Cập nhật thông tin chi tiết về Lễ Vật Cúng Thần Tài Mùng 10 Tháng Giêng Để Cả Năm Phát Tài, Phát Lộc mới nhất trên website Iseeacademy.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Ngày mùng 10 tháng Giêng Âm lịch, nhiều gia đình, cửa hàng, công ty… thường sắm lễ vật để cúng vía Thần Tài, cầu xin một năm mới tài lộc, hưng thịnh.Theo quan niệm dân gian, ngày Thần Tài ( tức ngày mùng 10 tháng Giêng), là ngày đẹp nhất và đem lại nhiều may mắn nhất cho mỗi người. Ngày Vía Thần Tài 2020 sẽ rơi vào Thứ Hai 3/2 Dương Lịch.
Việc cúng Thần Tài mùng 10 tháng Giêng rất quan trọng trong văn hóa tâm linh của người Việt Nam. Với mục đích cầu vía Thần Tài mong những điều may mắn, mang lại tiền tài, làm ăn phát đạt.
Trong ngày vía Thần Tài mọi người thường chuẩn bị các thứ sau :
– Nến ( màu đỏ )
– Hương
– Hoa (cúc vàng hoặc hồng vàng)
– Quả (ba loại quả trong đó có trái dừa)
– Thực (bánh kẹo, trầu cau, thuốc lá, chè)
– 1 bộ tam sên ( tượng trưng cho sự sinh sôi bao gồm 1 miếng thịt luộc, tôm hoặc cua nhỏ luộc)
– 5 quả trứng vịt, luộc 1 quả
– Thịt heo quay và bánh bao chay (không bắt buộc)
– Rượu bia nước ngọt nước lọc (Nếu kinh doanh cafe, giải khát thì có thêm cốc trà hay cafe càng tốt)
– Gạo + muối hột cho vào cốc giấy
– 1 bát nước sạch ngâm cánh hoa hồng vàng
Sau đó dâng cùng vàng mình mua lên, thắp hương và khấn.
Có nhà còn cúng thêm mùng 2 và ngày 16 Âm lịch hàng tháng. Đây cũng là lễ cúng các chư vị chiến sĩ trận vong, đồng bào tử nạn, thập loại cô hồn, hữu vị vô danh, hữu danh vô vị. Lễ cúng này nhằm để các chư vị này hộ độ cho gia chủ vạn sự bình an mọi việc được kết quả như ý muốn.
Lễ vật thường là một thổ thịt, bánh hỏi hoặc bánh bò, ba bộ tam sên, mỗi dĩa có một quả trứng luộc, thịt luộc, cua luộc (hoặc tôm luộc). Mâm giấy cúng bên ngoài có bán sẵn”.
4 Việc Nên Làm Vào Ngày Thần Tài Mùng 10 Tháng Giêng Để Phát Tài Phát Lộc Cả Năm
Vào ngày Thần Tài mùng 10 tháng Giêng Âm lịch, cần chuẩn bị lễ cúng Thần Tài, lau dọn ban thờ và làm lễ đón Thần Tài.
Nên làm gì vào ngày vía Thần Tài?
Lễ cúng Thần Tài ngày mùng 10 tháng Giêng Âm lịch rất được coi trọng. (Ảnh: @onlyyou_8483)
Lau dọn bàn thờ
Theo lịch vạn sự 2020, năm nay, ngày vía Thần Tài rơi vào thứ Hai, ngày 3/2/2020 Dương lịch. Đó là ngày Bính Tý, tháng Mậu Dần, năm Canh Tý.
Để lễ cúng ngày vía Thần Tài được chu đáo, đầy đủ, gia chủ nên lau dọn sạch sẽ ban thờ. Việc lau dọn thường được thực hiện hàng ngày, nhưng trong ngày Thần Tài, cần chuẩn bị chu đáo hơn.
Bàn thờ là một chiếc khảm nhỏ sơn son thếp vàng, bên trong khảm là bài vị Thần Tài. Trước bài vị là bát hương kê trên một khay vàng giấy, hai bên bát hương là hai cây đèn nhỏ, một khay nước gồm 3 cốc nước và 2 chén rượu. Trên bàn thờ có thể đốt 3 nén nhang hướng vào hướng Tây.
