Xem Nhiều 3/2023 #️ Lễ Khai Pháp Hạ Trường Chùa Cả (Thánh Ân) Mùa An Cư 2022 # Top 5 Trend | Iseeacademy.com

Xem Nhiều 3/2023 # Lễ Khai Pháp Hạ Trường Chùa Cả (Thánh Ân) Mùa An Cư 2022 # Top 5 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Lễ Khai Pháp Hạ Trường Chùa Cả (Thánh Ân) Mùa An Cư 2022 mới nhất trên website Iseeacademy.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Căn cứ luật Tỳ Ni đức Phật chế và truyền thống An cư Kết hạ, Tăng Ni hằng năm phải An cư ba tháng (hoặc tiền An cư hay hậu An cư) để thúc liễm thân tâm, trau dồi Giới – Định – Tuệ, giữ gìn quy củ tùng lâm, trang nghiêm Giáo hội, lợi lạc tự thân và lợi ích xã hội; Căn cứ Thông bạch số 070/2019/TB.HĐTS ngày 14 tháng 02 năm 2019 về việc hướng dẫn tổ chức An cư kết hạ PL.2563-DL.2019 của Thường trực Hội động Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Ban Thường trực Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Nam Định xin phép các cấp lãnh đạo tỉnh Nam Định tổ chức 9 Trường hạ trong tỉnh để Tăng Ni đi an cư kết hạ năm 2019.

Sáng ngày 25/6/2019 (tức ngày 23/5/Kỷ Hợi), Hạ trường chùa Cả (Thánh Ân) thành phố Nam Định đã long trọng tổ chức lễ khai pháp mùa An cư kết hạ Phật lịch 2563.

 Buổi lễ được đặt dưới sự chúng minh và tham dự của Hòa thượng Thích Minh Tâm, thành viên HĐCM TW GHPG VN; Thượng tọa Thích Quảng Biên, UV TT BTS PG tỉnh; Thượng tọa Thích Giác Vũ, Chánh Thư ký BTS GHPG VN tỉnh; Thượng toạ Thích Thanh Thinh, UV BTS GHPGVN tỉnh; Ni trưởng Thích Đàm Hiền, Phó BTS GHPG VN tỉnh; Ni sư Thích Đàm Hân, UV TT BTS GHPGVN tỉnh cùng với sự hiện diện của 78 hành giả an cư và khoảng một ngàn Phật tử về tham dự buổi lễ.

Ban chứng minh

Sau nghi thức Niêm hương bạch Phật, lễ Tỗ, Ban tổ chức Hạ trường chính thức cử hành lễ Khai pháp, giảng kinh Hoa Nghiêm. Lối giảng kinh tại Hạ trường chùa Cả vẫn theo lối cổ tức là bình văn giảng nghĩa. Ngoài ra vào các ngày Trai, Hạ trường vẫn hành trì ngày đêm sáu thời lễ bái theo khóa Hư lục của Trần Thái Tông; vào các ngày Trưởng tịnh, bá tát trong tháng đọc Lâm chung và Tọa thiền. Mỗi buổi giảng kinh của Hạ trường thu hút khoảng năm trăm đến một ngàn Phật tử đến thính pháp.

 Theo chương trình tu học trong ba tháng An cư, vào các buổi chiều hàng ngày, Hạ trường tổ chức một lớp dậy giáo lý căn bản cho những vị mới xuất gia tu đạo về Luật nghi và các vấn đề cần thiết cho đời sống tu học.

