Cập nhật thông tin chi tiết về Lễ Bách Nhật 100 Ngày – Việt Lạc Số mới nhất trên website Iseeacademy.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Lễ bách nhật 100 ngày
Buổi chiều.
Cúng Tiếp linh.
♦ Lễ: 2 lễ xôi – chè, 2 đĩa hoa, 2 đĩa quả, 2 đĩa oản bột, 1 lễ mặn (0,3 kg thịt luộc) 2 lễ trầu – rượu – trà – thuốc
Cúng Phật.
♦ Lễ: 2 lê xôi – chè,l đĩa hoa, 1 đĩa quả, 2 đĩa oản bột, 2 đĩa oản gạo (1 lễ xôi thịt trầu – rượu – trà – thuốc).
Tụng Kinh (Di đà)
♦ Lễ: Tiền gạo, nến, 2 lễ xôi – chè, 1 đĩa oản gạo.
Cúng Gia Tiên (Ban thờ gia tiên)
♦ Lễ: 2 lễ xôi – chè, 2 mâm cơm cúng, 2 cơi trầu têm, 2 khay nước trà cúng, 2 chai rượu.
Hóa Y (Đốt mã)
♦ Lễ: 1 lễ xôi – chè, 5 phẩm oản gạo, (1 lễ xôi thịt trầu- rượu – Trà -thuốc) 1 nải chuối, 1 đĩa quả, 1 đĩa hoa, nếu có mua sắp mã bộ biếu các Cụ Tổ tiên cũng được.
Thí thực (Cúng chúng sinh)
♦ Lễ: 1 lễ xôi – chè, 1 đĩa oản bột, 1 nải chuối, 1 đĩa quả, 1 đĩa hoa, (1 lễ xôi thịt – trầu – rượu – trà – thuốc), cháo – nẻ các loại quả cúng chúng sinh, giấy tiền, Quần áo…
Ghi chú: Cốt bát Hương gói gồm có ( 1 chiếc Gương tròn 10 cm, 1 phân Vàng, 1 phân Bạc, 1 hạt ngọc Trai, 1 hạt Mã Não, 1 miếng San Hô, 1 hạt Hổ Phách, ( mua ở hiệu Vàng Bạc) 1 chiếc Bút lông viết Kính mà không xóa được (Lấy cát đen mịn rửa sạch phơi khô đun nước ngũ vị tẩm vào lại phơi khô tiếp, đốt Trấu ủ cho thành tàn Trắng dần mịn trộn lẫn vào với Cát để đóng vào bao bốc bát hương). Lưu ý làm thừa ra còn hơn là thiếu. Bát hương mua bằng sứ Bát Tràng có cả đế gỗ sơn màu cánh dán, 1 chiếc Công đồng 20 cm, 4 bát 17 cm, 2 bát 15 cm.
Sắp lễ
♦ 2 cỗ mũ, hia, ngựa, cờ, kiếm (màu đỏ) 1 bộ (màu vàng)
Lễ chung.
♦ 5 nải chuối, 5 đĩa hoa, 5 đôi nến cốc, 1 hộp hương vòng, táo, lê, cam, xoài các loại: mỗi thứ 3 đĩa; Hoa: huệ, cúc, hồng; Giấy Tiền các loại (tiền đinh, tiền vàng, các loại to) mỗi thứ 10 dây, bánh, kẹo, thuốc lá, bia, bò húc, coca cola, bí đao, nước Lavie, 5 nắm Hương.
Cách Cúng Rằm Tháng 7 – Việt Lạc Số
Cúng rằm tháng bảy hay còn gọi cúng Tết Trung Nguyên, cúng Vu Lan báo hiếu tại nhà thường có 4 lễ: cúng Phật, cúng thần linh, cúng gia tiên, và cúng thí thực cô hồn.
Cúng Phật
Trước tiên, đó là ngày lễ Vu Lan, xuất phát từ tích kể đức Mục Kiền Liên xả thân cứu mẹ. Ta sắp một mâm cơm chay hoặc đơn giản hơn là mâm ngũ quả để cúng Phật rồi thụ lộc tại nhà.