Chuẩn bị đồ cúng
Mâm cúng Thần Tài mùng 10 tháng Giêng Âm lịch không cần chuẩn bị quá cầu kì, có thể cúng chay hoặc cúng mặn đều được. Theo phong tục, người dân thường cúng mặn gồm các lễ vật sau: 1 lọ hoa, 1 con tôm, 1 con cá lóc nướng, 1 con cua, 1 miếng heo quay, 1 bộ giấy tiền vàng mã, 1 đĩa ngũ quả, chum rượu.
Làm lễ đón Thần tài
Ngay từ sáng ngày mùng 10, các gia đình nên có những việc làm biểu thị sự chào đón Thần Tài, chào đón tài lộc. Gia chủ nên tắm gội sạch sẽ, mặc quần áo chỉnh tề và mở tất cả các cửa nhà, cửa sổ đối diện với hướng Tây (hướng Tài Lộc) để đón nhận nguồn năng lượng tích cực và tài lộc vào nhà. Ngoài ra, nên giữ tâm trạng vui vẻ, phấn khởi, tránh cãi cọ, to tiếng hoặc nói những điều không hay.
Mua vàng cầu may
Theo tín ngưỡng dân gian, người dân thường mua vàng vào ngày Thần Tài để cầu năm mới được may mắn, công việc hanh thông, đắc tài đắc lộc, tiền bạc rủng rỉnh. Vì vậy, trong ngày vía Thần tài, rất nhiều người dân đổ xô ra các tiệm vàng để mua vàng về tích trữ và cúng trên bàn thờ Thần tài.
Ngoài ra, các vật phẩm phong thủy như cóc ngậm tiền, đá phong thủy… cũng được nhiều người lựa cohnj trong ngày Thần Tài.
Trên báo Gia đình & Xã hội, chuyên gia phong thủy Nguyễn Mạnh Linh cho hay, trào lưu người dân đổ xô đi mua vàng trong ngày “vía Thần Tài” mùng 10 tháng Giêng mong được may mắn tài lộc trong năm mới xuất hiện nhiều những năm gần đây. Nhưng thực tế, ngày này không có tài liệu nào ghi chép rõ ràng. Trong ngày này, mọi người có thể đi mua bán vàng nhưng không nhất thiết cứ phải chen lấn, mua giá cao.
Ngày mùng 1 Tết nên làm gì để cả năm may mắn, vạn sự như ý?
Người Việt rất coi trọng ngày khởi đầu của năm mới. Theo tục lệ dân gian, mọi người thường sẽ làm những điều sau vào …
9 món nên kiêng ăn ngày mùng 1 Tết để tránh gặp vận xui cả năm
Theo quan niệm dân gian, mùng 1 Tết Nguyên đán là ngày đầu tiên của năm mới. Nếu làm những điều may mắn thì cả …
Những điều kiêng kỵ ngày Tết nên nhớ để cả năm may mắn, thuận lợi
Người Việt có câu “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, vì thế mọi người đều ghi nhớ những điều kiêng kỵ ngày Tết …
Bài Văn Khấn Vía Thần Tài Mùng 10 Tháng Giêng Chuẩn Nhất Để Phát Tài Cả Năm
Theo phong tục, cứ đến mùng 10 tháng Giêng hàng năm là ngày vía Thần tài. Vào ngày này, các gia đình nhất là những nhà làm ăn kinh doanh đều rất chú trọng sắm lễ vật cúng ngày vía Thần tài.
Thần tài là một trong những vị thần nổi tiếng của tín ngưỡng phương Đông, chuyên trông coi tiền tài, vàng bạc cho gia chủ. Theo quan niệm dân gian, ngày mùng 10 tháng Giêng (là ngày Thần tài bay về trời) được chọn là ngày vía Thần tài.
Trong ngày mùng 10 này, những gia đình có thờ Thần tài sẽ làm lễ cúng lấy vía Thần tài để mong muốn có một năm mới nhiều tài lộc. Theo các chuyên gia phong thủy, việc cúng Thần tài trong ngày vía Thần tài là rất quan trọng vì có đón Thần tài mới bổ sung được tài lộc trong năm mới.
