Cập nhật thông tin chi tiết về Mâm Ngũ Quả Ngày Tết, Cách Bày Mâm Ngũ Quả Đẹp Và Ý Nghĩa. mới nhất trên website Iseeacademy.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Ý nghĩa của mâm ngũ quả ngày tết.
Từ xa xưa, mâm ngũ quả đã trở thành một phần không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của người Việt Nam. Nó là một trong những thứ quan trọng được bày lên bàn thờ ông bà tổ tiên thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn và bày tỏ lòng thành kính đối với các bậc tổ tiên. Mâm ngũ quả tượng trưng cho sự no ấm đủ đầy.
Với mong muốn một năm no ấm, gia đinh hạnh phúc, an khang thịnh vượng nên nhà nhà đều dâng lên ban thờ tổ tiên một mâm ngũ quả. Ngũ là năm. Ngũ quả là năm loại quả khác nhau tượng trưng cho sự sống tượng trưng cho sự cầu thị một năm được mùa của những người nông dân. Chọn năm thứ quả khác nhau tượng trưng cho sự phát triển sinh sôi.
Mâm ngũ quả được bắt nguồn từ đạo Phật. Theo quan niệm của Phật giáo, 5 màu tượng trưng cho lòng tin, ý chí kiên cường, ghi nhớ, tâm không loạn, và cuối cùng là sáng suốt. Theo đó các loại quả được bày trên mâm ngũ quả có thể là:
Chuối: Tượng trưng cho con cháu sum vầy, quây quần đầm ấm luôn luôn che chở và bao bọc lẫn nhau.
Táo: Tượng trưng cho phú quý,sang giàu.
Bưởi: Mong muốn một năm an khang, thịnh vượng.
Đu đủ: Mong muốn một năm sung túc, đủ đầy.
Lựu: Tượng trưng cho một năm con đàn cháu đống.
Cam, quýt: Tượng trưng cho một năm thăng tiến trong sự nghiệp.
Phật thủ: Bàn tay phật che trở cho cả gia đình.
Lê: Tượng trưng cho sự thành đạt thăng tiến trng năm.
Dưa hấu: Hứa hẹn sự ngọt ngào, may mắn.
Thanh long: Tượng trưng cho sự phát tài, phát lộc.
Sung: Thể hiện sự sung túc đủ đầy.
Muốn bày mâm ngũ quả đẹp chúng ta phải dựa vào văn hoá các miền.
Miền Bắc: Trong mâm ngũ quả miền Bắc, chuối thể hiện sự che chở của trời đất thiên nhiên dành cho con người thể hiện sự sum vầy đầm ấm, quây quần bên nhau. Ớt, táo tây thể hiện sự may mắn; cam, quýt, quất, hồng thể hiện tài lộc, phú quý còn quả lê, đào tượng trưng cho sự thăng tiến, thành đạt.
Miền Trung: Nếu người miền Bắc kiêng một số loại quả thì gười miền Trung thường không kiêng kỵ loại quả nào khi bày biện mâm ngũ quả. Mâm ngũ quả của các gia đình miền Trung thường có dứa, thanh long, dưa hấu, xoài, bưởi, nho, táo, cam, lê, mãng cầu, chuối xanh…
Miền Nam: với người miền Nam, khi bày mâm ngũ quả, họ mang theo ước vọng “cầu sung vừa đủ xài”, mong muốn một năm mới sung túc, đủ đầy. Họ sẽ dùng các loại quả: Mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài… Ngoài ra, còn có thêm quả thơm (dứa) với mong muốn con cháu đầy nhà và một cặp dưa hấu xanh vỏ đỏ lòng để cầu may mắn.
Cách Bày Mâm Ngũ Quả Ngày Tết Đẹp Và Ý Nghĩa Của Mâm Ngũ Quả
1. Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày tết
Mâm ngũ quả là một phần không thể thiếu trên bàn thờ Gia Tiên ngày tết của người Việt Nam. Việc chuẩn bị mâm ngũ quả giúp cho bàn thờ gia tiên được tươm tất và đầy đủ. Ngoài ra, nó còn thể hiện được tấm lòng hiếu thảo của con cháu dành cho ông bà tổ tiên của mình với mong ước được tổ tiên phù hộ cho năm mới, mọi khởi đầu mới sẽ được tốt đẹp. Chính vì thế mà mọi nhà ai nấy cũng đều chuẩn bị cho mình một mâm ngũ quả thật đẹp mắt và hoàn hảo nhất.
