Cập nhật thông tin chi tiết về Mâm Quả Đám Cưới Người Hoa Khác Gì So Với Người Việt Nam mới nhất trên website Iseeacademy.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
QUAN NIỆM VỀ MÂM QUẢ ĐÁM CƯỚI NGƯỜI HOA VÀ NGƯỜI VIỆT NHƯ THẾ NÀO LÀ ĐẸP?
Nước Việt Nam ta nổi tiếng với đa dạng văn hóa cưới xin. Bởi vì, hiện nay có khoảng 54 dân tộc anh em chung sống trên cùng lãnh thổ. Mỗi dân tộc có có tiếng nói riêng, văn hóa riêng. Quan niệm riêng về vẻ đẹp mâm quả đám cưới. Để hiểu rõ thì cần xem xem quan niệm người Hoa nói riêng và quan điểm người Việt nói chung có điểm giống điểm khác như thế nào. Nếu bạn tìm hiểu quan niệm nói chung người Việt về vẻ đẹp hình thức trong cách sắm mâm quả cưới thì không thể bỏ qua bài viết sau:
Ảnh hưởng từ bản thân dân tộc và sự giao thoa văn hóa. Do sinh sống trong cùng môi trường văn hóa nói chung người Việt. Sẽ có điểm giống, tuy nhiên, sẽ có những điểm khác biệt về mâm qủa cưới. Tuy nhiên, có hai hình thức lựa chọn mâm quả đám cưới người Hoa ngày nay trong đám cưới của họ.
– 4 món Hải Vị (đại diện cho 4 phương): tóc tiên, tôm khô, mực khô, nấm đông cô. – 1 mâm quýt. Quýt phải được dán chữ Hỷ trên đó. – 1 cặp gà trống, mái còn sống. – 1 con heo quay. – Bánh cưới.
Với cả hình thích truyền thống hay phổ biến ngày nay thì số lượng càng nhiều càng tốt. Bạn có thể lựa chọn một trong hai mâm và sắm thêm một số mâm như: tiền vàng, bánh trái,… Sao cho phù hợp với quan niệm người tổ chức. Cũng như nhìn nhận mâm quả như thế nào là đẹp.
Nhưng có quy định là số lễ vật trong từng mâm quả đám cưới người Hoa phải mang con số chẵn. Còn đối với số lượng thì thường chọn từ 6,8,10,12 mâm.
ĐIỂM KHÁC BIỆT MÂM QUẢ ĐÁM CƯỚI NGƯỜI HOA, THỦ TỤC CƯỚI SO VỚI NGƯỜI VIỆT.
Nói chung, điểm khác nhau không hẳn ở số lượng lễ vật hay từng mâm quả so với quan điểm chung người Việt. Mà là nằm ở chỗ coi những mâm quả nào sẽ có mặt trong lẽ dạm ngõ, lễ rước dâu. Do đó, sự khác biệt sẽ nằm chỗ cụ thể của quan điểm không chỉ dừng lại ở quan niệm người Hoa mà còn là nơi họ sinh sống nữa. Vì ba miền nước ta đều có quan điểm về mâm quả cưới có sự khác biệt cả.
Nhưng, điểm nhận biết khác biệt rõ nhất là mâm quả truyền thống của người Hoa có quan điểm khác so với quan điểm chung người Việt. Hoặc mâm quả phổ biến trong lễ cưới ngày nay cũng có sự khác khi chuẩn bị mâm quả đùi heo quay. Và mâm này phải đồng thời xuất hiện cả hai lễ dạm ngõ và rước dâu. Vì họ quan niệm có “tiền” thì phải có “hậu” để gia đình sum vầy, hạnh phúc cũng như có hậu về sau.
Sự tương đồng của người Hoa và người Việt nói chung nằm ở 3 nghi lễ chính hiện đang phổ biến hiện nay: lễ dạm ngõ, rước dâu, lễ cưới. Còn sự khác biệt sẽ được nhìn theo tập tục người Hoa:
– Tục chải tóc: “1 chải tới đuôi (nghĩa là tình duyên không đứt đoạn), 2 chải răng long đầu bạc, 3 chải con cháu đầy nhà “, sau khi chải đầu xong, cô dâu sẽ được ăn bánh trôi nước (ở trong là nhân đường) với ý nghĩa là điền viên và mật ngọt. Sau khi ăn xong thì cô buộc phải vô phòng ngủ, không được ra phòng khách nữa.