Lễ cúng Thần tài cần chuẩn bị:
Lễ vật thường mua: 1 bình bông, 1 con tôm, 1 con cá lóc nướng, 1 con cua, 1 miếng heo quay, 1 bộ giấy tiền vàng mã, 1 đĩa ngũ quả, chum rượu, để cúng lấy vía Thần tài cầu xin cho năm mới làm ăn phát đạt.
Mâm cỗ cúng ngày vía Thần tài
Đồ cúng thường là các món ăn ngon như heo vịt quay, gà, hoa quả, nước uống hàng ngày… vì dân gian truyền rằng, Thần tài rất thích món Cua biển và heo quay, chuối chín vàng.
Ngoài ra,dân gian còn có tục mua vàng đặt lên bàn thờ lúc cúng để xin lộc Thần tài, cúng xong mang trên người sẽ được may mắn quanh năm.
3 điều không nên làm vào ngày vía Thần tài
– Để bàn thờ Thần tài bụi, bẩn
Theo quan niệm của cha ông, tượng Thần tài phải luôn được giữ sạch sẽ, khô thoáng để thể hiện tấm lòng thành kính. Mỗi gia đình cần có một chiếc khăn sạch chỉ dùng để lau riêng cho tượng Thần tài.
– Đặt bàn thờ Thần tài gần nơi ô uế
Không đặt bàn thờ Thần tài sát nhà tắm. Bởi theo quan niệm, tắm rửa là việc trút bỏ ô uế, vì vậy, nếu đặt bàn thờ cạnh nơi này sẽ làm mất đi không khí tôn nghiêm.
Không đặt bàn thờ Thần tài ở lối đi lại. Nếu đặt ở lối đi lại ồn ào sẽ làm mất đi sự thanh tịnh của nơi thờ cúng. Như vậy, gia đình sẽ ít có may mắn và tài lộc.
– Không được bỏ qua nghi lễ sau khi tiếp nhận Thần tài
Nghi lễ mà nhiều người hay quên sau khi tiếp nhận Thần tài cho năm mới đó là đi bộ về phía sau nhà 3, 8, 13, 18, 23, 28, 33 hoặc 38 bước chân tùy thuộc vào điều kiện từng nhà.
Văn khấn thần tài chuẩn nhất
– Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
– Con kính lạy Thần tài vị tiền.
– Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
Tín chủ con là:…………………………………Tuổi:…………………..
Ngụ tại………………………………………………………………………..
Hôm nay là ngày…….tháng…….năm…………………(âm lịch).
Tín chủ con thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bầy ra trước án kính mời ngài Thần tài tiền vị và chư vị tôn Thần.
Cúi xin Thần tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.
Phục duy cẩn cáo!
Theo Hà Anh (Tổng hợp) (Khám phá)
Những Món Ăn Không Thể Thiếu Trong Mâm Cỗ Cúng Rằm Tháng Giêng Để Cả Năm Phát Tài, Phát Lộc
Trong một năm có rất nhiều dịp cúng lễ quan trọng nhưng các cụ có câu “Cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng” cho thấy đây là dịp lễ quan trọng trong năm của người Việt.
Vào ngày Rằm Tháng Giêng, người dân có thói quen đi lễ chùa, làm lễ cúng Phật, và mâm cỗ cúng gia tiên cầu bình an, may mắn cho người thân và gia đình. Thực tế cho thấy, mỗi địa phương, mỗi gia đình lại có cách chuẩn bị món ăn cho mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng khác nhau, và cũng tùy vào điều kiện kinh tế, phong tục tập quán mà cúng chay hay cúng mặn, làm nhiều món hay vừa phải.
Trong mâm cơm cúng ngày Rằm tháng Giêng nhất định phải có những món ăn thể hiện mong muốn vạn sự vuông tròn, may mắn, đại cát đại lợi cho gia đình. Những món ăn phải có trong mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng về cơ bản không khác nhiều so với mâm cỗ Tết Nguyên Đán.
Bánh chưng
Món ăn đầu tiên góp mặt trong mâm cúng Tết Nguyên tiêu – Rằm đầu tiên của năm mới là bánh chưng. Bánh chưng tượng trưng cho trời, như một lời cầu vạn sự được vuông tròn trong năm mới.