Theo phong thủy của người Việt, thì con số 5 là tượng trưng cho ngũ hành cấu thành vũ trụ. Còn nếu theo chủ nghĩa duy vật thì có 5 yếu tố tạo nên vật chất, đó là kim loại – kim, gỗ – mộc, nước – thủy, lửa – hỏa, đất – thổ, tượng trưng cho mong ước được ngũ phúc: “Giàu có, sang trọng, sống lâu, khỏe mạnh, bình yên”. Và đối với người Việt, con số 5 thể hiện rõ nhất trong mâm ngũ quả ngày tết. Màu xanh là hành mộc, vàng là hành thổ, đỏ là hành hỏa, trắng là hành kim, sẫm đen là hành thủy.
Mâm ngũ quả ngày tết bao gồm 5 loại quả khác nhau, tượng trưng cho 5 loại trái cây của đất trời. Sở dĩ chọn số 5 là vì từ xưa ông cha ta đã quan niệm Phú – Quý – Thọ – Khang – Ninh là những điều quý giá và luôn mong mỏi đạt được 5 điều này trong năm mới. Con số 5 là một con số tốt vì theo quan niệm xưa số chẵn là âm, số lẻ là dương tức là con số ngũ hành. Bên cạnh đó, mâm ngũ quả còn là biểu tượng của âm dương hòa hợp, của sự phát triển mạnh mẽ.
Từ xưa đến nay, ông bà ta vẫn luôn chuẩn bị một mâm ngũ quả thật tươm tất để bày trí lên bàn thờ gia tiên. Để có được những quả ngọt, căng tròn, xanh mướt là cả một quá trình lao động hăng say và vất vả. Nay được dâng lên tổ tiên thần vật linh thiêng đó là kết quả của cả quá trình lao động nhằm mong rằng tổ tiên sẽ phù hộ cho cả gia đình được bình an và may mắn.
2. Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết đẹp theo phong tục 3 miền Bắc – Trung -Nam
2.1 Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết miền Bắc
Mỗi vùng miền sẽ có những phong tục và tập quán khác nhau, và trong cách trưng bày, trang trí ngày tết cũng không ngoại lệ. Mâm ngũ quả của gia đình miền Bắc thường có năm loại: chuối xanh, bưởi (hoặc phật thủ), đào, hồng và quýt. Quả chuối xanh tượng trưng cho hành Mộc là trọng tâm của mâm ngũ quả. Nải chuối có hình giống bàn tay ngửa lên để che chở, bảo vệ cũng như đem lại phúc lộc cho gia chủ. Nải chuối đặt bên dưới để làm điểm tựa, phía trên nải chuối sẽ là buởi. Xung quanh đặt hồng, đào và quýt đan xen sao cho nhìn đẹp mắt.
Mâm ngũ quả ngày Tết ở miền Bắc
Có một điều các bạn cần lưu ý đó là khi mua hoa quả về trưng tết, không cẩn phải rửa lại mà chỉ cần lấy khăn giấy ẩm lau qua cho sạch là được. Vì khi đem đi rửa, quả sẽ còn đọng nước nên mau bị héo và úng.
2.2 Cách bày mâm ngũ quả miền Nam gồm những gì ?
Mâm ngũ quả ngày tết của người miền Nam khá khác với miền Bắc. Người miền Nam bày biện mâm ngũ quả theo phát âm của từng trái làm sao để có thể đạt: cầu, sung, vừa, đủ, xài (dùng) tương ứng với năm loại quả là: mãng cầu, sung, dừa, đu đủ và xoài. Bên cạnh đó, đế được tạo nên từ ba quả dứa (quả thơm) mang lại cảm giác chắc chắn. Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết đẹp như sau: Để xoài, dừa, đu đủ lên phía trước rồi bày các loại quả còn lại lên phía trên để tạo thành hình ngọn tháp nhỏ. Các bạn muốn mâm ngũ quả đẹp thì nên chọn đu đủ vừa chín tới, có màu xanh lẫn màu vàng, xoài chín màu vàng, trái sung lựa màu đỏ nhẹ và mãng cầu có dáng đẹp.
