọn tượng Phật để thỉnh về thờ khác nhau. Thường các gia đình hay tìm tới những cơ sở uy tín, chuyên về cung cấp tượng Phật để thỉnh tượng.

Tượng Phật được nhiều gia đình lựa chọn để thờ như bộ tượng Tam Thế Phật (gồm Đức Phật A Di Đà, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và Đức Di Lặc). Hay bộ tượng Tây Phương Tam Thánh (gồm Đức Phật A Di Đà, Quan Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát). Hoăc bàn thờ Phật các gia đình chỉ chọn thờ một vị Phật như: Phật Thích Ca Mâu Ni, Quan Thế Âm Bồ Tát hay Phật A Di Đà…

Chọn tượng Phật nên tỷ mỉ, nhìn ngắm tượng Phật thật lâu, cảm thấy tâm hoan hỉ, thân thuộc gần gũi thì hãy chọn. Chọn tượng Phật có khuôn mặt, diện mạo cân đối, nhìn toát lên sự từ bi, trang nghiêm, thoát tục.

Trước khi đi thỉnh tượng về nhà thì cần chuẩn bị sẵn bàn thờ và bài trí bàn thờ thật tươm tất. Để khi thỉnh tượng từ cửa hàng về thì có thể an vị Phật luôn lên bàn thờ và bắt đầu thờ cúng ngay được.

Bát hương

Bát hương thường được đặt ở giữa bàn thờ Phật. Bát hương không nên để quá nhiều tro, hương thừa cần được dọn dẹp sạch sẽ, gọn gàng hàng ngày để giữ cho bàn thờ luôn sạch sẽ trang nghiêm.

Chuông

Chông là một trong những loại pháp khí có từ thời Phật, được sử dụng khi tụng kinh niệm Phật, dùng chuông để điều khiển buổi lễ. Chuông thường được đặt ở nơi thuận tay để tiện cho việc sử dụng.

Bình hoa

Bình hoa thường được đặt bên phải bàn thờ Phật nếu nhìn theo hướng từ ngoài vào. Loại hoa thường được dùng để cúng dường Phật là hoa huệ, hoa sen, hoa cúc, cây sống đời…

Đĩa trái cây

Thường được đặt bên trái bàn thờ Phật nếu nhìn theo hướng từ ngoài vào. Trái cây  sử dụng để cúng dường Phật nên chọn trái còn tươi ngon, khi chín có hương thơm dịu ngọt. Khi sắp trái cây lên đĩa thì sắp cuống xoay lên trên, tránh ngược cuống xuống mà trái với tự nhiên.

Đèn thờ

Đèn thờ dùng để thắp sáng hàng ngày trên bàn thờ Phật. Nếu sử dụng 1 đèn thờ thì đặt ở giữa bàn thờ Phật, phía trước tượng Phật và sau bát hương. Nếu sử dụng 2 đèn thì đặt sang hai bên, sát mép, phía trước bàn thờ.

Kỷ nước

Kỷ nước thường đặt ở giữa bàn thờ, hoặc có thể đặt phía bên trái bàn thờ, cạnh đĩa trái cây. Sử dụng nước sạch, trong để cúng dường Phật. Không sử dụng nước có màu, có vị, có ga, kể cả nước trà để cúng dường Phật.

Lư hương

Lưu hương thường được đặt cạnh bát hương, phía bên trái bàn thờ, bên đối diện với bình hoa. Hương dùng để thắp trên bàn thờ Phật nên chọn loại có chất lượng tốt, hương thơm nhẹ nhàng như trầm hương, đàn hương.  Vì sử dụng mỗi ngày, nên chọn loại tốt và rõ nguồn gốc để đảm bảo cho sức khỏe của gia đình cũng như giữ cho không gian thờ tự được thanh tịnh.

Lưu ý: Các vật Phật sử dụng trên bàn thờ Phật chỉ để dùng cho bàn thờ Phật. Không được lấy đi để làm việc khác hay dùng cho các bàn thờ khác. Các lễ phẩm dùng để cúng dường Phật phải là đồ còn tươi mới và là đồ chay. Tuyệt đối không dùng đồ mặn để cúng dường Phật kẻo phạm đại kỵ.

Cách lập bàn thờ Phật tại gia

Không gian thờ tự là góc tâm linh trong mỗi gia đình. Tùy vào diện tích căn nhà mà gia chủ có cách bố trí cho phù hợp nhất. Tuy nhiên nên chọn nơi trang trọng, yên tĩnh, sạch sẽ, thanh khiết, trang nghiêm để đặt bàn thờ.

Bàn thờ Phật tốt nhất nên đặt ở sảnh giữa nhà, lưng bàn thờ có điểm tựa vững chắc. Bàn thờ Phật được đặt trên cao, hướng ra phía cửa chính của căn nhà. Đặt bàn thờ Phật hướng ra cửa chính để bất kỳ ai khi bước vào nhà là thấy ngay bàn thờ Phật mà thành tâm phụng lễ.