– Tục phá cửa: nhà gái sẽ chặn cửa không cho nhà trai vào, nhà trai phải phá cửa (dùng nhiều biện pháp như đưa lì xì, hoặc là chịu một số hình phạt của bạn cô dâu đưa ra. Hoặc, nếu phá được cửa thì vào thẳng luôn), chú rể mới được vô rước dâu.
Đây là một số thủ tục đặc trưng nhất và có sự khác biệt. Thể hiện nét văn hóa riêng của người Hoa.
Có thể nói, mỗi dân tộc, mỗi vùng miền đều có cái riêng vốn có. Đối với việc tổ chức đám cưới lẫn chuẩn bị lễ vật cũng vậy. Để biết thêm mâm quả nói chung của người Việt sẽ có những gì khác biệt đối với người Hoa thì tham khảo bài viết sau:
Như vậy, mâm quả đám cưới người Hoa hay bất kỳ dân tộc nào khác đều là điều mà không thể thiếu trong mọi đám cưới. Cho dù hình thức như thế nào, yêu cầu ra sao. Hoặc quy định về từng mâm quả có khác biệt đến đâu. Thì công việc của bạn vẫn phải là tìm hiểu chi tiết từ yêu cầu, hình thức lẫn cách sắm mâm quả sao cho hợp lý.
Bàn Thờ Người Hoa Khác Biệt Gì Với Bàn Thờ Người Việt?
Bàn thờ người Hoa có điểm gì khác biệt so với bàn thờ của chúng ta đang là câu hỏi của khá nhiều những bạn đọc. Điểm khác biệt đó thể hiện như thế nào, biểu hiện ra sao? Ở bài viết này Bàn thờ Hòa Phát sẽ giải đáp thắc mắc của bạn.
Bàn thờ người Hoa trang trí khác bàn thờ người Việt
Thông thường, bàn thờ của người Việt sẽ có bộ tam sự hay ngũ sự.
Nhưng với bàn thờ người Hoa chỉ có đơn thuần những bát hương bình hoa tượng phật hay những tấm hình của tổ tiên.
Họ cũng thường bày trí các tượng phong thủy và thắp đèn trên bàn thờ.
Còn với người Việt, thường thắp nến để không gian thờ tự ấm cúng trang nghiêm.
Trang trí bàn thờ người Hoa
Bàn thờ người Hoa thờ cúng nhiều vị thần phù trợ như: Thần Cửa, Táo Quân, Tam Quan Đại Đế, Thần hộ mệnh…
Về tục thờ cúng tổ tiên, cũng như người Việt tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là nghi thức quan trọng của người Hoa.
Bàn thờ người Hoa được đặt ở gian chính giữa, nơi tôn nghiêm nhất của ngôi nhà.
Tùy từng gia đình, việc thờ tự có quy định riêng. Có dòng hoa thờ cúng tổ tiên 9 đời, có nơi thờ 5 đời và cũng có nơi chỉ thờ 3 đời.
Ngoài thờ cúng tổ tiên họ còn thờ Phật: Với đồng bào dân tộc Hoa ít người thường thờ Phật riêng và thờ cùng gia đình.Người Hoa còn tin tưởng nhiều vào yếu tố ma thuật, bùa chú.
Không chỉ vậy, bùa chú còn được người hoa phân định làm 3 loại là: bùa chú cứu người hại người và phòng thủ. Việc sử dụng các loại bùa này cũng rất linh hoạt tù vào mục đích.
Hiện nay, ở nước ta có khoảng hơn 1 triệu người hoa đang sinh sống, họ cư trú đa phần ở khu vực phía Nam.
Vì vậy, điều này đã góp phần làm đa dạng đời sống văn hóa tín ngưỡng của người Việt Nam ta.
Tuy nhiên, trong văn hóa tâm linh của họ khá đa dạng và phong phú. Đặc biệt bàn thờ của người Hoa có sự khác biệt khá lớn so với người Việt.
Những ngày lễ quan trọng của người Hoa
Người Hoa không có tục lệ cúng giỗ như người Việt. Vì vậy việc thờ cúng tổ tiên được thực hiện vào dịp tết Nguyên Đán và các dịp tết khác.
Chỉ những ngày lễ quan trọng như ngày mồng 9 tháng 9 và 29 tháng 9 thì bàn thờ người Hoa trở nên trang trọng hơn cả.
Từ xưa, nghề chính của người Hoa là làm ăn buôn bán. Bởi lẽ cha ông họ khởi nguồn từ thương mại, hay buôn bán ở khắp nơi.
