Xem Nhiều 5/2023 #️ Mâm Cúng Mùng 5/5 Và Những Điều Nhất Định Phải Biết # Top 8 Trend | Iseeacademy.com

Xem Nhiều 5/2023 # Mâm Cúng Mùng 5/5 Và Những Điều Nhất Định Phải Biết # Top 8 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Mâm Cúng Mùng 5/5 Và Những Điều Nhất Định Phải Biết mới nhất trên website Iseeacademy.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Tết Đoan Ngọ hay Tết Đoan Dương, ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch, là một ngày Tết truyền thống tại Việt Nam. Tết Đoan Ngọ tồn tại từ lâu trong văn hoá dân gian Phương Đông và có ảnh hưởng đến sinh hoạt văn hoá. Ở Việt Nam, dân gian còn gọi là Tết giết sâu bọ.

Ngày 5 tháng năm gọi là Đoan Ngọ. Vì chữ “Đoan” có nghĩa là chính, là thẳng, là mở đầu. Có khi gọi là Đoan Ngũ vì có hai số 5. Người ta còn gọi là Đoan Dương hoặc Trùng Ngũ. Gọi là Đoan Dương vì số 5 thuộc dương.

Thời tiết vào dịp mồng 5 tháng năm rất nóng, ở Đông Nam Á châu, đây là thời điểm khí hậu rất nóng, côn trùng và sâu bọ nở ra nhiều, nông dân cần phải tìm cách trừ diệt để bảo vệ cho sự canh tác, trồng trọt. Có lẽ vì sự kiện này mà người ta còn xem Tết Đoan Ngọ là “ngày giết sâu bọ”.

Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam cũng còn gọi là “ngày giết sâu bọ” là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài gây hại cho cây trồng trên cánh đồng, trong đó nhiều loài sâu có thể ăn được và chúng được coi như là chất bổ dưỡng. Người ta tin rằng khi ăn món ăn đầu tiên trong ngày này thì sâu bọ; giun sán trong người sẽ bị chết hết.

Cách trừ sâu bọ trong ngày Tết Đoan Ngọ

Theo quan niệm xưa, vào ngày này chúng ta phải giết sâu bọ ngay khi thức dậy vào sáng sớm và giết sâu bọ bằng thức ăn, nhất là bằng rượu nếp, bánh tro và hoa quả…

Với trẻ em: sáng sớm ngủ dậy khi trẻ còn ở trên giường cho trẻ ăn hoa quả, ít rượu nếp, trứng luộc, bôi hồng hoàng vào thóp đầu, vào ngực, vào rốn để giết sâu bọ. Sau đó mới đi rửa mặt mũi, chân tay, đánh răng rửa mặt.

Với người lớn: sáng ngủ dậy không được đặt chân xuống đất mà phải súc miệng 3 lần cho sạch sâu bọ, tiếp đó ăn một quả trứng vịt luộc. Sau đó bước chân ra khỏi giường uống một ít rượu (hoặc ăn một bát rượu nếp) cho sâu bọ say, tiếp đó ăn trái cây cho sâu bọ chết.

Mâm lễ cúng Tết Đoan Ngọ

cúng gia tiên, Tết Đoan Ngọ, âm lịch, sâu bọ, cây trồng, bài cúng

Mâm lễ cúng gia tiên ngày Tết Đoan Ngọ gồm:

– Hương, hoa, vàng mã.

– Nước.

– Rượu nếp.

– Các loại hoa quả gồm các loại quả mùa hè như mận, hồng xiêm, dưa hấu, vải, chuối…Tuy nhiên mận và vải là hai loại quả không thể thiếu trong mâm lễ cúng Tết Đoan Ngọ.

– Xôi, chè

– Bánh ú tro (còn gọi là bánh tro hay bánh gio).

Cúng Tết Đoan Ngọ vào giờ nào?

Ở nước ta, Tết Đoan Ngọ được coi trọng, xếp vào hàng thứ hai sau Tết Nguyên Đán. Theo tục lệ từ xưa, người dân thường cúng vào sáng sớm nhưng thực chất Tết Đoan Ngọ được tiến hành vào giờ chính Ngọ (12h trưa) ngày 5/5 Âm lịch. Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là khoảng thời gian từ 11h tới 13h.

Văn khấn Tết Đoan Ngọ

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ Tỷ)

Tín chủ chúng con là:……………………………………………

Ngụ tại:………………………………………………………….

