Cập nhật thông tin chi tiết về Lễ Cảm Tạ Nhà Nguyện Mới Tín Hữu H’mông Của Điểm Nhóm Nam Giang Tỉnh Phú Yên mới nhất trên website Iseeacademy.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
HTTLVN.ORG – Vào lúc 9g ngày 11/05/2018 tại Điểm Nhóm Tin Lành Nam Giang tỉnh Phú Yên, diễn ra Chương trình Lễ Cảm tạ Nhà Nguyện Mới của tín hữu H’Mông. Do chưa có đủ giấy tờ pháp lý nên các tín hữu H’Mông đã tổ chức với hình thức Lễ Cảm tạ Nhà mới.
Hiện diện buổi lễ gồm có Ban Đại diện Tin Lành tỉnh; các tôi con Chúa trong Hội Thánh và vùng phụ cận, tổng cộng có khoảng gần 300 người. Bên cạnh đó, cũng có đại diện chính quyền địa phương đến tham dự.
Mở đầu, Trưởng Điểm nhóm (ĐN) Vương Văn Tô có lời chào mừng và giới thiệu. MS Trần Văn Sơn cầu nguyện khai lễ dâng chương trình lên Đức Chúa Trời Ba Ngôi. Trưởng ĐN Vương Văn Tô cũng đã khai trình việc xây dựng: ngôi nhà nguyện mới có chiều dài 25m x chiều rộng 7m; tổng diện tích xây dựng 196m2; tọa lạc trên mảnh đất đã mua năm 2016 là 700m2; tổng chi phí xây dựng là 700 triệu đồng, hiện còn đang mắc nợ 150 triệu đồng.
Sau những bài Thánh ca tôn vinh cảm tạ Chúa của các ban hát tín hữu H’Mông để tỏ lòng biết ơn Chúa đã làm cho Điểm Nhóm Nam Giang; MS Lương Mạnh Hà, Trưởng Ban ĐD Tin Lành tỉnh đã nương trên Lời Chúa trong Thi Thiên 127 với câu Kinh Thánh ghi nhớ: “Nếu Đức Giê-hô-va không cất nhà, Thì những thợ xây cất làm uổng công”, giảng luận với đề tài “Cộng Đồng Dân Chúa Trong Hội Thánh”. MS kêu gọi cộng đồng dân Chúa H’Mông cần phải gắn bó, sốt sắng nhóm lại thờ phượng Chúa với Hội Thánh trong ngôi đền thờ mới Chúa cho. MSNC Trần Quốc Việt, UV BĐD cầu nguyện đáp ứng Lời Chúa.
Thay mặt tín hữu Điểm Nhóm, Trưởng ĐN Vương Văn Tô có lời cảm ơn đến Ban Đại diện TL tỉnh và các Hội Thánh đã có lời chúc mừng, tặng quà và nhờ con cái Chúa các nơi cầu nguyện cho Điểm Nhóm Nam Giang còn nhiều thiếu thốn. MS Lê Minh Kính, UV BĐD đã cầu nguyện tất lễ, buổi lễ kết thúc lúc 11g cùng ngày sau lời chúc phước của MSTS Đinh Thống.
TTV. MS Lê Đức Thỏa
Hình ảnh ghi nhận được:
Quang cảnh trong nhà nguyện
Quang cảnh ngoài nhà nguyện
Trưởng Điểm nhóm Vương Văn Tô có lời chào mừng
MS Lương Mạnh Hà giảng Lời Chúa
MSNC Trần Quốc Việt cầu nguyện đáp ứng Lời Chúa
Ban hát Phụ nữ tôn vinh Chúa
Ban hát Thanh Thiếu niên tôn vinh Chúa
Ban hát Quý Ông tôn vinh Chúa
Ban Đại diện TL tỉnh chúc mừng
MS Lê Minh Kính cầu nguyện tất lễ
MSTS Đinh Thống chúc phước
Lễ Cảm Tạ Nhà Nguyện Mới Tín Hữu H’Mông Của Điểm Nhóm Nam Giang Tỉnh Phú Yên
HTTLVN.ORG – Vào lúc 9g ngày 11/05/2018 tại Điểm Nhóm Tin Lành Nam Giang tỉnh Phú Yên, diễn ra Chương trình Lễ Cảm tạ Nhà Nguyện Mới của tín hữu H’Mông. Do chưa có đủ giấy tờ pháp lý nên các tín hữu H’Mông đã tổ chức với hình thức Lễ Cảm tạ Nhà mới.
