Cập nhật thông tin chi tiết về Mâm Cúng Về Nhà Mới Gồm Những Gì? Chuẩn Bị Gì? mới nhất trên website Iseeacademy.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Theo phong tục từ xưa của người Việt, lễ nhập trạch là một trong những nét đẹp trong văn hóa truyền thống bao đời. Trong ngày vui này, có 3 công việc quan trọng mà nhất định gia chủ cần phải quan tâm đó là chuẩn bị đầy đủ vật lễ cho mâm cơm cúng về nhà mới.
Nhằm bày tỏ sự biết ơn bề trên, những vị thần linh cư ngụ và bảo hộ giúp gia đình luôn được bình an, mạnh khỏe, an khang, tốt lành và thịnh vượng.
Quan trọng và trang trọng là thế, nên để chuẩn bị tốt một buổi lễ nhập trạch là không phải dễ dàng và đâu đó vẫn có nhiều gia chủ gặp phải những thiếu sót không đáng có.
Vì thế trong bài viết hôm nay, gomsuhcm.com sẽ giúp mọi người chuẩn bị một mâm cơm cúng nhập trạch đầy đủ nhất. Đồng thời, hướng dẫn cách cúng nhập trạch khi chuyển vào nhà mới hợp phong tục và phong thủy người Việt.
Qua đó, giúp gia chủ hiểu hơn về ý nghĩa của việc cúng nhà mới đối với mỗi gia đình người Việt ta. Cũng như những điều tuyệt đối cấm kỵ khi thực hiện việc chuyển nhà!
Ý nghĩa của mâm cúng về nhà mới
Theo tín ngưỡng dân gian, lễ nhập trạch hay còn được gọi là lễ cúng về nhà mới được gia chủ thực hiện nhằm để báo cáo với ông bà, thổ công rằng ngôi nhà đã được xây dựng hoàn tất.
Kính mong các vị thần linh, ông bà tổ tiên phù hộ cho gia đạo được bình yên, êm ấm, con cháu khỏe mạnh, tài lộc đầy nhà.
Lễ cúng cũng là cách mà chủ nhân của ngôi nhà tiễn đưa những vong hồn tồn tại tại mảnh đất mà gia chủ đang chuẩn bị định cư lâu dài. Bài trừ những tà khí còn sót lại trong ngôi nhà mới để không ảnh hưởng đến những người sinh sống.
Đó cũng là lý do mà ngày cúng nhập trạch được quan tâm chú trọng trong việc chuẩn bị bàn cúng, văn tế đến lựa chọn ngày giờ hoàng đạo để chuyển đến nhà mới.
Hướng dẫn trình tự các bước cần chuẩn bị khi cúng nhà mới
Để tránh những thiếu sót hoặc mất thời gian trong ngày cúng nhập trạch, mọi người cần giải mã được câu hỏi: lễ nhập trạch cần chuẩn bị những gì?
Sau đó bằng cách note lại trên điện thoại hoặc thông qua một tờ giấy để ghi chú lại những thứ mà bạn nên chuẩn bị và lên kế hoạch mua sẵn tránh nhầm lẫn hay sai sót, bạn nhé!
Tìm ngày tốt để thực hiện việc cúng bái
Trong phong thủy, ngày tốt để chuyển nhà hoặc vào nhà mới phải hội tụ đầy đủ các yếu tố bao gồm: thuận lợi cho gia chủ, ngày hoàng đạo đẹp hoặc ngày hợp với tuổi mệnh của gia chủ sở hữu.
Chuẩn bị lễ vật cho buổi lễ
Mâm cúng nhập trạch gồm 3 phần chính là ngũ quả, hương hoa và thức ăn. Gia chủ có thể phân thành 3 mâm nhỏ khác nhau hoặc bày chung tất cả thành một mâm lớn.
Điều quan trọng là lòng thành chứ không phải giá trị lễ vật trên mâm cúng. Vậy nên tùy thuộc vào từng điều kiện tài chính mà bạn có thể chuẩn bị đồ cúng cho buổi lễ.
Ngũ quả: trái cây cúng về nhà mới nên được chọn từ 5 loại quả ngon theo mùa. Gia chủ cũng có thể thêm hoặc bớt tùy theo điều kiện mỗi nhà. Chỉ cần mâm trái cây dâng cúng tươi ngon, bắt mắt là được.