2.3 Cách trang trí mâm ngũ quả ngày Tết miền Trung
Khác với miền Bắc và Nam, dải đất miền Trung bày trí đơn giản hơn, theo hình thức quả to, nặng đặt ở dưới làm đế, những quả có trọng lượng nhỏ chèn bên trên hoặc xen kẽ vào chỗ trống. Họ không chú trọng phải có một mâm ngũ quả cầu kỳ mà chủ yếu dâng sự thành tâm, mâm cúng dựa vào trái cây có theo mùa.
Mâm ngũ quả ngày Tết ở miền Trung
Cách làm mâm ngũ quả cũng khá đơn giản, nhưng nếu các bạn ở miền Bắc thì cần lưu ý phải bày mâm ngũ quả số lẻ vì sẽ tượng trưng cho sự sinh sôi, nãy nở và phát triển. Còn ở miền Trung và miền Nam thì sẽ thoải mái hơn, họ không quan trọng số lẻ hay chẵn nữa. Tuy nhiên, mâm ngũ quả chỉ được bày quả, không đặt thêm hoa hay bất cứ thực phẩm nào.
3. Ngoài chưng mâm ngũ quả ngày Tết, cần bài trí bàn thờ ra sao?
Khi ngày tết sắp đến, các gia đình không chỉ quan tâm đến việc mua và bày trí mâm ngũ quả mà còn phải lưu ý đến việc trang trí trên cả bàn thờ gia tiên. Các gia đình cần chuẩn bị 2 cây đèn dầu hoặc nến để tượng trưng cho mặt trăng và mặt trời, và cũng là để khi khách đến để đốt hương cho ông bà tổ tiên. Ngoài ra, cần chuẩn bị 2 bình hoa, 1 bình là hoa tươi nhằm dâng lên hương thơm và 1 bình hoa còn lại là cậy vàng cây bạc.
Lưu ý: 2 bình hoa nên đặt ở phía trong 2 cây đèn nhằm tăng thêm sinh khí cho bàn thờ gia tiên. Khi thắp đèn lên sẽ tỏa ra một nguồn năng lượng ấm áp giúp xua đuổi được tà khí trong nhà.
Ngoài các lễ vật trên, thì trên bàn thờ cũng cần phải có các loại đồ thờ cúng khác như mâm bồng thờ, ống đựng hương, bình rượu,…Tùy theo phong tục của mỗi miền thì sẽ có quan niệm trình bày khác nhau. Do vậy mà đồ cúng trên bàn thờ gia tiên của mỗi miền cũng sẽ không giống nhau. Nhưng có một điểm chung của cả ba vùng miền đó là đều sẽ có 3 chén rượu, 3 chén nước và hương cùng với hoa tươi.
Và một điều mà các bạn cần lưu ý nữa là, khi chọn mua hương để đốt vào ngày Tết nên chọn hương có mùi thơm nhẹ vì sẽ tạo không khí dễ chịu và xua đuổi được tà khí trong nhà. Các bạn có thể mua loại nhang vòng để đốt được lâu hơn và đỡ tốn thời gian. Còn đối với hoa, các bạn nên chọn hoa tươi, có màu sắc rực rở nhìn đẹp mắt và có thể trưng được lâu trong những ngày Tết. Tránh việc mua hoa giả để trang trí bàn thờ gia tiên vào ngày tốt vì sẽ không mang lại may mắn cho cả gia đình.
Trang trí bàn thờ gia tiên vào ngày tết cổ truyền
Việc nên cắm bao nhiêu bông hoa trên bàn thờ cũng là điều đáng lưu ý. Theo quan niệm xưa thì tránh cắm số chẳn và số lẻ 7 vì đó là đềm không may. Ngoài ra, cũng không nên cắm hoa ly, cúc vạn thọ, mẫu đơn, nhài hay râm bụt trên bàn thờ ngày tết và cũng không được trang trí những vật không tịnh lên bàn thờ gia tiên.