Hôm nay là ngày Đoan Ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, hoa đăng, trà quả dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần, cúi xin các Ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…………………, cúi xin các vị thương xót con cháu chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an.

Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Theo Gia đình & Xã hội.

Bài Văn Khấn Bốc Bát Hương Thần Linh, Gia Tiên Và Những Điều Cần Biết

Vào những dịp cuối năm, nhiều gia đình thường hay thay bát hương mới cầu mong những điều lành, tốt, sự mới mẻ, thay đổi vận mệnh. Để thực hiện được điều này, gia chủ sẽ cần phải hiểu biết về văn khấn bốc bát hương. Phải nắm bắt được cách cầu khấn như thể nào mới có thể xin rước bát nhang mới về được.

Vì sao phải dùng văn khấn bốc bát hương?

Một vật quan trọng nhất trên bàn thờ gia tiên, thần linh,… chính là bát hương – nơi thần linh, linh hồn tổ tiên ngự trị. Thế nên vật này vô cùng linh thiêng, gia chủ phải sử dụng văn khấn bốc bát hương thật cẩn thận, xin phép các bậc tâm linh mới được phép thay bát mới. Nếu tùy tiện thực hiện thì có thể làm phật lòng người quá cố, những vị thần, Phật đem lại điềm dữ, tai họa, ảnh hưởng đến bản thân và gia đình.

Những vật cần chuẩn bị cho buổi lễ bốc bát hương mới

Trước khi đi vào tìm hiểu về bài văn khấn bốc bát hương thổ công, thần linh, gia tiên,… Gia chủ cần phải chuẩn bị những lễ vật cúng bài cho buổi lễ kỹ càng nhất, làm hài lòng thần linh, thuận tiện trong việc xin phép bốc bát hương mơi. Những thứ cần chuẩn bị như sau sau:

Một con gà luộc để cúng (không có cũng được, có thì càng tốt).

Một chân giò heo (chân trước), làm sạch rồi đem luộc chín.

Một phần xôi trắng (nếp, cúc,…).

Nửa xị rượu trắng.

5 trái trứng sống (tốt nhất là trứng gà ta), 2 gram thị nạt vai tươi, khi làm thực hiện nghi lễ xong thì phải đem đi luộc chín ngay.

Chuẩn bị 3 miếng lá trầu, 3 trái cau.

3 bát nước tinh khiết, không màu, không mùi.

9 bông hoa hồng (lựa màu hồng son, không quá đậm.

Một bát gạo, một bát muối.

Một bộ đinh vàng và hoa cúng.

5 phần tiền vàng, lễ cúng.

Một bộ đồ (mã) quan cho thần linh, hài, hia, mũ, ngựa (đỏ), kiếm (trắng).

Bày một mâm cơm bao gồm 6 bát cơm (mỗi bát chỉ lấy 1 muỗng cơm), 1 tô canh bí, giữ lại phần nước luộc rau củ cho vào bát riêng để cúng luôn. Lưu ý không được sử dụng nguyên vật liệu là tỏi, hành trong quá trình nấu nướng.

Văn khấn bóc bát hương mới

Sau khi chuẩn bị lễ vật đầy đủ, gia chủ có thể sử dụng bài văn khấn như sau:

Con lạy chín phương trời mười phương Phật. Con kính lạy các chư vị thần linh, hiển linh, hiển pháp, pháp thuật vô biên. Hôm nay là ngày… tháng … năm … Tên con là … Tín chủ của …, ngụ tại … Con xin làm lễ bốc bát hương mới ( hoặc thay bàn thờ mới), mục đích con nguyện khấn cầu …, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, làm ăn phát đạt, cầu được ước thấy, vạn sự như ý. Con xin kính lạy các vị tổ tiên nội ngoại sống khôn chết thiêng. Hôm nay con xin làm lễ bốc bát hương mới (hoặc thay bàn thờ mới), kính xin các vị gia tiên về phù hộ độ trì cho con cho cháu mạnh khoẻ, tài lộc đầy nhà, mọi việc đều diễn ra như mong muốn. Con kính lạy các bà cô tổ, ông mãnh nội ngoại hai bên sống khôn, chết thiêng lắng nghe lời con cầu khấn như sau: … (Lời cầu nguyện, mong ước).