Hiện diện buổi lễ gồm có Ban Đại diện Tin Lành tỉnh; các tôi con Chúa trong Hội Thánh và vùng phụ cận, tổng cộng có khoảng gần 300 người. Bên cạnh đó, cũng có đại diện chính quyền địa phương đến tham dự.
Mở đầu, Trưởng Điểm nhóm (ĐN) Vương Văn Tô có lời chào mừng và giới thiệu. MS Trần Văn Sơn cầu nguyện khai lễ dâng chương trình lên Đức Chúa Trời Ba Ngôi. Trưởng ĐN Vương Văn Tô cũng đã khai trình việc xây dựng: ngôi nhà nguyện mới có chiều dài 25m x chiều rộng 7m; tổng diện tích xây dựng 196m 2; tọa lạc trên mảnh đất đã mua năm 2016 là 700m 2; tổng chi phí xây dựng là 700 triệu đồng, hiện còn đang mắc nợ 150 triệu đồng.
Sau những bài Thánh ca tôn vinh cảm tạ Chúa của các ban hát tín hữu H’Mông để tỏ lòng biết ơn Chúa đã làm cho Điểm Nhóm Nam Giang; MS Lương Mạnh Hà, Trưởng Ban ĐD Tin Lành tỉnh đã nương trên Lời Chúa trong Thi Thiên 127 với câu Kinh Thánh ghi nhớ: ” Nếu Đức Giê-hô-va không cất nhà, Thì những thợ xây cất làm uổng công“, giảng luận với đề tài ” Cộng Đồng Dân Chúa Trong Hội Thánh “. MS kêu gọi cộng đồng dân Chúa H’Mông cần phải gắn bó, sốt sắng nhóm lại thờ phượng Chúa với Hội Thánh trong ngôi đền thờ mới Chúa cho. MSNC Trần Quốc Việt, UV BĐD cầu nguyện đáp ứng Lời Chúa.
Thay mặt tín hữu Điểm Nhóm, Trưởng ĐN Vương Văn Tô có lời cảm ơn đến Ban Đại diện TL tỉnh và các Hội Thánh đã có lời chúc mừng, tặng quà và nhờ con cái Chúa các nơi cầu nguyện cho Điểm Nhóm Nam Giang còn nhiều thiếu thốn. MS Lê Minh Kính, UV BĐD đã cầu nguyện tất lễ, buổi lễ kết thúc lúc 11g cùng ngày sau lời chúc phước của MSTS Đinh Thống.
TTV. MS Lê Đức Thỏa
Hình ảnh ghi nhận được:
Lễ Cúng Ma Khô Của Người Mông Ở Hà Giang
Theo phong tục của người Mông tại xã Sảng Tủng, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, lễ Ma khô là tục lệ tiễn linh hồn người chết về với tổ tiên. Từ “ma” nghĩa là “đangz”, từ “khô” nghĩa là “kruôr”, diễn xuôi theo tiếng Kinh là “ma khô”.
Khác với đám ma tươi là không còn người chết ở trong nhà, đám ma khô là lễ cúng cuối cùng ngụ ý để thả hồn người chết về với tổ tiên, cội nguồn, mong sao linh hồn người chết đựoc siêu thoát, tìm được đường về yên nghỉ với tổ tiên và phù hộ cho gia đình…
Sau khi chôn cất 12 ngày, gia chủ nếu không đủ điều kiện tổ chức lễ ma khô thì có thể nhờ thầy cúng làm lễ gia hạn (còn gọi là lễ hứa lại), sau 1 tháng hay vài năm cũng được, nếu không làm sẽ bị ma quấy rối không cho làm ăn.
