Cập nhật thông tin chi tiết về Lên Với Tết Tây Nguyên mới nhất trên website Iseeacademy.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Lên với Tết Tây Nguyên
Thứ Tư, ngày 18/01/2012
Lên cao nguyên đi anh. Chiều như mơ như thực. Hương cà phê thơm ngát. Khói lam chiều mênh mang… Lên cao nguyên với em. Hoà nhịp chiêng rộn ràng. Nối vòng dài mãi. Đêm rượu cần ngất ngây…
Trong một quán cà phê ven hồ Thiền Quang vào một chiều đông với bảng lảng sương hồ xa xa, trong hương cà phê ngào ngạt quện vào da, vào tóc, Anh – một người bạn lớn của tôi, người mà gần như cả cuộc đời gắn bó với vùng đất cao nguyên đầy nắng, đầy gió đã chầm chậm kể cho tôi nghe về vùng đất hùng vĩ ấy, về những người con của Đăm San, Xinh Nhã, đặc biệt là tục ăn Tết ở đây. Thực ra thì người Tây Nguyên không ăn Tết vào ngày đầu năm Âm lịch như người Kinh mà cứ dịp vụ mùa xong, đầy ắp lúa gạo trong nhà thì họ mới lo ăn Tết. Mọi nguồn cội lễ hội thường được tổ chức sau một mùa lúa chín. Đối với người Jrai, Bahnar, Xê Đăng, M’nông… sống trên mảnh đất Tây Nguyên hùng vĩ, thì với họ Tết đúng nghĩa nhất đó là lễ hội mừng lúa mới. Sở dĩ người Tây Nguyên không “ăn Tết” Nguyên đán, bởi vì Tết lúa mới vào khoảng cuối tháng 12 hàng năm, gần với Tết Nguyên đán, vả lại đó là vấn đề phong tục tập quán, tâm linh. Ngày Tết được xem như ngày lễ hội mà lễ hội được coi như ngày ăn uống, nghỉ ngơi, vui chơi, ca hát, nhảy múa… Ngày lễ tết không phải là của riêng từng gia đình mà là ngày hội họp chung vui của cả dân làng. Để chuẩn bị đón Tết, đồng bào các dân tộc Tây Nguyên chuẩn bị rất chu đáo, như dọn dẹp, sửa sang lại nhà rông, chuẩn bị trâu để mở lễ hội đâm trâu… Nhìn chung đây là một cái “Tết” lớn nhất, mang đầy đủ ý nghĩa mong những điều tốt đẹp đến mọi người, ước vọng mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, thực sự là nghi lễ lớn và có nhiều trò chơi dân gian như hóa trang, làm các con rối; đàn ông đàn bà đều diện những bộ khố, váy, trang phục thổ cẩm hết sức cầu kỳ, sặc sỡ. Không gian Tết Tây Nguyên hừng hực với những bếp lửa lớn, những xiên thịt khô nướng thơm lừng. Và một thứ không thể thiếu đó là những ché rượu cần đầy ắp. Thường thì, trong mỗi nhà đều có sẵn vài cái ché để cất rượu dành sử dụng trong dịp Tết. Rượu cần Tết được làm cẩn thận hơn, nguyên liệu chủ yếu là lúa nếp. Trong những ngày Tết, ché rượu đã được ủ từ trước được để giữa nhà đã được châm đầy nước. Khách tới thăm cùng ngồi trên chiếu, chuyền nhau giữa khách và chủ, nói chuyện đất trời, rồi thì cứ ngậm cần rượu mà uống. Ngày Tết cũng là ngày làm lễ bỏ nhà mồ, tổ chức ăn mừng vui chơi quanh nhà mồ. Đêm trước dân làng trong buôn đã nhộn nhịp chuẩn bị đón xuân. Trai làng đem những chiêng trống, thanh la đến khu vực nhà mồ đánh liên hồi như thức tỉnh hồn ma, thần linh về cùng ăn Tết. Vùng nhà mồ vốn hiu