Cũng vì vậy, đời con cháu họ cũng kế thừa tài buôn bán rất giỏi. Điều này dẫn đến việc hình thành tục thờ cúng để tránh rủi ro khi làm ăn, cầu cho mọi sự bình an, “thuận buồm xuôi gió”.
người Hoa mua sắm cho ngày lễ
Trong 1 tháng, người Hoa dành ra 4 ngày để thờ cúng và cầu thuận lợi trong làm ăn buôn bán.
Những ngày đó, trên bàn thờ người Hoa luôn đầy đủ các vật phẩm tế lễ.
Chưa kể đến các ngày cúng các vị thần khác như: Quan Âm, Thần Tài, Thổ Địa….
Mâm cỗ cúng trên bàn thờ người Hoa vào dịp đặc biệt
Dù là dịp nào chăng nữa bàn thờ người Hoa cũng phải có một đĩa trái cây, bình rượu hay trà cùng muối, gạo và các món ăn.
Trừ những ngày cúng chay, những ngày khác các món mặn phải có là thịt gà/lợn/vịt. Gia đình nào có điều kiện còn bày thêm cả tôm/cua hay cá.
Vào các dịp Tết bàn thờ người Hoa luôn đầy đủ các lễ vật. Đặc biệt, là các loại bánh như: bánh quai vạt chiên, bánh tổ, bánh chiên may mắn…
Các lễ vật trên đều in những câu chúc bình an, may mắn, cầu sự sung túc ấm no. Cũng giống người Việt, người Hoa cũng trưng bày bàn thờ Tết từ 30 đến hết mùng 7 tết.
Khi trang trí nhà cửa Tết, trên bàn thờ người Hoa sẽ dán câu đối liễn.
Nội dung các câu đối thường thường mang thông điệp tốt lành, cầu cho “vạn sự như ý”.
Đối với những gia đình làm ăn buôn bán tại nhà, nội dung câu đối thường cầu mong buôn may, bán đắt, nhiều tài lộc.
Với dịp tết ông Táo ngày 23 tháng Chạp người Hoa thường làm kẹo mạch nha dâng lên bàn thờ.
Ý nghĩa của việc làm này là mong rằng kẹo ngọt sẽ khiến tâm trạng ông Táo cũng vui vẻ và chỉ báo cáo những điều tốt đẹp lên Ngọc Hoàng.
Nếu Tết của người Việt có món bánh cổ truyền là bánh chưng và bánh tét thì bàn thờ người Hoa ngày tết không thể thiếu bánh tổ và bánh củ cải.
Bánh tổ làm bằng bột nếp trộn với đường đã nấu loãng, sau đó đổ vào khuôn hình tròn đem hấp. Đó cũng là nét đẹp ẩm thực của người Hoa ở Việt Nam.
Bánh cúng trên bàn thờ người Hoa
Mâm Quả Trong Đám Cưới Người Hoa Có Những Gì?
Cũng giống như những phong tục cưới hỏi của người Việt thì người Hoa cũng có 3 nghi lễ chính hiện đang được phổ biến và sử dụng nhiều nhất hiện nay : lễ dạm ngõ, lễ rước dâu và lễ cưới. Nhưng đối với riêng những phong tục cưới hỏi của người Hoa thì họ những tập tục riêng biệt và khác biệt hơn những phong tục cưới hỏi của người Việt như là:
– Tục chải tóc: theo thông lệ sẽ dùng lược chải tóc 3 lần cho cô dâu và nói 1 chải tới đuôi(ý nghĩa của câu nói là tình duyên không đứt đoạn, theo quan niệm xưa của người Hoa), 2 chải răng long đầu bạc, 3 chải con cháu đầy đàn. Sau khi chải đầu xong thì cô dâu sẽ được ăn bánh trôi nước (là bánh có nhân đường) trong phong tục cưới xinh của người Hoa là sau này cuộc sống hôn nhân của vợ chông được viên mãn, nhiều mật ngọt và hạnh phúc.
– Tục phá cửa: nhà gái sẽ đứng chặn cửa ra vào nhà của cô dâu và không cho nhà trai vào. Và nhà trai phải phá cửa để vào bằng những việc như là chịu những hình phạt mà bên nhà gái hay cô dâu đưa ra hay là cho bao lì xì cho nhà gái hoặc nếu phá được cửa rồi thì đi thẳng vào phòng tân nương luôn. Như vậy thì tân lang mới được vô rước dâu và đón dâu về.