Hương hoa: các loại hoa tươi nên lựa chọn là hồng, cúc vàng hoặc hoa ly (bông lẻ), 1 cặp đèn cầy, nhang, vàng mã, trầu cau và 3 hũ nhỏ dùng để đựng muối – gạo – nước.
Mâm cơm cúng về nhà mới: tùy thuộc vào quan niệm thờ cúng mà gia chủ có thể lựa chọn mâm cúng chay hoặc mâm cúng mặn.
Mâm chay gia chủ có thể chuẩn bị các gợi ý sau như: rau củ xào, đậu hũ, xôi đậu, canh rau củ chay, …
Mâm cơm cúng nhập trạch mặn thì gồm: 1 miếng thịt luộc, 1 con tôm luộc, 1 quả trứng vịt luộc; có thể thêm gà luộc, heo quay, xôi, cháo hoặc các món khác theo ý muốn của chủ gia đình.
Ngoài ra, mọi người cũng cần chuẩn bị cho mâm cúng về nhà mới thêm 3 ly trà, 3 ly rượu, 3 điếu thuốc.
Trên đây cũng là lời giải chi tiết và rõ ràng nhất cho câu hỏi: mâm cúng về nhà mới gồm những gì?
Khi chuyển về nhà mới, văn khấn cúng lễ gồm 2 phần.
Trong đó, nên đọc văn khấn thần linh trước khi đọc văn khấn cho gia tiên. Nội dung bài văn khấn nên trình bày mong muốn của gia chủ. Đồng thời xin phép thần linh được chuyển nhà/vào nhà mới, chuyển bàn thờ đến nơi ở mới.
Văn khấn nên đọc một cách rành mạch, thành tâm. Tránh trường hợp vừa khấn vái vừa nhắc nhở hoặc nói chuyện với người xung quanh.
Những vật phẩm cần chuẩn bị khác
Bếp than dùng để đặt ở giữa cửa chính.
Chiếu/nệm mà mình đang sử dụng.
Ngoài ra, theo phong tục nhập trạch thì các thành viên sẽ đem theo những đồ vật có ý nghĩa may mắn chứ không được đi tay không.
Những đồ vật ai cũng phải cầm theo như: Chổi mới, bếp nấu (không dùng bếp điện vì dân gian cho rằng bếp điện có tinh mà không có tướng, nghĩa là có nhiệt mà không có lửa), gạo, muối, rượu, vàng, tiền bạc,…
Sau khi chuẩn bị mọi thứ đầy đủ, gia chủ bắt đầu sắp xếp lễ vật lên mâm cúng, đặt theo hướng phù hợp với mệnh gia chủ.
Đích thân chủ nhà sẽ thắp nén nhang, cắm vào bát hương xin phép được nhập trạch. Đồng thời, xin phép các vị thần linh được rước vong linh gia tiên về với nơi thờ tự mới.
Sau khi kết thúc phần khấn thần linh, gia chủ tiếp tục làm lễ khấn báo cáo mời các vị gia tiên về nhà mới.
Hướng dẫn cách cúng nhập trạch cụ thể
Bước 1: Đốt lò than và đặt ngay tại cửa ra vào.
Bước 2: Bày đồ cúng lên mâm, chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng để tiến hành việc cúng chuyển nhà mới.
Bước 3: Chủ nhà là người bước qua lò than đầu tiên (chân trái trước, chân phải sau). Tay gia chủ cần cầm theo bát hương, bài vị gia tiên.
Bước 4: các thành viên khác trong gia đình cũng lần lượt bước qua lò than. Tất cả các thành viên trên tay cầm theo những đồ vật may mắn đã chuẩn bị.
Bước 5: Việc đầu tiên khi gia chủ bước vào nhà là bật tất cả điện và mở mọi cánh cửa ⇒ khai thông khí, đánh thức ngôi nhà.
Bước 6: Trong lúc này các thành viên nên sắp xếp lại bàn thờ gia tiên, bàn thờ thần tài – thổ địa. Số thành viên còn lại bày mâm lễ cúng nhập trạch ở giữa nhà, hướng về phía phù hợp mệnh tuổi của gia chủ.