quạnh trở nên tưng bừng với rượu ghè, thịt, ánh lửa bập bùng với những bài ca tiếng nhạc cổ truyền khua động núi rừng. Những ngôi mộ được sửa sang, dọn dẹp sạch sẽ và trang hoàng vui mắt. Quanh nhà mồ cắm những cành tre, trên cột những miếng vải trắng hoặc đỏ phất phơ, trước mộ dựng cây nêu cao vút, bên trên còn vài chùm lá lưa thưa, cột lủng lẳng những tượng gỗ, những bùa chú xanh đỏ. Dưới chân cây nêu xếp tròn những ghè rượu cần, thịt heo, thịt gà để cúng vong linh người dưới mộ và các thần linh. Họ cầu xin các vị thần phù hộ cho linh hồn những người quá cố, chứng giám tấm lòng thành kính của họ trong những năm qua đã hết lòng chăm sóc cho mồ yên mả đẹp, giờ hãy đi chỗ khác cho họ bỏ nhà mồ. Sau khi khấn vái xong, người ta tin là linh hồn người chết dưới mộ đã hài lòng và chịu nhận lời cầu nguyện, mọi người bắt đầu ăn uống. Cuộc vui cư thế kéo dài thâu đêm suốt sáng cho tới tận tối hôm sau. Với cư dân bản địa Tây Nguyên, ngày “Tết” mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, và ở đó chứa đựng toàn bộ vốn sống của đồng bào về nhân sinh quan, thế giới quan, những phong tục, tập quán, tín ngưỡng được trao truyền từ đời này sang đời khác. Mùa xuân thường được nói đến với mai vàng, đào đỏ, với những cơn mưa bụi giăng mờ, với cái rét đài rét lộc giêng hai. Nhưng mùa xuân Tây Nguyên lại khác. Mùa xuân nơi đây đầy ắp nắng vàng, ngăn ngắt trời xanh, lồng lộng gió, nơi nào cũng nở hoa. Đà Lạt, Đắk Lắk, Đắk Nông hay cả KonTum đều có quỳ hoa. Hoa quỳ nở từ tháng 10, kéo đến qua Tết. Rải rác đâu đó có những vườn cà phê bắt đầu trổ hoa. Màu hoa cà phê trắng, mùi hương thơm dịu, khiến cho không gian thêm thấm đượm ân tình.
Lễ Cúng Bến Nước Ở Tây Nguyên
Lễ cúng bến nước ở Tây nguyên
Lễ cúng Bến nước Tuk Pin Ea là một trong những lễ hội quan trọng trong hệ thống các lễ hội cổ truyền của người vùng cao Tây Nguyên Việt Nam. Lễ cúng được tổ chức vào khoảng tháng 3 hàng năm, là lúc chuẩn bị có những cơn mưa đầu mùa, với mục đích tạ ơn thần nước đã đem lại những may mắn trong năm cũ và cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng thuận lợi cho năm sau và thường được tiến hành vào sau khi thu hoạch vụ mùa và Lễ mừng lúa mới.
Để làm lễ cúng, người ta chọn một ngày tốt làm vệ sinh buôn, dọn bến và soạn lại máng nước, làm thịt lợn, gà để hiến tế cúng các thần: Thần đất, thần nước, thần núi, tổ tiên. Tất cả dân làng tập trung ra bến nước, người chủ bến nước hoặc thầy cúng sẽ chủ trì lễ cúng với mâm đồ cúng là thịt , và quan trọng nhất là một chậu pha loãng.
Bến nước hôm đó được trang hoàng với cổng chào bằng lá cây, cỏ lá dài, có treo đồ vật trang trí, có dựng cả trụ trang trí dạng như cây nêu của . Sau khi làm thủ tục cúng xong ở bến nước, mọi người cùng lấy vào các vật đựng nước thường là các quả bầu khô, bỏ vào và cõng về nhà lấy khước.