 Được biết, trong toàn tỉnh Nam Định có 9 điểm an cư tập trung. Trường Hạ chùa Cả thành phố Nam Định dành cho Tăng Ni thành phố Nam Định, huyện Mỹ Lộc, có 78 hành giả; Trường hạ chùa Cổ Lễ, Thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh dành cho Tăng Ni huyện Trực Ninh, có 53 hành giả; Trường hạ chùa Hoành Nha Chính, xã Giao Tiến, huyện Giao Thủy dành cho Tăng Ni huyện Giao Thủy,  có 60 hành giả; Trường hạ chùa Tây Lạc, xã Đồng Sơn, huyện Nam Trực dành cho Tăng Ni huyện Nam Trực, có 61 hành giả; Trường hạ chùa Tiên Hương, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản dành cho Tăng Ni huyện Vụ Bản và huyện Ý Yên, có 127 hành giả; Trường hạ chùa Quế Phương, xã Hải Tây, huyện Hải Hậu dành cho Tăng Ni huyện Hải Hậu, có 50 hành giả; Trường hạ chùa Trà Lũ Trung (Linh Quang), xã Xuân Bắc, huyện Xuân Trường dành cho Tăng Ni huyện Xuân Trường, có 44 hành giả; Trường hạ chùa Liêu Hải, xã Nghĩa Trung, huyện Nghĩa Hưng dành cho Tăng Ni huyện Nghĩa Hưng, có 51 hành giả; Trường hạ Trúc Lâm Thiên Trường-Trung tâm Phật giáo tỉnh, đường 10, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định dành cho Ban giám hiệu và Tăng Ni sinh trường TCPH tỉnh, có 128 hành giả. Tổng số Tăng Ni đi an cư kết hạ trong toàn tỉnh là 653 hành giả.

Chư tăng ni tham dự khai pháp

Trong ngày hôm nay còn có trường hạ chùa Cẩm và trường hạ Cổ Lễ tổ chức khai pháp. Ngoài ra trường hạ Hoành Nha Chính, Tây Lạc, Quế Phương, Trà Lũ Trung, Liêu Hải và Trúc Lâm Thiên Trường sẽ lần lượt tổ chức khai pháp từ cuối tháng 5 âm lịch cho đến đầu tháng 6 âm lịch.

  Được biết, truyền thống an cư có thời đức Phật còn tại thế. Những năm đầu sau khi đức Thế tôn thành đạo, những vị Tỷ khiêu đi hoằng pháp từ làng này sang làng nọ, mùa nào cũng đi, dầu mưa, dầu nắng, rất cực nhọc. Vì sự chu du của các Tỷ khiêu như vậy nên những ngoại đạo nói rằng: “Đến mùa mưa, chim, kiến còn biết làm tổ để trú mưa, các đệ tử Sa môn Cồ Đàm cứ đi mãi và giậm phải côn trùng”. Đức Thế tôn dùng tuệ nhãn để quán xét, ngài nhận thấy nhân duyên đến, nên ban hành lễ An cư Kết vũ hằng năm để những người xuất gia hành trì có an lạc. Lý do ngài ban hành An cư là nhằm mục đích duy trì truyền thống chư Phật trong quá khứ; với lòng từ bi lớn của người xuất gia trong đối với côn trùng và những chồi non khi mưa đâm chồi nẩy nở; Để người xuất gia có 3 tháng trau dồi thân tâm, phát huy giới định tuệ, trở về sống nội tâm nhiều hơn là ngoại cảnh.

  Kết vũ tiếng Pali Vasssa, nghĩa mùa mưa. Kết vũ là mùa mưa an vui- hạnh phúc. Ám chỉ chư Tăng tu học tốt. Theo Phật giáo Bắc tông, sử dụng danh từ phổ thông là An cư Kết hạ, nhập hạ v.v… 

Chư Tăng Ni đệ từ Đức Phật hằng năm phải an cư để thúc liễm thân tâm trau giồi giới thân tuệ mạng, tạm trú thời gian 3 tháng trong mùa mưa. Nếu tiếp tục đi hành đạo sẽ làm mất phẩm hạnh của chư Tăng Ni và cũng là làm mất tâm từ bi của người đệ tử Đức Phật. Là đệ tử Đức Phật, chư Tăng Ni dù bất cứ nơi nào, dù ở đông bán cầu hay tây bán cầu cũng đều an cư trong mùa mưa (mưa già). Chư Tăng Ni tập trung an cư tại một trú xứ tự viện, trú xứ đó lúc bấy giờ gọi là Trường hạ, chư Tăng Ni không an cư không phải đệ tử Đức Phật, không được tính tuổi hạ lạp (công đức tu hành), không được tính tuổi đạo, tính tuổi sinh mệnh của người con Phật, ghi nhận công đức quá trình cống hiến đời mình đi theo giáo pháp Đức Phật.