Có nhiều gia đình bố trí bàn thờ Phật và bàn thờ gia tiên ở chung vị trí để tiện cho việc thờ cúng. Điều này không phạm cấm kỵ gì, xong cần lưu ý khi thờ Phật và gia tiên chung cần phân cấp bậc cao thấp rõ ràng. Thờ Phật ở trên cao, thờ gia tiên ở dưới thấp hơn Phật một bậc. Thờ như vậy để đảm bảo rằng ta vẫn tôn kính Phật ở mức cao nhất trên hết mọi sự.

Cũng có nhiều gia đình đặt bàn thờ Phật theo hướng Tây Bắc vì đây là hướng của phương trời Tây Phương Cực Lạc. Còn tượng Phật thì đặt theo hướng mặt tượng quay về hướng Đông. Đây là hướng mặt trời mọc, cũng là hướng mà các Đức Phật quay ra để thiền định giác ngộ.

Những lưu ý khi lập bàn thờ Phật tại gia

Trong nhà thờ Phật gia chủ tuyệt đối không được sát sinh tại tư gia. Nên tập thói quen ăn chay, ít nhất là 1 tháng 2 lần vào ngày mùng 1 và mười rằm. Thờ Phật hăng say niệm Phật, học tập theo các giới răn của Phật, tu tâm dưỡng tính, hướng tới điều thiện lành, tránh xa cái ác.

Không đặt bàn thờ phật, tượng Phật ở những không gian riềng tư, hay gần nhà tắm, nhà vệ sinh, nhà bếp hoặc đối diện với phòng ngủ, cửa nhà tắm, cầu thang… Bởi những nơi đó được cho là ô uế, bất tịnh.

Bàn thờ Phật cần phải được vệ sinh sạch mỗi ngày. Dùng nước sạch, khăn mới hoặc khăn sạch chuyên dùng cho vệ sinh bàn thờ để vệ sinh bàn thờ.

Bàn thờ Phật không được đặt các dị vật, các loại bùa chú tượng trưng cho mê tín dị đoan. Cũng không được đặt giấy tiền, vàng mã… kẻo phạm đại kỵ.

Tượng Phật, kinh sách hay các vật phẩm thờ cúng lâu ngày bị cũ, phai màu, rách nát hay sứt mẻ thì cần được làm mới lại. Nếu không thể khắc phục được thì nên thay mới. Vật nào có thể đốt được thì đem ra chỗ đất trống hay bỏ vào đồ đựng sạch sẽ mà đốt đi, đốt xong đào lỗ chôn xuống đất là được. Còn những đồ không thể đốt được thì bọc lại bỏ gọn vào chỗ kín rồi một thời gian sau xử lý thải bỏ như những đồ cũ khác.

Cách Lập Bàn Thờ Phật Tại Nhà

Một câu hỏi đặt ra: có nên lập bàn thờ Phật, Bồ tát tại nhà riêng không? Câu trả lời: việc lập ban thờ là được, nhưng còn tùy thuộc vào nhà riêng thế nào. Nếu chỗ ở quá chật hẹp, ở tập thể với người khác (như ký túc xá, nơi nhà trọ lâu dài), trong nhà chỉ một mình tin và học Phật thì không nên lập ban thờ Phật, Bồ tát. Nếu cứ lập ban thờ như vậy, là tự đưa mình là người lập dị, gây mất lòng và dị nghị với người chung quanh.

Nếu có điều kiện lập ban thờ Phật, thì chọn vị trí chính trong phòng khách, lung của tượng Phật không nên để sát cửa sổ, mà để sao cho mặt tượng hướng ra cửa chính, ánh sáng đầy đủ, người vào có thể nhận ra ngay được… Bàn thờ Phật là trung tâm của gia đình, có tác dụng tạo ra sự an tâm và cảm giác an toàn cho người trong nhà. Còn như phương hướng mà thầy phong thủy chỉ, có thể tham khảo, không câu nệ, mê tín.

Nhưng chú ý một điều: không để tượng Phật hướng về nhà vệ sinh, vào bếp và vào giường ngủ.

Nếu ai có điều kiện thiết lập Phật đường tức nơi thờ riêng Phật, thì chọn nơi yên tĩnh, chó mèo không vào ra, không phải là nơi hội họp, tiếp khách, nơi nói chuyện, tiệc tùng; nơi đây chỉ để lễ Phật, tụng kinh hay tu thiền.

Nếu như trong nhà trước đó đã có ban thờ thần, gia tiên, khi rước tượng Phật về thì nên để yên vị đã, nhưng để tượng Phật, Bồ tát chính giữa, thần và gia tiên ở hai bên. Bởi vì tất cả thiện thần và tổ tiên sẽ hộ trì và thân cận Tam Bảo, sẽ được lợi ích lớn trong Phật Pháp. Đợi khi có điều kiện lập riêng ban thờ Phật hay Phật đường, thì tượng thàn có thể coi là đồ cổ đem cất đi. Còn bài vị tổ tiên đem thờ dưới tượng Phật hay nơi khác, cũng có thể đem bài vị tổ tiên lên chùa.