Trong khi đó một đoàn người sẽ theo người chủ lễ đi đến cầu thang từng nhà, hát cầu cúng và rưới vào chân cầu thang để cầu may cho nhà chủ . Sau đó cả buôn làng tập trung về để ăn tiệc, uống và nhảy múa trong không khí của lễ hội với âm vang cồng chiêng rộn rã…
Còn nếu chuẩn nhất thì lễ cúng bến nước sẽ như sau: Lễ phải được tiến hành ở 3 nơi là bến nước, ở nhà và sau nhà chủ buôn tức chủ bến nứơc (khoa pin Ea) vào giữa trưa, mỗi nơi do hai thầy cúng tiến hành. Thầy cúng mặc áo khố màu đỏ, chít khăn đỏ. Chủ buôn là người nhà của chủ buôn mới mặc quần áo kiểu truyền thống. Khi cúng ở bến nước, một thầycúng cầm bát rượu hoà với tiết lợn. Một người khác mang khiên, bầu đựng nước để mang nước về đổ vào ché rượu. Thầy cúng lấy 3 hòn đá và để trên đó khiên, dao, bầu, nước, thịt và bát rượu cúng.
Lúc cúng sau nhà chủ buôn, người ta cũng lấy 3 hòn đá và để lên đó thịt, rượu. Cúng xong, người ta lấy gùi úp 3 hòn đá và lấy dao cắm xuống dất giữ gùi. Sau ba hôm mới mở gùi ra.
Các hòn đá là những vật tượng trưng cho thần đất, thần nước và thần núi. Cúng xong tất cả mọi người vào nhà chủ buôn uống rượu, cúng sức khoẻ cho chủ buôn, vừa cúng vừa múa khiên dao, cầu mong cái tốt loại trừ cái xấu. Hôm cúng bến nước, dân làng trong buôn đánh bắt cá không được tắm rữa dưới bến và lúc cúng không được xách nước.Lễ vật cúng xưa kia là lợn hoặc trâu đếu do chủ buôn bỏ ra, sau này cúng là do đồng bào trong buôn góp.
: Ngày nay, do hầu hết các buôn làng đều đã có các công trình nước sạch do nhà nước đầu tư xây dựng và người dân đã biết dùng giếng nên sự quan trọng của bến nước đã dần mất đi. Các bến nước giờ đây cũng không còn được như xưa như ô nhiễm, nguồn nước giảm chất lượng hoặc thậm chí bị cạn kiệt do mất rừng nên các họat động xung quanh bến nước như Lễ cúng cũng mai một,ở nhiều nơi, những người trẻ có khi còn không biết gì về Lễ cúng này. Đây là một điều thật đáng buồn, vì vậy việc các khu du lịch đã hỗ trợ để các buôn làng tổ chức lễ cúng kết hợp kinh doanh du lịch hoặc các đơn vị kết nghĩa cùng phối hợp tổ chức các buổi lễ này là một điều rất đáng được hoan nghênh. Riêng với người Ban mê, việc được tham dự lễ cúng này thật ấn tượng, hi vọng sự quan tâm của mọi người sẽ càng ngày càng tăng lên để một nét văn hóa đặc sắc không bị mất đi theo thời gian.
Dạo này các khu du lịch ở Tây nguyên nhà ta cũng chịu khó tổ chức lễ cúng bến nước lắm, còn với người Ban mê, cái bến nước bé tẹo trong vườn Trohbư sau này mà làm du lịch chắc cũng phải cúng hàng năm đấy nhỉ http://vn.myblog.yahoo.com/dak-lak/article?mid=229 ./.