Khi sắp xếp bàn thờ ngày Tết các bạn cũng cần lưu ý, trước tiên nên lấy nước sạch lau cho bàn thờ để chuẩn bị đón năm mới. Đối với di ảnh của tổ tiên nên đặt ở phía trong cùng. Còn ở phía trước của bàn thờ sẽ đặt bát hương, lưu ý nên lấy hết chân nhang của năm cũ đi đốt. Hai bên bàn thờ các bạn đặt đèn, đỉnh đồng và các đế đỡ đồ thờ cúng. Vị trí xếp mâm ngũ quả sẽ là trước di ảnh và sau bát hương và bình hoa cũng tương tự như vậy. Đây là quy tắc bắt buộc khi sắp xếp bàn thờ Tết mà các bạn nên biết. Điều kiêng kỵ nhất khi sắp xếp bàn thờ đó là tùy tiện xê dịch vị trí của bát hương.
Cách Bày Mâm Ngũ Quả Ngày Tết Ba Miền Đẹp Và Ý Nghĩa
Mâm ngũ quả là vật trưng bày không thể thiếu vào mỗi dịp Tết đến Xuân về. Mâm ngũ quả được bày biện vào cuối năm với hy vọng mang đến nhiều may mắn trong dịp năm mới. Vậy bạn có biết cách bày mâm ngũ quả ngày Tết đẹp cho nhà mình chưa?
Mâm ngũ quả là gì?
Nghe qua tên gọi thì chắc hẳn bạn đã hiểu được phần nào ý nghĩa và hình dáng của nó rồi đúng không. Mâm ngũ quả đúng như tên của nó, đó là một chiếc mâm với 5 loại quả khác nhau.
Mỗi loại trái sẽ có một màu sắc riêng và mỗi màu sắc cũng có một ý nghĩa riêng biệt vào ngày Tết. Mâm này sẽ được đặt ở bàn thờ tổ tiên, bàn thờ các vị thần linh và cả ở bàn tiếp khách vào mỗi dịp Tết Nguyên Đán.
Bày biện mâm ngũ quả ngày Tết là 1 trong các việc cần thực hiện để có thể chuẩn bị được một cái Tết đủ đầy. Thông thường vào các dịp ngày Rằm thì người Việt cũng sẽ cúng ở bàn thờ tổ tiên hay bàn thờ Phật một đĩa trái cây.
Thế nhưng mâm ngũ quả ngày Tết lại có tính chất, ý nghĩa, các loại quả và cách bày mâm ngũ quả ngày Tết hoàn toàn khác.
Ý nghĩa của mâm ngũ quả
Ý nghĩa trong Phật Giáo
Vì là thứ không thể thiếu trong dịp Tết nên mâm ngũ quả cũng mang một ý nghĩa và cả một câu chuyện riêng cho mình.
Theo Phật Giáo, trong kinh Vu Lan Bồn (hay còn gọi là Ullambana Sutra), Mục Kiền Liên đã chuẩn bị 1 đĩa trái cây năm màu – mâm ngũ quả để cúng dường cho Chư Tăng. Đây là một trong những cách mà Phật đã chỉ dẫn cho Mục Kiền Liên để cứu mẹ thoát khỏi ngạ quỷ.
Theo quan điểm của nhà Phật, trái cây 5 màu tượng trưng cho ngũ thiện căn. Ngũ thiện căn bao gồm:
Huệ căn: sáng suốt
Niệm căn: ghi nhớ
Định căn: tâm không loạn
Tấn căn: ý chí kiên trì
Tín căn: lòng tin
Ngoài ra, theo như văn hóa phương Đông, mâm ngũ quả hay trái cây 5 màu còn có ý nghĩa thể hiện 5 yếu tố ngũ hành. Ngũ hành ở đây là Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ (tức là kim loại – cây cối – nước – lửa – đất). Đây là những yếu để cơ bản tồn tại trong vạn vật và cấu thành nên vũ trụ.
Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết theo Ngũ hành còn tượng trưng cho ngũ phúc: Giàu có, sang trọng, sống lâu, khỏe mạnh, bình yên.