Trong nhà không nên thờ nhiều thánh tượng, vì sẽ gây ra tạp loạn. Mỗi vị Phật sẽ đại diện cho vạn vị Phật mỗi vị Bồ tát đại diện cho vạn Bồ tát. Cho nên thường thì thờ tượng Phật A di đà, tượng Quán thế âm Bồ tát là được. khi bày thì để tượng Phật chính giữa phía sau, tượng Bồ tát phía trước, cũng có thể đặt tượng Phật trên cao so với tượng Bồ tát. Kích thước tượng to nỏ nên tùy thuộc vào không gian nơi thờ, sao cho hài hòa.

Khi thỉnh thượng Phật hay Bồ tát về, nhiều người thích làm lễ khai quang, theo quan điểm Phật giáo thì không nhất thiết phải thế. Vì tượng Phật hay Bồ tát chỉ là tương trưng để ta nương vào đó mà hành đạo còn Phật, Bồ tát luôn hiện diện ở khớp nơi, tùy cơ duyên mà cảm ứng với ai tâm chí thành, nghiêm trang đến với các vị. Việc ta có thánh tượng Phật và Bồ tát là đẻ mọi người có đối tượng để tỏ lòng cung kính, cúng dường đảnh lễ, chính nhờ phương tiện tu hành này mà ta thu được nhiều lợi ích trong Phật giáo. Cho nên điều quan trọng nhất là ta phải có tâm tín tưởng, tâm chí thành tâm cung kính, mà chẳng phải ở thánh tượng, do vậy có khai quang hay không cũng không là điều quan trọng. Khi thắp nhang, cần dùng những loại có mùi hương thoang thoảng, đồ cúng dường phải tương sạch, khi cúng xong phải dọn không để khô héo trên bàn thờ. Mỗi ngày nên có khóa tụng vào sáng vào tối, với hai buổi cúng hương và cúng nước. Trước khi ra khỏi hay về nhà cần làm lễ Phật trước để tỏ lòng biết ơn và cung kính, chính niệm.

Other Posts you may be interested in:

Joomla 2.5: Fix lỗi Refresh Manifest Cache failed: Extension is not currently installed

Cách tìm và loại bỏ shell trong mã nguồn

Tổng hợp khuyến mại Black Friday & Cyber Monday

Hướng dẫn cài đặt Font chữ (ABC, VNI, thư pháp …) cho Windows

How to edit hosts file in Windows 10?

How to fix “MTS files not importing in Premiere CC”

Cách cài đặt và sử dụng Bullzip PDF Printer

Những Điều Cần Lưu Ý Khi Lập Bàn Thờ Phật Tại Gia

Là một người Phật tử nhiệt thành, bạn phải lập một bàn thờ Phật tại gia để bày tỏ lòng tôn kính đến đạo pháp, đến các vị Phật và Bồ tát đã chỉ dẫn hướng đi đúng đắn trên hành trình cuộc sống. Khi có bàn thờ Phật trong nhà rồi thì Phật tử sẽ gần gũi hơn với chánh pháp, thuận tiện hơn trong việc thực hành các giáo pháp vi diệu mà Đức Phật đã truyền lại.

Đối với người cư sĩ thì ngoài việc đến chùa để nghe thuyết giảng, đảnh lễ Phật, tụng kinh hay sám hối thì bàn thờ Phật trong chính ngôi nhà của mình là điều không thể thiếu. Nó đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự tu hành tinh tấn của người Phật tử.

Có nhiều câu hỏi được gửi đến Hoa Sen Phật về vấn đề này chẳng hạn như: Bàn thờ Phật tại gia nên đặt hướng nào thì tốt? Làm thế nào để bài trí bàn thờ đẹp và trang nghiêm? Bàn thờ ông bà cha mẹ nên đặt như thế nào? Cách thờ Tam Thế Phật và các vị Bồ tát?…

Trong bài viết này, Hoa Sen Phật sẽ cố gắng chia sẻ những thông tin hữu ích về cách lập bàn thờ Phật tại gia để quý vị tham khảo.

Mục đích khi lập bàn thờ Phật tại gia

Mục đích lập bàn thờ Phật tại nhà là để tu tập chứ không phải để cầu nguyện, đạo Phật không phải đạo cầu nguyện. Là người con của Đức Phật, noi gương và thực hành theo lời dạy của Phật.

Đi chùa lễ Phật, tụng kinh, nghe pháp nhiều lắm rồi, hiểu cũng nhiều, biết cái gì nên và không nên làm. Do đó, khi thờ Phật tại gia thì các bạn phải mang suy nghĩ, lời nói, hành động và năng lượng bình an khi ở chùa về gia đình của mình.