Lễ cầu mưa của người Ê đê
Khó Khăn Trong Việc Bảo Tồn Lễ Cúng Bến Nước Ở Tây Nguyên
Lễ cúng bến nước là một trong những lễ hội tiêu biểu, có vai trò rất quan trọng đối với đời sống đồng bào dân tộc Ê đê. Đặc biệt đây là không gian bảo tồn các loại hình văn hoá mà ở đây đó là thái độ của con người đối với tài nguyên đất, nước. Đây là một trong những lễ hội thường diễn ra vào tháng 3 dương lịch – đầu mùa mưa với mục đích cúng tạ thần nước đã đem lại những may mắn trong năm cũ và cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng thuận lợi cho năm sau.
Lễ cúng bến nước từ trước tới giờ là mang tính cộng đồng, do vậy có những quy trình, các bước tiến hành tương đối bài bản. Đầu tiên nghi lễ được tiến hành ngay tại ngôi nhà của Trưởng bản là (Pha Buôn), tiếp theo được tiến hành ngay tại bến nước. Khi tiến hành nghi lễ, do vậy có những kiêng cữ nhất định như tất cả cộng đồng khi tham gia làm lễ không được có các biểu hiện như nói các từ ngữ không đẹp, không hay, mang tính rủi ro mà tất cả mọi người phải hoà vào thể hiện sự tôn trọng đối với toàn bộ quy trình của buổi lễ. Trong cái thời khắc diễn ra buổi lễ thì trẻ con không được phép chạy nhảy, đi lại xung quanh nơi cúng tế. Đặc biệt là những người phụ nữ mang thai không được tham dự. Sau nghi lễ cũng bến nước là phần hội, lúc này toàn thể cộng đồng mới được tham gia.
Tuy nhiên, theo tiến sĩ Buôn Krông Tuyết Nhung, Trưởng bộ môn Ngôn ngữ Trường ĐH Tây Nguyên, hiện thực trạng của Lễ cúng bến nước không còn như xưa nữa. Bởi nó bị tác động nhiều yếu tố như nguồn nước ngày càng cạn kiệt, đời sống kinh tế của cộng đồng dân tộc người Ê đê cũng trở nên hạn chế, do vậy để tiến hành được nghi lễ này cũng là điều khó khăn. Đối với người Ê đê, một nguyên tắc nghiêm ngặt đó là không được phá khu rừng đầu nguồn, vì đây là khu rừng thiêng, nơi giữ nguồn nước, nơi trú ngụ của thần linh, chính vì việc thần linh hoá vạn vật trên vũ trụ này là cách người dân nơi đây bảo vệ môi trường sống. Từ sau năm 1975 toàn bộ khu rừng nơi đây bị phá nghiêm trọng nên nguồn nước bị cạn kiệt, tất cả các bến nước của người Ê đê không đủ nước để phục vụ cho sinh hoạt cũng như cũng tế thần linh.
Lễ cúng bến nước đang đứng trước nguy cơ mai một cần được bảo tồn phục dựng.
Cũng theo tiến sĩ Tuyết Nhung một nguyên nhân nữa đó là địa phương chưa chú ý đúng mức vai trò, vị trí của các Lễ hội dân gian. Sau năm 2001, nhờ việc ý thức được vấn đề này thì toàn bộ tài nguyên đó lại không còn như trước đây nữa để chúng ta tiến hành lễ hội
Về cơ bản Lễ cúng bến nước vấn giữ nguyên. Tuy nhiên hiện nay nghi lễ này cũng có một số điểm khác so với trước. Về lễ vật thì trước đây cộng đồng tế lễ bằng trâu, bò và cúng rất nhiều ché rượu cần. Việc tổ chức lễ được thực hiện từ gia đình Trưởng buôn dẫn lễ đến bến nước và thực hiện mọi nghi lễ một cách trang trọng, thời gian tổ chức lễ kéo dài từ 2 đến 3 ngày. Còn giờ đây, mặc dù lễ vẫn được tổ chức với những thủ tục như vậy nhưng về phần lễ vật thì ít hơn. Cụ thể chỉ có cúng lễ bằng heo gà và tượng trưng 1 đến 2 ché rượu cần và nghi lễ được thực hiện rất ngắn gọn với thời gian từ 1 đến 2 giờ.