Ý nghĩa vào ngày Tết
Ngoài ý nghĩa trong Phật Giáo thì mâm ngũ quả còn có ý nghĩa riêng cho ngày Tết. Có thể bạn sẽ biết được phần nào ý nghĩa đó thông qua cách bày mâm ngũ quả ngày Tết.
Ngoài việc phải chuẩn bị tươm tất cho mâm cơm ngày Tết thì mâm ngũ quả cũng là mâm cúng trên bàn thờ tổ tiên nên nó mang ý nghĩa thể hiện lòng hiếu thảo và mong nhiều điều tốt lành sẽ đến với gia đình mình trong năm mới.
Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết miền Bắc
Ở Việt Nam, mỗi vùng miền lại có cách bày mâm ngũ quả ngày Tết khác nhau. Và chính vì thế, mâm ngũ quả ở mỗi vùng miền lại có chút khác biệt về ý nghĩa.
Trái cây có trong mâm ngũ quả miền Bắc
Mâm ngũ quả miền Bắc thường sẽ được chọn đúng theo quy tắc ngũ hành. Năm loại quả được chọn sẽ theo năm màu: Trắng (Kim) – Xanh (Mộc) – Đen (Thủy) – Đỏ (Hỏa) – Vàng (Thổ).
Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết miền Bắc còn được quan niệm là sẽ mang lại Phú – Quý – Thọ – Khang – Ninh. Và 5 loại quả tiêu biểu tượng trưng cho 5 điều may mắn này chính là chuối, bưởi, đào, hồng, quýt.
Thế nhưng, nếu không thể tìm được đủ 5 loại quả này thì bạn cũng có thể sử dụng thay thế bằng quả Phật thủ, dưa hấu, táo hay hồng xiêm. Tuy nhiên vẫn phải giữ sự hài hòa về màu sắc (tức là có đủ 5 màu).
Cách bày trí mâm ngũ quả miền Bắc
Các loại quả này sẽ được sắp xếp xen kẽ với nhau, những quả lớn như chuối, bưởi sẽ được đặt phía dưới. Quả bưởi đặt trên nải chuối và đặt ngay chính giữa. Các loại trái cây còn lại sẽ được bày biện xung quanh.
Nhưng nếu quá bận rộn và không thể dọn dẹp nhà cửa, bàn thờ tổ tiên thật sạch sẽ, tươm tất thì bạn có thể nhờ sự trợ giúp từ dịch vụ Tổng vệ sinh của bTaskee.
Ý nghĩa của các loại trái cây trong mâm ngũ quả
Tuy miền Bắc chọn các loại trái cây cũng như cách bày mâm ngũ quả đơn giản nhưng mỗi loại quả đều có ý nghĩa của riêng nó. Cụ thể:
Chuối xanh: nải chuối xanh được đặt ngửa lên phía trên có hình dạng như bàn tay. Điều này thể hiện sự bao bọc, che chở và chứa đựng sung túc, an khang. Ngoài ra, màu xanh còn là màu của sự sống, thể hiện mong muốn có một năm mới tràn đầy hy vọng và sức sống.
Bưởi: quả bưởi to tròn và căng bóng mang đến ý nghĩa an khang, thịnh vượng. Bưởi còn có ý nghĩa là phúc lộc, viên mãn và đủ đầy.
Đào: quả này thể hiện sự thăng tiến, phú quý, giàu sang.
Hồng: với màu sắc hồng hào, tươi sáng và tượng trưng cho sự thành đạt.
Quýt: loại quả mang lại may mắn và giúp tránh được những điều xui xẻo.
Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết miền Trung
Mâm ngũ quả miền Trung gồm những gì? Bày trí thế nào?
Năm loại quả có trên bàn thờ của người miền Trung thường sẽ không cố định. Bạn có thể tùy vào điều kiện kinh tế gia đình mà chọn mua một mâm ngũ quả sao cho đủ 5 sắc màu là được.
Người miền Trung sẽ thường chọn các loại quả như: chuối, mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài, Phật thủ, bưởi, cam… để bày biện thành mâm ngũ quả. Thực chất những loại quả dùng để cúng trên bàn thờ miền Trung đã bị giao thoa phần nào từ 2 miền Nam và Bắc.