Đó là cố gắng giữ gìn Ngũ giới, hạn chế sát sinh trong nhà. Nếu bạn đang ăn chay trường và khỏe mạnh thì quá tốt. Còn không thì ăn chay vào ngày mùng 1, ngày rằm, các ngày lễ, ngày vía của chư Phật và Bồ tát để mọi người trong gia đình ghi nhớ các ngày quan trọng của Phật giáo, tâm hướng thiện theo chánh pháp.

Không phải khi lập bàn thờ Phật tại gia rồi ở nhà chuyên tu, xa lánh người thân, bạn bè và hàng xóm. Mà bạn phải thường xuyên đến chùa nghe pháp thoại, làm Phật sự và giao lưu vui vẻ với các bạn đồng tu.

Về nhà cũng vậy, tạo không khí vui vẻ, chan hòa và lan tỏa năng lượng tích cực cho mọi người xung quanh. Hàng xóm, bạn bè và bà con cô bác gần xa yêu quý thì đó được ghi nhận là tiến bộ trong tu tập.

Cố gắng gìn giữ thân-khẩu-ý trong các hoạt động thường ngày. Chứ không phải “xả rác” tùm lum rồi tối về ngồi lạy trước bàn thờ Phật, cầu nguyện, niệm Phật hay sám hối rồi mai làm y chang như vậy nữa thì Phật khó độ lắm!

Cách lập bàn thờ Phật tại gia

Những điều nên làm khi lập bàn thờ Phật tại gia

Lập bàn thờ Phật tại gia ở vị trí nào thuận tiện cho bạn, phù hợp với không gian nhà mà vẫn giữ được vẻ trang nghiêm là tốt nhất.

Nếu nhà bạn nhiều tầng và cần không gian yên tĩnh để tụng kinh, hành thiền thì nên đặt bàn thờ Phật ở tầng 1 (nếu bạn lớn tuổi), tầng trên cùng (nếu bạn còn khỏe) và nhìn ra hướng cửa chính.

Còn không thì đặt bàn thờ Phật ngay phòng khách tầng trệt để mọi người ra vào đều nhìn thấy Phật mà noi gương hướng thiện, biết đây là một gia đình Phật tử thuần thành.

Bàn thờ Phật nên đặt ở giữa nhà với lưng áp vào tường, chiều cao ngang vai thôi để thuận tiện trong việc bài trí cũng như vệ sinh. Nếu đặt bàn thờ Phật cao quá thì mỗi lần trang trí hay vệ sinh phải dùng tới ghế cao, rất bất tiện và nguy hiểm.

Còn về hướng tốt để đặt bàn thờ Phật thì các bạn có thể tham khảo trên các trang web chuyên về phong thủy. Họ hướng dẫn chi tiết về vị trí lập bàn thờ Phật theo cung và mệnh tuổi của gia chủ. Nếu bạn thờ Phật A Di Đà cùng với Bồ tát Quan Âm và Đại Thế Chí thì bàn thờ nên đặt hướng Tây Bắc của ngôi nhà là tốt nhất.

Những điều cần tránh khi lập bàn thờ Phật tại gia

Lập bàn thờ Phật để bày tỏ lòng tôn kính, vì vậy các bạn không nên đặt bàn thờ ở nhà bếp, phòng ngủ, hay gần nhà vệ sinh… Theo thuật phong thủy, bàn thờ Phật mà đặt cạnh nhà vệ sinh, cầu thang hay những nơi ô uế thì gia chủ sẽ không được bình an, không gặp thuận lợi trong kinh doanh, con cái bất hiếu và gặp nhiều điều xui xẻo.

Điều quan trọng cần lưu ý là đã lập bàn thờ Phật rồi thì không thờ thêm các vị Thần, Thánh (Bà chúa xứ, Mẹ sanh Mẹ độ hay Quan Công, Quan Thánh). Bởi vì bạn đã quy y Tam Bảo, đó là nương tựa và tin tưởng vào Phật-Pháp-Tăng, không cần nương tựa thêm các vị chư Thiên nữa.

Ngoài ra, bạn cũng không nên cúng đồ ăn mặn, giấy tiền vàng bạc, vàng mã, cục vàng hay cóc tài lộc trên bàn thờ Phật. Thứ nhất là Phật và Bồ tát không cần đến những thứ này, thứ hai là mất tính thẩm mỹ cũng như vẻ trang nghiêm của bàn thờ Phật.

Cách trang trí bàn thờ Phật tại gia

Các vật dụng cần thiết cho một bàn thờ Phật tại nhà là: Bát hương, ly nước, bình hoa, nến, chuông, dĩa đựng trái cây và tượng Phật, Bồ tát.

Bát hương: Đặt ở giữa bàn thờ, không nên quá to hoặc quá nhỏ tùy nghi theo không gian thờ. Đặc biệt là không nên thắp nhang thường xuyên vì sẽ gây hại cho người thân trong gia đình.