Đây là một trong những phong tục đặc trưng riêng mà mang nét riêng của dân tộc người Hoa, thể hiện được những nét văn hóa truyền thống riêng biệt và đậm chất Trung Hoa. Có thể nói với nền văn hóa giao thoa kết hợp hài hòa giữ những nét văn hóa cổ truyền của phương Đông – phương Tây mà đất nước Trung Hoa có nhiều nét đặc trưng riêng biệt về nét đẹp của truyền thống văn hóa cũng như trong phong tục cưới hỏi của họ.
Lễ dạm ngõ là nghi lễ như thế nào?
Lễ dạm ngõ hay còn gọi là lễ ra mắt hai bên gia đình nhà trai và nhà gái với ý định thưa chuyện với hai bên gia đình về chuyện gia đình của hai bên. Khi một chàng trai yêu thương một cô gái mà có ý muốn tiến tới hôn nhân, có ý định muốn gắn bó lâu dài thì người con trai sẽ thưa chuyện với bố mẹ để nhờ người thân hay bà mai đến nhà gái để nói chuyện làm mai.
Người này có vai trò và trách nhiệm là đến thưa chuyện bên nhà gái để xem nhà gái có ưng thuận và đồng ý kết hôn với người con trai đó không. Nếu cô gái và gia đình đồng ý thì sẽ thực hiện nghi lễ dạm ngõ. Theo truyền thống phong tục của người Hoa thì trong nghi lễ dạm ngõ, thì nhà trai sẽ đem những lễ vật như trầu cau, trà, bánh trái để xin hỏi và 2 bên gia đình sẽ nói về chuyện thành hôn của đôi trẻ và chọn ra ngày giờ thích hợp để thực hiện nghi lễ ăn hỏi.
Lễ ăn hỏi đối với người Hoa rất quan trọng, hay còn được gọi với cái tên khác là lễ đính hôn. Trong lễ ăn hỏi thì nhà trai sẽ đem những lễ vật được coi là rất quan trọng như trầu cau, rượu trà, đùi heo, bánh trái để xin hỏi cưới nhà gái. Những lễ vật hay những mâm quả này là rất cần thiết và còn tùy thuộc vào điều kiện của nhà trai mà có thể chuẩn bị thêm những mâm quả khác nhưng sao cho phù hợp và số lượng mâm quả phải là số chẵn.
Trong lễ ăn hỏi theo phong tục của người Hoa thì ngoài những mâm quả được đem đến xin hỏi cưới thì nhà trai còn phải đem đến cho nhà gái một số tiền để trao cho nhà gái, cũng khá giống với phong tục cưới hỏi người Việt thì nhà trai cũng đem đến trao cho nhà gái một số tiền với ngụ ý là tiền nạp tài cho nhà gái. Đối với người Hoa thì cũng ý nghĩa giống như vậy, nhưng số tiền của mà theo phong tục của người Hoa phải là bốn con số 4 như là 4.444.000 hay là 44.444.000 tùy vào điều kiện kinh tế của nhà trai.
Thì sau khi nhà gái nhận số tiền từ bên nhà trai trao qua thì nhà gái sẽ giữ lại số tiền có thẻ là 4.400.000 hay 444.000, số tiền còn lại sẽ trả lại cho nhà trai. Vì theo quan niệm của người Hoa từ bao đời nay thì con số 44 là con số đẹp nhất, thể hiện sự vuông tròn, lâu bền và bền vững. Cũng giống như những sính lễ mà nhà trai đi cho nhà gái thì phải là số chẵn, vì cũng theo quan niệm của người Hoa là thể hiện được ngụ ý là có cặp có đôi.
Trong thời gian buổi tối trước khi đến sáng ngày rước dâu thì cô dâu sẽ được sắp xếp thời gian được chọn sẵn để ba hoặc mẹ cô dâu chải tóc cho cô dâu và theo thông lệ sẽ chải 3 lần và lần lượt nói. – “Một chải tới đuôi” – “Hai chải răng long đầu bạc” – “Ba chải con cháu đầy đàn” Sau khi được chải tóc xong thì cô dâu sẽ được ăn bánh trôi nước với ngụ ý là hôn nhân vợ chồng về sau sẽ ấm êm, ngọt ngào và hạnh phúc. Sau đó thì cô dâu được đưa vào phòng ngủ và không được ra phòng khách nữa.