Miền Trung có cách bày mâm ngũ quả ngày Tết đơn giản. Bạn chỉ cần đặt những quả có trọng lượng nặng, kích thước lớn ở bên dưới. Còn đối với các loại quả còn lại thì sẽ bày trí xung quanh.
Ý nghĩa của các loại quả trong mâm ngũ quả miền Trung
Quả chuối trong mâm ngũ quả miền Trung có ý nghĩa tương tự với mâm ngũ quả miền Bắc đã để cập ở trước. Còn về các loại quả khác, chúng có ý nghĩa cụ thể như sau:
Trái đu đủ: đúng như tên gọi của nó, quả đu đủ thể hiện mong muốn sự đủ đầy, thịnh vượng về cả tiền tài và tình cảm.
Trái sung: thể hiện sự sung mãn không chỉ về sức khỏe mà còn cả về tiền tài.
Phật thủ: có hình dạng như một bàn tay nên mọi người thường xem đây là bàn tay Phật. Và trưng bày quả này trên bàn thờ tổ tiên là mong Phật và các vị thần linh sẽ che chở, bảo vệ và phù hộ cho gia chủ.
Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết miền Nam
Mâm ngũ quả miền Nam gồm những gì?
Mâm ngũ quả của người miền Nam có nét đặc trưng riêng không thể lẫn vào đâu được. Có sự riêng biệt từ trong cách bày mâm ngũ quả ngày Tết miền Nam đến ý nghĩa của từng loại quả là do sự biến tấu trong ngôn ngữ của người dân nơi đây.
Một mâm ngũ quả của người Nam Bộ sẽ gồm có 5 loại quả: mãng cầu xiêm, quả dừa, trái đu đủ, quả xoài, quả sung.
Cách bày mâm ngũ quả miền Nam
Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết miền Nam cũng không mấy phức tạp. Tương tự như 2 mâm quả ở miền Bắc và miền Trung, cách bày mâm ngũ quả ngày Tết miền Nam cũng là chọn những quả có kích thước to, trọng lượng nặng như quả dừa để đặt ở phía dưới. Những quả còn lại sẽ đặt xung quanh sao cho màu sắc hài hòa là được.
Tuy là cách bày mâm ngũ quả ngày Tết đơn giản nhưng bạn cũng có điều cần lưu ý đấy. Đó là về việc rửa hoa quả trước khi bày biện lên mâm.
Bạn lưu ý là đừng rửa quá kỹ hoa quả, chỉ nên dùng khăn giấy khô hoặc khăn giấy ướt để lau những vết dơ hay vết ố bên ngoài là được. Nếu bạn rửa mà chưa lau khô thì nước đọng lại sẽ khiến quả bị hư hỏng và hư lan đến các loại quả khác.
Ý nghĩa của các loại quả trong mâm ngũ quả miền Nam
Năm loại quả của miền Nam có ý nghĩa khi đọc tên sẽ có ý nghĩa theo vắn tắt sẽ có ý nghĩa: Cầu vừa đủ xài sung. Cụ thể:
Cầu là viết tắt của từ mãng cầu
Vừa là từ đồng âm với “dừa”.
Đủ là viết tắt của tên quả đu đủ.
Xài là cách gọi thân thuộc của người dân miền Nam dành cho quả xoài. Từ “xài” cũng có ý nghĩa là chi tiêu.
Sung là tên gọi tắt của quả sung.
Tổng hợp lại từ tên gọi của mâm ngũ quả miền Nam “Cầu vừa đủ xài sung” sẽ có ý nghĩa là mong muốn, cầu mong năm mới Tết đến gia đình có đủ tiền bạc để chi tiêu. Ngoài ra, từ sung còn là mong gia đình có thể có cuộc sống sung túc trong năm mới.
Một số sai lầm cần tránh khi bày mâm ngũ quả
Bày mâm ngũ quả giả
Hiện nay hoa quả giả được bán rất nhiều trên thị trường, vô cùng bắt mắt nhìn như thật. Bởi vẻ ngoài như vậy đã có một số người mua về để trưng bày trên bàn thờ vừa đẹp vừa tiết kiệm và để được lâu dài.