Mỗi ngày chỉ thắp 1 nén nhang là đủ rồi. Nếu gia đình có người thân có vấn đề về phổi, hô hấp hoặc dị ứng thì dùng nhang điện cũng được, Phật không có chấp mấy cái nhỏ nhặt này đâu! Nên dùng các loại nhang có mùi nhẹ, dễ chịu như đàn hương hoặc trầm hương là tốt nhất.

Ly nước: Đặt các ly nước cúng dường chư Phật ở giữa phía trước bát hương để thuận tiện cho việc thay nước và vệ sinh. Hiện nay trên thị trường có bán ly nước có nắp đậy, bạn đặt 2 ly 2 bên bàn thờ trông rất đẹp và cân đối. Nên nhớ là không dùng ly nước trên bàn thờ Phật cho các việc khác.

Bình hoa: Đặt bình hoa bên phải hay bên trái đều được, đặt 2 bình 2 bên thì càng tốt miễn sao không phá vỡ thiết kế của bàn thờ là được. Nếu lối đi từ cửa chính xuống nhà bếp nằm bên phải ngôi nhà thì đặt bình hoa bên trái bàn thờ theo hướng nhìn từ ngoài vào là hợp lý.

Chuông: Đặt ở nơi thuận tay để khi tụng kinh, niệm Phật thì gõ 3 tiếng.

Dĩa đựng trái cây: Trái cây cúng dường chư Phật nên chọn trái cây tươi, số lượng phù hợp với kích thước đĩa và không gian thờ. Nếu không có điều kiện thì dùng hoa giả, trái cây giả cũng không vấn đề gì. Một lần nữa, Phật và Bồ tát giác ngộ rồi không còn chấp mấy cái nhỏ nhặt này đâu!

Vị trí đặt dĩa trái cây thường ở phía đối diện với bình hoa. Nếu nhà rộng rãi, bàn thờ Phật thoải mái bài trí thì đặt 2 bình hoa 2 bên và 2 dĩa đựng trái cây 2 bên cho đẹp.

Tượng Phật và Bồ tát: Nhiều Phật tử đắn đo không biết nên thờ tượng Phật nào trong nhà nhưng quý Phật tử thân mến có biết không, dù bạn theo tông phái nào thì trên bàn thờ Phật phải có ít nhất một tượng Phật Thích Ca Mâu Ni. Đây là vị Phật lịch sử, người sáng lập đạo Phật để bây giờ chúng ta mới biết đến mà tu tập theo.

Các gia đình Phật tử theo Tịnh độ chắc chắn phải thờ Tây Phương Tam Thánh đó là: Phật A Di Đà ở giữa, Bồ tát Quan Âm bên tay trái và Bồ tát Đại Thế Chí bên tay phải của Ngài.

Mẹ Quan Âm là biểu tượng của lòng từ bi. Vì vậy khi đã thờ Phật Quan Âm tại nhà thì quý Phật tử nên noi gương Ngài mà mở tấm lòng của mình hơn, yêu thương và bi mẫn đến các mảnh đời yếu kém hơn mình. Thờ Mẹ Quan Âm mà keo kiệt, bủn xỉn thì Mẹ không thể độ được.

Ngài Đại Thế Chí là biểu tượng của trí tuệ. Vì vậy quý vị cư sĩ tại gia phải cố gắng tu hành tinh tấn, đọc kinh, nghe pháp để mở mang trí tuệ. Biết cái nào nên và không nên làm. Hành thiền để rèn luyện và phát triển tâm.

Ngoài ra, bạn cũng có thể thỉnh Tam Thế Phật về thờ đó là: Phật A Di Đà tượng trưng cho quá khứ, Phật Thích Ca tượng trưng cho hiện tại và Phật Di Lặc tượng trưng cho tương lai.

Cư sĩ tại gia cũng nên nhớ vệ sinh bàn thờ Phật thường xuyên để bàn thờ lúc nào cũng sạch sẽ và trang nghiêm. Nhang và tro lư hương nên dọn dẹp mỗi ngày để tránh tình trạng cháy nhà, hoặc bụi tro bay khắp nhà có thể dẫn đến bệnh.

Cách thỉnh Phật về thờ tại gia

Quý Phật tử tại gia nên thỉnh Phật và chư vị Bồ tát về thờ vào các ngày vía, ngày rằm hoặc mùng 1 âm lịch. Hình tượng Phật, Bồ tát nên chọn kích thước phù hợp với bàn thờ, đừng to quá cũng đừng nhỏ quá. Khuôn mặt hiền hòa, trang nghiêm hoặc vui vẻ toát lên sự tinh khiết và từ bi.

Một điều cần lưu ý là nhớ thỉnh tượng Phật về sau cùng khi các vật dụng bài trí đã được xếp sắp cân đối, thẩm mỹ và hài hòa. Điều này sẽ giúp quý Phật tử dễ dàng hơn trong việc chọn tượng Phật và Bồ tát phù hợp với không gian thờ, đảm bảo tính tôn nghiêm khi thỉnh các vị Phật về an vị.