Các phật tử tham dự khai pháp

Pháp chế An cư tu học, nếu được đại chúng thực hành chí thành, đúng mức, thì đó thật là nguồn năng lực lớn lao để củng cố tinh thần hòa hợp thanh tịnh của Tăng già; trưởng dưỡng tâm bồ đề ngày càng lớn mạnh, bền chắc; giúp cho sự nghiệp nhiếp hóa chúng sinh thành tựu viên mãn. Các tín đồ Phật tử cũng nương nhờ uy đức rộng lớn như biển của Đại Tăng mà tâm linh thăng tiến; nhờ tu học Phật pháp mà trí tuệ phát triển; nhờ thành tâm tu hạnh bố thí cúng dàng mà phúc đức sâu dầy, duyên lành đối với Phật pháp sẽ kết chặt vững bền mãi mãi về sau.

Nguồn: Phật giáo Nam Định

Thái Nguyên: Lễ Khai Pháp Trường Hạ Chùa Phù Liễn

Về chứng minh tham dự có TT Thích Thanh Điện phó Tổng Thư ký kiêm Chánh VP I TƯ GHPGVN; TT Thích Giác Dũng, phó Ban Phật giáo quốc tế, giảng viên Học viện Phật giáo trên toàn quốc; TT Thích Thanh Huân phó VP I TƯ GHPGVN; ĐĐ Thích Nguyên Thành, UV HĐTS GHPGVN, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Thái Nguyên Viện chủ kiêm hóa chủ Hạ trường; ĐĐ Thích Đạo Quảng phó Ban kiêm Chánh Thư ký BTS GHPGVN tỉnh Thái Nguyên Chánh Duy na Hạ trường; ĐĐ Thích Thanh Thắng phó BTS GHPGVN tỉnh Thái Nguyên; sư cô thích Đàm Tâm, phó TT BTS GHPGVN tỉnh Thái Nguyên; ĐĐ Thích Chúc Tiếp phó Thư ký kiêm Chánh VP BTS GHPGVN tỉnh Thái Nguyên; cùng chư Tôn đức Tăng ni tỉnh bạn về tham dự, và hơn 50 hành giả của Hạ trường chùa Phù Liễn tham dự buổi lễ.

Phía quan khách Chính quyền có ông bùi Hữu Dược, Vụ trưởng Vụ Phật giáo Ban Tôn giáo Chính phủ; ông Phùng Đình Thiệu UV Ban TV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận tỉnh Thái Nguyên; ông Đặng Viết Thuần UV Ban Thượng vụ Tỉnh ủy, phó Chủ tịch TT UBND tỉnh Thái Nguyên; bà Nguyễn Thị Mạnh Anh, phó GĐ Sở NV, Trưởng Ban TG tỉnh Thái Nguyên; ông Nguyễn Hồng Khánh, phó Phòng Tôn giáo Dân tộc, UBMTTQ tỉnh Thái Nguyên; bà Dương Thu Thủy, Chuyên viên phòng Nội vụ TP Thái Nguyên. Cùng chư vị đại diện Lãnh đạo các Sở, Ban, ngành đoàn thể các cấp đồng tham dự. đặc biệt về tham dự buổi lễ có hàng nghìn bà con Phật tử của các Huyện, Thị, Thành trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên cùng về tham dự.

Sau khi Đức Thế Tôn thành đạo dưới cội Bồ Đề, Ngài tìm đến 5 anh em ông Kiều Trần Như và thuyết pháp Tứ Thánh đế, lần đầu tiên. Kể từ đó giáo pháp được hình thành. Một nền giáo pháp chỉ rõ cho con người thoát ly sinh tử, khổ đau, nhận chân được giá trị đích thực của con đường giác ngộ giải thoát, mọi thành phần trong xã hội thời bấy giờ tìm đến với Đức Thế Tôn và giáo hội được thành lập thành tứ chúng: Tỷ Khiêu – Tỷ Khiêu Ni – Ưu Bà Tắc – Ưu Bà Di.

Có đoàn thể tất phải có giới luật. Trong giới luật của Phật có quy định chư Tăng Ni dừng chân trong ba tháng để tịnh tu giới hạnh, trau giồi giới định tuệ – tam vô lậu học để làm hành trang trên lộ trình chuyển tinh thần đạo đức của Phật giáo đi vào lòng cuộc đời. Từ đó mặc dù đã trải qua hơn 2.500 năm trong lịch sử, giới luật quy định ấy luôn duy trì nghiêm túc để người con Phật: “Đoàn kết hòa hợp – trưởng dưỡng đạo tâm trang nghiêm giáo hội”.