Khi cúng, tốt nhất là đọc một khoá kinh – Kinh Vu Lan – để hiểu rõ về ngày này, hồi hướng công đức cho những người thân trong quá khứ được siêu sinh. Kinh Vu Lan khá dài, nhưng không đến mức quá dài, lại thuộc thể thơ song thất lục bát nên đọc cũng nhanh thôi.
Cúng thần linh và gia tiên
Ngày Rằm tháng Bảy, theo tín ngưỡng dân gian, còn là ngày mở cửa ngục, các vong nhân được xá tội nên có lễ cúng Cô Hồn (vào buổi chiều) cho các vong linh không nhà cửa, không nơi nương tựa.
Một số người Việt Nam tin rằng Lễ Xá tội vong nhân bắt nguồn từ công việc đồng áng của người nông dân trước kia. Hằng năm, cứ đến tháng 6-7 âm lịch là vào vụ thu hoạch mùa màng. Để công việc được may mắn, không gặp trắc trở, người dân thường cầu xin thần linh, thổ địa… bắt giam những yêu ma, oan hồn lại cho khỏi quấy nhiễu.
Đến đúng ngày 15/7, mọi việc phải được hoàn tất, đó cũng là lúc “ông thần tha ma, chủ nhà tha thợ cấy”, “mở cửa ngục xá tội vong nhân”. Và cũng vào ngày này, người ta thường làm một lễ cúng tạ ơn các thần linh, và một mâm tưởng nhớ ông bà tổ tiên để cầu nguyện cho các vong hồn siêu thoát và cầu bình an cho gia đình. Vì vậy nên đa phần các gia đình thường cúng cơm mặn, nhưng cúng chay tốt hơn.
Văn khấn cúng thần linh tại gia rằm tháng 7
Nam mô A Di Đà Phật
Kính lạy: Ngài Kim niên Đương cai Thái tuế Chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân vàChư vị thần linh cai quản xứ này.
Hôm nay là ngày rằm tháng 7 năm Kỷ Sửu (2009)
Tín chủ chúng con tên là: … ngụ tại nhà số …., đường …., phường (xã) …., quận (huyện) …, tỉnh (thành phố) …. Thành tâm sắm sửa hương hoa, lễ vật và các thứ cúng dâng, bày lên trước án.
Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim niên Đương cai Thái tuế Chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân và tất cả các vị thần linh cai quản trong khu vực này. Cúi xin các ngài giáng lâm án tọa, soi xét chứng giám.
Nay gặp tiết Vu Lan, ngày vong nhân được xá tội, chúng con đội ơn Tam bảo, Phật trời phù hộ, thần linh các đấng chở che, công đức lớn lao nay không biết lấy gì đền đáp.
Do vậy, chúng con kính dâng lễ bạc, bày tỏ lòng thành, nguyện xin nạp thọ, phù hộ độ trì cho chúng con và cả gia đình chúng con, người người khỏe mạnh, già trẻ bình an hương về chính đạo, lộc tài vương tiến, gia đạo hưng long.
Giải tấm lòng thành cúi xin chứng giám
Văn tế khấn Tổ tiên ngày rằm tháng 7
Nam mô A Di Đà Phật
Kính lạy Tổ tiên nội ngoại họ … và chư vị hương linh.
Hôm nay là rằm tháng bảy năm Kỷ Sửu
Gặp tiết Vu Lan vào dịp Trung nguyên, nhớ đến Tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã sinh thành ra chúng con, gây dựng cơ nghiệp, xây đắp nền nhân, khiến nay chúng con được hưởng âm đức. Vi vậy cho nên nghĩ, đức cù lao không báo, cảm công trời biển khó đền. Chúng con sửa sang lễ vật, hương hoa kim ngân và các thứ lễ bày dâng trước án linh tọa.