Bước 7: Đại diện trong gia đình thắp nhang và đọc văn khấn, những người còn lại nên chắp tay nghiêm trang và đứng ở một nơi.
Bước 8: Sau khi tiến hành đọc văn khấn, chủ nhà cần bật bếp, nấu nước phà trà. Tốt nhất là nên để nước sôi từ 5-7 phút và dùng để pha trà. Việc pha trà nấu nước này mang ý nghĩa khai hỏa, tạo ra sức sống cho ngôi nhà mới.
Bước 9: Tiến hành hóa tiền vàng, lấy rượu rưới lên tàn tro.
Bước 10: Giữa lại 3 hũ muối, gạo, nước để đặt vào bàn thờ Táo quân – biểu trưng cho sự đầm ấm, no đủ.
Bước 11: Kết thúc buổi lễ tiến hành mang lễ vật vào trong.
Lưu ý những điều cấm kỵ cần biết khi dọn về nhà mới
Dưới đây là những quan niệm của ông bà ta từ xưa đến nay về những điều cần lưu ý khi thực hiện việc chuẩn bị và cúng bái xin vào nhà mới:
Không được bỏ lỡ giờ tốt để chuyển vào.
Không nên chuyển về nhà mới vào ban đêm.
Phụ nữ mang thai thì không được dọn dẹp ngôi nhà.
Người cầm tinh con hổ cũng không nên thực hiện việc dọn dẹp.
Trong trường hợp gia chủ chỉ lấy ngày nhập trạch tốt với mệnh tuổi mà chưa chính thức ở ngay. Nếu vậy nhất thiết cần ngủ lại qua đêm tại ngôi nhà mới ấy.
Không được ngủ trưa tại ngôi nhà.
Tuyệt đối không được làm đổ vỡ trong quá trình chuyển nhà.
Cãi vã và xích mích trong ngày trọng đại này cũng là điều không hay.
Tuyệt đối không được đi tay không vào nhà mới, cũng không được đem đồ vật như: chổi cũ, bếp cũ vào nhà,
Không đón khách vào nhà ngày nhập trạch tránh làm kinh động tổ tiên. Chỉ nên mời khách hàng tân gia, vui mừng mà thôi.
Có nên thay bàn thờ khi chuyển vào ngôi nhà mới?
Đi song song với câu hỏi mâm cơm cúng về nhà mới cần những gì? thì việc có nên thay bàn thờ mới khi chuyển đến ngôi nhà mới hay không cũng là một trong những điều băn khoăn của nhiều người.
Trường hợp bàn thờ gia đình đã cũ hoặc hỏng, vỡ gia chủ có thể thay thế ban thờ mới. Tuy nhiên, mọi thứ cần được thực hiện theo đúng phong tục tránh làm phật ý các vị thần linh.
Ngoài ra, đối với những bàn thờ còn mới, gia chủ không nên hoặc nên hạn chế việc thay đổi bàn thờ. Tránh di chuyển và làm động quá nhiều nơi linh thiêng của gia đình.
Khi lựa chọn bàn thờ thần tài – thổ địa, bàn thờ gia tiên,…trong gia đình. Gia chủ nên lựa chọn cho không gian thờ cúng gia đình mình sản phẩm thờ cúng tâm linh chất lượng từ thương hiệu gốm sứ Bát Tràng nhằm đảm bảo độ bền sản phẩm, sự linh thiêng của ban thờ và giá trị thẩm mỹ của không gian thờ tự.
Dưới đây là một vài mẫu gốm sứ tâm linh Bát Tràng bán chạy nhất tại cửa hàng gốm sứ HCM trong những năm gần đây mà bạn có thể tham khảo!
Sản phẩm đồ thờ cúng riêng lẻ
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi nếu bạn đang cần lắm địa chỉ cung cấp đồ thờ cúng tâm linh chất lượng, bền đẹp và giá cả tốt nhất tại Tp.hcm!!!
Mâm Cúng Về Nhà Mới Gồm Những Gì? Chuẩn Bị &Amp; Lưu Ý Nên Biết 2022
Ý nghĩa của mâm cúng về nhà mới
Theo tín ngưỡng dân gian từ xưa đến nay thì lễ cúng hay chính là việc chuẩn bị mâm cúng về nhà mới là để báo cáo với các vị thần thổ công, thổ địa và gia tiên rằng ngôi ở nhà đã xây dựng hoàn tất.