Xôi gấc
Đĩa xôi gấc trong mâm cúng ông bà tổ tiên ngày rằm đầu tiên của năm mới sẽ giúp cho mâm cỗ được nổi bật hơn. Không những thế màu đỏ của xôi gấc còn mang ý nghĩa của sự may mắn, mọi điều tốt đẹp.
Hoa quả
Không chỉ riêng ngày rằm tháng Giêng mà tất cả các ngày lễ trong năm, hoa tươi và một đĩa ngũ quả là thứ không thể thiếu trên bàn thờ cúng tổ tiên. Tùy theo từng vùng miền mâm ngũ quả có sự khác nhau. Trên mâm ngũ quả của người miền Nam thường gồm mãng cầu Xiêm, dừa, đu đủ, xoài, sung, với ý nghĩa “cầu sung túc vừa đủ xài”.
Còn mâm ngũ quả người miền Bắc hầu hết các loại quả đều có thể bày lên nhưng chuối là luôn là thức quả không thể thiếu. Bởi vì theo quan niệm truyền thống, những quả chuối bày lên mâm ngũ quả cong lên ôm lấy mang ý nghĩa đùm bọc.
Gà luộc
Gà không chỉ là lễ vật dễ kiếm, dễ chế biến, mà hình ảnh gà trống còn chứa đựng nhiều ý nghĩa tốt đẹp. Gà không chỉ là món ăn quen thuộc trong bữa cơm hàng ngày mà trong các ngày lễ Tết, đây cũng là món ăn không thể thiếu.
Bánh trôi bánh chay
Bánh trôi bánh chay (chè trôi nước) cũng là món không thể thiếu trong mâm cỗ cúng Rằm. Theo quan niệm của người Việt, việc cúng bánh trôi bánh chay là mong muốn cho mọi việc quanh năm sẽ được trôi chảy, thông suốt.
Chân giò
Trong phong tục cổ truyền của người Việt, chân giò lợn là một thức quan trọng trong mâm cúng. Chân giò lợn khi cúng bằng tiếng Hán Việt gọi là trư túc. nhưng “trư” (lợn) đồng âm với “chư” (mọi thứ), còn “túc” (chân) còn có nghĩa là “sung túc, no đủ”. Việc cúng chân giò lợn có thể được hiểu là mong muốn cho năm mới được đầy đủ, sung túc hơn. Song vì món chân giò lợn đòi hỏi nhiều thời gian và công sức chế biến nên giờ đây, nhiều gia đình đã thay món chân giò lợn bằng giò chả.
Ngoài ra trong mâm cỗ còn có thể có thêm cơm tẻ là lương thực hàng ngày. Mâm cỗ có nếp có tẻ, có âm dương đầy đủ để sinh sôi nảy nở. Bát nước chấm đặt giữa mâm hình tròn tượng trưng cho trời đất vũ trụ, kết nối cổ kim.
Mâm cơm cúng ngày Rằm tháng Giêng cũng phải có đầy đủ các vị. Vị mặn của nước chấm, vị cay của ớt, vị chua của đĩa dưa hành, vị ngọt của bánh, tất cả tạo nên mâm cỗ đủ đầy, cầu mong yên ấm an lành, xua đi những đen đủi có thể đến trong năm mới.
Văn khấn Tết nguyên tiêu (Rằm tháng Giêng) tại nhà Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy) – Con lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương. – Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ chư vị tôn thần. – Con kính lạy ngài bản cảnh Thành hoàng, ngài bản xứ Thổ địa, ngài bản gia Táo quân cùng chư vị tôn thần. – Con kính lạy Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỉ, thúc bá đệ huynh, cô di, tỉ muội họ nội họ ngoại. Tín chủ (chúng) con là: ……………………………………….. Hôm nay là ngày rằm tháng giêng năm… gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án. Chúng con kính mời ngài bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương, ngài bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật. Chúng con kính mời các các cụ Tổ khảo, Tổ tỉ, chư vị hương linh gia tiên nội ngoại họ………………. nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật. Tín chủ con lại kính mời ông bà Tiền chủ, Hậu chủ tại về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tốt lành. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình. Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Theo Châu Anh (Gia đình & Xã hội)
Bạn đang xem bài viết Lễ Vật Cúng Thần Tài Mùng 10 Tháng Giêng Để Cả Năm Phát Tài, Phát Lộc trên website Iseeacademy.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!