Chúng con thành tâm kính mời: Các cụ Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, Bá thúc đệ huynh, cô dì tỷ muội và tất cả hương hồn trong nội tộc, ngoại tộc của họ … (Nguyễn, Lê, Trần …)
Cúi xin thương xót con cháu, linh thiêng giáng lâm linh sàng chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho con cháu khỏe mạnh, bình an, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long, hướng về chính đạo.
Tín chủ lại mời: các vị vong linh y thảo phụ mộc, phảng phất ở đất này, nhân lễ Vu Lan giáng lâm linh tọa, chiêm ngưỡng tôn thần, hâm hưởng lễ vật, độ cho tín chủ muôn sự bình an, sở cầu như ý.
Giải tấm lòng thành cúi xin chứng giám.
Cúng thí thực cô hồn (hay còn gọi cúng chúng sinh – theo Phật giáo mi miền Bắc)
Mâm cúng cô hồn thường có: Quần áo chúng sinh gỡ ra từng món, rải xuống dưới mâm, một ít vàng tiền cũng làm như vậy, vài chén cháo trắng loãng, 1 đĩa muối, 1 đĩa gạo, 1 ít bỏng gạo và kẹo bánh các loại, ngô/khoai/sắn luộc rồi cắt thành khúc nhỏ v.v…
Ta có thể khấn nôm na, đơn giản, hoặc tụng nghi thức cúng thí thực cô hồn (cúng chúng sinh) trong Kinh Nhật tụng có sẵn tại các chùa..
Cách Cúng Tam Tai Giải Hạn – Việt Lạc Số
Theo phong tục và chiêm nghiệm của các nhà Chiêm Tinh xưa. Ngoài việc cúng Sao giải Hạn hằng năm, những tuổi gặp năm Tam Tai cũng nên cúng giải hạn, cụ thể như năm Nhâm Thìn (2012) thì có 3 tuổi như sau bị hạn Tam tai: Tuổi Thân, tuổi Tý, tuổi Thìn.
Khi vào vận tam tai thì hay khốn đốn, trắc trở, vất vả. Đặc biệt là khi cả vợ chồng cùng nằm trong tam hợp tuổi nói trên vì đôi bên đều phải mệt mỏi cùng lúc.
Mức độ cộng hưởng sẽ làm ảnh hưởng nặng đến gia đình. Đó cũng là thiệt thòi của các tuổi hợp. Nếu vợ chồng không cùng tam hợp thì hạn rải rác sẽ đỡ áp lực hơn.
Một số việc xấu thường xảy đến cho người bị Tam tai:
Tính tình nóng nảy bất thường.
Có tang trong thân tộc.
Dễ bị tai nạn xe cộ.
Bị thương tích.
Bị kiện thưa hay dính đến pháp luật.
Thất thoát tiền bạc.
Mang tiếng thị phi.
Tránh cưới gả, hùn vốn, mua nhà và kỵ đi sông đi biển.
Ba tuổi Thân, Tí, Thìn phạm Tam Tai vào ba năm Dần (đầu Tam Tai), Mão (giữa Tam Tai), Thìn (cuối Tam Tai). Ảnh hưởng xấu như sau:
Vào năm Dần (2010) thì gặp Thiên Linh Tinh Quân, hao vật tổn người, lây nhiễm bệnh nặng, bị người lường gạt.
Vào năm Mão (2011) phùng Thiên Hình Tinh Quân, bị pháp luật hình phạt hoặc tai nạn đâm chém, bị mỗ xẻ.
Vào năm Thìn (2012) ngộ Thiên Kiếp Tinh Quân, bị trộm cướp mất tài sản, tiền bạc, hoặc bị người áp chế, cưỡng bách làm việc phi nghĩa, thất đức.
CÁCH CÚNG GIẢI HẠN NĂM TAM TAI:
Ngoài cúng Sao giải Hạn hàng năm, những tuổi gặp năm Tam Tai cũng nên cúng giải hạn như sau:
Cúng Thần Tam Tai: Cổ nhân thường căn cứ Tam Tai rơi vào năm nào, ứng với năm đó có một ông Thần, và vào ngày nhất định hàng tháng, hướng nhất định tiến hành lễ dâng hương để giải trừ Tam Tai.