Nhưng theo quan niệm của người việt, bày đồ giả như thế là không tôn trọng thần linh, tổ tiên. Vậy nên bạn hãy mua hoa quả thật nhiều màu sắc, đặc lên mâm ngũ quả để mang ý nghĩa tốt đẹp hơn.
Trưng bày hoa quả bị ướt
Nhiều nhà có tính cẩn thận, kỹ lưỡng họ thường mang trái cây rửa sạch rồi mới đặt lên mâm ngũ quả. Nếu rửa xong trái cây còn ướt mà mang bày lên, nước sẽ làm chúng bị nhanh hư úng.
Đặc biệt là ở núm quả, ở đây nước thường đọng lại rất nhiều. Vì vậy sau khi rửa xong bạn cần dùng khăn khô lau lại thật kỹ rồi mới đặt lên. Ngoài ra bạn chỉ cần dùng khăn ướt lau sạch và lau lại bằng khăn khô là có thể trưng bày.
Bày hoa quả có gai, nặng mùi
Ngày nay ở nước ta có rất nhiều loại trái cây, hoa quả rất đa dạng để làm mâm ngũ quả. Tuy nhiên bạn cần tránh những loại trái cây có gai nhọn, vỏ xù xì cụ thể là mít và sầu riêng.
Ngoài ra nó có mùi rất nặng không nên dùng để làm mâm ngũ quả hoặc đặt lên bàn thờ. Theo quan niệm người xưa bàn thờ là nơi linh thiêng không nên để những gì có mùi nặng và sắc nhọn.
Vì vậy khi làm mâm ngũ quả tốt nhất bạn nên chọn trái cây có mùi nhẹ như chuối, táo, xoài, bưởi,…
Hoa quả đã chín già
Những hoa quả khi chín có mùi thơm và màu rất đẹp. Đối với những người chưa có kinh nghiệm sẽ chọn chúng để trưng bày nhưng điều này lại vô cùng sai lầm.
Nếu hoa quả đã chín thì chúng sẽ rất nhanh bị hư thối trong vòng 1 tuần. Vậy nên bạn hãy chọn những hoa quả đã già nhưng chưa chín để đảm bảo chúng không nhanh hư và để được lâu dài hơn
Cách chọn các loại quả để bày lên mâm
Chọn hoa quả chưa chín
Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết có phần khác biệt so với cúng trái cây vào ngày rằm nên cách chọn hoa quả cũng sẽ khác. Đối với mâm ngũ quả thì bạn nên chọn những loại quả còn sống, còn nguyên cuống.
Hoa quả lúc chưa chín hầu hết đều sẽ có màu xanh. Nhưng công nghệ sinh học ngày càng tiên tiến nên bạn có thể dễ dàng tìm được một quả đu đủ sống nhưng có màu vàng; quả dưa hấu có vỏ màu vàng; quả xoài vỏ màu đỏ;…
Chọn bTaskee Đi chợ nếu bạn bận rộn
Nhưng nếu bạn có quá nhiều công việc cuối năm cần làm và khó lòng dành nhiều thời gian để chen chúc ở chợ hay siêu thị dịp Tết để tìm đủ mâm ngũ quả thì bTaskee có thể giúp bạn. Chỉ với 60 giây đặt lịch dịch vụ Đi chợ của bTaskee thì chưa đến 2 giờ sau bạn đã nhận được tất tần tật các loại hoa quả mình cần, thật nhanh chóng và tiện lợi.
Câu hỏi thường gặp
Cách Bày Mâm Ngũ Quả Đẹp Mắt Và Hợp Ý Nghĩa Ngày Tết Nhất
Cách bày mâm ngũ quả theo ngũ hành
Thông thường theo chuyên gia tử vi cho hay, mâm ngũ quả gồm 5 loại quả có màu sắc khác nhau. Sở dĩ chọn số 5 là vì từ xưa ông cha ta đã quan niệm Phú – Quý – Thọ – Khang – Ninh là những điều quý giá và luôn mong mỏi đạt được 5 điều này trong năm mới.
Ngoài ra trên mâm ngũ quả, người ta thường chọn 5 loại quả tương ứng với 5 màu sắc của các hành Kim- Mộc- Thủy- Hỏa- Thổ, tượng trưng cho mong ước được ngũ phúc: “Giàu có, sang trọng, sống lâu, khỏe mạnh, bình yên”.