Sau khi thực hiện lễ cúng, vái xong, tới lúc những nén hương đầu tiên đã tàn thì tiếp tục đột một đợt nhang nữa. Kế đến là bắt đầu đốt giấy tiền, vàng bạc, đồ mã, bảng văn khấn đã chuẩn bị sẵn. Phần gạo và muối chia ra rải từng thứ trước cửa nhà. Khi đợt hương thứ hai đã tàn hẵn, gia chủ xin phép lấy lễ vật xuống, lập tức đem những trái trứng và thịt vai đi luộc chín.

Bài khấn an vị bát hương

Sau khi rước được bát hương mới về rồi không có nghĩa là mọi việc đã hoàn tất. Gia chủ còn phải thực hiện nghi lễ, bài khấn an vị bát hương để mọi việc trong nhà hòa thuận, ổn định, không xảy ra biến cố,… Việc không thực hiện nghi lễ cúng kiếng này chính là sự thiếu sót của rất nhiều gia đình, nên cần phải lưu ý tìm hiểu và thực hiện đầy đủ, chính xác.

Thực hiện nghi lễ cúng, khấn an vị bát hương

Sau khi rước bát hương mới về rồi, gia chủ cần phải thực hiện nghi lễ an vị bát hương. Chỉ cần làm theo các bước sau đây:

Khâu chuẩn bị, thực hiện một vài điều trước khi làm lễ an vị bát hương

Sau khi làm lễ, hãy lấy bát hương mới ra lau sạch bằng rượu gừng hay nước ngũ vị và một vài loại nước khác. Kế đến chỉ dùng một chiếc khăn khô, sạch lau lại. Gia chủ chú ý rằng, trong quá trình lau phải niệm liên tục 7 lần câu “Án lam xoa ha”. Lau chùi sạch sẽ xong, gia chủ hãy mời các sư thầy về làm lễ sái tịnh, cho vào cốt bát hương, tro hay cát trắng.

Khấn thấn chư vị thần tiên linh ứng bát hương

Sau khi hoàn thành việc chuẩn bị, lau chùi, làm lễ sái tịnh,… gia chủ hãy niệm như sau:

Nam mô a di đà Phật. Nam mô a di đà Phật. Nam mô a di đà Phật. Kính lạy các vị thánh tiên, thổ Công thổ Địa táo phủ thần quân Ngày hôm nay đệ tử thiết lập lô nhang phụng thờ bản gia táo phủ thần quân, tâm hương tấu thỉnh chư vị giáng lô nhang chứng tâm cho gia trung đệ tử, nhất một lòng, trung một dạ hương khói phụng thờ chư vị tôn thần, nguyện chư vị giáng phúc trừ tai độ âm độ dương, cho gia trung đệ tử. Khấn thỉnh Thánh ứng bát hương: Kính thỉnh bản gia táo phủ thần quân lai giám lô nhang. Kính thỉnh bản gia táo phủ thần quân lai giám lô nhang. Kính thỉnh bản gia táo phủ thần quân lai giám lô nhang.

Sau khi gia chủ đọc kinh khấn chư vị thần linh ứng bát hương thì hãy chuyển qua tụng Chú Đại Bi.

Nghi lễ an vị bát hương

Thực hiện lễ tạ

Bước cuối cùng để khấn bái an vị bát hương là thực hiện lễ tạ. Tực cúng cơm bàn thờ liên tục 100 ngày sau khi chôn cất người đã khuất. Nghi lễ này giúp tiếp sức cho linh hồn người vừa mất vững bước trên còn đường về miền cực lạc trong vòng 100 ngày, và siêu thoát.

Văn khấn thay bàn thờ thần tài

Trong trường hợp gia chủ muốn thay bàn thờ thần tài, thổ địa mới thuận tiện cho việc thờ cúng. Việc trước tiên vẫn là phải chuẩn bị tất cả những lễ vật cần thiết để cúng kiến. Khi thắp nhang vái lậy, gia chủ cần phải đọc bài văn khấn thay bàn thờ thần tài thật thành tâm như sau:

Hôm nay nhằm ngày … tháng … năm … âm lịch. Con tên … sinh sống tại địa chỉ … Hôm này là ngày lành tháng tốt, con cầu xin ông thần tài, thổ địa cho phép thay bàn thờ đã cũ, nhỏ hẹp bằng một chiếc mới, đẹp và rộng rãi hơn. Tất cả chỉ là để giúp việc thờ cúng hai ông thần tài, thổ địa thật tốt, bày biện trái cây, lễ vật đầy đủ và thoải mái hơn. Kính cao chư vị thần linh ông Thần Tài và Thổ Địa, Thượng trung hạ đẳng thần linh hãy an tọa, ngự vào bát hương trên bàn thờ mới để phù hộ, độ trì cho con. Cầu mong có được sự bình an, hạnh phúc, an khang, thịnh vượng, sức khỏe dồi dào, mọi sự như ý.