Xem bảng Tam tai của 3 tuổi: Thân, Tý, Thìn sau đây:
Năm Dần (2010): Ông Thiên Linh, cúng ngày 15, lạy về hướng Đông Bắc.
Năm Mão (2011): Ông Thiên Hình, cúng ngày 14, lạy hướng Đông
Năm Thìn (2012): Ông Thiên Kiếp, cúng ngày 13, lạy hướng Đông Nam.
Lễ cúng tại ngã ba, ngã tư đường, nhưng thời nay việc cúng tại ngã ba, ngã tư đường là việc khó coi, vì vậy đa số người ta cúng tại sân, chủ yếu là do tâm thành.
Cúng vào ngày 13 âm lịch hàng tháng (hoặc ít nhất là tháng giêng và tháng bảy âm lịch).
LỄ VẬT CÚNG GỒM CÓ:
– Photo tấm bài vị theo mẫu của năm Nhâm Thìn (Photo trên bìa giấy đỏ, chữ màu đen).
– Bài vị này dán trên một chiếc que, cắm vào ly gạo, mặt có chữ của Bài vị đối diện với người đứng cúng, đặt ở giửa bàn phía trong cùng bàn lễ.
– Bốn góc: Cung – Thỉnh – Hạ giáng – Chứng Minh Ở giữa: Mông Long Đại Tướng Thiên Kiếp Tam tai Thổ Ách Thần Quan.
Gở ít tóc rối hoặc cắt chút tóc, cắt chút móng tay, móng chân của người mắc Tam Tai, gói lại với ít bạc lẻ, để trên 1 đĩa riêng trên bàn lễ.
1 bộ tam sanh (tam sênh) gồm có: Miếng thịt luộc, con tôm luộc (hoặc tôm khô), trứng vịt luộc. Cúng lối chiều tối (18—19 giờ) cúng tại trước sân (hay ngã ba đường thì tốt hơn)
3 cây nhang -3 ly rượu nhỏ -3 đèn cầy nhỏ -3 điếu thuốc -3 miếng trầu cau -3 xấp giấy tiền vàng bạc -1 dĩa trái cây
1 bình bông -1 dĩa gạo muối, hai bộ đồ thế (nam hoặc nữ).
SẮP XẾP BÀN CÚNG:
Bình bông để bên phải (ngoài nhìn vô), trái cây bên trái. Tiếp theo ở giữa, phía trước là lư hương, trong kế theo là 3 đèn, tiếp trong là 3 ly rượu, hàng kế là 3 ly trà, trong nữa là bài vị (cắm vào ly gạo, bề mặt có chữ quay về phía người cúng).
Người cúng sắp đặt bàn sao cho mặt mình nhìn về hướng Đông nam , tức bài vị ở phía Đông nam , người cúng ở phía Tây bắc). Kế là một mâm sắp bộ tam sênh ở giữa, trầu cau, gạo muối, thuốc hút, giấy tiền vàng bạc để xung quanh .
Cúng vị Thần nầy cho đến khi tàn nhang và đèn, xong rồi người cúng không được nói chuyện với bất cứ ai, đem gói tóc móng tay ra ngã ba đường mà bỏ, nhớ đừng ngoái lại xem, ít bạc lẻ nhớ để vào gói tóc, bỏ luôn Tóc và móng tay ( Phải là của người bị tam tai mới được ), khi vái cúng cho mình hoặc cho con cháu cũng phải nói rõ Họ tên của người mắc tam tai .