Điều này cũng thể hiện sự biết ơn, kính trọng đối với các vị thần linh hay gia tiên, đồng thời mong muốn các vị phù hộ cho gia đình của chúng ta luôn bình yên, mạnh khỏe, lộc đến đầy nhà.
Mâm cúng về nhà mới bao gồm những gì?
Mâm cúng nhập trạch mà các gia đình cần chuẩn bị sẽ bao gồm những phần sau:
Mâm hoa quả
Thông thường mâm trái cây cúng nhà mới, gia chủ nên sử dụng 5 loại quả trở lên như: chuối, xoài, mãng cầu, dừa, dưa hấu…
Cần lưu ý chọn những trái to, màu sắc đẹp, sáng, không bị hư, thối, nát. Sau khi rửa sạch, tiến hành bài trí lên mâm cúng sao cho phù hợp.
Không cần đặt nặng việc phải sắp xếp, bố trí thế nào, số lượng ra sao cho hợp phong thủy, điều này là là không cần thiết, chúng ta chỉ cần bài trí sao cho hợp lý, gọn gàng và sạch sẽ.
Mâm hương hoa
Đối với mâm hương hoa để cúng vào nhà mới này, chúng ta cần chuẩn bi:
Hoa cúng là các loại hoa tươi như: hoa cúc, hoa ly, hoa hồng…
Nhang, đèn cầy đỏ 1 cặp, 3 miếng trầu cau (đã têm sẵn)
Giấy vàng mã (nếu gia chủ là phật tử không có yếu tố này)
1 đĩa muối gạo
3 hũ đựng muối, gạo, nước trộn lẫn với nhau
Mâm cơm cúng
Mâm cơm cúng được sử dụng nhiều hiện nay gồm có mâm cúng mặn hoặc chay.
Đối với mâm cơm mặn
Bộ tam sanh: gồm 1 miếng thịt luộc, 1 con tôm luộc, 1 trứng vịt luộc
Xôi
Gà luộc nguyên con
3 chum trà
3 chum rượu
3 điếu thuốc.
Đối với mâm cơm chay
Chúng ta nên bố trí có từ 4 món trở lên, tùy vào khẩu vị các thành viên trong gia đình
Một số món gợi ý cho các bạn như: nem chay, bì cuốn chay, rau củ xào chay, canh nấm chay, xôi, chè…
Trên tinh thần là lòng thành của gia chủ, cũng như tùy vào văn hóa mỗi vùng miền mà chúng ta có thể thay đổi, không nhất thiết phải có đủ những lễ vật trên.
Những lưu ý, kiêng kỵ khi chuyển về nhà mới
Những lưu ý trước khi chuyển về nhà mới
Chọn ngày và giờ hoàng đạo để chuyển đến nhà ở mới.
Cần chuẩn bị đầy đủ: bát hương, mâm hoa quả, rượu thịt và lọ hoa tươi trước khi làm lễ cúng.
Bài vị, bát hương của Tổ Tiên hay bàn thờ cúng Thổ Địa phải do chính những người trong gia đình tự tay dọn mang đến nhà mới. Những người còn lại trong gia đình thì cầm của cải mang đến nhà ở mới.
Việc chuyển nhà này tránh chuyển vào buổi tối, thông thường thì nên chuyển vào buổi sáng sớm hoặc lúc hoàng hôn xuống. Điều nay thể hiện mong muốn, cầu cho gia đình được bình an, mạnh khỏe.
Những lưu ý khi làm lễ về nhà mới
– Các đồ vật cần mang theo:
Mang theo chiếu cũ hoặc đệm cũ (các đồ đang còn sử dụng) sang nhà mới trong ngày nhập trạch.
Làm lễ khai bếp: vào nhà bếp và bật lửa lên.
Mang theo một chiếc chổi, gạo, mâm quả, tiền với mong muốn mang tài lộc về ngôi nhà.
– Những điều tối kỵ nên tránh:
Theo quan niệm dân gian thì nên khai bếp bằng loại lửa mới sẽ mang lại tốt lành, bởi thế chúng ta nên sử dụng bật lửa hoặc bếp ga tránh dùng bếp điện để khai bếp.