Nhiều người nói rằng khi thỉnh tượng Phật, Bồ tát về nhà thì phải làm lễ “khai quang”. Tuy nhiên theo nhiều vị Thầy cho biết thì nghi thức này là không cần thiết.

Bởi vì tượng Phật hay Bồ tát chỉ là phương tiện để tu hành. Điều quan trọng là tâm – suy nghĩ, lời nói và hành động có đúng với lời Phật dạy hay không. Nếu đúng thì gia chủ và người thân trong gia đình sẽ được Phật và Bồ tát gia hộ, gặp nhiều may mắn, bình an và hạnh phúc trong cuộc sống.

Còn thờ Phật, tu Phật mà không làm theo lời Phật, tham-sân-si một đống, đụng vào quyền lợi thì “dựng lông lên” thì đừng hỏi tại sao Phật độ người khác mà không độ mình!

Sau khi thỉnh Phật và trang trí bàn thờ đâu đó thật đẹp rồi thì đốt 3 cây nhang và nguyện một lòng noi gương Phật và Bồ tát. Làm lành lánh dữ, giữ gìn thân-khẩu-ý, sống chan hòa với người thân và hàng xóm xung quanh. Lan tỏa năng lượng bình an, vui vẻ và yêu thương đến toàn bộ không gian nhà. Thờ Phật mà mặt lúc não cũng nhăn nhó, bực bội, tham-sân-si nhiều quá thì Phật rất khó độ.

Nên nhớ hạn chế mưu cầu danh lợi, tiền bạc hoặc thậm chí là bệnh tật tai qua nạn khỏi. Phật đã nói là Ngài không thể can thiệp nhân quả. Ngài chỉ hướng dẫn phương pháp giúp Phật tử hạn chế tạo nhân xấu, khuyến khích tạo nhân tốt và nhận ra bản chất vô thường, vô ngã của các sự vật hiện tượng để mà từ đó thoát khỏi chấp trước và đau khổ.

Khi có bàn thờ Phật trong nhà rồi thì tinh tấn tu hành, hành thiền, niệm Phật, trì chú để rèn luyện tâm và tham gia các hoạt động tích cực thì cuộc sống sẽ vui vẻ, sống động và hạnh phúc hơn.

Cách bài trí bàn thờ gia tiên khi đã có bàn thờ Phật

Theo truyền thống dân gian từ xa xưa, thờ phụng ông bà tổ tiên là việc nên làm để kết nối các thế hệ, giữ gìn truyền thống cũng như giáo dục con cháu biết lễ nghi, tôn kính với các bậc tiền bối và ông bà cha mẹ. Đạo lý uống nước nhớ nguồn này đã đi sâu vào truyền thống gia đình của người Việt Nam ta.

Bàn thờ gia tiên, cửu huyền thất tổ nên đặt chung trong phòng thờ Phật để thuận tiện cho việc trang trí cũng như cúng bái các ngày giỗ. Quý Phật tử có thể đặt bàn thờ gia tiên ngay chính giữa nhà hướng ra cửa chính. Nhưng phải đặt thấp hơn bàn thờ Phật hoặc đặt phía sau nếu bàn thờ Phật đã bài trí trên tủ gỗ.

Ngoài ra, nếu điều kiện không cho phép thì các bạn có thể đặt bàn thờ gia tiên nằm bên trái hoặc bên phải đối diện hướng đi chính của ngôi nhà. Ngoài ra, nếu bạn tin sâu phong thủy thì có thể lên mạng tìm hiểu thêm để chọn ra hướng đặt bàn thờ gia tiên tốt nhất.

Hoa Sen Phật – Ảnh: chúng tôi

Lập Bàn Thờ Thần Tài Cần Những Gì ?【Cần Thiết】

Lập bàn thờ Thần Tài cần những gì ?

27 tháng 5, 2017

Bài viết này sẽ giửi đáp cho các bạn các vấn đề sau:

Lập bàn thờ Thần Tài cần những gì? Gồm những thủ tục gì ? Cách bỏ bàn thờ thay bàn thờ thần tài mới như thế nào? Xem ngày và cách thỉnh ngài. Ông thần tài và ông cóc đặt bên trái hay phải bàn thờ?

Nếu đặt bàn thờ theo đúng phong thủy sẽ giúp cho gia chủ đó có được nhiều thuận lợi cũng như bình an, nhưng nếu không hợp phong thủy thì sẽ ảnh hưởng tới rất nhiều mặt, do vậy việc thay đổi vị trí bàn thờ sao cho phù hợp là điều vô cùng cần thiết.

Bàn thờ Thần Tài ông Địa như ngôi nhà chúng ta ở vậy nên khi bàn thờ hỏng, cũ, mục hoặc mốt mọt thì nên thay để việc cầu tài lộc cho bạn thuận lợi hơn.