KHẤN VÁI:
Người cúng đứng đối diện với bài vị (tức là nhìn về hướng Đông-nam )
Thắp nhang, đốt đèn, châm trà rượu, cầm nhang xá ba xá, quì xuống, đưa nhang lên trán, khấn :
“Nam-mô Mông Long Đại Tướng THIÊN KIẾP Tam Tai THỔ Ách Thần Quan , hạ giáng chứng minh. Hôm nay là ngày 13 tháng …. năm Nhâm Thìn, con tên là ………………. tuổi:………….., hiện cư ngụ tại ………………………………………………………………………………………………………………………………. Nay con thành tâm thiết bày phẩm vật, cầu xin “MÔNG LONG ĐẠI TƯỚNG THIÊN KIẾP TAM TAI THỔ ÁCH THẦN QUAN” phù hộ độ trì cho con và toàn thể gia đình được bình an mạnh khỏe, tai qua nạn khỏi, phiền não đoạn diệt, nghiệp chướng tiêu trừ, thường hoạch kiết tường, vĩnh ly khổ ách. Thứ nguyện:- Âm siêu dương thới, hải yến hà thanh, pháp giới chúng sanh, tề thành Phật Đạo. Phục duy cẩn cáo!”
– Xá ba xá, cắm nhang vào lư hương, lạy 12 lạy (cầu cho 12 tháng bình yên). – Châm trà, rượu đủ ba lần. Đốt thuốc cúng. Thời gian chờ nhang tàn, giữ yên lặng, vái nguyện thêm âm thầm trong tâm…
Chờ đến tàn hết nhang đèn, âm thầm lặng thinh , không nói chuyện với bất cứ ai, Xong, đem gói nhỏ ( tóc ,móng tay ,móng chân ) đốt chung với 3 xấp giấy tiền vàng bạc, vừa đốt vừa van vái cho tiêu trừ hết tai nạn. Tiền lẻ và gạo muối vãi ra đường. Chỉ mang bàn và đồ dùng (ly tách mâm …về) .Về đến nhà phải thay quần áo mới. Đồ cúng ai ăn cũng được (hoặc bỏ lại ngoài đường, không mang vào nhà) ,tuổi mình cúng không nên ăn.
– Ngoài việc cúng giải hạn Tam tai như trên, nếu ai thường xuyên làm việc thiện, hoặc thường xuyên phóng sanh cá, ốc… còn sống xuống sông, ao, bàu… thì việc hóa giải Tam tai càng hiệu quả nhanh và lại được hưởng âm phước vô lượng…
Bài Văn Khấn Lễ Tạ 100 Ngày Bốc Bát Hương Cập Nhật Mới Nhất
Việt Nam ta từ xưa đến nay luôn duy trì và phát huy phong tục thờ cúng ông bà tổ tiên, đặc biệt là thờ cúng và luôn ghi nhớ công ơn của những người đã khuất. Đây là một nét đẹp trong văn hóa truyền thống mà chúng ta phải gìn giữ bấy lâu nay. Những nghi thức quan trọng này ngoài việc thể hiện lòng thành kính đối với người đã khuất mà còn nhằm mục đích giáo dục con cháu nhớ về côi nguồn ông cha ta. Lễ tạ bát hương 100 ngày cũng nằm trong số đó. Gốm Sứ Bát Tràng News hôm nay sẽ giới thiệu đến anh chị bài văn khấn lễ tạ 100 ngày bốc bát hương, mời bạn đọc cùng theo dõi.
Tìm hiểu một số nghĩa của việc cúng 100 ngày bốc bát hương cho người mất
Với người đã mất thì trong năm đầu tiên ở các gia đình Việt Nam sẽ có tổng cộng 6 bước cúng lễ quan trọng như sau:
– Lễ phát dẫn
– Ngày đưa tang
– Lễ mở cửa mả
– Lễ 100 ngày giỗ đầu
Lễ cúng 100 bốc bát hương được thực hiện cuối cùng, tổng kết lại với mục đích cầu mong phúc đức cho người đã khuất. Những người đã khuất nhờ vào lễ khấn tạ 100 ngày này sẽ được siêu thoát.
Bài cúng 100 ngày bát hương như thế nào mới đúng?