Bài cúng ông thần tài

Khi đã hoàn tất các nghi lễ khấn xin thay bàn thờ thần tài, thổ địa, bốc bát hương mới,… Mỗi ngày gia chủ phải cúng kiến, cầu khấn các vị thần linh này mới phù hộ, độ trì cho được. Thể nên cứ vào mỗi lần thắp nhang, dâng lễ vật mỗi buổi sáng, gia chủ nên đọc bài cúng ông thần tài, thổ địa như sau:

Lạy Thành Hoàng bản cảnh, Ông Địa, Thần Tài, ông chủ gia, bà chủ đất, các phần hương linh khuất mặt, khuất mày, chư vị Tiền chủ và Hậu chủ. Tín chủ của con là … niên canh …, … tuổi. Ngụ tại địa chỉ số … đường … quận … tỉnh/ thành … Việt Nam quốc. Khấn cầu Thành Hoàng bản địa, Ông Địa, Thần Tài chứng giám cho lòng thành tâm kính, xin chư vị thần linh phù hộ, bang cho con được … (lời cầu khấn, mong muốn). Nếu vạn sự vẹn toàn, con xin hứa được hậu tạ … (lễ vật, hành động). Con xin Thành Hoàng bản địa, Ông Địa, Thần Tài, ông chủ gia, bà chủ đất, hương hồn các cụ, chư vị Tiền chủ, Hậu chủ chứng giám cho lòng thành của con. Kính bái.

Sau khi đọc bài văn cúng Ông Thần Tài, Thổ Địa xong thì hãy dập đầu, vái 3 lần rồi cắm nhang là xong.

Bên trên chính là tổng hợp những bài văn khân bốc bát hương mới, xin thay bàn thờ, an vị bát hương, cúng thần tài thổ địa,.. Mong rằng với một số những thông tin bên trên có thể giúp gia chủ thực hiện tốt những sự kiến cúng kiến, cầu khần thần linh, gia tiên,… Hãy luôn nhớ rằng việc cầu xin, đọc văn khấn phải luôn bỏ hết lòng thành vào thì mới linh ứng. Cảm ơn tất cả quý đọc giả vì đã tham khảo bài viết này.

Cúng Thổ Công Cần Những Gì Và Ý Nghĩa Như Thế Nào?

Thổ công hay còn gọi là Thổ địa, Thổ Thần, Ông địa. Theo quan niệm của người Chấu Á, Thổ thần là vị thần cai quản đất đai một vùng đất nào đó.

” Đât có thổ công, sông có hà bá” mỗi vùng đất đều có một vị Thổ công cai quản và bảo vệ. Bởi lí do đó khi làm việc gì chạm tới long mạch như: xây nhà, đào giếng, đào huyệt, xây xưởng…. thì gia chủ thường chuẩn bị một mâm cúng dâng lên Thổ Thần hay còn gọi là mâm lễ cúng động thổ.

Ở một số nơi Thổ công hay còn được gọi là Thổ địa được đặt bàn thờ dưới đất, do ảnh hưởng của người Hoa người ta còn gọi là Thần Tài.

Ngoài ra, cũng có một vài sự tích cho răng, Thổ Công một trong ba vị táo quân. Vị Thổ Công này trông coi việc bếp núc. Và mâm cúng thường được tổ chức vào chiều 23 tháng chạp âm lịch hàng năm.

LỄ VẬT CÚNG THỔ CÔNG – THỔ ĐỊA CẦN NHỮNG GÌ

Chuẩn bị mâm cúng với lòng thành nhằm tạ ơn Thổ công – Thổ địa đã canh giữ, cai quản, bảo vệ vùng đất cho gia chủ và đồng thời cũng để xin được che chở, làm ăn suôn sẻ mọi việc bình an. Lễ vật dâng lên cần chỉnh chu và tươm tất đầy đủ nếu gia chủ chưa biết cách để soạn mâm cúng có thể tham khảo danh sách lễ vật sau:

+ Hoa tươi ( cúc, lay ơn, đồng tiền….)