Không để người mang thai hay người cầm tinh con hổ thực hiện công việc dọn nhà và chuẩn bị mâm lễ cúng nhập trạch này
Những kiêng kỵ khi làm lễ về nhà mới
Ngày chuyển về nhà mới, nếu làm lễ chuyển nhà mà gia chủ chưa ở ngay thì cũng nên nán lại ngủ ở đó một đêm, điều hoàn là để hoàn thành việc báo cáo là nhà đã có người ở và hoàn tất lễ cúng về nhà mới.
Sau khi tiến hành dọn đồ cúng để thụ lộc, mọi người làm lễ bái tạ, chắp tay vái 3 vái trước bàn thờ để tạ ơn thần linh và gia tiên.
Trong khi đang làm thủ tục về nhà mới, nếu là thai phụ thì không nên tham gia chuyển dọn, trong trường hợp bất đắc dĩ thì chỉ nên dùng chổi mới quét qua một lượt đồ đạc.
Nếu mượn người dọn nhà, tuyệt đối không được chọn người cầm tinh con cọp, vì tuổi này có thể mang tới điều dữ, không lành cho gia chủ khi về nhà mới
Như đã nói ở trên chọn thời gian chuyển nhà là sáng, trưa, chiều sớm, không nên chuyển vào buổi tối.
Tìm thầy cúng nhập trạch là giải pháp cuối cùng nếu chúng ta không có thời gian để tìm hiểu các nghi lễ.
Chuẩn Bị Mâm Lễ Về Nhà Mới Cần Những Gì
Chuyển nhà , mua nhà, hay xây nhà đều là việc hệ trọng vì vậy các gia đình đều chuẩn bị một hương hoa khi về nhà mới. Vì đây là thủ tục tâm linh quan trọng nên lễ về nhà mới cũng cần lưu ý khi chuẩn bị. Để giúp các gia chủ có được mâm cũng nhập trạch đúng chuẩn không bị sai sót chúng tôi xin đưa ra những lưu ý sau đây.
Những món đồ cần có trong lễ về nhà mới
Việc đầu tiên các gia chủ cần quan tâm khi về nhà mới đó là đi xem ngày lành tháng tốt để dọn đồ về nhà mới. Việc xem ngày là cực kỳ quan trọng vì thế bạn hãy chọn ngày tháng phù hợp với mình để đảm bảo được sức khỏe may mắn tài lộc cho cả gia đình. Gia chủ cũng cần học thuộc bài cúng chuyển nhà mới hay còn được gọi là văn khấn nhập trạch
1. Những việc cần làm trước tiên khi về nhà mới
Khi về nhà mới gia chủ cần lưu ý những điều sau:
Chiếu, bếp lửa ( bếp ga hoặc bếp dầu ) tránh là bếp điện hay bếp từ vì đây là những vật có tinh mà không có tướng không tốt theo phong thủy.
Tiếp đến là gạo, nước, chổi quét nhà, … và lễ vật cúng Thần phật.
Khi chuyển nhà mới chính là gia chủ phải là người sắp xếp và dọn dẹp những món đồ trên về nhà mới.
Các bài vị, đồ cúng thổ thần, gia tiên đều phải chính tay gia chủ mang đến nơi mới vì như thế thì tổ tiên, thần phật gia đình thờ cúng mới có thể hiểu và tìm được lối về ở mới từ đây tiền của, vật quan trọng mới theo sau.
2. Những việc cần làm trong ngày nhập trạch
Trong ngày làm lễ chuyển nhà mới thì gia chủ cần làm mọi thứ theo quan niệm tâm linh để tránh xui xẻo. Vì vậy gia chủ cần lưu ý những điểm sau:
Nếu bạn làm lễ nhập trạch lấy ngày mà không ở ngay thì cần ít nhất phải ngủ lại đó một đêm để khai báo nhà có người cư trú.
Sau khi là lễ khấn về nhà mới hay thì gia chủ cần làm ngày lễ cáo yết gia tiên sau đó mới tiến hành dọn dẹp mâm lễ hóa vàng.
Sau khi hạ lễ thủ lộc toàn bộ thành viên trong gia đình cần phải bái tạ thần phật và tổ tiên để cầu được bình yên.
Tránh người tuổi dần tham gia vào dọn nhà vì quan niệm “rước hổ vào nhà” cũng tránh việc để phụ nữ có thái tham gia dọn nhà vì động đến “thần thai”.