Nói về các bài cúng cho người đã khuất thì bài cúng 100 ngày bốc bát hương là một trong những bài quan trọng. Bài văn khấn chi tiết để tiễn đưa vong hồn của người đã khuất bóng đến nơi an yên nghỉ cuối cùng. Đọc bài cúng thành tâm để giúp những người đã khuất này yên tâm và thoải mái để ra đi mà không còn vướng bận với những người ở lại, với trần gian.
Bài cúng 100 ngày bốc bát hương cũng có điểm đặc biệt so với các bài cúng khác, đó là đã cúng 100 ngày thì không nên khóc lóc, bi ai vì như thế linh hồn của người mất sẽ còn nhiều vương vấn và không ra đi thanh thản được.
Cúng 100 ngày bát hương còn được dân gian gọi bằng một tên gọi khác là cúng Tốt Khốc. Nói tóm lại, cúng 100 ngày bát hương chính là một trong những nét văn hóa mang tính truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Văn khấn bài cúng lễ tạ 100 ngày bốc bát hương
Sau đây Gốm Sứ Bát Tràng News gợi ý bạn bài văn khấn bài cúng lễ tạ 100 ngày bốc bát hương đầy đủ và chi tiết nhất. Bạn lưu ý là khi cúng phải đọc thành tiếng để thể hiện lòng thành của mình nhé:
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương. Hôm nay là ngày….tháng….năm….., âm lịch tức ngày…..tháng….năm……….dương lịch. Con trai trưởng (hoặc cháu đích tôn) là………vâng theo lệnh của mẫu thân (nếu là mẹ hoặc phụ mẫu nếu là cha), các chú bác, cùng anh rể, chị gái, các em trai gái dâu rể, con cháu nội ngoại kính lạy. Nay nhân ngày lễ Chung Thất (lễ Tốt Khốc) theo nghi lễ cổ truyền, có kính cẩn sắm các thứ lễ vật gồm:………………………….. Kính dâng lễ mọn biểu lộ lòng thành. Trước linh vị của Hiển:………………… chân linh Xin kính cẩn trình thưa rằng: Núi Hỗ sao mờ, nhà Thung bóng xế. (Nếu là cha)/ Núi Dĩ sao mờ, nhà Huyên bóng xế. (nếu là mẹ Tình nghĩa cha sinh mẹ dưỡng, biết là bao; Công ơn biển rộng, trời cao khôn xiết kể. Mấy lâu nay: Thở than trầm mộng mơ màng; Tưởng nhớ âm dương vắng vẻ. Sống thời lai lai láng láng, hớn hở chừng nào! Thác thời kể tháng kể ngày, buồn tênh mọi lẽ! Ngày qua tháng lại, tính đến nay Tốt Khốc tới tuần; Lễ bạc tâm thành gọi là có nén nhang kính tế. Xin mời: Hiển……………………………………………… Hiển………………………………………………………… Hiển……………………………………………………………… Cùng các bị Tiên linh, Tổ Bá, Tổ Thúc, Tổ Cô và các vong linh phụ thờ theo Tiên Kính cáo; Liệt vị Tôn thần: Táo Quân, Thổ Công, Thánh sư, Tiên sư, Ngũ tự Gia thần cùng chứng giám và phù hộ cho toàn gia được mọi sự yên lành tốt đẹp.
Nói tóm lại, bài văn khấn lễ tạ 100 ngày bốc bát hương cần được chú ý và ghi chép lại một cách cẩn thận vì đây là một nghi lễ quan trọng. Các gia đình Việt Nam ngày nay luôn coi trọng ngày lễ tạ 100 ngày này. Các gia đình luôn chuẩn bị đầy đủ tất cả mọi thứ cho ngày lễ tạ bát hương 100 ngày. Bài văn khấn lễ tạ 100 ngày bốc bát hương là vô cùng quan trọng. Đọc văn khấn đúng và đủ không những có ý nghĩa tiễn đưa vong linh mà nó lại còn giúp người chết được siêu thoát khỏi trần gian.
Bạn đang xem bài viết Lễ Bách Nhật 100 Ngày – Việt Lạc Số trên website Iseeacademy.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!