Sáng sớm hôm diễn ra lễ ma khô, gia đình có người chết đến mộ lấy hai mảnh tre đặt cạnh mộ (hai mảnh tre buộc chéo nhau, tượng trưng cho linh hồn người chết) mang về nhà. Về đến nhà, thầy cúng đặt hai mảng tre xuống nền nhà và bắt đầu làm lễ khấn gọi hồn người chết về. Nếu mảnh tre đổ úp, nghĩa là linh hồn đã về đựơc đến nhà, nếu mảnh tre đổ ngửa là linh hồn ngưòi chết còn ở bên ngoài, thầy cúng sẽ phải khấn cho đến khi mảnh tre đặt xuống đổ úp mới thôi.
Sau khi “gọi hồn” thành công, người nhà dựng thành hình con bù nhìn có đủ áo quần và khăn vấn đầu từ hai mảnh tre đó, đặt đứng trong một cái mẹt để giữa nhà, xung quanh đặt cơm, rượu, thịt rồi bắt đầu làm lễ cúng.
Lễ bắt đầu với bài khèn cúng “ma khô”. Thầy cúng đi vòng quanh nhà rồi mới vào nhà. Thầy cúng, thầy khèn, thầy kèn cùng xoay người múa may, làm lễ, họ mời người chết về ăn để rồi ra đi thanh thản, không lưu luyến trần gian… Hết một lời cúng lại một lần rót rượu, xúc một thìa cơm, thịt mời linh hồn người chết ăn.
Trong khi đó, những người thân trong gia đình sẽ khóc than bằng thứ ngôn ngữ riêng để thể hiện lòng tiếc thương. Lễ cúng diễn ra giữa tiếng khóc ai oán, tiếng kèn sầu thảm trong không gian tối om lập loè ngọn đèn dầu.
Suốt thời gian đó, người làng sẽ qua lại thăm nom, trò chuyện, mỗi ngươi khi đến dự đều mang theo gùi đựng gạo hoặc rượu, lợn, gà, vàng hương, giấy mã và cả tiền sang phúng viếng. Đàn ông, những người già trong nhà, ngoài sân thỉnh thoảng lại nâng chén rượu ngô cay, lặng lẽ với những hoài niệm về người đã mất. Đàn bà, trẻ con đi ra đi vào, đứng quanh nhà, dưới mái hiên. Một số người khác mổ bò, mổ lợn, chuẩn bị nấu nướng để sau khi hoàn tất lễ cúng ma cả làng sẽ cùng ăn cỗ cúng.
Sau khoảng 1 tiếng, thầy cúng hỏi ý kiến “con ma” xem đã có thể dời ra ngoài đồng hay chưa, bằng cách tung hai nửa một gióng tre, nếu hai mặt đối lập nhau tức “con ma” đồng ý. Sau đó, thầy cúng lấy con bù nhìn trong mẹt ra, từ từ lăn cái mẹt ra khỏi nhà.
Người Mông quan niệm rằng, khi đưa tiễn linh hồn người chết ra khỏi cửa nhà, nếu cái mẹt đổ ngửa là linh hồn người chết vẫn chưa được siêu thoát, thầy cúng sẽ phải khấn lại và phải lăn cái mẹt thêm vòng nữa, cho đến khi cái mẹt đổ úp xuống đất mới thôi.Cuối cùng, khi ra đến mộ, để kết thúc nghi lễ họ sẽ đốt cái mẹt và con bù nhìn để tiễn linh hồn người chết về thế giới bên kia.
Những người khách đến tham dự sẽ được chủ nhà mời ở lại ăn cỗ và uống rượu ngô cay. Mọi người quây quần bên nhau, chia buồn cùng gia chủ trong không khí đầm ấm, thấm đượm tình người.
Lê Thương
Lễ Vào Nhà Mới Của Người Pu Péo, Hà Giang
Là một trong số dân tộc rất ít người ở Hà Giang, nhưng đến nay người Pu Péo vẫn còn giữ được cơ bản những nét sinh hoạt tín ngưỡng và văn hóa truyền thống, tiêu biểu trong đó phải nói đến “Lễ vào nhà mới”.