Khoảng thời gian tốt nhất cho việc chuyển nhà từ sáng đến trưa tránh chuyển nhà và buổi tối vì như vậy vong dễ theo vào nhà.
Lễ cúng về nhà mới bao gồm:
Hoa tươi : các gia chủ có thể chuẩn bị hoa tươi theo mùa như hoa ly, hoa hồng…
Trà hoặc nước trắng để dâng lên thân linh, thổ địa
Rượu, hương nhang, đèn dầu hoặc nến, gạo muối, trầu cau, giấy sớ, hương xông nhà, xôi các bạn có thể dùng chè hoặc cơm trắng cũng được.
Bánh kẹo , thịt heo quay hoặc thịt ba chỉ luộc.
Sau khi sắp mâm lễ cúng về nhà mới theo hướng hợp với gia chủ thì đích thân gia chủ thắp hướng và chin nhập trạch xin phép thổ công thần linh được rước vong linh gia tiên về nơi mới để thờ phụng.
Sau khi khấn xong gia chủ sẽ châm bếp và đun nước với mục đích là khai bếp và pha trà dâng thần linh và gia tiên.
Sau khi dâng trà và đọc văn khấn xin thần linh xong gia chủ làm lễ cáo yết gia tiên rồi dọn đồ vào nhà.
Khi đã tiến hành dọn dẹp và sắp xếp đồ đạc xong thì cả nhà tổ chức bái tạ thần phật và các vị thần thánh tổ tiên.
Mâm Đồ Lễ Cúng Về Nhà Mới Gồm Những Gì?
Mâm đồ cúng lễ nhập trạch về nhà mới
Bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn cụ thể, chi tiết hơn về mâm đồ lễ cúng nhập trạch về nhà mới. Trong lễ nhập trạch có 3 công việc quan trọng mà gia chủ nhất định phải quan tâm, đó là sắm lễ, thủ tục và văn khấn. Mâm cúng được coi là món quà ra mắt của gia chủ đối với thổ địa thần linh và gia tiên. Do đó, cần phải cẩn thận để mọi việc được hanh thông, cuộc sống sau này trong nhà mới được thuận buồm xuôi gió, cả gia đình mạnh khoẻ, an lành…
Sắp mâm lễ
Tuỳ theo tỉnh thành, vùng miền khác nhau mà các món trong mâm cúng lễ nhập trạch có sự khác nhau nhất định, tuy không nhiều. Theo nghi lễ dân gian, có thay đổi phù hợp với thực tại thì mâm cúng lễ nhập trạch bao gồm 3 phần chính là hoa quả, rượu thịt và vàng mã.
– Đối với phần ngũ quả, người ta thường sử dụng ít nhất là 5 loại quả trở lên, bày biện theo số lẻ lên đĩa cúng. Ví dụ: nải chuối, xoài, đu đủ, mãng cầu, dừa, dưa hấu… Các trái phải được chọn lựa theo tiêu chí to, đẹp, không bầm, dập, thối. Sau khi rửa sạch phải xếp ngay ngắn lên đĩa sao cho đẹp mắt.
– Nhang đèn, hương hoa, trầu cau là những lễ vật không thể thiếu trong bất cứ phong tục lễ cúng nào của người Việt, và lễ cúng nhập trạch cũng không ngoại lệ. Mâm hương hoa bao gồm: hoa tươi, nhang, 1 cặp đèn cầy đỏ, 3 miếng trầu cau đã têm, giấy vàng mã, 1 đĩa gồm một nửa muối và 1 nửa gạo. và 3 hũ nước, muối, gạo. Hoa tươi có thể linh hoạt chọn loại theo mùa, ví dụ: hoa hồng, hoa ly, hoa cúc, hoa sen … cắm lọ cần chọn số bông lẻ.