Màu đỏ tượng trưng cho hành Hỏa, thường là các loại quả: Hồng, táo tây, thanh long…
Màu trắng tượng trưng cho hành Kim, người Việt hay chọn roi, mận hoặc lê,…
Những loại quả như chuối xanh, đu đủ xanh, mãng cầu, quả na, sung, dừa, dưa hấu… tượng trưng cho hành Mộc.
Với hành Thổ có thể chọn những loại quả có màu nâu, nâu đất hay vàng như xoài chín, bưởi, phật thủ chín, quýt vàng, cam vàng…
Màu đen tượng trưng cho hành Thủy, có thể chọn những loại quả như nho đen hoặc các quả có màu tối, sậm.
Cách bày mâm ngũ quả theo vùng miền
Tùy vào các vùng miền khác nhau thì mỗi gia đình có cách bày mâm ngũ quả khác nhau, lựa chọn những loại quả khác nhau để bày lên mâm ngũ quả. Vì vậy, cách bày mâm ngũ quả ngày Tết đẹp, hợp phong thủy và có ý nghĩa tùy thuộc vào phong tục của mỗi vùng miền.
Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết miền Bắc
Nải chuối, nhất định phải màu xanh, là không thể thiếu và luôn được bày ở dưới cùng, giống như bàn tay nâng đỡ tất cả các loại quả còn lại. Hình dáng nải chuối và cách bố trí này thể hiện sự chở che. Chính giữa và nhô cao nhất là quả bưởi hoặc Phật thủ.
Những loại quả khác nhỏ hơn được bày xen kẽ bên cạnh, tạo thành dáng chóp hài hòa về màu sắc và bố cục.
Việc bày mâm ngũ quả ngày Tết ở miền Bắc cần tránh một số sơ suất. Ví dụ như khi để đọng nước sau khi rửa, khiến quả nhanh hỏng, hoặc khi mua sớm lại chọn quả chín đẹp nên không để được lâu.
Mâm ngũ quả ở miền Trung
Miền Trung là vùng có khí hậu khắc nghiệt nhất cả nước thường xuyên phải gánh chịu bão lũ, hạn hán, cộng với việc đất đai cằn cỗi nên ít cây trái. Chính vì vậy, người dân miền Trung không quá câu nệ hình thức, ý nghĩa mâm ngũ quả bày trong ngày Tết, thường là có gì cũng nấy miễn là tươi ngon để thành tâm dâng kính tổ tiên.
Các loại quả thường có trong mâm ngũ quả miền Trung là: thanh long, chuối, dứa, dừa, mãng cầu, cam, dưa hấu,…
Cách bày mâm ngũ quả ở Miền Nam
Nếu người miền Bắc chuộng chuối, thì cách bày mâm ngủ quả ở miền Nam lại kỵ vì phát âm từ này giống Chúi nhủi, làm ăn không phất lên được. Hay lê, táo, cam, quýt cũng không được nhiều người miền Nam dùng để bày mâm ngũ quả.
Người miền Nam bày mâm ngũ quả theo mong muốn “Cầu sung vừa đủ xài” ước mong năm mới đủ đầy, sung túc, tương ứng với 5 loại quả: Mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài. Ngoài ra, còn có thêm quả thơm (dứa) với mong muốn con cháu đầy nhà và một cặp dưa hấu xanh vỏ đỏ lòng để cầu may mắn.
Mâm ngũ quả tuy không quá quan trọng chuyện số quả lẻ hay chẵn nhưng vẫn giữ nguyên các quy ước dân gian như: Mâm ngũ quả chỉ bày quả, không đặt thêm hoa hoặc thực phẩm gì.
Cách bày mâm ngũ quả truyền thống sẽ là để nải chuối dưới cùng, lấy các trái cây khác đỡ thế phía dưới. Quả bưởi đặt giữa nải chuối, sau đó cài xen các loại quả hồng, cam, quýt…
Bạn đang xem bài viết Mâm Ngũ Quả Ngày Tết, Cách Bày Mâm Ngũ Quả Đẹp Và Ý Nghĩa. trên website Iseeacademy.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!