Dân tộc Pu Péo. Ảnh: chúng tôi
Lễ cúng vào nhà mới của người Pu Péo bao giờ cũng được tổ chức vào gần sáng, từ khi gà mới gáy lần thứ nhất. Trước khi vào nhà mới, thầy cúng phải thắp hương cúng tổ tiên ở nhà cũ (nếu tách hộ thì phải cúng ở nhà bố mẹ đẻ của chủ nhà) để xin về nhà mới, sau đó cúng các vị thần linh chung quanh nhà rồi thắp hương ở bếp sưởi, bếp lò và cửa ra vào. Tiếp đó thầy cúng và chủ nhà mỗi người đốt một bó đuốc ở bếp sưởi của nhà cũ rồi cả nhà dẫn nhau đến nhà mới, mang theo một nia gạo, một chiếc nồi, ba ông đầu rau và một con gà trống.
Ðến nhà mới, thầy cúng vào trước, vung đuốc khắp nhà để đuổi tà ma, rồi ném đuốc ra ngoài cửa. Tiếp đến chủ nhà dùng bó đuốc nhóm đống lửa ở gian Thoang Plu cạnh nơi đặt bếp sưởi và đào một hố hình vuông (sâu 20 cm rộng mỗi chiều 50 cm) ở giữa nhà, chiếu thẳng với ban thờ tổ tiên và cắm ba nén hương vào đó.
Tiếp theo là nghi thức lễ giết gà cúng thần bếp. Sau khi cắt tiết, vặt lông và mổ gà, người ta đổ cả tiết, lông và nước làm lông vào hố bếp.
Lúc này, ông cậu (cậu em mẹ hoặc em vợ chủ nhà) mới lấp hố bếp, lấy ba hòn đá kê làm ba ông đầu rau và châm lửa vào bếp. Vì tục này mà người Pu Péo gọi các ông đầu rau nhà mình là Peo Chau (hòn đá của cậu). Sau đó, ông cậu treo một miếng vải đỏ ở giữa cửa để xua tà ma, vừa làm ông ta vừa nói to những lời chúc phúc cho gia chủ. Chỉ sau khi thực hiện xong nghi thức ở bếp thiêng và cửa ra vào mới được nhóm lửa bếp lò để đun nấu lễ vật cúng ở bàn thờ tổ tiên.
Người Pu Péo thờ đến ba đời (Pệ – đời bố mẹ; Tế ngân – đời ông bà; Tế gạo – đời các cụ), ứng với mỗi đời là một chiếc hũ (loog ten) đặt trên bàn thờ. Lễ vật cúng tổ tiên trong ngày vào nhà mới được tính theo số hũ thờ, thường thì mỗi hũ một con gà, năm nắm cơm nhỏ và một ít thịt. Sau khi cúng và đưa các hũ lên ban thờ mới, người ta lại phải cúng một lần nữa.
Mọi nghi thức phải hoàn tất vào lúc trời hửng sáng. Ðến khi trời sáng, họ hàng, làng xóm sẽ sang mừng tân gia, người con gà, người chai rượu hoặc ít tiền chúc phúc cho gia chủ.
Nhà của người Pu Péo. Ảnh: vinaculto
Mặc dù số dân không đông, nhưng người Pu Péo ở ở Đồng Văn vẫn còn lưu giữ trong ký ức cộng đồng nhiều nghi lễ và cả một kho tàng văn nghệ giân dân phong phú. Cùng với nghi thức về nhà mới còn Lễ cúng Thần Rừng vào ngày 6/6 Âm lịch hằng năm… những nét văn hoá truyền thống, phong tục, tập quán độc đáo đó đã đóng góp nhiều di sản văn hoá quý báu vào kho tàng văn hoá của cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam.
Theo chúng tôi
Bạn đang xem bài viết Lễ Cảm Tạ Nhà Nguyện Mới Tín Hữu H’mông Của Điểm Nhóm Nam Giang Tỉnh Phú Yên trên website Iseeacademy.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!