+ Gà chéo cánh ( không áp dụng đối với gia chủ ăn chay)

+ Heo sữa quay nguyên con ( không áp dụng đối với gia chủ ăn chay)

+ Tam sên: trứng luộc, tôm luộn, thịt luộc (không áp dụng đối với gia chủ ăn chay)

Đối với các lễ vật phải đảm bảo tươi mới để thể hiện lòng thành của gia chủ.

Trước tiên, khi chuẩn bị tiến hành xây nhà, xây xưởng, đào giếng, đào ao…. gia chủ cần bắt tay vào công việc chuẩn bị:

Kính lạy Hoàng Thiên hậu thổ chư vị tôn thần.

Kính lạy Quan đương niên, kính lạy Các tôn thần bản xứ.

Hôm nay, ngày …..tháng …..năm …………………….

Tín chủ con là: …………………………… cùng toàn gia quyến, nhất tâm xây dựng công trình nhà ở

Thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ cúng dâng bày ra trước án. Vì tín chủ con khởi tạo động thổ căn nhà ở địa chỉ: …………………………….

Ngôi dương cơ ngụ trạch để làm nơi cư ngụ cho gia đình con cháu. Nay chọn được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị linh thần, cúi mong soi xét và cho phép được động thổ (hoặc cất nóc…) nhân có lễ vật tịnh tài, hương hoa, đăng, trà, quả, phẩm, dâng cúng bày trên án tọa.

Lòng thành tâu lên đức thần linh bốn cõi

Chúng con trộm nghĩ rằng: Tôn thần cai quản lãnh thổ, hùng cứ một phương, thông minh sáng láng, thương đến dân lành, chứng giám lòng thành giáng lâm lễ bạc, giúp cho tín chủ thuận lợi dựng xây. Một thời xây dựng muôn năm trường tồn.

Tín chủ con thành tâm kính mời:

Ngài Kim Niên Đương Cai Thái Tuế Chí Đức Tôn Thần.

Ngài Bản Cảnh Thành Hoàng Chư Vị Đại Vương.

Ngài Bản Xứ Thần Linh Thổ Địa.

Các ngài Địa Chúa Long Mạch Tôn Thần và tất cả các vị Thần Linh cai quản ở khu vực này.

Cúi xin giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con mọi duyên thuận lợi, công việc hanh thông, chủ thợ được chữ bình an, ngày tháng hưởng phần lợi lạc, âm phù dương trợ.

Tín chủ con dâng lễ này cúi xin phổ cáo với các vị tiên chủ hậu chủ và các vị Hương Linh Cô Hồn, y thảo phụ mộc, phảng phất trong khu vực này. Xin mời tới đây thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ thợ đôi bên, khiến cho an lạc công việc chóng thành.

Giải tấm lòng thành cúi xin chứng giám

Những Điều Cần Chú Ý Khi Chuẩn Bị Lễ Cúng Thôi Nôi Cho Bé

Khi trẻ tròn 12 tháng từ khi sinh ra các bậc cha mẹ thường tổ chức lễ thôi nôi để tạ ơn các bà Mụ, tạ ơn trời Phật và cầu mong cho bé được bình an, mạnh khỏe và hạnh phúc. Vậy những điều gì cần chú ý khi chuẩn bị lễ cúng thôi nôi để con yêu được hưởng may mắn, giàu sang, hạnh phúc cả đời?

Chọn thời gian là điều đầu tiên cần chú ý khi chuẩn bị lễ cúng thôi nôi

Tính ngày cúng đầy năm theo lịch âm hay dương?

Theo truyền thống người Việt Nam, lễ cúng thôi nôi được tính theo ngày âm lịch và theo giới tính của bé “trai kém 1, gái kém 2”. Có nghĩa là sẽ tính ngày sinh của bé theo âm lịch, nếu là bé trai thì lùi 1 ngày từ ngày sinh nhật, còn bé gái thì lùi 2 ngày.

– Cúng sáng hay chiều?

Kinh nghiệm của người xưa truyền lại, cúng thôi nôi sẽ thực hiện vào sáng hoặc chiều tối. Tùy theo điều kiện của gia đình mà tổ chức tiệc sau khi cúng.

– Cúng thôi nôi lúc giờ nào là tốt?