Khi bước vào tới cửa thì chú rể sẽ phải phá cửa để vào, nhưng nhà gái sẽ có những hình thức hay những trò chơi mà bên nhà trai và chú rể phải đáp ứng để không dễ dàng vào được. Nhà trai phải cố gắng phá được cửa hay đáp ứng những hình thức mà nhà gái đưa ra như chịu phạt hoặc là cho lì xì,… Khi nhà trai phá cửa được rồi thì đi thẳng đến chỗ cô dâu và được rước dâu về.
Khi đến rước dâu thì nhà trai sẽ mang theo những sính lế mâm quả mà đã được chuẩn bị trước, trong số mâm quả đó thì phải có đầu heo (có thể thay thế bằng đùi heo cũng được), thì nếu trong lễ ăn hỏi nhà trai đã đưa lễ vật đùi heo lên trước thì đến khi đến lễ cưới,nhà trai phải đưa đùi heo lên sau vì theo quan niệm của người Hoa là phải “có trước có sau”.
Sau khi làm lễ lạy tổ tiên và thực hiện nghi lễ trà chính dâng lên hai bậc sinh thành là ba và mẹ cô dâu thì nhà trai có thể rước dâu về. Khi cô dâu bước ra khỏi cửa thì phải đi thẳng và không được quay đầu lại nhìn, ba mẹ cô dâu cũng chỉ được đứng từ nhà nhìn theo chứ không được theo qua nhà của con rể.
Quan niệm về mâm quả trong đám cưới của người Hoa có những gì?
Nước ta có 54 dân tộc, mỗi dân tộc đều có những quan niệm và truyền thống văn hóa đặc trưng riêng, thể hiện rõ nhất là những phong tục nghi lễ cưới hỏi. Chính vì sự kết hợp và giao thoa về văn hóa với phương Đông – phương Tây mà những phong tục, tục lệ cưới hỏi của người Hoa có sự khác biệt hơn so với những phong tục cưới của người Việt. So với những nghi lễ, phong tục cưới hỏi cửa người Việt thì những tục lệ cưới xinh của người Hoa cầu kì và phức tạp hơn rất nhiều.
Tuy nhiên, trong đám cưới người Hoa hiện nay có hai hình thức để lựa chọn mâm quả của người Hoa như sau: Mâm quả truyền thống: đại diện cho 4 phương với 4 món hải vị như(tóc tiên, nấm đông cô, tôm khô, mực khô), 1 mâm quýt, 1 con heo quay, 1 cặp gà trống và gà mái còn sống và 1 bánh cưới. Mâm quả được phổ biến của người Hoa: trầu cau, rượu trà, tiền vàng, đùi heo, hoa quả(thường là quýt).
Thông thường, số lượng mâm quả trong phong tục cưới hỏi của người Hoa sẽ không có số lượng cụ thể. Theo quan niệm và truyền thống cưới hỏi của người Hoa thì số lượng mâm quả bạn đi cho nhà gái sẽ là những số chẵn nên thường số lượng mâm quả sẽ là 6, 8, 10, 12,… tùy theo bạn thì bạn có thể chuẩn bị những mâm quả như ở trên hay có thể chuẩn bị nhiều hơn như tiền vàng hay bánh trái sao cho phù hợp với nhà trai và nhà gái. Vì theo những phong tục của người Hoa thì mâm quả càng nhiều thì càng tốt.
Giống như điểm khác biệt lớn nhất của phong tục trong mâm quả của người Hoa với phong tục trong mâm quả của người Việt chính là mâm lễ đùi heo quay. Với quan niệm theo phong tục cưới hỏi có từ lâu của người Hoa có “tiền” thì phải có “hậu” để gia đình được viên mãn, hạnh phúc và có hậu về sau. Cho nên, mâm quả đùi heo quay luôn có mặt trong lễ dạm ngõ và lễ rước dâu theo thứ tự trước sau.
Qua bài viết Mâm quả trong đám cưới của người Hoa có những gì? thì NiNi Store mong rằng có thể giúp ích được phần nào cho những ai đang không biết và phân vân về những phong tục cưới hỏi của người Hoa. Cũng như có thể giúp bạn hiểu thêm được nhiều về những truyền thống văn hóa cưới hỏi đẹp đẽ và riêng biệt của người gốc Hoa, để cho những bạn đang chuẩn bị cho ngày cưới sắp cưới của mình sẵn sàng và biết thêm được nhiều về nét đẹp văn hóa Trung Hoa để ngày cưới của bạn được diễn ra tốt đẹp và viên mãn nhất.