BÁ THĂNG/Lao động và Xã hội
Văn Khấn Trong Ngày Lễ Thượng Nguyên ( Tết Nguyên Tiêu)
Phong tục thờ cúng của người Việt hết sức đa dạng , đi từ Nam ra Bắc, mỗi nơi lại có một tập tục cùng với văn hóa thờ cúng khác nhau, tuy nhiên đi đến đâu đi nữa , chúng ta vẫn thấy sự hiện diện của bộ ba bàn thờ trong mỗi gia đình : Bàn thờ Thần Linh ( phụ thuộc vào tín ngưỡng, đạo giáo mà gia chủ theo, có thể là bàn thờ Phật ( Phật giáo), bàn thờ chúa Giêsu ( Thiên Chúa Giáo)… và bàn thờ gia tiên ( thờ cúng ông bà tổ tiên những người đã khuất) và bàn thờ Thần Tài Thổ Địa ( vị thần cai quản và có quyết định ảnh hưởng trực tiếp đến tiền tài của gia chủ).
Lễ Phật quanh năm chẳng bằng ngày rằm tháng giêng – mới thấy đây là một lễ tiết rất quan trọng trong một năm. Đối với ngày lễ thượng nguyên, tết nguyên tiêu, ngoài đi lễ cầu Phật, các gia đình thường sắm lễ vật cầu an tại nhà trên bàn thờ Phật và bàn thờ Gia tiên rồi đọc bài văn khấn trong ngày lễ thượng nguyên với mục đích : dâng lên sự lòng thành và khẩn cầu được chứng dám của tổ tiên.
Sắm lễ vật gì trên bàn thờ Phật ngày tết nguyên tiêu .
Ngày tết nguyên tiêu trên bàn thờ Phật sẽ là mâm cúng chay thanh khiết cũng giống với những ngày lễ rằm khác bao gồm các vật phẩm : Hương hoa, đèn nến…..
Đối với bàn thờ gia tiên, ngày lễ nguyên tiêu sẽ là mâm cúng mặn với các món ăn phù hợp với ngày cúng của ba miền Bắc Trung Nam, cùng với trái cây, hương hoa, nhang đèn và đọc bài văn khấn trong ngày tết nguyên tiêu
Nam Mô A Di Đà Phật ( 3 lần) con lạy chín phương trời con lạy 10 phương chư Phật, Chư Phật mười Phương.
con Kính lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương
Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh Táo Phủ
Con kính lạy chư gia tiên, Cao Tằng Tổ Khảo, cao tằng tổ tỷ họ, thúc bá tổ huynh, cô dì tỉ muội họ nội ngoại. Tín chủ chúng con là : ………. Ngụ tại……….
Hôm nay là ngày rằm tháng giêng gặp tết nguyên tiêu, tín chủ chúng con thành tâm sửa soạn hương đăng, sắm sanh lễ vật dâng lên trước án. Chúng con kính mời ngài bảng cảnh Thành Hoàng , Chư Vị Đại Vương Ngài bản gia táo quân, Ngũ Phương Long Mạch, Tài Thần.
Cúi xin chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật, chúng con kính mời các cụ tổ khảo, Tổ Tỷ, chư vị hương linh gia tiên nội ngoại họ…. nghe lời khẩn cầu kính mời của con cháu, giám về chứng dám tâm thần thụ hưởng lễ vật. Tín chủ con lại kính mời ông bà Tiền Chủ, hậu chủ tại về hưởng lễ vật, chứng dám lòng thành phù hộ độ trì cho gia chủ chúng con được vạn sự tôn lành. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng anh bình.
Nam Mô A Di Đà Phật ( 3 lần)
Bạn đang xem bài viết Lên Với Tết Tây Nguyên trên website Iseeacademy.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!