– Tùy vào gia chủ ăn chay hay không mà có thể chọn cúng mâm cơm chay hoặc cơm mặn. Với mâm cơm mặn – Mâm rượt thịt bao gồm: 1 bộ tam sinh (1 miếng thịt luộc, 1 con tôm luộc, 1 trứng vịt luộc), xôi, gà luộc để nguyên con, 3 chén trà, 3 chén rượu và 3 điếu thuốc, các món ăn mặn có thể có khác như món xào, món canh … Với mâm cỗ chay, bạn có thể chuẩn bị 4-5 món tùy vào mỗi gia đình, có thể chọn một vài món đơn giản nhưng không kém phần trang trọng như nem chay, rau củ xào, canh nấm, xôi,…
Quan trọng nhất đó là thành tâm khấn vái, do đó, chỉ cần mâm cúng của bạn bày biện gọn gàng, sạch sẽ là có thể làm lễ cúng bình thường chứ không nhất thiết phải giống như trên vì còn tuỳ thuộc khả năng mỗi gia đình.
– Sắp lễ vật lên mâm cúng, đặt theo hướng hợp với gia chủ. Đích thân gia chủ thắp nén nhang, cắm vào bát hương để xin nhập trạch và xin phép Thần linh rước vong linh Gia tiên về nơi ở mới để thờ phụng. Sau khi khấn thần linh xong, gia chủ làm lễ khấn báo cáo mời Gia tiên về nhà mới.
Khai trương văn phòng, cửa hàng, kho hàng … cũng làm tương tự. Nếu văn phòng to thì có thể thay thế gà bằng lợn quay nguyên con, hoặc đầu lợn cho hoành tráng.
Tham khảo thêm
Để tránh đỡ tốn kém chi phí và thời gian nên trên đây là mâm cỗ đã được rút gọn. Thực chất, theo phong tục nghi lễ xưa thì mâm cúng lễ nhập trạch bao gồm 3 mâm cúng là mâm cỗ cúng giữa nhà, mâm cúng thần tài và mâm cúng táo quân.
Về cơ bản, mâm cúng giữa nhà cần có trái cây, hoa, nhang, đèn cầy hoặc nến, gạo, muối, trà, rượu, nước lọc, trầu cau, tiền vàng, nồi xông, trầm hương, xôi, chè, cháo, bánh kẹo, heo sữa nhỏ quay.
Mâm cúng thần tài bao gồm: trái cây, hoa cúc kim cương, nhang , tiền vàng , rượu, thịt heo quay và bánh bao.
Mâm cúng táo quân gồm: trái cây, hoa cúc, nhang, đèn cầy hoặc nến, gạo, muối, trà, rượu, nước lọc, trầu cau, tiền vàng, xôi, chè, chả giò và bánh chưng.
Hiện nay dịch vụ đồ cúng trọn gói sẽ giúp bạn sắm lễ khi nhập trạch Nhận đặt Mâm Cúng Về Nhà Mới Trọn Gói, Giao Hàng Tận Nơi 24/24 tại Thành Phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng Click Để Đặt Mâm Cúng Trọn Gói tại Đồ Cúng Tâm Linh Việt
Một vài điều cần lưu ý khi dọn về nhà mới
Theo quan niệm tâm linh, để tránh gia đình gặp xui xẻo khi dọn về nhà mới, gia chủ cần lưu ý một số điều sau:
– Nếu làm lễ nhập trạch để lấy ngày mà chưa ở lại nhà mới ngay thì sau khi cúng cần phải ngủ lại 1 đêm để thần linh ghi nhận nơi này đã có người ở là gia chủ này, chứ không phải nhà hoang.
– Sau lễ cúng nhập trạch nhà mới, cần phải làm lễ cáo yết cúng gia tiên rồi mới được thụ lộc đã cúng. Các thành viên trong nhà từ lớn tới bé cần đứng trước ban thờ khấn bái tạ ơn để cầu bình an trong gia đình.
– Kiêng không cho người có thai hoặc người cầm tinh con giáp Dần giúp đỡ việc phụ giúp dọn dẹp nhà mới.
– Việc chuyển đến nhà mới chỉ nên làm vào buổi sáng và trưa, không nên chuyển buổi tối vì dễ khiến vong lang thang bên ngoài theo về nhà mới.
Làm trong dịch vụ chuyển nhà khá lâu nên chúng tôi có quen biết rất nhiều các thầy cúng, thầy đồng, pháp sư chuyên cúng lễ nhập trạch, khai trương, động thổ…
Bạn đang xem bài viết Mâm Cúng Về Nhà Mới Gồm Những Gì? Chuẩn Bị Gì? trên website Iseeacademy.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!