Nếu tài lộc của bạn không tốt thì nên thay ông Thần Tài, còn khi sức khỏe của bạn và gia đình không tốt thì nên thay ông Địa và khi thay phải gói lại để ở các miếu hoặc ở ngã 3 đường.

Hoặc khi bạn chuyển nơi ở khác thì cũng có thể thay bàn thờ Thần Tài ông Địa

Muốn giải bàn thờ Thần Tài, trước hết bạn cần chọn ngày tiến hành là vào ngày mùng 1 hoặc ngày rằm hàng tháng. Khi tiến hành, gia chủ vái 3 lạy trước ban thờ Thần Tài, khấn các ngài xin cho phép giải bát hương.

Ngoài ra, gia chủ cũng nên lễ đầy đủ ở cả ban thờ các quan thần linh và gia tiên, kính mời cả các quan Thần Tài lên thụ hưởng lễ vật, mời các ngài đi đến nơi khác để nhận nhiệm vụ mới. Sau đó, gia chủ giải đồ thờ ra sông hồ cho mát mẻ. Để đảm bảo vệ sinh, những món đồ bằng gỗ nên được hóa thành tro rồi mới rải xuống sông hồ.

Khi mua tượng Thần Tài ngoài cửa hàng về, bạn nên gói bọc trong giấy đỏ, hoặc trong hộp sạch sẽ. Sau đó, mang thẳng tới chùa gần đó nhờ các Sư trong chùa “Chú nguyện nhập Thần” và nhờ các Sư chọn cho ngày tốt đem về nhà để an vị Thần Tài kể cả ông Địa cũng vậy.

Khi thỉnh Thần Tài, Thổ Địa cũng có Thần Tài, Thổ Địa hợp với gia chủ, cũng có Thần Tài, Thổ Địa không hợp với gia chủ, chọn tượng mặt tươi cười, mặt sáng sủa, tượng không bị nứt, vỡ, nhìn tượng toát lên vẻ phú quý. Việc cầu xin tài lộc được nhiều hay ít còn phụ thuộc vào lòng thành của gia chủ, phước đức và số vận của gia chủ. Thần Tài, Thổ Địa không thể cho hay biếu người khác, phải tự gia chủ thỉnh về.

Theo hướng từ bàn thờ nhìn ra thì bên phải là ông Thần Tài, bên trái là Thổ Địa (thường bàn thờ Thần Tài thờ chung với ông Thổ Địa).

Cách bày bàn thờ Thần Tài như sau: Ở giữa hai ông là một hũ gạo, một hũ muối và một hũ nước đầy. Ba hũ này chỉ đến cuối năm mới thay. Giữa bàn thờ đặt một bát nhang và cần tránh động bát nhang khi lau chùi bàn thờ.

Thờ Thần Tài, Ông Địa mỗi gia đình nên có thêm Ông Cóc để bên trái (từ ngoài nhìn vào). Sáng quay Cóc ra, tối quay Cóc vào.

Thờ thần tài khá đơn giản không cần nhiều đồ đạc, hàng ngày vào buổi sáng thắp 1 nén hương thôi cũng đủ, bóng đèn được thắp sáng 24/24 nếu cháy cần thay ngay. Trên bàn thờ ngoài thần tài còn ông thần y giúp bảo vệ sức khỏe và ông cóc để phun lộc cho gia chủ. Đồ bày trên bàn thờ có thêm lọ hoa, đĩa hoa quả, bát hương và 3 hũ gạo, muối và rượu.

Cách vệ sinh bàn thần tài nên lau chùi vào đầu tháng, lau sạch mặt ban thờ mà không nên nhấc bê di dời vị trí bàn thờ, các ông thần tài, thổ địa và ông cóc, lọ hoa, đĩa hoa quả đặc biệt với bát hương chỉ nên lau bên ngoài, không nên thay chân hương tùy tiện.

Chuẩn bị các đồ lễ sau để chuẩn bị rước Thần Tài ông Địa.

– 1 bình bông thọ, 5 thứ trái cây ( có trái dừa ), 5 cây nhang, 5 chun rượu đế, 2 đèn cầy, 2 điếu thuốc, gạo , muối hột, vàng bạc đại 2 miếng.

– một bộ tam sên gồm: 1 miếng thịt ba rọi, 1 hột vịt , 1 con tôm ( hay cua ), tất cả đều luộc. Lễ cúng chay từ tháng 7 âm lịch đến cuối năm, tháng 12 âm lịch.

– 1 bình bông thọ, 5 thứ trái cây ( có trái dừa ), 5 cây nhang, 5 chun nước , 2 đèn cầy , 2 điếu thuốc, gạo, muối hột , vàng bạc đại 2 miếng.

– Bánh chay như là bánh ít, bánh tét, bánh ngọt …v…v ..

Bàn thờ Thần Tài không được đặt trên cao mà phải đặt ngay trên nền nhà.