ĐC: 55/34 Lê Ngã, Phường Phú Trung, Quận Tân Phú, TPHCM ( xem bản đồ)
Mâm Quả Trầu Cau Trong Đám Cưới Người Việt
Mâm quả cưới cần được chuẩn bị chu đáo, đầy đủ số lượng và đảm bảo chất lượng, tuy nhiên tùy thuộc vào phong tục tập quán của từng vùng miền thì số lượng và cách sắp xếp mâm quả cưới cũng có khác nhau.
Thông thường, mâm quả cưới của Miền Bắc thường đi số lẻ (những số lẻ như 1, 3, 5, 7, 9) được coi là những con số dương, và những gì thuộc về dương tính được coi như một biểu hiện của sự phát triển và tăng trưởng). Cách sắp xếp mâm quả cưới của Miền Bắc thường là “ngoài lẻ trong chẵn”, tức là số lượng mâm quả lẻ, nhưng những đồ vật Sính Lễ bên trong mâm quả là số chẵn, có đôi có cặp.
Mâm quả cưới với bánh su sê hay còn gọi là phu thê
Mâm quả cưới của Miền Nam lại kiêng kỵ số lẻ, bắt buộc phải là số chẵn (ví dụ như 4, 6, 8, 10), các cụ ở Miền Nam chọn các mâm quả cưới với số chẵn vì xem đó là biểu tượng trưng cho sự may mắn, đầy đủ lứa đôi. Số lượng mâm quả cưới là số chẵn thì số lượng Sính Lễ bên trong cũng theo số chẵn. Đồng thời, số lượng người thân từ nhà trai sang nhà gái xin rước dâu cũng phải là số chẵn.
Cách chọn lựa cho mâm quả cưới là: Trầu – Cau, Trà – Rượu, Mặn – Ngọt. Tuỳ theo khả năng kinh tế gia đình mà đi nhiều hay ít quả, chất lượng mỗi quả ra sao. Tuy nhiên trong xu hướng hiện nay, nhà gái, có nhà thích 6 quả và 1 khay, nhưng có người lại kị con số đó vì tổng là con số 7, có nơi kiêng kỵ vì số 7 là ngay cửa tử (theo thuyết sinh – lão – bệnh – tử).
Để giúp cho Cô dâu – chú rể dễ hình dung, chúng tôi liệt kê một danh sách mâm quả cưới cơ bản, để dựa vào danh sách này, các bạn có thể lựa chọn thêm bớt hoặc thay đổi sao cho phù hợp với phong tục lễ nghi và kinh tế của Gia Đình:
01 khay rượu & trầu têm cánh phượng, theo ý nghĩa miếng trầu là đầu câu chuyện, chén rượu kết tình thông gia. 01 quả bánh (susê, quế, cốm, pía – bánh lột da). 01 quả trà, rượu, đèn cầy (cặp đèn cầy thường đi chung với mâm trà rượu vì đây là những thứ được dâng lên bàn thờ trong lúc làm lễ tại tư gia). 01 quả trầu cau, nếu bình thường thì lấy buồng 60 cau, nhưng có nhà lại thích buồng đúng 100. 01 quả trái cây, thông thường mâm quả sẽ có 05 loại trái cây – theo thuyết hòa hợp của trời đất phải có 5 ngôi sao là Kim-Mộc-Thủy-Hỏa-Thổ. Tuy nhiên về cách chọn trái cây cũng có nhiều nơi kiêng kỵ khác nhau, như có gia đình kiêng kỵ Cam, Lê vì ý nghĩa là cam chịu & lê lết. 01 quả xôi gấc gà, theo ý nghĩa xôi gấc có màu đỏ cam mang lại sự may mắn và mang ý nghĩa ca ngợi sự son sắt, thuỷ chung tình chồng vợ. Ngoài ra, màu sắc nổi bật của xôi gấc làm tăng phần thẩm mỹ cho các mâm quả sính lễ. Xôi sẽ được đóng khuôn in khung hình chữ Hỷ hoặc khuôn tròn như cái chén, đặt bên cạnh con gà có ý nghĩa “gà đẻ trứng vàng” sung túc và hạnh phúc.
Nhiều cô dâu chú rể hiện đại chọn bánh cưới là bánh cupcake
Bạn đang xem bài viết Mâm Quả Đám Cưới Người Hoa Khác Gì So Với Người Việt Nam trên website Iseeacademy.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!