Tôn chỉ, mục đích của An C­ Kết Hạ tại đạo tràng hôm sẽ nói lên đầy đủ tinh thần duy trì giới luật cho hàng tứ chúng trên bước đường tu học để phụng sự đạo pháp và dân tộc, góp phần vào công cuộc hoằng dương chính pháp, cứu khổ độ sinh.

Chia sẻ chùm ảnh của buổi lễ:

Lễ Khai Pháp Trường Hạ Tổ Đình Quỳnh Lâm

TLYT – Sáng ngày 07/7/2019 (05/6/năm Kỷ Hợi) trường hạ Tổ đình Quỳnh Lâm, xã Tràng An, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh long trọng tổ chức lễ khai pháp khóa An cư kết hạ PL. 2563 – DL. 2019.

Về chứng minh và tham dự có sự hiện diện của Hòa thượng Thích Đạo Quang – Ủy viên HĐTS TW GHPGVN, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Ninh – Đường chủ hạ trường, Thượng tọa Thích Đạo Hiển – Ủy viên HĐTS, Phó trưởng Ban kiêm Chánh Thư ký Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Ninh, Đại đức Thích Minh Hạnh – Phó Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Ninh cùng Chư tôn đức trong Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Quảng Ninh.

Đại diện các cơ quan ban ngành có: Ông Lê Mạnh Cường – Phó Chủ tịch UBMTTQ tỉnh Quảng Ninh, ông Nguyễn Đăng Kiên – Trưởng ban Tôn giáo tỉnh Quảng Ninh, ông Thân Hải Ninh – Phó phòng PA 02 – Công an tỉnh Quảng Ninh, ông Nguyễn Văn Kỳ – Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Thị ủy, Chủ tịch UBMTTQ thị xã Đông Triều, lãnh đạo các cơ quan tại địa phương và hàng nghìn Phật tử tín đồ.

Trình bày báo cáo tại buổi lễ, Đại đức Thích Thanh Hiển – Chánh duy na trường hạ cho biết: Hạ trường tổ đình Quỳnh Lâm tổ chức khóa an cư kết hạ PL. 2563 – DL. 2019 đúng quy định của Phật giáo và pháp luật của nhà nước, thời gian hậu an cư từ ngày 16 tháng 5 đến ngày 16 tháng 8 năm Kỷ Hợi; quy tụ hơn 40 vị tỳ khiêu chủ yếu là Tăng Ni sơn môn tổ đình Quỳnh Lâm và Tăng Ni khu vực thị xã Đông Triều, nội dung sinh hoạt, tu tập theo đúng quy cũ thiền môn, chương trình học tập hài hòa nội điển và ngoại điển, trong thời gian an cư sẽ tổ chức lễ vu lan báo hiếu và đại lễ cầu siêu tại nghĩa trang Hàng Dương – Côn Đảo.

Thay mặt các cơ quan chính quyền ông Nguyễn Đăng Kiên – Trưởng ban Tôn giáo tỉnh Quảng Ninh đã phát biểu ý kiến và tặng hoa chúc mừng trường hạ.

Ông Nguyễn Đăng Kiên phát biểu ý kiến và tặng hoa chúc mừng trường hạ

Thay mặt Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Ninh, Thượng tọa Thích Đạo Hiển – Ủy viên HĐTS GHPGVN, Phó Trưởng ban – Chánh Thư ký Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Ninh đã nồng nhiệt chúc mừng Hòa thượng đường chủ và Tăng Ni trường hạ tổ đình Quỳnh Lâm bước vào mùa an cư kết hạ lần thứ 20 được tổ chức tại tổ đình; thượng tọa nói: “Khóa an cư kết hạ năm nay rất có ý nghĩa khi trường hạ tổ đình QUỳnh Lâm đánh dấu kỳ an cư thứ 20, nhớ lại những ngày tháng gian khó cách đây 20 năm vào mùa hạ năm 2000 chỉ có 07 thầy trò Quỳnh Lâm cấm túc an cư, đến nay Phật giáo Quảng Ninh có hơn 600 Tăng Ni, hình thành 03 trường hạ là một bước phát triển vượt bậc của Phật giáo Quảng Ninh. Cho dù phát triển đến đâu thì trường hạ Quỳnh Lâm là cái nôi đầu tiên của Phật giáo Quảng Ninh, không có Quỳnh Lâm thì không có Phật giáo Quảng Ninh ngày nay… hôm nay tổ đình Quỳnh Lâm đã bước sang trang mới khi đang được đầu tư trùng tu xây dựng với quy mô hoành tráng, chúng ta tin rằng trường hạ Quỳnh Lâm ngày càng phát triển xứng đáng là chốn tổ rạng danh muôn đời của Phật giáo Trúc Lâm và Phật giáo Việt Nam.”