Giờ cúng tốt nhất là chọn theo giờ hoàng đạo hợp với tuổi của bé. Cụ thể như sau: Bé tuổi Hợi chọn giờ Tỵ, bé tuổi Tuất chọn giờ Hợi, bé tuổi Dậu chọn giờ Dần, bé tuổi Thân chọn giờ Mão, bé tuổi Mùi chọn giờ Tý, bé tuổi Ngọ chọn tuổi Thân, bé tuổi Tỵ chọn giờ Dậu, bé tuổi Thìn chọn giờ Hợi, bé tuổi Dần chọn giờ Sửu – Mùi, bé tuổi Mão chọn giờ Thìn, bé Tuổi Tý chọn giờ Ngọ, bé tuổi Sửu chọn giờ Tý.

Chuẩn bị lễ vật cúng thôi nôi

– Đĩa hoa quả cúng thôi nôi gồm những loại gì?

Hoa quả để làm lễ cúng khá đơn giản, cứ chọn 5 loại quả khác nhau là được. Tốt nhất là có màu sắc khác nhau, ví dụ: Bưởi xanh, táo đỏ, nho tím, xoài vàng, thanh long hồng,…

Nếu gia đình bạn có sẵn hoa quả vườn nhà thì có thể dùng luôn, quan trọng là thành tâm cúng kính, không cần quá câu nệ. Khi chọn hoa quả xong nhớ rửa sạch, để ráo nước rồi mới sắp vào mâm cúng.

– Cúng thôi nôi chọn gà hay vịt?

Gà hay vịt đều được cả các bậc làm cha mẹ nhé! Nếu là gà, vịt nhà mình nuôi thì càng tốt. Thông thường người miền Trung và miền Nam hay chọn vịt, còn miền Bắc thì hay chọn gà cho lễ cúng.

– Cúng thôi nôi chọn gà trống hay gà mái?

Trong tất cả các lễ cúng của người Việt hầu hết được chọn gà trống, lễ cúng thôi nôi cũng vậy. Tốt nhất chọn loại gà trống da vàng, mào to đỏ, sau khi làm thịt thì buộc theo kiểu gà cánh tiên cho đẹp mắt.

– Chọn hoa cúng thôi nôi

Các bậc cha mẹ có thể chọn hoa hồng, hoa cúc hoặc hoa ly tùy theo từng mùa. Chú ý là cần chọn những bông hoa tươi tắn, màu sắc hài hòa làm trung điểm của bàn cúng thôi nôi. Tránh các bông hoa cũ, héo hay dập nát.

– Chuẩn bị các lễ vật khác cúng thôi nôi

12 chén chè.

3 đĩa xôi cúng 3 ông Thầy.

12 miếng trầu cau, 1 lá trầu, 1 quả cau tươi.

2 cây đèn cầy.

3 nén nhang.

1 bộ đồ thế thân ghi ngày tháng năm sinh của bé, cúng xong sẽ đốt bỏ để giải hạn.

1 ly rượu nhỏ (để rưới lên hoa sau khi cúng).

Chuẩn bị vị trí đặt đồ cúng thôi nôi

Vị trí đặt mâm hướng ra ngoài

Mâm cúng thôi nôi có thể dặt ở ngoài sân, nếu bày trí trong nhà thì đặt đầu hướng ra phía ngoài cửa. Ngoài ra cần chuẩn bị các mâm cúng Thần Tài, cúng bàn thờ Phật, Ông Táo và mâm cúng ông bà tổ tiên.

Chuẩn bị bài văn khấn cúng thôi nôi

Có nhiều bài văn khấn thôi nôi khác nhau, tùy theo vùng miền và truyền thống của gia đình mà lựa chọn. Xin giới thiệu 1 bài văn khấn đơn giản để cha mẹ tham khảo:

Kính lạy Đệ nhất đại tiên chủ cùng 12 vị tiên nương Hôm nay là ngày… (âm lịch). Vợ chồng con là (họ tên vợ chồng)…, ngụ tại… (địa chỉ). Hôm nay chúng con bày mâm lễ vật, trước xin thỉnh đất đai thổ địa, thổ công về chứng lễ cho con (họ tên con)… tròn 1 tuổi, sau là phù hộ cho cháu khỏe mạnh, hay ăn chóng lớn, bình an, kiếp kiếp được hưởng vinh hoa phú quý, phù hộ cho gia đình chúng con luôn ấm no, hạnh phúc. Bế cháu lạy trước mâm cúng, thắp nhang và lạy, đốt tiền giấy, vàng mã, vẩy rượu lên hoa.

Bạn đang xem bài viết Mâm Cúng Mùng 5/5 Và Những Điều Nhất Định Phải Biết trên website Iseeacademy.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!