Lưu ý: Bàn thờ Thần Tài – ông Địa tuy để dưới đất nhưng các vị này rất ưa chuộng sự sạch sẽ, sáng sủa. Vì vậy, trong quá trình thờ cúng, ta nên giữ cho các vị này luôn sạch sẽ bằng cách tắm rửa thường xuyên bằng nước sạch. Khi trời mưa to, các bạn bê Thần Tài, Ông Địa, Ông Cóc cho vào một cái thau sạch và để tắm mưa ngoài trời độ 15phút. Sau đó mang Thần Tài vào lau khô, xịt nước thơm và thắp hương.

Vị trí đặt bàn thờ Thần Tài là vị trí quan sát được hết sự vào ra của khách. Vì vậy, có 2 hướng nên chú ý để chọn khi đặt bàn thờ, một là theo hướng tốt của chủ nhà, hai là theo hướng đón Khí (Lộc) bên ngoài khi vào nhà . Vì vậy khi đặt bàn thơ Thần Tài nên chọn lấy các cung Thiên Lộc, Quý Nhân để có thể thu nhận được nhiều tài lộc cho cửa hàng kinh doanh.

Bạn nên đặt bàn thờ nằm trong 2 cung sau:

Thiên Lộc là phương Lâm quan của Tuế Can. Nhà có cửa chính nằm trong cung Thiên Lộc rất tốt, may mắn. Bàn thờ Thần Tài nếu chọn cung Thiên Lộc sẽ mang lại những may mắn về tiền bạc, gia sản thăng tiến, nhà cửa vượng. Không những thế, đặt bàn thờ Thần Tài nằm trong cung này sẽ khiến cho gia chủ, cơ địa tốt tươi, thông minh, tuấn tú lại khéo léo, tài năng kinh doanh giỏi, làm ăn tiến phát. Vì vậy, hướng Thiên Lộc là được coi là hướng tốt nhất để đặt bàn thờ Thần Tài.

Tuy nhiên, trước khi chọn hướng an vị bàn thờ Thần Tài bạn cũng nên quan tâm tránh các hướng có sự ảnh hưởng của hướng có sao Không Vong, Tử, Tuyệt. Nếu gặp Không Vong, Tử, Tuyệt thì Khí tán, tài không tụ, có lộc cũng như không. Nhiều người cho rằng hướng Thiên lộc phạm các sao Không Vong, Tử, Tuyệt gọi là hướng Tuyệt Lộc, dù tài sản có như nước, rồi cũng tiêu tan hết.

Quý Nhân Thiên Ất là vị Thần đứng đầu cát Thần, hết sức tĩnh mà có thể chế ngự được mọi chỗ động, chí tôn mà có thể trấn được phù trợ. Đặt bàn thờ Thần Tài vào cung Quý Nhân gia đạo sẽ được bình an, hỷ khí đầy nhà, làm ăn buôn bán may mắn, có nhiều khách hàng thân thiết và nhiều người giúp đỡ, gặp dữ hóa lành.

Tuy nhiên nếu gặp Không Vong, Tử, Tuyệt thì nguồn Phúc giảm đi nhiều, hoặc nếu có mắc nạn cũng khó tránh, bởi nguồn cứu giải kém hiệu lực, người và gia súc bị tổn thất, kiện cáo, thị phi. Cung Thiên Lộc tại hướng Đông-Nam, cung Quý Nhân tại hướng Tây-Bắc. Tuy nhiên, phải sử dụng la bàn để xác định rõ 2 cung này, tùy theo tuổi của gia chủ. Sau khi đặt bàn thờ Thần Tài ở các vị trí trên, nên có sự chuẩn bị cẩn thận, trước mặt bàn thờ phải quang đãng, sạch sẽ.

Là nằm ở tại ông Thần Tài, so sánh thần tài nhà mình với ảnh để nhận biết rõ.

– Không có nhãn chữ nho dán sau lưng và không có cốt chữ nho bên trong bụng hai ông Ông Thần Tài, Ông Thổ Địa dẫn đến không linh thiêng, thờ cũng như không, hao tài tốn cuarm hao hụt tài lộc nghiêm trọng.

– Không có 2 gói Thất bảo bên trong bụng 2 ông Thần Tài, Thổ Địa dẫn đến thiếu tài lộc.

Ảnh – Cốt chữ nho cho vào bụng ông thần tài

Cuối cùng là nếu bài vị gương nên có thêm Sắc lệnh của Phật Tổ bằng chữ NHO dán ở giữa bài vị gương ra lệnh cho 12 vị Đồng tử tướng quân đi khắp 10 phương tiếp tài lộc về cho gia chủ.

Phải khắc phục ngay nếu bị giống thế này ?

Không còn cách nào nhanh và kinh tế bằng cách này:

Bạn đang xem bài viết Lập Bàn Thờ Phật Tại Nhà Cần Những Gì trên website Iseeacademy.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!