Sau nghi thức đại chúng tác bạch lễ cầu pháp, Hòa thượng Thích Đạo Quang đã chính thức giảng bài pháp đầu tiên trong tác phẩm Tam Giáo Chính Độ được tàng bản tại tổ đình Quỳnh Lâm.

Nghi thức tác bạch cầu pháp

Hòa thượng Thích Đạo Quang giảng bài pháp đầu tiên trong Tam giáo chính độ

Hà Nội: Lễ Khai Pháp Pl2563 Tại Trường Hạ Bồ Đề

Thực hiện tinh thần thông tư của TW Giáo hội và công văn hướng dẫn của BTS GHPGVN Thành phố Hà Nội, ngày 25 tháng 05 năm 2019 (nhằm ngày 21 tháng 04 năm Kỷ Hợi), tại Tổ đình chùa Bồ Đề – phường Bồ Đề – quận Long Biên – Hà Nội, toàn thể Tăng Ni, quận Long Biên và huyện Gia Lâm đã long trọng tổ chức lễ Khai pháp an cư kết hạ PL2563 – DL2019.

Về chứng minh và chủ trì buổi giảng Pháp đầu tiên có: Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm – Phó chủ tịch HĐTS kiêm Trưởng Ban Hoằng pháp TW GHPGVN, Trưởng BTS GHPGVN Thành phố Hà Nội, Thủ tọa của trường hạ và 130 hành giả Tăng Ni cùng sự tham dự của đông đảo Phật tử.

Đúng 6 giờ, ba hồi chuông trống thượng đường được thỉnh lên, chư tôn đức trong ban kinh sư đã trang nghiêm lên trước Đại hùng bảo điện làm lễ cúng dường Tam bảo và trở về Tổ đường cúng dàng lịch đại tổ sư.

Đúng 7h00, toàn thể chư tôn đức Tăng Ni hạ trường đã trở về giảng đường lễ cầu gia bị và bắt đầu nghi thức khai pháp. Tại đây, Hòa thượng thủ tọa cùng đại chúng đối trước Pháp tòa vọng bái Đức đệ tam Pháp chủ, ngôi đường chủ của Trường hạ, cũng là chủ pháp để cầu pháp ngài. Sau đó đại chúng đã ra làm lễ Hòa thượng thủ tọa và ban giảng sư để cung thỉnh ban giảng sư thùy từ hứa khả giảng pháp cho 3 tháng hạ an cư tại tổ đình Bồ Đề. 

Điều đặc biệt, năm nay Phật giáo Hà Nội có tất cả 18 trường hạ an cư với hơn 1400 vị Tăng Ni, đều thống nhất tiền an cư (16/4 – 16/7 năm Kỷ Hợi). Như vậy, tất cả các trường hạ đều làm lễ khai pháp vào ngày 23/4 và sẽ tạ pháp vào ngày 8/7, tự tứ vào ngày 14/7/Kỷ Hợi. 

Phép hạ an cư được truyền trì bởi các bậc Tổ sư, đặc biệt Phật giáo phía bắc bao đời nay đều thực hành phép an cư tập trung. Cứ mùa hạ, chư tôn đức tăng ni trở về một Tổ đình trú xứ kết giới cấm túc an cư, hoặc 3 tháng tiền an cư từ 16/4 đến 16/7, hoặc 3 tháng hậu an cư từ 16/5 đến 16/8. Trong 3 tháng an cư đó có 2 nhiệm vụ tu Phúc và tu Tuệ. Tu Phúc là hàng ngày chư tôn đức Tăng Ni tòng tăng an cư, đều ngày đêm 6 thời chuyên tâm tu tập và làm các việc thiện phụng sự Tam Bảo. Tu Tuệ là khai giảng vô thượng Pháp Bảo là Kinh tạng – Luật tạng – Luận tạng để tuyên dương chính pháp, ngõ hầu chư tôn đức Tăng Ni nương vào Tam Tạng Thánh Giáo để tu học tam vô lậu học, phúc tuệ song tu là người Phật tử bước theo chân Phật. Truyền thống đó được truyền trì trong các trường hạ an cư, và cứ mỗi năm trường an cư của các tỉnh thành đều chọn một bộ trong Tam Tạng Thánh Giáo để giảng nhưng thông thường buổi sáng giảng đại trường (giảng cho tất cả thiền gia thất chúng được nghe), còn giảng Luật tạng riêng cho giới xuất gia thì giảng tiểu trường. Trường hạ Phật giáo Hà Nội cũng tuân theo quy củ thiền gia đó, hàng năm ban chức sự đều về đỉnh lễ Đức Đệ Tam Pháp Chủ để cầu xin Ngài chỉ thị giảng sách mùa hạ an cư năm đó. Năm nay, Ngài dạy cho Tăng Ni Phật giáo Hà Nội đọc “Truy môn cảnh huấn”.

Qua đó, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm đã giới thiệu cho đại chúng về bộ luận “Truy môn cảnh huấn”. Bộ sách này góp nhặt những lời dạy của các bậc cổ đức cho những người xuất gia, tương đương như lời dạy trong bộ “Thiền lâm bảo huấn”. Bộ sách này được biên tập do sa môn Không Cốc – Cảnh Long vào niên hiệu Thành Hóa thứ 6 (1470).  “Truy môn cảnh huấn” tức là lời vàng ý ngọc chỉ dạy cho những người xuất gia. 

 Bộ sách này là của các vị Tổ Trung Hoa, nhưng lâu ngày đã bị mất. Ngài Ngẫu Ích Trí Húc là bậc đại sư của thời nhà Thanh, là vị Tổ sư bên Thiền tông nhưng lại tu Thiên Thai Giáo. Ngài là Tổ thứ 13 của tông Thiên Thai. Tư tưởng của ngài là thiền tịnh song tu cho nên được mệnh danh là Tổ thứ 8 của tông Tịnh Độ. Ngài có nói bản sách này mất, nhưng chỉ biết rằng bản sách này được in lại, có vị thiền sư pháp hiệu là Cảnh Long viết bài tựa này vào niên hiệu Thành Hóa dưới thời nhà Minh năm thứ 6 (1470) rồi lưu truyền ở Trung Hoa. Mãi tới thế kỷ thứ 17, bộ sách mới được lưu truyền tới Việt Nam bởi ngài Tăng Phó tên là Hải Kiên – đệ tử của Tăng thống Chính Tông Hòa thượng. 

Qua việc giới thiệu lời tựa của bộ sách này, Hòa thượng mong muốn Tăng Ni, Phật tử hiểu và trân trọng bộ sách: “Nếu chúng ta là người tu thì phải học lời Phật, phải nghe ý Tổ. Phật truyền cho Tổ, cứ thế Tổ tổ truyền trì cho tới chúng ta ngày hôm nay. Mặc dù hơn 500 năm đã qua, 2563 năm từ khi Đức Phật nhập Niết Bàn cho tới nay, chúng ta vẫn đang truyền trì chính pháp của Đức Thế Tôn. Năm nay đã là năm 2643 năm ngày đản sinh của Đức Phật mà chúng ta vẫn kỷ niệm sự kiện đản sinh của Ngài. Mà không phải chỉ sự kiện ngày sinh, mà sự thành đạo là chỉ bậc giác ngộ xuất hiện, còn sự kiện Niết Bàn để chỉ sự viên mãn cứu kính. Tam Hợp – Vesak chính là như vậy“.

Chư tôn đức trong Ban Duy Na họp trước giờ khai pháp

Diệu Tường

Bạn đang xem bài viết Lễ Khai Pháp Hạ Trường Chùa Cả (Thánh Ân) Mùa An Cư 2022 trên website Iseeacademy.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!